Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Chính phủ là công bộc của dân” trong xây dựng chính phủ kiến tạo tại Việt Nam hiện nay

TẠP CHÍ KHOA HỌC  
Khoa học Xã hội, Số 21 (12/2020) tr. 26-33  
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “CHÍNH PHỦ LÀ CÔNG BỘC  
CỦA DÂN” TRONG XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TẠI VIỆT NAM  
HIỆN NAY  
Đào Văn Trưởng, Đèo Thị Thủy  
Trường Đại học Tây Bắc  
Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về “Chính phủ là công bộc của dân”.  
Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào công cuộc xây dựng “Chính phủ kiến tạo” tại Việt Nam  
hiện nay.  
Từ khóa: Nhà nước, Chính phủ kiến tạo, công bộc, Hồ Chí Minh  
1. Mở đầu  
trong bài viết “Chính phủ là công bộc của dân”  
đăng trên Báo Cứu quốc số 46, ngày 19/9/1945,  
với bút danh Chiến Thắng. Mục đích của Người  
khi viết bài viết này là giúp đồng bào, chiến sỹ  
và nhân dân cả nước cũng như nhân dân và các  
Chính phủ trên toàn thế giới hiểu được bản chất  
thực sự của Chính phủ, của Nhà nước Việt Nam  
Dân Chủ Cộng hòa là gì? - tức Chính phủ đó là  
của ai? Chính phủ đó ra đời nhằm mục đích gì?  
Để đạt được mục đích cao cả đó Chính phủ cần  
phải làm gì? Đây là những câu hỏi, những vấn  
đề có tính chất sống còn đối với bất kỳ một chế  
độ, một thể chể chính trị, một Nhà nước, một  
Chính phủ hay một nền quản trị nào trên thế  
giới; trong đó có các Nhà nước và Chính phủ  
kiến tạo hiện nay.  
Như chúng ta đã biết, lịch sử phát triển của  
nhân loại là lịch sử phát triển của sự sáng tạo  
không ngừng. Nhờ sáng tạo, con người đã làm  
thay đổi sâu sắc chính bản thân mình và thế giới  
xung quanh theo cách mà con người không bao giờ  
nghĩ tới. Trong đó, sự sáng tạo ra mô hình quản trị  
quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến  
trình phát triển của lịch sử nhân loại. Các quốc gia  
trên thế giới từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,  
Hàn Quốc, Nhật Bản…cho đến Việt Nam đều, đã,  
đang và sẽ tìm kiếm cho mình một mô hình lý  
tưởng nhất, hoàn hảo nhất nhằm phát triển tốt nhất  
đất nước mình. Trong lịch sử, Việt Nam từng trải  
qua nhiều mô hình Nhà nước khác nhau song mô  
hình Nhà nước “Dân chủ Cộng hòa” - tức Nhà  
nước của dân, do dân và vì dân hay “Chính phủ  
là công bộc của dân” được Chủ tịch Hồ Chí Minh  
khởi xướng là thành công và tiến bộ hơn cả. Vậy,  
mô hình này có giá trị như thế nào trong xây dựng  
Nhà nước kiến tạo phát triển” (Developmental  
state) hay “Chính phủ kiến tạo” (Developmental  
Government) tại Việt Nam hiện nay sẽ là nội dung  
mà bài viết hướng đến.  
Vậy, “Chính phủ là công bộc của dân” hay  
Chính phủ nhân dân” thực chất là gì? Trước  
đây, người Việt Nam thường dùng khái niệm  
công bộc” để chỉ những người đầy tớ trung  
thành, tận tụy, không tư lợi, hết lòng vì dân, vì  
nước. Do đó, “Chính phủ là công bộc của dân”  
mà Hồ Chí Minh sử dụng chính là xác định bản  
chất thật sự của Chính phủ, của Nhà nước và  
của chế độ này là những người hết lòng, hết sức  
phụng sự, phục vụ nhân dân - tức những người  
đầy tớ trung thành của nhân dân “Chính phủ  
rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát  
và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là  
người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”  
[9]. Đó cũng chính là Chính phủ nhân dân - tức  
Chính phủ của dân, do dân và vì dân mà Hồ Chí  
Minh chủ trương thành lập ở Việt Nam ngay  
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành  
bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương  
pháp lịch đại, đồng đại, phân tích, so sánh,  
tổng hợp.  
2. Nội dung  
2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Chính  
phủ là công bộc của dân”  
Thuật ngữ “Chính phủ là công bộc của dân”  
được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng lần đầu tiên sau khi giành chính quyền. Đây chính là tuyên  
26  
ngôn, chân lý mà Hồ Chí Minh giành trọn cuộc  
đời của mình để tranh đấu.  
trường, điều kiện tốt nhất để dựng xây, kiến  
thiết, phát triển đất nước; còn mục đích của kiến  
quốc trong điều kiện đất nước có chiến tranh  
là cung cấp nhân, tài, vật, lực phục vụ kháng  
chiến. Trong bài viết “Nhân tài và kiến quốc”  
Hồ Chí Minh viết “Nay muốn giữ vững nền độc  
lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó  
vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi  
đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì  
kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc  
thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”  
[15]. Như vậy, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh và  
Chính phủ đã xác định “kiến quốc” là một trong  
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần thực  
hiện ngay sau khi thành lập Chính phủ.  
Theo Hồ Chí Minh, để Chính phủ thực sự trở  
thành công bộc, thành người đầy tớ trung thành  
phục vụ nhân dân thì Chính phủ đó cần hội tụ  
được những tiêu chí sau:  
Thứ nhất, Chính phủ đó phải xác định được  
vị trí, vai trò và trách nhiệm thật sự của mình  
là gì? theo Hồ Chí Minh “Chính phủ nhân dân  
bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên  
hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc  
gì có hại cho dân thì phải tránh” [13]. Trong  
nhận thức của Hồ Chí Minh - Người đứng đầu  
Chính phủ khi đó thì Chính phủ và những người  
làm việc cho Chính phủ là “công bộc” - tức  
người đầy tớ trung thành của nhân dân, chứ  
không phải “làm quan cách mạng” để đè đầu  
cưỡi cổ nhân dân, “làm quan phát tài” để thăng  
quan tiến chức mà phải một lòng, một dạ, hết  
lòng, hết sức vì dân, vì nước. Hồ Chí Minh đã  
luận giải hết sức thuyết phục như sau: “Chúng  
ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ  
từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của  
dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân,  
chứ không phải để đè đầu dân như trong thời  
kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Chúng  
ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta,  
kính ta”[3]. Đặc biệt là hệ thống chính quyền  
ở cấp cơ sở, gắn bó trực tiếp với nhân dân, là  
những người gần dân nhất; do đó, mỗi cán bộ,  
công chức trong Chính phủ phải thường xuyên  
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân;  
cùng với nhân dân thực hiện những nhiệm vụ  
mà Chính phủ giao phó “Uỷ ban nhân dân là Uỷ  
ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho  
dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần  
tự do dân chủ đó” [14].  
Khái niệm “kiến quốc” theo quan điểm của  
Hồ Chí Minh có thể hiểu là kiến thiết, kiến tạo,  
dựng xây Tổ quốc, đất nước trên tất cả các lĩnh  
vực; song trong điều kiện đất nước có chiến  
tranh thì chủ yếu tập trung vào những mặt sau:  
“Chúng ta cần nhất bây giờ là: Kiến thiết ngoại  
giao. Kiến thiết kinh tế. Kiến thiết quân sự. Kiến  
thiết giáo dục” [15]. Có thể nói, những lĩnh vực  
cấp bách cần kiến thiết mà Chủ tịch Hồ Chí  
Minh đưa ra không những cần thiết trong điều  
kiện đất nước có chiến tranh mà còn phù hợp  
với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước trong  
điều kiện hòa bình của các quốc gia trên thế giới  
hiện nay, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ, theo Hồ  
Chí Minh mục đích cuối cùng của kiến thiết và  
kháng chiến không phải chỉ là giành được độc  
lập, tự do mà phải là dân chủ, hạnh phúc, bình  
đẳng và phát triển thịnh vượng “Chúng ta tranh  
được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết  
rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân  
chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà  
dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực  
hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho  
dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm  
cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi  
đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng  
đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự  
do độc lập” [6]. Đó chính là chân lý “Độc lập  
dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội” mà dân  
tộc Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục theo đuổi.  
Thứ hai, Chính phủ đó phải xác định được  
nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất cần thực  
hiện là gì? Trong hoàn cảnh Việt Nam vừa giành  
chính quyền, đất nước gặp nhiều khó khăn trong  
tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”, phải đối phó  
với thù trong, giặc ngoài; Đảng, Nhà nước,  
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định  
nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là “Kháng  
chiến kiến quốc”. Bởi vì hai nhiệm vụ này có  
Như vậy, theo tôi khái niệm “kiến quốc” mà  
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng cách đây hơn  
mối quan hệ mật thiết và biện chứng với nhau; 70 năm về cơ bản giống với khái niệm “kiến  
mục đích cuối cùng của kháng chiến là tạo môi tạo” mà chúng ta sử dụng ngày hôm nay. Trong  
27  
dụng được hay không mà thôi “Việc dùng nhân  
tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện  
quá khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi  
dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân  
Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể  
dùng được. Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ  
ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta  
đặt ngay vào việc ấy” [2].  
đó, khái niệm “kiến quốc” có nội hàm rộng  
hơn khái niệm “kiến tạo” vì trong “kiến quốc”  
không chỉ có “kiến tạo” mà còn thể hiện nhiều  
ý nghĩa khác như: tái thiết, kiến thiết, kiến trúc  
dựng xây, phát triển đất nước toàn diện trên tất  
cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã  
hội, an ninh quốc phòng, quản trị quốc gia...và  
thường được sử dụng trong điều kiện đất nước  
có chiến tranh hoặc trong công cuộc tái thiết đất  
nước sau khi chiến tranh kết thúc. Khái niệm  
kiến tạo” thường gắn với “Chính phủ kiến  
tạo” (developmental government), hay “Nhà  
nước kiến tạo phát triển” (developmental state)  
hiện nay được được dùng để thể hiện vai trò  
chủ động, tích cực của cơ quan hành pháp - tức  
Chính phủ trong nền quản trị quốc gia, điều tiết,  
vận hành bộ máy Nhà nước nhằm ổn định, phát  
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khái niệm  
này được nhà nghiên cứu Chalmers Johnson  
đưa ra vào những năm 80 của thế kỷ XX khi  
nghiên cứu về “Sự phát triển thần kỳ của Nhật  
Bản”. Theo Chalmers Johnson, Chính phủ kiến  
tạo phát triển là sự kết hợp, giao thoa giữa hai  
mô hình Chính phủ: một là mô hình Chính phủ  
kế hoạch hóa tập trung quan liêu (tức Chính phủ  
phủ nhận vai trò của thị trường) hai là mô hình  
Chính phủ điều chỉnh (tức thừa nhận thị trường  
tự do một cách tích cực). Mô hình Chính phủ  
kiến tạo phát triển thừa nhận vai trò tích cực của  
thị trường và sự can thiệp chủ động, tích cực  
của Nhà nước - tức là có sự kết hợp chủ động,  
tích cực giữa bàn tay vô hình của thị trường và  
bàn tay hữu hình của Chính phủ, Nhà nước).  
Như vậy, xây dựng “Chính phủ kiến tạo” mà  
Chính phủ đang phát động hiện nay cũng chính  
là sự kế thừa và phát triển tư tưởng xây dựng  
Chính phủ công bộc”, “Chính phủ nhân dân”,  
Chính phủ kiến quốc” mà Chủ tịch Hồ Chí  
Minh khởi xướng nhưng trong điều kiện, hoàn  
cảnh đất nước và thời đại mới.  
Để Chính phủ thực sự là “Chính phủ công  
bộc”, là “Chính phủ nhân dân”, Hồ Chí Minh  
hết sức quan tâm tới giáo dục, đào tạo đội ngũ  
cán bộ, công chức, viên chức trong Chính phủ.  
Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán tư tưởng  
Một người làm quan, cả họ được nhờ”, tham  
quyền cố vị trong Chính phủ, Người cho rằng:  
“Vấn đề lo cho con cháu các đồng chí. Cái đó  
là đúng. Nhưng, nếu là con tôi - à, tôi không có  
con - mà nó không có khả năng, nó xấu cũng  
phải dẹp lại. Không phải hễ cứ bố là cán bộ thì  
con là “cậu ấm”. Bố có việc của bố, con có việc  
của con. Cố nhiên, con của những đồng chí đã  
mất đi, Đảng phải lo. Nhưng bố mẹ nó đang  
còn, nó xấu, mà đòi hỏi đặc biệt chú ý, thì chú ý  
cái gì?” [8]. Người cũng nghiêm khắc phê phán  
những cán bộ, công chức ham công danh, chức  
vụ nhưng lại không chịu phấn đấu, cống hiến,  
lăn lộn với công việc, phong trào “Chỉ biết lên  
mà không biết xuống. Chỉ chịu được sướng mà  
không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch  
này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết  
thực” [7]. Nhờ đó, Chính phủ của Chủ tịch Hồ  
Chí Minh đã tuyển chọn được một lực lượng lớn  
nhân tài cho cách mạng? và đất nước; trong đó,  
nhiều người là nhân sĩ, trí thức có tâm, có tài và  
có tầm tham gia vào sự nghiệp kháng chiến kiến  
quốc như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố,  
Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh  
Hà, Phan Kế Toại, Vũ Đình Hoè, Vi Văn Định,  
Phạm Khắc Hoè, Ngô Tử Hạ, Bùi Bằng Đoàn,  
Trịnh Văn Bính, Trần Huy Liệu, Phạm Ngọc  
Thạch, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…  
Thứ ba, Chính phủ đó phải được vận hành  
bởi một đội ngũ cán bộ, công chức có tâm, có  
tài và có tầm. Hồ Chí Minh là người có năng  
lực phát hiện và trọng dụng nhân tài, ở Người  
luôn có một niềm tin mãnh liệt vào con người  
nói chung; đặc biệt là những người có tài năng,  
Thứ tư, Chính phủ đó phải gần dân, thân dân  
và chịu sự kiểm tra, giám sát từ nhân dân. Theo  
Hồ Chí Minh vì Chính phủ là Chính phủ của  
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - tức do  
nhân dân làm chủ nên Chính phủ đó phải thực  
đức độ. Theo Hồ Chí Minh, hiền tài hay người sự gần gũi, thân thiết, gắn bó với nhân dân giống  
tài đức trong nhân dân không thiếu nhưng quan như cá không thể thiếu được nước “…Phải làm  
trọng là Chính phủ có tìm kiếm, sử dụng và trọng sao cho dân yêu mến. Phải nhớ rằng dân là chủ.  
28  
Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao quyền cách mạng, trong thư gửi Ủy ban nhân  
nhiêu là nhờ ở dân hết”. Hồ Chí Minh cho rằng dân các cấp Người đã chỉ rõ “Tôi vẫn biết trong  
muốn nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đồng hành các bạn có nhiều người làm theo đúng chương  
cùng Chính phủ thì Chính phủ và nhân viên trình của Chính phủ, và rất được lòng dân. Song  
trong Chính phủ phải chiếm trọn được tình cảm  
từ trái tim của nhân dân “…Phải làm cho dân  
mến, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc, chớ  
vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân  
khinh, dân không ủng hộ” [17]. Theo Hồ Chí  
Minh giữa nhân dân và Chính phủ có mối quan  
hệ mật thiết, biện chứng với nhau, Chính phủ  
sinh ra để phục vụ nhân dân. Do đó, nếu không  
có nhân dân sẽ không có Chính phủ và ngược  
lại nếu không có Chính phủ thì nhân dân cũng  
sẽ không có người dẫn đường, phục vụ “Nếu  
không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực  
lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân  
không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với  
nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày  
nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam  
dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà  
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập  
cũng chẳng có nghĩa lý gì” [3].  
cũng có nhiều người phạm những lầm lỗi nặng  
nề như: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ,  
kiêu ngạo”. Hồ Chí Minh phê phán những cán  
bộ, công chức có tư tưởng quan liêu, đặc quyền,  
đặc lợi, thái độ hách dịch với nhân dân, xa rời  
quần chúng “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung  
tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với  
Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người  
hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc  
hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí  
dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán  
đến Chính phủ và Đoàn thể” [1].  
Thứ sáu, Chính phủ đó phải đặt dưới sự lãnh  
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh  
xác định rất rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa  
Đảng, Chính phủ với Nhà nước theo nguyên tắc  
Đảng lãnh đạo Nhà nước” (trong đó có Chính  
phủ) nhưng không làm giảm đi vai trò của Nhà  
nước, Chính phủ và hệ thống pháp quyền. Tất  
cả nhằm mục đích cao nhất là phụng sự nhân  
dân, Tổ quốc, đặt lợi ích của nhân dân, của  
quốc gia, dân tộc lên hàng đầu như chính Hồ  
Chí Minh - Người vừa là Chủ tịch Đảng, vừa là  
Chủ tịch nước đồng thời đứng đầu Chính phủ  
đã từng tuyên bố rằng: “Tôi xin tuyên bố trước  
Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới. Tôi  
chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam” [18].  
Thứ năm, Chính phủ đó phải xác định được  
hệ giá trị mà mình theo đuổi là gì? Đó là phát  
huy truyền thống đoàn kết, thực hiện “Cần,  
Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”; dám nhìn  
thẳng vào sự thật, “Tự phê bình và phê bình”  
không ngừng hoàn thiện, đổi mới và sáng tạo.  
Đây là những phẩm chất quan trọng và hết sức  
cần thiết mà mỗi cán bộ, đảng viên và quần  
chúng nhân dân đều phải cố gắng phấn đấu hoàn  
thiện, trong đó có Chính phủ. Hồ Chí Minh rất  
coi trọng sức mạnh của đoàn kết, theo Người  
đoàn kết là sức mạnh, là nguyên nhân dẫn đến  
mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô  
địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành  
lấy thắng lợi” [10].  
Có thể khẳng định, ngay từ đầu Hồ Chí  
Minh đã chủ trương xây dựng một Chính phủ  
liêm chính, phục vụ nhân dân và không ngừng  
tự hoàn thiện, tự đổi mới, sáng tạo. Đó là mục  
tiêu, lý tưởng, hệ giá trị mà Chính phủ, Nhà  
nước, chế độ và thể chế chính trị của Chủ tịch  
Hồ Chí Minh hướng đến với một tâm nguyện là  
hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc và phục vụ  
“NHÂN DÂN”.  
Theo Hồ Chí Minh “Cần” là siêng năng,  
chăm chỉ, tự lực, tự cường; “Kiệm” là tiết kiệm,  
không hoang phí, không phô trương; “Liêm” là  
trong sạch, không tham lam; “Chính” là thẳng  
thắn, trung thực; “Chí công vô tư” là công bằng,  
công tâm, không thiên vị “Lo trước thiên hạ, vui  
sau thiên hạ”. Để xây dựng một Chính phủ có  
đầy đủ những đức tính đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh  
hết sức chú trọng rèn luyện đội ngũ cán bộ, công  
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về  
“Chính phủ là công bộc của dân” trong xây  
dựng Chính phủ kiến tạo hiện nay  
Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí  
Minh về xây dựng “Chính phủ là công bộc của  
dân”, trong suốt hơn 70 năm qua, Đảng Cộng  
chức, viên chức trong Chính phủ. Như chúng ta sản Việt Nam luôn chủ trương xây dựng một  
biết, chỉ hơn một tháng sau khi thành lập chính chế độ chính trị dân chủ nhân dân, xây dựng  
29  
nhân dân về vị trí, vai trò và bản chất thật sự của  
Chính phủ phục vụ, Chính phủ kiến tạo chưa  
một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì  
nhân dân. Đảng thực sự là người đày tớ trung  
thành của nhân dân; đồng cam cộng khổ cùng thật sự sâu sắc; không ít cán bộ, đảng viên có tư  
nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử tưởng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán, gia  
thách, vươn lên giành những thắng lợi vẻ vang trưởng, quan liêu, tham ô, lãng phí, xa dân…  
trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc  
cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam  
xã hội chủ nghĩa.  
làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân  
vào Đảng, Chính phủ và chế độ; quyền làm chủ  
của nhân dân ở một số nơi còn bị vi phạm, việc  
thực hiện dân chủ còn mang tính hình thức; vai  
trò giám sát và phản biện xã hội của nhân dân  
chưa đạt kết quả cao; nguyên tắc tập trung dân  
chủ, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở bị xem nhẹ…  
Đây là những thách thức không nhỏ đặt ra cho  
Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong xây dựng  
Chính phủ kiến tạo hiện nay.  
Sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo  
của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không  
ngừng được củng cố và tăng cường trên tất cả  
các mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội  
đến an ninh quốc phòng, đối ngoại...Về kinh  
tế, Việt Nam từng bước chuyển đổi thành công  
nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập  
trung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế  
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự  
tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành  
phần kinh tế được vận hành dựa trên sự điều tiết  
của Nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động,  
sáng tạo của các chủ thể kinh tế và mỗi người  
dân. Kết quả, kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát  
được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá,  
tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời  
sống vật chất và tinh thần của người dân không  
ngừng được cải thiện và từng bước nâng cao.  
Về chính trị, không khí dân chủ không ngừng  
được mở rộng, Đảng, Nhà nước thường xuyên  
đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát  
huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm quyền  
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;  
vai trò giám sát và phản biện xã hội của nhân  
dân đối với hoạt động của các tổ chức chính trị  
như Đảng, Quốc hội, Chính phủ; với cán bộ,  
đảng viên, công chức, viên chức được củng cố  
và tăng cường. Đời sống văn hoá tinh thần của  
nhân dân ngày một được nâng lên. Tình hình  
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được  
đảm bảo; quan hệ đối ngoại được mở rộng; hình  
ảnh, năng lực và vị thế của Việt Nam được nâng  
cao trên trường quốc tế, Việt Nam trở thành  
điểm đến an toàn, thân thiện của nhiều quốc  
gia, chính phủ, tổ chức và cá nhân trên thế giới.  
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được,  
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng của  
Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Chính phủ  
là công bộc của dân - tức Chính phủ nhân dân,  
Chính phủ phục vụ, chúng ta có thể rút ra một  
số bài học kinh nghiệm vận dụng vào việc xây  
dựng Chính phủ kiến tạo tại Việt Nam hiện nay  
như sau:  
Một là, bài học về xác định mục tiêu, lý  
tưởng của Chính phủ. Đảng, Nhà nước, Chính  
phủ, các nhà khoa học phải nghiên cứu thật kỹ  
lưỡng bản chất thật sự của Chính phủ kiến tạo  
sẽ triển khai tại Việt Nam hiện nay là gì? Chính  
phủ đó là của ai? Chính phủ đó nhằm mục đích  
gì? Chính phủ đó có phải hoàn toàn mới ở Việt  
Nam hay không? Mô hình đó có phù hợp với  
đặc điểm lịch sử, văn hóa và hoàn cảnh của Việt  
Nam hay không? Đây là những vấn đề hết sức  
quan trọng mà Chính phủ cần phải làm ngay.  
Hai là, bài học về triết lý Chính phủ lấy  
“DÂN” làm gốc. Nghĩa là, Chính phủ kiến tạo  
sẽ phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và  
phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà  
nước, Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và  
vì nhân dân Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, để  
Chính phủ thực sự là của dân, do dân và vì dân  
thì nhân dân phải được tham gia vào quá trình  
kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ, vì  
chỉ nhân dân mới biết Chính phủ làm việc đúng  
trong quá trình xây dựng Chính phủ là công bộc hay sai? hiệu quả hay không hiệu quả? Người  
của dân theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí cho rằng “Chính phủ ta là chính phủ của nhân  
Minh và Chính phủ kiến tạo hiện nay cũng gặp dân, chỉ có một mục đích là phụng sự cho lợi  
phải những tồn tại, hạn chế như: nhận thức của  
một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng  
ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào  
giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm  
30  
tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung dụng nhân tài trong công cuộc kháng chiến kiến  
thành tận tụy của nhân dân”[9]. Bởi Chính phủ quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên  
là Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì giá trị cho Chính phủ hiện nay; đặc biệt trong  
nhân dân nên nhân dân có quyền phê bình, góp bối cảnh “Vấn nạn chảy máu chất xám” đang  
ý để giúp Chính phủ khắc phục, sửa chữa, hoàn trở lên nhức nhối tại Việt Nam và nhiều quốc  
thiện tốt hơn, thậm chí có quyền thay thế Chính gia khác trên thế giới.  
phủ này bằng Chính phủ khác nếu thấy Chính  
phủ đó không xứng đáng với tâm nguyện của  
Năm là, bài học về xác định hệ giá trị của  
Chính phủ. Chính phủ cần phát huy truyền  
nhân dân. Do đó, trong công cuộc xây dựng  
thống đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm,  
Chính phủ kiến tạo hiện nay, chúng ta cần phát  
dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự  
huy hơn nữa vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo  
thật; tự phê bình và phê bình; thực hiện “Cần,  
Kiệm, Liêm, Chính” “Chí công vô tư” theo tinh  
của quần chúng nhân dân trong công tác thanh  
tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chính  
thần của Hồ Chí Minh và Chính phủ nhân dân,  
phủ nhằm hoàn thiện Chính phủ theo hướng ưu  
Chính phủ công bộc đã thực hiện rất thành công  
việt nhất, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh  
trước đây. Đặc biệt là tinh thần hành động, chủ  
của Việt Nam.  
động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ,  
Ba là, bài học truyền thông trong xây dựng dám làm cần phát huy hơn nữa trong công cuộc  
Chính phủ hiện nay. Từ nghệ thuật tuyên truyền xây dựng đất nước hiện nay. Nhưng quan trọng  
về “Chính phủ công bộc”, “Chính phủ nhân hơn, theo Hồ Chí Minh Chính phủ phải nghiêm  
dân” của Hồ Chí Minh, Chính phủ cần tiến hành túc thực hiện tự phê bình và phê bình, dám nhìn  
nghiên cứu triển khai một cuộc vận động sâu thẳng vào sự thật, nhận trách nhiệm, sai lầm,  
rộng về mục đích, ý nghĩa và vai trò của Chính khuyết điểm trước nhân dân: “Chính sách của  
phủ kiến tạo đến các tầng lớp nhân dân nhằm Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến  
khơi dậy và phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của đời sống của nhân dân, nếu dân đói là Đảng và  
nhân dân trong công cuộc xây dựng Chính phủ Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính  
kiến tạo tại Việt Nam hiện nay.  
phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ  
có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có  
lỗi”[11]. Sau khi đã nhận ra lỗi lầm thì phải kiên  
quyết sửa chữa, khắc phục, phấn đấu hoàn thiện  
bản thân “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã  
nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy  
nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì  
nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến  
bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải  
hết sức sửa chữa ; nếu không tự sửa chữa thì  
Chính phủ sẽ không khoan dung”. Hồ Chí Minh  
cũng nghiêm khắc phê phán tư tưởng trì trệ, bảo  
thù với ý nghĩ “Chắc chân trong Chính phủ”,  
“Sống lâu lên lão làng”, không chịu học hỏi, đổi  
mới, sáng tạo, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản  
thân “Có người nay còn lãnh đạo đó, nhưng sau  
này tiến lên máy móc, nếu không biết kỹ thuật,  
có lãnh đạo được không? Nếu không biết, phải  
mời anh ra, cho người khác giỏi hơn vào làm…  
chớ không phải như ngày xưa mà tưởng rằng:  
“sống lâu lên lão làng”[8].  
Bốn là, bài học về “Nhân tài kiến quốc”.  
Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài,  
ngay sau khi Chính phủ được thành lập, với  
cương vị người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch  
Hồ Chí Minh đã thực hiện chiến lược tuyển chọn  
nhân tài giúp sức cho Chính phủ trong công  
cuộc kháng chiến kiến quốc. Theo Hồ Chí Minh  
muốn xây dựng một Chính phủ là công bộc, là  
đầy tớ trung thành của nhân dân thì phải có  
những con người tài năng, đức độ, tận tâm, tận  
lực, hết mình vì dân vì nước. Người nói: “Các  
Uỷ ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính  
phủ địa phương phải chọn trong những người  
có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền  
lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông  
đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài  
hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các Uỷ  
ban đó.”[16]. Do đó, trong xây dựng Chính phủ  
kiến tạo hiện nay, Đảng, Nhà nước cần phải  
có chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng,  
sử dụng và trọng dụng nhân tài (ở cả trong và  
Sáu là, bài học về vị trí, vai trò lãnh đạo của  
ngoài nước) tham gia vào xây dựng Chính phủ Đảng đối với Nhà nước và Chính phủ. tiếp tục  
kiến tạo ở Việt Nam hiện nay. Bài học về tuyển tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với  
31  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Nhà nước và Chính phủ. Bài học từ sự thành  
công của Chính phủ Hồ Chí Minh trong sự  
nghiệp kháng chiến kiến quốc là luôn đề cao  
vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, Chính  
phủ trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Đặc biệt là bối  
cảnh quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến  
phức tạp như hiện nay thì nguyên tắc này càng  
trở nên cần thiết hơn bao giờ hết nhằm tạo môi  
trường hòa bình, ổn định, thực hiện thành công  
Chính phủ kiến tạo…  
[1] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 4, Nhà  
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 21 tr.  
[2] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 4, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 39 tr.  
[3] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 4, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 56-57 tr.  
[4] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 4, Nxb  
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 161 tr.  
Bảy là, bài học “Hòa đồng nhưng không hòa  
tan” trong xây dựng Chính phủ. Đó là sự kết  
hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa truyền thống  
dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Nghiên  
cứu, đánh giá về Chính phủ và Nhà nước Việt  
Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí  
Minh, giới học giả, chuyên gia, các nhà khoa  
học đều cho rằng đó là một Nhà nước tương đối  
hiện đại và tiến bộ về thể chế và pháp luật trên  
thế giới vào thời điểm đó nhưng vẫn mang đậm  
dấu ấn, bản sắc và phong cách Việt Nam. Do  
đó, Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam trong thời  
gian tới cũng phải thể hiện được tinh thần và  
sức sống ấy.  
[5] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 4, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 56 tr.  
[6] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 4, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 152 tr.  
[7] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 5, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 525 tr.  
[8] Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, tập 10,  
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 469 tr.  
[9] Hồ Chí Minh, 2000, Toàn tập, tập 7, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 361-362 tr.  
[10] Hồ Chí Minh, 2002, Toàn tập, tập 11,  
3. Kết luận  
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 154 tr.  
Như vậy, hơn 70 năm đã trôi qua nhưng  
những tư tưởng và triết lý của Chủ tịch Hồ Chí  
Minh về xây dựng một Nhà nước, “Chính phủ  
là công bộc”, là người đầy tớ trung thành thật  
sự của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị và sức  
sống trường tồn theo thời gian cùng với lịch sử  
dân tộc và thời đại. Dường như, bánh xe lịch sử  
đang chứng kiến sự trỗi dậy của chân lý “Lấy  
người dân làm trung tâm” cho sự phát triển  
của rất nhiều Nhà nước và Chính phủ trên thế  
giới; tiêu biểu là Tổng thống Hợp Chúng Quốc  
Hoa Kỳ Donald Trump với những tuyên ngôn  
như “Nước Mỹ trên Mỹ”, “Việc làm cho người  
Mỹ”…hay Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir  
Putin với phương châm “Tất cả vì nước Nga và  
người dân Nga”. Hy vọng Chính phủ kiến tạo  
mà chúng ta xây dựng trong thời gian tới sẽ là  
một Chính phủ hành động, hội nhập, hiện đại,  
[11] Hồ Chí Minh, 2011, Toàn tập, tập 9, Nxb  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 518 tr.  
[12] Hồ Chí Minh, 2011, Toàn tập, tập 15,  
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà  
Nội, 627 tr.  
[13] Thành Duy, 2009, Danh nhân Hồ Chí  
Minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, 1076 tr.  
[14] Thành Duy, 2009, Danh nhân Hồ Chí  
Minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, 1077 tr.  
[15] Thành Duy, 2009, Danh nhân Hồ Chí  
Minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, 1078 tr.  
[16] Thành Duy, 2009, Danh nhân Hồ Chí Minh,  
Nxb Lao Động, Hà Nội, 1076-1077 tr.  
[17] Thành Duy, 2009, Danh nhân Hồ Chí  
Minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, 394-395tr.  
tiến bộ, văn minh, mang bản sắc, bản lĩnh và trí [18] Thành Duy, 2009, Danh nhân Hồ Chí  
tuệ Việt Nam thời đại mới.  
Minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, 444 tr.  
32  
APPLYING HO CHI MINH THOUGHT “THE GOVERNMENT  
IS PUBLIC SERVANTS OF THE PEOPLE” IN BUILDING THE  
TECTONIC GOVERNMENT IN VIETNAM TODAY  
Dao Van Truong, Deo Thi Thuy  
Tay Bac University  
Abstract: The article focuses on clarifying Ho Chi Minhs thought about “the role of Government  
as public servants”, then draws the lessons learned to apply in the construction of the “tectonic  
government” in Vietnam today.  
Keywords: State, tectonic government, public servants, Ho Chi Minh  
___________________________________________  
Ngày nhận bài: 5/9/2019 Ngày nhận đăng: 09/12/2019  
Liên lạc: Đào Văn Trưởng; e-mail: daovantruongdhtb@gmail.com.  
33  
pdf 8 trang Thùy Anh 18/05/2022 1260
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Chính phủ là công bộc của dân” trong xây dựng chính phủ kiến tạo tại Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_chinh_phu_la_cong_boc_cua_d.pdf