Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tài sản Nhà nước của các đơn vị công lập tại Thành phố Cần Thơ

Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  
PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC CỦA CÁC ĐƠN VỊ  
CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ  
Vũ Thị Thanh Hoa1*, Nguyễn Thiện Phong2**,  
Huỳnh Thị Cẩm Thơ2 và Bùi Tuấn Cường3  
1Sở Tài chính Thành phố Cần Thơ  
2Khoa Kế toán - Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Tây Đô  
3Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ  
(*Email: vtthoa@cantho.gov.vn)  
Ngày nhận: 01/9/2020  
Ngày phản biện: 10/10/2020  
Ngày duyệt đăng: 19/11/2020  
TÓM TẮT  
Mục tiêu nghiên cứu là xác định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả  
sử dụng phần mềm quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.  
Nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát 206 mẫu và xác định được 35 biến quan sát cho các  
biến độc lập và biến phụ thuộc dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước có điều chỉnh, chọn lọc  
và tự đề xuất cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Kết quả phân tích nhân tố khám phá  
EFA, ước lượng mô hình bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy cả sáu  
nhân tố đưa vào phân tích đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tài sản  
nhà nước với mức độ ảnh hưởng được sắp xếp giảm dần là: nhân tố Kiểm tra, giám sát; tiếp  
đến Nguồn nhân lực; Chất lượng phần mềm; Tính năng của phần mềm; Chất lượng thông  
tin và Nhà cung cấp phần mềm là nhân tố có ảnh hưởng ít nhất đến hiệu quả sử dụng phần  
mềm quản lý tài sản nhà nước. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tế sử dụng phần mềm  
quản lý tài sản nhà nước, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp nâng cao hiệu  
quả sử dụng phần mềm quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị công lập tại thành phố Cần  
Thơ.  
Từ khóa: Đơn vị công lập, phần mềm QLTSNN, tài sản công, Thành phố Cần Thơ  
Trích dẫn: Vũ Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thiện Phong, Huỳnh Thị Cẩm Thơ và Bùi Tuấn  
Cường, 2020. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tài  
sản nhà nước của các đơn vị công lập tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên  
cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 10: 99-116.  
**TS. Nguyễn Thiện Phong – Phó Trưởng Khoa Kế toán - TCNH, Trường Đại học Tây Đô  
99  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
Phần mềm QLTSNN được xem là  
phần mềm quan trọng không thể thiếu  
trong quá trình quản lý tài sản công tại  
đơn vị công lập. Phần mềm QLTSNN  
được xem là phần mềm hỗ trợ việc theo  
dõi, cập nhật thường xuyên các thông tin  
dữ liệu tài sản công của đơn vị. Việc sử  
dụng phần mềm QLTSNN tạo thuận lợi  
cho việc tổng hợp tài sản công tại đơn vị  
nói riêng; Đồng thời là cơ sở để Sở Tài  
chính thành phố Cần Thơ tổng hợp, báo  
cáo cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý công  
sản), Ủy ban nhân dân thành phố Cần  
Thơ về tình hình tăng giảm tài sản công  
của các đơn vị trên địa bàn thành phố Cần  
Thơ. Đến thời điểm hiện tại thì thành phố  
Cần Thơ có hơn 1.000 đơn vị công lập  
nhưng chỉ có 763 đơn vị công lập áp dụng  
phần mềm QLTSNN do Bộ Tài chính  
cung cấp trong công tác quản lý tài sản  
công, chưa có sự áp dụng đồng nhất phần  
mềm QLTSNN của các đơn vị. Hàng  
năm, để báo cáo tình hình quản lý và biến  
động tài sản công tại đơn vị thì các đơn  
vị chưa áp dụng phần mềm QLTSNN  
phải thực hiện thao tác thủ công và gửi  
file báo cáo về Sở Tài chính thành phố  
gây mất nhiều thời gian và ảnh hưởng  
đến tiến độ báo cáo Bộ Tài chính (Cục  
Quản lý công sản) của Sở Tài chính thành  
phố nói riêng và cả thành phố Cần Thơ  
nói chung. Nhằm để đánh giá thực trạng  
sử dụng phần mềm QLTSNN của các  
đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố  
Cần Thơ; đồng thời phân tích các nhân tố  
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần  
mềm QLTSNN và đề xuất các hàm ý  
quản trị giúp các đơn vị công lập nâng  
1. GIỚI THIỆU  
Trong những năm qua, các quy định  
về quản lý tài sản công ở Việt Nam không  
ngừng được hoàn thiện, tạo nên hành  
lang pháp lý để quản lý các loại tài sản  
công. Các văn bản quy định chế độ quản  
lý, sử dụng tài sản, các tiêu chuẩn, định  
mức sử dụng đối với các tài sản có giá trị,  
sử dụng phổ biến tại các cơ quan, tổ chức,  
đơn vị cũng lần lượt được Thủ tướng  
Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành.  
Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, địa phương  
cũng đã xây dựng các định mức sử dụng  
tài sản chuyên dùng cho các đơn vị thuộc  
phạm vi quản lý. Công tác quản lý, sử  
dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp;  
tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng  
bước được khắc phục; hiệu quả sử dụng,  
khai thác tài sản được chú trọng.  
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công  
ngày 21 tháng 6 năm 2017 được ban hành  
nhằm ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng  
phí, tham nhũng và những hành vi khác  
xâm phạm đến tài sản công; khai thác tài  
sản công hợp lý, hiệu quả gắn với việc  
huy động các nguồn lực của xã hội để tạo  
lập nguồn lực tài chính, đóng góp có hiệu  
quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Để  
triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng  
tài sản công, Bộ Tài chính xây dựng, vận  
hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về  
tài sản công; hoàn thiện hệ thống tiêu  
chuẩn, định mức sử dụng tài sản công;  
thắt chặt việc mua sắm, trang thiết bị tài  
sản công; tiếp tục hiện đại hóa công tác  
quản lý tài sản công và nâng cấp Cơ sở  
dữ liệu quốc gia về tài sản công một cách  
hiệu quả nhất.  
100  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
cao hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN tại đơn vị.  
- Quản lý các thông tin biến động về:  
Tăng giảm nguyên giá; Thay đổi thông  
tin; Cho thuê; Điều chuyển, Bán - chuyển  
nhượng; Thu hồi; Thanh lý; Giảm khác...  
TSCĐ thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.  
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ  
HÌNH NGHIÊN CỨU  
2.1. Khái niệm tài sản công  
- Theo dõi giá trị khấu hao, hao mòn  
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật  
quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017  
về giải thích từ ngữ “Tài sn công là tài  
sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước  
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản  
tài sản cố định (TSCĐ).  
- Tạo lập, kết xuất các báo cáo kiểm kê  
TSCĐ theo yêu cầu.  
- Tổng hợp dữ liệu báo cáo về hệ thống  
lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt TSCĐ theo từng cấp bậc đơn vị quản lý:  
động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo Báo cáo tổng hợp và chi tiết về tình hình  
đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ tăng, giảm, hiện trạng sử dụng TSCĐ;  
chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục Báo cáo Công khai quản lý, sử dụng  
vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài TSCĐ; Công khai cho thuê TSCĐ; Công  
sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; khai điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển  
tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc nhượng, thu hồi, tiêu hủy tài sản nhà  
ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nước…  
nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại  
hối nhà nước; đất đai và các loại tài  
nguyên khác”.  
- Cho phép đơn vị quản lý số lượng và  
giá trị các loại công cụ dụng cụ (CCDC)  
theo từng bộ phận sử dụng; Giúp đơn vị  
theo dõi được sự biến động tăng, giảm  
CCDC, báo mất, báo hỏng, điều chuyển  
và quản lý việc phân bổ CCDC vào các  
phòng ban, quản lý việc cho thuê CCDC.  
2.2. Khái quát chung phần mềm  
Quản lý tài sản nhà nước  
Phần mềm QLTSNN là ứng dụng tin  
học trực tuyến được triển khai rộng rãi  
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc  
các Bộ, cơ quan trung ương và địa  
phương trong cả nước. Phần mềm  
QLTSNN được cài đặt tại Trụ sở Bộ Tài  
chính; Dữ liệu được quản lý tập trung tại  
Bộ Tài chính.  
2.4. Khái niệm hiệu quả và tính hữu  
hiệu  
Hiệu quả theo quan điểm được trình  
bày trong từ điển Hán - Việt là “kết quả  
đích thực hay kết quả tốt đúng theo mong  
đợi”. Theo từ điển tiếng Việt, hiệu quả là  
Bản quyền phát triển phần sự phù hợp giữa kết quả thực của một  
mềm: Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc hoạt động so với kết quả dự kiến từ trước.  
gia về tài sản công (DPAC) – Cục Quản Có cùng quan điểm trên, trong các nghiên  
lý công sản (Bộ Tài chính).  
cứu của mình O'Leary (1996), Nath  
(2011, 67) cũng cho rằng tính hiệu quả là  
việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào và  
2.3. Các chức năng chính của phần  
mềm Quản lý tài sản nhà nước  
101  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
đầu ra, mục đích chính là quản lý các  
Có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng  
nguồn lực sao cho tối đa hóa kết quả đầu phần mềm QLTSNN khác với hiệu quả  
ra với nguồn lực không đổi. Một số nhà trong sản xuất kinh doanh của doanh  
quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh nghiệp. Nếu tính hiệu quả trong sản xuất  
doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết kinh doanh được đo lường bởi yếu tố  
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt doanh thu và chi phí thì hiệu quả trong sử  
được kết quả đó. Manfred Kuhn cho dụng phần mềm QLTNN được thể hiện  
rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cụ thể qua: 1) Việc sử dụng phần mềm  
cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian,  
chia cho chi phí kinh doanh. Nhà kinh tế công sức; 2) Các thông tin được thể hiện  
học Adam Smith có ý kiến rằng: “Hiệu một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và đáng  
quả là kết quả đạt được trong hoạt động tin cậy; 3) Tài sản công được kiểm soát  
kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. một cách chặt chẽ; 4) Công tác lập dự  
Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với toán mua sắm, lập kế hoạch khai thác, sử  
chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh dụng tài sản công một cách hợp lý, tiết  
doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử kiệm, không gây lãng phí, thất thoát. Như  
dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một vậy, tính hiệu quả của việc sử dụng phần  
kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì mềm QLTSNN cũng được thể hiện gần  
theo quan điểm này DN cũng đạt hiệu giống như tính hữu hiệu trong sử dụng  
quả.  
phần mềm QLTSNN.  
Khác với hiệu quả, tính hữu hiệu là  
2.5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT  
một khái niệm được xác định hướng đến  
việc đánh giá mức độ thực hiện các mục  
tiêu, mục đích đã được định trước cho  
một hoạt động hoặc một chương trình đã  
được thực hiện (đạt được kết quả thoả  
đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và  
các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm  
quan trọng trong đánh giá tính hữu hiệu  
là phải xem xét giữa kết quả mong đợi  
trong kế hoạch với kết quả thực tế qua  
hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác  
nhau, với những hệ thống đánh giá khác  
nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của  
mình về tính hữu hiệu, nhưng điểm  
chung trong quan điểm của họ chính là  
việc hoàn thành mục tiêu hay những hoạt  
động để đáp ứng được mục tiêu.  
2.5.1. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận  
và sử dụng công nghệ (UTAUT)  
Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử  
dụng công nghệ được phát triển bởi  
Venkatesh và cộng sự (2003), Lý thuyết  
UTAUT nhằm giải thích mức độ chấp  
nhận việc sử dụng công nghệ thông tin;  
đánh giá việc người dùng có thể chấp  
nhận các công nghệ mới và để tương tác  
với công nghệ thông tin hay không; giúp  
nhà quản lý, người ra quyết định đánh giá  
sự thành công của việc đưa công nghệ áp  
dụng vào tổ chức và thúc đẩy người dùng  
chấp nhận một hệ thống công nghệ mi.  
Mô hình xây dựng từ tám mô hình: Lý  
thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành  
vi dự định, mô hình chấp nhận công  
102  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, mô hình  
Theo Venkatesh và cộng sự (2012),  
sử dụng máy tính (Model of PC đã xây dựng một phương pháp tiếp cận  
Utilization – PCUM), lý thuyết phổ biến bổ sung cho mô hình ban đầu là mô hình  
sự thay đổi (Innovation Diffution UTAUT2, UTAUT2 được tích hợp thêm  
Theory), lý thuyết nhận thức xã hội các yếu tố động lực thụ hưởng, giá trị giá  
(Social Cognitive Theory), lý thuyết kết cả và thói quen vào mô hình UTAUT  
hợp hành vi dự định và mô hình chấp gốc.  
nhận công nghệ.  
Hiu quả  
mong đợi  
Tính dSD  
mong đợi  
Ý đnh  
hành vi  
Hành vi  
thật sự  
Ảnh hưởng  
hi  
Điều kin hỗ  
trợ  
Động lc thụ  
hưởng  
Giá trgiá cả  
Thói quen  
Gii tính  
Kinh nghiệm  
Tuổi  
Hình 1. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ  
(Nguồn: Venkatesh và cộng sự 2012)  
103  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
trong các nghiên cứu về lĩnh vực công  
nghệ thông tin, đây được coi là mô hình  
có giá trị tiên đoán tốt. Trong đó, ý định  
sử dụng có tương quan đáng kể tới việc  
sử dụng, khi có ý định là nhân tố quan  
trọng đến việc sử dụng, còn các nhân tố  
khác ảnh hưởng đến việc sử dụng một  
cách gián tiếp thông qua ý định sử dụng.  
2.5.2. Mô hình chấp nhận công nghệ  
TAM  
Fred D. Davis và cộng sự (1989) đưa  
ra mô hình chấp nhận công nghệ TAM:  
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM  
(Davis và cộng sự, 1989) được thử  
nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi  
Shu ích  
cm nhn  
Thói  
quen sử  
dng  
Thái đsử  
dng  
Biến bên  
ngoài  
Ý định  
thc tế  
Sdsử  
dng cm  
nhn  
Hình 2. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM  
(Nguồn Fred D. Davis và cộng sự 1989)  
- Biến bên ngoài: là những nhân tố ảnh  
- Thái độ sử dụng là cảm giác tích cực  
hưởng đến niềm tin của một người về hay tiêu cực về việc thực hiện hành vi  
việc chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ. mục tiêu, đó là nhân tố quan trọng ảnh  
Những biến bên ngoài thường từ hai hưởng tới thành công của hệ thống.  
nguồn là quá trình ảnh hưởng xã hội và  
Tác giả ứng dụng Lý thuyết hợp nhất  
quá trình nhận thức, thu thập kinh  
chấp nhận và sử dụng công nghệ  
nghiệm của bản thân.  
(UTAUT), mô hình chấp nhận công nghệ  
- Sự hữu ích cảm nhận là “mức độ để TAM vào đề tài nghiên cứu như sau: Khi  
một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc người sử dụng phần mềm QLTSNN nhận  
thù sẽ nâng cao thực hiện công việc của thức được sự hữu ích từ các tính năng của  
chính họ”.  
phần mềm sẽ giúp nâng cao kết quả công  
việc; Đồng thời việc nhận thức tính dễ  
dàng sử dụng thì sẽ thúc đẩy thái độ của  
người sử dụng hướng đến việc chấp nhận  
sử dụng phần mềm (niềm tin vào tính  
- Sự dễ sử dụng cảm nhận là “mức độ  
mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ  
thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”.  
104  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
năng của phần mềm và tin cậy vào điều  
Yaotai Lu (2017) cho rằng nghiên cứu  
kiện hỗ trợ từ phía nhà cung cấp) khi đó quản lý tài sản công là một thành phần  
thái độ của người sử dụng sẽ hướng đến quan trọng trong sự liêm chính tài chính  
ý định sử dụng phần mềm.  
của chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế,  
vấn đề tồn tại trong lĩnh vực quản lý tài  
sản công ở các cấp chính quyền khác  
nhau ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này tìm hiểu  
việc quản lý tài sản cố định công cộng  
thuộc sở hữu, kiểm soát và sử dụng của  
nhà nước Chính phủ ở Mỹ. Cố gắng trả  
lời hai câu hỏi chính: (1) Các đặc điểm  
của một hệ thống quản lý tài sản công  
cộng hiện đại dựa trên các tài liệu có sẵn  
là gì? và (2) Làm thế nào để thực hành  
quản lý tài sản công tại Chính phủ tiểu  
bang Hoa Kỳ so với tiêu chuẩn hệ thống  
được mô tả trong câu hỏi đầu tiên? Hệ  
thống này bao gồm sáu biến phụ thuộc  
lẫn nhau, bao gồm: Các yêu cầu pháp lý  
và quy định; Cơ cấu tổ chức; Quy trình  
quản lý trong suốt vòng đời của tài sản;  
Nguồn nhân lực; Tài nguyên công nghệ  
thông tin và giám sát; Tính toàn vẹn và  
minh bạch. Kết quả khảo sát chứng minh  
rằng các chính phủ tiểu bang đáp ứng cơ  
bản các tiêu chuẩn được xác định trong  
hệ thống quản lý tài sản cố định.  
2.6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu  
trong và ngoài nước  
2.6.1. Tài liệu nước ngoài  
Elikai et al (2007) nghiên cứu về các  
yếu tố và các tính năng phần mềm quan  
trọng nhất cho người dùng liên quan đến  
lựa chọn phần mềm, sự hài lòng, sự duy  
trì và sự thay đổi. Trong nghiên cứu này  
tác giả đã tìm ra một số điểm nổi bật đó  
là tính năng yếu tố quan trọng trong việc  
lựa chọn phần mềm kế toán, kế đến là chi  
phí và khả năng tương thích. Trong số  
các chức năng, tính linh hoạt (tùy biến)  
được đánh giá là tính năng quan trọng  
nhất. Qua nghiên cứu cho thấy người sử  
dụng đánh giá sự hỗ trợ của nhà cung cấp  
có tầm quan trọng khá thấp.  
Anil S. Jadhav & Rajendra M. Sonar  
(2009) nghiên cứu việc đánh giá và lựa  
chọn phần mềm kế toán. Mục đích của  
bài nghiên cứu này là cung cấp một cơ sở  
để cải thiện quá trình đánh giá và lựa  
chọn các gói phần mềm. Tác giả đã tổng  
hợp và phân loại các tiêu chí đánh giá, lựa  
chọn phần mềm gồm: nhóm tiêu chí liên  
quan đến đặc điểm phần mềm (đặc điểm  
chức năng và đặc điểm chất lượng) và  
nhóm tiêu chí liên quan đến NCC, chi phí  
và lợi ích, phần cứng và phần mềm, ý  
kiến, đặc điểm đầu ra. Nghiên cứu này đã  
cung cấp một cái nhìn tổng quan về các  
tài liệu liên quan đến việc đánh giá và lựa  
chọn PMKT.  
2.6.2. Tài liệu trong nước  
Hoàng Anh Hoàng (2017) cho rằng  
quản lý tài sản công trong các đơn vị sự  
nghiệp bị tác động của nhiều yếu tố. Tuy  
nhiên trong khuôn khổ luận án, Hoàng  
Anh Hoàng đưa ra các nhóm nhân tố tác  
động chính sau: Nhóm nhân tố về thể chế  
quản lý kinh tế, quản lý tài chính và cơ  
chế quản lý TSC của Nhà nước; Nhóm  
nhân tố về trình độ, ý thức của đội ngũ  
cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý  
của các ĐVSN; Hệ thống cơ sở dữ liệu,  
105  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
thông tin về TSC; Nhóm nhân tố khác. Ở kế toán và ứng dụng phần mềm kế toán  
đề tài nghiên cứu này có thể thấy Hoàng làm sao hiệu quả nhất cho đơn vị. Kết  
Anh Hoàng đã chỉ ra một số kinh nghiệm quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 6 nhân  
quản lý tài sản công có hiệu quả, từ đó đề tố tác động đến hiệu quả sử dụng phần  
ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn mềm kế toán tại các đơn vị y tế công lập  
thiện quản lý tài sản công tại Học viện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì nhân tố  
Chính trị trong giai đoạn (2016-2025).  
có sự ảnh hưởng mạnh nhất là chất lượng  
phần mềm, kế đến là nguồn nhân, nhà  
cung cấp phần mềm kế toán, chất lượng  
dữ liệu đầu vào, chất lượng phần cứng,  
và cuối cùng là chi phí sử dụng phần  
mềm kế toán.  
Nguyễn Thị Thanh Hoa (2017) nghiên  
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết  
định lựa chọn phần mềm kế toán của các  
DN vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí  
Minh. Mô hình nghiên cứu đề xuất bao  
gồm 6 biến độc lập (Yêu cầu của người  
Với tổng thể nghiên cứu trong và  
sử dụng; Tính năng của phần mềm; Chi ngoài nước nêu trên cùng với việc xác  
phí sử dụng phần mềm; Nhà cung cấp định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả  
phần mềm; Điều kiện hỗ trợ và Ảnh sử dụng phần mềm QLTSNN, tác giả dựa  
hưởng xã hội) tác động đến 01 biến phụ vào cơ sở các văn bản pháp lý và kinh  
thuộc (Quyết định lựa chọn phần mềm kế nghiệm thực tế sẵn có trong quá trình tiếp  
toán). Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 cận phần mềm QLTSNN, nhìn nhận và  
nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu  
chọn phần mềm kế toán, được sắp xếp quả sử dụng phần mềm QLTSNN. Từ đó  
theo thứ tự giảm dần mức độ ảnh hưởng việc đề xuất các hàm ý quản trị nhằm mục  
như sau: Nhà cung cấp phần mềm; Ảnh đích nâng cao hiệu quả sử dụng phần  
hưởng xã hội; Tính năng của phần mềm; mềm QLTSNN của các đơn vị công lập  
Yêu cầu của người sử dụng; Chi phí sử tại thành phố Cần Thơ. Do đề tài nghiên  
dụng phần mềm và Điều kiện hỗ trợ. cứu của tác giả chưa được nghiên cứu sâu  
Nghiên cứu đã góp phần cung cấp một số và quan tâm nhiều tại Việt Nam nên điều  
thông tin hữu ích cho các DN vừa và nhỏ này gây cho tác giả gặp nhiều khó khăn  
trong việc xác định, đánh giá các nhân tố trong việc kế thừa các nghiên cứu trước  
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu của  
PMKT để DN có thể lựa chọn được tác giả.  
PMKT phù hợp.  
2.7. Mô hình nghiên cứu  
Vũ Thị Phương Thảo (2018) thực  
Dựa trên các lý thuyết nền và kết quả  
hiện nghiên cứu trong phạm vi các đơn  
của những nghiên cứu trước có liên quan  
vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lâm  
kết hợp với kinh nghiệm thực tế trong  
Đồng với số lượng mẫu là 187 mẫu. Tác  
quá trình sử dụng phần mềm QLTSNN,  
giả đã trình bày một cách tổng quát các  
tác giả đã tổng hợp và lựa chọn ra 06  
lý thuyết về kế toán trong các đơn vị  
nhân tố mà theo tác giả là có ảnh hưởng  
hành chính sự nghiệp, hệ thống thông tin  
106  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
đến hiệu quả sử dụng phần mềm phần mềm; Nguồn nhân lực; Nhà cung  
QLTSNN của các đơn vị công lập tại cấp phần mềm; Kiểm tra, giám sát.  
thành phố Cần Thơ.Tác giả đề xuất mô  
hình nghiên cứu như sau:  
- Biến phụ thuộc: Hiệu quả sử dụng  
phần mềm QLTSNN.  
- Biến độc lập: Chất lượng thông tin;  
Chất lượng phần mềm; Tính năng của  
Chất lượng thông tin  
H1 +  
Chất lượng phn mm  
H2+  
H3+  
Hiu qusử  
dng phn  
mm Qun lý  
tài sn nhà  
nước  
Tính năng của phn mm  
H4+  
H5+  
Ngun nhân lc  
Nhà cung cp phn mm  
Kim tra, giám sát  
H6+  
Hình 3. Mô hình nghiên cu  
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất)  
trị của thang đo (dùng phương pháp phân  
tích nhân tố khám phá EFA). Sau khi đã  
đánh giá được độ tin cậy và kiểm định giá  
trị thang đo, tiến hành kiểm định mô hình  
và giả thuyết nghiên cứu bằng phương  
pháp phân tích hi quy bi.  
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
3.1. Xây dựng thang đo  
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên  
cứu trước đây, tác giả xây dựng mô hình  
nghiên cứu và thang đo. Sau đó tiến hành  
kiểm tra mô hình và thang đo thông qua  
nghiên cứu định tính. Sau khi đã có được  
thang đo hoàn chỉnh, tác giả tiến hành thu  
thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo  
sát. Dữ liệu thu thập được sẽ được sử  
dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo  
(dùng phương pháp phân tích hệ số tin  
cậy Cronbach’s Alpha) và kiểm định giá  
Tác giả đã xây dựng mô hình gồm  
06 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến  
phụ thuộc là hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN ký hiệu là HQ gồm: (1) Chất  
lượng thông tin – ký hiệu là TT; (2) Chất  
lượng phần mềm – ký hiệu là PM; (3)  
Tính năng của phần mềm – ký hiệu là  
TN; (4) Nguồn nhân lực – ký hiệu là NL;  
107  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
(5) Nhà cung cấp phần mềm – ký hiệu là (items) là 5:1, nghĩa là 01 biến đo lường  
NCC; (6) Kiểm tra, giám sát – ký hiệu là cần tối thiểu là 05 quan sát. Như vậy, với  
KT. Bên cạnh đó, tác giả đã xây dựng các 35 biến quan sát ban đầu của các thang  
biến quan sát và sử dụng thang đo Likert đo đề xuất để tiến hành phân tích EFA thì  
05 mức độ: 1 - Rất kém; 2 – Kém; 3 – cỡ mẫu ít nhất của đề tài phải là 35 x 5 =  
Chấp nhận được; 4 – Tốt; 5 – Rất tốt để 175. Theo Green (1991) và Tabachnick  
đo lường các biến độc lập, biến phụ thuộc và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ  
nêu trên.  
(2014) thì quy mô mẫu có thể xác định  
theo công thức là: n ≥ 50 + 8k. Trong đó:  
n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; k  
là số lượng biến độc lập trong mô hình.  
Như vậy, trong nghiên cứu này với 06  
biến độc lập đưa vào phân tích thì cỡ mẫu  
tối thiểu là: 50 + 8 * 6 = 98.  
3.2. Nguồn dữ liệu  
Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu  
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu bao  
gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp  
được thu thập từ các nguồn:  
(1) Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, tạp  
chí, luận văn, luận án, công trình nghiên  
cứu khoa học đã được công bố và các tài  
liệu do các cơ quan quản lý nhà nước  
cung cấp.  
3.4. Phương pháp phân tích  
Với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng  
vấn qua bảng câu hỏi đóng được thiết kế  
dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm  
đánh giá mức độ quan trọng của các nhân  
tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN của các đơn vị công lập tại  
thành phố Cần Thơ. Toàn bộ thông tin  
thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của  
phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định thang  
đo và mô hình nghiên cứu. Sử dụng các  
kỹ thuật phân tích: Thống kê mô tả, phân  
tích khám phá EFA, mô hình hồi quy.  
(2) Dữ liệu sơ cấp: được thu thập  
thông qua phương pháp chọn mẫu thuận  
tiện phi xác suất bằng việc khảo sát các  
đối tượng là Kế toán trưởng, Kế toán  
viên, công chức, viên chức phụ trách kế  
toán, thực hiện quản lý tài sản công trên  
phần mềm QLTSNN đang công tác tại  
các đơn vị công lập trên địa bàn thành  
phố Cần Thơ qua bảng câu hỏi đã được  
thiết kế sẵn bằng các phương thức: phỏng  
vấn trực tiếp, gửi email, gửi thư và  
Google docs.  
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ  
THẢO LUẬN  
4.1. Thông tin mẫu khảo sát  
Căn cứ vào cỡ mẫu đã xác định trước  
là khoảng 175 phiếu phỏng vấn, tác giả  
đã gửi 220 Phiếu khảo sát và thu về được  
206 phiếu (đạt tỷ lệ 94%). Sau khi thực  
hiện loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu  
thì kết quả có 197 phiếu đạt yêu cầu để  
đưa vào xử lý và phân tích.  
3.3. Xác định cỡ mẫu  
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng  
phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo  
Hair et al. (2006) cho rằng để sử dụng  
EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50  
và tốt hơn là 100 và tỉ lệ biến quan sát  
(observations) so với biến đo lường  
108  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
Bảng 1. Cấu trúc mẫu khảo sát  
Giới tính  
Tần suất  
91  
Tỷ lệ (%)  
Nam  
Nữ  
Cộng  
46,2  
53,8  
100,0  
Tỷ lệ (%)  
87,3  
106  
197  
Tần suất  
172  
25  
197  
Tần suất  
20  
Trình độ học vấn  
Chức vụ/ chức danh  
Đại học  
Sau đại học  
Cộng  
12,7  
100,0  
Tỷ lệ (%)  
10,2  
Kế toán trưởng  
Kế toán viên  
85  
43,1  
Chuyên viên/viên chức  
92  
46,7  
Cộng  
197  
Tần suất  
53  
100,0  
Tỷ lệ (%)  
26,9  
Loại hình đơn vị  
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố  
Đơn vị sự nghiệp công lập  
Ủy ban nhân dân quận, huyện  
Khác  
102  
16  
26  
51,8  
8,1  
13,2  
Cộng  
197  
Tần suất  
12  
100,0  
Tỷ lệ (%)  
6,1  
Thời gian tiếp cận  
Dưới 01 năm  
Từ 01 năm đến 02 năm  
Trên 02 năm đến 04 năm  
Trên 04 năm  
55  
88  
42  
27,9  
44,7  
21,3  
Cộng  
197  
Tần suất  
37  
100,0  
Tỷ lệ (%)  
18,8  
Tần suất truy cập Phần mềm  
Dưới 10 lần/năm  
Từ 10 – 20 lần/năm  
Trên 20 lần/năm  
78  
82  
39,6  
41,6  
Cộng  
197  
100,0  
(Nguồn: Kết quả từ số liệu phỏng vấn trực tiếp 197 đơn vị đại diện các đơn vị công lập  
trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2020)  
109  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
dụng phần mềm QLTSNN giải thích  
được 65,038% sự biến thiên của các biến  
quan sát.  
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám  
phá  
4.2.1. Kiểm định tính thích hợp của  
EFA  
4.2.3. Kết quả của mô hình EFA  
Qua kết quả kiểm định Bartlett và  
Theo Hair & ctg (1998,111), Factor  
KMO cho thang đo các nhân tố ảnh loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý  
hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm nghĩa thiết thực của EFA (ensuring  
QLTSNN với trị số Sig.= 0,000<0,05 và practical significance). Factor loading >  
trị số KMO>0,50. Do đó, có thể nhận 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu,  
định rằng thang đo các nhân tố ảnh hưởng Factor loading > 0,4 được xem là quan  
đến hiệu quả sử dụng phần mềm trọng, Factor loading ≥ 0,5 được xem là  
QLTSNN là phù hợp để phân tích EFA.  
có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg  
(1998,111) cũng đề xuất như sau: nếu  
chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì  
cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu  
cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu  
chuẩn Factor loading > 0,55 (thường có  
thể chọn 0,5), nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì  
Factor loading phải > 0,75.  
4.2.2. Kiểm định mức độ giải thích  
của các biến quan sát đối với nhân tố  
Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, trị  
số phương sai trích là 72,427%, điều này  
có nghĩa là các biến quan sát giải thích  
được 72,427% sự thay đổi của biến phụ  
thuộc trong tổng thể. Ngoài ra, ta thấy cột  
giá trị Eigen có 06 dòng mà giá trị Eigen  
lớn hơn 1 cho thấy có 06 nhân tố ảnh  
hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN. Và điều này hoàn toàn phù  
hợp với giả thuyết ban đầu của nghiên  
cứu là có 06 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu  
quả sử dụng phần mềm QLTSN. Kết quả  
phân tích nhân tố khám phá EFA cho  
thấy trị số phương sai trích là 65,038%,  
điều này có nghĩa là biến Hiệu quả sử  
Kết quả khi thực hiện phân tích ma  
trận xoay nhân tố của thang đo các nhân  
tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần  
mềm QLTSNN cho thấy hệ số tải nhân tố  
của các biến quan sát đều thỏa tiêu chuẩn  
Factor loading và số nhân tố được tạo ra  
khi phân tích là 06 nhân tố đảm bảo yêu  
cầu để đưa vào mô hình nghiên cứu chính  
thức.  
110  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
Bảng 2. Ma trận xoay nhân tố của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả sử dụng  
phần mềm QLTSNN  
Hệ số tải nhân tố  
Các biến  
quan sát  
TN2  
1
2
3
4
5
6
0,819  
0,795  
0,790  
0,772  
0,723  
TN5  
TN1  
TN4  
TN3  
KT3  
KT5  
KT4  
KT1  
0,813  
0,787  
0,751  
0,735  
0,604  
KT2  
TT2  
TT1  
TT3  
TT4  
0,870  
0,850  
0,786  
0,778  
NL1  
NL4  
NL3  
NL5  
0,847  
0,775  
0,756  
0,693  
NCC5  
NCC4  
NCC1  
PM3  
PM2  
PM5  
PM4  
0,865  
0,803  
0,749  
0,786  
0,617  
0,616  
0,462  
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)  
Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố của thang đo Hiệu quả sử dụng phần mềm QLTSNN  
Hệ số tải nhân tố  
1
HQ2  
HQ4  
HQ1  
HQ3  
0,822  
0,816  
0,814  
0,773  
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)  
111  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
4.4. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố  
Bảng 4. Ma trận hệ số tương quan  
KT  
HQ  
1
TT  
PM  
TN  
NL  
NCC  
HQ  
TT  
PM  
TN  
NL  
NCC  
KT  
0,608** 0,657** 0,617** 0,707** 0,588** 0,698**  
0,608**  
1
0,364** 0,379** 0,519** 0,460** 0,452**  
0,488** 0,555** 0,347** 0,514**  
0,513** 0,358** 0,495**  
0,657** 0,364**  
1
0,617** 0,379** 0,488**  
0,707** 0,519** 0,555** 0,513**  
0,588** 0,460** 0,347** 0,358** 0,465**  
0,698** 0,452** 0,514** 0,495** 0,463** 0,524**  
1
1
0,465** 0,463**  
1
0,524**  
1
(**) Tương qua Pearson có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01; N=197  
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)  
Kết quả phân tích tương quan cho  
thấy, hệ số tương quan của các biến độc  
lập đều cùng chiều với biến phụ thuộc và  
dao động từ 0,347 đến 0,707 thoả mãn  
điều kiện -1≤ r ≤ +1 đồng thời có mối  
quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ ở mức ý  
nghĩa α<0,01. Như vậy, tất cả các biến  
độc lập trong mô hình gồm TT, PM, TN,  
NL, NCC, KT và biến phụ thuộc HQ đều  
có tương quan với nhau nên có thể đưa  
tất cả các biến vào phân tích hồi quy  
tuyến tính bội.  
HQ = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +  
β4X4 + β5X5 + β6X6 + e  
Trong đó:  
- HQ: Hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN  
- X1 (Chất lượng thông tin); X2 (Chất  
lượng phần mềm); X3: (Tính năng của  
phần mềm); X4: (Nguồn nhân lực); X5  
(Nhà cung cấp phần mềm); X6 (Kiểm tra,  
giám sát).  
- βj: Hệ số hồi quy; e: Hệ số nhiễu  
4.5. Kết quả phân tích hồi quy  
tuyến tính  
Để kiểm định sự phù hợp giữa 6 nhân  
tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần  
mềm QLTSNN, hàm hồi quy tuyến tính  
với phương pháp đưa vào một lượt  
(Enter) được sử dụng. Hệ số hồi quy đã  
chuẩn hoá của nhân tố nào càng lớn thì  
mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả  
sử dụng phần mềm QLTSNN càng cao,  
nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hưởng  
thuận chiều và ngược lại.  
Trên cơ sở các kết quả phân tích nêu  
trên cho ta thấy có 06 nhân tố ảnh hưởng  
đến hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN là: Chất lượng thông tin; Chất  
lượng phần mềm; Tính năng của phần  
mềm; Nguồn nhân lực; Kiểm tra, giám  
sát. Do đó, phương trình hồi quy tuyến  
tính để đo lường các nhân tố ảnh hưởng  
đến hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN của các đơn vị công lập tại  
thành phố Cần Thơ có dạng sau:  
112  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
phần mềm SPSS 22.0 cho ra kết quả ước  
lượng mô hình hồi quy thể hiện ở bảng  
sau:  
Kết quả ước lượng mô hình:  
Tác giả đưa dữ liệu của 6 nhóm nhân  
tố độc lập vào phân tích hồi quy bằng  
Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy  
Mức ý  
nghĩa  
0,002  
0,000  
0,000  
0,001  
0,000  
0,002  
0,000  
Giá trị  
thống kê t  
3,105  
Tỷ trọng  
Thứ tự ảnh  
hưởng  
Mô hình  
Hệ số hồi quy  
%
Hằng số  
TT  
PM  
TN  
NL  
-0,537***  
0,141***  
0,231***  
0,143***  
0,235***  
0,124***  
0,241***  
5
3
4
2
6
1
3,900  
4,507  
3,391  
4,978  
3,069  
5,345  
12,65  
20,72  
12,82  
21,08  
11,12  
21,61  
1
NCC  
KT  
Hệ số R2 = 0,764  
Durbin-Watson (d) = 1,288  
F = 102,650 và Sig. của kiểm định F = 0,000b  
***: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.  
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)  
Kết quả chỉ ra rằng, các biến đưa vào  
Từ kết quả ở Bảng 7, kiểm định  
mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức Durbin- Watson ta có: 1< d =1,288 < 3  
1%, R2 = 0,764 có nghĩa là mô hình hồi như vậy ta có thể kết luận các phần dư là  
quy tuyến tính này phù hợp với dữ liệu ở độc lập với nhau và tính độc lập của phần  
mức 76,4%. Nói cách khác, 76,4% biến dư đã được bảo đảm (Hoàng Trọng và  
thiên của biến phụ thuộc được giải thích Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).  
bởi các biến độc lập, còn 23,6% còn lại  
Ta thấy hệ số Sig. của tất cả các nhân  
là do sai số ngẫu nhiên và do có thể có  
tố trong mô hình đều có giá trị < 0,05. Do  
biến độc lập khác giải thích cho biến phụ  
đó, 06 biến độc lập: Chất lượng thông tin  
thuộc mà chưa được đưa vào mô hình  
(X1), Chất lượng phần mềm (X2), Tính  
năng của phần mềm (X3), Nguồn nhân  
nghiên cứu.  
Kiểm định F = 102,650 được sử dụng lực (X4), Nhà cung cấp phần mềm (X5),  
để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi Kiểm tra, giám sát (X6) đều tương quan  
quy. Sig. của kiểm định F = 0,000 < 0,05, có ý nghĩa với biến phụ thuộc Hiệu quả  
ta kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội sử dụng phần mềm QLTSNN trong các  
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng đơn vị công lập với độ tin cậy là 95%.  
được.  
113  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
Qua nghiên cứu, phương trình hồi quy Nguồn nhân lực; Nhà cung cấp phần  
bội thể hiện mối quan hệ giữa các nhân mềm đều có ảnh hưởng cùng chiều đến  
tố và hiệu quả sử dụng phần mềm biến phụ thuộc là hiệu quả sử dụng phần  
QLTSNN dựa vào hệ số hồi quy chuẩn mềm QLTSNN của các đơn vị công lập  
hóa β:  
tại thành phố Cần Thơ.  
Từ những vấn đề trên, tác giả đưa ra  
Hiệu quả sử dụng phần mềm  
QLTSNN = - 0,537 + 0,141* Chất lượng hàm ý quản trị nhằm mục đích nâng cao  
thông tin + 0,231* Chất lượng phần mềm hiệu quả sử dụng phần mềm QLTSNN  
+ 0,143* Tính năng của phần mềm + của các đơn vị công lập tại thành phố Cần  
0,235 * Nguồn nhân lực + 0,124 *Nhà Thơ.  
cung cấp phần mềm + 0,241 *Kiểm tra,  
giám sát  
Quan tâm và chú trọng công tác kiểm  
tra, giám sát: Cơ quan có nhiệm vụ quản  
Để xác định tỷ trọng % của các biến, lý tài sản công cần thường xuyên hoặc  
tác giả cộng giá trị các biến lại với nhau, đột xuất kiểm tra, giám sát việc cập nhật  
sau đó lấy giá trị từng biến chia lại cho cơ sở dữ liệu trên phần mềm QLTSNN,  
giá trị tổng. Đóng góp của từng biến theo đảm bảo các thông tin đối chiếu trên phần  
thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: Biến mềm, sổ sách kế toán và thực tế là chính  
X6 đóng góp 21,61%; Biến X4 đóng góp xác, trung thực và đáng tin cậy. Đây cũng  
21,08%; Biến X2 đóng góp 20,72%; Biến là một trong các tiêu chí đánh giá, chấm  
X3 đóng góp 12,82%; Biến X1 đóng góp điểm thi đua hàng năm của các đơn vị.  
12,65%; và Biến X5 đóng góp 11,12%.  
Qua đó đảm bảo được chất lượng thông  
tin đã cập nhật trên phần mềm QLTSNN  
là đáng tin cậy.  
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN  
TRỊ  
Nâng cao chất lượng nguồn nhân  
lực: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân  
lực các đơn vị cần chú trọng đến năng lực  
của người sử dụng phần mềm thông qua  
việc thường xuyên nâng cao trình độ  
trình độ chuyên môn, sự hiểu biết được  
tích lũy qua tham gia các lớp tập huấn về  
phần mềm, cập nhật kiến thức chuyên  
môn phục vụ quá trình công tác. Quy  
định trách nhiệm cụ thể đối tượng được  
giao quyền truy cập, cập nhật tài sản công  
trên phần mềm nhằm tránh tình trạng cập  
nhật thông tin chậm trễ hoặc không đúng  
so với giá trị sổ sách, chứng từ và thực tế  
tài sản công tại đơn vị.  
Với số mẫu thu thập được là 197 phiếu  
phỏng vấn, tác giả đã sử dụng phần mềm  
thống kê SPSS 22.0 để xử lý dữ liệu thu  
thập được. Các thang đo được đánh giá  
sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s  
Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân  
tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân  
tích, mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu  
được hiệu chỉnh tác giả đưa các nhân tố  
của mô hình nghiên cứu đã được điều  
chỉnh vào phân tích hồi quy tuyến tính và  
kiểm định sự phù hợp của mô hình. Qua  
kết quả phân tích hồi quy cả 06 biến độc  
lập là Chất lượng thông tin; Chất lượng  
phần mềm; Tính năng của phần mềm;  
114  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
tin được trích xuất từ phần mềm đảm bảo  
Nâng cao chất lượng phần mềm  
Quản lý tài sản nhà nước: Để nâng cao đáp ứng mọi yêu cầu của người sử dụng  
chất lượng phần mềm QLTSNN thì ngoài về mức độ chi tiết của thông tin (tên tài  
việc hoàn thiện các tính năng của phần sản, cấu hình, đơn vị cung cấp, số  
mềm QLTSNN, thì nhà cung cấp nhần lượng…)  
mềm cần thực hiện tốt khả tích hợp, liên  
kết phần mềm QLTSNN và phần mềm kế  
toán, đồng thời hỗ trợ đổ dữ liệu từ phần  
Tạo mối quan hệ giữa đơn vị và nhà  
cung cấp phần mềm: Trong quá trình sử  
dụng phần mềm QLTSNN giữa đơn vị và  
mềm kế toán sang phần mềm QLTSNN  
nhà cung cấp phần mềm phải tạo mối  
nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của  
quan hệ với nhau và phối hợp nhịp nhàng  
người sử dụng phần mềm. Nâng cao  
nhằm hỗ trợ nhau trong công tác quản lý  
quyền truy cập và liệt kê lịch sử truy cập  
tài sản công tại đơn vị và phát triển tốt  
phần mềm theo yêu cầu quản lý của Thủ  
phần mềm, cải thiện những mặt chưa đạt  
trưởng đơn vị. Thông qua lịch sử truy cập  
được của phần mềm.  
phần mềm, Thủ trưởng đơn vị có thể biết  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
kiểm soát việc người được phân quyền  
truy cập, quản lý, sử dụng phần mềm có  
thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ  
được phân công.  
1. Bộ Tài chính, 2018. Thông tư số  
67/2018/TT-BTC, ngày 06 tháng 8 năm  
2018 “hướng dẫn việc quản lý, vận  
hành, trao đổi và khai thác thông tin  
trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản  
công.  
Hoàn thiện các tính năng của phần  
mềm Quản lý tài sản nhà nước: Để đáp  
ứng nhu cầu ngày càng cao của các đơn  
vị thì nhà cung cấp Phần mềm cần phải  
nghiên cứu, cải thiện các tính năng của  
phần mềm sao cho đạt được độ tin cậy và  
tính chính xác để người sử dụng yên tâm  
trong quá trình sử dụng. Để nâng cao tính  
bảo mật và an toàn của phần mềm thì lãnh  
đạo đơn vị cần phân quyền truy cập cho  
một đến hai đối tượng sử dụng, thao tác  
trên phần mềm, tránh trường hợp để  
thông tin đăng nhập và mật khẩu cho  
nhiều người biết, gây xáo trộn, ảnh  
hưởng đến tính bảo mật và an toàn của  
phần mềm.  
2. Chính phủ, 2019. Nghị định số  
63/2019/NĐ-CP, ngày 11 tháng 7 năm  
2019 “quy định xử phạt vi phạm hành  
chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài  
sản công; thực hành tiết kiệm, chống  
lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà  
nước”.  
chuẩn, định mức sử dụng tài sản công  
những vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính.  
Số 702. 13-16.  
4. Đinh Phi Hổ, 2014. Phương Pháp  
Nghiên Cứu Kinh Tế & Viết Luận Văn  
Thạc Sĩ. Nhà xuất bản Phương Đông,  
Hồ Chí Minh.  
Nâng cao chất lượng thông tin: Tất  
cả dữ liệu được nhập và xử lý trên phần  
mềm phải đảm bảo trích xuất đúng với  
biểu mẫu theo quy định hiện hành. Thông  
115  
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô  
Số 10 - 2020  
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn  
Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu  
nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản  
Hồng Đức, tập 1&2, Hồ Chí Minh.  
7. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị  
Mai Trang, 2009. Nghiên cứu khoa học  
trong Quản Trị Kinh Doanh. Nhà xuất  
bản Thống Kê, Hà Nội.  
6. Nguyễn Thị Phương Hảo, 2019.  
Ứng dụng công nghệ thông tin trong  
quản lý, sử dụng tài sản công: Thực  
8. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương  
pháp nghiên cứu khoa học trong kinh  
doanh thiết kế và thực hiện. Nhà xuất  
trạng và giải pháp. Tạp chí Tài chính. S bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.  
702. 17-21.  
FACTORS AFFECTING EFFICIENCY OF STATE ASSET  
MANAGEMENT SOFTWARE OF PUBLIC UNITS  
IN CAN THO CITY  
Vu Thanh Hoa1*, Nguyen Thien Phong2,  
Huynh Thi Cam Tho2 and Bui Tuan Cuong3  
1Can Tho City Department of Finance  
2Faculty of Accounting - Finance and Banking, Tay Do University  
3Department of Finance and Planning, Can Tho Vocational College  
(*Email: vtthoa@cantho.gov.vn)  
ABSTRACT  
The aim of this study was to identify and measure the impact of factors on the efficiency of  
using State Asset Management software of public units in Can Tho city. Data was collected  
through 206 observations and 35 observed independent and dependent variables were  
identified based on previous studies with adjusment to suit the research. Results of EFA  
exploratory factor analysis, estimation by multiple regression analysis showed that all six  
factors had influenced on the efficiency of using State Asset Management software:  
Inspection and supervision; Human Resource; Software Quality; Software Feature; Quality  
of information and Software Provider. Based on the results, administrative implications were  
proposed to improve the efficiency of using the State Asset Management software in public  
units in Can Tho City.  
Keywords: Can Tho city, management software, public assets, public units  
116  
pdf 18 trang Thùy Anh 18/05/2022 1300
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tài sản Nhà nước của các đơn vị công lập tại Thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_su_dung_phan_mem_quan_ly_tai.pdf