Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Kinh tế & Chính sách  
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI  
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA  
Đỗ Đình Hiệu1,2, Đỗ Thị Tám2, Phạm Anh Tuấn3, Nguyễn Thị Hồng Hạnh3, Nguyễn Bá Long4  
1Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Thanh Hóa  
2Học viện Nông nghiệp Việt Nam  
3Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội  
4Trường Đại học Lâm nghiệp  
TÓM TẮT  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất (TCĐĐ) là thành phần quan trọng của chỉ số năng lực cạnh tranh  
cấp tỉnh. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để khắc phục những khó khăn trong TCĐĐ của các  
doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, thu thập số liệu thứ cấp;  
phân tích thống kê, so sánh; tham vấn doanh nghiệp. Kết quả cho thấy TCĐĐ trong giai đoạn 2005-2019 được tính  
toán với các tiêu chí khác nhau theo 4 giai đoạn. Từ 2017-2019 TCĐĐ được đánh giá qua 11 tiêu chí và có xu hướng  
giảm. Từ 2013-2016 TCĐĐ được đánh giá qua 8 tiêu chí và có xu hướng giảm liên tục và rất rõ rệt. Từ 2009-2012  
TCĐĐ được đánh giá qua 6 tiêu chí và tăng giảm không theo quy luật. Năm 2005 TCĐĐ được đánh giá qua 12 tiêu  
chí và giảm còn 5 tiêu chí năm 2008. Khó khăn trong TCĐĐ của doanh nghiệp là sự chồng chéo giữa các loại hình  
quy hoạch; việc điều chỉnh và công khai quy hoạch; sự chồng chéo của các quy định pháp luật liên quan đến TCĐĐ;  
thỏa thuận với chủ sử dụng đất khi thu hồi đất; việc áp mức giá thuê đất và bồi thường về đất cao tại các vùng kinh  
tế khó khăn và những nội dung có liên quan đến lĩnh vực pháp luật đất đai trong Hiệp định Đối tác toàn diện và  
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Để khắc phục khó khăn trong TCĐĐ của các doanh nghiệp cần thực hiện giải  
pháp về chính sách và giải pháp liên quan đến các thủ tục hành chính trong TCĐĐ.  
Từ khóa: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hiệu quả quản lí nhà nước về đất đai, tiếp cận đất đai,  
tỉnh Thanh Hóa.  
ngày 05/03/2019; Chỉ thị 01/CT-TTg ngày  
03/01/2018.  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Đất đai là một trong các yếu tố đầu vào quan  
trọng và có thể vốn hóa tạo nên nguồn lực tài  
chính phục vụ cho đầu tư phát triển. Tiếp cận  
đất đai (TCĐĐ) và duy trì sự ổn định trong quá  
trình sử dụng đất (SDĐ) là điều kiện quan trọng  
để doanh nghiệp (DN) phát triển nhưng đó cũng  
là lĩnh vực phát sinh nhiều vướng mắc. TCĐĐ  
và sự ổn định trong SDĐ là một trong 10 chỉ số  
thành phần đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh  
cấp tỉnh (PCI) – một chỉ số quan trọng trong  
việc đánh giá năng lực cạnh tranh và khả năng  
thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh (PCI, 2020),  
phản ánh hai khía cạnh mà doanh nghiệp quan  
tâm, đó là việc tiếp cận đất đai có dễ dàng hay  
không và sự bảo đảm về tính ổn định trong quá  
trình SDĐ. Nhằm tạo điều kiện để DN tháo gỡ  
khó khăn trong TCĐĐ, Đảng và Nhà nước ta đã  
ban hành một số chính sách liên quan đến đất  
đai: Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31-10-  
2012, Luật Đất đai năm 2013, Nghị quyết  
35/NQ-CP ngày 16/5/2016; Chỉ thị số 26/CT-  
TTG ngày 6/6/2017; Chỉ thị số 07/CT-TTg  
Tại tỉnh Thanh Hóa, tỉnh ủy, HĐND, UBND  
tỉnh đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ  
DN trong TCĐĐ. Nhờ đó 4 năm liên tiếp chỉ số  
PCI tăng từ 31/63 (năm 2016) lên 24/63 (năm  
2019). Tuy nhiên, chỉ số TCĐĐ diễn biến phức  
tạp; tăng từ 5,47 năm 2016 lên 6,96 năm 2017,  
sau đó lại giảm liên tiếp 02 năm xuống còn 6,22  
năm 2018 và 6,23 năm 2019. Thực tế cho thấy  
việc tiếp cận nguồn lực đất đai vẫn đang là nút  
thắt trong bài toán phát triển của DN. Bài viết  
này nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải  
pháp để khắc phục những khó khăn trong  
TCĐĐ của các DN tại tỉnh Thanh Hóa.  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Các nội dung nghiên cứu: (i) Thực trạng hoạt  
động của các DN tại tỉnh Thanh Hóa; (ii) Khả  
năng TCĐĐ của các DN tại tỉnh Thanh Hóa;  
(iii) Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng TCĐĐ  
của các DN.  
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu  
sử dụng phương pháp tiếp cận từ tổng quát tới  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
165  
Kinh tế & Chính sách  
chi tiết để nhìn nhận và phân tích khả năng  
TCĐĐ của các DN trong mối quan hệ tổng thể.  
Tiếp cận hệ thống từ lý luận tới thực tiễn; từ  
chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thực  
hiện chính sách, pháp luật. Từ đó đánh giá thực  
trạng, so sánh luận giải các vấn đề và đề xuất  
giải pháp nâng cao khả năng TCĐĐ của các DN.  
Quảng Ngãi. Chỉ số phát triển doanh thu giai  
đoạn 2016-2018 so với giai đoạn 2011-2015  
đứng thứ 3 trong vùng, sau Hà Tĩnh và Quảng  
Nam. Thu nhập bình quân hàng năm của người  
lao động làm việc trong khu vực DN giai đoạn  
2011 - 2015 đạt 3,576 triệu đồng và tiếp tục tăng  
dần trong năm 2016, 2017, 2018 (Bộ Kế hoạch  
và Đầu tư, 2020).  
- Số liệu thứ cấp được về thực trạng TCĐĐ  
của các DN, các văn bản pháp quy, số liệu thống  
kê được thu thập từ các Sở, Ban ngành trong  
tỉnh Thanh Hóa, từ các nghiên cứu đã có từ  
trước, từ các cơ quan Trung Ương và truy cập  
các hệ cơ sở dữ liệu toàn văn. Phân loại, xác  
định giá trị tài liệu, số liệu, mức độ tin cậy và  
tiến hành tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh.  
Tham vấn ý kiến DN về các giải pháp nâng cao  
khả năng TCĐĐ của các DN.  
3.2. Khả năng tiếp cận đất đai của các doanh  
nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa  
3.2.1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến  
hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai  
Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính  
sách hỗ trợ cho DN như: Luật DN 2014; Luật  
Đầu tư 2014; Nghị quyết số 35/NQ-CP. UBND  
tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 61/KH-  
UBND ngày 19/3/2018. Theo đó, công tác quản  
lý đất đai đã có nhiều điều chỉnh theo hướng tạo  
điều kiện thuận lợi hơn cho DN, cụ thể như việc  
Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và  
Kế hoạch SDĐ kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh  
Thanh Hóa và của các huyện, thị xã, thành phố  
làm cơ sở giao đất, cho thuê đất theo quy định  
của pháp luật. Công văn số 288/STNMT- VP  
Ngày 12/01/2018 của Sở Tài nguyên và Môi  
trường về thực hiện giảm thời gian giải quyết  
thủ tục hành chính (TTHC). Kiểm tra, thanh tra  
xử lý người đứng đầu của cơ quan đơn vị để xảy  
ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển  
mục đích, SDĐ trái phép, giao đất không đúng  
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Rà  
soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc  
lập bản đồ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp  
giấy chứng nhận (GCN), xây dựng cơ sở dữ liệu  
đất đai đối với các công ty nông, lâm nghiệp  
theo Nghị số 118/2014/NĐ-CP, Nghị định  
118/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định  
số 3685/QĐ-UBND ngày 26/9/2016, Quyết  
định số 4689/QĐ-UBND ngày 02/12/2016 của  
UBND tỉnh Thanh Hóa. Triển khai thực hiện  
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 90 xã, thị trấn.  
Kiện toàn hệ thống trung tâm phát triển quỹ đất  
theo Kế hoạch số 165/KH-UBND. Hội nghị  
Chủ tịch tỉnh tiếp DN được thực hiện định kỳ  
hàng tháng cũng là một giải pháp thiết thực,  
hiệu quả nhằm hỗ trợ các DN trong việc TCĐĐ.  
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  
3.1. Thực trạng hoạt động của các doanh  
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa  
Định hướng hoạt động của DN trên địa bàn  
tỉnh Thanh Hóa luôn gắn với mục tiêu phát triển  
kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Đến cuối năm  
2018 toàn tỉnh có 13.275 DN hoạt động. Nộp  
ngân sách của khu vực DN đạt 5.393 tỷ đồng,  
chiếm 36,5% tổng thu nội địa. Có 512 DN hoạt  
động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy  
sản, chiếm 6,6%; 2.957 DN hoạt động trong lĩnh  
vực công nghiệp - xây dựng, chiếm 38,4% và  
4.250 DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ,  
chiếm 55%. Loại hình công ty TNHH chiếm  
59,1%; công ty cổ phần chiếm 27,9%; DN tư  
nhân chiếm 13%. Có 7.641 DN dân doanh,  
chiếm 99%; 34 DN có vốn đầu tư nước ngoài  
(FDI), chiếm 0,4% và 44 DN nhà nước, chiếm  
0,6%. Số lượng DN thành lập mới trong giai  
đoạn 2011-2019 là tại tỉnh Thanh Hóa là 13.014  
(chiếm tới 98,03% tổng số DN). Các chỉ tiêu về  
tổng vốn đăng ký DN, vốn điều lệ và số lao động  
trong các DN thành lập mới đều tăng (Cục  
Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019, Sở Kế hoạch  
và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, 2019).  
Doanh thu thuần của DN tại tỉnh Thanh Hóa  
tăng dần qua các năm (bảng 1). Giai đoạn 2011-  
2015, doanh thu thuần của DN tại Thanh Hóa  
xếp vị trí thứ 3 trong vùng, sau Đà Nẵng và  
166  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
Kinh tế & Chính sách  
Bảng 1. Doanh thu thuần của các doanh nghiệpvà thu nhập của người lao động  
trong các doanh nghiệp vùng Duyên hải miền trung  
Doanh thu thuần của doanh nghiệp  
Thu nhập của người lao động  
Doanh thu (tỉ đồng)  
Chỉ số phát triển (%)  
Thu nhập (1000 đồng/tháng) Chỉ số phát triển (%)  
Địa phương  
Giai đoạn  
2011-2015  
2016-2017/ 2016-2018/  
Giai đoạn  
2011-2015  
Năm  
2017  
Năm  
2018  
2016-2017/ 2016-2018/  
2011-2015 2011-2015  
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018  
Năm 2016  
2011-2015  
2011-2015  
Vùng Duyên hải  
miền Trung  
1.037.210 1.407.160 1.513.980 1.804.867  
140,8  
151,8  
4.287  
5.521  
5.953  
6.317  
133,8  
138,5  
Thanh Hoá  
102.796  
159.795  
175.212  
199.763  
162,9  
173,4  
3.576  
4.805  
4.910  
5.096  
135,9  
138,3  
Nghệ An  
101.381  
142.853  
159.986  
194.588  
149,4  
163,6  
4.073  
5.366  
5.534  
5.727  
133,8  
136,2  
Hà Tĩnh  
39.127  
29.400  
29.923  
49.473  
169.299  
49.861  
37.256  
35.044  
65.319  
252.823  
70.822  
42.337  
32.839  
71.732  
281.478  
124.727  
59.873  
35.404  
82.230  
299.544  
154,2  
135,4  
113,4  
138,5  
157,8  
207,9  
158,1  
115,1  
147,7  
164,2  
4.287  
3.873  
4.100  
3.964  
5.014  
5.893  
4.924  
5.204  
4.850  
6.619  
6.130  
5.208  
5.721  
5.456  
7.242  
6.507  
5.618  
5.722  
5.756  
7.651  
141,8  
130,8  
133,2  
130,0  
138,2  
144,2  
135,7  
135,4  
135,3  
142,9  
Quảng Bình  
Quảng Trị  
Thừa Thiên Huế  
Đà Nẵng  
Quảng Nam  
Quảng Ngãi  
Bình Định  
Phú Yên  
76.623  
170.779  
79.206  
28.862  
168.771  
131.436  
95.463  
32.047  
157.439  
147.564  
94.623  
32.419  
185.580  
191.391  
109.355  
35.747  
212,9  
81,7  
222,6  
91,8  
4.228  
5.349  
3.976  
3.376  
5.186  
7.356  
4.994  
4.782  
5.578  
7.864  
5.423  
5.416  
6.084  
8.172  
5.748  
5.484  
127,3  
142,3  
131,0  
151,0  
133,2  
146,3  
135,6  
155,1  
120,0  
111,7  
126,0  
115,7  
Khánh Hòa  
Ninh Thuận  
98.790  
15.991  
138.336  
19.178  
153.908  
21.208  
178.154  
24.011  
147,9  
126,3  
158,5  
134,2  
4.826  
4.484  
5.669  
5.635  
6.557  
5.744  
7.418  
6.587  
125,9  
126,9  
135,9  
133,6  
Bình Thuận  
45.560  
78.977  
72.413  
84.500  
166,1  
172,6  
3.939  
4.628  
5.348  
5.936  
126,7  
134,9  
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020; Tổng cục Thống kê, 2020.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
167  
Kinh tế & Chính sách  
3.2.2. Thực trạng tiếp cận đất đai của các  
doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa  
PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng  
điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong  
việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho  
sự phát triển của DN. Năm 2005, PCI gồm 9 chỉ  
số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải khá  
nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các  
tỉnh của Việt Nam. Năm 2006 có thêm hai chỉ  
số thành phần mới được đưa vào. Từ năm 2009,  
PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần như trong  
bảng 2 (PCI, 2020).  
Bảng 2. Các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2019  
2019  
Năm  
2006 2007 2008 2009 2010 2011  
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018  
Gia nhập  
thị trường  
7,83  
8,30  
7,77  
7,98  
6,55  
8,48  
5,87  
8,85 8,71 8,44 8,07 8,30 6,93 7,69  
Tiếp cận đất đai  
Tính minh bạch  
Chi phí thời gian  
5,95  
4,63  
4,73  
6,49  
5,99  
6,12  
6,67  
5,54  
5,92  
6,79  
5,75  
7,13  
6,34  
5,48  
6,59  
5,75  
5,95  
7,70  
6,37  
5,87  
6,35  
6,88 5,79 5,74 5,47 6,96 6,22 6,23  
5,95 6,15 6,70 6,43 6,36 6,21 6,91  
5,92 6,79 5,92 5,35 6,23 6,30 6,43  
Chi phí không  
chính thức  
Cạnh tranh  
bình đẳng  
5,24  
6,15  
6,47  
4,93  
5,64  
5,27  
5,75  
6,04 5,32 4,74 4,65 4,57 4,96 6,17  
N/A  
3,11  
4,61  
N/A  
4,32  
4,62  
N/A  
4,83  
7,92  
N/A  
3,78  
6,61  
N/A  
4,42  
6,08  
N/A  
4,65  
4,84  
N/A  
4,17  
5,51  
3,98 4,03 3,44 3,12 4,61 4,72 4,81  
5,58 5,58 4,32 4,65 5,57 5,88 5,94  
6,27 5,82 6,06 6,19 6,72 7,37 6,87  
Tính năng động  
Dịch vụ hỗ trợ  
Doanh nghiệp  
Đào tạo lao động  
Thiết chế pháp lý  
PCI  
3,73  
3,53  
4,02  
4,58  
2,45  
3,34  
4,48  
5,50  
4,96  
4,20  
5,07  
6,23  
4,95  
4,42  
6,30 6,30 6,82 6,33 6,51 6,88 6,71  
5,82 6,01 5,83 5,35 5,74 6,06 5,84  
45,29 52,82 46,22 57,32 55,68 60,62 55,11 61,59 60,33 60,74 58,54 62,46 63,94 65,64  
55 37 52 39 44 24 44 12 10 31 28 25 24  
Xếp hạng chung  
8
7.05  
6.85  
6.65  
6.45  
6.25  
6.05  
5.85  
5.65  
5.45  
5.25  
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019  
Hình 1. Chỉ số tiếp cận đất đai của  
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2019  
Hình 2. Chỉ số tiếp cận đất đai của Thanh Hóa  
và một số tỉnh giai đoạn 2006-2019  
TCĐĐ và sự ổn định trong SDĐ là 01 trong  
10 chỉ số thành phần của PCI, phản ánh chất  
lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về  
đất đai của các tỉnh nhằm xây dựng môi trường  
thuận lợi cho sự phát triển DN. Chỉ số này được  
đánh giá dưới hai góc độ. Thứ nhất, ghi nhận  
những khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng sản xuất  
kinh doanh phù hợp. Tiêu chí này được tính toán  
căn cứ vào tình trạng DN có GCNQSDĐ hay  
không, có đủ mặt bằng để đáp ứng nhu cầu mở  
rộng mặt bằng hay không, mức giá thực chất tại  
các địa phương trong mối tương quan giữa nhu  
cầu và quỹ đất của địa phương và chất lượng  
thực hiện TTHC về đất đai. Thứ hai, đánh giá  
các chính sách liên quan đến đất đai có tạo ra  
“sự ổn định trong SDĐ”, liệu DN có cảm thấy  
an tâm đối với các QSDĐ không? Khi DN yên  
tâm về tính ổn định của mặt bằng sản xuất, họ  
168  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
Kinh tế & Chính sách  
sẽ tự tin đầu tư lâu dài trên mặt bằng đó. Chỉ số  
này đánh giá rủi ro bị thu hồi mặt bằng và mức  
giá đền bù thỏa đáng trong trường hợp bị thu  
hồi.  
Giai đoạn 2013-2016: TCĐĐ được đánh giá  
thông qua 8 tiêu chí (bảng 4) và có xu hướng  
giảm liên tục và rất rõ rệt từ 6,88 điểm năm 2013  
giảm xuống còn 5,47 điểm năm 2016. Trong đó  
tiêu chí DN ngoài quốc doanh không gặp cản trở  
về TCĐĐ hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh  
đã giảm từ 39,84% năm 2016 xuống còn  
23,16% năm 2016; DN có nhu cầu được cấp  
GCNQSDĐ nhưng không có do TTHC rườm  
rà/lo ngại cán bộ nhũng nhiễu đã tăng từ 17,73%  
lên 28,26%.  
Giai đoạn 2009-2012: TCĐĐ được đánh giá  
thông qua 6 tiêu chí (bảng 5) và có xu hướng  
tăng giảm không theo quy luật. Năm 2009  
TCĐĐ khá cao (từ 6,79 điểm) giảm rất mạnh  
xuống còn 5,75 điểm năm 2011, sau đó lại tăng  
lên tới 6,37 điểm năm 2012. Nhìn chung giai  
đoạn này các tiêu chí thành phần của chỉ số  
TCĐĐ biến động không nhiều.  
Giai đoạn 2005-2008: Đây là giai đoạn đầu  
thực hiện tính toán chỉ số TCĐĐ. Các tiêu chí  
thành phần của chỉ số TCĐĐ thay đổi từ 12 tiêu  
chí năm 2005 còn 5 tiêu chí năm 2008 (bảng 6 -  
9). Chỉ có duy nhất 1 tiêu chí: DN có  
GCNQSDĐ của năm 2005 còn giữ lại, 11 tiêu  
chí còn lại đã được thay thế bằng các tiêu chí  
khác phù hợp hơn.  
Xét về thời gian, kể từ lần đầu tiên đề cập đến  
TCĐĐ năm 2005 đến nay các tiêu chí thành  
phần để đánh giá chỉ số TCĐĐ và sự ổn định  
trong SDĐ thay đổi nhiều lần nên việc so sánh  
chỉ số này qua các giai đoạn gặp nhiều khó khăn.  
Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa trong các  
bảng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, hình 1 và hình 2 cho thấy:  
Giai đoạn 2017-2019: TCĐĐ được đánh giá  
thông qua 11 tiêu chí (bảng 3) và có xu hướng  
giảm. Năm 2017 chỉ số TCĐĐ là 6,96 điểm, cao  
nhất trong tất cả các năm. Năm 2018 chỉ số  
TCĐĐ là 6,22 điểm, xếp thứ 44/63 tỉnh, thành  
phố. Năm 2019, chỉ số TCĐĐ tăng 0,01 điểm,  
nhưng lại giảm tới 12 bậc so với năm 2018 (6,23  
điểm, xếp thứ 56/63 tỉnh/thành phố), nguyên  
nhân chủ yếu do tỉnh Thanh Hóa không cải thiện  
so với chính mình, trong khi các địa phương  
khác có cải thiện. Đáng chú ý nhất là tiêu chí số  
11. Không có GCNQSDĐ do lo ngại TTHC  
rườm rà/cán bộ nhũng nhiễu đã tăng từ 6,06 năm  
2017 lên 19% năm 2019. Và tiêu chí số 1. Tỉ lệ  
DN có mặt bằng kinh doanh và có GCNQSDĐ  
đã giảm từ 67,69% năm 2017 xuống còn 39%  
năm 2019.  
Bảng 3. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2019  
Năm  
2019  
Năm  
2018  
Năm  
2017  
STT  
Tiêu chí thành phần  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
6,23  
39  
6,22  
45,21  
30,00  
1,65  
6,96  
67,69  
30,00  
1,42  
1
2
3
4
5
6
7
Tỉ lệ DN có mặt bằng kinh doanh và có GCNQSDĐ (%)  
Số ngày chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ (trung vị)  
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao; 5: rất thấp)  
DN không gặp cản trở về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh (%)  
Khó khăn về thiếu quỹ đất sạch (%)  
30  
1,67  
31  
41,18  
16,67  
20,00  
38,33  
16,67  
15,71  
20,00  
35,71  
13  
Giải phóng mặt bằng chậm (%)  
23  
Việc cung cấp thông tin về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng (%)  
26  
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng  
(% luôn luôn/nhiều khả năng)  
8
33  
47,27  
41,79  
9
Thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với thay đổi giá thị trường (% đồng ý)  
DN thực hiện TTHC đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp khó khăn (%)  
Không có GCNQSDĐ do lo ngại TTHC rườm rà/cán bộ nhũng nhiễu (%)  
78  
23  
19  
79,34  
13,04  
14,04  
79,57  
34,88  
6,06  
10  
11  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
169  
Kinh tế & Chính sách  
Bảng 4. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2016  
STT  
Tiêu chí thành phần  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
% DN có mặt bằng kinh doanh (vốn là tài sản của cá nhân/gia đình hoặc  
2016  
5,47  
2015  
5,74  
2014  
5,79  
2013  
6,88  
1
do nhà nước giao, có thu tiền SDĐ hoặc DN nhận chuyển nhượng QSDĐ) 63,41 50,68 50,59 65,48  
và có GCNQSDĐ  
2
3
% diện tích đất trong tỉnh có GCNQSDĐ (Bộ TN&MT) (%)  
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp)  
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc  
thường xuyên)  
Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường  
(% đồng ý)  
DN ngoài quốc doanh không gặp cản trở về TCĐĐ hoặc mở rộng mặt bằng  
kinh doanh (% đồng ý)  
% DN thực hiện các TTHC về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không  
gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục  
92,48 92,48 92,48 94,50  
1,85 2,33 2,27 2,95  
4
5
6
7
8
28,36 36,14 40,00 49,41  
61,02 79,84 75,61 79,39  
23,16 21,65 25,53 39,84  
33,33 32,56 36,67 37,93  
28,26 26,09 28,79 13,73  
% DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do TTHC rườm  
rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu  
Bảng 5. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2012  
STT  
Tiêu chí thành phần  
2012  
2011  
2010  
2009  
6,37  
5,75  
6,34  
6,79  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
1
2
3
% DN có GCNQSD đất  
Tỉ lệ diện tích đất trong tỉnh có GCNQSD đất chính thức (%)  
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp)  
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc  
thường xuyên)  
73,68 60,42 63,10 63,24  
94,16 92,07 98,31 96,06  
2,59  
2,55  
2,55  
2,35  
4
33,33 33,33 41,58 46,30  
Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường  
(% đồng ý),  
DN không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh  
5
6
70,00 70,37 71,67 75,00  
22,22 14,44 22,54 21,83  
Bảng 6. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa năm 2008  
Tiêu chí thành phần  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
STT  
2008  
6,67  
1
% diện tích đất có GCNQSD đất  
Tiếp cận đất đai  
95,14  
3,70  
2
3
4
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp)  
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên)  
DN đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (1: rất cao hoặc 5: rất thấp)  
Nếu hợp đồng cho thuê thay đổi, sẽ có cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng (% luôn  
luôn hoặc thường xuyên)  
2,01  
39,09  
2,98  
5
29,21  
Sự ổn định trong SDĐ  
2,97  
Bảng 7. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa năm 2007  
STT Tiêu chí thành phần  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
2007  
6,49  
79,57  
66,42  
21,74  
50,47  
86,95  
3,61  
1
2
3
4
5
% DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận  
% DN cho rằng thiếu mặt bằng kinh doanh hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của họ  
% DN thuê lại đất từ DNNN  
% DN đánh giá Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh là tốt hoặc rất tốt  
% diện tích đất có GCNQSD đất  
Tiếp cận đất đai  
6
7
8
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp)  
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên)  
DN đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (1: Rất cao hoặc 5: Rất thấp)  
Nếu hợp đồng cho thuê thay đổi, sẽ có cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng (% luôn luôn hoặc  
thường xuyên)  
3,86  
40,63  
2,83  
9
40,00  
2,88  
Tính ổn định trong SDĐ  
170  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
Kinh tế & Chính sách  
Bảng 8. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa năm 2006  
STT  
Tiêu chí thành phần  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
2006  
5,95  
1
2
3
4
% DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận  
% DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn  
% DN thuê lại đất từ DNNN  
Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt  
Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai (Dữ liệu mềm)  
% diện tích đất có GCNQSD đất  
56,30  
74,81  
16,39  
58,00  
4,99  
5
84,6  
Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai (Dữ liệu cứng)  
Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai  
8,74  
6,49  
Rủi ro đối với mặt bằng kinh doanh như có thể bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác  
(5: rất thấp)  
6
2,49  
7
8
9
Số tiền bồi thường sẽ ở mức thỏa đáng  
37,36  
2,85  
52,94  
78,06  
5,42  
Rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (5: rất thấp)  
Tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê  
Thời hạn thuê  
10  
Khía cạnh 2: Sự ổn định trong SDĐ  
Bảng 9. Chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Thanh Hóa năm 2005  
Tiêu chí thành phần  
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong SDĐ  
Văn phòng, cơ sở sản xuất chủ yếu của DN đặt ở địa điểm của một DNNN  
Chuyển đổi đất nông nghiệp cho sản xuất kinh doanh  
Có giấy chứng nhận QSDĐ  
Mở rộng sản xuất kinh doanh nếu có được mặt bằng dễ dàng hơn  
Giá đất VNĐ/ha  
Số DN hoạt động trên 1000 dân  
STT  
2005  
5,05  
6,35  
1
2
3
4
5
3,39  
90,24  
74,60  
5555  
0,19  
6
7
8
9
10  
11  
Tỷ lệ đất chưa sử dụng  
Giá đất thực chất (P/Q*R)  
Xây dựng KCN và cụm công nghiệp cho doanh nghiệp tư nhân  
Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp  
Khu công nghiệp dự kiến  
0,312  
9121,89  
20,63  
77  
2
Chất lượng chính sách Khu công nghiệp (J/100*K/100*L), nếu chưa có phê duyệt của Thủ tướng,  
tỉnh đó nhận điểm J  
12  
0,32  
Kết quả điều tra cho thấy DN đang gặp nhiều  
Từ số liệu thống kê về thực trạng chỉ số  
TCĐĐ của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2019  
và kết quả tham vấn ngẫu nhiên 60 DN về những  
khó khăn vướng mắc khi TCĐĐ cho thấy:  
khó khăn trong việc TCĐĐ, mở rộng mặt bằng  
kinh doanh. Đồng thời mức độ rủi ro bị thu hồi  
đất gia tăng. DN cho biết sau khi nhận chuyển  
nhượng quyền sử dụng đất, họ gặp phải rất  
nhiều phiền hà trong các thủ tục về bồi thường  
cho người dân hay các thủ tục quy định khác.  
Quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được nhu  
cầu phát triển của DN, nhiều lô đất xa cơ sở hạ  
tầng hiện có hoặc ở xã các địa điểm thuận tiện.  
Một số khu đất ở cạnh các cơ sở gây ô nhiễm  
hoặc quá gần các khu dân cư. Một số DN cho  
rằng việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai  
không thuận lợi, nhanh chóng.  
Về quy hoạch: Việc chồng chéo giữa các loại  
hình quy hoạch, việc thường xuyên điều chỉnh  
quy hoạch và việc chưa công khai đầy đủ các  
thông tin về phương án quy hoạch đã gây khó  
khăn cho việc TCĐĐ của các DN. Một số DN  
đã được cấp đất và đang triển khai xây dựng cơ  
sở hạ tầng cho dự án hoặc đang tiến hành sản  
xuất vẫn có khả năng bị thu hồi do khu vực đất  
được cấp vào vướng quy hoạch. Điều này dẫn  
đến rủi ro thu hồi đất của DN ở mức cao, DN  
đang ngày càng khó khăn trong TCĐĐ, mở rộng  
mặt bằng kinh doanh và tỉ lệ đất được cấp  
3.2.3. Một số khó khăn vướng mắc của doanh  
nghiệp khi tiếp cận đất đai  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
171  
Kinh tế & Chính sách  
GCNQSDĐ giảm. Một số nơi vẫn còn đất bị bỏ  
hoang nhưng nhiều DN vẫn gặp khó khăn trong  
việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất.  
năng bị thu hồi dự án. Đồng thời tạo khó khăn  
đối với những dự án khác.  
Đối với một số dự án đầu tư có liên quan đến  
các vấn đề về đất đai ở những khu vực kinh tế  
khó khăn, đặc biệt khó khăn, khu vực miền núi  
tại một số dự án đang còn áp dụng mức giá cao  
so với thực tế, điều này dẫn đến khó khăn trong  
việc đầu tư, tận dụng các nguồn lực khác ở  
những khu vực này của doanh nghiệp.  
Sự chồng chéo của các quy định pháp luật  
liên quan đến TCĐĐ của DN: Không thống nhất  
về thời điểm xác định nhu cầu SDĐ hồ sơ xin  
chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ xác định  
nhu cầu SDĐ giữa Luật đầu tư và Luật đất đai;  
Mâu thuẫn trong quy định về điều kiện vốn tối  
thiểu của chủ đầu tư trong đấu giá QSDĐ theo  
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai  
(Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản và Điều  
14, Nghị định 43/2014); Không tương thích về  
quyền cho thuê tài sản giữa Luật Đất đai và Bộ  
luật Dân sự (Điều 175 Luật Đất đai và Điều 19,  
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP); Xung đột giữa  
Luật Đầu tư và Luật Đất đai về việc chấm dứt  
dự án đầu tư và thu hồi đất có liên quan; Không  
tương thích giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai về  
chế độ miễn, giảm tiền thuê đất và các quyền,  
nghĩa vụ có liên quan của nhà đầu tư; Quy trình  
thực hiện thủ tục đấu giá QSDĐ kéo dài và  
không quy định rõ thời hạn tại các văn bản quy  
phạm pháp luật; Việc xác định tiền SDĐ đối với  
các dự án bất động sản mỗi địa phương mỗi  
khác, việc thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt  
bằng với người dân là khó khăn lớn trong việc  
triển khai thực hiện dự án của DN; Quy định về  
kỳ lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa phù hợp.  
Trong khi đó, công tác chuẩn bị dự án thường là  
kéo dài, nhiều khi chưa chuẩn bị xong đã phải  
thay đổi hay phải chờ kế hoạch SDĐ mới. Do  
vậy, việc thuê đất của DN gặp khó khăn do lo  
ngại rủi ro liên quan đến chính sách đất đai  
Đối với những dự án không thuộc diện nhà  
nước thu hồi đất phải tiến hành tự thỏa thuận với  
chủ SDĐ theo quy định tại Điều 73. Điều này  
dẫn đến việc khó khăn cho các doanh nghiệp khi  
TCĐĐ. Còn tồn đọng tình trạng một số tổ chức,  
cá nhân cố tình giữ đất, gom đất và đẩy giá đất  
lên cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế. Tuy  
nhiên, khi tiến hành các thủ tục về đánh giá mức  
đầu tư, các cơ quan nhà nước chỉ áp dụng mức  
giá trần theo quy định của nhà nước về thu hồi  
đất. Điều này dẫn đến khó khăn trong giải phóng  
mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện và dẫn đến khả  
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên  
Thái Bình Dương (CPTPP) có 03 nội dung có  
liên quan đến lĩnh vực pháp luật đất đai, bao  
gồm: mở cửa thị trường đất đai, tôn trọng và đề  
cao nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong  
TCĐĐ của các DN, tổ chức kinh tế (Nguyễn  
Quang Tuyến, 2018). Đây vừa là cơ hội cũng  
vừa là thách thức đối với các DN trong TCĐĐ.  
3.3. Một số giải pháp khắc phục khó khăn  
trong tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp  
3.3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách  
Cần rà soát, sửa đổi những chồng chéo, bất  
cập của Luật đất đai và các luật khác có liên  
quan theo hướng tạo điều kiện cho DN trong  
TCĐĐ và đảm bảo sự ổn định trong SDĐ.  
Việc công bố các loại quy hoạch cần được  
thực hiện một cách triệt để và đầy đủ. Tạo điều  
kiện để DN có thể tham gia vào quá trình lập  
phương án quy hoạch. Có sự thông báo và thỏa  
thuận với DN đang thực hiện dự án nếu bị thu  
hồi đất do điều chỉnh quy hoạch. Tăng cường  
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp  
luật đất đai cho người dân.  
Nghiên cứu đề xuất ban hành khung giá thỏa  
thuận trong việc bồi thường, giải phóng mặt  
bằng theo một tỷ lệ nhất định, có chính sách hỗ  
trợ DN TCĐĐ trong các khu, cụm công nghiệp,  
cho phép áp dụng thời hạn thanh toán tiền thuê  
đất linh hoạt phù hợp với nhu cầu của DNgiảm  
giá thuê đất ở những vùng kinh tế khó khăn.  
Đẩy mạnh cải cách hành chính, duy trì đường  
dây nóng kịp thời cập nhật và xử lý kiến nghị  
chính đáng của DN. Kiên quyết xử lý kỷ luật  
công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu,  
gây phiền hà cho DN; chấn chỉnh việc trễ thời  
hạn thực hiện các hợp đồng dịch vụ về đo đạc,  
lập hồ sơ địa chính.  
172  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
Kinh tế & Chính sách  
3.3.2. Giải pháp liên quan đến các thủ tục  
hành chính trong tiếp cận đất đai  
thực hiện tốt công tác định giá đất cụ thể đối với  
các công trình, dự án.  
Số liệu điều tra về các tiêu chí phản ánh  
TTHC (tiêu chí 10, và 11) trong bảng 4 cho thấy  
việc cải cách TTHC là rất cần thiết để nâng cao  
khả năng TCĐĐ, do đó cần phải công khai,  
minh bạch quy hoạchvà các thông tin khác về  
đất đai tạo thuận lợi cho các DN trong TCĐĐ.  
Tiếp tục tổ chức các cuộc Hội nghị đối thoại với  
người dân và DN nhằm kịp thời giải quyết  
những khó khăn, vướng mắc của DN.  
Thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và SDĐ  
tại các DN, quản lý tốt quỹ đất công, thực hiện  
nghiêm túc quy định về đấu giá đất sau khi DN  
giải thể, bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật  
nhằm loại trừ những trường hợp đầu cơ đất đai  
hoặc thiếu năng lực. Thực hiện tốt công tác bồi  
thường, hỗ trợ cho DN nếu bị thu hồi đất theo  
điều chỉnh quy hoạch.  
Các DN cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ  
năng và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh  
tranh và khả năng TCĐĐ.  
4. KẾT LUẬN  
TCĐĐ và sự ổn định trong SDĐ là 01 trong  
10 chỉ số thành phần quan trọng của PCI, phản  
ánh chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà  
nước về đất đai của các tỉnh nhằm xây dựng môi  
trường thuận lợi cho sự phát triển DN. Chỉ số  
TCĐĐ gồm 11 tiêu chí thành phần. Nghiên cứu  
tại tỉnh Thanh Hóa cho thấy chỉ số TCĐĐ giai  
đoạn 2005-2019 được tính toán với các tiêu chí  
thành phần rất khác nhau theo 4 giai đoạn. Giai  
đoạn 2017-2019 TCĐĐ được đánh giá qua 11  
tiêu chí và có xu hướng giảm. Giai đoạn 2013-  
2016 TCĐĐ được đánh giá qua 8 tiêu chí và có  
xu hướng giảm liên tục và rất rõ rệt. Giai đoạn  
2009-2012 TCĐĐ được đánh giá qua 6 tiêu chí  
và tăng giảm không theo quy luật. Giai đoạn  
2005-2008 các tiêu chí thành phần của chỉ số  
TCĐĐ giảm từ 12 tiêu chí năm 2005 còn 5 tiêu  
chí năm 2008.  
Tăng cường công tác quản lý quỹ đất công và  
công khai thông tin về quỹ đất sạch. Tham mưu,  
đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn tài chính để  
bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo nguồn quỹ  
đất sạch mời gọi nhà đầu tư.  
Công khai, minh bạch trình tự và thủ tục giao  
đất, cho thuê đất, các giao dịch đất đai, loại bỏ  
cơ chế xin - cho trong TCĐĐ. Kiên quyết thu  
hồi đất đã giao nhưng không triển khai thực hiện  
đúng thời gian quy định.  
Tạo lập khung pháp lý bình đẳng về quyền  
và nghĩa vụ của mọi chủ thể SDĐ. Xác lập cơ  
chế thống nhất trong việc TCĐĐ thông qua việc  
Nhà nước trao QSDĐ dựa trên các nguyên tắc  
của thị trường với các hình thức giao đất có thu  
tiền SDĐ, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng  
QSDĐ, đấu giá QSDĐ và đấu thầu dự án có  
SDĐ. Xác lập một mô hình và quy trình giải  
quyết tranh chấp đất đai áp dụng thống nhất đối  
với mọi tranh chấp đất đai.  
Việc xác định giá trị QSDĐ được thực hiện  
dựa trên giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy  
định. Giá đất cụ thể được sử dụng làm căn cứ để  
tính giá trị QSDĐ của doanh nghiệp nhà nước  
khi tiến hành cổ phần hóa mà không thông qua  
đấu giá QSDĐ. Đảm bảo khung giá đất có độ  
lệch thấp so với giá đất thị trường; tham mưu  
Một số khó khăn trong TCĐĐ của DN tại  
tỉnh Thanh Hóa là sự chồng chéo giữa các loại  
hình quy hoạch, việc thường xuyên điều chỉnh  
quy hoạch và việc không công khai đầy đủ các  
thông tin về quy hoạch; sự chồng chéo của các  
quy định pháp luật liên quan đến TCĐĐ của  
DN; việc thu hồi đất phải tiến hành tự thỏa thuận  
với chủ SDĐ theo quy định tại Điều 73; việc áp  
mức giá thuê đất, bồi thường về đất cao tại các  
vùng kinh tế khó khăn; sự yếu thế trong cuộc  
đua cạnh tranh quỹ đất với các DN lớn và những  
nội dung có liên quan đến lĩnh vực pháp luật đất  
đai trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ  
xuyên Thái Bình Dương. Để khắc phục khó  
khăn trong tiếp cận đất đai của các DN cần thực  
hiện đồng bộ giải pháp liên quan đến chính sách  
và giải pháp liên quan đến các TTHC  
trongTCĐĐ.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Sách trắng  
doanh nghiệp Việt Nam năm 2019. Nhà xuất bản  
Thống kê, Hà Nội.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
173  
Kinh tế & Chính sách  
2. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2019). Niên giám  
thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Nhà xuất bản Thống  
kê, Hà Nội.  
Thái Bình Dương (CPTPP). Truy cập ngày 20.9.2019 tại  
plkt.hlu.edu.vn/SubNews/Details/17287.  
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa (2019).  
Báo cáo tổng kết tình hình phát triển doanh nghiệp của  
tỉnh Thanh Hóa.  
4. Nguyễn Quang Tuyến (2018). Thực trạng pháp  
luật đất đai tại Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tham  
chiếu với Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên  
6. Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám thống kê  
năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.  
SITUATION AND SOLUTIONS TO IMPROVE ACCESS TO LAND  
OF ENTERPRISES IN THANH HOA PROVINCE  
Do Dinh Hieu1,2, Do Thi Tam2, Pham Anh Tuan3, Nguyen Thi Hong Hanh3, Nguyen Ba Long4  
1Vietnam Chamber of Commerce and Industry Branch in Thanh Hoa  
2Vietnam National University of Agriculture  
3Hanoi University of Natural Resources and Environment  
4Vietnam National University of Forestry  
SUMMARY  
Access to land and stability of land use (AS) is an important component of the provincial competitiveness index.  
The paper aims to assess the current situation and propose solutions to overcome difficulties in the AS of  
enterprises in Thanh Hoa province. The methods were using in this study: systematic approaching, collecting  
secondary data; comparing and statistical analysising; consulting of enterprises. The results showed that the AS  
in the period 2005-2019 were calculated with different criteria in 4 phases. From 2017 to 2019 AS were assessed  
through 11 criteria and they tended to decrease. From 2013 to 2016, AS were assessed through 8 criteria and they  
tended to decrease continuously and very clearly. From 2009 to 2012, the AS were assessed through 6 criteria  
and they increased or decreased without any rule. In 2005, AS was assessed through 12 criteria and it reduced to  
5 criteria in 2008. Some difficulties in the AS of enterprises in Thanh Hoa province were the overlap among  
different types of planning; the adjustment and publicity of plans; overlap of legal provisions related to land  
access; the agreement with the land user when land acquisition; application of high land prices for land lease and  
land compensation in economically disadvantaged regions and and the content related to the field of land law in  
the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership. In order to overcome the  
difficulties in the AS of enterprises, it is necessary to implement solutions on policies and solutions related to  
administrative procedures in the AS.  
Keywords: Access to land, effectiveness of state administration of land, provincial competitiveness index,  
Thanh Hoa province.  
Ngày nhận bài  
Ngày phản biện  
Ngày quyết định đăng  
: 14/8/2020  
: 11/9/2020  
: 15/9/2020  
174  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2020  
pdf 10 trang Thùy Anh 18/05/2022 1340
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_kha_nang_tiep_can_dat_dai_c.pdf