Tài liệu Thuyết lệch pha

THUYẾT LỆCH PHA  
PETER BARRY(*)  
Giới thiệu  
hoặc “thuyết”. Nghiên cứu LGBT (LGBT  
studies) cho thấy rõ một phạm vi rộng lớn,  
tiềm năng của các vấn đề có liên quan (ví  
dụ như: đạo đức, y học, luật quốc tế, quyền  
dân sự, lịch sử xã hội, và lịch sử tôn giáo),  
trong khi thuyết LGBT (LGBT theory) lại  
nhấn mạnh đến các vấn đề văn học, văn hóa  
và triết học. Tuy nhiên, trọng tâm chính của  
lĩnh vực này là về các vấn đề liên quan đến  
thiên hướng tình dục1 (sexual orientation)  
và bản dạng giới (gender identity). Ở Anh,  
sự hiện diện học thuật có tính tiên phong  
trong nghiên cứu lệch pha là Trung tâm  
Bất đồng quan điểm về giới tính (The  
Centre for Sexual Dissidence) (còn được  
gọi là ‘SexDiss’) trực thuộc khoa Anh ngữ,  
Đại học Sussex, được Alan Sinfield và  
Jonathan Doll Morph thành lập năm 1990,  
Thuyết lệch pha (queer theory) nổi lên  
như một lĩnh vực riêng biệt chỉ bắt đầu vào  
khoảng thập niên 1990 bởi vì chưa có công  
trình lý thuyết văn học nào đề cập đến nó  
cả, chẳng hạn, nó vẫn chưa xuất hiện trong  
Lý thuyết văn học: Một dẫn nhập (1983)  
của Terry Eagleton, hoặc trong phiên bản  
đầu tiên của cuốn Hướng dẫn cho bạn đọc  
về lý thuyết văn học đương đại (1985) của  
Raman Selden. Giống như nghiên cứu  
nữ giới cách đây hai mươi năm, ý nghĩa  
và việc chấp nhận lĩnh vực mới này ngày  
càng tăng, điều này được minh chứng qua  
sự hiện diện của các chương mục “thuyết  
lệch pha” trong rất nhiều danh mục học  
thuật của các hiệu sách và nhà xuất bản  
quan trọng, và qua việc thành lập các khóa  
học đại học liên quan, với tuyển tập giáo  
trình đầu tiên Tuyển tập nghiên cứu đồng  
tính luyến ái nam và nữ được xuất bản năm  
1993. Hệ thống thuật ngữ của lĩnh vực này  
có tính lỏng lẻo, hay biến chuyển, được  
thúc đẩy bởi một tham vọng muốn bao quát  
nhiều nhất có thể. Hiện nay (cuối thập kỉ  
thứ hai của thế kỉ XXI này) các thuật ngữ  
được sử dụng nhiều nhất là các tên gọi tắt  
(bằng chữ cái đầu) như LGBT, L biểu thị  
cho Lesbien (Đồng tính luyến ái nữ), Gay  
(Đồng tính luyến ái nam), Bisexual (Lưỡng  
tính), và Transgender (Người chuyển giới),  
hay LGBTQ (thêm chữ Q), Q biểu thị cho  
“Queer” (lệch pha) hay “Questioning”  
(đang trong giai đoạn tìm hiểu về bản thân).  
Thường sẽ có một danh từ theo sau, chẳng  
hạn như “cộng đồng” hoặc “nghiên cứu”  
1
Thiên hướng tình dục đôi khi được gọi là “Xu  
hướng tình dục” hay “khuynh hướng tình dục”, chỉ  
sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình  
dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới  
tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài. Thông  
thường, một người sẽ xác định được xu hướng tính  
dục (Sexual orientation) của mình ở giai đoạn dậy  
thì, khi bắt đầu có những cảm xúc yêu đương hướng  
đến một người khác. Hiện nay chúng ta có những  
thiên hướng tình dục phổ biến như sau: Homosexual  
(Đồng tính luyến ái); Heterosexual (Dị tính luyến  
ái); Bisexual (Song tính luyến ái; Lưỡng tính);  
Asexual (Vô tính luyến ái); Monosexual (Đơn tính  
luyến ái); Polysexual (Đa tính luyến ái); Pansexual  
hoặc Omnisexual (Toàn tính luyến ái); Pomosexual  
(Là từ mới chỉ những người không xác định thiên  
hướng tình dục của mình (chẳng hạn như đồng tính  
hay dị tính) và không gán mình vào một loại thiên  
hướng tình dục nào, khái niệm này khác với vô tính  
chỉ những người không bị hấp dẫn tình dục bởi bất  
kỳ ai); Questioning (đang trong quá trình tìm hiểu  
về bản dạng giới); Bi-curious (Tò mò song tính);  
Zoosexual (Dị loài luyến ái)… (ND).  
(*) GS. - KhoaAnh ngữ và Viết sáng tạo, Trường Đại  
học Aberystwyth, xứ Wales (Vương quốc Anh).  
Thuyết lệch pha...  
67  
với chương trình Thạc sĩ “Bất đồng quan  
điểm về giới” có tính bước ngoặt. Công  
trình này của Sinfield được xuất bản riêng  
trên số chuyên san của tạp chí Thực hành  
Văn bản (Quyển 30, Số tháng 6/2016).  
Hiện nay (2017) cả Trung tâm và Chương  
trình Thạc sĩ này đều có tính đa ngành rõ  
nét, thông qua nghiên cứu truyền thông đa  
phương tiện, nghiên cứu văn hóa, và xã hội  
học, cũng như toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu  
lệch pha. Cũng vào năm 1990, Greg Woods  
được bổ nhiệm vị trí giảng viên tại Đại học  
Nottingham Trent, giảng dạy các khóa học  
bao gồm “Văn hóa đồng tính luyến ái nữ  
và nam đương đại”, “Văn học đồng tính  
luyến ái nam thời hậu chiến”, và “Làm lệch  
pha cái hiện đại” (Queering the Modern).  
Năm 1998, ông được bổ nhiệm chức danh  
Giáo sư về Văn hóa đồng tính luyến ái nữ  
và nam đương đại, chức danh đầu tiên ở  
Anh Quốc, và từ năm 2014 ông là Giáo sư  
danh dự về Nghiên cứu đồng tính luyến ái  
nam và nữ. Ở Mĩ, một khóa học về văn học  
đồng tính luyến ái nam và nữ được giảng  
dạy tại UCLA vào năm 1976, và năm 1990  
một văn bản có tính nền tảng được công bố,  
đó là Nhận thức luận về buồng kín của Eve  
Kosofsky Sedgwick (1950-2009), cùng  
năm đó, Judith Butler xuất bản cuốn sách  
có tính đột phá của bà: Rắc rối về giới: nữ  
quyền luận và sự phá vỡ bản dạng giới. Vì  
vậy, có thể coi năm 1990 là năm nền tảng  
quan trọng của lĩnh vực này; tuy nhiên đây  
không phải là điểm khởi đầu của nó ngay  
cả trong phạm vi các trường đại học mà là  
sự khởi đầu của một chuyên ngành nổi bật  
hiện nay.  
quan đến các nhà văn nữ đều là nữ quyền;  
sáng tác nữ quyền không nhất thiết phải  
được viết bởi tác giả nữ, và phê bình nữ  
quyền không chỉ dành riêng cho độc giả nữ.  
Tương tự vậy, các cuốn sách được viết bởi  
tác giả đồng tính nam, hoặc các nhà phê bình  
đồng tính nam không nhất thiết phải là một  
phần của nghiên cứu đồng tính nữ và đồng  
tính nam, cũng không nên cho rằng, những  
cuốn sách thuộc lĩnh vực này chỉ dành cho  
cộng đồng độc giả đồng tính nam hoặc chỉ  
liên quan đến tình dục đồng giới nam.  
Vậy thì, mục đích của phê bình đồng  
tính nữ và đồng tính nam là gì? Công trình  
Tuyển tập nghiên cứu đồng tính luyến ái  
nam và nữ cho chúng ta thấy “đóng góp  
của nghiên cứu đồng tính luyến ái nữ/  
nam về vấn đề giới tính (sex) và dục tính  
(sexuality) cũng tương đương với những  
đóng góp về vấn đề giới (gender) của các  
nghiên cứu của nữ giới”, điều này được  
mô tả vài dòng trước đó với vai trò thiết  
lập “tính trung tâm của giới như là một  
phạm trù cơ bản của quá trình phân tích  
và nhận thức lịch sử” (tr.xv). Trong phê  
bình đồng tính nam/nữ, xu hướng tính dục  
được xem là đặc điểm có tính xác định, trở  
thành “một phạm trù cơ bản của phân tích  
và nhận thức”. Sau đó, giống như phê bình  
nữ quyền, nó có những mục đích xã hội và  
chính trị, cụ thể là “ý hướng chống đối” (tr.  
xvi) xã hội, bởi vì nó “được nhận thức bởi  
sự kháng cự đối với chứng ghê sợ đồng tính  
luyến ái (homophobia) [sự ghê sợ và định  
kiến chống lại đồng tính luyến ái] và thuyết  
tình dục dị giới… [và sự kháng cự đối với]  
những thực hành có tính thể chế và ý thức  
hệ về đặc quyền của tình dục dị giới”.  
Một so sánh bước đầu với phê bình nữ  
quyền có thể hữu ích để xác định bản chất  
của lĩnh vực này. Rõ ràng là không phải mọi  
phê bình văn học được nữ giới viết đều là  
nữ quyền, và không phải mọi cuốn sách liên  
Thuyết lệch pha và nữ quyền luận  
đồng tính nữ  
Tuy nhiên, thuyết lệch pha không phải  
là một lý thuyết thống nhất duy nhất. Có  
68  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
rất nhiều khác biệt về trọng tâm vấn đề  
giữa thuyết đồng tính nam và nữ, và có hai  
nhánh tư tưởng chính trong thuyết đồng  
tính nữ. Nhánh đầu tiên đó là nữ quyền  
luận đồng tính nữ (lesbian feminism). Để  
có thể hiểu rõ về nhánh lí thuyết này, tốt  
nhất là nên soi chiếu nó từ trong chính bối  
cảnh của những nguồn gốc của riêng của  
nó, trong phạm vi của nữ quyền luận. Bởi  
vì nghiên cứu đồng tính nữ xuất hiện vào  
thập niên 1980 như một nhánh phụ của phê  
bình nữ quyền trước khi nó đạt được vị trí  
độc lập về chuyên ngành. Thật vậy, nhìn lại  
tình hình học thuật trong thập niên 1990,  
nữ quyền luận đã trở nên quá thịnh hành  
và được quy chuẩn hóa đến mức nghiên  
cứu đồng tính nữ đã phải tự tuyên bố về  
nền tảng cơ bản (radical ground) của nó  
mà nền tảng này bị nữ quyền luận bỏ sót.  
Dựa vào cách lý giải này, ta thấy, nữ quyền  
luận khó có thể thích nghi được với sự khác  
biệt về chủng tộc, văn hóa hay giới tính, và  
nó có xu hướng phổ thông hóa trải nghiệm  
của phụ nữ dị tính luyến ái da trắng, thuộc  
giai cấp trung lưu, sống ở thành thị. Kiểu  
phê bình nữ quyền luận này bị lên án trong  
tác phẩm của các nhà phê bình người Mĩ  
gốc Phi, những người nhấn mạnh rằng nữ  
quyền luận hàn lâm (academic feminism)  
đã tái tạo các cấu trúc của bất bình đẳng phụ  
quyền (patriarchal inequality) bên trong  
chính bản thân nó bằng cách loại trừ tiếng  
nói và trải nghiệm của phụ nữ da màu. Ví  
dụ, trường hợp này được minh họa nổi bật,  
chẳng hạn, trong công trình Chẳng phải tôi  
là một người phụ nữ sao: Phụ nữ da màu và  
Nữ quyền luận (Routledge, tái bản, 2015)  
của bell hooks1, được xuất bản lần đầu năm  
1982. Một cáo buộc tương tự chống lại nữ  
quyền luận được các nhà phê bình đồng  
tính nữ đưa ra là: họ cho rằng, nữ quyền  
luận đã làm ra vẻ rằng: có sự tồn tại của  
một bản sắc nữ căn bản (essential female  
identity) mà mọi phụ nữ đều có bất kể  
chủng tộc, giai cấp, hoặc thiên hướng giới.  
Bonnie Zimmerman, cùng với những người  
khác, trong một tiểu luận nổi tiếng “Điều  
chưa từng có: Một tổng quan về phê bình  
nữ quyền luận đồng tính nữ” đã tấn công  
vào cái được xem như là “bản chất luận”  
(essentialism) về giới, nhấn mạnh cách  
thức mà “tấm bình phong mang tính nhận  
thức của dị tính luyến ái” (the perceptual  
screen of heterosexism) đã ngăn chặn mọi  
mối quan tâm về các vấn đề đồng tính nữ  
trong những tác phẩm nữ quyền tiên phong  
(tr.180 trong bản in lại của bài tiểu luận này  
được liệt kê ở cuối chương này). Do vậy  
mà, một công trình kinh điển về phê bình  
văn học nữ quyền luận như Người đàn bà  
điên trên gác mái của Sandra Gilbert và  
Susan Gubar cũng chỉ chứa đựng có duy  
nhất một dẫn chiếu ngắn ngủi về đồng tính  
luyến ái nữ (lesbianism).  
Vậy nên nữ quyền luận “kinh điển” đã  
gạt sang bên lề hoặc phớt lờ đồng tính nữ.  
Tình trạng này đã bị phản đối bằng lập luận  
cho rằng, thuyết đồng tính nữ nên được  
xem như là dạng thức hoàn chỉnh nhất của  
nữ quyền luận. Vấn đề này được tranh luận  
người có ảnh hưởng rất lớn đến hooks. hooks tập  
trung vào mối quan hệ liên ngành giữa chủng tộc,  
chủ nghĩa tư bản và giới, và về khả năng mà bà gọi là  
sản xuất và duy trì những hệ thống đàn áp và thống  
trị giai cấp. Cho đến nay, hooks là tác giả của hơn 30  
cuốn sách và nhiều bài viết học thuật. Bà còn xuất  
hiện trong các bộ phim tài liệu và tham gia giảng dạy  
cho công chúng. hooks sử dụng góc nhìn hậu hiện  
đại để nghiên cứu và tái đánh giá về chủng tộc, giai  
cấp và giới trong giáo dục, nghệ thuật, lịch sử, tính  
dục, truyền thông đại chúng và nữ quyền luận (ND).  
1
bell hooks là bút danh của Gloria Jean Watkins  
(sinh ngày 25/9/1952) là nhà nữ quyền và nhà hoạt  
động xã hội người Mĩ. Bút danh “bell hooks” được  
lấy từ tên của cố ngoại của bà (Bell Blair Hooks),  
Thuyết lệch pha...  
69  
trong một tiểu luận quan trọng khác về sự  
phát triển của nữ quyền luận đồng tính nữ,  
“Người phụ nữ được xác định là phụ nữ”  
được viết bởi nhóm Đồng tính nữ cấp tiến  
(the Radicalesbian collective), in trong  
công trình Nữ quyền luận cấp tiến (biên  
tập: Anne Koedt và cộng sự, Quadrangle,  
1973). Quan điểm nữ quyền luận đồng  
tính nữ được xác định trong tiểu luận này  
đã đưa vấn đề đồng tính nữ trở thành trung  
tâm của nữ quyền luận, kể từ đây thuyết  
đồng tính nữ khước từ các hình thức thỏa  
hiệp khác nhau với chế độ bóc lột của nam  
quyền và thay vào đó, nó chứa đựng các  
mối quan hệ giữa những người phụ nữ, mà  
về bản chất, nhằm tạo thành một hình thức  
kháng cự và tái cấu trúc triệt để các hình  
thức quan hệ xã hội đang tồn tại.  
trải dài, chẳng hạn, từ các mạng lưới giúp  
đỡ lẫn nhau không chính thức được phụ nữ  
thiếtlptrongphạmvicácngànhnghhoặc  
các tổ chức cụ thể, cho đến những tình bạn  
nữ giới mang tính tương trợ và cuối cùng  
là các mối quan hệ tình dục. Zimmerman  
nhận xét, khái niệm này có ưu điểm là nó  
đề xuất những mối quan hệ gắn kết thông  
qua nhiều cách thức mà ở đó phụ nữ ràng  
buộc nhau. Tuy nhiên, Paulina Palmer lại  
nhấn mạnh (xem chương hai, công trình  
của bà Lối viết đồng tính nữ đương đại,  
việc xem xét đồng tính nữ theo cách này  
gây ra cảm giác lạ lùng về việc giải trừ yếu  
tố tình dục (de-sexualising) trong nó, do  
đó nó gần như trở thành một hành vi chính  
trị thuần túy thay vì là một thiên hướng  
tình dục, và kể từ đây, nó được “biến đổi  
theo hướng dễ chấp nhận hơn” và được  
chuyển hóa thành một thứ khác. Ngoài ra,  
hệ quả của quan điểm này đó là một sự chỉ  
trích trên phương diện đạo đức về dị tính  
luyến ái nữ (female heterosexuality) như  
một sự phản bội phụ nữ và những lợi ích  
của họ, với ngụ ý rằng phụ nữ chỉ có thể  
đạt được tính chính trực (integrity) thông  
qua đồng tính nữ mà thôi.  
Do đó, mối xung đột giữa các nhà  
nữ quyền luận dị tính luyến ái và những  
người đồng tính nữ đã nổ ra, và được xoa  
dịu phần nào trong một bài tiểu luận quan  
trọng khác của Adrienne Rich. Ở bài tiểu  
luận này, Rich giới thiệu quan điểm về  
“chuỗi đồng tính nữ” (lesbian continuum)  
(trong tiểu luận của bà “Dị tính luyến ái  
cưỡng ép và sự hiện hữu của đồng tính  
nữ”, được in trong công trình Máu, Bánh  
mỳ và Thi ca: Văn xuôi tuyển chọn 1979-  
1985, Norton, 1996): “Ý tôi là thuật ngữ  
chuỗi đồng tính nữ bao gồm một phạm  
vi - thông qua cuộc sống của mỗi người  
phụ nữ và xuyên suốt lịch sử - của những  
kinh nghiệm xác định bản sắc nữ (woman-  
identified experience); không chỉ đơn giản  
là vấn đề về một người phụ nữ có hoặc  
có ý thức khao khát trải nghiệm tình dục  
với một người phụ nữ khác” (Trích dẫn  
bởi Zimmerman trong công trình Tạo nên  
khác biệt của Greene và Kahn, tr.184).  
Mặc dù hai tư tưởng: “người phụ được  
nữ xác định là phụ nữ” và chuỗi đồng tính  
nữ, có khá nhiều điểm chồng chéo, nhưng  
chúng lại có tính rõ ràng và linh hoạt, đảm  
bảo tầm quan trọng liên tục của chúng  
như là những điểm tham chiếu (reference  
points) về cá nhân và trí tuệ. Chúng dẫn  
nhập những tư tưởng về chọn lựa và bổn  
phận vào trong các vấn đề của giới tính  
sinh học (sex) và giới tính xã hội (gender),  
do đó tình dục không bị coi là một thứ gì  
đó chỉ là “tự nhiên” và bất biến nữa, mà là  
một cấu trúc và dễ bị thay đổi.  
Do đó, khái niệm về chuỗi đồng tính  
Như là kết quả của những phê bình  
nữ trên mô tả một loạt hành vi của nữ giới,  
này, các hướng tiếp cận đồng tính nữ đã  
70  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
tách khỏi nữ quyền luận dòng chính trong  
suốt thập niên 80, và trong thập niên 90  
phê bình đồng tính nữ cũng đã phủ nhận  
bản chất luận về giới (đã trình bày ở trên  
- ND) - tư tưởng, có thể nói, được thừa  
hưởng ít nhiều từ nữ quyền luận. Do vậy,  
trong bài viết “Đồng tính nữ thích thế này  
và thế kia: một vài ghi chú về phê bình  
đồng tính nữ trong thập niên chín mươi”,  
Zimmerman khảo sát lại phạm vi của phê  
bình đồng tính nữ sau mười năm kể từ  
công trình trước đó của bà. Điều làm cho  
bà ấn tượng về công trình ban đầu của bà  
đó là giả định của nó khi cho rằng đồng  
tính nữ là một phạm trù ổn định, một “cái  
biểu đạt siêu nghiệm” (transcendental  
signifier), cái tồn tại như một thực tế, như  
một hằng số xuyên lịch sử, thay vì (như  
nó là) một kiến tạo vào cuối thế kỉ XIX.  
Trong thập niên 1990, một tư tưởng thứ  
hai, ít mang tính bản chất luận hơn về  
đồng tính nữ đã xuất hiện, bên trong phạm  
vi của lí thuyết nổi tiếng hiện nay: “thuyết  
lệch pha” (queer theory).  
một từ có hàm ý xúc phạm. Những thuật  
ngữ này (chí ít) đã tồn tại từ hội thảo năm  
1990 về “thuyết lệch pha” tại trường Đại  
học California, Santa Cruz. Như tôi đã nói,  
“thuyết lệch pha”, thay vì lấy “phụ nữ làm  
trung tâm” như thuyết nữ quyền luận đồng  
tính nữ vừa được mô tả ở trên, lại bác bỏ  
thuyết li khai nữ giới (female separatism)  
và thay vào đó thuyết này luận bàn về một  
bản sắc của những mối quan tâm về chính  
trị và xã hội gắn với người đồng tính nam.  
Vấn đề then chốt ở đây, giới tính xã hội  
(gender) hay tình dục (sexuality), cái nào  
quan trọng hơn trong bản sắc cá nhân.  
Dĩ nhiên, việc lựa chọn tình dục sẽ nhấn  
mạnh đồng tính nữ là một hình thức của  
tình dục thay vì là một hình thức gắn kết  
(bonding) nữ giới hoặc kháng cự chế độ  
phụ quyền. Nó có xu hướng ủng hộ các  
hình thức “thể nghiệm” của tình dục trong  
đồng tính nữ, chẳng hạn như khổ-ác dâm  
(sado-masochistic1) và đồng tính nữ kiểu  
nam tính và nữ tính (butch-femme)2. Tuy  
nhiên, đôi khi người ta còn cho rằng, một  
trong những ảnh hưởng của việc chấp  
nhận thuật ngữ “thuyết lệch pha” có tính  
hỗn hợp này, đó là về cơ bản nó duy trì sự  
tòng thuộc có tính phụ quyền của những  
lợi ích nữ giới đối với những lợi ích của  
nam giới.  
Thuyết lệch pha và Nữ quyền luận  
tự do  
Chúng ta đã bàn luận về bản chất  
và sự phát triển của nữ quyền luận đồng  
tính nữ. Tiếp theo, kiểu tư tưởng thứ hai  
của đồng tính nữ là thuyết đồng tính nữ  
tự do (libertarian lesbianism) của Paulina  
Palmer. Thuyết này li khai khỏi thuyết nữ  
quyền luận và khẳng định các bổn phận  
mới của nó, nhất là, đối với người đồng  
tính nam (gay men) thay vì chỉ với phụ nữ  
đồng tính. Thuyết đồng tính nữ kiểu này đã  
tự xem nó như là một bộ phận của “thuyết  
lệch pha” (queer theory) hoặc “nghiên cứu  
lệch pha” (queer studies), hai thuật ngữ  
này ngày càng được người đồng tính sử  
dụng bất chấp các nguồn gốc ghê sợ đồng  
tính luyến ái của từ “lệch pha” (queer),  
1
Khổ-ác dâm được ghép từ hai hành vi tình dục lệch  
lạc: Ác dâm (sadism) và Khổ dâm (masochism).  
Người “ác dâm” là người chỉ đạt được khoái cảm  
tình dục khi làm nhục, hành hạ, gây đau đớn người  
khác. Người “ác dâm” dùng bạo lực một cách quá  
đáng và càng “ác” chừng nào thì càng thỏa mãn  
chừng ấy. Kẻ khổ dâm là người chỉ đạt được khoái  
cảm tình dục khi bị làm nhục, bị hành hạ đau đớn,  
khổ sở (ND).  
2
Butch là những Les nam tính. Có thể là trong  
đầu tóc, trang phục, cách đi đứng nói năng hay sở  
thích, v.v… Femme hay Lipstick Les là những Les  
nữ tính. Họ thích váy áo, giày dép, thích trang điểm  
và có nhiều đặc điểm, sở thích con gái khác (ND).  
Thuyết lệch pha...  
71  
Tuy nhiên, chính xác thì, về phương  
diện lý thuyết, thuyết lệch pha khác biệt gì  
với nữ quyền luận đồng tính? Câu trả lời ở  
đây là, giống như nhiều phương pháp phê  
bình khác hiện nay, nghiên cứu đồng tính  
nữ/nam trong phạm vi của “thuyết lệch  
pha” đều đặc biệt dựa vào hậu cấu trúc  
luận của thập niên 1980. Một trong những  
mục đích chính của hậu cấu trúc luận đó là  
“giải cấu trúc” các cặp đối lập nhị nguyên  
(ví dụ như giữa lời nói và văn bản), từ đó  
cho thấy, thứ nhất là, sự khác biệt giữa các  
cặp đối lập này là không tuyệt đối, vì mỗi  
thuật ngữ trong cặp này chỉ có thể được  
hiểu và xác định trong mối quan hệ với  
thuật ngữ còn lại, và, thứ hai là, hoàn toàn  
có thể đảo ngược thứ bậc trong các cặp  
kiểu này, và do đó đặt quyền “ưu tiên” cho  
thuật ngữ thứ hai thay vì cho thuật ngữ  
thứ nhất. Do đó, trong nghiên cứu đồng  
tính nữ/nam, cặp đối lập dị tính/đồng tính  
(heterosexual/homosexual) đã được giải  
cấu trúc theo cách này. Trước tiên, sự đối  
lập tồn tại bên trong cặp này vốn không ổn  
định: như Diana Fuss đã nói, trong lời giới  
thiệu tuyển tập Trong/Ngoài: thuyết đồng  
tính nữ, thuyết đồng tính nam, phần lớn  
công việc hiện nay trong lĩnh vực nghiên  
cứu này là nhằm “chất vấn về tính ổn định  
và tính chất không thể xóa bỏ của hệ thống  
dị/đồng giới” (tr.1). Richard Meyer, trong  
một tiểu luận mà chúng ta có thể đưa ra  
như một ví dụ thực tế về vấn đề tính nhị  
nguyên này có thể được giải cấu trúc như  
thế nào, đã viết về ngôi sao điện ảnh Rock  
Hudson, người từng là mẫu hình màn bạc  
của vẻ nam tính dị giới luyến ái cuốn hút  
(heterosexual masculinity). Trên thực tế,  
Hudson là người đồng tính nam, mặc dù  
lúc đầu tin này khiến một số người bị sốc,  
nhưng nó lại ít gây quan ngại cho các phạm  
trù nhị nguyên trên, điều thực sự đáng lưu ý  
ở đây đó là cảm giác rằng những đặc điểm  
có liên quan đến tình trạng đồng tính luyến  
ái của anh ta khiến hình ảnh của anh ta hấp  
dẫn phụ nữ, bởi vì “Hudson gieo niềm tin  
đến những người phụ nữ thẳng (straight  
women) về một nơi chốn của sự an toàn về  
tình dục - anh ta sẽ bằng lòng với đời sống  
gia đình mà không đòi hỏi quyền thống trị  
của nam giới” (Fuss, tr.282).  
Tương tự như vậy, đối với những  
khán giả thuộc diện trai thẳng (straight  
male), họ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để đạt  
tới một mẫu hình, người không cần phải  
gắng gượng để thể hiện machismo (niềm  
tự tôn mãnh liệt trong lối hành xử được  
cho là điển hình của nam giới, chẳng hạn:  
phô diễn quyền lực và sức mạnh - N.D) để  
“đo lường” nam tính của người ấy (tr.282).  
Việc giải cấu trúc cặp lưỡng phân dị/ đồng  
giới theo cách này mang những hàm ý cấp  
tiến, bởi vì tất cả những khác biệt kiểu này  
(về dị/ đồng giới - ND) đều có thể được  
kiến tạo theo cùng một cách, do đó việc  
phản đối một cái thì cũng có nghĩa là phản  
đối tất cả những cái khác vậy.  
Thuyết phản bản chất luận này trong  
mối quan hệ với bản sắc tình dục được một  
số nhà phê bình khác nghiên cứu sâu hơn.  
Judith Butler, người có đóng góp nổi bật  
cho cặp đối lập nhị nguyên Trong/Ngoài  
(Inside/Out), chỉ ra trong bài tiểu luận của  
bà rằng “các phạm trù về bản sắc, như “đồng  
tính” và “thẳng”, “thường có xu hướng trở  
thành công cụ của các chế độ kiểm soát  
(regulatory regimes), ngay cả với những  
phạm trù có tính bình thường hóa của các  
cấu trúc áp bức hay ngay cả với những địa  
điểm tụ họp của những cuộc tranh luận tự  
do về chính sự áp bức đó (tr.14-15). Do  
vậy, có thể lập luận rằng, bà nhận định, bản  
thân khái niệm đồng tính luyến ái là một  
phần của diễn ngôn chống lại đồng tính  
(anti-gay)/ ghê sợ đồng tính luyến ái, và  
72  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
thực vậy, thuật ngữ “đồng tính luyến ái”  
là một từ hợp pháp về mặt y học, được sử  
dụng lần đầu vào năm 1869 ở Đức, và nó  
có trước thuật ngữ tương ứng “dị tính luyến  
ái” khoảng 11 năm. Theo đó, dị tính luyến  
ái chỉ xuất hiện như một kết quả từ quá trình  
tường minh hóa (crystallisation) khái niệm  
đồng tính luyến ái. Vậy nên, đồng tính nữ,  
không phải là một bản sắc ổn định và căn  
bản, do đó, theo cách nói của Butler, “bản  
sắc có thể trở thành một phạm vi của tranh  
luận và chất vấn” (tr.19).  
nào để việc “bước ra khỏi buồng kín” (bộc  
lộ công khai thiên hướng tình dục của một  
người) không trở thành một hành động  
đơn độc. Đồng tính luyến ái (gayness) có  
thể được thoải mái tuyên bố đến gia đình  
và bạn bè, nhưng sẽ không sáng suốt khi  
tuyên bố đến chủ lao động và đồng nghiệp  
và có lẽ không ổn chút nào (chẳng hạn) với  
các công ty ngân hàng hoặc bảo hiểm. Do  
đó, tình thế “trong” hay “ngoài” [phòng  
kín] không phải là một cặp nhị nguyên giản  
đơn hay một sự việc đã an bài. Các mức  
độ che giấu và công khai luôn cùng tồn  
tại trong mỗi cá nhân. Chỉ xét riêng thiên  
hướng tình dục cũng sẽ không biến một  
người trở thành một kẻ ngoài cuộc/không  
can dự hoàn toàn (complete outsider), và  
do đó vô can với mọi vết nhơ của chế độ  
phụ quyền và bóc lột. Một người đồng  
tính có thể trở thành một học giả được bổ  
nhiệm có thời hạn, cũng là một kẻ trong  
cuộc (insider) hết sức kín đáo trong mắt  
của, chẳng hạn, một công nhân nhà máy,  
một kẻ có thể đồng tính hoặc không, nơi  
một thị trấn nhỏ. Vậy nên, quan điểm của  
Sedgwick nhấn mạnh bản sắc của đối  
tượng (subject identity) nhất thiết phải là  
một phức hợp của các bổn phận, vị thế xã  
hội và vai trò nghề nghiệp được chọn lựa,  
thay vì là một bản chất bên trong cố định.  
Ngoài ra, bà còn cho rằng, mọi bản  
sắc, bao gồm cả bản sắc giới, là “một kiểu  
sắm vai (impersonation) và tương đương  
(approximation)… một kiểu mô phỏng  
cho thứ không có nguyên bản” (tr.21).  
Điều này dẫn đến một quan niệm mang  
tính “hậu hiện đại” về bản sắc, được định  
nghĩa như là sự chuyển đổi liên tục giữa  
rất nhiều vai trò và vị thế khác nhau, được  
rút ra từ một kho dữ liệu vô hạn của những  
khả thể. Hơn nữa, những gì được tra vấn ở  
đây là sự phân biệt giữa “cái tôi” (self) có  
tính quy chuẩn, tự nhiên của dị tính luyến  
ái và “cái Khác” (Other) bị khước từ của  
đồng tính luyến ái. Trong những hình thức  
này, “cái Khác” là thứ gì đó tồn tại bên  
trong chúng ta cũng nhiều như bên ngoài  
chúng ta, và “cái tôi” và “cái Khác” luôn  
luôn được bện xoắn vào nhau, theo nghĩa  
gốc của từ này, nghĩa là được đan xen hoặc  
xếp chồng lên nhau. Tâm lí học căn bản  
cho thấy, những gì được xác định như là  
“cái Khác” ở bên ngoài thường là một  
phần của cái tôi, vốn bị khước từ và do đó  
được phóng chiếu ra ngoài.  
Những hệ quả của kiểu lập luận này có  
sức ảnh hưởng sâu rộng đối với cả chính trị  
và phê bình văn học. Trước tiên chúng ta  
hãy xem xét các hệ quả chính trị. Dựa trên  
cách đọc hậu cấu trúc luận của Saussure,  
chúng ta thấy rằng, các phạm trù thoạt nghe  
có vẻ cơ bản này, chẳng hạn như dị tính  
luyến ái và đồng tính luyến ái, lại không  
định rõ bản chất cố định nào cả - chúng chỉ  
là một phần của một cấu trúc của những  
khác biệt vốn không có thuật ngữ rõ ràng,  
ví dụ như cái biểu đạt của Saussure. Thay  
Một nhà phê bình khác, người luận  
bàn về tính lỏng lẻo của khái niệm bản sắc,  
bao gồm cả bản sắc giới, là Eve Kosofsky  
Sedgwick trong công trình Nhận thức luận  
về Buồng kín. Sedgwick xem xét làm thế  
Thuyết lệch pha...  
73  
vào đó, chúng ta xây dựng một khái niệm  
bản sắc có tính hậu hiện đại và phản bản  
chất luận, theo đó bản sắc được hiểu như là  
một chuỗi các mặt nạ, các vai diễn, và các  
khả năng, một kiểu hỗn hợp của tất cả mọi  
thứ vốn mang tính thời đoạn, ngẫu nhiên và  
ứng biến. Hậu quả chính trị đó là khi chúng  
ta tuyên bố, đồng tính, hoặc da màu, chỉ là  
một cái biểu đạt luôn thay đổi, không phải  
là một thực thể cố định, vậy nên thật khó  
để tưởng tượng làm thế nào mà một chiến  
dịch chính trị có sức ảnh hưởng lại có thể  
được thực thi đại diện cho người đồng tính,  
hoặc da màu. Để hướng đến phản bản chất  
luận, chúng ta đã loại bỏ những khái niệm  
then chốt này, những khái niệm mà tất cả  
hình thức của “chính trị bản sắc” (identity  
politics)1 phụ thuộc vào. (Thông qua chính  
trị bản sắc, chúng tôi muốn đề cập đến  
cuộc vận động chính trị ủng hộ cho/bởi các  
nhóm chịu thiệt thòi vì một vài khía cạnh  
về bản sắc của họ, chẳng hạn như giới,  
chủng tộc hoặc thiên hướng giới tính của  
họ. Ngược lại với chính trị bản sắc là chính  
trị giai cấp, đó là cuộc vận động được thực  
hiện vì lợi ích của những người chịu thiệt  
thòi do một vài phương diện về hoàn cảnh  
của họ - ví dụ như, những công nhân mỏ bị  
trả lương thấp).  
Trong danh sách các điều kiện dưới đây,  
chúng ta có thể thông qua việc xác định  
về “đồng tính nữ” để hiểu về “đồng tính  
nữ hoặc đồng tính nam”. Những điều kiện  
có thể dùng để xác định một văn bản đồng  
tính nữ/nam là:  
1. Một văn bản được một người đồng  
tính nữ viết (nếu vậy, chúng ta sẽ nhận diện  
một người đồng tính nữ như thế nào, đặc  
biệt là khi chúng ta vận dụng tư duy phản  
bản chất luận (anti-essentialist) vừa nêu?)  
2. Một văn bản viết về đồng tính nữ  
(mà văn bản này có thể được viết bởi một  
người phụ nữ/đàn ông dị tính luyến ái viết,  
và nó cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề xác  
định xem thế nào là một người đồng tính  
nữ/nam theo quan điểm phi bản chất luận  
(non-essentialist).  
3. Một văn bản biểu đạt một “cách  
nhìn” (vision) về đồng dục nữ (mà cách  
nhìn này vẫn chưa được mô tả thỏa đáng).  
Các mục 1 và 2 nêu trên dường như  
không đầy đủ vì chúng chỉ tính đến những  
cuốn sách được viết bởi những người đồng  
tính hoặc về những người đồng tính, như  
vậy rõ ràng là không có tính bao quát, bởi  
vì đồng tính luyến ái không được xác định  
như là một phạm trù có tính cố hữu, có tính  
thiết yếu và bất biến, mà là một phần của  
một phức hợp các yếu tố khác. Do đó, vấn  
đề đồng tính luyến ái trong một cuốn tiểu  
thuyết hoặc một tác giả của thập niên 1920  
thì khác biệt với thập niên 1980 và 1990,  
và chỉ một phần của thực hành phê bình  
ở những thập niên này cũng sẽ cho thấy  
những khác biệt đó. Về mục thứ 3, các  
nhà phê bình cần phải nhận thức về những  
phạm vi rộng mở hơn mang tính ẩn dụ về  
đồng tính luyến ái, chẳng hạn, mối liên  
kết được ám gợi giữa thuyết đồng tính nữ  
và một trạng thái lơ lửng trên đường biên  
Những hệ quả từ phê bình văn học  
theo phản bản chất luận nhiều gấp đôi  
so với hệ quả về chính trị. Trước tiên, có  
một khó khăn dễ nhận thấy trong việc xác  
định thế nào là văn bản đồng tính nữ/nam.  
1
Identity politics thường được dịch là chính trị  
bản sắc hoặc căn tính, thường được liên hệ với chủ  
nghĩa định danh (identitarianism). Đây là tư tưởng,  
phương pháp có tính chính trị, gắn mác và phân  
chia con người thành nhóm dựa theo chủng tộc, sắc  
tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục…  
từ đó sắp xếp thành người được đặc quyền hay bị  
áp bức (ND).  
74  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
giữa các phạm trù: “Nhìn chung, lối đọc  
phê bình đồng tính luyến ái nữ cho rằng sự  
xóa nhòa những ranh giới giữa cái tôi và  
cái khác, giữa chủ thể và khách thể, người  
yêu và người được yêu như là khoảnh  
khắc đồng tính nữ (lesbian moment) trong  
bất kì văn bản nào” (Zimmerman, Đồng  
tính nữ thích thế này và thế kia, tr.11). Do  
đó, thuyết đồng tính nữ được liên kết về  
mặt lý thuyết với các quan điểm về ý thức  
ngưỡng (liminal consciousness)1 khi mà  
các phạm trù hiện tồn đang trong quá trình  
giải cấu trúc.  
kháng cự đại diện cho mọi kháng cự, và  
do vậy, nó đặt một gánh nặng chính trị và  
xã hội lên thiên hướng tình dục mà thiên  
hướng này chắc chắn là vô lý.  
Một hệ quả về phê bình văn học  
cuối cùng và mang tính đặc thù hơn của  
phản bản chất luận đó là xu hướng hạ  
thấp chủ nghĩa hiện thực văn học, bởi vì  
nó thường phụ thuộc vào những bản sắc  
cố định (fixed identities) và những quan  
điểm thâm căn cố đế. Chẳng hạn như, một  
tiểu thuyết hiện thực điển hình thường có  
một người kể chuyện toàn tri (omniscient  
narrator), người tái hiện và diễn giải mọi  
sự kiện từ một quan điểm cố định về đạo  
đức và trí tuệ, một chuỗi thời gian tuyến  
tính mà các sự kiện diễn ra theo trình tự  
thời gian, và các nhân vật được mô tả  
theo những bản chất ổn định với một tính  
cách được phát triển có tính trình tự và  
dồn nén. Do đó, phê bình đồng tính nữ/  
nam của giai đoạn “thuyết lệch pha” gần  
đây thường ủng hộ (cũng như với hầu hết  
các kiểu lý thuyết phê bình khác hiện nay)  
những văn bản và thể loại có xu hướng lật  
đổ kiểu chủ nghĩa văn học hiện thực quen  
thuộc này, chẳng hạn như phim li kì giật  
gân (thrillers), truyện tranh comic và hư  
cấu giễu nhại (parodic fiction), và thể loại  
huyễn tưởng nhục dục (sexual fantasy). Do  
đó, một cuốn tiểu thuyết như Cam không  
phải là trái cây duy nhất (xuất bản 1985,  
phiên bản của Vintage 1991) của Jeanette  
Winterson trở thành mối quan tâm của  
các nhà phê bình đồng tính nữ/nam không  
chỉ bởi vấn đề đồng tính nữ của nó, mà  
còn là vì các yếu tố phản hiện thực của  
nó. Trong lời giới thiệu năm 1991 nữ tác  
giả nói rằng, cuốn sách là “một tiểu thuyết  
thể nghiệm: những điểm hấp dẫn của nó  
là phản tuyến tính” và là lời hồi đáp cho  
câu hỏi của chính bà “Cam có phải là một  
Tuy nhiên, hạng mục thứ 3 cũng có  
những rủi ro nhãn tiền, đáng chú ý là đồng  
tính luyến ái có thể sẽ phải đảm đương  
một gánh nặng có tính tượng trưng quá  
lớn, vì nó thường có khuynh hướng được  
lãng mạn hóa và đóng vai trò như một sự  
tượng trưng mang tính văn bản cho sự  
kháng cự và phá vỡ mọi thứ. Zimmerman  
đưa ra một số ví dụ gần đây từ lối phê bình  
có xu hướng lãng mạn hóa/ lí tưởng hóa  
này. Thuyết đồng tính nữ chống lại “những  
định nghĩa cứng nhắc và những đối lập gắt  
gao”, được thể hiện qua những “khoảng  
trống”, “không gian”, “sự phá vỡ”, “sự lật  
đổ mang tính thể nghiệm và cấp tiến”, “sự  
chất vấn”… Thứ “lãng mạn nồng nhiệt”  
này (Đồng tính nữ thích thế này và thế  
kia, tr.4) tiêu biểu cho những gì chúng ta  
có thể gọi là siêu bản chất luận (super-  
essentialism), bởi vì nó cố tạo ra một kiểu  
1
Ý thức ngưỡng là trạng thái tồn tại ở giữa, ở rìa  
ranh giới (chẳng hạn, thời điểm giữa bình minh và  
hoàng hôn, những khoảnh khắc trước khi chìm vào  
giấc ngủ, những khoảnh khắc từ lúc mơ màng cho  
đến khi thức dậy). Trạng thái ngưỡng không được  
hình thành đầy đủ như những gì ở hai bên của nó,  
nó là một phần của cả hai bên, và do đó nó là một  
trạng thái lý tưởng để tạo ra các hình thức mới.  
Trạng thái ngưỡng được đặc trưng bởi tính mơ hồ,  
tính mở và tính bất định (ND).  
Thuyết lệch pha...  
75  
tiểu thuyết tự truyện không?” bằng câu  
trả lời “Không, không hề và dĩ nhiên là  
vậy rồi” (No not at all and yes of course).  
Bà nói (có lẽ hơi cường điệu), cuốn sách  
“không giống như bất kì cuốn tiểu thuyết  
nào khác” về cấu trúc, phong cách, và nội  
dung, và cố tình làm cho cách kể chuyện  
thu hút được sự chú ý bằng cách sử dụng  
“một cấu trúc trần thuật phức tạp… một  
lượng từ vựng phong phú và cú pháp đơn  
giản mà thú vị”. Chủ đề của cuốn tiếu  
thuyết này, khám phá bản sắc giới của một  
cô gái trẻ, đã bị các yếu tố và các chi tiết hài  
hước làm cho mờ nhạt, còn mạch tự sự lại  
bị gián đoạn bởi những đoạn về thần thoại  
và huyễn tưởng. Nói như Paulina Palmer  
khi phê bình những đoạn này, “sự tương  
tác của các câu chuyện mà chúng tạo ra  
đã làm nổi bật phần mà huyễn tưởng đóng  
vai trò trong việc kiến tạo tâm lí vị thành  
niên và đưa ra một tái hiện phức tạp và đa  
diện hơn so với sự thể hiện thông thường  
trong dòng tiểu thuyết Công khai giới tính  
(Coming out novel)” (Lối viết đồng tính  
luyến ái nữ hiện đại, tr.101). Vậy nên, về  
cơ bản, tiểu thuyết (Cam) này và lối ứng  
xử mang tính phê phán của nó điển hình  
cho khuynh hướng phản chủ nghĩa hiện  
thực của phê bình đồng tính nữ/nam.  
luận bàn về chính những tình tiết này (ví  
dụ: mối quan hệ giữa Jane và Helen trong  
Jane Eyre), thay vì đọc các cặp đôi đồng  
tính theo những cách không cụ thể, chẳng  
hạn theo hướng biểu tượng hóa hai phương  
diện cá tính khác nhau của cùng một nhân  
vật (Zimmerman).  
3. Thiết lập một ý nghĩa mở rộng và  
ẩn dụ về “đồng tính nữ/ đồng tính nam”,  
sao cho nó bao hàm một khoảnh khắc  
(moment: ý chỉ các khoảng khắc mang  
tính ngưỡng - ND) giúp xóa nhòa ranh  
giới, hoặc làm nhòe mờ một chuỗi các  
phạm trù về bản sắc. Tất cả những khoảnh  
khắc “ngưỡng” như vậy đều phản ánh thời  
điểm tự nhận dạng là đồng tính nữ hay  
đồng tính nam, đây là hành động có ý thức  
để kháng cự các chuẩn mực và ranh giới  
đã được thiết lập.  
4. Phơi lộ “chứng ghê sợ đồng tính”  
của văn học và phê bình chính thống, như  
đã được chứng kiến qua việc phớt lờ hoặc  
phỉ báng các phương diện đồng tính luyến  
ái trong tác phẩm của những tác giả kinh  
điển, ví dụ như việc loại bỏ các bài thơ tình  
yêu đồng giới công khai khỏi các tuyển tập  
hoặc các cuộc tranh luận về thi ca của W.  
H. Auden (Mark Lilly).  
Công việc của các lý thuyết gia  
lệch pha  
5. Nhấn mạnh các khía cạnh đồng tính  
luyến ái của văn học chính thống mà trước  
đây đã bị phớt lờ, ví dụ như, vẻ dịu dàng,  
mềm mại khêu gợi ham muốn đồng giới  
được bộc lộ rõ trong nhiều bài thơ thời Thế  
chiến thứ Nhất.  
1. Xác định và thiết lập một danh sách  
tác phẩm của các nhà văn đồng tính nữ/  
nam “kinh điển” mà tác phẩm của họ kiến  
tạo nên một truyền thống rõ ràng. Nhìn  
chung, họ là những nhà văn trong thế kỉ  
XX, chẳng hạn (với các nhà văn đồng  
tính nữ ở Anh Quốc): Virginia Woolf,  
Vita Sackville-West, Dorothy Richardson,  
Rosamond Lehmann, và Radclyffe Hall.  
6. Nhấn mạnh các thể loại văn học từng  
bị lãng quên trước đây, vốn tác động đáng  
kể lên những tư tưởng về nam tính hoặc nữ  
tính, chẳng hạn như các câu chuyện phiêu  
lưu thế kỉ XIX với một bối cảnh “Đế chế”  
Anh (như của Rudyard Kipling và Rider  
Haggard) được Joseph Bristow bàn luận  
2. Xác định những tình tiết đồng tính  
nữ/nam trong tác phẩm chính thống và  
76  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
trong công trình Những gã trai của đế  
quốc (Routledge, 1991).  
biệt trong lối biểu đạt hình tượng xác chết  
giữa giai đoạn này và giai đoạn 1914-1918  
được tường giải và bàn luận trong phần  
viết của Lilly.  
Dừng lại và suy ngẫm  
Tổng quan: Ví dụ ở cuối phần viết này  
có liên quan đến các nội dung thứ 2, thứ  
4 và thứ 5 được liệt kê ở trên. Ví dụ này  
cho thấy sự khác biệt rõ rệt, về mặt cảm  
xúc nhục dục, giữa thi ca thời Thế chiến  
thứ nhất và thứ hai. Bạn thấy điều này hợp  
lý đến mức độ nào? Bạn có đồng ý rằng  
thi ca thời thế chiến thứ nhất thường mang  
đậm vẻ gợi dục đồng giới trong khi ở thời  
thế chiến thứ hai thì hiếm hơn? So sánh  
hai hợp tuyển thi ca có liên quan đến vấn  
đề này, chẳng hạn như Hợp tuyển Penguin  
về Thơ ca Thế chiến thứ nhất Mưa kinh  
hoàng của Jon Sllkin (xem bên dưới).  
Thuyết lệch pha: một ví dụ  
Để minh họa cho dạng phê bình này  
chúng ta có thể dùng chương “Thơ tình  
Thế chiến thứ nhất” trong công trình Văn  
chương đồng tính luyến ái nam thế kỉ XX.  
Chương này là một khảo sát trực diện về  
rất nhiều bài thơ thời Thế chiến thứ nhất  
được tuyển chọn trong công trình Những  
gã trai: Thơ tình về những đường hào  
dựa trên quan điểm thuyết lệch pha, và  
những quan điểm được đưa ra trong phần  
giới thiệu của tuyển tập này. Bài tiểu luận  
bắt đầu với việc luận bàn về các cung bậc  
cảm xúc mãnh liệt giữa những người đàn  
ông trong các hoàn cảnh chiến tranh khác  
nhau, và sự miễn cưỡng nói chung khi  
phải thừa nhận các sắc thái gợi dục đồng  
giới trong những mối quan hệ này. Mức  
độ khó khăn của việc thừa nhận sự tồn tại  
của những sắc thái này được tô đậm thêm  
bởi thực tế sau, trong thời chiến, quân đội  
là hiện thân cụ thể của các khía cạnh nam  
tính truyền thống nhất của một quốc gia  
(“một biểu tượng tập thể về nam tính và  
quyền lực được kiểm soát của chính xã hội  
đó”, Taylor, tr.65). Do đó “có một hành vi  
phản kháng giữa những người dị tính đối  
với tư tưởng cho rằng những người đàn  
ông mà họ muốn dành tặng niềm ngưỡng  
mộ sâu sắc nhất của họ thì có lẽ đã thích  
những người đàn ông khác về mặt nhục  
dục” (tr.65, chữ nghiêng trong bản gốc).  
Đồng thời, những đề cập về các lực lượng  
quân đội của chính phe họ [người dị tính -  
ND] thường có xu hướng nhấn mạnh tính  
chất trẻ trung cực độ của những anh lính  
này - chẳng hạn như chuyên mục vui nhộn  
của tờ báo Mặt trời của Anh Quốc trong  
Cụ thể: Thơ ca giai đoạn Thế chiến  
thứ nhất thường sử dụng các motif về  
việc tắm táp (bathing) gắn với ham muốn  
tình dục (erotic charge). Lilly trích dẫn từ  
bài thơ Soliders bathing (Tạm dịch: Lính  
tắm) của R.D. Greenway (“Anh bạn, gã  
trung sĩ vạm vỡ và đầy lông/ Trần trụi  
vươn dài tận mây xanh”) (“You strong  
and hairy sergeant/ Stretched naked to  
the skies”). Một bài thơ nổi tiếng hơn có  
cùng tựa đề của F.T. Prince, thường được  
cho là bài thơ nổi tiếng nhất về Thế chiến  
thứ hai. Bạn sẽ bàn luận về nó như thế  
nào nếu tham gia cuộc tranh luận về thơ  
chiến tranh được chúng tôi tóm lược ở  
dưới đây? Bài thơ này được rút từ tuyển  
tập Mưa kinh hoàng.  
Hình tượng xác chết trong thơ ca Thế  
chiến thứ nhất thường gợi dục đồng giới.  
Cũng có một bài thơ nổi tiếng về xác chết  
trongThếchiếnthhailàVergissmeiinnicht  
(trong tuyển thơ Mưa kinh hoàng: Thi sĩ  
chiến tranh, 1939-1945, Brian Gardner  
biên tập, Methuen, 1977). Một vài khác  
Thuyết lệch pha...  
77  
suốt Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất  
- “Các chàng trai của chúng ta xung trận”  
(Our boys go in).  
ông cho rằng ba thuật ngữ được sử dụng  
thường xuyên trên (tình huynh đệ, sự âu  
yếm thể xác và ham muốn nhục dục) có  
những mối quan hệ khác biệt đôi chút, do  
đó những cảm xúc chung chung về lòng ái  
mộ và sự âu yếm thân thể có thể được mô  
tả như là “gợi dục đồng giới”, trong khi  
những cảm xúc rõ ràng về ham muốn nhục  
dục sẽ được gọi là “đồng tính luyến ái”  
hoặc “tình dục đồng giới”. Tất nhiên, điều  
này sẽ mở ra một phạm vi ngoại trừ những  
người mà họ “chắc chắn” (như Sassoon)  
hoặc gần như chắc chắn (như Owen) là  
đồng tính” (tr.66).  
Ngoài ra do cường độ tiếp xúc với các  
hoàn cảnh chiến tranh, cho nên thơ chiến  
tranh thời điểm đó (Thế chiến thứ nhất) vận  
hành như một khu vực được cấp phép mà ở  
đó hoàn toàn có thể biểu lộ trực tiếp và cởi  
mở những cảm xúc nam với nam (điều này  
đã bị thay đổi trong Thế chiến thứ hai). Do  
vậy, việc thể hiện tình yêu với một người  
đồng đội (mặc dù thường đã chết) là điều  
hết sức bình thường trong thơ Thế chiến  
thứ nhất dẫu cho khó có thể đoán biết  
được chính xác ý nghĩa “tình yêu” trong  
những bài thơ này (hay chính xác thì tình  
yêu là gì). Nhiều khả năng là các bài thơ  
này thường được vận hành dựa trên nhiều  
cấp độ ý nghĩa khác nhau. Người đọc dị  
tính có thể đọc “tình yêu” này chỉ đơn giản  
là biểu hiện của niềm đau buồn vì mất đi  
một người bạn. Điều này cho phép chúng  
được ấn loát và lưu hành rộng khắp vào  
thời điểm đó mà chẳng có tai tiếng nào.  
Tuy nhiên, bởi vì không phải mọi nhà thơ  
đều là những người đồng tính tự thừa nhận  
(self-acknowledged gays) cho nên với họ,  
những bài thơ này còn có thể vận hành một  
cách đa nghĩa. Vậy nên, đôi khi các truyền  
thống biểu đạt khiến cho tình huynh đệ, sự  
âu yếm thân thể và ham muốn nhục dục  
đều có vẻ giống nhau” (tr.66). Nếu chúng  
ta tưởng tượng một thứ gì đó giống với  
“chuỗi đồng tính nữ” của Rich thì ở đây  
chính là một cái tương đương kiểu nam  
giới (male equivalent), nhất là trong những  
điều kiện khủng khiếp của chiến tranh, thì  
chúng ta sẽ nhận thấy rõ rằng những điều  
này (tình huynh đệ, sự âu yếm thân thể  
và ham muốn nhục dục) không tách rời  
và biệt lập. Lilly đưa ra quan điểm này,  
nhưng lại dựa trên các điều kiện khác, khi  
Lilly chỉ ra một motif thường thấy  
trong những bài thơ này là quan niệm  
“tình yêu đồng giới ưu việt hơn tình yêu dị  
giới”. Một bài thơ điển hình có thể kể đến  
là “Hơn cả tình yêu của đàn bà”, được một  
vị cha tuyên úy trong quân đội Studdert  
Kennedy, nhập vai một người lính xuất  
thân thường dân sáng tác.  
Ừ thì, tôi đã ngồi trong ánh chạng  
vạng mùa hè,  
Cùng một cô gái dễ thương tay trong tay  
Ấy vậy mà tôi lại nghĩ đến những hố bom  
Nơi những chàng trai của tiểu đoàn  
xưa đang đứng  
Tôi đáp lại những nụ hôn của cô ấy,  
Và tôi thấy chúng thật lạnh lẽo,  
Hoàn toàn lạnh lẽo và nhợt nhạt như  
một câu chuyện được kể hai lần  
Điều gì đã làm bừng nên mọi xưa cũ.  
Và bài thơ kết luận (đề cập đến phụ  
nữ), “But I knows a stronger love than  
their’s,/ And that is the love of men” (Tạm  
dịch: Nhưng tôi biết một tình yêu mãnh  
liệt hơn tình yêu của họ (đàn bà - ND),/ Và  
đó là tình yêu của những người đàn ông”.  
Thật thú vị khi những bài thơ này thường  
78  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
có vẻ rõ ràng ở một vài bình diện, chẳng  
hạn về cảm xúc thể xác giữa nam và nữ, và  
về tính bất khả thi của mọi niềm an ủi từ  
tôn giáo - và theo cách nghĩ thông thường,  
chúng ta có thể mong đợi bài thơ kết thúc  
(đặc biệt, vì nó được một linh mục viết ra)  
với câu thơ “Và đó là tình yêu của Chúa”,  
nhưng những gợi dẫn lộ liễu kiểu này có  
vẻ ít thấy trong thơ ca. Xu hướng biểu đạt  
hướng đến tính “đa vượt ngưỡng” (multi-  
transgression) của một vài ranh giới đồng  
thời tạo ra sức thuyết phục đối với quan  
điểm trong nghiên cứu đồng tính luyến ái  
nữ/nam là: việc phá vỡ các quy tắc tình  
dục luôn có khả năng tượng trưng cho việc  
phá vỡ chuẩn mực nói chung.  
Mà chính là đôi môi nồng nàn ấm  
nóng này  
Của người đồng đội anh ở đây.  
(Văn học đồng tính luyến ái nam thế kỉ  
XX, tr.78-79)  
Do đó, để thể hiện những cảm xúc  
đồng tính này, trước tiên các nhà thơ cần  
nhận thức được một rào cản đối với họ - bởi  
không thể có sự giao tiếp thân thể thực sự  
để thể hiện những cảm xúc này vì đối tượng  
đón nhận cảm xúc đã chết. Tuy nhiên, ngoại  
lệ là có rất nhiều bài thơ viết về người đàn  
ông đang bị thương - nhiều bài trong số này  
chứa những hình ảnh đẫm máu, và Lilly đã  
liên hệ chúng đến những bài thơ gợi dục  
đồng giới viết về vết thương và bệnh xá  
trong Cuộc nội chiến Mĩ của nhà thơ người  
Mĩ thế kỉ XIX, Walt Whitman. Trong thi  
ca Thế chiến thứ nhất, những mô tả về vết  
thương bị cáo buộc là đẫm vẻ gợi dục đồng  
giới bởi nó chấp thuận việc tiếp xúc thân  
thể giữa những người đàn ông. Do đó, thế  
chiến này trở thành một lãnh địa “an toàn”  
nơi mà những cảm xúc thường xuyên bị đè  
nén có thể được công khai thể hiện. Đồng  
thời mức độ ác liệt của chiến tranh còn cho  
thấy những cảm xúc được khơi gợi và biểu  
hiện sẽ khác biệt với những gì được cảm  
nhận trong các hoàn cảnh bình thường.  
Lilly sử dụng một ví dụ tương đương diễn  
ra ở sân bóng đá, đó là nơi công cộng mà  
đàn ông thường ôm hôn nhau nồng nhiệt,  
một hành vi mà họ có thể bị bắt giữ (ở Anh)  
nếu thực hiện trên đường phố.  
Tuy nhiên, những bài thơ kiểu này  
không thể được coi là sự tán dương đơn  
thuần cho các hình thức tình yêu bị xã  
hội kì thị, bởi vì đối tượng tình dục mà sự  
ngưỡng mộ hướng đến được thể hiện trong  
bài thơ thường là những người đã chết (dù  
là một cá nhân có tên riêng hoặc cụ thể).  
Khi sự ngưỡng mộ chung chung đối với cơ  
thể nam giới được thể hiện, thì cơ thể được  
đề cập đến luôn là một xác chết (thường  
là xác chết của kẻ thù, theo như tôi quan  
sát), điều này lặp lại nhiều đến nỗi Lilly  
phát hiện ra chứng ái tử thi (necrophilia)  
trong tập thơ này. Đôi khi biểu hiện cởi  
mở của ham muốn nhục dục được kết hợp  
với các yếu tố biểu hiện của chứng ái tử  
thi như trong bài thơ Đồng đội tôi (III) của  
Herbert Read:  
Một người đàn ông của tôi  
Nằm trên dây thép gai;  
Và anh ấy sẽ thối rữa  
Do vậy, những bài thơ này cần phải  
được đặt trong bối cảnh của chúng để có  
thể được tri nhận chính xác. Cuối cùng,  
chính quân đội đã tận dụng những cảm  
xúc này khi bắt đầu cuộc chiến với việc  
thành lập các trung đoàn “bạn thân” (Pals),  
trong đó có rất nhiều đàn ông đến từ cùng  
Trước tiên là đôi môi của anh  
Những con giun sẽ ăn.  
Chẳng phải vì thế mà tôi đã muốn hôn  
anh ấy,  
Thuyết lệch pha...  
79  
đọc thêm” bao gồm các danh mục tham khảo hữu  
ích nhất về lĩnh vực này tính đến tháng 8/1992.  
[2] Bristow, Joseph, ed., Sexual Sameness:  
Textual Difference in Lesbian and Gay Writing  
(Routledge, 1992). Sách bao gồm các chương  
viết về tái trình hiện văn học về tình yêu đồng  
giới ở một số tác giả quan trọng, chẳng hạn  
như E. M. Forster, Walt Whitman, và Sylvia  
Townsend Warner.  
[3] Butler, Judith, Undoing Gender (Routledge,  
2004).  
Cuốn sách này là một tái đánh giá các quan điểm  
trước đây của bà về tính biểu hành giới (gender  
performativity) trong công trình Rắc rối về giới  
tính (Gender Trouble).  
một quận, cùng nhau nhập ngũ và phục vụ  
trong các đơn vị. Mục đích của việc này  
là để dựa vào các mạng lưới của niềm  
tin và lòng trung thành được hình thành  
trên cơ sở những mối quan hệ bạn bè ở  
trường học, dựa vào các cảm xúc của đoàn  
kết giai cấp, và dựa vào những bản sắc và  
nghĩa vụ mang tính địa phương. (Cuộc thử  
nghiệm này đã nhanh chóng bị phá sản  
khi đã có toàn bộ một khu dân cư rơi vào  
cảnh tang tóc hàng loạt chỉ sau một cuộc  
tấn công hoặc oanh tạc). Do đó, có thể nói  
(như Lilly gợi ý) kiểu thơ này được chấp  
thuận chính thức bởi nó hữu ích cho chí  
khí của người lính. Chắc hẳn rằng thơ ca  
của các chiến sĩ đã dễ dàng tiếp cận với  
hệ thống xuất bản: báo, tạp chí thơ, và tạp  
chí học đường. Vậy nên chuỗi cảm xúc  
(continuum of feelings) được thể hiện  
trong tập thơ này (Những gã trai: Thơ tình  
về những đường hào), và các mức độ khác  
nhau của sự tự nhận thức (self-knowledge)  
và tự lừa dối, rốt cuộc có khuynh hướng  
“giải cấu trúc” khái niệm đồng tính luyến  
ái (từ quan điểm dị tính luyến ái) như là  
một “cái Khác” riêng biệt với bản sắc ổn  
định và tách biệt của nó.  
[4] Dollimore, Jonathan, Sexual Dissidence:  
Augustine to Wilde, Freud to Foucault  
(Clarendon, 1991).  
Phần ba, từ chương 3 đến chương 5 bao gồm  
những cuộc tranh luận về bản chất luận đã được  
đề cập đến trong phần trình bày phía trên.  
[5] Fuss, Diana, eds. Inside/Out: Lesbian  
Theories, Gay Theories (Routledge, 1992).  
Tôi nhận thấy phần dẫn nhập và Phần 1 chương  
I (viết bởi Judith Butler) rất hữu ích, nhưng,  
mặt khác phần viết này lại đề cập rất ít về văn  
học theo đúng nghĩa. Chương X, về cuốn tiểu  
thuyết đồng tính nữ The Well of Loneliness (Tạm  
dịch: Giếng cô đơn) của Radclyffe Hall, luận bàn  
nhiều vấn đề khác nhau mà cuốn sách này đã đề  
cập đến.  
Lê Quốc Hiếu dịch  
[6] Hall, Donald E., Queer Theories (Palgrave,  
Transitions’ series, 2003).  
(Nguồn: Barry, P. (2020), “Queer  
theory”, In Beginning theory (fourth  
edition). Manchester University Press).  
Hall, Donald E., and Jagose,Annamarie, eds, The  
Routledge Queer Studies Reader (Routledge,  
2012). Đây là sự kế thừa, tiếp nối từ công trình  
có tính tiên phong Tuyển tập Routledge Nghiên  
cứu lệch pha của học giả Abelove và các cộng  
sự được xuất bản năm 1993, đồng thời đánh  
dấu sự xuất hiện có tính học thuật của lĩnh vực  
này. Cuốn sách này còn có một nhóm các tiểu  
luận quan trọng được phân chia thành bảy phần  
(mới). Vấn đề chủ đạo của cuốn sách là lời phát  
biểu được in trong phần giới thiệu của ban biên  
tập: “các truyện kể được sắp xếp theo trật tự  
tuyến tính không dễ dàng để có thể thâu tóm  
được những khả thể đôi khi vừa mới được phôi  
thai… đánh dấu nguồn gốc của nghiên cứu lệch  
Tài liệu tham khảo  
[1] Abelove, Henry, Barale, Michele Aina, and  
Halperin, David, eds, Lesbian and Gay Studies  
Reader (Routledge, 1993). Đây là một tuyển tập  
lớn và bao quát. Ở phần I chương 2, có một đoạn  
được trích từ công trình có sức ảnh hưởng mạnh  
mẽ Nhận thức luận về buồng kín (Epistemology  
of the Closet). Các chương viết chính về văn học  
nằm ở phần VII, “Giữa các trang sách”, bao gồm  
bài phê bình của Dollimore về Wilde và Gide.  
Phần XII (trang 662-665) về “Những gợi ý để  
80  
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 4-2021  
pha”. Cuốn sách mở đầu với các bài tiểu luận của  
các nhân vật then chốt như Sedgwick và Butler,  
tiếp theo là bài tiểu luận của Jay Prosser với chủ  
ý chống lại điều mà ông quan niệm như là “sự  
xóa bỏ cơ thể của người chuyển giới” trong Rắc  
rối về giới của Butler, một tuyển tập mang tính  
bước ngoặt khác.  
[13] Sedgwick, Eve Kosovsky, Between Men:  
English Literature and Male Homosexual Desire  
(Columbia University Press, 1985).  
Hai cuốn sách trên có vai trò quan trọng trong  
việc thiết lập nền tảng lí luận của thuyết lệch pha.  
[14] Sedgwick, Eve Kosovsky, Epistemology of  
the Closet (University of California Press, 2nd  
edn, 2008).  
[15] Sinfield, Alan, Cultural Politics - Queer  
Reading (Routledge, 2nd edn, 2005).  
Một văn bản sinh động và đầy khiêu khích - một  
công trình tiên phong ngay khi được xuất bản  
lần đầu.  
[7] Lilly, Mark, eds. Lesbian and Gay Writing  
(Macmillan, 1990). Các chương năm, sáu và  
mười viết về thơ đồng tính nữ và nam, và chúng  
rất được hoan nghênh trong một lĩnh vực vốn bị  
văn xuôi và (cũng như nhiều lí thuyết hiện nay)  
thống trị.  
[8] Lilly, Mark, Gay Mens Literature in the  
Twentieth Century (New York University Press,  
1993).  
[16] Taylor, Martin, Lads: Love Poetry of the  
Trenches (Duckworth & Co., new edn, 1998).  
Một hợp tuyển thi ca, với phần giới thiệu nhằm  
“tái khẳng định vị trí” của những bài thơ được  
tuyển lựa này. So sánh tuyển chọn này và lời  
bình luận của nó với những công trình mang tính  
truyền thống hơn, chẳng hạn Hợp tuyển thi ca  
Thế chiến thứ nhất được Jon Silkin biên tập.  
[17] Wilchins, Riki, Queer Theory, Gender  
Theory (Magnus Books, 2014).  
Rõ ràng và trực tiếp từ đầu đến cuối sách, và có  
thể đọc được hết một mạch - các chương viết hay  
về Derrida, Foucault và Butler.  
[18] Woods, Greg, A History of Gay Literature  
(Yale University Press, 1999).  
Một cuốn sách khả dụng khác không bao chứa  
kiến thức lí thuyết rộng lớn. Chương đầu tiên là  
một khảo sát chung về xu hướng phê bình chính  
thống các nhà văn đồng tính (“Hội các học giả  
ghê sợ đồng tính luyến ái”), và phần còn lại là về  
các tác giả lớn, bao gồm Byron, Wilde, Forster,  
Thi ca Thế chiến thứ nhất, Tennessee Williams,  
James Baldwin, Joe Orton, và Christopher  
Isherwood.  
[9] Morland, Iain, and Willox, Annabelle, eds,  
Queer Theory (Palgrave, ‘Readers in Cultural  
Criticism’ series, 2004).  
[10] Munt, Sally, eds. New Lesbian Criticism:  
Literary and Cultural Readings (Harvester,  
1992).  
Một mô tả về văn học đồng tính nam, từ thời cổ  
đại đến nay.  
[19] Zimmerman, Bonnie, “What has never  
been: an overview of lesbian feminist criticism)”,  
reprinted in Gayle Greene and Coppelia Kahn,  
eds, Making a Difference: Feminist Literary  
Criticism (Methuen, 1985)  
Một khảo sát quan trọng về phê bình đồng tính  
nữ cho đến thời điểm công trình được xuất bản.  
Một khởi đầu hữu ích cho những người nhập  
môn.  
[20] Zimmerman, Bonnie, “Lesbians like this  
and that: some notes on lesbian criticism for the  
nineties” in Sally Munt (xem ở trên).  
Một khảo sát khác về lĩnh vực này, được viết sau  
mười năm kể từ bài viết trên, và xem xét những  
vấn đề và những chọn lựa cho thập niên 90.  
Bao gồm các tiểu luận hữu ích về lí thuyết đại  
cương, về các nhân vật lớn như nhà thơ, lí thuyết  
gia đồng tính da màu Audre Lorde, và tài liệu về  
văn hóa đại chúng đồng tính nữ, hư cấu không  
tưởng đồng tính nữ và sách báo khiêu dâm đồng  
giới nữ.  
[11] Palmer, Paulina, Contemporary Lesbian  
Writing: Dreams, Desire, Difference (Open  
University Press, 1993).  
Bắt đầu với một chương phác họa một loạt các  
quan điểm lí thuyết và sau đó là các chương  
viết về nhiều thể loại có liên quan, bao gồm hư  
cấu chính trị, thể loại li kì, giật gân, tiểu thuyết  
truyện tranh khôi hài (the comic novel), và hư  
cấu huyễn tưởng.  
[12] Salih, Sara, Judith Butler (Routledge  
Critical Thinkers, 2002).  
pdf 15 trang Thùy Anh 13/05/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Thuyết lệch pha", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_thuyet_lech_pha.pdf