Bài giảng Tâm lí học - Chương 4: Cơ sở tâm lý của hoạt động giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị

Chương IV  
CƠ STÂM LÝ CA HĐ  
GIÁO DC ĐẠO ĐỨC  
& GIÁO DC GIÁ TRỊ  
1. Đạo đức và giáo dc đạo đức  
1.1. Đạo đức và hành vi đạo đức  
a. Khái niệm đạo đức  
• Đạo đức là sự phản ánh vào ý thức cá  
nhân một hệ thống những chuẩn mực,  
đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá  
nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của  
bản thân và lợi ích của ngư
của toàn xã hội  
- Chun mc đạo đức  
• Nói đến các chuẩn mực đạo đức là nói  
đến cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác,…  
• Tuy nhiên có nhiều cách đề cập đến  
chuẩn mực đạo đức mà không cần phải  
dùng đến những từ như “tốt”, “xấu”  
“thiện”, “ác”, chẳng hạn như: khiêm tốn,  
vị tha, thẳng thắn, trung thực, cao  
ngạo, ích kỷ, quanh co, lừa dối…  
- Chun mc đạo đức  
• Chuẩn mực đạo đức có tính xã hội lịch sử.  
• Một số chuẩn mực đạo đức mang tính  
nhân loại phổ biến của đạo đức (như tình  
cha, nghĩa mẹ, lòng nhân ái, tình người…).  
• Chuẩn mực đạo đức cũng có tính pha trộn.  
Chun mc đạo đức mun trthành  
Đạo đức ca mt cá nhân thì:  
• Chuẩn mực đạo đức phải được cá nhân  
đó tự giác thực hiện.  
• Bằng chính hoạt động của mình, trong  
quan hệ với người khác, trẻ em đưa các  
chuẩn mực đạo đức này vào bên  
trong, trở thành tâm lý của nó.  
• Việc hình thành đạo đức ở trẻ em chính  
là quá trình nhập tâm trong hoạt động.  
Chc năng ca đạo đức:  
• Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi,  
giáo dục và nhận thức. Khi các chuẩn mực  
đạo đức được các em lĩnh hội thì tự các em sẽ  
có những cảm xúc và từ đó có hành vi tương  
ứng.  
• Có sự khác biệt giữa những người chthuộc  
lòng các quy tắc chuẩn mực với những người  
thực sự lĩnh hội được nó.  
b. Hành vi đạo đức  
Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một  
động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức  
Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức  
- Tính tgiác ca hành vi:  
• Tính tự giác thể hiện ở việc chủ thể có ý  
thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa về  
hành vi của mình, từ đó tự nguyện, tự  
giác thực hiện.  
• Một hành vi đặt lợi ích của người khác  
lên trên lợi ích của cá nhân chưa thể gọi  
là hành vi đạo đức khi chủ thể thực  
hiện hành vi đó do ép buộc.  
- Tính có ích ca hành vi:  
• Hành vi đạo đức luôn đem lại lợi ích cho  
người khác.  
Tính có ích cần hiểu ở đây là đem lại lợi  
ích chung cho xã hội hay sự tiến bộ  
của nhân loại chứ không phải đem lại  
lợi ích cho một nhóm người hay chỉ  
mang tính nhất thời, tình huống.  
• Tính có ích phụ thuộc rất nhiều vào thế  
giới quan.  
- Tính không vli:  
• Là đặt lợi ích của người khác lên trên  
lợi ích cá nhân.  
Þ Một hành vi sẵn sàng chà đạp lợi ích của  
người khác để mưu cầu lợi ích cho bản thân là  
hành vi phi đạo đức.  
Þ Xét tính không vụ lợi trong hành vi đạo đức  
không đơn giản do một hành vi của con  
người luôn được thúc đẩy bởi một hệ thống  
các động cơ và lợi ích của bản thân và người  
khác có thể đan xen phức tạp.  
Đánh giá mt hành vi đạo đức:  
• Trước khi đánh giá một hành vi đạo đức, ta  
cần xem xét thông tin có được.  
Tính chất cũng như chất lượng thông tin về  
hành vi đó đóng vai trò quan trọng trong việc  
đánh giá một cách chính xác.  
• Nếu bỏ qua hoặc thực hiện điều này một cách  
qua loa, sơ sài thì có thể dẫn đến những hậu  
quả tai hại khó lường, đặc biệt là trong giáo  
dục.  
c. Mối quan hệ nhu cầu – động cơ đạo đức:  
Nhu cầu đạo đức gặp đối tượng ® Động cơ đạo đức  
Hiện thực hoá® Hành vi đạo đức  
• Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức  
nhưng hành vi đạo đức cũng tác động trở lại  
nhu cầu đạo đức và làm nó biến đổi.  
• Động cơ đạo đức có ý nghĩa tích cực hay tiêu  
cực về mặt đạo đức tạo nên một hành vi có  
thể trở thành hành vi đạo đức hay hành vi phi  
đạo đức.  
=> KLSP:  
• Trong giáo dục đạo đức, xét cho đến  
cùng, là phải tổ chức hoạt động, hành  
động trong những hoàn cảnh và điều  
kiện cụ thể để động cơ, nhu cầu đạo  
đức nhận được những tác động tích cực,  
đúng định hướng.  
1.2 Cu trúc ca hành vi đạo đức  
Tri thức đạo đức  
Niềm tin đạo đức  
Tình cảm đạo đức  
Ý chí đạo đức  
Thói quen đạo đức  
a. Tri thức đạo đức  
Là sự hiểu biết của con người về những  
chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của  
họ trong mối quan hệ với người khác và với  
xã hội  
b. Niềm tin đạo đức  
Là sự tin tưởng vững chắc, sâu sắc của  
con người vào tính chính nghĩa và tính  
chân lý của các chuẩn mực đạo đức và  
thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt  
để các chuẩn mực đó.  
c. Tình cảm đạo đức  
• Là thái độ rung cảm của cá nhân đối với  
hành vi đạo đức của bản thân hay của  
người khác có liên quan tới nhu cầu và  
động cơ đạo đức của người đó.  
• Trên thực tế, tình cảm đạo đức được biểu  
hiện ở nhiều dạng khác nhau như tình cảm  
đối với nghĩa vụ, trách nhiệm, tình cảm  
lương tâm.  
c. Tình cảm đạo đức (tt)  
Ø Tình cảm đối với nghĩa vụ, trách nhiệm  
là tình cảm nảy sinh trong quá trình con  
người thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của  
mình với người khác, với gia đình, xã hội.  
Ø Tình cảm lương tâm là tình cảm nảy  
sinh trong sự tự đánh giá của chủ thể khi  
thực hiện hay không thực hiện một hành vi  
đạo đức.  
d. Ý chí đạo đức  
• Là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt  
qua mọi khó khăn để thực hiện đến cùng hành  
vi đạo đức nhằm tạo ra các giá trị đạo đức.  
• Ý chí đạo đức được xác lập khi có đủ  
thiện chí đạo đức và nghị lực đạo đức  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 44 trang Thùy Anh 13/05/2022 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lí học - Chương 4: Cơ sở tâm lý của hoạt động giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_li_hoc_chuong_4_co_so_tam_ly_cua_hoat_dong_gia.pdf