Quy hoạch sử dụng đất và tích hợp quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh theo luật quy hoạch

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÍCH HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG  
ĐẤT TRONG QUY HOẠCH TỈNH THEO LUẬT QUY HOẠCH  
PGS.TS Nguyễn Thế Phán  
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân  
Tóm tắt  
Quy hoạch sử dụng đất là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp lý… nhằm  
bố trí về mặt không gian đất đai sao cho việc sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm, bền vững  
và có hiệu quả nhất. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai và đã  
được cụ thể hoá trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đi 2014.  
Tuy nhiên, Luật Quy hoạch và Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của 37 luật có liên quan  
đến quy hoạch ra đời, các quy định về quy hoạch sử dụng đất có những sự điều chỉnh  
nhất địnhm trong đó có nội dung tích hợp nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy  
hoạch tỉnh. Vậy những thay đổi, điều chỉnh đó như thế nào, việc tích hợp nôpị dung quy  
hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh ra sao sẽ là nội dung chính của bài viết này.  
Từ khoá: Quy hoạch sử dụng đất, tích hợp, Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi bổ sung,  
Luật Đất đai, Nghị định số 37, phương án, phân bổ, khoanh vùng…  
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử  
dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường  
và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các  
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng  
thời gian xác định.  
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội  
của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương. Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ  
quan trọng để xây dựng các kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu và kỳ cuối của kỳ quy  
hoạch, là cơ sở của kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ  
để thực hiện việc quan lý Nhà nước trên địa bàn quy hoạch; góp phần sử dụng đầy đủ,  
tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững đất đai. Quy hoạch sử dụng đất tạo ra sự ổn định  
về mặt pháp lý, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng  
đất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần bảo  
đảm an ninh lương thực và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  
Chính vì vậy mà quy hoạch sử dụng đất luôn được coi trọng và luôn là một trong  
các nội dung Quản lý nhà nước về đất đai. Điều 9 - Luật Đất đai 1987 quy định quản lý  
nhà nước về đất đai có 7 nội dung, trong đó có nội dung “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc  
sử dụng đất đai”. Quy định này vẫn được giữ tại các Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai sửa  
đổi 1998 và Luật Đất đai 2001. Luật Đất đai 2003 có sự thay đổi, quy định quản lý nhà  
nước về đất đai bao gồm 13 nội dung, trong đó có nội dung: Quản lý quy hoạch, kế hoạch  
sử dụng đất. Đến Luật Đất đai 2013, quản lý nhà nước, bao gồm 15 nội dung, trong đó  
vẫn giữ nội dung: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, sự thay đổi từ  
ngữ, thêm từ “quản lý” từ Luật đất đai 2003 đến nay đã thể hiện nội dung này một cách  
đầy đủ hơn.  
405  
Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 có sự thay đổi đáng kể về quy hoạch,  
trong đó có sự thay đổi về quản lý quy hoạch sử dụng đất. Luật số 35/2018/QH14 về sửa  
đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có sự thay đổi, điều  
chỉnh và bổ sung về quy hoạch sử dụng đất. Những thay đổi, bổ sung cơ bản là:  
Thứ nhất, về thuật ngữ: Luật Quy hoạch không sử dụng thuật ngữ “quản lý quy  
hoạch” mà thay vào đó là “hoạt động quy hoạch”. Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ  
chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều  
chỉnh quy hoạch.  
Thứ hai, về nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất: Luật Đất đai 2013 đưa ra 8 nguyên  
tắc, nhưng nay chỉnh sửa chỉ còn 6 nguyên tắc, ngắn gọn hơn và nhấn mạnh hơn đến bảo  
vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và vài thay  
đổi cho phù hợp với hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Quy hoạch  
(không còn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh): quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể  
hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã, nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch  
ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử  
dụng đất quốc gia.  
Thứ ba, về hệ thống quy hoạch sử dụng đất: Chỉ còn 4 loại quy hoạch sử dụng đất,  
bỏ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và thay vào đó, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ được  
tích hợp vào quy hoạch tỉnh với nội dung: Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức  
năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.  
Thứ tư, về thời gian của kỳ quy hoạch: Thời gian của kỳ quy hoạch vẫn là 10 năm,  
nhưng Luật Quy hoạch đưa thêm tầm nhìn quy hoạch quốc gia là 30-50 năm, còn quy  
hoạch tỉnh là 20-30 năm. Đây chính là điểm mới của Luật Quy hoạch. Điều này có ý  
nghĩa thiết thực và phù hợp hơn với hệ thống quy hoạch.  
Thứ năm, về căn cứ lập quy hoạch: Luật Đất đai đưa ra các căn cứ lập quyhoạch sử dụng  
đất một cách rất cụ thể cho từng cấp quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất quốc gia có 5 căn cứ;  
cấp tỉnh và cấp huyện có 7 căn cứ), trong đó có những căn cứ về định mức sử dụng đất, tiến bộ  
khoa học, kỹ thuật trong sử dụng đất. Tuy nhiên, Luật sửa đổi 37 luật có liên quan đến quy  
hoạch đã đưa ra các căn cứ lập quy hoạch đối với từng loại quy hoạch như sau:  
- Đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chỉ đưa ra 3 căn cứ cơ bản: (1) Điều kiện  
tự nhiên, kinh tế - xã hội; (2) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực  
hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước; (3) Nhu cầu sử dụng đất của các  
ngành, lĩnh vực và của cấp tỉnh.  
- Đối với lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và  
theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, ngoài các căn  
cứ theo quy định của Luật Quy hoạch, cần dựa vào 4 căn cứ sau: (1) Tiềm năng đất đai  
và kết quả thực hiện phương án sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước; (2) Nhu cầu sử dụng  
đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện; (3) Định mức sử dụng đất và (4)  
Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.  
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, phải dựa vào 6 căn cứ, trong đó có căn  
cứ vào quy hoạch tỉnh.  
406  
Thứ sáu, về nội dung quy hoạch sử dụng đất:  
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia: Luật Quy hoạch đưa ra 7 nội dung, trong  
khi đó, Luật Đất đai 2013 chỉ đưa ra có 5 nội dung. Tuy chỉ đưa ra 5 nội dung nhưng có  
nội dung lại bao gồm nhiều nội dung tương đồng với trong Luật Quy hoạch như nội dung  
thứ 2, thực chất là nội dung 4, 5 và 6 trong Luật Quy hoạch. So với Luật Đất đai 2013,  
Luật Quy hoạch không có nội dung: Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và  
các vùng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của  
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã quy định quy  
hoạch sử dụng đất quốc gia có 10 nội dung, trong đó bổ sung thêm nội dung Lập bản đồ  
quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các vùng và quy định rõ các loại bản đồ và bản  
đồ in 1:100.000 - 1:1.000.000 đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc gia, bản đồ định  
hướng sử dụng đất quốc gia, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia bản đồ số và bản  
đồ in tỷ lệ 1:50.000 - 1:250.000 đối với bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo vùng.  
+ Đối với Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến  
từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP  
ngày 17/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch  
đã chỉ ra 8 nội dung cơ bản, trong khi theo Luật Đất đai 2013, quy hoạch sử dụng đất cấp  
tỉnh chỉ bao gồm 6 nội dung. Nghị định 37 có đã cụ thể hoá và nhấn mạnh việc xác định  
các diện tích đất phải thu hồi, cần chuyển đổi mục đích sử dụng và diện tích đất chưa sử  
dụng đưa vào sử dụng. Điều đó giúp cấp huyện có cơ sở rõ ràng, cụ thể hơn để lập quy  
hoạch sử dụng đất cấp huyện.  
+ Đối với quy hoạch sử dụng đất huyện, vẫn bao gồm 6 nội dung như Luật Đất đai  
2013 nhưng cụ thể hoá thêm nội dung lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đối với khu vực  
đất trồng lúa, khu vực đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng phải thể hiện chi tiết đến từng  
đơn vị hành chính cấp xã.  
Thứ 7, về giải pháp thực hiện quy hoạch: Luật Quy hoạch có nói đến giải pháp và  
nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong khi Luật Đất đai 2013 chỉ nói  
đến giải pháp mà không đề cập đến nguồn lực thực hiện quy hoạch. Nghị định số  
37/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của  
Luật Quy hoạch cũng chỉ rõ các nội dung này, theo đó, nguồn lực và giải pháp thực hiện  
quy hoạch bao gồm: (1) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; (2) Xác định  
các nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất; (3) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám  
sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, trong Luật sửa đổi 37 luật có liên quan  
đến quy hoạch, trong nội dung về giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện  
không đề cập đến nguồn lực, chỉ đề cập đến giải pháp để thực hiện quy hoạch.  
Như vậy, theo quy định mới nhất, hoạt động quy hoạch sử dụng đất có những sự thay  
đổi nhất định. Vấn đề khó nhất là sự tích hợp quy hoạch sử dụng đất vào quy hoạch tỉnh.  
Theo Luật Quy hoạch sẽ không còn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Điều này cũng tạo ra  
những ý kiến trái chiều nhau tại Quốc hội cũng như trong tranh luận khoa học. Một số người  
cho rằng Luật Quy hoạch đã quy định việc lập quy hoạch tỉnh có tính chất đa ngành nhằm  
sắp xếp, phân bố không gian gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ  
môi trường để khai thác nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Nội dung của quy hoạch sử dụng  
đất cấp tỉnh đã được tích hợp trong quy hoạch tỉnh. Sự tích hợp được thể hiện ở nội dung  
407  
“Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành  
chính cấp huyện” để bảo đảm sự phát triển đồng bộ, cân đối nhu cầu sử dụng đất ở cấp tỉnh.  
Hơn nữa, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến  
từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh cũng đã được cụ thể hóa bằng quy  
hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Do đó, quy  
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là không cần thiết và cũng không cần bổ sung thêm Phương án  
quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong quy hoạch tỉnh. Tuy nhiên, một số người lại chưa đồng  
tình với quan điểm đó và cho rằng do tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và quan trọng của quy  
hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh, nên cần phải có Phương án quy hoạch sử dụng đất  
nằm trong nội dung quy hoạch tỉnh. Mặc dù có các ý kiến trái chiều về vấn đề này, nhưng  
Quốc hội vẫn quyết định: Không lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, không lập phương án  
quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch đã có  
điều chỉnh, đưa thêm thuật ngữ “phương án” và thành Phương án phân bổ và khoanh  
vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.  
Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành  
một số điều của Luật Quy hoạch đã bổ sung thêm thuật ngữ “lập” và thành Lập phương  
án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị  
hành chính cấp huyện. Theo đó, nội dung này được cụ thể hoá thành 7 nội dung cơ bản:  
(1) Định hướng sử dụng đất của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; (2) Xác định chỉ tiêu sử  
dụng đất theo loại đất, bao gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia  
phân bổ và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh (chủ yếu là đối với đất  
phi nông nghiệp; đối với đất nông nghiệp, chỉ xác định loại đất trồng cây lâu năm); (3)  
Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng; (4) Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng  
đất, phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp  
huyện; (5) Xác định diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện các công trình, dự án  
sử dụng đất vào các mục đích thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành  
chính cấp huyện; (5) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất  
trong kỳ quy hoạch quy định đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; (6) Xác định diện  
tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính  
cấp huyện và (7) Lập bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  
Các nội dung cụ thể trên chủ yếu liên quan đến việc định hướng sử dụng đất, xác định  
các chỉ tiêu sử dụng đất, xác định diện tích các loại đất và lập bản đồ phương án quy hoạch  
sử dụng đất cấp tỉnh. Trong Nghị định không nói đến việc xây dựng các phương án quy hoạch  
sử dụng đất, nhưng nội dung cuối lại là Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Lập bản  
đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là kết quả của tất cả các nội dung trên được thể hiện trên  
bản đồ quy hoạch, do đó thực chất các nội dung trên chính là nội dung của quy hoạch sử dụng  
đất hoặc là nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  
Đây mới chỉ là quy định, là mong muốn, còn trên thực tế việc tích hợp được thực  
hiện như thế nào vẫn là vấn đề đang tiếp tục được nghiên cứu và cụ thể hoá. Trên thực tế,  
một số tỉnh đã xây dựng và phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh. Ngày  
01/8/2019, tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định về việc xây dựng đề cương và dự toán kinh  
phí nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.  
408  
Theo đó, trong nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh có: Nghiên cứu đề xuất các phương  
án quy hoạch tỉnh, trong đó có Phương án quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh theo các khu  
chức năng và các đơn vị hành chính cấp huyện. So với Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi,  
bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, nhiệm vụ này được chuyển  
thành Phương án quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh. Như vậy, trên thực tế, Vĩnh Phúc đã  
chủ động điều chỉnh nội dung giống ý kiến của nhiều chuyên gia và của một số đại biểu  
quốc hội. Trong dự thảo Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm  
nhìn đến năm 2045, Tiền Giang đã đưa ra nhiệm vụ: Lập phương án phân bổ và khoanh  
vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện  
theo đúng quy định của Luật Quy hoạch, nhưng trong nội dung cụ thể lại có nhiệm vụ:  
Lập bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Nếu không lập phương án quy  
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì sao có thể lập được bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  
Như vậy, về thực chất vẫn có nội dung Lập phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  
Chính vì vậy, trên thực tế, việc tích hợp quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong quy  
hoạch tỉnh vẫn đang là vấn đề còn khá phức tạp và có nhiều cách hiểu và cách làm không  
giống nhau. Điều đó đòi hỏi các cơ quan Nhà nước cần phải có những quy định để đảm  
bảo sự thống nhất về cách hiểu và cách thực hiện nội dung này.  
Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng không nên lảng tránh dùng từ quy hoạch sử  
dụng đất cấp tỉnh hay lập phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh vì trên thực tế  
toàn bộ các nội dung của Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo  
loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện chính là nội dung của quy hoạch sử  
dụng đất hoặc lập phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Nếu gọi như vậy, sẽ  
điều chỉnh các nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong Luật Đất đai 2013  
cho phù hợp với tinh thần của Luật Quy hoạch. Làm vậy nội dung quy hoạch sử dụng  
đất sẽ vừa có tính kế thừa Luật Đất đai 2013, vừa rõ ràng về nội dung, đảm bảo tính  
thống nhất giữa các tỉnh trên cả nước.  
Trước mắt, trong khi tuân thủ Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều  
của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Nghị định 37/2019/NĐ-CP, các địa phương  
cần chủ động thực hiện sự tích hợp quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh với các  
lưu ý sau:  
- Phải đánh giá đầy đủ và chính xác các điều kiện, tiềm năng về đất đai của tỉnh trên  
các khía cạnh chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật và môi trường, trên cơ  
sở đó, xây dựng các phương án sử dụng đất có hiệu quả nhất. Đánh giá kết quả thực hiện  
quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước; tìm ra những khiếm khuyết của bản quy hoạch hiện  
tại, những hạn chế trong công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch và nguyên nhân  
của những hạn chế, khiếm khuyết đó.  
- Xác định đầy đủ nhu cầu về đất đai của các ngành, lĩnh vực của cả cấp tỉnh lẫn  
cấp huyện. Việc xác định nhu cầu về đất phải dựa vào các quy hoạch ngành và lĩnh vực.  
Vậy từ điều kiện đất đai để quy hoạch ngành, lĩnh vực hay từ quy hoạch ngành, lĩnh vực  
để xác định nhu cầu về sử dụng đất của ngành, lĩnh vực? Đây là vấn đề mang tính hai mặt,  
chỉ có thể dựa trên sự tích hợp, tức phải tiến hành đồng thời, đặt các nội dung đó trong mối quan  
hệ tương tác, cộng hưởng trong nội dung quy hoạch tỉnh. Trước đây, ở không ít địa phương, quy  
hoạch sử dụng đất được lập trước và là căn cứ cho việc lập các quy hoạch khác, thậm chí kể cả  
409  
quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội. Điều đó làthiếu logic và chưa thực skhoa học. Nói  
như vậythì tại sao không tích hợp quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các quyhoạch ngành, lĩnh  
vực quốc gia, mà chỉ tích hợp ở cấp tỉnh? Phải chăng ở tầm quốc gia có quy hoạch tổng thể, quy  
hoạch làm căn cứ cho mọi quy hoạch của quốc gia cũng như của các tỉnh. Còn ở cấp tỉnh, giờ  
không còn quy hoạch tổng thể tỉnh, mà chỉ có quy hoạch tỉnh, là tổng hợp của các quy hoạch  
ngành, lĩnh vực và trong các quy hoạch ngành, lĩnh vực đều có sự tích hợp với phương án  
quy hoạch sử dụng đất.  
- Xác định chỉ tiêu sử dụng đất cho các khu chức năng, cho từng loại đất, cho thu  
hồi đất, cho chuyển mục đích sử dụng, cho đất chưa sử dụng phải được tích hợp khi lập  
quy hoạch các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và từng huyện. Xác định các chỉ tiêu sử  
dụng đất còn phải dựa trên các định mức sử dụng đất và tiến bộ khoa học kỹ thuật - công  
nghệ trong sử dụng đất. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ  
tác động mạnh đến việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất cho các khu nông nghiệp công nghệ  
cao, khu công nghiệp. Sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập dân cư, hội nhập văn  
hoá, tăng dân số… sẽ tác động mạnh đến xác định diện tích đất cho các khu đô thị, khu  
thương mại - dịch vụ, khu dân cư nông thôn, khu du lịch. Những tác động của khoa học  
kỹ thuật - công nghệ, của môi trường và biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh đến việc xác  
định chỉ tiêu sử dụng đất cho từng loại đất.  
- Trong quy hoạch tỉnh, cần phải coi nội dung Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo  
khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là hợp phần quan  
trọng, vừa là tiền đề, vừa là phái sinh của các hợp phần quy hoạch khác trong sự tích hợp  
khoa học với cách nhìn mới và phương pháp luận quy hoạch mới.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Luật Quy hoạch (Luật số 21/2017/QH14) Quốc hội khoá 14 thông qua ngày  
24/11/2017, có hiệu lực ngày 01/01/2019.  
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (Luật số  
35/2018/QH14) - Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018 và có hiệu lực từ ngày  
01/01/2019.  
3. Nghị định số số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết thi hành một số  
điều của Luật Quy hoạch.  
quy-hoach-cap-tinh-503637.html - Cân nhắc bổ sung quy hoạch sử dụng đất trong  
quy hoạch cấp tỉnh.  
5. Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm  
2045.  
6. Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm  
2050.  
tinh/c/28525358.epi - Vẫn còn ý kiến trái chiều về Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  
8.V.v…  
410  
pdf 6 trang Thùy Anh 18/05/2022 600
Bạn đang xem tài liệu "Quy hoạch sử dụng đất và tích hợp quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh theo luật quy hoạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfquy_hoach_su_dung_dat_va_tich_hop_quy_hoach_su_dung_dat_tron.pdf