Mô hình phát triển đô thị - Nền tảng để đạt mục tiêu phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh

N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
nNgày nhận bài: 16/7/2021 nNgày sửa bài: 14/8/2021 nNgày chấp nhận đăng: 25/8/2021  
Mô hình phát trin đô th- Nn tng để  
đạt mc tiêu phát trin đô ththeo hướng  
tăng trưởng xanh  
Urban development model - The foundation to achieve the goal of urban development  
towards green growth  
> PHẠM XUÂN ANH1, PHẠM VĂN THÀNH2  
1 Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng  
2 NCS Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Email: pvthanh.halong@gmail.com  
TÓM TT  
ABSTRACT  
Phát trin đô ththeo hướng tăng trưởng xanh (TTX) ngày càng trở  
nên phbiến và đóng vai trò quan trng để đạt được mc tiêu phát  
trin bn vng nhanh hơn, hiu quhơn. Chiến lược phát trin đô  
ththeo hướng TTX được nhiu quc gia nlc thúc đẩy và thc hin,  
trong đó Vit Nam cũng đã đặt ra chiến lược và kế hoch theo đui  
mc tiêu này. Để thc hin mc tiêu phát trin đô thhướng ti TTX  
ca quc gia, bài báo đi tgii pháp mô hình phát trin đô th. Thông  
qua nhng nghiên cu lch sphát trin đô th, nhng kết quả đt  
được cũng như nhng thách thc ca phát trin đô thcó liên quan  
đến mô hình phát trin và nhng xu hướng phát trin đô thhin nay  
để gii quyết các vn đề ca đô thhóa, bo vmôi trường, và đi  
đến kết lun vscn thiết phi tp trung vào mô hình phát trin  
đô thbi đó không chnn tng định hướng các không gian chc  
năng đô th, đảm bo hot động di chuyn ca người dân từ đó tác  
động hiu quả đến sn xut tiêu dùng và định hình thói quen và  
phong cách sng ca cng đồng, góp phn dch chuyn li sng và  
hot động kinh tế trong đô ththeo hướng gim thiu tác động đến  
môi trường tnhiên, bo vngun lc tnhiên và nâng cao hiu  
qukinh tế cũng như cht lượng sng ca cư dân đô th. Bài báo  
cũng bàn lun vcác chtiêu phát trin đô ththeo hướng TTX trong  
các thchế ca Vit Nam để định hướng giúp chính quyn và nhà  
qun lý phát trin đô thhiu rõ hơn vni hàm để thúc đẩy mô hình  
phát trin đô thca Vit Nam trong bi cnh mi.  
Urban development towards green growth is gradually popular and  
plays a key role in achieving sustainable development goals faster  
and more efficiently. The urban development strategy towards green  
growth has been promoted and implemented by many countries, in  
which Vietnam has also set out strategies and plans to pursue this  
goal. To realize the national goal of urban development towards  
green growth, the article goes from the urban development model  
solution. Through a study of the history of urban development, the  
results as well as the challenges of urban development which are  
related to development models and current urban development  
trends to solve urbanization issues as well as environmental  
protection, the article concludes that it is necessary to focus on the  
urban development model. An urban development model is not only  
the foundation for orienting urban functional spaces, ensuring the  
movement of people, thereby effectively affecting production and  
consumption, but also shaping the community's habits and lifestyle,  
contributing to shifting lifestyles and economic activities in urban  
areas towards minimizing impacts on the natural environment,  
protecting natural resources, improving economic efficiency and  
quality of urban residents' lives. The article also discusses some  
green growth-oriented urban development indicators in Vietnamese  
institutions to orient authorities and urban development managers  
to better understand the nature to promote Vietnam's urban  
development model in the new context.  
Tkhóa: Mô hình phát trin đô th, tăng trưởng xanh, phát trin bn  
vng.  
Keywords: Urban development model, green growth, sustainable  
102  
09.2021  
ISSN 2734-9888  
gian ở và làm việc cho cư dân. Thay vì phát triển đô thị trải rộng, mật độ  
thấp, ngày nay các đô thị năng động nổi tiếng với các hình ảnh phát  
triển theo chiều đứng, cảnh quan đô thị với những tòa nhà cao tầng san  
sát nhau, mật độ cao. Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4  
đang tạo cơ hội để đô thị có thể thực hiện các mô hình phát triển đô thị  
theo hướng tích hợp, sử dụng hỗn hợp, nhỏ, gọn và nén cũng như việc  
ứng dụng các công nghệ để hỗ trợ cho mô hình phát triển đô thị hiện  
quả hơn.  
Có thể nói rằng, việc lựa chọn mô hình phát triển đô thị trở nên vô  
cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống, phát triển  
kinh tế và bảo vệ môi trường. Hiện nay, mô hình phát triển đô thị dựa  
trên việc tiêu dùng xe hơi đã không còn phù hợp với bối cảnh gia tăng  
áp lực của ô nhiễm môi trường, mối đe dọa của biến đổi khí hậu và các  
vấn đề giảm sút năng suất lao động khác của đô thị. Trong bối cảnh này,  
xu hướng phát triển TTX đã ra đời với hai trụ cột quan trọng là bảo vệ  
môi trường và chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế đô thị đang được  
khởi xứng và đã thu được nhiều kết quả tại các nước phát triển. Nhiều  
đô thị đã điều chỉnh cách thức bố cục không gian chức năng của thành  
phố, đặc biệt là hệ thống giao thông trở thành một trục xương sống  
quan trọng trong việc định hình, kết nối và tổ chức không gian chức  
năng đô thị. Quy mô đô thị và mật độ tập trung cư dân trong đô thị cũng  
là yếu tố cốt lõi để tạo ra một mô hình đô thị phát triển hiệu quả nhất.  
1. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐANG ĐỊNH HÌNH LỐI SỐNG  
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ CŨNG NHƯ CÁC VẤN  
ĐỀ PHÁT TRIỂN KHÁC  
Mỗi đô thị phát triển đều phát triển dựa trên một cấu trúc phân bố  
không gian đô thị để đảm bảo sự hợp lý về chức năng và sử dụng trong  
đô thị. Trải qua thời gian, cùng với những thành tựu trong lao động và  
khoa học của con người, khoa học về đô thị đã dần hoàn thiện. Trước  
khi sống ở khu vực gọi là “đô thị”, con người sống trong không gian  
nông thôn, nơi có khu ở được bố trí gần khu sản xuất (thường là nông  
nghiệp) để tiện đi lại. Khi con người đã tiến lên những bước mới trong  
phát triển các công cụ sản xuất và đặc biệt là những phát minh về  
phương tiện vận chuyển và phương tiện sản xuất có tính chuyên môn  
hóa và năng suất hơn (đặc biệt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  
1, 2, 3) thì mô hình phát triển đô thị đã dần được hoàn thiện theo hướng  
tối ưu hóa các hoạt động sản xuất tiêu dùng trong đô thị, giúp không  
chỉ phân phối của cải thặng dư được sản xuất ngày càng nhiều trong đô  
thị mà còn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao cuộc sống. Từ  
đó, đô thị là một thành tựu sáng tạo của con người, nơi cung cấp không  
chỉ không gian ở, có thể dung nạp một số lượng lớn dân cư đô thị và các  
hoạt động sản xuất, trao đổi lớn mà vẫn đảm bảo sự thông suốt và chất  
lượng sống tốt, kinh tế tăng trưởng đều đặn.  
Đô thị trở thành trung tâm của văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch  
vụ và sản xuất, trở thành điểm đến đáng mơ ước của rất nhiều người  
dân và thu hút các luồng dịch cư từ nông thôn vào đô thị để tìm kiếm  
việc làm và cơ hội phát triển cũng như hưởng thụ các dịch vụ và chất  
lượng cuộc sống tốt nhất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1, 2  
cùng với sự ra đời của ô tô - một phương tiện giúp con người có thể di  
chuyển nhanh chóng đã tạo đà cho các khu vực đô thị ngày càng phát  
triển mở rộng và giải phóng sự lựa chọn định cư cũng như làm việc của  
cư dân đô thị ra đến khu vực xa xôi hơn. Người dân không nhất thiết  
phải sống ở trung tâm đô thị mà có thể chuyển ra vùng rìa đô thị để có  
thể hưởng không khí trong lành và cuộc sống gần gũi tự nhiên trong  
khi có thể di chuyển rất nhanh vào trung tâm để làm việc. Mô hình phát  
triển đô thị lan tỏa hiện nay vẫn còn rất thịnh hành ở nhiều nơi trên thế  
giới và đặc biệt ở những nước đang phát triển. Mô hình phát triển lan  
tỏa đã giúp giải quyết vấn đề ở, làm việc, môi trường sống của một bộ  
phận những người dân trung lưu trở lên - những người có khả năng chi  
trả chi phí giao thông đắt đỏ bằng xe hơi, trong khi mô hình này cũng  
giúp các chính quyền đô thị dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư giá  
rẻ ra khu vực ngoại vi.  
Hình 1. Sự phát triển của đô thị cùng với thành quả của khoa học (Nguồn: [3])  
2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CÁC DẠNG THỨC PHỔ BIẾN  
HIỆN NAY  
Theo Alain Bertaud, một đô thị muốn vận hành hiệu quả cần phải  
dựa trên một cấu trúc đô thị đảm bảo một bộ khung gồm ít nhất 3 yếu  
tố [1-2]:  
Tuy nhiên, càng ngày mô hình phát triển lan tỏa càng trở thành một  
gánh nặng đối với đô thị và xã hội, khi mô hình này ngày càng thâm  
dụng nặng nề vào tài nguyên đất đai và làm giảm hiệu quả của đầu tư  
phát triển đô thị. mô hình này được cho là ủng hộ chủ sở hữu xe hơi và  
phân biệt đối xử chống lại người nghèo thành thị, những người có chi  
phí vận chuyển và giảm khả năng tiếp cận cơ hội việc làm. Mô hình này  
cũng khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng quá mức các phương tiên  
giao thông cá nhân, đặc biệt là xe hơi trong đô thị. Hàng ngày những  
luồng xe đi vào thành phố vào buổi sáng và đi ra thành phố vào buổi  
chiều đã gây nên những cảnh tượng ách tắc giao thông thường xuyên  
ở các thành phố, đô thị lớn. Thời gian ách tắc gia tăng cùng với quy mô  
đô thị và sự phát triển năng động của đô thị không chỉ làm giảm hiệu  
suất sản xuất trong đô thị mà còn gia tăng áp lực, căng thẳng tinh thần,  
lãng phí thời gian chờ đợi di chuyển và đặc biệt làm gia tăng ô nhiễm  
môi trường trầm trọng hơn ở các thành phố lớn. Bên cạnh mô hình phát  
triển lan tỏa, mô hình phát triển đô thị phổ biến thứ hai là phát triển đô  
thị dọc các hành lang giao thông, thường làm phân mảnh cảnh quan  
phá vỡ các hệ thống tự nhiên.  
i)  
ii)  
Mật độ trung bình (tiêu thụ đất mỗi người);  
Sự phân bố theo không gian của mật độ và dân số;  
iii) Mô hình của các chuyến đi (hay sự di chuyển của cư dân trong  
đô thị) hàng ngày.  
Theo đó, cấu trúc của đô thị sẽ không thể hiệu quả khi khoảng cách  
đi lại (sự di chuyển) đối với một bộ phận đáng kể dân số đô thị là quá  
lâu hoặc với một chi phí không hợp lý. Cấu trúc đô thị cũng được cho là  
chưa hoàn hảo nếu sự phân bố dân cư theo không gian và mô hình của  
các hoạt động dịch chuyển không tương thích với phương thức vận tải  
chính phù hợp túi tiền của đại đa số cư dân, đặc biệt là người nghèo  
trong đô thị.  
Mật độ dân số của một thành phố là một chỉ số liên quan đến hiệu  
quả sử dụng đất đô thị. Mật độ càng thấp nghĩa là khu vực xây dựng của  
thành phố càng lớn, càng rộng và khiến khoảng cách đi làm/di chuyển  
bị kéo dài ra. Không có "tối ưu" mật độ, nhưng mật độ thấp thường  
không tương thích với phương tiện công cộng (vì không tối ưu hóa  
được mức độ và lượng vận chuyển lớn của phương tiện công cộng) và  
mật độ cao không tương thích với tình trạng sử dụng phương tiện giao  
thông cá nhân như ô tô, xe máy là phương tiện vận tải chính trong  
Sau đó, áp lực dân số ở các đô thị ngày càng cao khiến các đô thị  
phải thay đổi quy mô, cách thức và bố cục để có thể đáp ứng không  
09.2021  
103  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
thành phố [44]. Giải pháp giao thông thường có vị trí quan trọng dogóp  
phần can thiệp vào 3 vấn đề phát triển đô thị quan trọng hiện nay:  
Quyết định quy mô đô thị cũng như khả năng mở rộng đô thị, ảnh  
hướng đến giải pháp ứng phó với BĐKH và tạo điều kiện tiếp cận bình  
đẳng với các dịch vụ và nơi làm việc của cư dân.  
thành phố với các tòa nhà dân cư và văn phòng và những con đường  
[4]  
Trong bối cảnh chuyển hướng phát triển đô theo hướng xanh và  
bền vững, nhiều mô hình phát triển đô thị đã ra đời trên cơ sở cấu trúc  
cơ bản của đô thị và cách thức tổ chức không gian chức năng đô thị và  
hướng đến hình thành hệ sinh thái đô thị, gồm:  
a. Mô hình đô thị nén, nhỏ, gọn  
Đô thị nén, nhỏ, gọn là một đô thị có cấu trúc đô thị hướng đến mục  
tiêu phục vụ và dung nạp một số lượng lớn dân cư, tổ chức dưới dạng  
mật độ dân cư cao và tích hợp nhiều chức năng trong sử dụng đất đô  
thị (sử dụng đất hỗn hợp). Mục đích của mô hình dạng này là tăng mức  
độ tích tụ của dân số và các hoạt động đô thị trong một không gian cụ  
thể để tận dụng hiệu quả của nền kinh tế tích tụ (economic  
agglomeration), giảm thời gian giao thông trong khi tăng sự tương tác,  
kết nối giữa các chức năng đô thị nhờ đó mà năng suất đô thị được tăng  
lên, tiết kiệm trong đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng phục  
vụ các dịch vụ trong đô thị.  
Các đô thị nén, nhỏ, gọn thường phát triển dựa trên một hệ thống  
giao thông công cộng hiệu quả cho phép chở được một số lượng lớn  
người dân và một hệ thống giao thông trung chuyển dày đặc cho phép  
phân bổ giao thông nhanh chóng tiện lợi nhất. Mô hình này cũng  
khuyến khích đi bộ, đi xe đạp trong đô thị và các không gian công cộng  
lớn là điểm nhấn để tạo cảm giác gần gũi với tự nhiên, giảm cảm giác  
bức bối về mật độ bê tông dày đặc bởi các khối công trình cao tầng  
trong đô thị [5].  
Đô thị phát triển theo mô hình nén luôn được đánh giá cao về hiệu  
quả đầu tư trong khi gia tăng cơ hội tăng trưởng kinh tế và tăng sức  
sống của đô thị nhờ những không gian công cộng và sử dụng đất hỗn  
hợp, giảm tiêu thụ năng lượng và ô nhiễm môi trường.  
Hình 2: Cấu trúc không gian đô thị (Nguồn: [1])  
Hiện nay, các đô thị trên thế giới được tổ chức theo một số dạng mô  
hình hay cấu trúc không gian, phổ biến ở 4 dạng: mô hình trung tâm  
đơn, mô hình đa trung tâm phiên bản làng đô thị, mô hình đa trung tâm  
phiên bản chuyển động ngẫu nhiên và mô hình kết hợp đơn-đa trung  
tâm (Hình 2).  
Giải pháp giao thông là tối quan trọng để kết nối các chức năng đô  
thị, đáp ứng nhu cầu di chuyển cá nhân và vận chuyển hàng hóa. Hình  
3 minh họa một số mô hình đô thị với mật độ nén khác nhau. Thương  
Hải có mật độ nén rất cao với 7,397,000 người trong một diện tích  
244km2. Paris triển khai một số trung tâm CBD mới mật độ cao và nén  
dày đặc bên cạnh duy trì trung tâm cũ mật độ thấp.  
Một số nguyên tắc của đô thị nén là: Thúc đẩy, bảo tồn và mở ra các  
không gian tự nhiên; Tích hợp và trang bị thêm cơ sở hạ tầng; Xây dựng  
chiến lược giao thông đô thị bền vững (thường được gọi là chiến lược  
giao thông TOD (Transit-oriented development); Xác định và tăng  
cường các nút trung chuyển đô thị; Tăng diện tích xây dựng và mật độ  
dân cư; Nâng cao vai trò của đường phố; Thúc đẩy phát triển sử dụng  
hỗn hợp và tăng cường các hoạt động; và thực hành quản trị tốt, chia  
sẻ kiến thức, các phương pháp tiếp cận hợp tác. Hình 4 mô tả về cách  
thức làm tăng mật độ trong một số không gian đô thị thông qua cách  
bố cục không gian và thay đổi sử dụng đất.  
Mô hình đơn tâm là dạng mô hình đô thị có quy mô vừa phải, cho  
phép sự di chuyển nhanh chóng đến một trung tâm duy nhất của đô  
thị nơi tập trung cung cấp các chức năng dịch vụ thương mại đô thị  
(CBD- Central Business District). Mô hình đa trung tâm là mô hình phù  
hợp cho cho đô thị có quy mô lớn hơn và cần phải phân bổ đều các  
trung tâm tổng hợp trên khắp đô thị để tạo điều kiện cho cư dân đô thị  
dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, đồng thời phân bổ hợp lý luồng giao  
thông trong đô thị để tránh ùn tắc và giảm tải cho hạ tầng đô thị trung  
tâm. Mô hình đa trung tâm phiên bản chuyển động ngẫu nhiên là cách  
sắp xếp các trung tâm đô thị theo các chức năng chuyên biệt do đó tạo  
ra chuyển động ngẫu nhiên nhiều hơn do nhu cầu khác nhau của cư  
dân. Mô hình kết hợp đơn-đa trung tâm là một cách tổ chức đô thị kết  
hợp đặc điểm ưu việt của hai dạng mô hình đơn và đa trung tâm, tạo ra  
sự sống động và chuyển động năng động trong đô thị nhưng vẫn đảm  
bảo hạn chế ách tắc giao thông đô thị.  
Mỗi nhà khoa học nhìn nhận mô hình phát triển đô thị khác nhau.  
Dưới con mắt của nhà sinh thái học, họ coi trọng hệ sinh thái đô thị cần  
được tạo ra ở các mô hình phát triển đô thị. Họ định nghĩa về hệ sinh  
thái đô thị như một "bức tranh khảm cảnh quan", trong đó có sự đan  
xen giữa các vùng đất có chức năng khác nhau. Mô hình không gian này  
cho phép cả con người và thiên nhiên cùng phát triển, bởi vì một số khu  
vực được chỉ định để xây dựng phát triển trong khi một số khu vực cần  
được bảo tồn như môi trường sống, và hệ thống tự nhiên cũng được  
khuyến khích trong mô hình đô thị đó. Hệ sinh thái của đô thị cần đảm  
bảo sự kết hợp hài hòa của các khu vực i) Một khu vực "tự nhiên", ví dụ:  
khu vực tự nhiên hoang dã hoặc rừng; ii) Khu vực "bán tự nhiên" (“semi-  
natural” area) là khu vực trông giống như một khu vực tự nhiên, tuy vậy,  
hệ sinh thái của khu vực này thường bị suy thoái, ví dụ một công viên  
thành phố; iii) “Không gian xanh được sử dụng nhiều” (“intensive-use  
green space”) là một cảnh quan xanh có sử dụng và thích nghi cho  
nhiều hoạt động, ví dụ một sân gôn hoặc một trang trại/nông thôn  
nông nghiệp; và iv) Khu vực “xây dựng” là cảnh quan điển hình của  
Hình 3: Mô tả 3D về sự không gian phát triển đô thị tại một số đô thị được biểu diễn cùng một  
quy mô (Nguồn: [6])  
104  
09.2021  
ISSN 2734-9888  
nuôi dưỡng hệ sinh thái địa phương và hàng hóa công cộng toàn cầu,  
chẳng hạn như môi trường, cho các thế hệ tương lai [9]. Các chiến lược  
thiết kế thành phố sinh thái sử dụng các công nghệ bền vững mới nhất  
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tái chế nước mưa và xử lý  
nước thải / khử mặn nước biển và kết hợp hệ thống đường sắt nhẹ cho  
giao thông như một chiến lược để giảm phát thải carbon. Các chương  
trình của thành phố Sinh thái tập trung vào việc thiết kế như một cách  
để cho phép mọi người xác định lại việc sử dụng các nguồn tài nguyên  
hàng ngày của họ như năng lượng, nước và thực phẩm, tái chế chất thải  
và quản lý nhiệt, ô nhiễm không khí - CO2, mêtan và ô nhiễm nước.  
Một số đặc điểm của đô thị sinh thái: Hoạt động trên nền kinh tế  
khép kín, các nguồn lực cần thiết được tìm thấy tại địa phương; Sản xuất  
năng lượng tái tạo và hoàn toàn không chứa carbon; Có một hệ thống  
giao thông công cộng và bố trí thành phố được quy hoạch tốt để có thể  
thực hiện các phương thức giao thông ưu tiên như sau: đi bộ trước, sau  
đó đi xe đạp và sau đó là phương tiện công cộng; Bảo tồn tài nguyên -  
tối đa hóa hiệu quả của tài nguyên nước và năng lượng, xây dựng một  
hệ thống quản lý chất thải có thể tái chế chất thải và tái sử dụng, tạo ra  
một hệ thống không chất thải; Phục hồi các khu vực đô thị bị hủy hoại  
về môi trường; Đảm bảo nhà ở tốt và giá cả phải chăng cho tất cả các  
nhóm cộng đồng và kinh tế xã hội, đồng thời cải thiện cơ hội việc làm  
cho các nhóm yếu thế, chẳng hạn như phụ nữ, dân tộc thiểu số và người  
tàn tật; Hỗ trợ nông nghiệp và sản xuất địa phương; Thúc đẩy sự đơn  
giản tự nguyện trong các lựa chọn lối sống, giảm tiêu thụ vật chất và  
nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và bền vững [10].  
Thành phố sinh thái Thiên Tân (Tianjin Eco-City) là một khu vực phát  
triển hấp dẫn, rộng 30 km2, được thiết kế để giới thiệu các công nghệ  
xanh mới nhất và là hình mẫu cho các thành phố đang phát triển của  
Trung Quốc trong tương lai. Thành phố đang được xây dựng cách các  
khu kinh doanh tại khu vực Phát triển Kinh tế Thiên Tân 10 phút, giúp  
cho việc đi lại trở nên dễ dàng với hệ thống vận chuyển đường sắt hạng  
nhẹ tiên tiến của khu vực phát triển. 350.000 cư dân dự kiến của cộng  
đồng sẽ có thể chọn các cảnh quan khác nhau, từ cảnh quan đơn sắc có  
ánh nắng mặt trời đến cảnh quan mặt đất phủ đầy cây xanh để tận  
hưởng cuộc sống. Thành phố sinh thái này thể hiện khái niệm về một  
thành phố nhỏ gọn, nhiều lớp, không gian cảnh quan đô thị sẽ là cốt lõi  
của thành phố sinh thái, bao gồm nhiều lớp không gian xếp chồng lên  
nhau được kết nối với nhau bằng các cây cầu trên cao ở nhiều tầng để  
sử dụng hiệu quả không gian thẳng đứng (Hình 5).  
Hình 4: Một số phương pháp gia tăng mật độ đô thị (Nguồn: [7])  
b. Mô hình đô thị thông minh  
Đây là giải pháp phát triển đô thị dựa trên ứng dụng thành quả của  
cuộc khoa học công nghiệp lần thứ 4, do đó đô thị này được vận hành  
và ra quyết định dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống cơ sở dữ liệu của đô thị  
và các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất được tích hợp trên hệ thống  
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng đô thị. Mô hình đô thị thông minh  
được kỳ vọng lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới như một mô hình phát  
triển đô thị có thể giải quyết được tận gốc và tinh tế các vấn đề phát  
triển đô thị hiện nay như ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng  
phó với biến đổi khi hậu và các rủi ro thiên tai không báo trước. Hệ  
thống các cơ sở dữ liệu đô thị và các ứng dụng công nghệ là một thành  
phần không thể thiếu của đô thị này. Nhờ khả năng thu thập dữ liệu từ  
các thiết bị công nghệ, các thiết bị cảm ứng bố trí khắp nơi trong đô thị  
và sự cung cấp thông tin từ các thiết bị công nghệ của cộng đồng cùng  
với khả năng “tự đọc” “tự học”, phân tích dữ liệu của các thiết bị công  
nghệ tối tân (như ứng dụng mô phỏng, nền tảng trí tuệ nhân tạo…thúc  
đẩy tổng hợp tri thức khoa học đô thị, thay thế giải pháp phát triển đô  
thị dựa trên phỏng đoán bằng các mô phỏng có độ chính xác cao), đô  
thị thông minh có thể nhanh chóng học hỏi, xử lý dữ liệu để nhận biết,  
kiểm soát được các vấn đề của đô thị và từ đó đưa ra các quyết định giải  
pháp quy hoạch, bố trí không gian, bố cục giao thông, bố cục không  
gian phục vụ của đô thị… một cách hoàn hảo hơn để tiết kiệm năng  
lượng, giảm áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị và môi trường.  
c. Mô hình đô thị carbon thấp  
Đô thị carbon thấp là một cách tiếp cận để chuyển đổi từ nền văn  
minh công nghiệp sang nền văn minh sinh thái, bao gồm những thách  
thức của quá trình đô thị hóa xem xét các hoạt động carbon thấp. Tiết  
kiệm năng lượng và phát thải các-bon thấp là lĩnh vực ưu tiên trong quá  
trình phát triển kinh tế, vốn phải đối mặt với những thách thức do chính  
trị toàn cầu, biến đổi khí hậu, tiêu thụ và khủng hoảng năng lượng và  
đô thị hóa. Một trong những mục đích chính của đô thị carbon thấp là  
giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon, tức là năng lượng carbon  
thấp có liên quan đến phát triển đô thị carbon thấp. Đô thị các-bon thấp  
cũng là một mô hình phát triển đô thị nhằm kích thích việc khởi xướng  
và phát triển loại hình kinh tế đô thị mới nhằm giảm tiêu thụ năng lượng  
và phát thải các-bon.  
Để giải quyết vấn đề năng lượng và phát thải, mô hình đô thị carbon  
cũng chú trọng đến các giải pháp giao thông đô thị hiệu quả vì giao  
thông là nguyên nhân lớn nhất của phát thải và tiêu hao năng lượng  
cũng như nhiên liệu thiếu bền vững. Đô thị này cũng kết hợp nhiều giải  
pháp công nghệ, phi công nghệ nhằm thúc đẩy sử dụng và tái tạo các  
nguyên liệu đầu vào, năng lượng sạch, khuyến khích sản xuất sử dụng  
vật liệu và năng lượng theo cơ chế tuần hoàn và theo hướng sinh thái.  
Đồng thời mô hình này ưu tiên cho các giải pháp phát triển các không  
gian đi bộ cho cộng đồng. Mô hình đô thị không carbon là mô hình đô  
thị hoàn hảo phát triển từ mô hình này, theo đó một thành phố không  
tạo ra khí nhà kính và chỉ sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo [8].  
Mô hình đô thị sinh thái (ecocity): Mô hình đô thị nơi con người có  
thể tồn tại hài hòa với thiên nhiên, do đó làm giảm đáng kể dấu chân  
sinh thái. Đó là đô thị tạo ra các cơ hội kinh tế cho công dân của họ một  
cách toàn diện, bền vững và tiết kiệm tài nguyên, đồng thời bảo vệ và  
Hình 5: Đô thị sinh thái Thiên Tân (Nguồn [11]  
d. Mô hình đô thị xanh  
Chủ nghĩa đô thị xanh (Green Urbanism) Chủ nghĩa đô thị xanh đòi  
hỏi sự hợp tác của cảnh quan kiến trúc sư, kỹ sư, nhà quy hoạch đô thị,  
nhà sinh thái học, nhà quy hoạch giao thông, nhà vật lý, nhà tâm lý học,  
nhà xã hội học, nhà kinh tế học và các chuyên gia khác, ngoài các kiến  
trúc sư và các nhà thiết kế đô thị. Chủ nghĩa đô thị xanh nỗ lực hết sức  
để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu ở từng giai  
09.2021  
105  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
đoạn trong vòng đời của thành phố hoặc khu vực đô thị, bao gồm cả  
năng lượng phục vụ việc khai thác và vận chuyển vật liệu, chế tạo, lắp  
ráp chúng vào các tòa nhà và cuối cùng là sự dễ dàng và giá trị của việc  
tái chế chúng. Chủ nghĩa đô thị xanh thúc đẩy phát triển bền vững về  
mặt xã hội và môi trường của các khu vực đô thị, thường có sự gần gũi  
với mục tiêu thích ứng BĐKH, thành phố không rác thải, giao thông bền  
vững, sử dụng đất hỗn hợp và hình thành các không gian đô thị năng  
động hiệu quả.  
một không gian tại Hammarby Sjöstad của Stockholm bao gồm sản  
xuất năng lượng tại chỗ với pin mặt trời và mái nhà xanh, cũng như các  
nguyên tắc quản lý nước đô thị nhạy cảm.  
Mô hình đô thị xanh nhằm giải quyết các vấn đề xuyên suốt trong  
kiến trúc và thiết kế đô thị với mục tiêu đề cập đến các khía cạnh khác  
nhau có liên quan đến cách thức đạt được sự hài hòa và tối đa hiệu quả  
của các không gian chức năng đô thị. Ví dụ: các công nghệ tiên tiến  
trong hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông xanh, quản lý chất thải  
và nước, và các chiến lược thụ động và chủ động trong thiết kế đô thị  
đương đại nhằm cải thiện hiệu suất môi trường của các thành phố có  
tính đến việc bảo tồn hệ thống sinh thái của nó. Steffen Lehmann đưa  
ra khái niệm “Đô thị xanh” vào cuối những năm 1990 trong đó nhấn  
mạnh về mô hình cho đô thị không phát thải và không rác thải, thúc đẩy  
phát triển đô thị nhỏ gọn tiết kiệm năng lượng, tìm kiếm để chuyển đổi  
và thiết kế lại các khu vực đô thị hiện hữu và tái phát triển các trung tâm  
thành phố hậu công nghiệp [12]. Để đạt được các mục tiêu trên, các khu  
vực đô thị xanh cần dựa trên 15 nguyên tắc sau:  
Hình 6: Ba trụ cột của Chủ nghĩa đô thị xanh và mối quan hệ giữa các trụ cột. (Nguồn: [13])  
i) Đáp ứng tốt với khí hậu, vị trí, định hướng và bối cảnh, tối ưu hóa  
các tài sản tự nhiên như ánh sáng mặt trời và luồng gió;  
ii) Yên tĩnh, sạch sẽ và hiệu quả, với sức khỏe vi khí hậu;  
Hình 7: Khu xanh Hammarby Sjöstad của Stockholm (Nguồn: Image: courtesy City of  
Stockholm, Sweden, 2008. http://urbantheoryhammarbysjostad.blogspot.com/.)  
iii) Đã giảm hoặc không có phát thải CO2, đô thị có những nhà sản  
xuất năng lượng tự cung tự cấp, được cung cấp bởi năng lượng tái sinh;  
iv) Loại bỏ khái niệm lãng phí, vì đô thị được phát triển dựa trên một  
hệ sinh thái vòng khép kín với tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất và ủ phân;  
v) Có chất lượng nước cao, quản lý nước tốt;  
vi) Tích hợp cảnh quan, khu vườn và mái nhà xanh để tối đa hóa đa  
dạng sinh học đô thị và giảm thiểu hiệu ứng nhiệt đô thị;  
vii) Chỉ sử dụng tài nguyên tự nhiên phù hợp, sử dụng các nguyên  
tắc của sinh thái đô thị;  
viii) Áp dụng các công nghệ mới như đồng bộ thế hệ công nghệ,  
làm mát bằng năng lượng mặt trời và; động cơ điện;  
ix) Cung cấp khả năng tiếp cận và tính di động dễ dàng, được kết  
nối với nhau và cung cấp một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả;  
x) Sử dụng vật liệu địa phương và trong vùng, áp dụng hệ thống  
xây dựng mô-đun đúc sẵn;  
xi) Tạo ra một cảm giác sống động về địa điểm và văn hóa đích thực,  
tạo thương hiệu đô thị, các khu vực đô thị hiện hữu cần được tăng  
cường và tận dụng các dự án lấp đầy với chức năng hỗn hợp;  
xii) Hình thành các cộng đồng nhỏ gọn hơn xung quanh nút vận  
chuyển (“TOD xanh- phát triển dựa trên định hướng giao thông xanh”),  
với một mối quan tâm đối với nhà ở giá cả phải chăng và mục đích sử  
dụng hỗn hợp chương trình;  
xiii) Sử dụng các chiến lược thiết kế thụ động xanh có chiều sâu và  
các kiến trúc dùng năng lượng mặt trời cho tất cả các tòa nhà, với khối  
lượng nhỏ để giảm nhiệt tăng vào mùa hè, được bố trí và định hướng  
theo cách giữ các tòa nhà mát mẻ vào mùa hè, nhưng tận dụng mặt trời  
vào mùa đông;  
Như vậy, có thể thấy có sự gần gũi giữa các mô hình phát triển đô  
thị hiện nay trong nỗ lực hạn chế tiêu thụ năng lượng hóa thạch và phát  
triển tiêu dùng năng lượng sạch, giảm phát thải, kiến tạo hệ sinh thái  
đô thị gần gũi với tự nhiên hơn, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên  
đất đai đô thị. Có thể thấy dạng mô hình tăng trưởng dựa trên các trung  
tâm “nén, nhỏ, gọn” và các trung tâm vệ tinh có lợi cho cả con người và  
các hệ thống tự nhiên, do khả năng có thể bảo tồn một số lượng lớn  
hơn các mảng lớn và màu xanh lá cây không gian cho các hệ sinh thái  
trong khi vấn đồng thời cung cấp môi trường sống và làm việc hiệu quả  
cho con người. Giao thông công cộng hiệu quả là chìa khóa để hỗ trợ  
các hình thức đô thị hiệu quả, gọn, nhẹ và giảm thiểu khí thải và cần  
được cung cấp ở cả hai quy mô không gian đô thị hóa và không gian  
vùng đô thị. Xu hướng phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh  
có thể đạt được phần lớn nhờ vào việc lựa chọn các mô hình phát triển  
đô thị hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của đô thị địa phương.  
Mô hình phát triển đô thị nào nhằm thúc đẩy phát triển TTX tại  
Việt Nam  
Năm 2012, Việt Nam đã đưa phát triển kinh tế xanh vào vị trí cốt lõi  
của chương trình nghị sự kinh tế - xã hội, và đặt nền tảng cho việc thực  
hiện TTX đô thị thông qua việc ban hành Chiến lược TTX quốc gia [14].  
Để cụ thể hóa Chiến lược TTX quốc gia, ngày 20/3/2014, Thủ tướng  
Chính phủ ban hành Quyết định 403/QĐ-TTg ngày về Kế hoạch hành  
động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 [15]. Kế hoạch  
đã xác định 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ. Các  
hành động của lĩnh vực đô thị là một trong những hành động được ưu  
tiên cao, trong đó nhấn mạnh đến: việc xây dựng khung chính sách đô  
thị hóa xanh và kế hoạch hành động TTX của ngành Xây dựng giai đoạn  
2014 - 2020 hướng đến đảm bảo 2 chỉ tiêu cơ bản về giảm tiêu hao năng  
lượng tính trên GDP và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong  
những ngành sản xuất chính; Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch  
và lập kế hoạch cải tạo đô thị, tập trung rà soát kiến nghị điều chỉnh quy  
hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiếp cận đô thị bền vững; Nghiên cứu  
và ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị. Năm  
2018, Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng được ban hành quy  
xiv) Có nguồn cung cấp thực phẩm địa phương thông qua hệ thống  
vườn cộng đồng và nông nghiệp đô thị và đạt được hiệu quả an ninh  
lương thực;  
xv) Sử dụng phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực, phương pháp tốt  
nhất để quản trị đô thị và các giải pháp mua sắm bền vững.  
Hình 6 mô tả chủ nghĩa đô thị xanh tập trung vào 3 trụ cột và trong  
3 trụ cột này vai trò của quy hoạch đô thị và giao thông được nhấn  
mạnh. Điều này thể hiện sự quan trọng của việc xác định cấu trúc phát  
triển đô thị hay còn gọi là mô hình phát triển đô thị. Hình 7 giới thiệu về  
106  
09.2021  
ISSN 2734-9888  
định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh [16] . Thông tư đã làm  
rõ một số nội hàm liên quan đến phát triển đô thị tăng trưởng xanh.  
Trong đó định nghĩa Đô thị TTTX là đô thị đạt được tăng trưởng và phát  
triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm  
những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài  
nguyên thiên nhiên. Xây dựng đô thị TTX là các hoạt động xây dựng,  
quy hoạch đô thị; lập và thực hiện chương trình phát triển đô thị; đầu tư  
phát triển đô thị hướng tới đô thị TTX.  
Như vậy xây dựng đô thị TTX luôn được thực hiện trên một nền tảng  
quy hoạch để xác định mô hình phát triển đô thị có lợi đối với môi  
trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi vẫn đảm bảo tăng  
trưởng kinh tế. Hoạt động ưu tiên thực hiện xây dựng đô thị TTX được  
quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2018/TT-BXD về quy định chỉ tiêu xây  
dựng đô thị TTX xác định một số nền tảng liên quan đến định hình mô  
hình phát triển đô thị gồm [16]:  
i) Rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch đô thị, lồng ghép các  
mô hình phát triển đô thị phù hợp với định hướng phát triển đô thị TTX  
như đô thị xanh, đô thị kinh tế - sinh thái, đô thị thông minh, đô thị các  
bon thấp và các giải pháp thuộc các lĩnh vực ưu tiên;  
ii) Phát triển giao thông đô thị xanh, giao thông công cộng và các  
hình thức giao thông phát thải thấp, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa  
thạch;  
tiện giao thông cá nhân hạn chế phát thải, Tỷ lệ đường giao thông dành  
riêng cho xe đạp), Không gian công cộng (Số lượng không gian công  
cộng) - chỉ tiêu khuyến khích mô hình phát triển đô thị dựa trên định  
hướng giao thông và sử dụng đất hỗn hợp, khuyến khích không gian  
công cộng để kết nối cộng đồng tạo sức hấp dẫn của mô hình đô thị  
mới theo hướng tăng trưởng xanh.  
Như vậy, đối với đô thị Việt Nam, việc xây dựng mô hình phát triển  
đô thị đã được xác định là một nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục  
tiêu phát triển theo hướng TTX.  
3. KẾT LUẬN  
Xu hướng phát triển đô thị theo hướng TTX ngày càng trở nên phổ  
biến và đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền  
vững nhanh hơn, hiệu quả hơn. Có nhiều giải pháp được đưa ra để thúc  
đẩy xu hướng này, nhưng có thể nói việc lựa chọn một mô hình phát  
triển đô thị phù hợp là giải pháp quan trọng nhất và cơ bản nhất. Vì giải  
pháp này có liên quan đến phần lớn công tác sử dụng và tiêu thụ năng  
lượng trong đô thị, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu  
dùng của người dân cũng như tạo dựng thói quen, phong cách sống,  
phong cách sinh hoạt của cộng đồng trong đô thị. Để thực hiện mục  
tiêu phát triển đô thị hướng tới TTX của quốc gia, các đô thị của Việt  
Nam không chỉ cần cân nhắc việc lựa chọn các mô hình đô thị phù hợp  
mà còn phải có những giải pháp cơ chế triệt để, quyết liệt để tạo điều  
kiện cho các thành phần cùng tham gia phát triển đô thị thực hiện các  
giải pháp này một cách đồng bộ và toàn diện.  
iii) Phát triển khu đô thị xanh, sinh thái;  
iv) Tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với  
các đô thị;  
v) Phát triển đô thị thông minh…  
Thông tư này có đưa ra một số quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị  
TTX trong đó có 2 chỉ tiêu đáng chú ý có liên quan đến xác định mô hình  
phát triển đô thị:  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bertaud, A., (2004). The spatial organization of cities: deliberate outcome or  
unforeseen consequence? (English). Washington, D.C. : World Bank Group  
2. Bertaud, A., (2014). Converting land into affordable housing floor space. World Bank  
Policy Research Working Paper, (6870)  
3. A.N. Sarkar (2021), Smart Cities: A Futuristic Vision, The Smart City Journal, truy cập  
4. Forman, R.T.T. (2008). Urban Regions: Ecology and Planning Beyond the City.  
Cambridge University Press  
+ Chỉ tiêu về kiểm soát đất đai đô thị (tỷ lệ thu ngân sách nhà nước  
từ sử dụng tài nguyên tự nhiên). Chỉ tiêu này được xếp vào Nhóm chỉ  
tiêu về kinh tế, tuy nhiên bản chất của nhóm chỉ tiêu này cũng phản ánh  
mức độ sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai và kiểm soát đất đai đô thị.  
Hiện nay các đô thị phát triển tại Việt Nam phần lớn đang dựa trên mô  
hình phát triển đô thị lan tỏa, mật độ thấp và phát triển thâm dụng vào  
tài nguyên đất đai thông qua việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành  
đất đô thị, phát triển các vùng ngoại vi và thu hút đầu tư tại khu vực  
ngoại vi có giá trị đất rẻ. Nguồn thu đất ngân sách của địa phương phụ  
thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ đất. Do vậy việc hạn chế và giảm  
nguồn thu phụ thuộc từ đất đai trong khi gia tăng nguồn thu từ việc sử  
dụng hợp lý và khai thác hiệu quả của giá trị thặng dư từ đầu tư phát  
triển hạ tầng đô thị một cách tối ưu sẽ giúp chuyển đổi mô hình tăng  
trưởng lan tỏa sang mô hình phát triển đô thị nén và hiệu quả sử dụng  
đất tăng cao.  
+ Chỉ tiêu thứ hai là Tỷ lệ tăng dân số toàn đô thị so với tỷ lệ tăng  
diện tích đất phi nông nghiệp. Chỉ tiêu này được xếp vào chỉ tiêu xã hội.  
Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có bản chất thể hiện mối quan hệ giữa quá  
trình đô thị hóa dân số và đô thị hóa đất đai của đô thị, từ đó có thể đánh  
giá được mô hình phát triển đô thị có tích tụ mật độ dân cư cao và phát  
triển đô thị nén hay không. Nhiều đô thị tại Việt Nam đang có hiện  
tượng đô thị hóa đất đai nhanh hơn đô thị hóa về dân số. Hiện tượng  
này che dấu thực tế về đô thị hóa tại nhiều đô thị phần lớn trên cơ sở  
sát nhập đơn vị hành chính và mở rộng đơn vị hành chính. Do vậy mà  
đạt được quy mô về dân số và diện tích nhưng lại giảm mật độ tích tụ  
dân cư trong đô thị. Đây là mô hình phát triển đô thị chưa đạt được  
động lực thực chất, thiếu sự tích tụ dân cư- lực lượng sản xuất trong đô  
thị và thiếu tích tụ các hạ tầng kỹ thuật đô thị - phương thức sản xuất  
cần thiết.  
5. Elizabeth, B., J. Mike, and W. Katie, (1996). The Compact City: A Sustainable Urban  
Form?: Routledge.  
6. Blake, R. (2012). Urban Patterns For A Green Economy: Leveraging density. UNON,  
Publishing Services Section, NairobiISBN: 978-92-1-132463-1  
7. MCA Urban and Environmental Planners. (2007). Settlement Restructuring: An  
explanatory manual in terms, Western Cape Provincial Spatial Development Framework  
8. Sarker, M. Et al, (2018). Low Carbon City Development in China in the Context of New  
Type of Urbanization. Low Carbon Economy, 9, 45-61. doi: 10.4236/lce.2018.91004  
9. Suzuki, H., Dastur, A., Moffatt, S., Yabuki, N. and Maruyama, H. (2010). Eco2 Cities Ecological  
Cities as Economic Cities. The World Bank. https://doi.org/10.1596/978-0-8213-8046-8  
10. Sarkar AN (2016), Eco-Innovations in Designing Ecocity, Ecotown and Aerotropolis. J  
Archit Eng Tech 5: 161. doi:10.4172/2168-9717.1000161  
11. Tianjin Eco City is a Futuristic Green Landscape for 350,000 Residents, truy cập  
350000-residents/tianjin-eco-city-11/]  
12. Lehmann, S., (2010). The principles of green urbanism: Transforming the city for  
sustainability: Earthscan London  
13. Lehmann, S. (2011). What is green urbanism? Holistic principles to transform cities  
for sustainability. Climate Change-Research and Technology for Adaptation and Mitigation.  
14. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ - TTg ngày 23/9/2012 về phê  
duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 - 2020 và tầm nhìn đến 2050,  
Hà Nội  
15. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 403/QĐ-TTg ngày về Kế hoạch hành động  
quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, Hà Nội  
16. Bộ Xây dựng (2018), Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng được ban hành quy  
định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, Hà Nội.  
Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng được nhắc đến trong Thông tư  
01 phản ánh tính chất của mô hình phát triển đô thị như chỉ tiêu về giao  
thông công cộng (Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng, Tỷ lệ phương  
09.2021  
107  
ISSN 2734-9888  
pdf 6 trang Thùy Anh 18/05/2022 1000
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình phát triển đô thị - Nền tảng để đạt mục tiêu phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_phat_trien_do_thi_nen_tang_de_dat_muc_tieu_phat_trie.pdf