Giáo trình Tâm lý học quản lý

Phụ lục 5  
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY  
MÔN TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ  
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Thúy  
Trà Vinh, tháng 6 năm 2014  
Lƣu hành nội bộ  
Trường Đại học Trà Vinh  
MỤC LỤC  
Nội dung  
Trang  
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ  
TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ ........................................................................... 3  
Bài 1: Khái quát về hoạt động quản lý ................................................ 3  
Bài 2: Khái quát chung về Tâm lý học quản lý................................... 7  
CHƢƠNG 2: TÂM LÝ HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁ NHÂN  
VÀ TẬP THỂ .............................................................................................. 14  
Bài 1: Tâm lý học trong công tác quản lý cá nhân............................. 14  
Bài 2: Tâm lý học trong công tác quản lý tập thể .............................. 28  
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƢỜI QUẢN LÝ ......................... 43  
Bài 1: Phẩm chất và Năng lực cần thiết của ngƣời quản lý .............. 55  
Bài 2: Quyền lực và Uy tín của ngƣời qun lý .................................... 63  
Bài 3: Phong cách quản lý......................................................................... 81  
CHƢƠNG 4 : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC QUẢN  
LÝ..................................................................................................................95  
Bài 1: Khái quát về giao tiếp trong công tác quản lý......................... 95  
Bài 2. Truyền thông giữa ngƣời quản lý và nhân viên..................... 101  
Bài 3. Một số hình thức giao tiếp trong quản lý .............................. 104  
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
2
Trường Đại học Trà Vinh  
CHƢƠNG 1  
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ  
TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ  
BÀI 1  
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ  
Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này ngƣời học có thể:  
- Trình bày khái niệm về quản lý  
- Phân tích khái niệm và bản chất của hoạt động quản lý  
- Mô tả khái niệm lãnh đạo, phân biệt hai khái niệm lãnh đạo và  
quản lý  
Nội dung bài học  
1. Khái niệm về quản lý  
Quản lý là một hiện tƣợng xã hội, là một thuộc tính bất biến, nội tại  
của mọi quá trình lao động xã hội, quản lý xuất hiện cùng một lúc với con  
ngƣời, biểu hiện trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Nhà sử  
học Daniel A. Wren đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng xƣa cũ nhƣ chính con  
ngƣời vậy”.  
Theo: F.W. Taylor, Henry Fayol, Mary Parker, Follett:  
- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn ngƣời khác làm và sau đó  
thấy đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.  
- Quản lý là những hoạt động cần thiết đƣợc thực hiện khi những con  
ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt đƣợc những mục  
tiêu chung.  
- Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các  
nhóm cũng nhƣ các nguồn lực khác nhau để hoàn thành mục đích chung của  
một nhóm ngƣời, một tổ chức.  
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý có nghĩa là:  
+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định  
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định  
Nhƣ trên đã trình bày, có nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này.  
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ Tâm lý học, quản lý đƣợc hiểu nhƣ sau:  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
3
Trường Đại học Trà Vinh  
Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có mục đích, có kế hoạch và  
có hệ thống của chủ thể đến khách thể của nó.  
2. Khái niệm về hoạt động quản lý  
Hoạt động quản lý tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể  
quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một  
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích.  
Hoạt động quản lý có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:  
Công cụ  
Mục tiêu  
Chủ thể QL  
Khách thể QL  
Phƣơng pháp  
Ngày nay, hoạt động quản lý đƣợc định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá  
trình đạt đến mục đích của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức  
năng) lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.  
Hoạt động quản lý đƣợc thực hiện bởi chủ thể quản lý (ngƣời quản lý).  
Ngƣời quản lý là ngƣời có trách nhiệm phân bổ nhân lực và các nguồn lực  
khác nhau chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức hoạt  
động có hiệu quả và đạt đến mục đích. Ngƣời quản lý đƣợc phân loại theo  
nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:  
- Ngƣời quản lý cấp thấp, hay còn gọi là quản lý tuyến đầu, là ngƣời  
chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sản xuất hoặc dịch vụ do thành viên của  
bộ phận mà ngƣời đó phụ trách thực hiện. Ngƣời quản lý cấp thấp này có  
nhiệm vụ giám sát và uốn nắn tại chỗ hoạt động các thành viên của tổ chức  
khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ. Ngƣời quản  
lý cấp này có vai trò nhƣ một mối dây liên hệ giữa kết quả hoạt động của bộ  
phận do họ phụ trách với các bộ phận khác trong tổ chức. Phân lớn thời gian  
của ngƣời quản lý cấp này là sát cánh cùng với những ngƣời mà họ trực tiếp  
theo dõi, giám sát và đôn đốc.  
- Ngƣời quản lý cấp trung: khi tổ chức phát triển lên, mở rộng hơn,  
ngƣời quản lý phải chăm lo đến việc điều phối hoạt động của nhiều thành  
viên, phải xác định loại hoạt động dịch vụ hay sản phẩm cần cung ứng cho thị  
trƣờng, cho xã hội, khi đó nảy sinh vấn đề cần phải có ngƣời quản lý cấp  
trung gian. Đó là những ngƣời tiếp thu những chủ trƣơng, chiến lƣợc, chính  
sách có tầm rộng lớn và toàn diện từ ngƣời quản lý cấp cao rồi chuyển tải  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
4
Trường Đại học Trà Vinh  
chúng thành những mục tiêu và kế hoạch chuyên biệt hơn, riêng lẻ hơn, cụ  
thể hơn cho ngƣời quản lý cấp thấp để họ thực hiện. Ngƣời quản lý trung gian  
điều hành nhƣ trƣởng phỏng, ban, giám đốc phân xƣởng... họ có trách nhiệm  
chỉ đạo, định hƣớng và điều phối hoạt động của những ngƣời quản lý cấp  
thấp hoặc những ngƣời không giữ nhiệm vụ quản lý nhƣ cán bộ trợ lý, nhân  
viên văn thƣ...  
- Ngƣời quản lý cấp cao, là những ngƣời chịu nhiều trách nhiệm định  
hƣớng, chỉ đạo và vận hành toàn bộ của cả một tổ chức. Họ phải xác định  
mục tiêu, xây dựng chính sách, chiến lƣợc cho toàn bộ tổ chức. Ngƣời quản  
lý cấp cao thƣờng xuyên phải đại diện cho tổ chức trong các hoạt động có  
tính cộng đồng, giao dịch, đàm phán, thƣơng thuyết. Họ dành nhiều thời gian  
để trao đổi, tranh luận với ngƣời quản lý cấp cao khác trong tổ chức hay  
những ngƣời có liên quan ở những tổ chức, đơn vị khác. Chức vụ điển hình  
của họ thƣờng là chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch, Phó chủ tịch điều  
hành, Phó chủ tịch thứ nhất, Giám đốc điều hành,....  
3. Khái niệm về lãnh đạo và quản lý  
Trong thực tế chúng ta thƣờng gặp một thuật ngữ nữa: “Lãnh đạo”.  
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi nhiều tài liệu về quản lý coi thuật ngữ “lãnh  
đạo” và “quản lý” đƣợc sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên nhiều nhà  
nghiên cứu đã cố gắng phân biệt hai khái niệm này.  
Trong thực tiễn quản lý, một số nhà quản lý thƣờng cho rằng hai khái  
niệm này là rất giống nhau. Tại các nƣớc có sự phát triển mạnh về về lý luận  
quản lý thì cách hiểu cũng rất khác nhau. Ở Mỹ “lãnh đạo” đƣợc ƣa thích hơn  
“quản lý”. Trong khi đó ở Anh thì ngƣợc lại.  
Theo Đại từ điển tiếng Việt ( NXB. Văn hóa thông tin, 1998)  
- “ Lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đƣờng lối cụ thể: lãnh  
đạo cuộc đấu tranh. Cơ quan lãnh đạo bao gồm những ngƣời có khả năng tổ  
chức dẫn dắt phong trào, chờ lãnh đạo cho ý kiến.”  
- “Quản lý là tổ chức điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ  
quan: quản lý lao động, cán bộ quản lý, quản lý theo công việc.”  
Lãnh đạo là sự định hƣớng chung, thƣờng là chức năng của Đảng.  
Lãnh đạo là dựa trên hoạch định chính sách, định ra phƣơng hƣớng,  
quy hoạch, kế hoạch, phối hợp và kiểm tra để quán triệt thực thi và thực hành  
chỉ đạo quản lý có hiệu quả các đƣờng lối chính sách lớn của Đảng và Nhà  
nƣớc.  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
5
Trường Đại học Trà Vinh  
Nhƣ vậy, lãnh đạo là đề ra những đƣờng lối chủ trƣơng, nhiệm vụ,  
phƣơng hƣớng mang tính chiến lƣợc, tổ chức thực hiện chúng trong từng giai  
đoạn phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển của xã hội.  
Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể  
đến khách thể của họ. Quản lý là quá trình sử dụng một cách khoa học các  
nguồn lực, vật lực và thời gian, sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện để  
thực hiện mục tiêu đề ra.  
Tóm lại, quản lý là quá trình tổ chức thực hiện những chủ trƣơng  
đƣờng lối, chính sách nhiệm vụ thông qua các phƣơng pháp, cách thức hoạt  
động, làm việc của cá nhân và tập thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm  
vụ quản lý phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng đơn vị.  
Trong thực tế xét về mặt thực hiện sự lãnh đạo và quản lý có nội dung  
khác nhau: lãnh đạo là định hƣớng cho đối tƣợng bao gồm xác định mục tiêu  
và bảo đảm không lệch khỏi mục tiêu đã xác định, còn quản lý là trông coi,  
là những tác động tạo ra những điều kiện cần thiết để đối tƣợng vận hành một  
cách bình thƣờng hoặc tốt đẹp theo mục tiêu đã định.  
Theo John Kotter, ngƣời quản lý và ngƣời lãnh đạo về mặt hành vi, họ  
có một số điểm khác nhau:  
Ngƣời lãnh đạo (leader)  
Ngƣời quản lý ( management)  
1. Ra quyết định  
1. Ngƣời lập kế hoạch, xác định ngân sách  
2. Sắp xếp nhân sự trong tổ 2. Tổ chức, hiện thực hóa quyết định nhân  
chức sự của ngƣời lãnh đạo  
3. Thúc đẩy, tạo cảm hứng cho 3. Ngƣời kiểm tra giải quyết vấn đề  
ngƣời dƣới quyền  
Lãnh đạo và quản lý tuy khác nhau nhƣng không thể tách rời nhau:  
định hƣớng cho đối tƣợng mà không trông coi, chăm sóc thì nó không thể đi  
đến mục tiêu. Ngƣợc lại, trông coi, chăm sóc mà không theo mục đích nào thì  
chăm sóc chẳng để làm gì và chẳng biết chăm sóc cái gì.  
Thực tế hai khái niệm này không tách bạch; ngƣời chỉ huy, ngƣời cán  
bộ chủ chốt ở một cấp nào đó đều vừa làm nhiệu vụ của ngƣời lãnh đạo lại  
đồng thời làm nhiệm vụ của ngƣời quản lý.  
Tóm lại: lãnh đạo – quản lý là định hƣớng và tác động vào đối tƣợng  
nào đó với tƣ cách là một hệ thống sao cho nó hoạt động một cách bình  
thƣờng và phát triển theo mục đích đã xác định.  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
6
Trường Đại học Trà Vinh  
Câu hỏi củng cố:  
1. Trình bày khái niệm và bản chất của hoạt động quản lý?  
2. Hãy lấy một ví dụ về hoạt động quản lý mà bạn biết hoặc đã  
trải nghiệm?  
3. Trình bày khái niệm lãnh đạo? Theo bạn lãnh đạo và quản lý có  
điểm gì giống và khác nhau?  
BÀI 2  
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ  
Mục tiêu bài học:  
- Xác định đƣợc đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học quản lý  
- Trình bày các nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học quản lý  
- Mô tả vai trò của tâm lý học quản lý  
- Phân tích các phƣơng pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý.  
Nội dung bài học  
1. Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học quản lý  
Tâm lý học là một phân ngành của tâm lý học xã hội. Bởi vì nếu tâm lý  
học xã hội nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội, đặc biệt là hành  
vi của nhóm xã hội thì tâm lý học quản lý nghiên cứu quá trình tổ chức  
nhóm, đặc biệt là các tổ chức xã hội. Nhƣ vậy, tâm lý học quản lý và tâm lý  
học xã hội đều nghiên cứu về nhóm xã hội, nhƣng phạm vi nghiên cứu của  
tâm lý học quản lý hẹp hơn.  
Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học quản lý là các đặc điểm tâm lý  
của ngƣời lãnh đạo, quản lý; những ngƣời bị lãnh đạo, quản lý và tổ chức xã  
hội; cũng nhƣ các mối quan hệ giữa ngƣời lãnh đạo, quản lý và ngƣời bị lãnh  
đạo, quản lý trong tổ chức.  
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học quản lý  
Tâm lý học quản lý nghiên cứu 2 mảng chính, đó là lý luận và ứng  
dụng.  
Ở mảng lý luận tâm lý học quản lý nghiên cứu: Hiện tƣợng tâm lý của  
nhóm, của tập thể sản xuất; Những vấn đề tâm lý của hoạt động ngƣời lãnh  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
7
Trường Đại học Trà Vinh  
đạo; Tâm lý cá nhân ngƣời lãnh đạo; Những vấn đề lựa chọn, đào tạo cán bộ  
lãnh đạo…  
Ở mảng ứng dụng tâm lý học quản lý nghiên cứu: Chọn lựa nhân viên  
công tác có đặc điểm cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc; Tác động đến  
tâm lý của các nhân viên thông qua việc động viên họ nhằm đạt năng suất tối  
đa; Phát triển các quan hệ xã hội và hình thành phát triển nhân cách con  
ngƣời mới.  
3. Vai trò của tâm lý học quản lý  
Trong quản lý thì con ngƣời và các nhóm ngƣời là yếu tố trung tâm.  
Do đó, để quản lý có hiệu quả thì phải hiểu biết đƣợc con ngƣời và mối quan  
hệ giữa họ trong mối quan hệ xã hội và các quy luật vận động, phát sinh và  
phát triển trong các mối quan hệ đó.  
- Tâm lý học quản lý cung cấp cho những nhà quản lý về hệ thống lý  
luận về tài liệu con ngƣời trong hệ thống quản lý và tài liệu của nhà quản lý  
để nhà quản lý biết đƣợc về bản thân mình, đánh giá đúng trình độ, khả năng  
của bản thân đề ra những nhiệm vụ phù hợp, khắc phục và nâng cao khả năng  
quản lý.  
- Tâm lý học quản lý cung cấp kiến thức về sự nhận biết con ngƣời,  
hiểu đƣợc những đối tƣợng về quản lý nhƣ nhu cầu, năng lực, tình cảm, để tổ  
chức điều khiển hành vi của mọi ngƣời trong quá trình quản lý để xác lập mối  
quan hệ với họ, để tuyển dụng bố trí con ngƣời vào những công việc phù hợp  
và xử lý hài hòa trong các mối quan hệ trong quá trình xử lý  
- Tâm lý học quản lý góp phần cung cấp tri thức để hình thành, phát  
triển, nâng cao nhà quản lý.  
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý  
4.1. Các nguyên tắc phƣơng pháp luận  
- Nguyên tắc quyết định duy vật biện chứng  
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan  
tác động vào bộ não con ngƣời, thông qua “lăng kính chủ quan” của con  
ngƣời. Tâm lý định hƣớng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con  
ngƣời tác động trở lại thế giới, trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng  
nhất. Do đó khi nghiên cứu tâm lý ngƣời trong công tác quản lý cần thấm  
nhuần nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng.  
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
8
Trường Đại học Trà Vinh  
Hoạt động là phƣơng thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý  
thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt  
động. Vì thế chúng thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định  
tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự  
vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng nhƣ qua sản phẩm  
của hoạt động.  
- Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng  
với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác:  
Các hiện tƣợng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan  
hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa cho nhau, đồng thời  
chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tƣợng khác.  
- Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người  
cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, nghiên cứu tâm  
lý ở con ngƣời trừu tƣợng, một cộng đồng trừu tƣợng.  
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn  
4.2.1. Phƣơng pháp thực nghiệm  
Thực nghiệm đƣợc thiết kế trong đó có một hoặc một số biến độc lập  
và có một hoặc một số biến phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu thƣờng thay đổi  
một hay một số yếu tố cùng một thời điểm, trong khi vẫn giữ nguyên các yếu  
tố khác, qua đó chỉ ra sự thay đổi do tác động đó. Nghiên cứu thực nghiệm là  
nghiên cứu nhằm tìm kiếm các nguyên nhân của các mối liên hệ nhân quả  
bằng cách điều khiển một hay một vài nhân tố, trong khi đó lại kiểm soát các  
nhân tố khác sao cho chúng không đổi ( Lê Văn Hảo, 1996).  
Ngƣời ta thƣờng nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm  
trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên:  
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: phƣơng pháp thực nghiệm  
trong phòng thí nghiệm đƣợc tiến hành dƣới điều kiện khống chế một cách  
nghiêm khắc các ảnh hƣởng bên ngoài, ngƣời làm thí nghiệm tự tạo ra những  
điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu,  
do đó có thể tiến hành nghiên cứu tƣơng đối chủ động hơn so với quan sát và  
thực nghiệm tự nhiên.  
Thực nghiệm tự nhiên đƣợc tiến hành trong điều kiện bình thƣờng  
của cuộc sống và hoạt động. Trong quá trình quan sát, nhà nghiên cứu chỉ  
thay đổi những yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh, còn trong thực nghiệm tự nhiên  
nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra các biểu hiện và diễn biến tâm lý bằng  
cách khống chế một số nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi  
bật những yếu tố cần thiết có khả năng giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
9
Trường Đại học Trà Vinh  
nội dung cần thực nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ mà ngƣời ta phân  
biệt các thực nghiệm tự nhiên nhận định và thực nghiệm hình thành:  
Thực nghiệm nhận định: chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn đề  
nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể.  
Thực nghiệm hình thành (còn đƣợc gọi là thực nghiệm sử dụng):  
trong đó tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện nhằm hình thành một  
phẩm chất tâm lý nào đó ở thực nghiệm (bị thực nghiệm).  
Tuy nhiên, dù thực nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc  
trong hoàn cảnh tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hƣởng  
của các yếu tố chủ quan của ngƣời bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực  
nghiệm một số lần và phối hợp đồng bộ với nhiều phƣơng pháp khác.  
Sau đây là một ví dụ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm  
Để đo tính tự chủ: Nhà nghiên cứu đã thoả thuận với 9 người bút màu  
xanh nói bút màu đen. Sau đó đo tính tự chủ người thứ 10. Nếu  
người thứ 10 trả lời:  
Đen (tự chủ thấp)67%(trẻ nhỏ), 32%(sinh viên) => Trong quản lý  
cần người nói đen (nghe người quản lý).  
Xanh (tự chủ cao)có thể tư vấn cho người quản lý những ý kiến  
hay, ý kiến khác…  
Không biết người hay theo thời, chọc gậy bánh xe.  
4.2.2. Phƣơng pháp điều tra  
Phƣơng pháp điều tra sử dụng hàng loạt câu hỏi để nghiên cứu một hay  
một số biến số mà ngƣời nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các cuộc điều tra đều  
thực hiện bằng hình thức bảng hỏi. Ngoài ra, có các cuộc điều tra bằng hình  
thức phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, hoặc đƣợc thực hiện qua  
email hay qua mạng.  
Điều tra có thể thực hiện theo lát cắt ngang và điều tra bổ dọc  
+ Điều tra lát cắt ngang là điều tra về một vấn để tại một thời điểm  
+ Điều tra bổ dọc là thu thập số liệu về cùng một vấn đề, vùng một  
khách thể, cùng địa điểm khảo sát, nhƣng trong các thời điểm khác nhau.  
Điều tra bổ dọc tiến hành trong thời gian dài, trong thời gian đó nhà nghiên  
cứu tiến hành các cuộc điều tra khác nhau.  
Phƣơng pháp điều tra có ƣu điểm là có thể nhanh chóng có đƣợc thông  
tin về vấn đề quan tâm. Mặt khác phƣơng pháp điều tra thực hiện dễ dàng,  
thuận lợi hơn cho với phƣơng pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tuy  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
10  
Trường Đại học Trà Vinh  
nhiên phƣơng pháp điều tra có nhƣợc điểm là không phải lúc nào cũng thu  
đƣợc các thông tin tốt, có độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.  
4.2. 3. Phƣơng pháp quan sát  
- Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của  
đối tƣợng qua những biểu hiện nhƣ: hành động, cử chỉ, cách nói năng, ….  
- Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ  
phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp,… Phƣơng  
pháp quan sát cho phép ta thu thập các tài liệu cụ thể, khách quan trong các  
điều kiện tự nhiên của con ngƣời, do đó có nhiều ƣu điểm.  
Có hai dạng quan sát cơ bản đó là: quan sát không can thiệp và quan  
sát có can thiệp. Quan sát không can thiệp là quan sát hành vi của khách thể  
mà không có tác động của ngƣời quan sát. Hình thức này đƣợc gọi là quan sát  
tự nhiên. Trong trƣờng hợp này ngƣời quan sát ghi chép một cách thụ động  
những gì xảy ra. Quan sát có can thiệp là quan sát mà ngƣời quan sát can  
thiệp vào tình huống nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ một điểm nào đó, hoặc  
trắc nghiệm một lý thuyết.  
Muốn quan sát đạt kết quả cao trong công tác quản lý cần chú ý các  
yêu cầu sau:  
Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.  
Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.  
Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống.  
Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực.  
4.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu  
Trong tâm lý học quản lý cũng nhƣ trong nhiều khoa học khác, thƣờng  
sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu. Việc tiến hành phƣơng pháp  
nghiên cứu tài liệu cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:  
- Nghiên cứu tài liệu cần đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp đặc biệt khi  
nghiên cứu các nội dung thông tin về tổ chức.  
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp bổ trợ cùng với một  
số phƣơng pháp khác khi nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của tổ chức. Các  
giai đoạn nghiên cứu tài liệu bao gồm:  
+ giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu tài liệu  
+ giai đoạn kiểm tra độ tin cậy của tài liệu  
+ giai đoạn phân tích tài liệu, diễn đạt kết quả và kết luận.  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
11  
Trường Đại học Trà Vinh  
4.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tƣợng  
Là phƣơng pháp nghiên cứu khai thác đối tƣợng một cách gián tiếp  
thông qua sản phẩm của chính họ. Tùy theo mục đích đối tƣợng nghiên cứu  
mà chọn sản phẩm tƣơng ứng. Với ngƣời quản lý sản phẩm hoạt động của họ  
là những quyết định, những kế hoạch, biên bản các cuộc họp, biên bản  
nghiệm thu,... là những báo cáo thậm chí là những nhật kí công việc  
Quan niệm sản phẩm ở đây còn bao gồm cả những tài liệu của đối  
tƣợng nghiên cứu (nhà quản lý), nhật kí, sổ lƣu niệm, thƣ từ riêng,...Đối với  
loại nghiên cứu này, nhà nghiên cứu chỉ tiếp xúc khi chủ nhân chúng cho  
phép và phải đảm bảo bí mật theo đúng yêu cầu của đối tƣợng nghiên cứu.  
Một trong những thuận lợi của phƣơng pháp này là nhà nghiên cứu có  
thể tiếp xúc lâu dài với sản phẩm hoạt động của ngƣời đƣợc nghiên cứu, mà  
không bị ràng buộc bặt chẽ bởi điều kiện không gian và thời gian nhƣ các  
phƣơng pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng  
có những điểm yếu là không giúp ngƣời nghiên cứu nắm đƣợc diễn biến, tƣ  
tƣởng, tình cảm đang diễn ra ở đối tƣợng (ngƣời quản lý).  
4.2.6. Phƣơng pháp phỏng vấn  
Là phƣơng pháp đặt ra các câu hỏi cho đối tƣợng và dựa vào trả lời của  
họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.  
Có thể đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy sự liên quan của đối  
tƣợng với điều ta cần biết.  
Có thể nói thẳng hay đi lòng vòng.  
Muốn đàm thoại thu đƣợc tài liệu tốt nên:  
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu).  
- Tìm hiểu trƣớc thông tin về đối tƣợng đàm thoại với một số đặc  
điểm của họ.  
- Có một kế hoạch trƣớc để “lái hƣớng” câu chuyện.  
- Cần linh hoạt trong việc “lái hƣớng” này để câu chuyện vẫn giữ  
đƣợc logic của nó, vừa đáp ứng yêu cầu của ngƣời nghiên cứu.  
Câu hỏi củng cố:  
1. Trình bày đối tƣợng của tâm lý học quản lý. Đối tƣợng  
nghiên cứu của Tâm lý học quản lý thay đổi nhƣ thế nào trong bối cảnh  
phát triển kinh tế - xã hội?  
2. Trình bày nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học quản lý?  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
12  
Trường Đại học Trà Vinh  
3. Trình bày khái quát mục đích, nội dung và cách thức tiến hành  
của phƣơng pháp nghiên cứu trong tâm lý học quản lý?  
4. Chọn đáp án đúng nhất  
4.1. Quá trình nhà nghiên cứu tác động vào đối tƣợng quản lý một cách  
chủ động, trong những điều kiện đƣợc khống chế, để gây ra ở đối tƣợng  
một biến đối nhất định có thể đo đạc và lƣợc hóa đƣợc. Nhƣ vậy, nhà  
nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp:  
a. Phƣơng pháp quan sát  
b. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm  
c. Phƣơng pháp thực nghiệm  
d. Phƣơng pháp trắc nghiệm  
4.2. Nhà nghiên cứu muốn biết trình độ nhận thức, năng lực của ngƣời  
lãnh đạo, ông đã phân tích các bài báo cáo, các quyết định, các kế  
hoạch, các sản phẩm lao động của họ để biết trình độ nhận thức, năng  
lực của ngƣời lãnh đạo. Nhƣ vậy, nhà nghiên cứu đã sử dụng phƣơng  
pháp:  
a. Phƣơng pháp quan sát  
b. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm  
c. Phƣơng pháp thực nghiệm  
d. Phƣơng pháp trắc nghiệm  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
13  
Trường Đại học Trà Vinh  
CHƢƠNG 2  
TÂM LÝ HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁ NHÂN  
QUẢN LÝ TẬP THỂ  
BÀI 1  
TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁ NHÂN  
Mục tiêu bài học:  
- Trình bày các kiểu khí chất cá nhân  
- Xác định đƣợc cách quản lý, ứng xử phù hợp với một số kiểu khí chất  
điển hình  
- Trình bày nhu cầu của ngƣời lao động  
- Nhận biết động cơ của ngƣời lao động  
- Nhận biết thái độ của ngƣời lao động  
- Phân tích các phƣơng pháp điều chỉnh hành vi ngƣời lao động  
Nội dung bài học  
I. Một số vấn đề tâm lý cá nhân trong công tác quản lý  
1. Khí chất  
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường  
độ, tiến độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành  
vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.  
Hoạt động tâm lý cá nhân biểu hiện ra bên ngoài rất khác nhau: có  
ngƣời hăng hái, hoạt bát, có ngƣời ƣu tƣ, lo lắng, có ngƣời trầm tính, bình  
thản, có ngƣời lại vội vàng nóng nảy,... Những biểu hiện nhƣ vậy, chỉ rõ hoạt  
động tâm lý con ngƣời là mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, đồng đều hay bất  
thƣờng. Đó là khí chất của cá nhân.  
- Khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh, quy định nhịp độ, tiến  
độ của các hoạt động tâm lý. Khí chất là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về  
những đặc điểm bên ngoài của hành vi con ngƣời, do vậy, khí chất nhƣ thế  
nào, sẽ quy định những hành vi cử chỉ, lời ăn tiếng nói theo một hình thức  
tƣơng ứng:  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
14  
Trường Đại học Trà Vinh  
+ Kiểu khí chất hăng hái: Ngƣời thuộc kiểu khí chất này thƣờng hoạt  
bát, vui vẻ, yêu đời, sống động, ham hiểu biết, cảm xúc không sâu dễ hình  
thành và dễ thay đổi, nhận thức nhanh chóng nhƣng cũng hay quên, tâm hồn  
hƣớng ngoại, cởi mở, dễ thích nghi với môi trƣờng mới.  
+ Kiểu khí chất bình thản: ngƣời thuộc kiểu khí chất này thƣờng  
chậm chạp, điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, trật tự, khả năng kiểm soát tốt,  
nhận thức chậm nhƣng chắc chắn, tình cảm khó hình thành nhƣng sâu sắc, ít  
ƣa cãi cọ và không thích ba hoa, có tính ỳ khi khởi động hoạt động, khó thích  
nghi với môi trƣờng mới.  
+ Kiểu khí chất nóng nảy: ngƣời thuộc kiểu khí chất này thƣờng hành  
động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay có tính gay gắt, nóng nảy, mệnh  
lệnh, quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng thắn, chân tình, khả năng kiềm chế  
thấp, …  
+ Khí chất ƣu tƣ: ngƣời thuộc kiểu khí chất này thƣờng chậm chạp,  
chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, cảm  
xúc khó nảy sinh nhƣng rất sâu sắc, bền vững. Ngƣời thuộc kiểu khí chất này  
có sự nhạy bén, tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tƣợng, trong quan hệ thƣờng  
mềm mỏng, tế nhị, nhã nhặn, chu đáo và vị tha, họ thƣờng sống bằng nội tâm  
(hƣớng nội), khó thích nghi với môi trƣờng mới.  
Qua đặc điểm các loại khí chất đã nêu ở trên, ta cần lƣu ý:  
- Loại khí chất nào cũng có ƣu điểm và nhƣợc điểm, không có loại  
nào tốt hoặc xấu hoàn toàn.  
- Đây là bốn loại khí chất cơ bản, rõ nét nhất. Trong thực tế, ít ngƣời  
đơn thuần thuộc về một loại khí chất nào. Khí chất của mỗi ngƣời thƣờng có  
sự pha trộn của một số loại khí chất. Ta xếp ngƣời này, ngƣời kia vào một  
loại khí chất nào đó là do căn cứ vào những biểu hiện khí chất điển hình nhất,  
nổi bật nhất ở họ.  
- Khí chất con ngƣời có thể biến đổi dƣới tác động của hoàn cảnh,  
n luyện và giáo dục và đặc biệt là tự giáo dục.  
- Trong hoạt động xã hội và quản lý, chúng ta cần nghiên cứu các  
phƣơng hƣớng đối xử, tiếp xúc điều kiện, sử dụng thích hợp. Nếu giao những  
công việc phù hợp với khí chất của con ngƣời, họ sẽ hoàn thành công việc có  
hiệu quả hơn.  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
15  
Trường Đại học Trà Vinh  
- Nhà quản lý cần cƣ xử với con ngƣời theo đặc điểm khí chất của họ.  
Đồng thời phải chú ý những nhƣợc điểm trong khí chất của mình để rèn  
luyện, nâng cao phẩm chất nhân cách của mình. Ví dụ ngƣời có khí chất ƣu  
tƣ nhà lãnh đạo cần quan tâm, nếu góp ý cần tế nhị; động viên và khen  
thƣởng cần kịp thời. Đối với ngƣời lao động có kiểu khí chất này không nên  
giao cho họ những công việc mang tính chất phong trào.....Trong khi đó đối  
với ngƣời có khí chất nóng này thì cần giải quyết công việc theo đúng văn  
bản quy định, nên giao cho những ngƣời này những công việc khó, đặc biệt  
nên bình tĩnh, lắng nghe họ,....  
2. Nhu cầu của ngƣời lao động  
Nhu cầu là một vấn đề rất quan trọng không chỉ trong tâm lý học quản  
lý mà còn là vấn đề cơ bản trong nhiều lĩnh vực khác. Nhu cầu là sự đòi hỏi  
tất yếu mà con ngƣời thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển.  
Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đƣa ra đƣa ra quan điểm về nhu cầu  
của con ngƣời và nhu cầu này đƣợc sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học  
thuyết của ông đƣợc dựa trên những con ngƣời khoẻ mạnh, sáng tạo, những  
ngƣời sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời  
điểm đó, phƣơng pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con  
ngƣời khác đƣợc dựa trên việc quan sát con ngƣời bị chi phối bởi các phiền  
muộn là chủ yếu.  
Maslow cho rằng con ngƣời muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những  
nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ  
cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò nhƣ nguồn và  
định hƣớng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không đƣợc  
thoả mãn.  
Sau khi những nhu cầu bậc thấp đƣợc thoả mãn, những nhu cầu cao hơn  
sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn ở bậc dƣới sẽ  
lấn át những nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần đƣợc  
thỏa mãn trƣớc khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.  
Tháp nhu cầu của Maslow cũng có thể đƣợc trình bày dƣới dạng  
pyramid 5 tầng, nhƣ sau:  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
16  
Trường Đại học Trà Vinh  
NHU CẦU  
TỰ HOÀN THIỆN  
Nhu  
cầu  
NHU CẦU  
ĐƢỢC TÔN TRỌNG  
ngày  
càng  
cao  
NHU CẦU  
ĐƢỢC HÒA NHẬP  
hơn  
NHU CẦU VỀ AN TOÀN  
NHU CẦU THIẾT YẾU  
Hệ thống cấp về các nhu cầu của Maslow  
Ngƣời quản lý phải biết đƣợc ngƣời dƣới quyền mình đang lao động vì  
nhu cầu nào là nổi trội để có biện pháp quản lý tƣơng ứng.  
Xét ở góc độ khác thì nhu cầu của con ngƣời rất đa dạng, ngƣời ta  
thƣờng chia nhu cầu thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.  
- Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể, nhƣ: ăn, uống,  
mặt, ở…  
- Nhu cầu tinh thần, bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ,  
nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội,…  
Cơ cấu chung của hành vi ngƣời lao động khi có nhu cầu đòi hỏi và  
quá trình diễn biến của nó đƣợc thể hiện qua các thông số sau:  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
17  
Trường Đại học Trà Vinh  
Trong nhu cầu phải chú ý thông số định mức, phải giáo dục cho ngƣời  
lao động – xác định đƣợc định mức của nhu cầu.  
Định mức đƣợc hiểu ở hai góc độ:  
- Định mức tự nhiên của con ngƣời.  
- Định mức xã hội đến luật pháp, khả năng xã hội đáp ứng nhu cầu.  
Nếu không tính đến luật pháp dẫn đến sai phạm trong hành vi ngƣời lao  
động. Vì vậy, ngƣời quản lý phải biết quan tâm đến định mức của ngƣời lao  
động, biết tuân thủ định mức khi thỏa mãn nhu cầu nay nhu cầu khác.  
3. Động cơ của ngƣời lao động  
Để động viên kích thích ngƣời lao động thì ngƣời quản lý phải tạo  
đƣợc động cơ làm việc. Động cơ là cái thúc đẩy con ngƣời hoạt động.  
- Trong tâm lý học, có hai loại động cơ:  
+ động cơ bên trong nằm trong bản thân hoạt động là nguyên nhân nội  
tại, là niềm tin, là tình cảm, là khát vọng bên trong thôi thúc con ngƣời hành  
động để đạt đƣợc mục đích. ( ví dụ như chăm chỉ, say mê làm việc vì yêu  
thích công việc, thích khám phá,...)  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
18  
Trường Đại học Trà Vinh  
+ động cơ bên ngoài nằm ngoài hoạt động, từ phía những điều kiện  
khách quan chi phối con ngƣời, thúc đẩy con ngƣời hành động ( ví dụ:  
thưng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, khêu gi lòng hiếu  
danh, mong đợi hnh phúc và lợi ích tương lai,..)  
Khi xem xét động cơ của ngƣời lao động, các nhà nghiên cứu cũng đề  
cập đến vấn đề hứng thú. Hứng thú là một thành phần quan trọng của động  
cơ, nó là thái độ đặc biệt vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng  
mang lại khoái cảm cho con ngƣời trong quá trình hoạt động, lao động của  
mỗi cá nhân đối với đối tƣợng nào đó. Đặc điểm nổi bật của hứng thú là nảy  
sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác,  
tích cực hoạt động và do vậy mà hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Do  
đó trong công tác quản lý, các nhà lãnh đạo cần lƣu ý đến hứng thú của ngƣời  
lao động.  
- Đối với những ngƣời lao động trí óc, các nhà nghiên cứu đã xác định  
có sáu loại động cơ cơ bản:  
+ Động cơ kinh tế: làm việc vì nhu cầu thu nhập kinh tế  
+ Động cơ nghề nghiệp: tâm huyết với nghề nghiệp, khát vọng tìm tòi,  
sáng tạo, ...  
+ Động cơ danh vọng: Vì mong muốn đƣợc phát triển và thành đạt, vì  
danh tiếng cá nhân, đất nƣớc  
+ Động cơ quán tính, thói quen: làm việc vì thói quen, quán tính thấy  
mọi ngƣời làm thế nào thì mình cũng phải làm nhƣ thế để nuôi gia đình.  
+ Động cơ đố kỵ: ở một số ngƣời, họ làm việc vì cạnh tranh để mà tồn  
tại, họ sẵn sàng công phá, kìm hãm những ngƣời khác  
+ Động cơ lƣơng tâm, trách nhiệm: vì động cơ tiến bộ và mƣu cầu  
hạnh phúc chung cho nhân loại (ở các nhà khoa học chân chính)  
Để cổ vũ các cá nhân có những động cơ tích cực, trong công tác quản  
lý phải nắm và xây dựng đƣợc các mức độ xã hội: quy tắc, luật lệ, đạo đức,  
thói quen,... những định mức này đƣợc thể hiện dƣới dạng các khuôn mẫu  
hành vi và cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời và với các giá trị đang  
vận hành trong xã hội; cần làm cho con ngƣời hiểu đƣợc khả năng đích thực  
của mình để làm ngƣời lao động thấy đƣợc đích mà mình phải vƣơn tới, có  
trình độ đúng đắn với đích đó.  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
19  
Trường Đại học Trà Vinh  
Đặc biệt ngƣời lãnh đạo cần phát hiện và hiện thực hóa động cơ làm  
việc của ngƣời lao động. Ở mỗi ngƣời lao động động cơ làm việc khác nhau  
và trong những thời điểm khác nhau thì động cơ làm việc cũng khác nhau.  
Nhà lãnh đạo cần biết yếu tố nào thúc đẩy ngƣời lao động mạnh mẽ, hiệu quả  
nhất. Đồng thời cần phân biệt động cơ nào là chính đáng và động cơ nào là  
không chính đáng.  
4. Thái độ lao động  
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con  
ngƣời hay đồ vật. Thái độ phản ánh con ngƣời cảm thấy thế nào về một điều  
nào đó. Ví dụ: “ tôi thích công việc này”, tức là tôi đang biểu lộ thái độ về  
công việc. Đánh giá của thái độ dựa trên phƣơng diện: tốt – xấu; có lợi – có  
hại; dễ chịu – khó chịu,...  
Có 3 loại thái độ lao động:  
- Hài lòng với công việc: Ngƣời hài lòng trong công việc sẽ có thái độ  
làm việc tích cực và ngƣợc lại  
- Gắn bó với công việc: đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ qua đó một  
ngƣời nhận biết công việc của mình, tích cực tham gia vào công việc và họ  
cho rằng kết quả thực hiện công việc là quan trọng cho chính bản thân mình.  
Nhƣ vậy sự gắn bó với công việc càng cao sẽ làm giảm tỉ lệ vắng mặt và tỉ lệ  
thôi việc.  
- Cam kết với tổ chức: thể hiện mức độ một nhân viên gắn bó chặt chẽ  
với tổ chức và mục tiêu của tổ chức, mong muốn luôn đƣợc là thành viên  
trong tổ chức. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ nghịch biến giữa cam kết  
với tổ chức và sự vắng mặt hay tỷ lệ thuyên chuyển.  
Trong lao động, các nhà quản lí thƣờng chú ý đến thái độ của ngƣời  
lao động đối với công việc. Sau đây là biểu hiện của một ngƣời lao động có  
thái độ tốt.  
- Sự đam mê với công việc.  
Đam mê đối với công việc thể hiện qua việc dành hết tâm nguyện đối  
với nhiệm vụ đƣợc giao, trăn trở và suy nghĩ không ngừng cho việc thực hiện  
tốt nhất công việc đó. Đam mê với công việc cũng đồng thời với việc hi sinh  
các lợi ích cá nhân dành hết thời gian, sức lực cho công việc. Đam mê trong  
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 111 trang Thùy Anh 13/05/2022 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_quan_ly.pdf