Tài liệu Các phương quy luật phát triển hệ thống (Phần 2)

14.3. HỆ THỐNG CÁC QUY LUẬT PHÁT TRIỂN HỆ  
THỐNG  
Trong mục trước (xem 14.2. Các quy luật phát triển hệ thống (Các  
quy luật sáng tạo và đổi mới) của quyển bảy này), người viết đã trình  
bày lần lượt từng quy luật của chín quy luật phát triển hệ thống theo  
thứ tự: Lời phát biểu quy luật, diễn giải nội dung quy luật và một số  
thí dụ minh họa quy luật.  
Thông qua những gì được trình bày, bạn đọc chắc nhận ra rằng,  
tuy từng quy luật được đưa ra riêng rẽ nhưng chín quy luật phát triển  
hệ thống không hoàn toàn độc lập với nhau. Điều này nói lên rằng  
giữa chúng có các mối liên kết nhất định.  
Mục này có nhiệm vụ xem xét những đặc thù của các quy luật phát  
triển hệ thống và các mối liên kết giữa chúng với nhau nhằm giúp bạn  
đọc hiểu và áp dụng các quy luật phát triển hệ thống vào thực tế tốt  
hơn, so với việc bạn chỉ nắm từng quy luật phát triển hệ thống một  
cách riêng rẽ, không thấy sự liên quan giữa chúng với nhau và với các  
quy luật khác.  
14.3.1. Một số  
thống  
đ iểm lưu ý về các quy luật phát triển hệ  
Áp dụng những gì đã trình bày trong phần đầu của quyển bảy này  
(xem mục 14.1. Quy luật và một số điểm cần chú ý về quy luật)  
cho các quy luật phát triển hệ thống, bạn đọc có thể thấy:  
- Các quy luật phát triển hệ thống được tìm ra dựa trên suy luận  
quy nạp (xem mục nhỏ 8.5.3. Suy luận quy nạp của quyển ba) và  
được áp dụng vào thực tế bằng suy luận diễn dịch (xem mục nhỏ  
8.5.2. Suy luận diễn dịch của quyển ba) nhằm giải thích các hiện  
tượng đã biết liên quan đến phát triển hệ thống và dự báo quá trình,  
kết quả phát triển của những hệ thống cụ thể. Trải qua thời gian dài,  
thực tế đã xác nhận những kết luận rút ra từ việc giải thích và dự báo  
sự phát triển của các loại hệ thống khác nhau là đúng. Điều này cho  
thấy, với việc thiết lập quan hệ phản hồi giữa suy luận quy nạp và  
diễn dịch, các quy luật phát triển hệ thống có độ tin cậy khá cao (xem  
mục nhỏ 8.5.4. Quan hệ giữa suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp  
của quyển ba).  
- Các quy luật phát triển hệ thống là các quy luật mang tính khái  
quát rất cao, vì bất kỳ đối tượng nào, trong cách xem xét nhất định,  
đều có thể coi là hệ thống.  
- Tính khái quát rất cao của các quy luật phát triển hệ thống hứa  
hẹn chúng có phạm vi áp dụng rất rộng, đồng thời, cũng hứa hẹn  
nhiều khó khăn trong việc áp dụng các quy luật phát triển hệ thống  
vào thực tế.  
Ở đây rất cần năng lực đi từ cụ thể lên khái quát và từ khái quát  
xuống cụ thể của người sử dụng các quy luật mang tính khái quát cao  
(xem Hình 97 và phần văn bản liên quan trong mục nhỏ 8.6.1. Những  
nhận xét chung của quyển ba; các Hình 101, 102, 103 và các phần văn  
bản liên quan trong mục 9.1. Mở đầu cũng của quyển ba; Hình 125 và  
phần văn bản liên quan trong mục nhỏ 12.1.3. Diễn giải lôgích nhu  
cầu–hệ thống bằng các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản của  
quyển năm).  
Nhằm giúp bạn đọc áp dụng các quy luật phát triển hệ thống,  
người viết đã có những nỗ lực nhất định để cụ thể hóa các quy luật  
phát triển hệ thống, thể hiện trong các phần DI  
N GIẢI N  
Ộ I  
DUNG QUY LUẬT M T SỐ TH MINH HỌ  
Í
D
A QUY  
LUẬT (xem mục 14.2. Các quy luật phát triển hệ thống (các quy luật  
sáng tạo và đổi mới) ở phần trước).  
Về phía bạn đọc, một mặt, cần tự mình lấy các thí dụ minh họa các  
quy luật phát triển hệ thống có kè m theo phân tích, giải thích. Mặt  
khác, bạn chọn một, vài hệ thống mà bạn quan tâm, rồi đưa ra các dự  
báo về sự phát triển của chúng dựa trên các quy luật phát triển hệ  
thống. Sau giai đoạn học và luyện tập là giai đoạn bạn cần thực sự áp  
dụng các quy luật phát triển hệ thống vào việc giải các bài toán của  
bạn trong đời sống, công việc.  
Do tầm quan trọng của việc áp dụng các quy luật phát triển hệ  
thống vào thực tế, người viết còn quay trở lại vấn đề này nhiều lần  
trong những phần trình bày sau.  
- Các quy luật phát triển hệ thống không phải là các quy luật định  
lượng như trong toán học mà là các quy luật định tính. Hiện nay, áp  
dụng toán học vào việc sử dụng các quy luật phát triển hệ thống còn  
mang tính chất lẻ tẻ cho một số hệ thống cụ thể và hoàn toàn chưa có  
đối với hệ thống chung, trừu tượng.  
- Các quy luật phát triển hệ thống không phải là các quy luật tương  
ứng một–một (các quy luật động lực), hiểu theo nghĩa, chúng không  
xác định một cách đơn trị các trạng thái tiếp theo của hệ thống. Bởi  
vì, phát triển có nhiều hướng với các xác suất khác nhau, cũng như  
bài toán có thể có nhiều lời giải khác nhau và tùy theo các điều kiện  
cụ thể, nơi này dùng lời giải này, nơi khác dùng lời giải khác.  
- Chúng ta đã làm quen lần lượt với từng quy luật phát triển hệ  
thống (xem mục 14.2. Các quy luật phát triển hệ thống). Tuy nhiên,  
trong các tình huống thực tế, các quy luật phát triển hệ thống không  
tác động một cách đơn lẻ, lần lượt mà chúng có thể có mặt cùng một  
lúc. Điều này đòi hỏi người giải bài toán phải có cách xử lý thích hợp.  
Người viết còn quay trở lại vấn đề này trong mục nhỏ tiếp theo đây  
(xem 14.3.2. Các mối liên kết giữa các quy luật phát triển hệ thống).  
- Thực hiện sáng tạo và đổi mới, bạn không chỉ dùng các quy luật  
phát triển hệ thống mà còn dùng các quy luật khác và những kiến  
thức mang tính quy luật, được trình bày trong bộ sách “Sáng tạo và  
đổi mới”. Mục 14.3.3. Các quy luật phát triển hệ thống và các kiến  
thức khác trình bày trong bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” sẽ đề cập  
các mối liên kết giữa chúng một cách tổng quan.  
Cũng trong ý nghĩa vừa nêu, mục 14.4. Các mối liên kết giữa các  
quy luật phát triển hệ thống và các phương pháp, thủ thuật (nguyên  
tắc) sáng tạo, được dành riêng trình bày khá chi tiết, nhằm giúp bạn  
thấy và sử dụng tốt mối quan hệ đặc biệt giữa các quy luật phát triển  
hệ thống và các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. Mối quan hệ  
đặc biệt này thể hiện ở chỗ: Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ  
bản, một mặt, là sự thể hiện cụ thể hơn các quy luật phát triển hệ  
thống và, mặt khác, được dùng để đưa ra những sáng tạo và đổi mới  
cụ thể, giúp hệ cho trước phát triển theo các quy luật phát triển hệ  
thống.  
Ngoài ra, có thể bạn còn phải dùng các quy luật khác nữa thuộc  
các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến bài toán cần giải. Tinh thần  
chung là, bạn cần tính đến các đặc thù của các loại quy luật và sự liên  
quan giữa chúng để đưa ra lời giải, quyết định đúng, khi giải các bài  
toán cụ thể.  
Trên đây là những nhận xét về các quy luật phát triển hệ thống,  
dựa trên những ý đã trình bày trong mục 14.1. Quy luật và một số  
điểm cần chú ý về quy luật.  
Tiếp theo, người viết muốn bổ sung thêm những nhận xét về “tính  
phát triển” – đặc trưng làm nên sự khác biệt giữa các quy luật phát  
triển hệ thống nói riêng, các quy luật phản ánh sự phát triển nói  
chung với các loại quy luật khác:  
- Nhìn theo quan điểm thời gian, phát triển có nghĩa hoàn thiện,  
tiến bộ hơn so với quá khứ và là quá trình xảy ra trong khoảng thời  
gian nhất định, chứ không phải tức thời. Do vậy, khi xem xét, đánh  
giá sự phát triển của một hệ thống, bạn phải so sánh hệ thống với quá  
khứ (tiền thân) của nó và theo dõi để thấy sự thay đổi, biến đổi, khác  
biệt của nó trong thời gian đủ dài (xem các Hình 349, 352, 357, 362,  
363, 367, 369, 370, 372 và các phần văn bản liên quan trong mục  
14.2. Các quy luật phát triển hệ thống (các quy luật sáng tạo và đổi  
mới) của quyển bảy này).  
- Sự phát triển được đề cập trong các quy luật phát triển hệ thống  
là sự phát triển bền vững, hiểu theo nghĩa, sự phát triển đó của hệ  
thống cho trước không gây ảnh hưởng xấu đến các hệ khác và môi  
trường. Điều này được ràng buộc bằng yêu cầu kép đối với tất cả các  
quy luật phát triển hệ thống: Các sáng tạo và đổi mới được chọn thực  
hiện phải nhằm phát triển tính hệ thống của hệ cho trước và tuân  
theo tiêu chuẩn quyết định tốt (xem mục nhỏ 10.5.1. Tiêu chuẩn của  
quyết định tốt: Nhìn theo quan điểm hệ thống phát triển bền vững  
của quyển ba).  
Rất tiếc, nhiều quá trình diễn ra trên thực tế được gọi là phát  
triển, thậm chí, được ca ngợi, tôn vinh, đánh giá cao, nhưng thời gian  
trôi đi, người ta mới nhận ra đấy là sự phát triển không bền vững,  
làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, dẫn đến mâu thuẫn kỹ thuật không  
chấp nhận được (về mâu thuẫn kỹ thuật, xem các mục nhỏ 9.4.2.  
TRIZ : Các loại mâu thuẫn trong giải quyết vấn đề và ra quyết định;  
9.4.3. Về mối quan hệ, vai trò, ý nghĩa của các loại mâu thuẫn trong  
giải quyết vấn đề và ra quyết định của quyển ba).  
- Các quy luật phát triển hệ thống, một mặt, là sự khái quát hóa  
các khuynh hướng phát triển của các hệ cụ thể. Mặt khác, các quy luật  
phát triển hệ thống lại là sự cụ thể hóa các quy luật của phép biện  
chứng – các quy luật phản ánh quá trình vận động và phát triển ở  
mức khái quát cao nhất.  
Như chúng ta đã biết (xem mục nhỏ 9.2.2. Các quy luật cơ bản  
của phép biện chứng của quyển ba), quy luật phủ định của phủ định  
(gọi tắt là quy luật về phủ định) chỉ ra sự thay thế sự vật cũ bằng sự  
vật mới, trong đó, có sự kế thừa những nội dung tích cực của sự vật  
cũ và có thêm những nội dung mới tiến bộ ở mức phát triển cao hơn.  
Tuy nhiên, quy luật về phủ định chỉ nói chung rằng, “mỗi sự vật có  
phương thức phủ định riêng”, mà không cho thấy đấy là những  
phương thức thay thế nào.  
Các quy luật phát triển hệ thống cụ thể hóa các phương thức thay  
thế, chỉ ra khuynh hướng phát triển của các hệ thống:  
1) Hệ tự lập thay thế hệ chưa tự lập; hệ có tính tự lập cao hơn thay  
thế hệ có tính tự lập thấp hơn.  
2) Hệ có tính thông suốt cao hơn thay thế hệ có tính thông suốt  
thấp hơn.  
3) Hệ có tính tương hợp cao hơn thay thế hệ có tính tương hợp  
thấp hơn.  
4) Hệ có tính lý tưởng cao hơn thay thế hệ có tính lý tưởng thấp  
hơn.  
5) Sự phát triển không đồng đều thay thế sự phát triển đồng đều:  
Hệ dưới này được ưu tiên phát triển trong thời kỳ này thay thế cho hệ  
dưới khác, được ưu tiên phát triển trong thời kỳ trước.  
6) Hệ phát triển ở mức hệ trên thay thế cho các hệ phát triển ở  
mức hệ.  
7) Bộ phận làm việc phát triển ở mức vi mô thay thế cho phát triển  
ở mức vĩ mô.  
8) Hệ điều khiển được thay thế hệ chưa điều khiển được; hệ có  
tính điều khiển cao hơn thay thế hệ có tính điều khiển thấp hơn và bị  
thay thế bởi hệ tự điều khiển.  
9) Sự phát triển theo đường cong hình chữ S có mức phát triển  
cao hơn thay thế sự phát triển theo đường cong hình chữ S có mức  
phát triển thấp hơn.  
Nếu đi vào nội dung từng quy luật phát triển hệ thống, chúng ta  
còn có thể cụ thể hóa hơn nữa các phương thức thay thế. Ví dụ, có  
nhiều phương thức thay thế để chuyển lên phát triển ở mức hệ trên  
(xem Hình 368 và phần văn bản liên quan trong mục nhỏ 14.2.6. Quy  
luật về chuyển sự phát triển lên hệ trên của quyển bảy này).  
- Phân tích tương tự như ở trên đối với hai quy luật cơ bản khác  
của phép biện chứng là quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng  
thành những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và  
đấu tranh các mặt đối lập, bạn đọc cũng sẽ thấy, các quy luật phát  
triển hệ thống góp phần cụ thể hóa các quy luật cơ bản của phép biện  
chứng.  
- Các khuynh hướng phát triển, được chỉ ra trong các quy luật  
phát triển hệ thống, là các khả năng. Khả năng là cái hiện chưa có,  
chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới, sẽ xảy ra (biến thành hiện thực) khi có  
những điều kiện tương ứng. Những điều kiện tương ứng có thể xuất  
hiện trong chính hệ thống cho trước hoặc/và trong sự tương tác của  
hệ thống cho trước với các hệ thống khác và với môi trường.  
- Các quy luật phát triển hệ thống cho thấy (xem Hình 376 dưới  
đây), về mặt nguyên tắc, trước mặt hệ thống cho trước (gọi là hệ xuất  
phát) có nhiều khả năng phát triển: Hệ có thể phát triển theo quy luật  
này; có thể phát triển theo quy luật khác để trở thành hệ cải tiến.  
Hình 376: Sơ đồ chung của các quy luật phát triển hệ  
thống trong không gian hệ thống  
Tuy nhiên, đối với hệ cụ thể, trong giai đoạn cụ thể, tồn tại những  
điều kiện cụ thể làm cho khả năng phát triển nhất định nào đó sớm  
trở thành hiện thực hơn các khả năng phát triển khác. Đối với các hệ  
cụ thể khác nhau, điều này lại xảy ra khác nhau. Một lần nữa, điều  
này giúp chúng ta nhớ lại: Chân lý luôn luôn là cụ thể.  
- Việc tập hợp các quy luật phát triển hệ thống lại và biểu diễn  
chúng trong không gian hệ thống (về không gian hệ thống, bạn có thể  
xem lại Hình 133 cùng phần văn bản liên quan trong mục nhỏ 10.2.1.  
Một số khái niệm cơ bản và ý tưởng chung về hệ thống của quyển  
ba) như trên Hình 376, giúp bạn đọc thấy bức tranh toàn cảnh của sự  
phát triển hệ thống nói chung.  
Trục thời gian giúp so sánh hệ cải tiến với hệ xuất phát (tiền thân  
của nó) để thấy hệ cải tiến tiến bộ, hoàn thiện hơn về những mặt nào.  
Trục thang bậc hệ thống giúp thấy sự phát triển của hệ lên hệ trên,  
còn bộ phận làm việc của hệ chuyển sang phát triển ở mức hệ dưới  
(vi mô).  
Trục chiều xem xét hệ thống nhắc nhở bạn cần sử dụng các cách  
nhìn, cách tiếp cận khác nhau đối với hệ xuất phát và từ đó, đối với  
các quỹ đạo phát triển có thể có của nó ứng với các cách xem xét.  
Trong nhiều trường hợp, chỉ sau khi phân tích, tổng hợp tất cả các  
chiều xem xét, bạn mới có thể xác định chính xác: Cần phải phát triển  
hệ xuất phát lần lượt theo những quy luật nào, hoặc tổ hợp những  
quy luật nào.  
- Sau khi khả năng phát triển nào đó biến thành hiện thực thì hiện  
thực mới này có thể tạo ra các điều kiện tiền đề tương ứng để các khả  
năng phát triển khác có thể biến thành hiện thực, và cứ như thế…  
Điều này có nghĩa, hệ cụ thể cho trước lúc ở những điều kiện ban đầu  
phải phát triển theo quy luật nhất định nào đó. Sự phát triển này đem  
lại kết quả, tạo ra các điều kiện mới giúp hệ phát triển tiếp, theo  
những quy luật khác…  
- Các quy luật phát triển hệ thống không phải là các quy luật động  
lực, mà là các quy luật mang tính xác suất. Tuy nhiên, xác suất nói  
đến ở đây không hoàn toàn giống ý nghĩa xác suất của các quy luật  
xác suất–thống kê thông thường.  
Đối với các quy luật phát triển, xác suất chỉ là đặc trưng về lượng  
mức độ thực hiện biến thành hiện thực của khả năng mà thôi và xác  
suất này không cố định mà tăng lên khi các điều kiện tương ứng dần  
dần xuất hiện. Khi các điều kiện tương ứng xuất hiện đạt được mức  
độ cần và đủ, xác suất có giá trị bằng một. Lúc này, xảy ra sự biến đổi  
khả năng thành hiện thực một cách tất yếu, một cách không tránh  
khỏi.  
- Bạn đọc nào muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể tìm đọc, chẳng hạn,  
một trong các quy luật không cơ bản của phép biện chứng: Quy luật  
về quan hệ tương hỗ giữa khả năng và hiện thực (cặp phạm trù khả  
năng–hiện thực, xem Hình 104 trong mục 9.3 của quyển ba). Bạn  
đọc, một lần nữa sẽ thấy, các quy luật phát triển hệ thống còn giúp cụ  
thể hóa cả một số các quy luật không cơ bản của phép biện chứng.  
14.3.2. Các mối liên kết giữa các quy luật phát triển hệ  
thống  
Mục 14.2. Các quy luật phát triển hệ thống (Các quy luật sáng tạo  
và đổi mới) của quyển bảy này đã trình bày nội dung lần lượt  
từng quy luật một. Tuy vậy, bạn đọc có thể thấy các quy luật phát  
triển hệ thống không hoàn toàn độc lập đối với nhau, mà giữa  
chúng có các mối liên kết: Chúng ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau.  
Điều này thể hiện, chẳng hạn, trong “Thí dụ 2: Thuyền chè o tay bị  
thay thế bởi thuyền buồm; thuyền buồm bị thay thế bởi tàu thủy  
động cơ hơi nước…” dùng để minh họa quy luật về sự phát triển theo  
đường cong hình chữ S (xem mục nhỏ 14.2.9 của quyển bảy này), bạn  
còn có thể thấy các quy luật phát triển hệ thống khác:  
- Quy luật về tính tự lập của hệ thống (xem Hình 351 cùng phần  
văn bản liên quan trong mục nhỏ 14.2.1 của quyển bảy này).  
- Quy luật về tính thông suốt của hệ thống (xem mục nhỏ 14.2.2):  
Tốc độ di chuyển, lượng hàng hóa chuyên chở tăng lên.  
- Quy luật về tính tương hợp của hệ thống (xem mục nhỏ 14.2.3):  
Đáp ứng nhu cầu chuyên chở nhiều và nhanh của ngành vận tải  
đường thủy.  
- Quy luật về tính không đồng đều của hệ thống (xem mục nhỏ  
14.2.5): Trong các phần của thuyền, động cơ được ưu tiên phát triển  
trước.  
- Quy luật về chuyển sự phát triển lên hệ trên (xem mục nhỏ  
14.2.6): Thuyền kết hợp với buồm, rồi động cơ hơi nước, mà buồm,  
động cơ hơi nước là những hệ thống bên ngoài của hệ thống thuyền  
ch  
è
o tay.  
- Quy luật về tính điều khiển của hệ thống (xem mục nhỏ 14.2.8):  
Việc điều khiển con thuyền thông qua việc điều khiển động cơ trở nên  
thuận tiện, dễ dàng hơn khi đi từ tay ch  
nước.  
è o đến buồm, rồi động cơ hơi  
Tương tự như vậy, bạn đọc có thể tiếp tục phân tích các thí dụ  
khác có trong M T SỐ TH MINH H A QUY LUẬT của mỗi  
mục nhỏ từ 14.2.1 đến 14.2.9.  
Í
D
Ngoài ra, các mối liên kết giữa các quy luật phát triển hệ thống còn  
thể hiện khá rõ trong mục nhỏ 14.2.10. Một số thí dụ về việc không  
tuân thủ các quy luật phát triển hệ thống. Tuy mục nhỏ này trình bày  
các phản thí dụ nhưng thông qua nội dung của chúng và phần NHẬN  
X
É T của người viết, bạn đọc có thể thấy: Việc vi phạm quy luật phát  
triển hệ thống này dẫn đến vi phạm quy luật phát triển hệ thống  
khác; nhìn theo chiều xem xét này thì quy luật phát triển hệ thống này  
bị vi phạm, nhìn theo chiều xem xét khác thì quy luật phát triển hệ  
thống khác bị vi phạm; một quyết định sai cùng một lúc có thể vi  
phạm nhiều quy luật phát triển hệ thống, chứ không phải mỗi lần sai  
chỉ vi phạm một quy luật… Tất cả điều này cho thấy các quy luật phát  
triển hệ thống có ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, giữa  
các quy luật phát triển hệ thống có các mối liên kết.  
Chúng ta còn có thể coi tập hợp các quy luật phát triển hệ thống  
liên kết với nhau tạo nên hệ thống các quy luật phát triển hệ thống  
với tính hệ thống:  
“Hệ thống các quy luật phát triển hệ thống dùng để giúp xác định  
khuynh hướng phát triển (cơ chế định hướng) của các hệ thống cụ  
thể và đưa ra các giải pháp sáng tạo, đổi mới giúp chúng phát triển  
bền vững một cách chủ động”.  
Các yếu tố của hệ thống các quy luật phát triển hệ thống gồm  
chính các quy luật:  
– Quy luật về tính tự lập của hệ thống; – Quy luật về tính  
thông suốt của hệ thống; – Quy luật về tính tương hợp của hệ  
thống; – Quy luật về tính lý tưởng của hệ thống; – Quy luật về  
tính không đồng đều của hệ thống; – Quy luật về chuyển sự phát  
triển lên hệ trên; – Quy luật về chuyển sự phát triển từ mức vĩ mô  
xuống vi mô; – Quy luật về tính điều khiển của hệ thống; – Quy  
luật về chuyển sự phát triển theo đường cong hình chữ S.  
Về mặt nguyên tắc, hệ thống có 9 yếu tố thì có thể có 9 x (9 - 1) =  
72 các mối liên kết. Tác động của yếu tố m lên yếu tố n, người viết ký  
hiệu là mối liên kết Lmn; còn tác động của yếu tố n lên yếu tố m là mối  
liên kết Lnm; trong đó m, n = 1, 2, ..., 9. Tóm lại, hệ thống các quy luật  
phát triển hệ thống có thể có 72 mối liên kết kiểu Lmn.  
Nếu cùng một lúc xem xét tương tác giữa yếu tố m và yếu tố n, có  
nghĩa cùng một lúc xem xét Lmn và Lnm (tương tác qua lại giữa yếu tố  
m và yếu tố n), số lượng các mối liên kết kiểu đó giảm còn một nửa so  
với tổng số 72 các mối liên kết: 72/2 = 36. Để đơn giản, người viết ký  
hiệu kiểu liên kết này là Lmn (=Lnm).  
36 mối liên kết cặp đôi các yếu tố (xem Hình 377 dưới đây) là:  
Hình 377: Danh sách các mối liên kết cặ p đôi các yếu tố  
của hệ thống các quy luật phát triển hệ thống  
Để gọn hơn nữa, từ nay về sau nếu không có lưu ý đặc biệt, người  
viết sẽ sử dụng ký hiệu Lmn để chỉ mối liên kết cặp đôi tương tác Lmn  
(= Lnm).  
Mô hình hệ thống các quy luật phát triển hệ thống dựa trên những  
gì vừa trình bày được biểu diễn trên Hình 378 tiếp theo đây.  
Hình 378: Mô hình hệ thống các quy luật phát triển hệ  
thống  
Hệ thống các quy luật phát triển hệ thống, trước hết, dành cho  
con người sử dụng. Do vậy, người viết đặc biệt nhấn mạnh những  
hệ thống và những giải pháp sáng tạo, đổi mới do con người tạo  
ra.  
Mối quan hệ giữa con người và các hệ thống, các giải pháp cải tiến  
hệ thống là mối quan hệ tuân theo lôgích nhu cầu–hệ thống (xem  
mục nhỏ 12.1.2. Lôgích nhu cầu–hệ thống của quyển năm). Chúng ta  
cần sử dụng lôgích nhu cầu–hệ thống làm cơ sở để phân tích các mối  
liên kết giữa các quy luật phát triển hệ thống, mặc dù về nguyên tắc,  
chúng ta có thể xem xét lần lượt cho đến hết 36 mối liên kết cặp đôi  
các quy luật phát triển hệ thống (xem Hình 377, Hình 378 cùng các  
phần văn bản liên quan trong mục nhỏ này).  
Nói một cách tóm tắt, lôgích nhu cầu–hệ thống chỉ ra các giai  
đoạn của quá trình hình thành và phát triển hệ thống mới: Nhu  
cầu của con người Mong muốn có chức năng nào đó (đề ra tính  
hệ thống mới cần có) Tìm nguyên lý/hệ khung mới, thiết kế,  
chế tạo kết cấu, mà kết cấu đó thực hiện được tính hệ thống mới  
cần có.  
Đối với việc phát triển hệ thống đã có, lôgích nhu cầu–hệ thống  
cũng cho thấy các giai đoạn tương tự: Nhu cầu của con người →  
Mong muốn hệ thống cho trước hoặc phần nào đó của hệ thống cho  
trước có thêm cái gì đó (định tính, định lượng) mới (phát triển tính  
hệ thống đã có) Tìm thông tin, kiến thức, giải pháp; thực hiện giải  
pháp, mà giải pháp đó giúp đạt mục đích đề ra.  
Như vậy, lôgích nhu cầu–hệ thống đòi hỏi sự tương hợp (tương  
ứng và phù hợp) giữa con người và hệ thống nói chung; tương  
hợp giữa các phần của hệ, tương hợp giữa công cụ (bộ phận làm  
việc) và sản phẩm…, nói một cách chi tiết hơn.  
Với thời gian, cùng với việc học trên sai lầm của chính mình và  
nhận thức cao hơn về sự phát triển bền vững, con người đòi hỏi  
thêm: Hệ thống cho trước (ngoài những tương hợp liệt kê ở trên) còn  
cần tương hợp với các hệ khác và với môi trường, hiểu theo nghĩa, sự  
phát triển của hệ không ảnh hưởng xấu đến các hệ khác, môi trường.  
Tóm lại, đòi hỏi “tương hợp” là đòi hỏi xuyên suốt và bao trùm lên  
toàn bộ lịch sử sáng tạo và đổi mới của con người. Quy về các quy  
luật phát triển hệ thống, điều này cũng có nghĩa, quy luật về tính  
tương hợp của hệ thống (quy luật ) là quy luật chứa tất cả tám  
quy luật còn lại và hơn thế nữa. “Hơn thế nữa”, đấy là còn có  
những giải pháp tương hợp không thể xếp vào các quy luật phát  
triển hệ thống khác, mà là các giải pháp của riêng quy luật về tính  
tương hợp.  
Nói cách khác, tám quy luật phát triển hệ thống còn lại là sự thể  
hiện cụ thể hơn của quy luật về tính tương hợp của hệ thống và quy  
luật về tính tương hợp của hệ thống rộng hơn tám quy luật còn lại  
gộp lại. Trong ý nghĩa này, quy luật về tính tương hợp đóng vai trò hỗ  
trợ các quy luật khác: Nó cung cấp cách nhìn tổng quát lên toàn bộ hệ  
thống, để từ đó, người giải bài toán xác định, xem, cần sử dụng quy  
luật nào tiếp theo trong số các quy luật phát triển hệ thống.  
Bạn đọc có thể tự kiểm tra điều vừa nói bằng cách xem xét các mối  
liên kết giữa quy luật về tính tương hợp với các quy luật khác như  
L13, L23, L34, L35, L36, L37, L38, L39 (xem các Hình 377 và 378 ở phần  
trên). Còn các mối liên kết giữa các quy luật  
và với nhau thể hiện sự bổ sung lẫn nhau để có được sự tương  
hợp (quy luật ).  
, , , , , , ,  
,
Phạm vi áp dụng rộng của quy luật về tính tương hợp còn thể hiện  
ở chỗ, nó vừa thuộc loại quy luật phản ánh chức năng, vừa thuộc  
loại quy luật phản ánh kết cấu, bởi vì yêu cầu tương hợp đối với  
hệ thống cho trước là yêu cầu tương hợp cùng một lúc cả hai mặt  
đó: Tương hợp giữa các phần của hệ cả về chức năng và kết cấu;  
tương hợp giữa công cụ (bộ phận làm việc) và sản phẩm cả về  
chức năng và kết cấu; tương hợp giữa toàn bộ hệ cho trước với  
người sử dụng, khai thác hệ, với các hệ khác và môi trường cả về  
chức năng và kết cấu; tương hợp giữa kết cấu với chức năng.  
Ngoài ra, nhìn theo không gian hệ thống (xem Hình 133 và văn  
bản liên quan trong mục nhỏ 10.2.1. Một số khái niệm cơ bản và ý  
tưởng chung về hệ thống của quyển ba, Hình 376 cùng văn bản  
liên quan trong mục nhỏ 14.3.1. Một số điểm lưu ý về các quy luật  
phát triển hệ thống của quyển bảy này) cần có cả sự tương hợp về  
thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), về các chiều xem xét hệ  
thống và về các thang bậc hệ thống.  
Trong khi đó, đối với tám quy luật phát triển hệ thống còn lại,  
người ta có thể phân loại tách bạch hơn:  
- Các quy luật về tính thông suốt , tính lý tưởng và tính  
điều khiển của hệ thống thiên về phản ánh sự phát triển chức năng  
của hệ thống.  
- Các quy luật về tính tự lập  
, tính không đồng đều , chuyển  
sự phát triển lên hệ trên , chuyển sự phát triển từ mức vĩ mô xuống  
mức vi mô và sự phát triển theo đường cong hình chữ S của hệ  
thống thiên về phản ánh sự phát triển kết cấu của hệ thống.  
Tinh thần chung của mối liên kết giữa chức năng (tính hệ thống)  
và kết cấu hệ thống là: Chức năng quy định kết cấu hệ thống và kết  
cấu hệ thống có nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm chức năng được thực  
hiện tốt. Đây là mối quan hệ đòi hỏi, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Như  
vậy các mối liên kết giữa các quy luật như L12, L14, L18, L25, L26, L27,  
L29, L45, L46, L47, L49, L58, L68, L78, L89 (xem các Hình 377 và 378  
cùng phần văn bản liên quan trong mục nhỏ 14.3.1. Một số điểm lưu ý  
về các quy luật phát triển hệ thống của quyển bảy này) phản ánh tinh  
thần nói trên.  
Như vậy, chúng ta có bốn quy luật thiên về phản ánh sự phát triển  
chức năng (tính hệ thống) là quy luật về tính thông suốt, quy  
luật về tính tương hợp, quy luật về tính lý tưởng, quy luật về  
tính điều khiển của hệ thống và sáu quy luật thiên về phản ánh sự  
phát triển kết cấu:  
quy luật về tính tự lập, quy luật về tính  
tương hợp, quy luật về tính không đồng đều, quy luật về  
chuyển sự phát triển lên hệ trên, quy luật về sự phát triển từ mức  
vĩ mô xuống mức vi mô, quy luật về sự phát triển theo đường  
cong hình chữ S của hệ thống.  
Nếu sắp xếp theo thứ tự từ khái quát xuống cụ thể, thì các quy luật  
phản ánh sự phát triển chức năng có thứ tự sau: , , , , còn các  
quy luật phản ánh sự phát triển kết cấu: , ,  
, , , (để  
tránh rườm rà, người viết sử dụng ký hiệu các quy luật dưới dạng các  
con số đặt trong vòng tròn mà không viết thành từ ngữ).  
Người viết muốn lưu ý bạn đọc, việc sắp xếp các quy luật theo thứ  
tự nói trên chỉ mang tính tương đối dựa theo cách xem xét và kinh  
nghiệm nhất định của người viết. Bạn đọc có thể có cách sắp xếp  
khác.  
Tinh thần chung là, bạn nên sắp xếp các quy luật phát triển hệ  
thống thế nào đó để khi phân tích, giải thích các sáng tạo và đổi mới  
đã có, bạn dễ thấy lôgích nhu cầu–hệ thống được phản ánh dưới  
dạng tổ hợp các quy luật phát triển hệ thống. Điều này cũng tương tự  
như đã làm trong mục nhỏ 12.1.3. Diễn giải lôgích nhu cầu–hệ thống  
bằng các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản của quyển năm. Ở  
đó, lôgích nhu cầu–hệ thống được phản ánh dưới dạng các tổ hợp  
của các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo, được sắp xếp theo thứ tự lần  
lượt.  
Một sự thể hiện quan trọng mối liên kết giữa quy luật về tính  
tương hợp và các quy luật phát triển hệ thống khác là quan hệ  
không chỉ thống nhất (như đã trình bày ở trên) mà còn mâu thuẫn  
với chúng, tạo động lực cho sự phát triển.  
Ví dụ, đối với hệ cụ thể nào đó, để tăng tính tương hợp giữa đầu  
tư và hiệu quả đầu tư, người ta áp dụng quy luật về tính không đồng  
đều của hệ thống: Chọn đúng phần hệ thống được ưu tiên đầu tư và  
đầu tư cho nó chuyển hẳn sang trạng thái , tức là làm đúng quy  
luật. Tuy vậy, ở đây có thể nảy sinh mâu thuẫn kỹ thuật.  
Một mặt, phần được ưu tiên đầu tư phát triển khi chuyển hẳn  
sang trạng thái sẽ phát huy tác dụng tốt của mình lên toàn bộ hệ  
thống. Đấy là điểm có lợi. Mặt khác, sự thay đổi của phần hệ thống  
được đầu tư từ trạng thái  
sang trạng thái , do hiệu ứng lan tỏa  
hệ thống (xem điểm 14, mục nhỏ 10.2.1. Một số khái niệm cơ bản và  
ý tưởng chung về hệ thống của quyển ba), có thể phá vỡ trạng thái  
cân bằng (tương hợp) cũ của hệ thống, dẫn đến việc làm nảy sinh các  
bài toán mới (điểm hại), mà giải được chúng mới có sự tương hợp  
mới.  
Chẳng hạn, việc phát triển ngành điện làm cho các mạng lưới điện  
phủ rộng khắp các vùng nông thôn, miền núi (lợi) dẫn đến việc số  
người chết, bị thương, các tai nạn vì không biết cách sử dụng điện  
tăng vọt so với trước đây (hại).  
Có hai thái độ đối với mâu thuẫn kỹ thuật nảy sinh trong trường  
hợp đầu tư phát triển ngành điện. Thái độ thứ nhất: Ngừng đầu tư  
phát triển ngành điện. Thái độ thứ hai: Xem các bài toán nảy sinh là  
các bài toán tất yếu của sự phát triển và chuẩn bị trước lời giải (ở đây  
rất cần trí tưởng tượng): Sự đầu tư phát triển ngành điện phải đi k  
với các biện pháp giáo dục, huấn luyện an toàn sử dụng điện cho  
những vùng sẽ được kéo điện đến…  
è m  
Một ví dụ khác, để đáp ứng (tương hợp với) nhu cầu tăng vận tốc  
trong vận tải đường thủy, người ta chuyển từ buồm sang động cơ hơi  
nước (chuyển sang đường cong hình chữ S khác). Sự tương hợp này  
dẫn đến mâu thuẫn giữa động cơ hơi nước mới và những phần khác  
của con thuyền, làm nảy sinh các vấn đề. Các vấn đề này dần được  
giải quyết tạo nên sự tương hợp (trạng thái cân bằng) mới. Chẳng  
hạn, tàu thủy được làm bằng thép thay vì gỗ, được đóng với kích  
thước lớn cho phù hợp với công suất lớn của động cơ hơi nước,  
mạng lưới cung cấp nước, củi, than được thiết lập thuận tiện tại các  
bến đỗ, cảng, để tránh cho tàu thủy phải dự trữ chúng nhiều trên tàu,  
ảnh hưởng đến việc chở người và hàng hóa.  
Những gì vừa trình bày cũng tương tự như những gì được chọn  
lọc tự nhiên giữ lại: Các cơn sốt, đi tướt của trẻ em do mọc răng (giai  
đoạn răng được ưu tiên phát triển) là các vấn đề tất yếu của sự phát  
triển và được cơ thể đã lập trình tự điều chỉnh giải quyết. Trong khi  
đó, sốt do bệnh tả, bệnh viêm màng não, sốt xuất huyết… lại là các  
vấn đề làm phương hại, suy thoái hệ thống, chứ không phải vấn đề tất  
yếu của sự phát triển. Tóm lại, tuy hình thức có vẻ giống nhau (cùng  
sốt), bạn cần phân biệt các vấn đề mình gặp (hoặc dự báo sẽ gặp)  
thành các vấn đề gây phương hại, suy thoái cho hệ hay là các vấn đề  
tất yếu của sự phát triển để có thái độ và cách giải quyết thích hợp.  
Quan hệ mâu thuẫn không chỉ xảy ra với quy luật tương hợp mà còn  
xảy ra với các quy luật khác.  
Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa quy luật về tính tương  
hợp của hệ thống với các quy luật phát triển hệ thống khác là mối  
quan hệ nhân–quả tuyến tính hoặc phi tuyến (về các mối quan hệ  
nhân–quả tuyến tính hoặc phi tuyến, bạn đọc có thể xem lại điểm  
12 trong mục nhỏ 10.2.2. Một số điểm cần lưu ý về tư duy hệ  
thống của quyển ba).  
Ví dụ, tạo ra sự tương hợp trong hoạt động truyền của các bộ phận  
phát, mã hóa, kênh truyền, giải mã, thu (xem Hình 356 cùng văn bản  
liên quan trong mục nhỏ 14.2.2. Quy luật về tính thông suốt của hệ  
thống của quyển bảy này) đóng vai trò nguyên nhân để thu nhận kết  
quả: Tính thông suốt của chuỗi truyền (thông tin, năng lượng, vật  
chất và các tổ hợp của chúng) tăng. Đến lượt mình, tính thông suốt  
của chuỗi truyền làm tăng tính tương hợp của chuỗi truyền với các bộ  
phận khác của hệ; hoặc làm tăng tính tương hợp của hệ với các hệ  
khác, với môi trường; hoặc làm tăng tính điều khiển đối với hệ bị  
điều khiển…  
Tùy theo các yêu cầu cụ thể trên thực tế, quy luật về tính tương  
hợp có thể đưa ra các giải pháp, mới thoạt nhìn, đi ngược với các  
quy luật khác. Nhưng có ngược như vậy mới có sự tương hợp cần  
thiết.  
Ví dụ, hệ thống truyền tải điện cần có sự thông suốt. Để có sự  
thông suốt này, người ta đưa ra các giải pháp tạo sự tương hợp giữa  
các bộ phận truyền của hệ. Tuy vậy, còn có giải pháp sử dụng cầu chì  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 230 trang Thùy Anh 13/05/2022 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các phương quy luật phát triển hệ thống (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cac_phuong_quy_luat_phat_trien_he_thong_phan_2.pdf