Giáo trình môn Pháp luật

LỜI NÓI ĐẦU  
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt ra yêu cầu tăng cường giáo dục pháp  
luật trong các trường dạy nghề thông qua các chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng  
dạy pháp luật, đảm bảo đúng tinh thần nội dung Hiến pháp và pháp luật hiện hành.  
Đổi mới việc dạy học Pháp luật trong chương trình dạy nghề, góp phần thực hiện mục tiêu  
giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tình cảm, niềm  
tin, ý thức công dân của học sinh, sinh viên. Trên cơ sở đó giúp cho học sinh, sinh viên trong  
các trường dạy nghề tạo lập thói quen ứng xử phù hợp và theo chun mực pháp luật.  
Thực hiện Quyết định 137/2009/QĐ-TTg ngày 2/12/2009 và Chỉ thị s10/CT-TTg ngày  
12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chng tham nhũng vào  
chương trình giáo dục, đào tạo, bi dưỡng nhằm xây dng đạo đức hội, nâng cao nhận  
thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức, sinh viên, học sinh về phòng, chống tham  
nhũng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chng tham nhũng.  
Tiếp thu kiến nghị của các trường dạy nghề thuộc bộ, ngành cho Giáo trình Pháp luật (Dùng  
cho hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề) - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội năm 2011; Tng cục  
Dạy nghề đã tổ chức chỉnh sửa và bsung nội dung cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của  
giảng viên và học sinh, sinh viên các trường dạy nghề.  
Giáo trình Pháp luật (Dùng cho hệ trung cấp nghề và cao đẳng nghề) gồm 9 bài với thời  
lượng 30 tiết đối với hệ Cao đẳng nghề và 5 bài với thời lượng 15 tiết đối với hệ Trung cấp  
nghề tương đối phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên trong các trường nghề, đảm bảo  
tính kế tiếp liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề. Các tác giả tham khảo kế thừa  
những ưu điểm nổi bật của các cuốn giáo trình đã xuất bản cố gng cập nhật những nội  
dung mới trong các văn bản pháp luật vừa ban hành.  
Tổng cục Dạy nghề xin trân trọng giới thiệu giáo trình Pháp luật với bạn đọc, hy vọng giáo  
trình này giúp cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề hiu biết và  
nắm bắt được một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật nói  
chung, về một số lĩnh vực pháp luật thiết yếu như: Lao động, Dạy nghề, Dân sự, Hình sự,  
Hành chính, Hôn nhân gia đình, v.v.  
Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc đã nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những  
thiếu sót cả vhình thức ln nội dung. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây  
dựng để bộ sách ngày càng hoàn thiện. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Tng cục Dạy nghề,  
37B Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội.  
Xin chân thành cảm ơn!  
TNG CỤC DẠY NGHỀ  
BÀI 1  
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước  
1.1. Nguồn gốc của nhà nước  
Trong lịch sử phát triển của hội, đã rất nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau về  
nguồn gốc ra đời của nhà nước. Nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà các quan điểm và  
học thuyết đó chưa thực sự giải thích đúng nguồn gốc của nhà nước.  
Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế người sắp đặt trật tự hội, nhà  
nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, nhà nước lực lượng siêu  
nhiên, quyền lực nhà nước vĩnh cửu sự phục tùng quyền lực cần thiết tất yếu.  
Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời kết quả phát trin của gia đình quyền gia  
trưởng, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người; vậy cũng như gia đình, nhà  
nước tồn tại trong mọi hội, quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền lực gia  
trưởng của người đứng đầu gia đình (Aristote, Bodin, More...).  
Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này  
đối với một thị tộc khác, mà kết quả thị tộc chiến thắng "nghĩ ra" một hệ thống cơ quan đặc  
biệt. Nhà nước, để dịch kẻ chiến bại (đại biểu của thuyết này có Hume, Gumplowicz...)  
Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chứng minh  
một cách khoa học rằng nhà nước không phải hiện tượng hội vĩnh cửu bất biến. Nhà  
nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát trin đến một giai đoạn nhất định và chúng  
luôn vận động, phát trin và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát  
trin của chúng không còn.  
1.1.1. Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc  
hội cộng sản nguyên thủy là xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật. Sự  
phân chia giai cấp từ đó dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh chính trong  
quá trình phát trin và tan rã của hội đó.  
Cơ sở kinh tế của hội cộng sản nguyên thủy được đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư  
liệu sản xuất sản phm lao động với trình độ hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất. Công  
cụ lao động thô sơ, con người chưa hiu biết đúng đắn về thiên nhiên và về bản thân, năng suất  
lao động rất thấp... Trong điều kiện đó, con người không thể sống riêng lẻ phải dựa vào  
nhau để sống chung, lao động chung và thụ hưởng thành quả lao động chung. Không ai có tài  
sản riêng, vì thế không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia, xã hội lúc này  
chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.  
Thị tộc tế bào của hội cộng sản nguyên thủy, được hình thành trên cơ sở huyết thống.  
Những điều kiện về kinh tế dẫn đến những điều kiện về hội, thể hiện mọi người trong thị tộc  
đều tự do bình đẳng, không ai có đặc quyền đặc lợi đối với người khác trong thị tộc. Sự phân  
công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa những người già và trẻ nhỏ để thực  
hiện các loại công việc khác nhau chưa mang tính xã hội.  
1.1.2. Quyền lực hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy  
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực trong xã hội quyền lực do toàn xã hội tổ  
chức. Hệ thống quản lý còn rt đơn giản, lúc này quyền lực hội chưa tách khỏi hội mà  
gắn liền với hội, hòa nhập với hội, phục vụ cho cả cộng đồng.  
Quyền lực cao nhất trong thị tộc Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc gồm những thành viên  
lớn tuổi trong thị tộc. Hội đồng thị tộc quyền quyết định những vấn đề quan trọng của thị  
tộc như tổ chức lao động sản xuất, tiến hành chiến tranh, tổ chức các nghi lễ tôn giáo, giải  
quyết tranh chấp nội bộ... Các quyết định của hội đồng thị tộc thể hiện ý chí chung của tất cả  
các thành viên và có tính bắt buộc chung. Mặc thị tộc chưa bộ máy cưỡng chế đặc biệt  
như cảnh sát, tòa án... nhưng quyền lực hội hiệu lực rất cao và đã thể hiện tính cưỡng chế  
mạnh mẽ.  
Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu thị tộc như trưởng, thủ lĩnh quân sự... để thực  
hiện quyền lực quản lý các công việc chung của thị tộc. Quyền lực của những người đứng  
đầu thị tộc dựa trên cơ sở uy tín cá nhân, sự tín nhiệm, ủng hộ của các thành viên trong thị tộc.  
Những người đứng đầu thị tộc không có một đặc quyền, đặc lợi nào, họ cùng lao động và  
hưởng thụ như mọi thành viên khác và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào nếu không được cộng  
đồng ủng hộ.  
Thị tộc tổ chức tế bào cơ sở của hội cộng sản nguyên thủy, một cộng đồng hội độc  
lập. Nhưng cùng với sự phát trin của hội, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, trong đó có  
sự tác động của chế độ ngoại tộc hôn, các thị tộc đã mở rộng quan hệ với nhau, dẫn đến sự xuất  
hiện các bào tộc bộ lạc  
Bào tộc là liên minh bao gồm nhiều thị tộc hợp lại, tổ chức quyền lực của bào tộc hội đồng  
bào tộc, sự thể hiện tập trung quyền lực cao hơn thị tộc. Hội đồng bào tộc bao gồm các tù  
trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc, phần lớn công việc của bào tộc vẫn do hội nghị tất cả  
các thành viên của bào tộc quyết định.  
Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc, tổ chức quyền lực trong bộ lạc cũng dựa trên cơ sở những  
nguyên tắc tương tự của tổ chức thị tộc và bào tộc nhưng đã thể hiện ở mức độ tập trung quyền  
lực cao hơn. Tuy nhiên quyền lực vẫn mang tính xã hội, chưa mang tính giai cấp.  
Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã quyền lực, nhưng đó là thứ quyền lực xã  
hội, được tổ chức thực hiện trên sở những nguyên tc dân chủ thực sự, phục vụ lợi ích  
chung của cả cộng đồng.  
1.1.3. Sự tan rã của tổ chức thị tộc sự xut hiện nhà nước  
Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, công cụ lao động được cải tiến, con người ngày  
càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới, đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lao động, đòi  
hỏi từ sự phân công lao động tự nhiên phải được thay thế bằng phân công lao động hội.  
Lịch sử đã trải qua ba lần phân công lao động hội, qua ba lần phân công lao động hội này  
đã làm tan rã xã hội cộng sản nguyên thủy.  
- Phân công lao động hội lần thứ nhất: chăn nuôi tách khỏi trồng trt và làm xut hiện chế  
độ tư hữu.  
Nhờ lao động, bản thân con người cũng phát triển và hoàn thiện. Hoạt động của con người  
ngày càng phong phú, chủ động tự giác hơn. Con người đã thuần dưỡng được động vật và  
do đó đã làm xuất hiện một nghề mới - nghề thuần dưỡng chăn nuôi động vật. Chăn nuôi  
phát triển rất mạnh dần dần trthành một nghề độc lập tách ra khỏi ngành trồng trọt.  
Phân công lao động hội lần thứ nhất đã tạo ra những biến đi sâu sắc trong xã hội. Bên cạnh  
ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt cũng những bước phát triển mới, năng suất lao động tăng  
nhanh, sản phm làm ra ngày càng nhiều, do đó, đã xuất hiện những sản phẩm dư thừa. Đây  
chính là mầm mống sinh ra chế độ tư hữu. Các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự những người có  
khả năng chiếm đoạt những sản phm dư thừa đó. Gia súc là nguồn tài sản cơ bản để tích lũy  
và trao đổi. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi và trồng trọt đặt ra nhu cầu về sức lao  
động nên những tù binh trong chiến tranh được giữ lại làm nô lệ để bóc lột sức lao động.  
Như vậy, sau lần phân công lao động hội thứ nhất, chế độ tư hữu đã xuất hiện, hội đã  
phân chia thành người giàu, người nghèo. Mặt khác, chế độ tư hữu xuất hiện đã làm thay đổi  
chế độ hôn nhân. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thay thế cho chế độ quần hôn. Đồng  
thời với sự thay đổi đó, người chồng đã trở thành người chủ trong gia đình, gia đình thể đã  
trở thành một lực lượng đe dọa chế độ thị tộc  
- Phân công lao động hội ln thứ hai: thủ công nghiệp tách ra khi nông nghiệp  
Việc tìm ra kim loại, đặc biệt là st, và chế tạo ra các công cụ lao động bằng sắt đã tạo ra cho  
con người khả năng có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn. Nghề dệt, nghề chế tạo kim  
loại, nghề thủ công khác dần dn được chuyên môn hóa làm cho sản phẩm phong phú hơn. Vì  
vậy, dẫn đến sự phân công lao động ln thứ hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp. Xã  
hội nhiều ngành nghề phát triển nên càng cần sức lao động thì số lượng lệ làm việc ngày  
càng tăng trở thành một lực lượng hội. Sự phân công lao động lần thứ hai đã đẩy nhanh  
quá trình phân hóa xã hội, làm cho sự phân biệt giữa kgiàu người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ  
ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng.  
- Phân công lao động hội lân thứ ba: xut hiện tầng lớp thương nhân và nghề thương mại  
Nn sản xuất đã tách các ngành sản xuất riêng biệt với nhau, các nhu cu trao đổi và sản xuất  
hàng hóa ra đời, đồng thời thương nghiệp phát trin dẫn đến phân công lao động hội lần thứ  
ba.  
Sự phân công này đã làm nảy sinh giai cấp thương nhân, đẩy nhanh sphân chia giai cấp, làm  
cho sự tích tụ tập trung của cải vào trong tay một sít người giàu có, đồng thời thúc đẩy sự  
bần cùng hóa của quần chúng và sự tăng nhanh của đám đông dân nghèo.  
Như vậy, do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến xuất hiện nhng yếu tố mới làm đảo  
lộn đời sống thị tộc, phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Tổ chức thị tộc dần dần không còn  
phù hợp.  
Về mặt hội, bên cạnh những nhu cu và lợi ích mà thị tộc phải bảo vệ đã xuất hiện những  
nhu cầu mới. Lợi ích mới đối lập với chế độ thị tộc về mọi phương diện của những tầng lớp  
người khác nhau.  
Với ba ln phân công lao động đã làm xuất hiện chế độ tư hữu dẫn đến hội đã phân chia  
thành các giai cấp đối lập nhau luôn có mâu thuẫn đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi  
ích của giai cấp mình. Xã hội mới này đòi hỏi phải một tổ chức đủ sức dập tắt các cuộc  
xung đột công khai giữa các giai cấp giữ cho các cuộc xung đột giai cấp ấy trong vòng trật  
tự lợi cho nhng người của giữ địa vị thống trị. Tổ chức đó là Nhà nước.  
Như vậy, nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một hội đã phát triển  
đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước không phải một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã  
hội mà là một lực lượng nảy sinh từ hội, một lực lượng tựa hồ đứng trên xã hội, nhiệm  
vụ làm dịu bt sự xung đột, gicho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.  
1.2. Bản chất của nhà nước  
Nhà nước được hiu là bộ máy đặc biệt đảm bảo sự thống trị vkinh tế, để thực hiện quyền lực  
về chính trị thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng, ngoài ra nhà nước còn  
phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, nghĩa phải thực hiện các chức năng  
hội. Điều đó chứng tỏ rằng, nhà nước một hiện tượng phức tạp đa dạng, vừa mang  
bản chất giai cấp vừa mang bản chất hội.  
Nhà nước một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp khác.  
thế, nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử  
dụng nhà nước để tổ chức thực hiện quyền lc chính trị của giai cấp mình.  
Các kiểu nhà nước bóc lột bản chất chung là sử dụng bộ máy để thực hiện nền chuyên chính  
của giai cấp bóc lột. Các nhà nước này đều duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng  
của một thiu số người bóc lột đối với đa số nhân dân lao động. Trái lại, nhà nước hội chủ  
nghĩa lại sử dụng bộ máy để bảo vệ li ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chiếm  
đa số trong xã hội, trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ những phần tử chống  
đối cách mạng. Quan trọng hơn, nó là bộ máy để tổ chức, xây dựng hội mới - xã hội chủ  
nghĩa.  
Tính giai cấp mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, với tư cách là bộ máy  
thực thi quyền lực công cộng nhằm duy trì trật tự sự ổn định của hội, nhà nước còn thể  
hiện rõ nét tính xã hội của nó. Trong bất kỳ nhà nước nào, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai  
cp thống trị, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của hội, giải quyết những vấn đề  
đời sống hội đặt ra. Chng hạn: bảo đảm trật tan toàn xã hội, xây dng và thc hiện hệ  
thống an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, chng thiên tai, dịch bệnh...  
Nhà nước một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ  
cưỡng chế thực hiện các chức năng quản đặc biệt nhm duy trì trật tự hội, thực hiện  
mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong trong xã hội.  
So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, nhà nước một số đặc điểm riêng sau đây:  
+ Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt không hòa nhập vi dân cư  
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực chưa tách khỏi hội gắn liền với hội,  
hòa nhập với hội chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ  
chức ra, chưa mang tính giai cấp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng.  
Khi xuất hiện nhà nước, quyền lực công cộng đặc biệt được thiết lập. Chủ thể của quyền lực  
này là giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực này, nhà nước hình thành một bộ máy cưỡng  
chế để duy trì địa vị bảo vệ li ích của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục vụ  
ý chí của giai cấp thống trị. Như vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã tách khỏi hội,  
mang tính giai cấp sâu sắc chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.  
+ Nhà nước có lãnh thvà phân chia dân theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính  
Lãnh th, dân là trong các yếu tố cấu thành quốc gia. Mọi nhà nước đều có lãnh thổ riêng  
của mình để cai trị hay quản lý và chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã).  
Việc phân chia này bảo đảm cho hoạt động quản của nhà nước tập trung, thống nhất. Người  
dân có mối quan hệ với Nhà nước bng chế định quốc tịch, chế định này xác lập sự phụ thuộc  
ca công dân vào một nhà nước nhất định ngược lại nhà nước phải những nghĩa vụ nhất  
định đối với công dân của mình.  
+ Nhà nước chủ quyn quốc gia  
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội độc lập về đối ngoại. Mọi cá  
nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước đó.  
Nhà nước người đại diện chính thức về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội đối ngoại.  
Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về chính sách đối nội đối  
ngoại không phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính  
gắn với nhà nước.  
+ Nhà nước tổ chức duy nhất có quyn ban hành pháp luật và qun lý xã hội bằng pháp luật  
Pháp luật do nhà nước ban hành có tính chất bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực  
hiện với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế, thuyết phục. Nhà nước tổ chức duy nhất có  
quyền ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội.  
+ Nhà nước quy định tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc  
Nhà nước xây dựng một chính sách thuế công bằng, hợp để bảo đảm cho sự phát triển kinh  
tế, văn hóa, xã hội, giải quyết các công việc chung của toàn xã hội.  
Nhà nước nào cũng thu thuế để bảo đảm vận hành bộ máy nhà nước, các tổ chức khác không  
quyền thu thuế chỉ thu phí.  
1.3. Chức năng của nhà nước  
Chức năng của nhà nước được thể hiện thông qua những phương din, những mặt hoạt động cơ  
bản của nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước, được xác định tùy thuộc vào đặc điểm tình  
hình trong nước quốc tế, nhằm thực hiện nhng nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong từng  
giai đoạn.  
Chức năng của nhà nước do các quan nhà nước bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước thực  
hiện. Căn cứ vào những phương diện hoạt động của nhà nước, các chức năng của nhà nước  
được chia thành chức năng đối nội chức năng đối ngoại  
- Chức năng đối nội là nhng phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất  
nước như: bảo đảm trật tự hội, trấn áp những phần tử chng đối chế độ, bảo vvà phát triển  
chế độ kinh tế, văn hóa...  
- Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân  
tộc, quốc gia khác như: thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác, phòng thủ đất nước, chống  
sự xâm lược từ bên ngoài...  
Các chức năng đối nội đối ngoại mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thực hiện tốt chức  
năng đối nội thì sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt chức năng đối ngoại ngược lại, thực  
hiện thành công hay thất bại chức năng đối ngoại sẽ ảnh hưởng tốt hoặc cản trở việc thực hiện  
chức năng đối nội.  
2. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật  
2.1. Nguồn gốc của pháp luật  
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử phát trin của hội loài người trải qua 5  
hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng có  
pháp luật. Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước và vì vậy chưa có pháp luật. Việc  
điều chỉnh các hành vi xử sự ca con người trong xã hội chủ yếu bằng các quy phạm hội  
gm tập quán và các tín điều tôn giáo.  
Các quy phạm hội này có đặc điểm cơ bản là: thể hiện ý chí phù hợp với lợi ích của toàn thị  
tộc, bộ lạc; chúng đều điều chỉnh cách xử sự của những con người liên kết với nhau theo tinh  
thn hợp tác cộng đồng; chúng được thực hiện một cách tự nguyện và theo thói quen của mi  
thành viên trong thị tộc, bộ lạc. Các quy phạm hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy điều  
chỉnh được những quan hệ hội bởi lẽ chúng phản ánh đúng trình độ phát trin kinh tế - xã  
hội của một hội chưa tư hữu và giai cấp  
Khi chế độ tư hữu ra đời, hội phân chia giai cấp thì các quy tắc tập quán thể hiện ý chí  
chung của mọi người không còn phù hợp na. Trong điều kiện lịch sử mới này, tầng lớp của  
đã lợi dụng địa vhội của mình tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng biến đổi  
nội dung các tập quán sao cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ mục đích  
củng cố bảo vệ trật tự hội mà chúng mong muốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các  
tập quán đã trở thành các quy tắc xschung, đó là quy phạm pháp luật.  
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động người lao động  
ngày càng tăng đã xuất hiện nhiều mối quan hệ phát sinh trong xã hội đòi hỏi nhà nước phải có  
những quy phạm mới để điều chỉnh. vậy, hoạt động xây dựng pháp luật đã được tiến hành  
vào thời kỳ sớm nht sau khi nhà nước ra đời. Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng  
với sự phát trin của các nhà nước hoạt động xây dựng pháp luật của các quan trung  
ương. Như vậy, pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước đều là sản  
phm của hội có giai cấp đấu tranh giai cấp.  
Pháp luật hệ thng các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đảm bảo  
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thng trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ  
hội.  
Pháp luật hội chủ nghĩa (XHCN) là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp  
công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng do nhà nước XHCN ban hành và  
được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết  
phục mọi người tôn trọng thực hiện.  
2.2. Bản chất của pháp luật  
Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đã giải một cách khoa học về bản chất của  
pháp luật những mối quan hệ của với các hiện tượng khác trong xã hội có giai cấp.  
Bản chất của pháp luật thể hiện ở chỗ nó luôn mang tính giai cấp chứ không có pháp luật tự  
nhiên hay pháp luật không mang tính giai cấp. Biu hiện đầu tiên là thông qua con đường nhà  
nước, ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật. Sau đó cũng thông qua tổ chức quyền  
lực đặc bit này, pháp luật được đảm bảo thực hiện đối với tất cả mọi đối tượng  
Mặt khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hhội là  
nhằm hướng các quan hệ hội phát triển theo một trật tự nhất định, phù hợp với ý chí của giai  
cấp thống trị nhằm bảo vệ, củng cố địa vị của giai cấp thống trị.  
Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật do nhà nước, đại diện chính  
thức cho toàn xã hội ban hành. Vì vậy, ở chng mực nào đó pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi  
ích của các giai cấp, các tng lớp khác nhau trong xã hội.  
Thực tiễn chỉ ra rằng các quy phạm pháp luật kết quả của sự "chọn lọc tự nhiên" trong xã  
hội. Trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức hội có quan hệ với nhau rất đa dạng  
được thể hiện trong các hành vi xử skhác nhau.  
hội, thông qua nhà nước, ghi nhận những cách xử sự "hợp lý", "khách quan", nghĩa là  
những cách xử sự được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội. Cách  
xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật. Những quy phạm pháp  
luật này là thước đo hành vi con người, là công cụ nhận thức điều chỉnh các quan hệ hội,  
hướng chúng vận động phát triển phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của đời sng  
hội.  
2.3. Vai trò của pháp luật  
Với bản chất đặc điểm của mình, pháp luật có vai trò rất lớn trong đời sống hội, thể hiện  
chủ yếu ở các mặt sau:  
- Pháp luật cơ sở để thiết lập, củng ctăng cường quyền lực nhà nước  
Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhà nước đảm bo cho pháp luật được áp  
dụng và phát huy hiệu lực trong đời sống hội. Nhưng ngược lại, pháp luật cơ sở cho sự  
tồn tại của nhà nước, hay nói cách khác nó là cơ sở để thiết lập, củng cố tăng cường vai trò  
của nhà nước. Thông qua pháp luật, cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, chức  
năng, thm quyền cũng như phương pháp tổ chức hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước  
được xác định để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực thi quyền lực của  
nhà nước.  
Mặt khác, pháp luật còn xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các công chức nhà  
nước, tránh hiện tượng lạm quyền, bao biện, vô trách nhim của đội ngũ này khi thực thi công  
quyn. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện còn tạo ra cơ sở cho việc củng cố, hoàn thiện bộ máy  
nhà nước, ngăn chặn tình trạng trùng lặp, chồng chéo và quản lý kém hiệu quả của nhà nước.  
- Pháp luật phương tiện để nhà nước quản mọi mặt đời sống hội  
Quản mọi mặt đời sống hội chức năng của nhà nước, để thực hiện chức năng này nhà  
nước có thể sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện, nhưng pháp luật phương tiện quan trọng  
nhất. Pháp luật sẽ thể chế hóa các chính sách, đường lối của giai cấp thống trị bảo đảm cho  
đường lối, chính sách đó đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất, đồng bộ hiệu quả nhất, trên  
quy mô rộng lớn nhất. Mặt khác, thông qua pháp luật, nhà nước kiểm tra, giám sát mọi hoạt  
động của tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội.  
Đặc biệt trong quản lý kinh tế, pháp luật giữ vai trò rất quan trọng thông qua việc xác lập các  
mối quan hệ cần thiết như hoạch định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định  
chế độ tài chính, tiền tệ, thuế...  
Do vậy, một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện sẽ đảm bảo cho nhà nước phát huy hiệu  
lực quản của mình đối với mọi mặt đời sống hội.  
- Pháp luật góp phn tạo dựng mối quan hệ mới  
Không chỉ phản ánh thực tiễn, pháp luật còn có tính định hướng cho các mối quan hệ hội.  
Pháp luật sẽ điều chỉnh kịp thời những tình huống (sự kiện) cụ th, điển hình tồn tại và tái diễn  
thường xuyên ở những thời điểm cụ thtrong xã hội, nhưng đồng thời nó còn điều chỉnh cả  
những thay đổi mang tính quy luật của cuộc sống. Điều này phụ thuộc vào khả năng tiên liệu  
trước của các nhà lập pháp, có như vậy pháp luật mới đảm bảo tính khoa học, tính ổn định  
trước sự phát triển không ngừng của cuộc sống. Vai trò này cũng xuất phát từ bản chất giai cấp  
của pháp luật nhằm đảm bảo điều chỉnh các quan hệ hội phát triển phù hợp với ý chí của  
giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.  
- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao giữa các quốc  
gia.  
Đối ngoại một trong hai chức năng của nhà nước, chức năng này chỉ được bảo đảm khi mỗi  
nhà nước (quốc gia) có sự ổn định về mọi mặt. Trước hết là sự ổn định về chính trị thể hiện  
trong đường lối, chủ trương, chính sách của giai cấp, tầng lớp cầm quyền, từ đó tạo ra cơ sở  
cho sự ổn định của pháp luật khi thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách này tạo lập  
niềm tin tạo lập mối quan hbang giao giữa các quốc gia. Trong đó phải kể đến nhng quy  
định điều chỉnh quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong nước cả những mối quan hệ với các  
tổ chức, cá nhân nước ngoài và giữa các nước với nhau.  
Chính vì lẽ đó, pháp luật của mi quốc gia chỉ thể hoàn thiện khi vừa phản ánh đúng thực  
tiễn của quốc gia mình để tạo lập môi trường ổn định trong nước, vừa mang tính tương đồng  
với pháp luật của các quốc gia khác, tạo cơ sở cho mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia  
trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới  
hiện nay, vai trò của pháp luật càng có ý nghĩa to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế  
cũng như các lĩnh vực khác của một quốc gia.  
CÂU HI ÔN TẬP  
1. Anh (chị) hãy phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước.  
2. Anh (chị) hãy phân tích nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật.  
BÀI 2  
NHÀ NƯỚC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM  
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
1.1. Bản chất, chức năng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)  
1.1.1. Bản chất nhà nước CHXHCNVN  
Nhà nước CHXHCNVN là kiu nhà nước hội chủ nghĩa, là nhà nước kiu mới bản chất  
khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là công cụ thống trị của một  
giai cấp, nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân, là sự thống trị của đa snhân  
dân lao động đối với thiu số giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng vẫn tìm trăm phương nghìn  
kế để khôi phục địa vị thống trị của nó. Nó khác hẳn với sự thống trị của giai cấp bóc lột trong  
nhà nước bóc lột, sự thống trị của thiu số đối với đa số nhân dân lao động để bảo vệ lợi ích  
của chúng.  
Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi  
người lao động.  
Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định tại điều 2 Hiến  
pháp năm 2013: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã  
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  
Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên  
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Như vậy tính nhân  
dân và quyền lực nhân dân là nét cơ bản xuyên suốt, thể hiện bản chất của nhà nước  
CHXHCNVN  
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:  
*Tất cả quyn lực nhà nước đều thuộc vnhân dân  
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông và tầng lớp trí thức  
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực  
nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức khác nhau, trong đó hình thức  
cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các quan đại diện cho ý chí và nguyện  
vọng của mình.  
* Nhà nước CHXHCNVN là một nhà nước dân chủ thực sự rộng rãi  
Bản chất dân chủ XHCN của nhà nước CHXHCNVN thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh  
vực.  
+ Trong lĩnh vực kinh tế: nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, phát triển  
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho phép mọi đơn vị kinh tế đều có thể hoạt động theo cơ  
chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp  
luật, coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động, đồng thời kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá  
nhân với lợi ích tập thlợi ích xã hội.  
+ Trong lĩnh vực chính trị: xác lập thực hiện cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp,  
tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội đóng góp ý kiến về  
vấn đề đường lối, chính sách, các dự thảo văn bản pháp luật, đảm bảo cho dân biết, dân bàn,  
dân làm, dân kim tra.  
+ Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và xã hội: nhà nước thực hiện chủ trương tdo tư tưởng và  
giải phóng tinh thn, phát huy mọi khả năng của con người, quy định một cách toàn diện quyền  
tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, học hành, lao động, nghỉ ngơi, tín ngưỡng... đảm  
bảo cho mọi người được hưởng quyền đó.  
* Nhà nước thng nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam  
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc thể hiện dưới 4 hình thức cơ bản  
sau đây:  
+ Xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập củng cố đại đoàn kết dân tộc  
+ Toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức Đảng, Công đoàn, Nhà nước, Mặt trận tổ  
quốc... đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng Nhà nước Việt Nam thống  
nhất mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình.  
+ Nhà nước luôn ưu tiên dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các  
dân tộc giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển trên sở hợp tác đoàn kết mục tiêu dân  
giàu, nước mạnh, hội dân chủ, công bằng, văn minh.  
+ Chú ý hoàn cảnh của mỗi địa phương để xây dựng bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, đầy  
đủ tính phong phú mà vẫn nhất quán, thống nhất.  
* Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa  
Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, hội đều phải đặt trong khuôn khổ  
pháp luật. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang xây dựng một hệ thống pháp  
luật hoàn chỉnh đồng bộ nhằm điều chỉnh hiệu quả các quan hệ hội. Quyền lực nhà nước  
thống nhất nhưng sự phân công, phối hợp giữa các quan nhà nước trong việc thực hiện  
các quyền lập pháp, hành pháp, pháp.  
* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi  
Nhà nước đã quan tâm giải quyết vấn đề của toàn xã hội như: xây dựng các công trình phúc lợi  
hội, đầu tư cho việc phòng chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xúc như chăm sóc sức  
khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, phòng và chống các  
tệ nạn hội...  
* Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị  
Chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện khát vọng hòa  
bình của nhân dân Việt Nam, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và  
cùng có lợi với tất cả các quốc gia, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các  
nước trên thế giới; thể hiện đường lối đối ngoại mở cửa của nhà nước Việt Nam.  
1.1.2. Chc năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam  
Chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những phương diện hoạt động cơ  
bản của Nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý nghĩa hội, mục đích, nhiệm vụ của Nhà  
nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa hội.  
Xác định căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng nhà nước được chia  
thành chức năng đối nội chức năng đối ngoại.  
a. Chức năng đối nội  
* Chức năng tổ chức quản lý kinh tế  
Đây chức năng cơ bản của nhà nước hội chủ nghĩa. Nhà nước hội chủ nghĩa không chỉ  
tổ chức của quyền lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp  
tổ chức quản nền kinh tế đất nước. Nội dung của hoạt động tổ chức quản lý kinh tế của  
Nhà nước hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất; tiến hành công nghiệp hóa, hiện  
đại hóa gắn lin với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện nhiệm vụ trung tâm... thiết lập  
từng bước quan hệ sản xuất hội chủ nghĩa... phát huy mạnh mẽ vai trò then chốt của khoa  
học và công nghệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại.  
* Chức năng bảo vệ Tổ quốc hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tan toàn xã hội  
Thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn  
hội, nhà nước quan tâm xây dựng các lực lượng an ninh, các quan bảo vệ pháp luật (công  
an nhân dân, tòa án nhân dân, vin kiểm sát nhân dân...) thực sự trở thành công cụ sắc bén,  
tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng  
các lực lượng nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phải huy  
động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân và các lực  
lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh này.  
* Chức năng tổ chức quản văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ  
Nhà nước xây dựng hệ thống các quan tổ chức quản văn hóa, văn học - nghệ thuật, khoa  
học, giáo dục ththao, các phương tiện thông tin đại chúng; đào tạo đội ngũ cán bộ có phm  
chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất  
tương xứng với yêu cầu thực tế của các lĩnh vực công tác đó. Hệ thống các trường học, cơ quan  
nghiên cứu, nhà in, xuất bản, báo chí, truyền hình, truyền thanh, điện ảnh, sân khấu, bảo tàng,  
thư viện dần được kiện toàn và đổi mới phương thức hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ.  
* Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế hội chủ nghĩa  
Đây chức năng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng khác của nhà  
nước. Pháp luật phương tiện quan trọng để nhà nước tổ chức thực hiện hiệu quả tất cả các  
chức năng của mình. Nhà nước không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, tổ chức  
thực hiện pháp luật, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của toàn xã hội; đồng thời tăng  
cường củng cố các quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi  
vi phạm pháp luật. Đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân,  
đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật.  
* Chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyn tự do, dân chủ của nhân dân  
Nhà nước thể chế hóa quyền tự do, dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đời sống hội, xây  
dựng các thiết chế, công cụ hiệu lực bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ đó trên  
thực tế. Trong hoạt động của mình, nhà nước mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý  
kiến của nhân dân và đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi vi phạm  
quyn tdo dân chủ của nhân dân.  
b. Các chức năng đối ngoại  
* Chức năng bảo vệ Tổ quốc  
Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự  
lãnh đạo của Đảng. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; kết hợp kinh tế với  
quốc phòng và an ninh; quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại. Xây dựng Quân đội  
nhân dân và Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại... Đầu tư  
thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang thiết bị hiện đại cho quân đội, công an...  
* Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.  
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự  
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động  
tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,  
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương  
Liên hợp quốc điều ước quốc tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành  
viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế lợi ích  
quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ hội  
trên thế giới.  
1.2. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
1.2.1. Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
Nhà nước tổ chức quyền lực, đại diện cho nhân dân thống nhất quản mọi mặt đời sống xã  
hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó với phạm vi rộng lớn trên toàn lãnh thổ, đòi hỏi phải lập ra  
hệ thống các quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Các quan nhà nước này có cơ  
cấu tổ chức phương thức hoạt động phù hợp với tính cht của các chức năng, nhiệm vụ mà  
nhà nước giao. Tuy có sự khác nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức phương thức hoạt động,  
nhưng tất cả các quan nhà nước đều có chung một mục đích thực hiện các chức năng và  
nhiệm vụ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  
Vậy thể hiểu: Bộ máy nhà nước tổng thể các quan nhà nước từ trung ương đến địa  
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ  
để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.  
1.2.2. Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
+ Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội Hội đồng nhân dân các cấp.  
quan quyền lực nhà nước quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân để  
thực hiện thực thi một cách thống nhất quyền lực, phải chịu trách nhiệm phải báo cáo  
trước nhân dân về mọi hoạt động của mình. Tất ccác quan khác của bộ máy nhà nước đều  
do quan quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập ra và đều chịu sự giám sát  
của các quan quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng  
nhân dân các cấp.  
Quốc hội quan đại biu cao nhất của nhân dân, quan quyền lực Nhà nước cao nhất của  
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội quan duy nhất quyền lập hiến và  
lập pháp. Quc hội nhiệm vụ quyết định những chính sách cơ bản về đối nội đối ngoại,  
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ  
chức hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ hội hoạt động của công dân. Quốc  
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Thành phần của  
Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội  
và các đại biu Quốc hội  
Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm; Quốc hội hoạt động thông qua các kỳ hp; mỗi năm họp 2  
kỳ do y ban thường vụ Quốc hội triệu tập.  
Hội đồng nhân dân các cấp quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,  
nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, phi chịu trách nhiệm trước nhân dân  
địa phương quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định các chủ  
trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương; giám sát việc thực hiện  
Nghị quyết của Ủy ban nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ  
chức kinh tế, tổ chức hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương.  
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp tương tự như nhiệm kỳ Quốc hội.  
+ Chủ tịch nước: người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại. Chủ  
tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biu Quốc hội, phải báo cáo công tác trước Quốc  
hội, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.  
+ Hệ thống cơ quan quản lý còn gọi quan chấp hành, điều hành, hoặc cơ quan hành chính  
nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan quản gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính  
phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban  
nhân dân các cấp.  
Chính phủ quan quản lý nhà nước cao nhất, có thm quyền chung.  
Chính phủ thng nhất quản việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,  
quốc phòng, an ninh...  
Chính phủ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo  
công tác trước Quốc hội.  
Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác, ngoài  
Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác không nhất thiết phải đại biu Quốc hội.  
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ  
tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội mới thành lập Chính phủ mới.  
Ủy ban nhân dân các cấp quan quản lý nhà nước ở địa phương, quan có thẩm quyền  
chung, thực hiện sự quản thống nhất mọi mặt đời sống hội ở địa phương. Tổ chức của Ủy  
ban nhân dân được phân theo 3 cấp: cấp tỉnh và thành phố trung ương, cấp huyện, quận, thị xã  
cấp xã, phường, thị trấn.  
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan quản cấp trên và  
Hội đồng nhân dân cùng cấp  
Ủy ban nhân dân các cấp thành lập nên các sở, phòng, ban chuyên môn ở địa phương. Các cơ  
quan này có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý chuyên môn trong phạm vi lãnh thổ địa  
phương trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp quan quản lý chuyên ngành cấp trên.  
+ Hệ thống cơ quan xét xử  
Đây quan có tính đặc thù, chúng trực thuộc cơ quan quyền lc nhà nước, chịu trách  
nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng hoạt động độc lập chỉ tuân theo  
pháp luật.  
Hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam gồm có:  
- Hệ thống tòa án nhân dân bao gồm:  
+ Tòa án nhân dân Tối cao;  
+ Tòa án nhân dân ở địa phương  
Tòa án nhân dân ở địa phương gồm có: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các cấp tương đương, Tòa  
án nhân dân cấp huyện và các cấp tương đương  
- Hệ thống Tòa án quân sự bao gồm:  
+ Tòa án quân sự Trung ương;  
+ Tòa án quân sự Quân khu; Tòa án quân sự Khu vực và Quân chủng  
Nhiệm vụ, thm quyền, chức năng của tòa án nhân dân các cấp được quy định cụ thể trong luật  
Tổ chức hoạt động tòa án nhân dân.  
Hệ thống cơ quan kim sát ở Việt Nam gồm có:  
- Viện kim sát nhân dân tối cao;  
- Viện kiểm sát nhân dân địa phương gồm có: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cấp  
tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các cấp tương đương  
- Hệ thống Viện kiểm sát quân sự gồm có: Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát  
quân sự quân khu và Viện kiểm sát quân sự khu vực và quân chủng  
Chức năng của viện kim sát là thực hiện quyền công tố kiểm sát các hoạt động tố tụng  
nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật.  
1.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  
Nam  
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước hội chủ nghĩa những nguyên lý,  
những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước  
hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức hoạt động của các quan nhà nước và toàn  
thể bộ máy nhà nước.  
Những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể  
hiện cụ thsau:  
1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà  
nước  
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước hội chủ nghĩa, tất cả quyn lực nhà  
nước thuộc về nhân dân, nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân tổ chức,  
thực hiện kiểm tra hoạt động bộ máy nhà nước.  
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã  
hội". Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước bằng nhiều  
hình thức phong phú như: bu cử, ứng cử vào các quan quyền lực nhà nước, tham gia thảo  
luận, đóng góp ý kiến vào dự án luật, giám sát hoạt động của các quan nhà nước và nhân  
viên quan nhà nước, tham gia hoạt động xét xử của tòa án...  
1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước  
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động  
của nhà nước hội chủ nghĩa, điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.  
Sự lãnh đạo của Đảng sự lãnh đạo chính trị thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương,  
phương hướng lớn; những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua nhà nước chúng  
được thể chế hóa thành pháp luật. Đảng giám sát hoạt động của các quan nhà nước thông  
qua các Đảng viên và tổ chức Đảng trong các quan đó; tuyên truyền, vận động quần chúng  
trong các quan nhà nước và thông qua vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên, tổ  
chức Đảng trong các quan nhà nước.  
Đây là nguyên tắc đã được Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam -  
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời đội tiên phong của nhân dân lao động và  
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động  
của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,  
lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội"  
1.3.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ  
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trên các mặt tổ chức hoạt động của cơ quan nhà  
nước.  
quan nhà nước ở trung ương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng về chính trị, kinh  
tế, văn hóa, xã hội... trên phạm vi toàn quốc.  
quan nhà nước địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vi địa phương mình một  
cách độc lập, cơ quan nhà nước trung ương quyền kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ  
quan địa phương, thậm chí có thể đình chỉ, hủy bỏ quyết định của cơ quan cấp dưới, đồng thời  
cũng tạo điều kiện cho các quan địa phương phát huy quyền chủ động sáng tạo khi giải  
quyết các công việc, nhiệm vụ của mình.  
Các quyết định, chủ trương của cấp trên phải thông báo kịp thời cho cấp dưới, các hoạt động  
của cấp dưới phải báo cáo kịp thời đầy đủ cho cấp trên, nhằm đảm bảo sự kiểm tra của cấp  
trên đối với cấp dưới khi thi hành nhiệm vụ.  
1.3.4. Nguyên tắc pháp chế hội chủ nghĩa  
Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức hoạt động của các quan nhà nước, nhân viên nhà  
nước đều phải nghiêm chỉnh triệt để tôn trọng pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát và xử  
lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Điều 12 Hiến pháp 2013 đã quy định cụ th: "Nhà  
nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế hội chủ nghĩa".  
Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tổ chức hoạt động của bộ  
máy nhà nước tuân theo ý chí của nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ,  
nhịp nhàng, phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước.  
1.3.5. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc  
Nguyên tắc này được biu hiện ở những điểm cơ bản về chính trị, về văn hóa giáo dục, kinh tế.  
Nhà nước hội chủ nghĩa thực hiện chính sách đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm  
cấm các hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Tất cả các dân tộc đều quyền dùng tiếng nói, chữ  
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt  
đẹp của dân tộc mình. Tất cả các dân tộc đều quyền nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức  
hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.  
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam  
Để điều chỉnh kịp thời các quan hệ hội phát sinh trong mọi lĩnh vực cuộc sống, bất kỳ nhà  
nước nào cũng phải ban hành một số lượng rất lớn các văn bản, được biu thị dưới hình thức  
khác nhau. Các văn bản này không phải được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, thiếu trật tự, mà  
chúng được tồn tại một cách có hệ thống, trong đó các quy phạm pháp luật gắn hữu cơ và  
tác động qua lại chặt chẽ với nhau.  
Hệ thng pháp luật tổng thể các quy phạm pháp luật có mi liên hệ nội tại thống nhất với  
nhau, được phân định thành chế định pháp luật, các ngành luật được thể hiện trong các văn  
bản pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nht định  
2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật  
2.1.1. Quy phạm pháp luật  
Trong hệ thống pháp luật của một nhà nước, quy phạm pháp luật phần tử nhỏ nhất, tạo nên  
hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ hội nhất định, sự  
phong phú, đa dạng của các mối quan hệ hội đã tạo nên sự khác nhau giữa các quy phạm  
pháp luật. Nhà nước muốn hướng các quan hệ hội theo một trật tự nhất định, phù hợp với ý  
chí, nguyện vng và lợi ích giai cp mình. Ngoài việc thừa nhận sử dụng các quy phạm xã  
hội (như quy phạm đạo đức, phong tục tập quán, tín ngưỡng...) để duy trì trật tự hội, đòi hỏi  
nhà nước phải ban hành và sử dụng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ hội.  
Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và có phạm vi tác động trên toàn lãnh thổ, các cơ  
quan nhà nước, các tổ chức chính trị, hội, mọi công dân đều phải tuân thủ, không phân biệt  
vị trí địa lý, trình độ văn hóa, dân tộc, địa vị hội... Do vậy, quy phạm pháp luật phải được  
trình bày một cách cụ th, rõ ràng, dễ hiu.  
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc  
thừa nhận để điều chỉnh quan hệ hội theo những định hướng nhằm đạt được những mục  
đích nhất định.  
Thông thường một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải quy định đầy đủ những phần sau:  
+ Ai (hoặc tổ chức nào)? Khi nào? Trong điều kiện hoàn cảnh nào?  
+ Phải làm gì? Làm như thế nào?  
+ Phải gánh chịu hậu quả như thế nào nếu không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước.  
Dựa vào những đòi hỏi trên, chúng ta có thchia quy phạm pháp luật thành các bộ phận sau:  
Giả định phần tả những tình huống thực tế, những hoàn cảnh cụ thể chịu sự tác động  
điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Giả định thường nói về thời gian, địa điểm, các chủ thể và  
các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện.  
Chng hạn, Điều 95 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có  
thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tcáo, người tcáo có công trong việc ngăn ngừa  
thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật".  
Phần giả định của quy phạm này là: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải  
quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ  
chức, cá nhân".  
Những điều kiện, hoàn cảnh chủ thể được nêu ở phần giả định phải rõ ràng, cụ th, dễ hiểu và  
phải dự kiến tới mức tối đa những điều kiện hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà pháp  
luật cần phải điều chỉnh. dự kiến được như vậy thì mới tránh được các "khe hở, lỗ hổng"  
trong pháp luật  
Quy định phần trung tâm của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể  
có thể hoặc buộc phải thực hiện gn với những hoàn cnh đã nêu ở phần giả định của quy  
phạm pháp luật. Nói cách khác, khi xảy ra những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả định  
của quy phạm pháp luật thì nhà nước đưa ra những chỉ dẫn có tính chất mệnh lệnh (các cách xử  
sự) để các chủ thể thực hiện.  
Phần quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần cốt lõi của quy phạm, thể hiện ý  
chí và lợi ích của nhà nước, hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ hội  
nhất định.  
Phn quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh như: cấm, không  
được, phải, thì, được... mức độ chính xác, chặt ch, rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được  
nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật một trong nhng bảo đảm nguyên tắc pháp  
chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 96 trang Thùy Anh 05/05/2022 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_phap_luat.doc