Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp ở Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM  
HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH .  
PGS.TS. Doãn Hồng Nhung. Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội  
Email: doanhongnhungvnu@gmail.com  
1/DẪN NHẬP  
Ở Việt Nam, phát triển bền vững1 là một trong những nội dung cơ bản để thực  
hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng hàng  
đầu mà nền kinh tế nhiều quốc gia thông minh và trí tuệ hướng tới. Trong xu thế tỷ  
lệ đô thị hóa ngày càng tăng như hiện nay thì Nhà nước Việt Nam quản lý đất đai  
bằng quy hoạch và pháp luật. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua  
quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng  
đất 2 có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Hiến pháp năm 2013  
là tiền đề quan trọng để bảo vệ và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử  
dụng đất ở Việt Nam3. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả đề cập đến chủ đề: “  
Luật đất đai Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp ở Việt Nam hướng đến  
mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh4 trong bối cảnh hội nhập quốc  
tế.5  
Hệ thống đô thị của Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, điều đó đòi hỏi  
chúng ta phải có sự quan tâm thích đáng đến quy hoạch đất đai và kế hoạch sử dụng  
đất. Mục tiêu chung của quy hoạch đất đai, là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý của  
việc sử dụng đất một cách khoa học và hợp lý, tránh lãng phí. Vì thế, quy hoạch đất  
đai, quy hoạch đô thị sẽ là một đòn bẩy có tác dụng to lớn đưa sự phát triển của Việt  
Nam lên một tầm cao mới.6 theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự  
phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả  
1 Xem: Điều 3 Khoản 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. bảo vệ môi trường năm 2020 H.  
2 Xem Điều 14 Luật Đất đai năm 2013.H  
3 Xem: Điều 54 Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam năm 2013.H  
4 Xem: Tọa đàm Quốc tế “Chính sách pháp luật về phát triển bền vững liên quan đến Môi trường và cạnh tranh ở  
Liên Bang Đức và Việt Nam ”- Do Tổ chức FES – Cộng Hoà Liên bang Đức tài trợ tổ chức tại Khoa Luật – Đại học  
Quốc gia Hà Nội , Ngày 11/10/2017. Hà Nội.  
5 Xem: Khoản 26 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật bảo vệ môi trường năm 2020  
6 Xem: Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở thành phố Rio de Janero(  
Brazill) đã đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI,  
148  
năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”7. Theo đó, ba trụ cột phát triển  
bền vững được xác định là:  
Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát  
triển nhanh và an toàn, chất lượng;  
Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người,  
chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm:  
thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức  
hưởng thụ về văn hóa, văn minh;  
Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài  
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.  
Quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp bao gồm nhiều loại hình khác  
nhau. Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp ở Việt Nam là việc làm  
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn để giữ gìn môi trường sống trong lành,  
sạch, đẹp. Đây chính là mục tiêu để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân ta.  
Những đề xuất trong bài viết hoàn thiện về quy hoạch sử dụng đất góp phần sửa đổi  
quy định về quy hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2013 trong thời gian tới.8  
II. KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU CÔNG  
NGHIỆP Ở VIỆT NAM  
2.1 Nhận diện khái niệm khu công nghiệp  
“ Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất  
hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo  
điều kiện, trình tự và thủ tục …. .Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau,  
bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái”9  
7
Xem: Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và bảo vệ môi trường năm 2020  
8 Xem: Doãn Hồng Nhung, Quy hoạch đất đai với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề nông thôn Việt Nam. Tạp chí  
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội . Số 3/2005 trang 31-37  
9 Xem : Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 82/2018/ NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định  
về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế  
149  
2.2. Những đặc điểm cơ bản Khu công nghiệp10  
Thứ nhất, về không gian khu công nghiệp: khu vực này có ranh giới địa lý  
xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có cư dân sinh sống  
trong khu vực.Việc xây dựng ranh giới địa lý rõ ràng không chỉ có ý nghĩa về mặt  
quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất công nghiệp tại đây mà còn có ý nghĩa  
về bảo vệ môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của môi trường đối với cuộc  
sống sinh hoạt của người dân.  
Thứ hai, về chức năng hoạt động của khu công nghiệp: khu công nghiệp là khu  
vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công  
nghiệp. Ngay từ trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã thể hiện rõ mục đích của  
việc thành lập các khu công nghiệp là phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khu công  
nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ  
cho loại hình sản xuất này. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của khu công nghiệp.  
Thứ ba, về thành lập khu công nghiệp: khu công nghiệp không phải là khu  
vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt do  
Chính phủ định ra, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt… Vì thế, việc thành lập  
các khu công nghiệp phải đặt trong sự tính toán nghiêm chỉnh của Nhà nước, phải  
tuân thủ nhiều loại quy hoạch phát triển (quy hoạch toàn quốc, quy hoạch vùng; quy  
hoạch môi trường, quy hoạch kinh tế, quy hoạch dân sinh, quy hoạch nguyên - nhiên  
- vật liệu…).11  
2.3 Đặc điểm riêng biệt về môi trường của khu công nghiệp12  
Thứ nhất, Khu công nghiệp được quy hoạch và trong quá trình hoạt động của  
khu công nghiệp có thải ra chất thải ra môi trường. Đặc biệt là chất thải nguy hại có  
thể được thải ra môi trường. Các chủ thể quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm  
giảm chất thải ra môi trường sau khi đã xử lý;  
10 PGS.TS. Doãn Hồng Nhung ( 2017 ) Pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam.  
Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.H tr 16  
11  
Khu chế xuất là loại hình khu công nghiệp đặc biệt (chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp phục vụ cho xuất  
khẩu). Vì vậy, khu chế xuất mang đầy đủ những đặc điểm chung của khu công nghiệp nhưng bên cạnh đó nó còn có  
những nét đặc trưng riêng biệt:  
12 PGS.TS. Doãn Hồng Nhung ( 2017 ) Pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam.  
Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.H tr 17  
150  
Thứ hai, Các chủ thể quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm xử lý chất  
thải cần giảm các tác động môi trường của việc vận tải, mắc các đường dây cung cấp  
điện, nước, viễn thông…;  
Thứ ba, nhiều cơ sở phát sinh chất thải gần nhau, loại chất thải có thể giống  
nhau nên các chủ thể quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm giảm chi phí vận  
chuyển chất thải, có thể bố trí xử lý chất thải tập trung;  
Thứ tư, tác động môi trường đến khu dân cư sẽ giảm do các khu công nghiệp  
đã được các chủ thể quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm lựa chọn địa điểm  
xa khu dân cư, xa các khu vực nhạy cảm về môi trường;  
Thứ năm, Các chủ thể quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm quan trắc  
môi trường. Hoạt động sẽ thuận tiện hơn khi các khu công nghiệp xây dựng dàn trải  
để giảm thiểu tập trung nguồn gây ô nhiễm; hạn chế xây dựng khu công nghiệp đầu  
nguồn nước, đầu nguồn chảy các con sông sông , suối, đường dẫn nước sạch để hạn  
chế và kiểm soát ô nhiềm môi trường khu công nghiệp ;  
2.4. Đặc điểm riêng biệt trong quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp13:  
Khu công nghiệp được quy hoạch và trong quá trình hoạt động của khu công  
nghiệp có thải ra chất thải ra môi trường. Đặc biệt là chất thải nguy hại có thể được  
thải ra môi trường, việc quản lý chất thải nguy hại có tầm quan trọng đặc biệt  
Thứ nhất : Quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi đối với chất thải rắn nguy hại thì  
phải được thu gom, lưu giữ theo quy trình nghiêm ngặt và được vận chuyển bằng các  
thiết bị chuyên dụng để tránh ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng xấu đến sức  
khoẻ con người.  
Thứ hai: Quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi bùn cặn của trạm xử lí nước thải  
và mạng lưới thoát nước của khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải được thu gom,  
xử lí sơ bộ, vận chuyển riêng bằng xe chuyên dụng đưa đến cơ sở xử lí tập trung chất  
thải rắn để xử lí hợp vệ sinh, đạt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường.  
13 Xem: Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), Quản lý môi trường khu công nghiệp – Đại học Đà Lạt- Khoa Môi  
trường , tr7-12  
151  
Thứ ba: Quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi cũng giống như việc làm phát sinh  
khí thải và nước thải, các cơ sở phát sinh chất thải rắn phải nộp phí bảo vệ môi trường  
đối với chất thải rắn. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong các khu công  
nghiệp có nhiệm vụ quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải.  
Thứ tư: Quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi tập trung nguồn lực công nghệ, kỹ  
thuật và nguồn tài chính lớn so với chất thải thông thường  
Thứ năm: Quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp đòi hỏi rất cao  
về chuyên môn, quy trình quản lý chất thải rất nghiêm ngặt so với quản lý chất thải  
thông thường và sự can thiệp mạnh mẽ, thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước  
về bảo vệ môi trường; 14  
2.5 Phân loại khu công nghiệp  
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện  
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo  
điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định  
số 82 năm 2018 ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và  
khu kinh tế  
Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp  
dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập  
khẩu;  
Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm  
công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.  
Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê  
lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp;  
Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp  
trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả  
tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh  
14 PGS.TS.Doãn Hồng Nhung, Đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam”. Mã  
số : QG15.61 ( 2015- 2016 )Đại học Quốc gia Hà Nội.Nghiệm thu đề tài ngày 21.12.2016 tại Khoa Luật –  
Đại học Quốc gia Hà Nội. tr 18  
152  
công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh  
nghiệp.  
Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các  
doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu công  
nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật  
liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu... trong quá trình sản xuất kinh doanh.  
Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục  
vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy  
trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.  
Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng: Khu công nghiệp  
là khu chức năng chính; khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch  
vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp (có thể bao gồm các phân khu chức năng như:  
Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo  
doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội khác cần thiết cho sự  
phát triển đồng bộ, bền vững của khu), được đầu tư xây dựng để đảm bảo sự phát  
triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp. Quy mô  
diện tích khu đô thị - dịch vụ tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện  
tích khu công nghiệp.  
Mở rộng khu công nghiệp là việc phát triển thêm diện tích ở khu vực có ranh  
giới lân cận hoặc liền kề, có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công  
nghiệp đã được hình thành trước đó.  
Phân khu công nghiệp là một phần diện tích của khu công nghiệp với ranh giới được  
xác định, phù hợp với quy hoạch xây dựng của khu công nghiệp, chuyên sản xuất và  
thực hiện dịch vụ cho sản xuất trong một số lĩnh vực công nghiệp nhất định.  
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư sử  
dụng đất thuộc khu công nghiệp để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cho  
các nhà đầu tư thuê, thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh  
theo quy định của pháp luật.  
153  
2.6.Quy hoạch phát triển khu công nghiệp15  
Thứ nhất : Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể quốc  
gia; quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,  
phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan xây dựng và trình Thủ  
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghiệp.  
Thứ hai Quy hoạch khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào Quy  
hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy  
định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch  
chung xây dựng khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì không phải  
thực hiện thủ tục bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp.  
Thứ ba, Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch chung xây dựng khu kinh  
tế đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét việc đầu tư, thành lập, mở rộng khu công  
nghiệp; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ  
thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp.  
2.7 Trình tự quy hoạch, thành lập, mở rộng khu công nghiệp  
– Một là : Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch, bổ sung khu công nghiệp vào quy  
hoạch phát triển khu công nghiệp theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9,  
Điều 10 và Điều 11 của Nghị định số 82/2018/NĐ_CP của Chính phủ ngày 22 tháng  
5 năm 2018 .Trường hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp nằm trong  
khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế  
theo quy định pháp luật về xây dựng.  
- Hai là: Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư phát  
triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh  
tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, trừ các dự án đầu tư phát triển kết cấu  
hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định pháp luật  
về đầu tư công.  
15  
Xem điều 3 Nghị định số 82/2018 / NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về  
quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế  
154  
- Ba là: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư phát  
triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo pháp luật đầu tư.  
Bốn là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập khu công nghiệp,  
khu công nghiệp mở rộng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 82/2018/NĐ_CP  
ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và  
khu kinh tế  
2.8 Điều kiện bổ sung khu công nghiệp mới, khu công nghiệp mở rộng vào quy  
hoạch phát triển khu công nghiệp  
-Đối với trường hợp bổ sung quy hoạch khu công nghiệp mới, tổng diện tích đất công  
nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực  
thuộc trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu  
tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%.  
- Đối với trường hợp bổ sung quy hoạch khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu  
công nghiệp đã được hình thành trước đó, phải đáp ứng các điều kiện sau:  
Một là Khu công nghiệp đã được hình thành trước đó phải có diện tích đất công  
nghiệp đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê  
đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của  
khu công nghiệp đó và đã xây dựng, đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập  
trung theo quy định tại pháp luật về môi trường;  
Hai là : Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối hạ tầng với khu công nghiệp  
đã được hình thành trước đó.  
Ba là : Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.  
Bốn là : Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ  
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch  
phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và  
các công trình xã hội, văn hóa, thể thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công  
nghiệp.  
Năm là : Có đủ điều kiện để phát triển khu công nghiệp gồm:  
155  
Sáu là Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu  
công nghiệp;  
Bảy là Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư  
nước ngoài;  
Tám là : Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.  
Chín là : Đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi  
trường tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.  
Mười là : Các trường hợp bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp sau đây  
không áp dụng các điều kiện về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp quy định tại khoản 1  
Điều 5 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy  
định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế  
- Điều chỉnh, thay đổi vị trí quy hoạch khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch phát  
triển khu công nghiệp nhưng không làm tăng diện tích khu công nghiệp đó;  
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn nhưng không làm  
tăng tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp của địa phương đã được Thủ tướng  
Chính phủ phê duyệt.  
2.9 .Thẩm định bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp  
Thứ nhất: Nội dung thẩm định quy hoạch và bổ sung quy hoạch cần phải nghiên cứu  
một số vấn đề sau đây:  
- Cơ sở pháp lý và sự cần thiết của việc bổ sung quy hoạch phát triển khu công  
nghiệp;  
- Sự phù hợp của việc bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch  
vùng, quy hoạch tỉnh;  
- Mức độ đáp ứng các điều kiện tương ứng của việc bổ sung quy hoạch phát triển khu  
công nghiệp;  
- Mục tiêu, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch và tính khả thi của việc  
bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp.  
156  
Thứ hai: Trình tự, thủ tục thẩm định:  
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung quy hoạch  
phát triển khu công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các bộ, ngành liên  
quan.  
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng được quy định nêu tại Điều 6 Nghị định này, Bộ  
Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi  
hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.  
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các bộ, ngành  
có ý kiến gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp với các bộ,  
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành lập Hội đồng thẩm định để  
làm rõ những vấn đề liên quan.  
-Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch  
và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.  
2.10 . Điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp, đưa khu công nghiệp ra khỏi  
quy hoạch phát triển khu công nghiệp  
Khu công nghiệp đã có trong quy hoạch được điều chỉnh giảm diện tích đất  
quy hoạch đã được phê duyệt hoặc đưa ra khỏi quy hoạch phát triển khu công nghiệp  
để phù hợp với sự thay đổi, điều chỉnh về quy hoạch có liên quan, khả năng thu hút  
đầu tư của khu công nghiệp; đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi  
trường, tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa; nhu cầu chuyển đổi mục  
đích đất khu công nghiệp sang xây dựng đô thị, nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể  
thao cho công nhân trong khu công nghiệp.  
Việc phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp, đưa khu công  
nghiệp ra khỏi quy hoạch phát triển khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền là căn  
cứ để thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, chuyển  
đổi mục đích sử dụng đất khu công nghiệp theo quy định pháp luật có liên quan.  
157  
2.10.1 Hồ sơ điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp, đưa khu công nghiệp ra  
khỏi quy hoạch phát triển khu công nghiệp  
Thứ nhất: Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh giảm diện tích khu  
công nghiệp, đưa khu công nghiệp ra khỏi quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên  
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm một số nội dung chính như sau:  
- Sự cần thiết và căn cứ pháp lý của việc điều chỉnh quy hoạch;  
- Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã thành lập và quy  
hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp của các khu công  
nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;  
- Phương án điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp, đưa khu công nghiệp ra khỏi  
quy hoạch, bao gồm: Tên, vị trí, hiện trạng, diện tích giảm, đưa ra khỏi quy hoạch  
của khu công nghiệp; lý do điều chỉnh giảm diện tích, đưa ra khỏi quy hoạch;  
- Sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lợi ích, tác  
động của việc điều chỉnh quy hoạch và biện pháp giải quyết.  
Trường hợp điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp, đưa khu công nghiệp  
ra khỏi quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu công nghiệp thì bổ sung  
đánh giá cụ thể về sự phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; sự đáp ứng các  
điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật chuyên ngành (nếu có);  
tính khả thi, hiệu quả, tác động kinh tế, xã hội, môi trường của việc chuyển đổi mục  
đích sử dụng đất.  
Thứ hai: Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh  
giảm diện tích khu công nghiệp, đưa khu công nghiệp ra khỏi quy hoạch phát triển  
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  
Thứ ba: Hồ sơ được lập thành 09 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ  
sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 08 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư  
để thẩm định theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng  
5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế  
- Tại Điều 51 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 2 Nghị  
định số 01/2017/NĐ-CP. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng  
nghề được quy định tại Điều 51 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành  
158  
Luật Đất đai như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 2 Nghị định số  
01/2017/NĐ-CP)Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm  
công nghiệp, làng nghề theo thời hạn của dự án đầu tư. Trường hợp thời hạn của dự  
án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất,  
cụm công nghiệp, làng nghề thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ  
tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải xin phép cơ  
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp  
nhưng tổng thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc  
tiền thuê đất đối với diện tích đất được gia hạn sử dụng.Khi lập quy hoạch chi tiết  
xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh  
căn cứ vào hiện trạng các khu dân cư tại địa phương, nhu cầu nhà ở của người lao  
động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, bố trí quỹ đất  
ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế  
hoạch sử dụng đất để xây dựng khu chung cư, các công trình văn hóa, xã hội, dịch vụ  
phục vụ đời sống của người lao động. Chế độ sử dụng đất làng nghề được áp dụng  
như chế độ sử dụng đất tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp quy định  
tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 149 của Luật đất đai. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có  
trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra thanh tra và xử lý đối với trường hợp thuê  
đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề  
nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng so với tiến độ sử dụng  
đất đã giao kết trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất với doanh nghiệp đầu tư kinh  
doanh kết cấu hạ tầng.  
Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công  
nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề: Khi ký hợp đồng cho thuê đất,  
cho thuê lại đất phải xác định cụ thể tiến độ sử dụng đất tương ứng với tiến độ thực  
hiện dự án đầu tư và biện pháp xử lý nếu bên thuê đất, bên thuê lại đất không đưa đất  
vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ sử dụng đất đã giao kết  
trong hợp đồng; Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc quản lý sử  
dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề; có trách  
nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc bên thuê đất, thuê lại đất đưa đất vào sử dụng theo  
đúng tiến độ đã giao kết trong hợp đồng; Hàng năm, doanh nghiệp đầu tư xây dựng  
159  
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng  
nghề có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Quản lý đất đai và  
công bố công khai diện tích đất chưa cho thuê, cho thuê lại trong khu công nghiệp,  
khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trên trang thông tin điện tử của doanh  
nghiệp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất và của Tổng cục Quản lý đất đai.  
Trường hợp bên thuê đất, thuê lại đất không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa  
đất vào sử dụng so với tiến độ đã giao kết trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất, trừ  
trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số  
82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu  
công nghiệp và khu kinh tế thì doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu  
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề có trách nhiệm thực hiện như  
sau: Yêu cầu bên thuê đất, thuê lại đất thực hiện các biện pháp để đưa đất vào sử dụng  
hoặc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất, thuê lại đất; Lập danh sách  
các trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất báo cáo  
Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi  
trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi  
trường. Các cơ quan nhận được báo cáo và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu  
hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề có trách nhiệm  
công bố công khai danh sách các trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm  
tiến độ sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.  
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,  
khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề đã thực hiện các quy định tại khoản 6 Điều  
này mà bên thuê đất, thuê lại đất vẫn không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử  
dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra thực  
hiện việc thu hồi đối với diện tích đất vi phạm của bên thuê đất, thuê lại đất và giao  
cho chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công  
nghiệp, làng nghề. Trường hợp có nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất thì chủ đầu tư  
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng  
nghề cho nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất đối với diện tích đất mà Nhà nước đã thu  
hồi.  
160  
Việc xử lý quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa chủ đầu tư kinh doanh kết cấu  
hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề và bên thuê đất,  
thuê lại đất thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.  
Đối với trường hợp thuê đất, thuê lại đất của chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ  
tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trước ngày Nghị  
định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản  
lý khu công nghiệp và khu kinh tế có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp bất khả kháng  
quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm  
2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế thì Ủy ban  
nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất đối với các trường hợp sau: Không đưa đất vào sử dụng,  
chậm đưa đất vào sử dụng 36 tháng so với tiến độ sử dụng đất đã giao kết trong hợp  
đồng thuê đất, thuê lại đất; Quá thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận  
đối với trường hợp các bên không có giao kết về tiến độ đưa đất vào sử dụng trong  
hợp đồng mà không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.  
2.10.2 Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp ở nước ta hướng đến mục tiêu  
phát triển bền vững, tăng trưởng xanh  
Vấn đề “Tăng trưởng Xanh” và vấn đề “Phát triển bền vững”16 là vấn đề thu  
hút mọi sự quan tâm của nhiều tầng lớp dân cư của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận  
định đúng đắn và rõ ràng về tầm quan trọng và sự cần thiết của sự phát triển bền vững  
về môi trường quốc gia, năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết thực hiện  
chương trình Nghị sự 21(Agenda 21)17.Quy hoạch đất đai, quy hoạch sử dụng đất  
phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển  
của các ngành khác, quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung  
xây dựng; bảo đảm cho yếu tố quốc phòng - an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế,  
xã hội 18 Quy hoạch đất đai, quy hoạch sử dụng đất cần bảo vệ môi trường, di sản  
16 Xem: Quyết định số 1393/ QĐ- TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Chiến lược quốc gia về  
tăng trưởng xanh ”. 2012. H  
17 Năm 1992 Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường phát triển bền vững tại Rio de Janero (Brazill) đó đưa ra Tuyên bố 27  
nguyên tắc cơ bản và chương trình hành động về phát triển bền vững để toàn thế giới cùng thực hiện trong thế kỷ XXI  
(gọi tắt là Agenda 21)  
18 Xem: Khoản 1. Điều 35 Luật Đất đai năm 2013.  
161  
văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển  
bản sắc văn hoá dân tộc.19  
Khi các nhà hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật lập quy hoạch đất  
đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch,  
kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng- an  
ninh 20 nếu chúng ta không để ý, sẽ dẫn đến sự mai một những giá trị văn hoá truyền  
thống của làng quê 21. Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ  
lực hướng tới.22. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng phát  
triển bền vững ở Việt Nam” với 8 nguyên tắc chính về phát triển bền vững ở Việt  
Nam có liên quan đến môi trường vật thể, cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên, bảo  
đảm phát triển bền vững, với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.23  
Năm 2016, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (gọi tắt  
là COP21) thu hút 40.000 nhà đàm phán đến từ 196 chính phủ đến tham dự. Hội nghị  
diễn ra tại Hội trường Le Bourget phía Bắc Paris. Điều quan trọng là Liên Hợp Quốc  
và các nước tham gia thiết lập một quá trình bắt đầu vào năm 2020 nhằm cắt giảm  
lượng khí thải nhà kính. Các nước trên thế giới cần phải nỗ lực cân bằng lợi ích quốc  
gia lẫn chính trị nhằm tiến tới một thỏa thuận bảo vệ môi trường. Với 17 nguyên tắc  
24  
tuân thủ nghiêm ngặt phát triển kinh tế- xã hội – Môi trường của Châu Âu được  
ghi nhận trong năm 2016 cho chúng ta nhận thức về phát triển bền vững không chỉ là  
một chiến lược, một phong cách sống vì tương lai hay một quan niệm đạo đức mà là  
một quá trình hòa nhập sự phát triển mọi mặt của con người, của xã hội với thiên  
nhiên. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định  
tại Điều 42 Luật đất đai năm 2013; Điều 7 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Thông tư  
19 Xem : Khoản 5 Điều 35 Luật Đất đai năm 2013.  
20 Xem Điều 36 Luật Đất đai năm 2013.  
21 Xem Doãn Hồng Nhung,( 2002) Vấn đề quy hoạch xây dựng làng nghề trong soạn thảo quy phạm pháp luật xây  
dựng. Tạp chí Xây dựng số 11/2002 trang 11-13  
22  
Bút danh TS. Hồng Hạnh- Doãn Hồng Nhung . Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Tạp chí Tài nguyên & Môi  
trường. Tạp chí Lý luận khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên - Môi trường Số 5(139) Kỳ 1 Tháng 3 năm 2012.  
Trang 18-20  
23 Xem: Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam – Ban hành kèm theo Quyết định số 153/ 2004/ QĐ-  
TTg ngày 17/8/2004 của thủ tướng Chính phủ  
24 Xem: Tọa đàm Quốc tế “Chính sách pháp luật về phát triển bền vững liên quan đến Môi trường và cạnh tranh ở  
Liên Bang Đức và Việt Nam ”- Do Tổ chức FES – Cộng Hoà Liên bang Đức tài trợ tổ chức tại Khoa Luật – Đại học  
Quốc gia Hà Nội , Ngày 11/10/2017. Hà Nội.  
162  
số 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch  
sử dụng đất...  
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU  
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM  
3.1. Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp cần bảo tồn các giá trị truyền thống  
văn hóa, cảnh quan , di tích lịch sử của đất nước .  
Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp phải phù hợp với không gian và phải  
có quy hoạch vùng xử lý chất thải lỏng, thải khí, thải rắn và chất thải nguy hại do khu  
công nghiệp gây ra, phải bảo đảm: Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất mặt khác cũng  
cần tính đến bảo toàn tính mạng của dân chúng đang sinh sống ở các công trình trên  
đất đó để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, trùng tu mới có thể bảo đảm bền vững quốc  
gia, liên quan trực tiếp đến hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc  
đăng ký ban đầu, đăng ký biến động bất động sản, chính là yếu tố “ ảnh hưởng đến  
các cách biểu thị không gian25  
3.2. Quy hoạch hoạch sử dụng đất khu công nghiệp cần phải bảo đảm yếu tố kinh  
tế, quốc phòng- an ninh  
Tại Điều 41 Luật đất đai năm 2013 có quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng  
đất quốc phòng- an ninh. Tại khoản 3 điều 126 Luật đất đai năm 2013 có quy định  
“ người Việt Nam định cư ở nước ngoài , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để  
thực hiện các dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm”.  
Như vậy: Thời hạn giao đất, cho thuê đất cho thuê đất 50 năm đối với tổ chức cá  
nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt  
Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê  
đất nhưng không quá 50 năm. Theo quan điểm của tác giả, thời gian cho thuê đất  
như vậy là nhiều so với đời sống kinh doanh. Việt Nam mở rộng đầu tư từ sau năm  
1986 cho đến nay chúng ta đã học hỏi kinh nghiệm về sử dụng và khai thác tài nguyên  
đất đai của nhiều nước trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó thời gian dài như vậy đã có  
phát sinh nhiều quan hệ xã hội, chính trị, an ninh như cho người nước ngoài thuê đất  
25 Xem : Christian Taillard, Pratiques spatiales et réseau de relation, Habitations et habitat d’Asie du sud- est  
continental, pratique et representation de l’ espace. L’ Harmattan,1992,Paris,p20  
163  
để trồng rừng26 mà diện tích đất cho thể rất gần khu vực biên giới quốc gia, miền núi  
hẻo lánh( Miền Bắc). Đã có dự án khai thác khoáng sản27 có vị trí sung yếu, vị trí dự  
án có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, khống chế độ cao, khu vực trọng yếu quốc  
gia ( Miền Trung). Nhiều dự án nuôi trồng thủy sản gần khu vực Khánh Hòa gần cảng  
quân sự Cam Ranh( Miền Nam). Thời gian dài, nhiều lao động, kỹ sư, công nhân  
đang đội tuổi lao động và kết hôn nên đã xuất hiện “Làng kết hôn với nười nước  
ngoài ”, “ Khu ngoại kiều” đã phát sinh những phức tạp về mặt xã hội. Khi cho thuê  
đất cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài xong thì việc kiểm tra, giám sát diện tích  
đất của Nhà nước ta rất khó khăn.28 Hậu quả ô nhiễm môi trường biển do nhà máy ,  
khu công nghiệp Fomosa gây ra cho bờ biển Miền Trung Việt Nam Các quy định về  
quy hoạch không gian biển là lĩnh vực mới cần được đầu tư, nghiên cứu để điều chỉnh  
những quan hệ phát sinh trong tương lai của nền khoa học pháp lý Việt Nam.  
3.3 Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp góp phần tích cực vào các hoạt động  
quốc tế và khu vực về môi trường  
Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu  
vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Nâng cao vị thế của nước ta  
trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ  
tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ  
môi trường. Đối với các nước phát triển, các nước công nghiệp thì vấn đề quy hoạch  
đất đai đã được chú trọng và phát triển một cách có hệ thống, bài bản.Với các nước  
chậm phát triển thì vấn đề này ít được chú ý hơn nhưng điều đó không có nghĩa là họ  
không quan tâm đến quy hoạch mà mới chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định. Mặc  
dù mức độ quan tâm của các nước về vấn đề quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị có  
sự chênh lệch nhau. Nhưng có thể thấy, vấn đề này đã và đang trở thành vấn đề mang  
tính toàn cầu và ngày càng được các nhà hoạch định chính sách và xây dựng pháp  
26 Doãn Hồng Nhung , Pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng (Legislation in the field of management  
and protection of forest resources) Hội thảo khoa học: German international Education in Forestry - Development off a  
multifuncitional forest management plan for A Luoi, Central Viet Nam . Location: Hall. Ground floor , Vietnamese-German  
centre, Hanoi University of Science and Technology, Tran Dai Nghia street, Ha Noi. 2015  
27Doãn Hồng Nhung,( 2013) Chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường Tạp chí  
Tài nguyên - môi trường. Tạp chí Lý luận, khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên - môi trường. Số05(163). Kỳ 1  
Tháng 03 -2013, trang 11-14.  
164  
luật quan tâm, chú ý nhiều hơn29. Quy hoạch vùng và quy hoạch đất đai, quy hoạch  
sử dụng đất khu công nghiệp đang biến đổi từng ngày do sức ép tăng dân số và tăng  
trưởng kinh tế. Chúng ta cần tiếp cận tổng thể về kinh tế xã hội, môi trường, kiến trúc  
vùng đô thị trong đó coi trọng ba vấn đề : Bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và  
kiến thiết không gian sống 30.  
3.4.Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp để phát triển bền  
vững  
Một là : Chống thoái hóa đất đai, bảo vệ tài nguyên đất bền vững. Chính vì vậy, việc  
quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp là việc khoanh định một khu vực địa lý nhất  
định mà trong khu vực địa lý đó có rất nhiều các loại đất như đất nông nghiệp, đất  
phi nông nghiệp nằm xen kẽ, “xôi đỗ” với nhiều loại đất khác. Di dời các cơ sở sản  
xuất công nghiệp , làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm xen kẽ các  
khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao thông đô thị, giảm ách tắc giao thông,  
giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường quản lý hoạt động thi công xây dựng các công  
trình để bảo vệ môi trường không khí.31  
Hai là: Quy hoạch đất đai cần một “nhạc trưởng ” là những kiến trúc sư có tầm, có  
tâm mới có thể xây dựng một quy hoạch đất đai mang dấu ấn của thời đại, đồng thời  
có thể đem lại những thành phố với “kiến trúc xanh”, có diện mạo đặc thù để ứng phó  
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai của Việt Nam.  
Ba là. Quy hoạch đất đai cần chú ý đến vấn đề phân chia rõ ràng hơn giữa nông thôn  
đô thị và đô thị trong nông thôn. Cần quy hoạch đất đai phù hợp cho khu xử lý chất  
thải rắn, chất thải nguy hại tách biệt khỏi khu dân cư, bệnh viện, trường học... để hạn  
chế ô nhiễm môi trường từ các làng nghề, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu  
công nghệ cao gây ra.  
29 Doãn Hồng Nhung,( 2012) Pháp luật quốc tế về môi trường và mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí Tài  
nguyên - Môi trường. Tạp chí Lý luận, khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên - môi trường. Số 24(158). Kỳ 2 Tháng  
12 -2012, trang 63-65.  
30 Xem: Peter Calthorpe” The Regional City” theo Nguyễn Đỗ Dũng , Thủa bình minh của quy hoạch , Tạp chí Đại học  
Quốc gia Số 245 (2011 )trang 43  
31 GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng. Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Phát triển bền vững  
về mặt môi trường ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức hiện tại và định hướng trong thời gian tới 04/04/2011 | 09:44:00  
AM  
165  
Bốn là: Khai thác tiết kiện và bền vững tài nguyên khoáng sản trên đất liền và ngoài  
hải đảo, quần đảo của Việt Nam . Sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng  
lượng tái tạo trên khu vực địa lý phù hợp như: năng lượng mặt trời, phong điện, thủy  
triều... để phát triển bền vững quốc gia về năng lượng nâng cao hiệu quả sử dụng đất  
ở Việt Nam.  
Năm là: Bảo vệ và khai thác tiết kiệm tài nguyên nước. Bảo vệ nguồn nước để cung  
cấp đầy đủ nước sạch cho nhân dân. Quy hoạch đất đai cần tạo ra những không gian  
xanh chính tại các công trình xây dựng, thân thiện với môi trường như nắng, gió, độ  
thông thoáng , làm mát bằng hơi nước và cảnh quan kiến trúc đặc thù, đảm bảo an  
ninh năng lượng và phát triển bền vững. Bảo vệ nguồn nước trên mặt đất và nước  
ngầm dưới đất.  
Sáu là: Quy hoạch sử dụng đất cho khu công nghiệp phải phù hợp với chiến lược  
phát triển kinh tế xã hội vùng, miền, phải khai thác mọi tiềm năng có được từ vùng  
đất đó. Quy hoạch đất đai cần đảm bảo cho các nhiệm vụ quản lý quy hoạch đô thị,  
quản lý và khai thác tài chính đô thị, quản lý môi trường, kiến trúc, cảnh quan đô thị,  
kiểm soát phát triển đô thị.32  
Bảy là: Bảo vệ và phát triển tài nguyên Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, phát triển  
rừng sản xuất và rừng trồng để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.  
Trái đất ngày một nóng lên bởi tác nhân của con người, chúng ta cần phải bảo vệ rừng  
để góp phần vào hành động chống biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần bảo  
vệ tài nguyên rừng trước những biến đổi khí hậu, góp phần giảm thiểu “hiệu ứng nhà  
kính” cho trái đất. Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người và động vật,  
thực vật rừng cần giữ và phát huy một bộ phận của nền văn hoá - văn minh nhân loại,  
làm tăng những giá trị truyền thống trong một thế giới đa phương tiện thông tin và  
33  
đầy biến động .  
Chính vì vậy, quy hoạch đất , đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất khu công  
nghiệp cần phải lựa chọn để đảm bảo việc quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp  
32 Doãn Hồng Nhung (Chủ biên) Trịnh Mai Phương; Trần Tố Uyên ; Pháp luật về quy hoạch không gian xây dựng đô thị;  
Sách chuyên khảo Nhà xuất bản Xây dựng,H; 2012  
33 Xem Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin 2002, trang 33  
166  
không làm tổn hại, ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng đất đai của người sử  
dụng đất xung quanh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại  
hóa đất nước. Dựa vào cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn triển khai  
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên nhiều địa phương Việt Nam, tác giả đưa ra  
một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất đai, đặc  
biệt là sử dụng đất khu công nghiệp để tạo điều kiện cho việc thực thi pháp luật đạt  
hiệu quả cao, bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam34.  
KẾT LUẬN  
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là mục tiêu lớn lao của Đảng và Nhà nước  
trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nó là bước tiến cần thiết  
trong tiến trình Cải cách Tư pháp ở nước ta. Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp  
được thể hiện thông qua ý chí của Nhà nước, của các nhà hoạch định chính sách và  
xây dựng pháp luật. Giải quyết thật thoả đáng mối quan hệ giữa kinh tế, văn hóa -xã  
hội và môi trường nói chung, giữa bảo tồn và phát triển nói riêng là vấn đề mang tính  
toàn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát  
triển và hội nhập như Việt Nam thì quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp có tầm  
chiến lược quốc gia cần hướng đến và thỏa mãn mục tiêu vì sự phồn thịnh về kinh tế,  
bình đẳng, có cơ hội hưởng thụ vật chất, môi trường trong lành của chính dân tộc  
Việt Nam  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam – Ban hành kèm theo  
Quyết định số 153/ 2004/ QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ  
2. Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB. Chính trị Quốc gia;H  
3. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013, NXB. Chính trị Quốc gia.H  
4. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nxb Tư pháp, Hà Nội;  
5. Quốc hội (2012), Luật Biển Việt Nam năm 2012. NXB. Chính trị Quốc gia.H  
6. Quyết định số 1393/ QĐ- TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê  
duyệt “ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ”. 2012. H  
34 Doãn Hồng Nhung,( 2012) Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững dự án đầu tư bất động sản. Tạp  
chí Tài nguyên & Môi trường. Tạp chí Lý luận khoa học và nghiệp vụ của Bộ tài nguyên - môi trường Số  
5(139) Kỳ 1 Tháng 3 năm 2012. Trang 21-22  
167  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 21 trang Thùy Anh 18/05/2022 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp ở Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluat_dat_dai_va_quy_hoach_su_dung_dat_khu_cong_nghiep_o_viet.pdf