Hội thảo Luật thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  
KỶ YẾU  
HỘI THẢO KHOA HỌC  
CẤP TRƯỜNG  
LUẬT THƯƠNG MẠI  
VIỆT NAM TRONG  
THỜI KỲ HỘI NHẬP  
Nhà xuất bản Lao Động  
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG  
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP  
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM  
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG  
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP  
NHÀ XUT BẢN LAO ĐỘNG  
BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO  
Chức danh, đơn vị  
Hiệu trưởng  
Stt  
Họ tên  
Vai trò  
1. GS.TS. Sử Đình Thành  
Trưởng ban  
Phó Trưởng phòng phụ  
trách Phòng Quản lý  
Khoa học Hợp tác Quốc tế  
PGS.TS Nguyễn Phong  
Phó Trưởng  
ban  
2.  
Nguyên  
Phó Trưởng  
ban  
3. TS Dương Kim Thế Nguyên  
Trưởng Khoa Luật  
4. TS. Nguyễn Thị Anh  
Phó Trưởng khoa Luật  
Thành viên  
Thành viên  
Trưởng Bộ Môn Luật kinh  
tế, Khoa luật  
5. TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị  
BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU  
STT  
Họ tên  
Chức danh, đơn vị  
Hiệu trưởng  
Vai trò  
1. GS.TS. Sử Đình Thành  
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định  
3. TS Dương Kim Thế Nguyên  
4. TS. Nguyễn Thị Anh  
Trưởng ban  
Giám đốc NXB Kinh tế  
Trưởng Khoa Luật  
Phó Trưởng ban  
Phó Trưởng ban  
Thành viên  
Phó Trưởng khoa Luật  
Trưởng Bộ Môn Luật kinh  
tế, Khoa luật  
5. TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị  
6. ThS. Lê Hưng Long  
Thành viên  
Thành viên  
Thư ký  
Giảng viên  
Giảng viên  
ThS. Nguyễn Ngọc Trâm  
7.  
Anh  
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO  
Chức danh, đơn vị  
STT  
1.  
Họ tên  
Vai trò  
TS Dương Kim Thế  
Nguyên  
Trưởng Khoa Luật  
Trưởng ban  
2
TS. Nguyễn Thị Anh  
Phó Trưởng khoa Luật  
Phó Trưởng ban  
Phó Trưởng ban  
TS. Trần Huỳnh Thanh  
Trưởng Bộ Môn Luật kinh  
tế, Khoa luật  
3
Nghị  
4
5
6
7
8
9
TS Lê Na  
Giảng viên  
Giảng viên  
Giảng viên  
Giảng viên  
Giảng viên  
Giảng viên  
Giảng viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền  
TS Lữ Lâm Uyên  
ThS. Lê Hưng Long  
ThS Lê Thùy Khanh  
ThS. Mai Nguyễn Dũng  
10 ThS. Huỳnh Thiên Tứ  
ThS. Nguyễn Ngọc Trâm  
11  
Giảng viên  
Thành viên  
Anh  
MC LC  
PHN 1: NHNG VẤN ĐỀ CHUNG VLUẬT THƯƠNG MẠI  
HAI MƯƠI LĂM NĂM LUẬT THƯƠNG MI VIT NAM THI KỲ ĐỔI MI  
TS. Dương Kim Thế Nguyên  
1
1
VẤN ĐỀ CHTHCA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG  
HƯỚNG SỬA ĐỔI TRONG THI GIAN SP TI  
9
ThS Nguyn Vit Khoa  
9
ÁP DNG LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VÀ PHÁP LUT CÓ LIÊN QUAN TRONG VIC  
ĐIỀU CHNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MI VIT NAM HIN NAY  
19  
ThS Cao Thanh Huyn  
19  
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH TI LUT THƯƠNG MẠI 2005 (SA  
ĐI BSUNG 2017) TRONG THỜI ĐẠI 4.0  
35  
ThS Nguyễn Hoàng Phương Thảo, LS Vũ Văn Đoàn  
35  
LÃI CHM THANH TOÁN TRONG CÁC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI, DCH V:  
NHNG BT CP VÀ GII PHÁP KHC PHC KHI SỬA ĐỔI, BSUNG LUT  
THƯƠNG MẠI NĂM 2005  
47  
TS LS Lương Khải Ân  
47  
SO SÁNH PHÁP LUT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VIT NAM VÀ TRUNG QUC -  
HÀM Ý CHO SỬA ĐỔI LUẬT THƯƠNG MẠI 2005  
59  
ThS NCS Võ Phước Long  
59  
MT SBT CP CA PHÁP LUT VHP ĐNG VÀ CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG  
MI  
75  
ThS. Nguyn Công Phú  
75  
NG DNG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH “SMART CONTRACT” TRONG CÁC GIAO  
DCH MUA BÁN HÀNG HÓA QUC T- PHÂN TÍCH PHÁP LÝ  
92  
ThS Trn Diu My  
92  
PHN 2: CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI  
HÌNH THC HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH, THƯƠNG  
MI THÔNG QUA MNG XÃ HI  
105  
TS Trương Vĩnh Xuân  
105  
1
DCH VỤ LOGISTICS THEO QUY ĐỊNH CA LUẬT THƯƠNG MẠI  
LS Trương Nhật Quang  
119  
119  
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUT VDCH VLOGISTICS TRONG LUT  
THƯƠNG MẠI 2005 NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CU PHÁT TRIN KINH TTRONG  
THI KHI NHP  
126  
ThS. Võ ThHoài  
126  
THC TRẠNG QUY ĐỊNH LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 ĐIỀU CHNH HOT  
ĐNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI  
134  
ThS Nguyn Ngc Anh  
134  
MT SKHÍA CNH SO SÁNH VÀ BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH CA CISG VÀ  
LUẬT THƯƠNG MẠI VIT NAM VỀ NGHĨA VỤ NHN HÀNG VÀ QUYN TCHI  
NHN HÀNG CỦA NGƯỜI MUA  
148  
TS. Nguyn ThThu Hin, Phm Hồng Sơn  
148  
HOÀN THIN CHẾ ĐỊNH MIN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH  
DOANH DCH VLOGISTICS  
163  
ThS Nguyn Văn Hùng  
163  
HOÀN THIN PHÁP LUT VHOẠT ĐỘNG LOGISTICS THEO HIỆP ĐỊNH  
THƯƠNG MẠI TDO THHMI EVFTA  
175  
ThS.Nguyn Ngc Trâm Anh, TS. Dương Kim Thế Nguyên  
175  
GII HN TRÁCH NHIM CỦA NGƯỜI LÀM DCH VLOGISTICS LÝ LUN VÀ  
THC TIN  
193  
Th.S Nguyn ThuDung  
193  
MT SBT CP CA PHÁP LUT HIN HÀNH VQUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI  
VÀ KIN NGHHOÀN THIN  
216  
TS. Nguyn ThYến, TS Trn ThBo Ánh  
216  
PHÁP LUT VPHÂN CP QUN LÝ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TI VIT NAM  
HIN NAY  
228  
ThS. Trn Thị Mai Phước  
228  
HOÀN THIN PHÁP LUT VMÔI GIỚI THƯƠNG MI TI LUẬT THƯƠNG MẠI  
2005  
242  
TS.Trn Hunh Thanh Nghị  
242  
HOÀN THIN PHÁP LUT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIT NAM 254  
ThS. Vũ Thị Hoà Như 254  
2
QUYN SHU TRÍ TUVÀ HÀNH VI HN CHCNH TRANH- TRÁCH NHIM  
XÃ HI VÌ CỘNG ĐỒNG CA DOANH NGHIỆP DƯỢC PHM  
265  
Trn Hoàng Thnh  
265  
ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHON HỢP ĐỒNG KHÔNG CÔNG BNG TRONG PHÁP LUT  
BO VQUYN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CA MT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ NHNG  
LIÊN HVI VIT NAM  
279  
PGS.TS Trần Thăng Long  
279  
PHN 3: CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI  
CHTÀI PHT VI PHẠM VÀ CÁC TRƯỜNG HP MIN TRÁCH NHIM DO VI  
PHM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MI  
306  
Ths. Trn Linh Huân, Trần Thị Diện  
306  
MIN VI PHM HỢP ĐỒNG DO PHI THC HIN QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN  
NHÀ NƯỚC CÓ THM QUYN  
320  
ThS. Nguyễn Văn Hùng  
320  
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VCHTÀI BUC THC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG,  
PHT VI PHM VÀ BỒI THƯỜNG THIT HI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM  
2005 TRONG BI CNH HI NHP  
330  
ThS. Nguyn Tn Hoàng Hi, Nguyn ThHi Hu  
330  
PHT VI PHM TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIT NAM VÀ NHNG VN  
ĐỀ ĐẶT RA TTHC TIN ÁP DNG  
350  
TS. Trn ThSáu  
350  
BÀN VỀ QUY ĐỊNH PHT VI PHM VÀ BỒI THƯỜNG THIT HI TRONG HP  
ĐNG THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005  
365  
TS.Vũ Thế Hoài  
365  
NGHĨA VỤ HN CHTHIT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VHỢP ĐỒNG  
MUA BÁN HÀNG HÓA CISG VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIT NAM 2005  
377  
377  
392  
392  
392  
ThS. Nguyn Ngc Trâm Anh, Nguyn Ý MTrinh  
ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUT VCHẾ TÀI THƯƠNG MẠI  
VIT NAM VÀ KIN NGHHOÀN THIN  
ThS. Lê Ngc Anh  
3
PHN 4: GII QUYT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI  
GII QUYT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRC TUYN TRONG BI CNH HI  
NHP VÀ NHNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VI VIT NAM  
Vũ Ngọc Bo, Phm Vit Tun, Nguyn Võ Trng Danh, Nguyn Quang Vinh, Trn Tun  
Khang, Trnh Trần Minh Đức, Hoàng Quc Tun 408  
408  
CÔNG NHN STHA THUN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GII QUYT  
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TI TÒA ÁN- THC TIN VÀ KHUYN NGH425  
ThS. NCS Lý Văn Toán, Lữ Cm Nhung  
425  
PHÁP LUT VHÒA GII CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TI TÒA ÁN VIT  
NAM THC TIN VÀ KHUYN NGHỊ  
ThS. NCS Lý Văn Toán  
436  
436  
BÀN VỀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CTRONG GII QUYT TRANH CHP HỢP ĐỒNG  
MUA BÁN VT LIU XÂY DNG HIN NAY  
448  
Ths NCS Dương Quốc Cường  
448  
ÁP DNG BIN PHÁP KHN CP TM THI CA TÒA ÁN NHÂN DÂN CP TNH  
TRONG TTNG TRNG TÀI  
462  
Ths. Lê Hi Chinh  
462  
THI HẠN ĐƯƠNG SỰ GIAO NP TÀI LIU, CHNG CTRONG VÁN TRANH  
CHP VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MI  
472  
TS. Đặng Thanh Hoa & Th.S Trn ThHuyn Vân  
472  
4
HAI MƯƠI LĂM NĂM LUẬT THƯƠNG MẠI VIT NAM THI KỲ ĐI  
MI  
TS. Dương Kim Thế Nguyên1  
Tóm tắt: Hiếm có lĩnh vực pháp luật nào gây nhiều tranh cãi khi mới ra đời và  
tri qua những trở ngại trong quá trình phát triển của nó như Luật Thương mại Việt  
Nam. Tuy vậy, có đến nay Luật thương mại Việt Nam đã khẳng định được vị trí của nó  
trong luật tư tại Việt Nam. Bài viết lược khảo một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử  
luật thương mại Việt Nam. Sau đó bài viết tập trung vào đánh giá và đề xuất các kiến  
nghị thuộc phần chung của Luật Thương mại 2005.  
Tkhoá: Luật thương mại, Thương nhân, Hành vi thương mại, Hoạt động thương  
mại, Luật tư  
1. Sơ lược lch sluật thương mại Vit Nam  
Luật phong kiến Việt Nam không dành nhiều sự quan tâm cho Luật thương  
mại. Người Việt xưa trọng nông hơn trọng thương nên ít dành sự quan tâm nuôi dưỡng  
và phát triển nghề thương mại. Hoạt động thương mại nếu có chỉ thực hiện lúc nông  
nhàn. Các phiên chợ diễn ra như là nhu cầu về tinh thần nhiều hơn giá trị kinh tế. Mãi  
đến đầu thế kỷ 18, hoạt động thương mại mới được đánh thức bởi các nhóm khách trú  
và những người ngoại kiều khác tìm đến giao lưu, mua bán với người Việt2. Do thương  
mại kém phát triển mà nhu cầu lập pháp về thương mại cũng không xuất hiện. Ngoài  
trừ một vài quy định về nghĩa vụ được dùng chung cho dân thường, hiếm thấy các quy  
định riêng dành cho thương nhân.  
Du nhập luật thương mại theo mô hình phương Tây trong thời thuộc địa.  
Trong quá trình người Pháp xâm chiếm Việt Nam và biến Việt Nam thành nước thuộc  
địa của Pháp, pháp luật theo mô hình phương Tây đã được áp đặt tại Việt Nam. Tuy  
vậy, với cấu trúc truyền thống, theo đuổi nghề nông, văn hoá làng xã, “phép vua thua  
1 Trưởng Khoa Luật, Trường Kinh tế, Lut và Quản lý nhà nước, Trường Đại hc Kinh tế TP.HCM (UEH).  
2 Xem thêm Lê Tài Triển, Nguyễn Vạn Thọ (1972), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, tập 1, Kim Lai Ấn Quán.  
Sài Gòn, trang 3-23.  
1
lệ làng”, luật pháp theo mô hình này không để lại nhiều dấu ấn trong văn hoá pháp lý  
người Việt3.  
Thời kỳ phân chia đất nước, Luật Thương mại không có nhiều điều kiện  
phát triển. Năm 1954, đất nước chia thành hai miền. Miền Bắc xây dựng một nền kinh  
tế kế hoạch hoá tập trung, huy động nguồn lực cho chiến trường Miền Nam, nên không  
thừa nhận một nền kinh tế thị trường tự do trao đổi. Luật kinh tế theo mô hình Xô Viết  
được nghiên cứu và áp dụng mà không có Luật thương mại. Miền Nam Việt Nam vẫn  
tiếp tục sử dụng pháp chế thời thuộc địa cho đến năm 1972 mời ban hành Bộ luật  
Thương mại. Tuy vậy, Bộ luật này chỉ tồn tại có vỏn vẹn hai năm, trong bối cảnh chiến  
tranh lan rộng, kinh tế Miền Nam bước vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng trước  
khi xảy một biến cố lịch sử quan trọng – giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.  
Vì lẽ đó, đạo luật này không có nhiều cơ hội để được áp dụng và thực hiện trên thực tế.  
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Luật kinh tế giữ vị thế độc tôn,  
thay cho luật thương mại. Sau cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam thống nhất đất nước,  
ngày 25/4/1976, Việt Nam chính thức đi vào giai đoạn xây dựng nền kinh tế kế hoạch  
hoá tập trung trên cả nước. Nhu cầu về Luật Thương mại không còn nữa. Thay vào đó,  
luật kinh tế phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hoá thực sự trở thành là mối quan tâm  
chính của các nhà lập pháp, cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu pháp lý.  
Chủ đề Luật thương mại chỉ được xới lại và quan tâm nghiên cứu, lập pháp khi  
Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới” và mở cửa nền kinh tế sau năm 1986.  
2. Truân chuyên Luật thương mại giai đoạn đầu ca thi kỳ “đổi mới”  
Tranh luận Luật thương mại là một ngành luật hay là một lĩnh vực pháp  
luật? Truyền thống luật học theo trường phái Xô Viết phân chia hệ thống pháp luật  
thành các ngành luật dựa trên đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.  
Du nhập từ những năm 70 của thế kỷ 20 vào Việt Nam, Luật kinh tế được xem là một  
ngành luật độc lập, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành  
hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản  
lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh  
nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế4. Thoát ra từ mô hình kinh tế tập  
3 Lê Tài Triển, tlđd.  
4 Nguyễn Như Phát (2001), Luật kinh tế - Mấy kinh nghiệm và bài học từ nước ngoài, Tạp chí Khoa học pháp lý  
số 1/2001  
2
trung, chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, lập pháp về  
pháp luật cho nền kinh tế thị trường mà trong đó có Luật thương mại Việt Nam được  
nghiên cứu và ban hành. Tuy vậy, đây là giai đoạn chứng kiến sự tranh luận gay gắt từ  
khái niệm Luật thương mại hay luật kinh tế cho đến các nội dung điều chỉnh, đối tượng  
áp dụng và nội hàm của các khái niệm được quy định trong luật thương mại. Việc tranh  
luận này diễn ra không chỉ trên nghị trường mà còn đặc biệt sôi nổi từ các nhà khoa học  
tại các cơ sở đào tạo.  
Luật thương mại truyền thống là lĩnh vực pháp luật riêng so với luật dân  
sự. Ở các nước Châu Âu lục địa, Luật Thương mại là lĩnh vực pháp luật quan trọng  
trong đời sống kinh tế xã hội. Luật này được hình thành từ việc ghi nhận một số quy  
định riêng dành cho thương nhân. Lúc đầu, để điều chỉnh các quan hệ hàng hóa - tiền  
tệ, người ta chỉ có các quy tắc của Luật dân sự. Về sau, khi quan hệ thương mại phát  
triển đến mức người ta cần có nhu cầu đặc biệt, các quy tắt riêng. Sự hình thành Luật  
thương mại nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc biệt điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong  
lĩnh vực thương mại mà các quy định của luật dân sự không thể đáp ứng được5. Luật  
thương mại vì thế không hoàn toàn độc lập với luật dân sự mà là một lĩnh vực luật riêng  
bổ sung cho các quy định của Luật dân sự để điều chỉnh hành vi thương mại của các  
thương nhân.  
Nguồn gốc của cuộc tranh luận Luật thương mại hay Luật kinh tế. Trở lại  
với bối cảnh Việt Nam vào giai đoạn đầu trở lại nghiên cứu Luật thương mại trong thời  
kỳ đổi mới vào những năm 1990, do ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm phân chia hệ  
thống pháp luật thành các ngành luật, nhiều ý kiến cho rằng không cho ngành luật  
thương mại mà chỉ có ngành Luật kinh tế. chính vì thế Luật Thương mại chỉ là một lĩnh  
vực pháp luật thuộc ngành Luật kinh tế chứ không phải là một ngành luật độc lập. quan  
niệm này đặc biệt được cổ vũ bởi sự ra đời của văn bản Luật Thương mại 1997, đạo  
luật về thương mại đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Trong quá trình xây dựng Luật Thương  
mại 1997, dự kiến rằng luật này sẽ thay thế cho Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Tuy  
nhiên, do phạm vị điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 quá hẹp từ khái niệm về hành  
vi thương mại và hoạt động thương mại dẫn đến nó không đủ sức bao quát các hoạt  
động kinh tế thuộc pháp vi điều chỉnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1980.  
Sự không tương thích trong các quy định của pháp luật thương mại trước  
khi được thống nhất. Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, một hợp đồng được xem  
5 Xem Nguyễn Quang Quýnh (1967), Dân Luật, quyền 1, Viện Đại học Cần Thơ 1967.  
3
là hợp đồng kinh tế nếu như tha mãn 3 điều kiện6: (1) Chủ thể của hợp đồng phải là  
giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh,  
(2) hình thức của hợp đồng phải là văn bản hoặc tài liệu giao dịch, (3) Nội dung của  
hợp đồng là thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng  
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các tha thuận khác có mục đích kinh doanh. Như  
vậy, xét về nội dung, một hợp đồng kinh tế có nội dung đa dạng song xét về chủ thể,  
hình thức, chúng lại rất hẹp. Trong khi đó, với quy định của Luật Thương mại 1997,  
chủ thể và hình thức được mở ra khá rộng rãi nhưng lại hẹp về nội dung. Về chủ thể,  
Luật thương mại điều chỉnh quan hệ giữa “thương nhân với thương nhân hoặc thương  
nhân với các bên liên quan”7. Về hình thức, hợp đồng thương mại có thể được lập bằng  
văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Như vậy chủ thể và hình thức hợp đồng mở rộng  
hơn so với quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Tuy vậy, nội dung hợp đồng  
thương mại lại khá hạn hẹn do khái niệm hoạt động thương mại chỉ giới hạn trong 3  
nhóm hoạt động gồm: (2) mua bán hàng hoá, (2) cung ứng dịch vụ thương mại và (3)  
hoạt động xúc tiến thương mại8. Chính vì lý do không thống nhất này nên đã xảy ra tình  
trạng có những hợp đồng là hợp đồng thương mại (theo nghĩa được điều chỉnh bởi Lut  
Thương mại 1997) nhưng lại không phải là hợp đồng kinh tế (vì không thoả mãn yêu  
cầu về chủ thể và hình thức) nên phải được coi là hợp đồng dân sự và giải quyết theo  
thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Ngược lại, có những hợp đồng là hợp đồng kinh tế  
nhưng không phải là hợp đồng thương mại dù các bên tham gia hợp đồng đều có mục  
đích lợi nhuận (dụ hợp đồng xây dựng do hoạt động xây dựng chưa được thừa nhận  
là hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 1997). Sự trớ trêu này đã kéo dài hơn  
10 năm sau đó dẫn đến hệ quả Luật Thương mại 1997 hiếm khi được toà án tham chiếu  
trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng có mục đích kinh doanh.  
3. Sthng nht ca Luật tư và vị trí ca Luật Thương mại trong luật tư tại Vit  
Nam  
Sự thống nhất của Luật tư ở Việt Nam. Năm 2005 được đánh dấu là một năm  
quan trọng trong lập pháp về Luật tư tại Việt Nam với sự ra đời của hai đạo luật quan  
trọng: Blut Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Hai đạo luật này cùng có hiệu  
lực từ ngày 1.1.2006. Đồng thời với việc hai đạo luật này có hiệu lực thì Pháp lệnh Hợp  
đồng kinh tế 1989 cũng hết hiệu lực sau hơn 15 năm tồn tại và gây không ít rắc rối cho  
6 xem các Điều 1 và Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế 1989  
7 Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 1997  
8 Khoản 2 điều 5 Luật Thương mại 1997  
4
hệ thống pháp luật tư. Sự kiện này đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong việc thống  
nhất luật tư tại Việt Nam. Blut Dân sự 2005 chính thức được xem là đạo luật gốc khi  
xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này bao gồm các quan hệ dân sự, hôn nhân và  
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động9. Đồng thời, Luật Thương mại 2005 xác  
định Blut Dân sự sẽ được áp dụng đối với các Hoạt động thương mại không được  
quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác10. Như vậy, trong lĩnh vực luật  
tư, quan niệm luật kinh tế và luật dân sự là hai ngành luật độc lập đã dần được nới lỏng  
hơn, thậm chí trong các trường luật, môn học luật thương mại được hình thành, thay thế  
cho môn học Luật kinh tế.  
Một số thành tựu khi thống nhất luật tư. Từ các quy định của Luật Thương  
mi 2005, có thể nhận thấy các điểm nổi bật sau đây:  
Thứ nhất: mở rộng khái niệm hoạt động thương mại đến mức cao nhất, theo đó  
mọi hoạt động có mục đích sinh lợi đều được xem là hoạt động thương mại. Đây mà  
một quan niệm tiến bộ đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Khái niệm này tương thích  
với các quy định của UNCITRAL và luật pháp của nhiu nước trên thế giới.  
Thứ hai, nguyên tắc Luật chung (lex specialis) và luật chuyên ngành (lex  
generalis) của truyền thống luật lục địa được áp dụng trong các hoạt động thương mại.  
Bộ luật Dân sự và các luật điều chỉnh các hoạt động thương mại chuyên ngành khác là  
quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Các luật chuyên ngành như luật kinh doanh bất  
động sản, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán… được ưu tiên áp dụng trước,  
nếu không có quy định thì áp dụng luật thương mại. Trường hợp Luật thương mại cũng  
không có quy định thì áp dụng Blut Dân s.  
Thứ ba, ngoài việc sửa đổi Blut Dân sự và Luật thương mại, việc xây dựng  
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 với việc thống nhất các thủ tục giải quyết tranh chấp dân  
sự và tranh chấp kinh doanh thương mại đã góp phần mạnh mẽ hơn cho việc thống nhất  
luật tư. Người ta không phải bận rộn với câu hỏi là tranh chấp kinh tế hay tranh chấp  
dân sự để làm cơ sở xác định cơ quan tài phán thích hợp: Tòa kinh tế hay Tòa dân sự.  
Vấn đề hy án do xác định sai tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh tế dẫn đến sai về  
thủ tục tụng dân sự và tố tụng kinh tế không còn xảy ra nữa.  
9 Điều 1 Blut Dân s2005  
10 Khoản 3 điều 4 Luật Thương mại 2005  
5
4. Mt svấn đề cn sửa đổi trong phn chung ca Luật thương mại Vit Nam  
2005  
Sửa đổi quy định về thương nhân. Luật thương mại thường tập trung giải quyết  
hai vấn đề then chốt: thương nhân và hành vi thương mại. Cụ thể hơn, luật này quy định  
các điều kiện để trở thành thương nhân và các hành vi thương mại của thương nhân.  
Luật thương mại Việt Nam hiện hành dường như chưa có sự đầu tư tương xứng cho các  
quy định về thương nhân. Nhiều quy tắc về thương nhân còn mâu thun. Ví dụ điều 6  
Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân phải đăng ký kinh doanh song điều 7 của  
Luật này lại quy định thương nhân không đăng ký kinh doanh vẫn phải chịu sự điều  
chỉnh của Luật thương mại. Quy định này cho thấy sự xung đột giữa việc, một mặt chỉ  
thừa nhận thương nhân về pháp lý (phải đăng ký kinh doanh) nhưng mặt khác lại cho  
phép thương nhân thực tế tồn tại (không đăng ký kinh doanh vẫn phải chịu sự điều chỉnh  
của Luật thương mại). hướng sửa đổi sắp tới cần bãi bỏ quy định về đăng ký kinh doanh  
là một trong những dấu hiệu của thương nhân và chỉ cần quy định đấy là nghĩa vụ trong  
những trường hợp nhất định.  
Cần tái bổ sung khái niệm hành vi thương mại và bỏ khái niệm hoạt động  
thương mại. Như đoạn trên đây đã đề cập, luật thương mại có nội dung điều chỉnh về  
thương nhân và hành vi thương mại. Luật Thương mại 1997 có cả hai khái niệm “hành  
vi thương mại” và “hoạt động thương mại”. Tuy nhiên, cách định nghĩa hai khái niệm  
này khá lòng vòng, không rõ nghĩa nên cần sửa đổi. Đáng tiếc để sửa đổi quy định khá  
lòng vòng này, Luật Thương mại 2005 lại chọn cách bỏ đi khái niệm hành vi thương  
mại thay vì khái niệm hoạt động thương mại. Khi không quy định về hành vi thương  
mại và nội hàm của hành vi thương mại đã dẫn đến hệ quả khó xử lý đối với các giao  
dịch có tính hỗn hợp: một bên thực hiện hành vi thương mại có mục đích sinh lợi với  
bên kia không có mục đích sinh lợi. Ví dụ giữa thương nhân với các tổ chức phi thương  
mại (trường học, bệnh viện công chẳng hạn). Giới hạn khái niệm hoạt động là không  
phù hợp trong tình huống này.  
Cần có cách xử lý phù hợp với việc lựa chọn luật thương mại áp cho những  
giao dịch hỗn hợp. Giao dịch hỗn hợp là loại giao dịch giữa một bên có hoạt động  
thương mại với bên kia không thực hiện hoạt động thương mại. Theo triết lý thông  
thường, luật thương mại chỉ dành cho thương nhân mà không áp dụng cho người không  
phải là thương nhân. Chính vì thế Luật Thương mại 2005 quy định đối với các giao dịch  
này, Luật thương mại được áp dụng trong trường hợp bên không phải là thương nhân,  
6
không có mục đích kiếm lời khi giao dịch với thương nhân chọn luật thương mại để áp  
dụng. Như vậy vô hình trung quy định này đã đi ngược lại với quyền tự do hợp đồng,  
cho phép bên không phải là thương nhân áp đặt việc chọn luật lên bên thương nhân  
cùng tham gia giao kết hợp đồng. Luật thương mại nên được sửa đổi theo hướng trao  
quyền tha thuận chọn luật cho các bên tham gia hợp đồng thương mại.  
5. Li kết  
Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Luật thương mại Việt Nam đã dần dần  
chiếm lĩnh được vị thế quan trọng trong hệ thống luật tư. Nó trở thành đạo luật quan  
trọng cho nhánh luật chuyên biệt điều chỉnh về hoạt động thương mại và các hành vi  
thương mại. Nó cũng trở thành mt xích nối kết quan trọng giữa các luật điều chỉnh các  
hoạt động thương mại chuyên ngành với Blut Dân sự. Tuy vậy, như đã phân tích trên  
đây, một số nội dung thuộc phần chung của Luật Thương mại 2005 cần tiếp tục được  
điều chỉnh để luật này thực sự đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ thương mại của  
thương nhân với thương nhân và thương nhân với các bên có liên quan.  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989  
2. Luật Thương mi 1997  
3. Luật Thương mi 2005  
4. Blut Dân s2005  
5. Blut Dân s2015  
6. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.  
7. Ngô Huy Cương (2015) Giáo trình Luật thương mại, phần chung và thương nhân,  
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.  
8. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.  
7
9. Nguyễn Như Phát (2001), Luật kinh tế - My kinh nghim và bài hc từ nước ngoài,  
Tp chí Khoa hc pháp lý s1/2001  
10. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạn Thọ (1972), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, tập 1,  
Trang 30  
11. Nguyễn Quang Quýnh (1967), Dân Luật, quyền 1, Viện Đại học Cần Thơ 1967  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 494 trang Thùy Anh 18/05/2022 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hội thảo Luật thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfhoi_thao_luat_thuong_mai_viet_nam_trong_thoi_ky_hoi_nhap.pdf