Chế độ trách nhiệm hữu hạn trong luật doanh nghiệp năm 2014 - Lợi cho ai, thiệt cho ai?

KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019  
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM HỮU HꢀN  
TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014  
- LꢁI CHO AI, THIỆT CHO AI?  
ThS. Nguyễn Thị Liệu(*)  
Tóm tắt  
Chế độ trách nhiệm hữu hạn (TNHH) trong kinh doanh được đặt ra không những để  
bảo vệ chủ sở hữu doanh nghiệp, các nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn lao đối  
với doanh nghiệp. Và nó đã được kiểm chứng bằng lịch sử. Vào năm 1811, ở Mỹ, bang New  
York ban bố luật về tính TNHH dành cho các công ty sản xuất. Ban đầu, những người Anh đã  
châm biếm luật lệ này vì nó giới hạn trách nhiệm để bảo vệ doanh nhân và đẩy rủi ro cho chủ  
nợ – những người làm ăn với công ty. Song, chỉ trong một thời gian ngắn, người Anh đã phải  
nhìn nhận lại vấn đề vì nhờ có luật này mà tiền vốn lớn đã đổ về New York. Ngày nay, tính  
trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh kia lại càng trở nên phổ biến ở rất nhiều nước trên thế  
giới trong đó có Việt Nam. Bài viết sau đây xin phép được phân tích rõ hơn đến độc giả bản  
chất của trách nhiệm hữu hạn, phân biệt trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn trong  
kinh doanh. Qua đó, với các bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp (Startup) thành công, bài viết rất  
mong được định hướng giúp các bạn lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.  
1. Một sꢂ vấn đề lý luận về chế độ trách  
nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu doanh  
nghiệp trong kinh doanh  
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phát  
sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh  
nghiệp trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết  
góp vào doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn  
giản, khi nói đến chế độ TNHH là nói đến  
trách nhiệm của nhà đầu tư vào doanh  
nghiệp đối với các khoản nợ của doanh  
nghiệp. Nghĩa là TNHH dùng để bảo vệ chủ  
sở hữu doanh nghiệp nhưng sẽ không bảo  
đảm tuyệt đối quyền lợi của các chủ nợ, đối  
tác khách hàng của doanh nghiệp. Suy rộng  
hơn, chế độ TNHH giới hạn quyền của chủ  
nợ doanh nghiệp đối với chỉ những tài sản  
của chính doanh nghiệp đó mà thôi, chứ  
không có quyền đối với những tài sản cá  
nhân của người góp vốn (chủ sở hữu), giám  
đốc, hay những người tham gia khác như  
người lao động, nhà cung ứng, hay khách  
hàng của doanh nghiệp.  
Trong kinh doanh, một chủ đầu tư sẽ  
phải chịu trách nhiệm hữu hạn hoặc trách  
nhiệm vô hạn về thanh toán các khoản nợ và  
các nghĩa vụ tài chính khác phát sinh. Tuy  
nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào việc chủ  
đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào  
để kinh doanh.  
Theo từ điển Tiếng việt: “trách nhiệm”  
là phần việc được giao, phải đảm bảo làm  
tròn, nếu làm không tốt thì phải gánh chịu  
hậu quả; “hữu hạn” là có giới hạn nhất  
định. Suy ra, có thể hiểu, “trách nhiệm hữu  
hạn” là việc một chủ thể chỉ phải làm một  
việc nào đó trong một giới hạn nhất định.  
Trách nhiệm hữu hạn trong kinh  
doanh là trách nhiệm tài sản theo đó chủ đầu  
tư được giới hạn trách nhiệm thanh toán các  
(*) Ging viên khoa Kinh tế,, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nng  
Trách nhiệm vô hạn của chủ doanh  
nghiệp trong kinh doanh là trách nhiệm tài  
67  
09/2019  
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG  
sản mà theo đó chủ đầu tư phải chịu trách  
nhiệm bằng toàn bộ tài sản . Đối với chủ sở  
hữu thì có khả năng huy động vốn vay lớn  
hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh, tạo được  
sự tin tưởng với đối tác, khách hàng. Tuy  
nhiên, chủ sở hữu sẽ không có sự phân tán  
rủi ro từ chủ sở hữu này sang chủ nợ, không  
khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn trực  
tiếp vào kinh doanh.. nhiều người sẽ không  
dám đầu tư vào các kĩnh vực kinh doanh  
mạo hiểm. Đối với người chủ nợ, đối tác sẽ  
có khả năng thu hồi vượt quá tài sản còn lại  
đầu tư vào kinh doanh của chủ sở hữu vì  
chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng  
cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh.  
Suy ra, sự khác biệt lớn nhất giữa trách  
nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn trong  
kinh doanh là mức độ rủi ro của chủ sở hữu  
doanh nghiệp và chủ nợ (đối tác) của doanh  
nghiệp. Cụ thể:  
với chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên,  
chủ sở hữu công ty TNHH 2 thành viên trở  
lên, các thành viên của công ty Cổ phần,  
thành viên góp vốn của công ty hợp danh.  
Về chủ thể: Chủ thể chịu TNHH đối  
với các khoản nợ trong kinh doanh của  
doanh nghiệp là thành viên của công ty nhà  
nước, công ty TNHH, công ty cổ phần,  
thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.  
Về phạm vi tài sản thực hiện nghĩa vụ:  
Tài sản thực hiện nghĩa vụ đó là tài sản mà  
chủ sở hữu doanh nghiệp đã góp hoặc cam  
kết góp vào doanh nghiệp. Tài sản của chủ  
sở hữu độc lập và có sự phân tách rõ ràng  
với tài sản của doanh nghiệp.  
Về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa  
vụ: Thời điểm bắt đầu thực hiện chế độ  
TNHH là khi các chủ sở hữu doanh nghiệp  
được xác lập tư cách thành viên của doanh  
nghiệp. Tư cách thành viên của doanh  
nghiệp được xác lập khi họ góp vốn hoặc  
mua lại phần vốn góp của các thành viên  
khác trong doanh nghiệp hoặc hưởng thừa  
kế mà người để lại di sản thừa kế là thành  
viên của doanh nghiệp. Và khi đã là thành  
viên của doanh nghiệp, các chủ sở hữu  
doanh nghiệp này được pháp luật ghi nhận  
và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cơ bản.  
Một trong những nghĩa vụ cơ bản đó là  
thanh toán các khỏan nợ đến hạn và các  
nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi tài sản  
mà các chủ sở hữu doanh nghiệp đã góp  
hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp.  
Nếu bạn muốn hạn chế rủi ro cho chính  
bạn - chủ sở hữu doanh nghiệp thì sự lựa  
chọn ưu việt nhất là chế độ trách nhiệm hữu  
hạn. Tuy nhiên, chế độ TNHH đồng thời  
cũng giảm một phần niềm tin với đối tác về  
khả năng trả nợ của chủ doanh nghiệp.  
Nếu bạn chấp nhận chịu rủi ro nhưng  
đổi lại là sự tin tưởng từ đối tác về khả năng  
trả nợ của bạn - chủ doanh nghiệp thì sự lựa  
chọn ưu việt nhất chính là chế độ trách  
nhiệm vô hạn.  
2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện  
hành về chế độ trách nhiệm hữu hạn của  
chủ sở hữu doanh nghiệp  
Về thời điểm chấm dứt việc thực hiện  
nghĩa vụ: Thời điểm chấm dứt việc thực  
hiện nghĩa vụ khi doanh nghiệp chấm dứt  
họat động (Giải thể, phá sản) thì đồng nghĩa  
với việc quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu  
doanh nghiệp cũng chấm dứt.  
2.1. Chế đꢀ trách nhiệm hữu hꢁn  
trong Luật doanh nghiệp năm 2014  
Theo quy định Điều 47, Điều 73, Điều  
110, Điều 172 của Luật doanh nghiệp năm  
2014 có hiệu lực bắt đầu từ ngày  
01/07/2015, chế độ TNHH được quy định  
68  
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019  
2.2. Ưu điểm vꢂ hꢁn chế của chế đꢀ  
trách nhiệm hữu hꢁn với các chủ thể trong  
kinh doanh  
vay vào cương vị người giám sát các giám  
đốc của doanh nghiệp, một nhiệm vụ mà họ  
có thể ở vào vị trí thực hiện tốt hơn so với  
các thành viên khác của doanh nghiệp .Các  
ngân hàng, khi cho doanh nghiệp vay vốn  
phải tăng cường nghiệp vụ giám sát sử dụng  
tiền vay, do vậy hiệu quả của toàn bộ nền  
kinh tế có cơ hội được nâng cao bởi sự gia  
tăng của cơ chế tự giám sát đan xen giữa các  
doanh nghiệp như vậy. Điều này cũng sẽ  
hạn chế tình trạng “công ty ma”, sử dụng  
mô hình công ty để lừa đảo.  
a. Ưu điểm  
Thứ nhất, trong chế độ TNHH thì tài  
sản của chủ đầu tư độc lập và có sự tách biệt  
rõ ràng với tài sản của doanh nghiệp nên nó  
tạo ra sự phân tán, chuyển dịch rủi ro kinh  
doanh từ người góp vốn đầu tư trực tiếp  
sang các chủ nợ và các đồng chủ sở hữu  
trách nhiệm về các khỏan nợ và các nghĩa  
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong  
phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.  
Thứ hai, chế độ TNHH tạo ra sự  
thuận lợi từ việc huy động vốn góp từ các tổ  
chức, cá nhân khác nhau. Chế độ TNHH có  
thể kích thích việc thu hút vốn đầu tư, khai  
thông nguồn vốn dư thừa (từ tích trữ vàng,  
ngoại tệ, gửi tiết kiệm…) trong xã hội để  
giúp doanh nghiệp kinh doanh. Thực tế, các  
nhà đầu tư luôn mong muốn đầu tư vốn vào  
doanh nghiệp nhưng không muốn phó thác  
toàn bộ vận mệnh của mình cho rủi ro. Với  
chế độ TNHH, rủi ro sẽ được hạn chế trong  
khoản vốn góp thành lập doanh nghiệp, do  
đó các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn. Nhà đầu tư  
cũng không cần phải quan tâm đến hành vi  
và khả năng thanh toán của các thành viên  
khác trong doanh nghiệp, bởi nhà đầu tư  
không phải chịu trách nhiệm liên đới, như  
đối với các thành viên khác trong một hộ gia  
đình hoặc trong các nhóm kinh doanh giản  
đơn, các doanh nghiệp không có chế độ  
trách nhiệm hữu hạn.  
Thứ tư, chế độ TNHH sẽ khuyến khích  
các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mạo  
hiểm từ đó đảm bảo cân đối trong cơ cấu  
nền kinh tế.  
b. Hꢁn chế  
Thứ nhất, chế độ TNHH hạn chế trong  
việc huy động vốn vay vì khả năng huy  
động vốn vay bị giới hạn trong phạm vi số  
vốn đầu tư vào kinh doanh và nhỏ hơn tổng  
số tài sản của chủ sở hữu.  
Thứ hai, do chế độ TNHH nên uy tín  
trước đối tác, đối tác của doanh nghiệp phần  
nào cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lí sợ rủi ro  
của đối tác khi hợp tác. Thứ ba, nó chịu sự  
điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn chế  
đô trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh.  
3. Thực tiễn Việt Nam và một sꢂ bình  
luận  
3.1. Thꢃc tiễn Việt Nam  
Việt Nam là một nước đang phát triển  
và đang xây dựng nền kinh tế thị trường  
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặt trong bối  
cảnh Việt Nam mới gia nhập WTO, khi nền  
kinh tế thế giới còn nhiều biến động thì việc  
các nhà đầu tư lựa chọn cho mình những  
bước đi “chậm mà chắc để tạo những nền  
tảng nhất định” cũng là một điều dễ hiểu.  
Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam lựa  
Thứ ba, chế độ TNHH có một chức  
năng quan trọng nhưng tinh tế hơn và kém  
rõ rệt hơn đồng thời cũng là lợi thế – đó là,  
thông qua dịch chuyển rủi ro kinh doanh từ  
các chủ sở hữu doanh nghiệp sang những  
người cho vay, TNHH đưa những người cho  
69  
09/2019  
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG  
chọn lọai hình doanh nghiệp gắn liền chế độ  
TNHH như: Công ty cổ phần, Công ty  
TNHH và bước đầu đã mang lại cái nhìn  
khả quan về một hướng đi đúng, linh hoạt  
và an toàn cho thương nhân Việt Nam.  
Hiện nay, rất nhiều các công ty lớn của  
Việt Nam lựa chọn chế độ TNHH cho chủ  
sở hữu doanh nghiệp như: Công ty TNHH  
Samsung electronics Việt Nam, công ty cổ  
phần Tập đoàn Vingroup, công ty cổ phần ô  
tô Trường Hải, công ty cổ phần sữa  
Vinamilk, công ty cổ phần FPT, công ty cổ  
phần Tập đoàn Hoà Phát, công ty cổ phần  
đầu tư Thế giới di động, công ty cổ phần  
hàng không Vietjet, công ty cổ phần Tập  
đoàn vàng bạc đá quý Doji, các công cổ  
phần của Viettel....Lý giải điều này cũng rất  
dễ hiểu vì công ty cổ phần là loại hình  
doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có  
quyền phát hành trái phiếu và cổ phiếu trên  
thị trường chứng khoán của Việt Nam và  
không giới hạn số lượng chủ sở hữu doanh  
nghiệp. Quy định này giúp loại hình Công ty  
cổ phần sẽ dễ dàng huy động vốn nhanh  
chóng từ các nhà đầu tư.  
doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh;  
Công ty TNHH 1 thành viên; công ty  
TNHH 2 thành viên, Công ty Cổ phần.  
Quan điểm cá nhân của bài viết về 5 loại  
hình doanh nghiệp này như sau: “Mỗi một  
loại hình doanh nghiệp được ví như những  
món ăn trên bàn tiệc. Việc nhà đầu tư lựa  
chọn món ăn nào là quyền của mỗi nhà đầu  
tư đó miꢀn sao nó phù hợp với sở thích và  
túi tiền của mỗi nhà đầu tư”. Mỗi loại hình  
doanh nghiệp gắn liền với chế độ TNHH  
hay trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh thì  
cũng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất  
định. Trách nhiệm vô hạn tạo ra sự an toàn  
và tin tưởng hơn cho đối tác của doanh  
nghiệp nhưng đồng nghĩa nó sẽ đặt các nhà  
đầu tư, các chủ sở hữu doanh nghiệp trước  
nguy cơ và mức độ rủi ro cao. Còn TNHH  
cũng có hai mặt của nó. Một mặt, nó hạn  
chế mức độ rủi ro cho các nhà đầu tư, các  
chủ sở hữu doanh nghiệp, kích thích việc  
thu hút vốn nhưng mặt khác, nó sẽ đẩy rủi  
ro này cho các chủ nợ- đối tác của doanh  
nghiệp, kéo theo đó uy tín của doanh nghiệp  
cũng sẽ một phần bị ảnh hưởng. Tuy nhiên,  
so với chế độ trách nhiệm vô hạn thì trong  
thời buổi nền kinh tế thế giới nói chung và  
Việt Nam nói riêng còn nhiều biến động,  
việc lựa chọn chế độ TNHH trong kinh  
doanh vẫn được coi là một giải pháp an toàn  
của rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam hiện  
nay. Câu hỏi đặt ra, bạn sẽ vận dụng tính  
linh hoạt trong kinh doanh như thế nào để  
phát huy những ưu điểm và hạn chế của chế  
độ TNHH luôn là vấn đề đặt ra với các chủ  
sở hữu doanh nghiệp hiện nay?  
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa  
và nhỏ ở Việt Nam thì đa phần các nhà đầu  
tư đều lựa chọn loại hình Công ty TNHH  
một thành viên hoặc Công ty TNHH từ 2  
thành viên trở lên. Đây cũng là loại hình  
doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam  
hiện nay. Bởi với mô hình quản trị ở công  
ty TNHH, có giới hạn về số lượng chủ sở  
hữu thì chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ dễ quản  
lý cũng như dễ đưa ra các quyết định quan  
trọng của Công ty hơn so với Công ty cổ  
phần.  
4. Kết luận  
3.2. Mꢀt số bꢄnh luận  
Bài viết xin kết thúc bằng một vài gợi ý  
cá nhân cho các bạn trẻ nếu muốn Startup  
thành công: Với một bạn trẻ, bước vào  
Theo quy định pháp luật Việt Nam  
hiện hành, có 5 loại hình doanh nghiệp:  
70  
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019  
khởi nghiệp, một trong những phân vân nhất  
cuả các bạn chính là nên thành lập công ty  
của mình theo hình thức nào. Hình thức  
doanh nghiệp của một công ty rất quan  
trọng, không những nó phân định quyền lợi,  
nghĩa vụ của các các bạn khi kinh doanh mà  
còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng  
đi và tầm nhìn của công ty. Chắc chắn , các  
bạn phải quan tâm đến 4 yếu tố chính khi  
lựa chọn một loại hình doanh nghiệp để  
kinh doanh: một là trách nhiệm cá nhân, hai  
là thuế, ba là khả năng dꢀ dàng sang  
nhượng, bổ sung, thay thế chủ sở hữu mới  
của doanh nghiệp và bốn là kỳ vọng, sức thu  
hút với nhà đầu tư. Không có loại hình  
doanh nghiệp nào là tối ưu hoàn toàn và  
cũng không có loại hình doanh nghiệp nào  
là không có nhược điểm. Đặt trong thế các  
bạn là người trẻ, số vốn vừa phải, kinh  
nghiệm quản lý vừa phải, cá nhân bài viết  
nghĩ các bạn nên thành lập công ty TNHH  
trước, rồi sau đó dần lên kế hoạch chuyển  
đổi thành công ty cổ phần. Thành lập công  
ty TNHH tại Việt Nam khá đơn giản, mô  
hình tổ chức và cơ cấu quản lý của loại hình  
này lại gọn nhẹ rất phù hợp cho các bạn trẻ  
khởi nghiệp vì thời kỳ này, bạn đang phải  
tập trung nhiều vào các hoạt động kinh  
doanh, phát triển công ty. Khi công ty của  
các bạn đã phát triển tốt, xác định đi được  
đúng hướng, muốn mở rộng quy mô, các  
bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi công ty của  
mình sang hình thức công ty cổ phần để huy  
động và tăng vốn nhanh hơn từ các nhà đầu  
tư tiềm năng. Đó chắc chắn là một hướng đi  
sáng suốt, linh hoạt cho các bạn trẻ khi  
bước vào kinh doanh.”  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1].Luật doanh nghiệp năm 2014.  
[2].Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký  
doanh nghiệp.  
[3].Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ  
sung một số điều Nghị định  
78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm  
2015 của Chính phủ về đăng ký doanh  
nghiệp.  
[4].Website:  
71  
pdf 5 trang Thùy Anh 17/05/2022 1320
Bạn đang xem tài liệu "Chế độ trách nhiệm hữu hạn trong luật doanh nghiệp năm 2014 - Lợi cho ai, thiệt cho ai?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfche_do_trach_nhiem_huu_han_trong_luat_doanh_nghiep_nam_2014.pdf