Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
ĐỊNH MỨC VIỆC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI CHẤP HÀNH VIÊN
Nguyễn Văn Nghĩa *
Hoàng Thị Thanh Hoa**
* TS. Tổn ucu Thi hà̉h á̉ dẩ sự, Bộ Tư pháp.
** ThS. Chấp hà̉h viể, Cơ quả Thi hà̉h á̉ dẩ sự Tp. Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Tóm tắt:
Trong hoạt động thi hành án dân sự, chấp hành viên có vai trò đặc biệt
quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả của công tác thi hành án.
Việc hoàn thiện định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên
còn là một trong những cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước phân bổ
chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự hàng năm phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn; mức độ hoàn thành chỉ tiêu thi hành án dân sự cũng là một
trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xếp loại
công chức hàng năm đối với chấp hành viên. Do đó, hoàn thiện các quy
định của pháp luật về định mức phân công công việc phù hợp, khoa học
cho chấp hành viên sẽ đảm bảo việc phân công công việc hợp lý, tăng
tính chủ động của chấp hành viên trong công việc, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
Từ khóa: Chấp hành viên, thi
hành án dân sự, việc thi hành án
dân sự, định mức việc thi hành
án dân sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài
Biên tập
Duyệt bài
: 16/12/2020
: 06/01/2021
: 08/01/2021
Article Infomation:
Abstract:
In civil judgment enforcement activities, the executors play a particularly
important role, decisive to effective judgment execution. Improvements of
theciviljudgmentenforcementnormsforexecutorsisalsooneofthegrounds
for the state agencies to allocate annual civil judgment enforcement quotas
and tasks in accordance with requirements of practice; The fulfillment of
civil judgment enforcement quotas is also one of the criteria for assessment
of task completion and annual ranking for the executors. Therefore, the
improvements of the law provisions on appropriate work assignment norms
for executors is to ensure the reasonable assignment of tasks, increase the
activeness of the executors, thereby contributing to improving the efficiency
of civil judgment enforcement.
Keywords: Executor;
civil
judgment enforcement, civil
judgment enforcement case;
civil judgment enforcement
norm.
Article History:
Received
Edited
: 16 Dec. 2020
: 06 Jan. 2021
: 08 Jan. 2021
Approved
việc có liên quan đến công tác THADS1. Với vị
trí trung tâm của hoạt động THADS2, chấp hành
viên có vai trò quyết định đối với hiệu quả thi
hành án; do đó, việc xác định hợp lý định mức
công việc đối với chấp hành viên là một vấn đề
cần thiết.
Theo quy định của khoản 9 Điều 3 Luật
THADS năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều năm 2014 (Luật THADS), cách
xác định số lượng “việc thi hành án” dựa trên
số lượng “quyết định thi hành án”. Quyết định
thi hành án (chủ động hoặc theo yêu cầu) là
1. Khái niệm định mức việc thi hành án dân
sự đối với chấp hành viên
Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động
nhằm đảm bảo các bản án, quyết định về dân
sự của Tòa án và các quyết định khác được thi
hành theo đúng quy định của pháp luật. Thực
hiện nhiệm vụ quan trọng này, không ai khác
ngoài lực lượng nòng cốt, chủ lực là chấp hành
viên (Điều 17, Điều 21 và Điều 25 Luật sửa đổi,
bổ sung điều của Luật THADS năm 2014) và
sự tham gia một phần từ lực lượng thừa phát lại
thông qua chủ trương xã hội hóa một số công
1. Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về việc thi hành Luật THADS.
2. Xem thêm: ThS. Đinh Duy Bằng, Một số vấn đề về quyền hạn của chấp hành viên, http://tcdcpl.moj.gov.vn/
qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=341, truy cập ngày 17/10/2018.
80
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
một văn bản do Thủ trưởng cơ quan THADS
có thẩm quyền ký ban hành để thi hành một
hoặc nhiều khoản trong các bản án, quyết định
được thi hành theo thủ tục THADS. Quyết
định của Thủ trưởng cơ quan THADS là căn
cứ pháp lý đầu tiên trong hồ sơ thi hành án chủ
động hoặc hồ sơ thi hành án theo yêu cầu3 (đều
là bút lục số 01) và là căn cứ để chấp hành viên
lập hồ sơ, ban hành các quyết định về THADS
để tổ chức thi hành (Điều 36 Luật THADS,
Điều 6, 7, 8 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP).
Dưới góc độ ngữ pháp tiếng Việt, “việc
THADS” là một từ ghép của từ “việc” và từ
“THADS”. “Việc” theo từ điển tiếng Việt có
nghĩa là cái phải làm, nói về mặt công sức bỏ
ra; hoặc cái làm hàng ngày theo nghề và được
trả công; hoặc đây là một từ có tác dụng danh
hóa một hoạt động, một sự việc xảy ra (cùng với
từ, hoặc tổ hợp từ hay cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ
đứng sau làm thành một tổ hợp có chức năng)4.
“THADS” là hoạt động đảm bảo thực hiện đầy
đủ, kịp thời bản án, quyết định về dân sự có hiệu
lực thi hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy
định5. Từ đó, có thể hiểu, việc THADS là các
loại việc được Nhà nước trao cho chấp hành
viên, thừa phát lại thực hiện nhằm đảm bảo
thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định về
dân sự có hiệu lực thi hành theo trình tự, thủ
tục pháp luật quy định. Theo Từ điển tiếng Việt,
“định mức” được hiểu là mức quy định về lao
động, thời gian, vật liệu, v.v… để hoàn thành
một công việc hay sản phẩm6.
chấp hành viên là mức quy định số lượng việc
THADS mà mỗi chấp hành viên phải thi hành
trong một đơn vị thời gian nhất định theo trình
tự, thủ tục được pháp luật quy định.
2. Thực trạng định mức việc THADS đối với
chấp hành viên
Một là, số lượng chấp hành viên chưa
tương thích với số lượng việc thi hành án dân
sự phải thi hành.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục
THADS, trong 03 năm (từ 2018 đến năm 2020)
tổng số việc và tiền phải thi hành của các cơ quan
THADS đều tăng cao, cụ thể: năm 2018, tổng
số việc phải thi hành của các cơ quan THADS
trong cả nước là 914.083 việc, tương ứng với
số tiền phải thi hành là 178.628 tỷ đồng7; năm
2019, tổng số việc phải thi hành là 959.508 việc
tương ứng với số tiền là 273.748 tỷ đồng8; năm
2020, tổng số phải thi hành là 885.833 việc
tương ứng với số tiền trên 293.869 tỷ đồng.
Có thể thấy, số lượng việc và tiền phải
thi hành án ngày càng tăng cao về số lượng và
giá trị, tính chất các vụ việc phải thi hành án
ngày càng phức tạp9, trong khi đó số lượng chấp
hành viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc
THADS.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục
THADS Bộ Tư pháp, số lượng chấp hành viên
THADS trong 03 năm gần đây như sau: năm
2018, có 4.112 chấp hành viên, gồm 17 chấp
hành viên cao cấp, 1.173 chấp hành viên trung
cấp, 2.922 chấp hành viên sơ cấp; năm 2019, có
4.138 chấp hành viên10 (tăng 26 chấp hành viên
Từ phân tích nêu trên, theo chúng tôi có
thể hiểu, “Định mức việc THADS” đối với
3. Điều 30 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục
về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS.
4. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, năm 2003, tr. 1115.
5. Bùi Đức Tiến, Luận án tiến sỹ: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS ở Việt Nam, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018, tr. 31-32.
6. Hoàng Phê, Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng, năm 1997; tr. 325.
7. Tổng số phải thi hành bằng tổng số thụ lý trừ đi số vụ việc ủy thác thi hành án.
8. Báo cáo số 234/BC-TKDLCN ngày 12/10/2020 của Trung tâm thống kê, Quản lý dữ liệu và ꢀng dụng công
nghệ thông tin, Tổng cục THADS về kết quả THADS 12 tháng năm 2020 (tháng 9 năm 2020).
9. Báo cáo số 157/BC-TCTHADS ngày 27/6/2019 của Tổng cục THADS tổng kết các nội dung, nhiệm vụ liên
quan đến công tác cải cách tư pháp từ năm 2015 đến nay; mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030, tr. 21-22.
10. Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục THADS, Báo cáo số 698/BC-TCCB ngày 10/10/2019 về công tác tổ chức
cán bộ của hệ thống THADS từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/9/2019.
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
81
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
so với năm 2018), trong đó có 29 chấp hành viên
cao cấp (chiếm khoảng 0,7%), 1.460 chấp hành
viên trung cấp (chiếm khoảng 35,3%), 2.649
chấp hành viên sơ cấp (chiếm khoảng 64%);
năm 2020, có 4.099 chấp hành viên11 (giảm 39
chấp hành viên so với năm 2019), trong đó có
34 chấp hành viên cao cấp (chiếm 0,8%), 1382
chấp hành viên trung cấp (chiếm 33,7%) và
2683 chấp hành viên sơ cấp (chiếm 65,5%).
hệ thống THADS là 9.288 biên chế13 (trong đó,
Tổng cục THADS 175 biên chế; các cơ quan
THADS địa phương 9.113 biên chế), giảm
200 biên chế so với năm 2018; năm 2020,
số lượng biên chế được phân bổ cho toàn hệ
thống THADS là 9.088 biên chế14 (trong đó,
Tổng cục THADS 172 biên chế; các cơ quan
THADS địa phương 8.916 biên chế), giảm 201
biên chế so với năm 2019.
Tỷ lệ bình quân số việc THADS phải thi
hành trên mỗi chấp hành viên cụ thể như sau:
năm 2018 là 222 việc, tương ứng với số tiền 43
tỷ đồng/ chấp hành viên/năm; năm 2019 là 232
việc, tương ứng với số tiền 66 tỷ đồng/ chấp hành
viên/năm; năm 2020 là 216 việc, tương ứng với
72 tỷ đồng/ chấp hành viên /năm. Nếu tính tỷ lệ
bình quân số việc THADS mỗi chấp hành viên
thụ lý mỗi năm trong 03 năm qua (từ năm 2018
đến hết năm 2020) là 223 việc (tương ứng với số
tiền là 60 tỷ đồng/ chấp hành viên/năm.
Thực trạng nêu trên đã đặt ngành THADS
đứng trước sức ép rất lớn về tình trạng quá tải
trong công việc, đặc biệt là đối với chấp hành
viên ở những tỉnh, thành phố có lượng việc
THADS lớn. Do đó, nghiên cứu để đưa ra
định mức công việc phù hợp làm căn cứ phân
công công việc cho chấp hành viên một cách
khoa học để tổ chức thi hành có hiệu quả bản
án, quyết định đang là yêu cầu cấp bách đặt ra
đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh
vực THADS trước yêu cầu cải cách tư pháp,
cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Tình trạng một số cơ quan THADS thiếu
biên chế để bố trí công việc theo đề án vị trí
việc làm dẫn đến nhiều cơ quan THADS đang
chịu áp lực rất lớn do số lượng việc THADS
phải thi hành tăng lên nhanh chóng (cả về
số việc cũ năm trước chuyển sang và số việc
THADS thụ lý mới) với tính chất ngày càng
phức tạp hơn và giá trị thi hành lớn, đặc biệt
lớn. Trong khi đó, thực hiện Nghị quyết số 39-
NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/
TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả, yêu cầu hệ thống THADS
từ năm 2016 đến năm 2021 phải cắt giảm 10%
biên chế so với năm 2015. Năm 2015, toàn hệ
thống THADS được giao 9.957 biên chế, đến
năm 2020, được giao 9.088 biên chế, đã giảm
869 biên chế so với năm 2015. Riêng trong 03
năm từ năm 2018 đến năm 2020, trung bình
mỗi năm số biên chế phân bổ cho cả hệ thống
THADS giảm 190 biên chế.
Hai là, số lượng biên chế phân bổ ngày
càng giảm.
Việc tinh giản biên chế nói chung cũng ảnh
hưởng đến số lượng công việc của chấp hành
viên. Theo quy định tại Thông tư số 03/2017/
TT-BTP, chấp hành viên được các thư ký giúp
việc trong thực hiện các trình tự, thủ tục trong
công tác THADS, thi hành án hành chính
(THAHC). Trên thực tế, nhiều chấp hành viên
không có thư ký giúp việc, chấp hành viên vừa
Theo thống kê của Tổng cục THADS,
năm 2018, số lượng biên chế được phân bổ
cho toàn hệ thống THADS là 9.488 biên chế12
(trong đó, Tổng cục THADS 175 biên chế;
các cơ quan THADS địa phương 9.313 biên
chế), giảm 169 biên chế so với năm 2017; năm
2019, số lượng biên chế được phân bổ cho toàn
11. Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục THADS, Báo cáo số 945/TCCB ngày 12/10/2020 về công tác tổ chức cán
bộ của hệ thống THADS từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/9/2020.
12. Theo Quyết định số 521/QĐ-BTP ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
13. Theo Quyết định số 2473/QĐ-BTP ngày 01/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
14. Theo Quyết định số 2724/QĐ-BTP ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
82
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
làm nhiệm vụ giải quyết án, vừa làm thêm nhiều
công việc hành chính khác như làm các loại báo
cáo, hoàn thiện giấy tờ, sổ sách,... dẫn đến quá
tải trong công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả tổ
chức thi hành án.
viên sơ cấp được giao thi hành việc THADS
đơn giản, giá trị phải thi hành không lớn. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào chính
thức giải thích khái niệm việc THADS đặc biệt
phức tạp, phức tạp, hoặc đơn giản, có giá trị thi
hành lớn hoặc không lớn. Hơn nữa, trong quá
trình tổ chức thi hành án, tính chất khó thi hành
hoặc dễ thi hành đối với mỗi việc THADS lại
có thể chuyển hóa lẫn nhau, tùy thuộc vào yếu
tố khách quan, thái độ hợp tác hoặc chống đối
của đương sự. Trên thực tế, những việc THADS
phức tạp, giá trị phải thi hành lớn thường tập
trung ở những thành phố lớn, như thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,…
nhưng những địa bàn này lại chưa có đủ số
lượng ngạch chấp hành viên cao cấp tương ứng
với số lượng việc THADS khó khăn, phức tạp.
Nhiều Cục THADS vẫn chưa có người đủ điều
kiện, tiêu chuẩn để thi tuyển, bổ nhiệm vào
ngạch chấp hành viên cao cấp. Mặc dù các tỉnh,
thành phố lớn thường có số lượng chấp hành
viên đông đảo hơn, nhưng cũng không đủ số
lượng chấp hành viên để phân công công việc
THADS tương ứng với yêu cầu từng ngạch
chấp hành viên, đặc biệt là ngạch chấp hành
viên cao cấp.
Ba là, cơ cấu tỷ lệ giữa các ngạch chấp
hành viên còn chênh lệch khá lớn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật
THADS, chấp hành viên là người được Nhà
nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án,
quyết định theo quy định. Chấp hành viên có
ba ngạch là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành
viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp. Tiêu
chuẩn, năng lực và kinh nghiệm công tác ứng
với mỗi ngạch chấp hành viên khác nhau là
khác nhau. Theo quy định của Điều 3 và Điều 5
Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017
của Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số
ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công
chức chuyên ngành THADS, chấp hành viên
cao cấp là công chức có chuyên môn nghiệp
vụ THADS, THAHC cao nhất, trực tiếp tổ
chức thi hành, đôn đốc thi hành những vụ việc
THADS, THAHC đặc biệt phức tạp, có liên
quan đến các ngành, các cấp, các địa phương
hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền
của Cục THADS; chấp hành viên trung cấp,
là công chức chuyên môn nghiệp vụ THADS,
THAHC, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc
thi hành các vụ việc THADS, THAHC phức
tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc
thi hành án liên quan đến nhiều địa phương
thuộc thẩm quyền của Cục THADS, Chi cục
THADS; chấp hành viên sơ cấp, là công chức
chuyên môn nghiệp vụ THADS, THAHC, có
trách nhiệm trực tiếp tổ chức THADS, đôn
đốc THAHC đối với những vụ việc đơn giản,
lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị
không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục
THADS, Chi cục THADS.
Ngoài ra, với số lượng biên chế và định
biên của số lượng chấp hành viên hiện có cũng
rất khó để Thủ trưởng các cơ quan THADS
phân công công việc theo đúng tiêu chí các
ngạch chấp hành viên ứng với tính chất của
việc THADS. Các cơ quan THADS cũng
không có đủ thông tin để dự báo được trong
năm công tác, quý hoặc tháng công tác sẽ có
bao nhiêu các loại việc THADS khác nhau
phát sinh. Số lượng việc THADS, đặc biệt là
việc THADS theo yêu cầu lại còn tùy thuộc
vào thời điểm yêu cầu của đương sự mới có
căn cứ để ra quyết định thi hành án. Do vậy, để
bảo đảm tính ổn định trong hoạt động THADS
và kịp thời tổ chức thi hành bản án, quyết định
theo đúng trình tự, thủ tục thời gian theo quy
định của pháp luật THADS, Thủ trưởng các
cơ quan THADS địa phương thường lựa chọn
cách phân công công việc cho chấp hành viên
theo địa bàn hành chính hơn là theo tính chất
của việc THADS, trừ trường hợp việc THADS
thực sự rõ ràng là lớn, khó khăn, phức tạp và
Quy định trên đã thể hiện mối quan hệ
giữa các ngạch chấp hành viên với tính chất của
việc THADS. Ví dụ, chấp hành viên cao cấp
được giao thi hành việc THADS đặc biệt phức
tạp, trên phạm vi địa bàn hành chính rộng lớn,
việc THADS có yếu tố nước ngoài; chấp hành
viên trung cấp được giao thi hành việc THADS
phức tạp, giá trị phải thi hành lớn; chấp hành
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
83
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
đơn vị có đủ số lượng ngạch chấp hành viên
cao cấp hoặc trung cấp để phân công tổ chức
thi hành những loại việc THADS này.
quy định mức trần nhưng về nguyên tắc, trách
nhiệm, quyền lợi, mức lương, phụ cấp của các
ngạch chấp hành viên như nhau là ngang nhau,
các yêu cầu từ các quy phạm pháp luật phải thực
hiện cũng như nhau15. Như vậy, chấp hành viên
thi hành 100 việc/năm cũng cơ bản giống như
chấp hành viên thi hành cao hơn rất nhiều lần, ví
dụ 500, 700, 1000… việc/năm. Số lượng công
việc nhiều chắc chắn phải chịu rủi ro nhiều, thời
gian thì có hạn không thể kéo dài; trình tự, thủ
tục, trách nhiệm pháp lý đã được luật hóa. Mặc
dù những sai sót trong quá trình tổ chức thi hành
án có thể đó là lỗi vô ý, lỗi do khách quan (ví dụ,
số lượng, áp lực công việc nhiều dẫn đến không
thể thực hiện được các thủ tục thi hành án đúng
thời gian luật định…)16. Vậy, cơ chế nào để bảo
vệ chấp hành viên khi những rủi ro, những vi
phạm đó là do quá tải công việc? Đây cũng
chính là một “khoảng trống” trong việc bảo vệ
chấp hành viên, bảo vệ tính công bằng, tính hợp
lý cũng như đánh giá đúng năng lực, hiệu quả
công tác và bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm
cho chấp hành viên.
Hiện nay, thực tế việc phân công công
việc THADS cho chấp hành viên ở các Chi cục
THADS chủ yếu phân theo địa bàn hành chính,
dựa vào tổng số chấp hành viên của đơn vị và
tổng số xã, phường, thị trấn hoặc bình quân số
lượng bản án, quyết định trên từng đơn vị hành
chính cấp xã để phân công phụ trách địa bàn cho
chấp hành viên. Tuy nhiên, tiêu chí dựa vào tính
chất phức tạp, khó khăn hoặc đơn giản của mỗi
bản án, quyết định hoặc mỗi loại việc THADS
để phân công cho phù hợp với từng ngạch chấp
hành viên là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu,
tổng kết, đánh giá. Mục đích của việc ban hành
tiêu chí để phân công công việc nhằm vừa bảo
đảm tính công bằng trong sử dụng lao động, vừa
bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động THADS.
3. Kiến nghị hoàn thiện quy định về định
mức công việc đối với chấp hành viên
Một là, nghiên cứu quy định “mức trần”
công việc đối với mỗi chấp hành viên. Trong
quá trình tổ chức thi hành án, pháp luật quy định
rất nhiều trình tự, thủ tục yêu cầu chấp hành
viên phải thực hiện nhưng vẫn chưa có kết quả
đánh giá một cách chính xác, khoa học và cụ thể
về khoảng thời gian cần thiết để chấp hành viên
thực hiện hiệu quả mỗi trình tự, thủ tục thi hành
án. Ngoài ra, khả năng mỗi ngạch chấp hành
viên khác nhau (chấp hành viên cao cấp, chấp
hành viên trung cấp, chấp hành viên sơ cấp)
trung bình mỗi năm thi hành được bao nhiêu
việc THADS (việc THADS đơn giản, phức tạp,
trọng điểm, điển hình…) cũng khác nhau nên
cần có sự khảo sát, đánh giá. Khi chưa có các
kết quả, đánh giá nêu trên rất khó để quy định
“mức trần” cho chấp hành viên một năm phải
thực thi bao nhiêu vụ việc thi hành án, qua đó
giao chỉ tiêu nhiệm vụ THADS, biên chế cũng
như đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và
năng lực của chấp hành viên. Mặc dù chưa có
Do đó, cần có sự tổng hợp, nghiên cứu một
cách có hệ thống theo quy định về vị trí việc làm
của chấp hành viên, qua đó đánh giá được đúng
những công việc mà chấp hành viên phải thực
hiện, thời gian và công sức bỏ ra cho mỗi việc
THADS. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật, đặc biệt là những ưu điểm, tiến
bộ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào các
quy trình, thủ tục THADS, cải cách, đổi mới,
tinh gọn quy trình, thủ tục THADS. Từ đó, định
lượng được tổng số việc THADS mà mỗi chấp
hành viên có thể thực hiện được và hoàn thành
tốt trong một năm công tác. Trường hợp phải
thực hiện nhiều hơn số lượng bình quân thì có
cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên tăng
lương, phụ cấp trách nhiệm hoặc cơ chế giảm
thiểu trách nhiệm, rủi ro cho người thực hiện và
trường hợp bằng hoặc ít hơn con số trung bình
thì phải yêu cầu trách nhiệm cao hơn,…
15. Đặng Đình Quyền, Luận án tiến sỹ luật học: “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt
Nam”, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012, tr. 154-156.
16. ThS. Đinh Duy Bằng và ThS. Hoàng Thị Thanh Hoa, Phát huy vai trò chủ động của chấp hành viên,
góc nhìn từ quyền hạn, https://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx-
?ItemID=908, ngày đăng: 23/10/2018.
84
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Hai là, đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức
của hệ thống THADS. Hệ thống tổ chức bộ máy
cơ quan THADS cần được đổi mới, sắp xếp lại
theo hướng: sáp nhập những đơn vị có số lượng
việc thi hành án nhỏ, ít để giảm sự cồng kềnh
của tổ chức bộ máy; ngược lại, cần tăng biên
chế nhằm bổ sung đủ cơ cấu vị trí việc làm, bổ
sung cho những đơn vị bị cắt giảm nhiều biên
chế trong 5 năm qua, đặc biệt là cho những đơn
vị có việc THADS tăng cả về số lượng công
việc, tính chất phức tạp và giá trị thi hành lớn.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 123/2016/
NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Do đó, cần
có văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
THADS trực thuộc Bộ Tư pháp cho phù hợp
với yêu cầu tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức
bộ máy của Tổng cục thuộc Bộ theo quy định
mới của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.
Ba là, khảo sát thực tiễn tổng số thời gian
thực hiện mỗi quy trình thi hành án. Rà soát
lại tổng thể thời gian cần thiết để thực hiện
quy trình THADS hiệu quả, từ đó điều chỉnh
số việc THADS mỗi chấp hành viên phải thi
hành hàng năm, hàng tháng để bảo đảm tính
khả thi. Trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện các
quy định pháp luật về quyền, quyền hạn, trách
nhiệm của chấp hành viên để đảm bảo việc áp
dụng pháp luật thiết thực, hiệu quả; tách bạch
rõ ràng về mặt quy định liên quan đến quyền
hạn của chấp hành viên và điều luật quy định
về nhiệm vụ, trách nhiệm của chấp hành viên17.
Theo đó, quy định xác lập “quyền” đối với
chấp hành viên thì chấp hành viên có quyền
thực hiện trong mức độ, hạn định mà quy phạm
pháp luật cho phép; quy định giao “nhiệm vụ,
trách nhiệm” cho chấp hành viên thì buộc chấp
hành viên phải tuân theo, thực hiện theo đúng
trình tự, thủ tục và trong khoảng thời gian quy
định, nếu không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đủ, không kịp thời thì phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật tùy thuộc vào ý
thức trách nhiệm, mức độ lỗi, hậu quả và các
nguyên nhân (chủ quan, khách quan).
Bốn là, xây dựng chế độ, chính sách làm
thêm giờ, ngoài giờ linh hoạt đối với chấp hành
viên, đặc biệt là ở những đơn vị có số lượng việc
THADS lớn khi cần phải tăng thời gian để giải
quyết án ở những đơn vị trọng điểm, nhiều việc
thi hành án phải thi hành.
Năm là, đổi mới công tác tổ chức cán bộ
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực. Cần chú trọng giải pháp về công tác
tổ chức cán bộ như ưu tiên tăng biên chế cho hệ
thống THADS, tăng tỷ lệ chấp hành viên trong
tổng số biên chế và điều chỉnh hợp lý tương
quan tỷ lệ giữa các ngạch chấp hành viên, theo
hướng cần tăng số lượng và tỷ lệ ngạch chấp
hành viên cao cấp, bảo đảm mỗi Cục THADS
có ít nhất từ 01 đến 02 chấp hành viên trở lên
phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ thi
hành án; tăng cường công tác biệt phái, luân
chuyển, điều động,... một cách hợp lý và phù
hợp để chấp hành viên có nhiều cơ hội học hỏi
kinh nghiệm, vững vàng hơn về chuyên môn
nghiệp vụ; xây dựng chính sách đãi ngộ hợp
lý về nơi ở, phụ cấp, nâng lương, nâng ngạch,
quy hoạch, ưu tiên trong công tác bổ nhiệm đối