Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
BẢO ĐẢM TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG QUY TRÌNH  
XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM  
Lê Thị Thiều Hoa*  
*ThS. Trưởng ban Ban Nghiên cứu pháp luật Hành chính - Nhà nước, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Công khai, minh bạch là những thành tố quan trọng của một nền quản trị  
quốc gia hiệu quả và là yêu cầu không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện  
dân chủ trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong nhà  
nước pháp quyền, pháp luật là tối thượng, là cơ sở của tổ chức và hoạt  
động của nhà nước; do đó, pháp luật phải bảo đảm tính công khai, minh  
bạch, khả thi và hiệu quả. Tại Việt Nam, yêu cầu xây dựng hệ thống pháp  
luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch và có tính ổn định  
cao luôn luôn được đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những điều  
kiện cần thiết và quan trọng là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch  
ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  
Từ khóa: Công khai, minh bạch;  
nhà nước pháp quyền; quy trình  
xây dựng, ban hành văn bản quy  
phạm pháp luật.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 05/7/2021  
: 15/8/2021  
: 18/8/2021  
Article Infomation:  
Abstract:  
Publicity and transparency are the ones of the important components for  
an effective national governance and are indispensable requirements to  
ensure the implementation of democracy in the rule of law state of the  
people, by the people and for the people. Under the rule of law, the law  
is paramount, stablishing a ground for the organization and operation of  
the state; therefore, the law should ensure the publicity, transparency,  
feasibility and effectiveness. In Vietnam, the requirement to develop a  
unified, synchronous, feasible, open, transparent and highly stable legal  
system has always been required. For this goal, one of the necessary and  
important conditions is to ensure publicity and transparency right in the  
process of development and promulgation of legal documents.  
Keywords: Transparency; the rule  
of law; process of development  
and promulgation of legal  
documents.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 05 Jul. 2021  
: 15 Aug. 2021  
: 18 Aug. 2021  
Approved  
1. Khái niệm công khai, minh bạch và sự  
cần thiết phải bảo đảm công khai, minh  
bạch trong quy trình xây dựng, ban hành  
văn bản quy phạm pháp luật  
phát triển các lý thuyết về quản trị nhà nước  
thì các khái niệm này ngày càng được sử  
dụng rộng rãi và có nội hàm mở rộng hơn.  
Theo đó, công khai không chỉ là sự “mở” về  
thông tin mà còn là sự “mở” về việc người  
dân được quyền tiếp cận các thông tin do  
Nhà nước cung cấp. Minh bạch có hàm  
nghĩa rộng hơn, nghĩa là không những phải  
công khai mà còn thể hiện tính tin cậy, nhất  
quán, dễ hiểu, dễ tiếp cận của thông tin, tính  
1.1. Khái niệm  
Công khai được hiểu là “không giấu diếm,  
bí mật mà cho mọi người cùng biết”1. Còn  
minh bạch là “sáng rõ, rành mạch”2. Công  
khai, minh bạch không phải là những khái  
niệm mới, nhưng cùng với sự hình thành và  
1 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 346.  
2 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr.1037.  
Số 17(441) - T9/2021  
21  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
rõ ràng, không khuất tất, không khó khăn  
trong quá trình cung cấp thông tin. Đặc biệt,  
minh bạch luôn gắn liền với trách nhiệm của  
người cung cấp thông tin, không chỉ là sự  
sẵn sàng chia sẻ thông tin mà còn phải đảm  
bảo các điều kiện cho mọi người đều có khả  
năng tiếp cận được thông tin, là sự sẵn sàng  
tham gia trao đổi, giải trình một cách thẳng  
thắn, trung thực về các vấn để xung quanh  
thông tin được cung cấp. Có trách nhiệm,  
mới có xu hướng công khai và đảm bảo các  
điều kiện cho công khai, và nhờ vậy, mới tạo  
ra được sự minh bạch.  
Như vậy, có thể hiểu, bảo đảm công khai,  
minh bạch trong quy trình xây dựng văn bản  
quy phạm pháp luật (VBQPPL) chính là việc  
cơ quan, người có thẩm quyền trong khuôn  
khổ quy định của pháp luật có trách nhiệm  
tạo cơ hội, điều kiện cho các cá nhân, tổ chức  
được biết, được hiểu, được tiếp cận, được  
tham gia ý kiến, trao đổi thông tin về các nội  
dung có liên quan trong suốt quá trình xây  
dựng và ban hành VBQPPL.  
dung để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước  
chính là việc Nhân dân tham gia xây dựng và  
hoàn thiện pháp luật. Với bản chất của một  
nhà nước của dân, do dân, vì dân, pháp luật  
phải thể hiện được ý chí của Nhân dân, phản  
ánh trung thực ý chí của Nhân dân. Muốn  
vậy, trước hết, người dân cần được biết, được  
tiếp cận thông tin, được có ý kiến, được tham  
gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật  
và Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm  
quyền đó bằng cách tạo ra và vận hành một  
cơ chế công khai, minh bạch để thu hút được  
sự tham gia của người dân có hiệu quả. Ỏ  
đây cũng cần hiểu người dân tham gia với tư  
cách là người chủ quyền lực chứ không phải  
là một thiết chế tư vấn được hỏi đến khi Nhà  
nước thấy cần thiết.  
Thứ hai, bảo đảm công khai minh bạch để  
VBQPPL khi ban hành tạo được đồng thuận  
xã hội, từ đó mà nâng cao được hiệu quả  
trong tổ chức thi hành.  
Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng  
chính sách, soạn thảo văn bản không được  
công khai minh bạch thì người dân không  
biết được các dự định của chính sách và khi  
văn bản được ban hành sẽ dễ gây sốc cho  
xã hội. Các chủ thể chịu sự tác động (trực  
tiếp hoặc gián tiếp) của văn bản không sẵn  
sàng cho việc thực thi pháp luật và điều đó  
sẽ khiến cho việc tổ chức thi hành pháp luật  
không đạt được hiệu quả như mong muốn.  
Quá trình xây dựng pháp luật là một quá  
trình phức tạp, phải giải quyết rất nhiều các  
mâu thuẫn, xung đột lợt ích của các nhớm lợi  
ích khác nhau trong xã hội. Hơn ai hết, người  
dân, đặc biệt các đối tượng chịu sự tác động  
trực tiếp hoặc gián tiếp của văn bản sẽ biết  
được và dự đoán được văn bản đó sẽ có tác  
động như thế nào đối với họ, đối với xã hội  
và các đối tượng khác có liên quan. Do vậy,  
khi một chính sách được các đối tượng chịu  
sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi,  
tranh luận trước khi thông qua sẽ tránh được  
các phản ứng tiêu cực từ xã hội, dễ tạo được  
1.2. Sự cần thiết phải bảo đảm công  
khai, minh bạch trong quy trình xây dựng  
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật  
Thứ nhất, bảo đảm công khai, minh  
bạch để người dân được thực hiện quyền  
hiến định.  
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, công dân  
có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã  
hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ  
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa  
phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện  
để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã  
hội; công khai và minh bạch trong việc tiếp  
nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của người  
dân. Quyền tham gia quản lý nhà nước được  
xem là quyền chính trị quan trọng nhất của  
công dân, bảo đảm cho công dân thực hiện  
quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội,  
“được biết, được bàn, được làm, được kiểm  
tra”. Quyền này được thực hiện dưới nhiều  
hình thức khác nhau, và một trong những nội  
22  
Số 17(441) - T9/2021  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
sự đồng thuận xã hội, góp phần đảm bảo hơn  
tính khả thi của các VBQPPL trong tổ chức  
thi hành.  
Thứ ba, bảo đảm công khai, minh bạch  
để kiểm soát, ngăn ngừa lợi ích nhóm trong  
xây dựng pháp luật, phòng ngừa tham nhũng  
chính sách.  
pháp luật phải tuân thủ. Theo quy định của  
Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015,  
việc xây dựng và ban hành VBQPPL phải  
bảo đảm tính minh bạch trong quy định của  
VBQPPL; bảo đảm công khai, dân chủ trong  
việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị  
của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình  
xây dựng, ban hành VBQPPL. Cụ thể hóa  
nguyên tắc này, Luật Ban hành VBQPPL  
năm 2015, Luật Sửa đổi, bổ sung 2020 và  
các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định  
một số nội dung như sau:  
- Một là, quy định rõ cá nhân, tổ chức, cơ  
quan được quyền tham gia ý kiến xây dựng  
VBQPPL và trách nhiệm của cơ quan có  
thẩm quyền là phải tạo điều kiện để cá nhân,  
cơ quan, tổ chức được tham gia ý kiến.  
Điều 6 Luật Ban hành VBQPPL năm  
2015 quy định một cách khái quát: Trong  
quá trình xây dựng VBQPPL, cơ quan, tổ  
chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo  
và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách  
nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức,  
cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây  
dựng VBQPPL, dự thảo VBQPPL, tổ chức  
lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động  
trực tiếp của VBQPPL. Căn cứ vào tính chất  
phức tạp của mỗi loại VBQPPL mà trình tự,  
thủ tục xây dựng, ban hành mỗi loại văn bản  
có thể có những điểm khác nhau, tuy nhiên  
việc bảo đảm cho cá nhân, tổ chức, cơ quan  
được tham gia góp ý vào các đề nghị xây  
dựng văn bản và dự thảo văn bản vẫn được  
xem là một yêu cầu xuyên suốt, có tính chủ  
động và bắt buộc trong toàn bộ quy trình từ  
giai đoạn lập đề nghị, phân tích chính sách  
cho đến giai đoạn soạn thảo, thẩm định, thẩm  
tra dự án, dự thảo VBQPPL.  
Hoạt động xây dựng pháp luật là một hoạt  
động bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau,  
và chủ yếu đều tập trung vào Chính phủ, do  
cơ quan của Chính phủ (các bộ, ngành) chịu  
trách nhiệm. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro:  
trong nhiều trường hợp việc soạn thảo chính  
sách bị chi phối bởi lợi ích nhóm, các toan  
tính cục bộ, đặc quyền, đặc lợi của bộ, ngành  
dẫn đến chính sách trở nên méo mó, lệch lạc,  
xa rời thực tiễn. Vì vậy, dưới góc độ kiểm  
soát, phòng ngừa sự chi phối bởi lợi ích  
nhóm và tham nhũng chính sách, việc bảo  
đảm công khai, minh bạch trong hoạt động  
xây dựng pháp luật sẽ là một nội dung hết  
sức quan trọng, như là một liều “vắc xin” để  
phòng, chống căn bệnh quan liêu, lạm quyền -  
căn bệnh cố hữu của những người nắm giữ  
quyền lực.  
2. Các quy định bảo đảm công khai, minh  
bạch trong quy trình xây dựng và ban  
hành văn bản quy phạm pháp luật  
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm  
2013, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015,  
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật  
Ban hành VBQPPL năm 2020 (Luật Sửa đổi,  
bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/  
NĐ-CP ngày 4/5/2016 của Chính phủ quy  
định chi tiết một số điều và biện pháp thi  
hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015  
(Nghị định số 34) đã có nhiều quy định nhằm  
mở rộng dân chủ, tăng cường công khai,  
minh bạch trong quá trình xây dựng và ban  
hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban  
hành VBQPPL năm 2015 xem việc bảo đảm  
công khai, minh bạch là một trong những  
nguyên tắc mà cơ quan và người làm công  
tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm  
Đặc biệt, Luật Ban hành VBQPPL năm  
2015 với việc thực hiện các quy định về phân  
tích chính sách, đánh giá tác động chính sách  
trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn  
bản đã khiến cho các “ẩn số” về sự xuất hiện  
của một chính sách mới trở nên minh bạch,  
Số 17(441) - T9/2021  
23  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
rõ ràng hơn khi được cơ quan lập đề nghị  
luận giải đầy đủ về mục tiêu, sự tác động  
và giải pháp thực hiện chính sách. Để tăng  
cường hơn nữa tính minh bạch của chính  
sách khi được đề xuất, trong giai đoạn này,  
cơ quan lập đề nghị phải đánh giá tác động  
của chính sách, xây dựng dự thảo báo cáo  
đánh giá tác động và có trách nhiệm lấy ý  
kiến góp ý, phản biện cả dự thảo báo cáo3.  
- Hai là, phân định khá đa dạng các đối  
tượng tham gia với mức độ tham gia khác  
nhau để tăng cường tính hiệu quả và thực  
chất cho hoạt động tham gia ý kiến xây  
dựng VBQPPL.  
cũng được khẳng định; đối với cá nhân, Luật  
cũng quy định rõ trách nhiệm bắt buộc lấy ý  
kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp  
của chính sách cả trong giai đoạn lập đề nghị  
và soạn thảo văn bản5. Các chuyên gia, nhà  
khoa học có thể được huy động tham gia vào  
các hoạt động trong giai đoạn lập đề nghị  
xây dựng văn bản như: tổng kết, đánh giá  
tình hình thi hành pháp luật; rà soát đánh giá  
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;  
khảo sát, điều tra xã hội học; tập hợp, nghiên  
cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế có liên  
quan đến các chính sách được đề xuất; đánh  
giá tác động của chính sách trong đề nghị  
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật6.  
Bên cạnh những quy định có tính chất  
tạo cơ hội mở cho sự tham gia rộng rãi của  
mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức nói chung,  
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 cũng  
chú trọng đến việc lấy ý kiến của một số đối  
tượng đặc thù; ví dụ, quy định trách nhiệm  
bắt buộc lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ  
Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp đối với  
các giải pháp thực hiện chính sách trong  
các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị  
định. Các Bộ nêu trên có trách nhiệm góp  
ý kiến bằng văn bản đánh giá về nguồn tài  
chính, nguồn nhân lực, sự tương thích với  
điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam  
là thành viên, về tính hợp hiến, hợp pháp,  
tính thống nhất của đề nghị xây dựng với hệ  
thống pháp luật;4 đối với tổ chức, vai trò của  
Phòng Thương mại và Công nghiệp (tổ chức  
đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh  
nghiệp) và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  
- Ba là, quy định rõ trách nhiệm của cơ  
quan nhà nước trong việc tạo ra các hình  
thức lấy ý kiến công khai, đa dạng, phong  
phú vào các giai đoạn khác nhau của quá  
trình xây dựng VBQPPL như: lấy ý kiến trực  
tiếp, gửi dự thảo văn bản đề nghị góp ý kiến,  
tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các  
phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp  
báo thông tin, hoặc tổ chức đối thoại trực  
tiếp về chính sách khi cần thiết7.  
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 yêu  
cầu đăng tải công khai hồ sơ, tài liệu có liên  
quan đến dự án, dự thảo VBQPPL trên Cổng  
thông tin điện tử của Quốc hội/ Chính phủ  
và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo  
để bất cứ ai quan tâm cũng có cơ hội chủ  
động tham gia ý kiến. Trong giai đoạn lập  
đề nghị, các tài liệu được đăng tải bao gồm  
báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động  
3 Khoản 3, khoản 5 Điều 85; Điều 86; khoản 3, Khoản 5 Điều 112; Điều 113 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.  
4 Khoản 2 Điều 36 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.  
5 Khoản 1 Điều 36; khoản 1 Điều 86, khoản 5 Điều 113; khoản 3 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 5 Điều 81;  
Điều 90, 91, Điều 97, Điều 101, Điều 114.  
6 Điều 11 Nghị định số 34.  
7 Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức họp báo thông tin về những chính  
sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để thu hút hơn nữa sự quan tâm của các đối tượng chịu sự tác  
động. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ  
trì soạn thảo tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết.  
24  
Số 17(441) - T9/2021  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
của chính sách trong đề nghị xây dựng văn  
bản8 với thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.  
Trong quá trình soạn thảo văn bản, tài liệu  
được đăng tải là toàn văn dự thảo văn bản  
và tờ trình trong thời gian ít nhất là 60 ngày  
(trừ những văn bản được ban hành theo trình  
tự, thủ tục rút gọn) để các cơ quan, tổ chức,  
cá nhân góp ý kiến9. Bên cạnh việc đăng tải  
toàn văn dự thảo văn bản, cơ quan lấy ý kiến  
cũng xác định nội dung lấy ý kiến phù hợp  
với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ  
thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; tập trung vào  
những chính sách lớn, quan trọng, trực tiếp  
ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân.  
Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý  
kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý  
lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã  
đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo  
văn bản đã được chỉnh lý10.  
- Bốn là, quy định rõ trách nhiệm của cơ  
quan lấy ý kiến trong việc tổng hợp, nghiên  
cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý11.  
Có thể nói rằng, khâu tiếp thu, phản hồi  
ý kiến của công dân, tổ chức là một thủ tục  
quan trọng thể hiện tính dân chủ, minh bạch  
trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đồng  
thời, thể hiện mối quan hệ thông tin hai chiều  
giữa chủ thể lấy ý kiến và chủ thể góp ý.  
Phản hồi không dừng lại ở việc chủ thể lấy  
ý kiến thông tin lại cho các đối tượng được  
lấy ý kiến về việc tổng hợp và tiếp thu, chỉnh  
lý dự thảo mà quan trọng hơn là giải thích lý  
do của việc tiếp thu hay không tiếp thu đó.  
Chính vì vậy, luật cũng quy định rất cụ thể  
việc cơ quan chủ trì lấy ý kiến phải đăng tải  
báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến trên Cổng  
thông tin điện tử trong đề nghị xây dựng  
VBQPPL và trong quá trình xây dựng dự  
thảo VBQPPL12. Thời gian đăng tải ít nhất  
là ba mươi ngày. Báo cáo giải trình việc tiếp  
thu ý kiến là một trong các tài liệu bắt buộc  
trong hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem  
xét, ban hành13.  
- Năm là, quy định rõ việc bảo đảm quyền  
tiếp cận VBQPPL của các cơ quan, tổ chức,  
cá nhân sau khi văn bản được ban hành.  
Sau khi VBQPPL được thông qua hoặc  
ký ban hành, cơ quan nhà nước, người có  
thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện một  
số hoạt động như: Công bố VBQPPL; đăng  
Công báo; đăng tải VBQPPL trên Cơ sở dữ  
liệu quốc gia về pháp luật và đưa tin trên  
phương tiện thông tin đại chúng14. Việc công  
bố, đăng Công báo, đăng tải đều phải được  
thực hiện trong thời hạn luật định, nhằm bảo  
đảm cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận  
được VBQPPL một cách công khai, minh  
bạch, kịp thời, từ đó mà giúp mọi người biết  
được quyền, nghĩa vụ của mình để có sự sẵn  
sàng cho việc thực thi đúng và đầy đủ các  
quy định của pháp luật.  
Tóm lại, với những nội dung nêu trên,  
có thể thấy rằng, về cơ bản, pháp luật hiện  
hành đã có nhiều quy định chặt chẽ, hợp  
8 Khoản 1 Điều 36.  
9 Khoản 1 Điều 57; khoản 4 Điều 81; khoản 2 Điều 97; khoản 2 Điều 101; khoản 2 Điều 105; khoản 2 Điều  
106; khoản 2 Điều 107; khoản 2 Điều 108 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.  
10 Khoản 1 Điều 57 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.  
11 Khoản 1 Điều 36, khoản 3 Điều 57, khoản 3 Điều 86 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.  
12  
Khoản 1 Điều 36; khoản 3 Điều 55; khoản 3 Điều 86; khoản 2 Điều 97, khoản 3 Điều 57 Luật Ban hành  
VBQPPL năm 2015.  
13 Ngoài ra, theo quy định tại Điều 36 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, cơ quan, tổ chức chủ trì  
soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận  
Tổ quốc Việt Nam, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của  
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.  
14 Điều 150 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.  
Số 17(441) - T9/2021  
25  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
lý nhằm bảo đảm và tăng cường tính công  
khai, minh bạch trong quy trình xây dựng  
và ban hành VBQPPL. Đây là những cơ  
sở pháp lý quan trọng góp phần tạo ra sự  
chuyển biến ngày càng tích cực hơn trong  
công tác xây dựng, ban hành VBQPPL, từ  
đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả  
của hoạt động quản trị nhà nước. Đây cũng  
là việc đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu đã được  
đặt ra trong các cam kết quốc tế mà Việt  
Nam đã tham gia ký kết và gia nhập, đó  
là: “Tăng cường tính minh bạch trong các  
quy trình ra quyết định, thúc đẩy đóng góp  
của công chúng vào các quy trình ra quyết  
định; Đảm bảo cho công chúng được tiếp  
cận thông tin một cách hiệu quả...15.  
3. Những hạn chế, bất cập về bảo đảm  
công khai, minh bạch trong thực hiện  
quy trình xây dựng văn bản quy phạm  
pháp luật  
Như đã phân tích ở trên, Luật Ban hành  
VBQPPL năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung  
năm 2020 được đánh giá là “bước tiến” của  
quá trình mở rộng dân chủ, về cơ bản đã bảo  
đảm tính công khai và minh bạch hóa quy  
trình xây dựng VBQPPL, tạo ra nhiều cơ  
hội cho cá nhân, tổ chức (đặc biệt là chuyên  
gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự tác  
động, cộng đồng doanh nghiệp) tham gia  
một cách thực chất và có ý nghĩa vào quy  
trình này. Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình  
xây dựng VBQPPL trên thực tế vẫn còn một  
số tồn tại, bất cập làm hạn chế phần nào các  
quy định tiến bộ của luật. Có thể nêu ra một  
số bất cập như sau:  
Việc đăng tải hồ sơ dự án luật trên các  
trang thông tin điện tử vẫn còn hình thức.  
Một số dự án luật chưa đăng tải đúng thời  
hạn theo quy định của Luật Ban hành  
VBQPPL năm 2015, đặc biệt là với các dự  
án luật đề nghị bổ sung vào chương trình.  
Theo một thống kê đã được thực hiện, khi  
rà soát một số dự thảo luật, pháp lệnh đã  
được lấy ý kiến trên website: duthaoonline.  
quochoi.vn (cập nhật ngày 20/8/2018) cho  
thấy, số lượng các ý kiến của người dân  
tham gia góp ý các dự thảo luật, pháp lệnh  
là rất ít (đa số chỉ có khoảng 10 đến 20 ý  
kiến); thậm chí có dự thảo luật không có ý  
kiến góp ý nào của người dân (Luật Đầu tư  
công, Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy  
định liên quan đến quy hoạch, Dự thảo Luật  
Kiến trúc…)16. Tại các cổng thông tin điện  
tử, tỷ lệ người tham gia đóng góp ý kiến  
còn thấp hơn, mỗi văn bản chỉ từ một đến  
hai ý kiến, thậm chí có văn bản không có  
ý kiến. Một trong những nguyên nhân của  
hạn chế này là do việc lấy ý kiến còn dàn  
trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Việc chỉ  
đăng tải toàn văn dự thảo (nhiều khi rất dài,  
rất “đồ sộ”) mà không nêu những vấn đề  
cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng  
lấy ý kiến, không có hướng dẫn cụ thể nên  
người dân rất khó tiếp cận, khó tham gia ý  
kiến. Bên cạnh đó, các phiên bản dự thảo  
khác nhau cũng không được đăng tải đầy  
đủ trên trang tin điện tử của cơ quan chủ trì  
soạn thảo. Vì thế, trong nhiều trường hợp,  
khi dự thảo được lấy ý kiến công khai là  
phiên bản khác, sau đó dự thảo được chỉnh  
sửa với nhiều thay đổi quan trọng nhưng lại  
không được công khai. Người dân (đặc biệt  
là các đối tượng chịu sự tác động) không thể  
biết được dự thảo nào mới là dự thảo cuối  
cùng trước khi trình ký? Việc không được  
biết sự thay đổi giữa các phiên bản dự thảo  
- Việc công khai thông tin thu hút sự  
tham gia của người dân thông qua hoạt  
động đăng tải dự thảo văn bản và các tài  
liệu có liên quan trên Cổng thông tin điện  
tử vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực  
sự có hiệu quả.  
15 Điều 13 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.  
16 Xem thêm: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2018), Tác động của dư luận xã hội đối với việc xây dựng  
pháp luật tại Việt Nam hiện nay, Đề tài NCKH cấp cơ sở (Chủ nhiệm: Lê Thị Thiều Hoa).  
26  
Số 17(441) - T9/2021  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
sẽ khiến cho tính minh bạch của quy trình  
soạn thảo bị giảm sút và mất ý nghĩa.  
hoạt động lấy ý kiến. Các cơ quan hầu hết chỉ  
tiếp thu, giải trình trong hồ sơ trình, hồ sơ gửi  
thẩm định, thẩm tra mà không đăng tải công  
khai nội dung này để cơ quan, tổ chức, cá  
nhân góp ý được biết. Đối với dự thảo Thông  
tư và VBQPPL địa phương, luật cũng không  
quy định trách nhiệm phải đăng tải công khai  
báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến.  
Trong nhiều trường hợp, hầu như rất khó  
tiếp cận các bản giải trình của cơ quan chủ trì  
soạn thảo. Vì vậy, các đối tượng góp ý không  
thể biết được ý kiến của mình được tiếp thu  
hay không, đặc biệt, là đối với những chính  
sách, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác  
nhau. Có thể nói, việc tiếp thu, phản hồi và  
giải trình đang là khâu hạn chế nhất trong  
quy trình minh bạch hóa hoạt động xây dựng  
pháp luật hiện nay. Chính sự “thờ ơ” trong  
tiếp thu, phản hồi ý kiến đã khiến người đóng  
góp ý kiến không cảm thấy được tôn trọng và  
giảm động lực tham gia góp ý. Điều này về  
lâu dài sẽ làm nản lòng những chủ thể có ý  
kiến và niềm tin của họ về sự minh bạch, cầu  
thị từ cơ quan hoạch định chính sách sẽ dần  
suy giảm.  
- Việc lấy ý kiến một số đối tượng đặc thù  
vẫn còn chưa mang lại hiệu quả mong muốn,  
còn bỏ sót nhiều đối tượng cần lấy ý kiến.  
Mặc dù Luật Ban hành VBQPPL năm  
2015 và nghị định hướng dẫn thi hành cũng  
đã tạo ra một cơ chế dân chủ và minh bạch để  
thu hút sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa  
học, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của  
văn bản trong từng giai đoạn của quy trình  
xây dựng pháp luật, nhưng việc lấy ý kiến  
các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp vẫn  
chưa đầy đủ và chưa tạo ra được các hình  
thức lấy ý kiến đa dạng, phù hợp. Chưa có cơ  
chế thật sự hiệu quả để mở rộng hơn sự tham  
gia của chuyên gia, nhà khoa học trong vai  
trò của người phản biện chính sách một cách  
thường xuyên và có chất lượng. Việc tham  
gia phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc  
Việt Nam vẫn còn khá mờ nhạt. Hiện nay,  
luật mới chỉ quy định việc thực hiện phản  
biện xã hội của Mặt trân Tổ quốc trong giai  
đoạn soạn thảo văn bản mà không phải được  
thực hiện ngay từ giai đoạn lập đề nghị xây  
dựng chính sách.  
- Một số trường hợp xây dựng và ban  
hành văn bản QPPL theo trình tự thủ tục rút  
gọn rất dễ bị bỏ qua thủ tục lấy ý kiến đối  
tượng chịu sự tác động trực tiếp.  
- Việc nghiên cứu, tiếp thu, phản hồi, giải  
trình ý kiến góp ý vẫn còn chưa được chú  
trọng đúng mức, chưa thực hiện nghiêm túc  
và bài bản 17.  
Để phục vụ cho hoạt động quản lý điều  
hành kịp thời, Luật Ban hành VBQPPL năm  
2015 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 cho  
phép được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn  
trong xây dựng và ban hành VBQPPL đối  
với một số trường hợp đặc biệt như trường  
hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về  
tình trạng khẩn cấp, trường hợp cấp bách để  
giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực  
tiễn… Điều này đồng nghĩa với việc văn bản  
đó sẽ không phải thực hiện quy trình phân  
tích chính sách trong giai đoạn lập đề nghị18.  
Trong giai đoạn soạn thảo, cơ quan chủ trì  
Mặc dù Luật Ban hành VBQPPL năm  
2015 đã quy định trách nhiệm của cơ quan  
chủ trì lấy ý kiến trong việc tiếp thu, phản  
hồi, giải trình ý kiến góp ý và đăng tải công  
khai nội dung tiếp thu giải trình, nhưng lại  
không quy định cụ thể về cách thức, nội  
dung, thời gian tiếp thu, phản hồi và các vấn  
đề khác có liên quan đến việc tiếp thu và  
phản hồi ý kiến. Việc tổng hợp ý kiến và giải  
trình, tiếp thu ý kiến đôi khi còn mang tính  
chủ quan của cơ quan chủ trì soạn thảo mà  
chưa xuất phát từ thực tiễn khách quan của  
17 Xem: Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo số 08/BC-BTP ngày 11/01/2019, tlđd, Hà Nội, tr.14.  
18 Đối với các văn bản phải thực hiện quy trình lập đề nghị.  
Số 17(441) - T9/2021  
27  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
soạn thảo cũng không bắt buộc phải tổ chức  
lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực  
tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân  
có liên quan về dự thảo văn bản. Thực tế  
cho thấy, quy định này rất dễ bị lạm dụng,  
đặc biệt đối với việc ban hành văn bản trong  
trường hợp “cần sửa đổi ngay để phù hợp  
với văn bản quy phạm pháp luật mới được  
ban hành”. Việc xây dựng VBQPPL theo  
trình tự, thủ tục rút gọn trong trường hợp này  
có thể làm mất đi cơ hội có ý kiến của các  
đối tượng chịu tác động và cũng khiến cho  
các quy định, chính sách được đánh giá chưa  
được kỹ càng, thận trọng, dễ dẫn tới các hệ  
quả thực tiễn không mong muốn. Trên thực  
tế, đã có quy định của VBQPPL ảnh hưởng  
đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh  
nghiệp. Ví dụ, một số nghị định quy định  
về điều kiện kinh doanh được đề xuất soạn  
thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn (với lý do  
để kịp thời hạn theo yêu cầu của Luật Đầu  
tư năm 2014); vì vậy, nhiều điều kiện kinh  
doanh bất hợp lý đã bị bỏ qua vì thiếu thời  
gian để cân nhắc, đánh giá kỹ càng. Việc áp  
dụng các quy định này gây ra vướng mắc,  
bất cập và cùng với một số vấn đề khác nảy  
sinh trong thực tiễn đã dẫn tới việc một số  
văn bản về điều kiện kinh doanh vừa được  
ban hành năm 2016 đã lại phải tiếp tục được  
đề xuất, sửa đổi năm 201819.  
từ yêu cầu tự thân của Nhà nước khi đang nỗ  
lực tạo ra những thành tố tích cực phục vụ  
cho một nền quản trị tốt và hiệu quả. Để đạt  
được mục tiêu đó một cách thực chất và hiệu  
quả, khi thực hiện quy trình xây dựng pháp  
luật, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp  
sau đây:  
- Đổi mới cách thức đăng tải nội dung  
đưa ra lấy ý kiến của người dân. Theo đó,  
các nội dung (ý tưởng xây dựng chính sách,  
quy định pháp luật và các vấn đề liên quan)  
đưa ra lấy ý kiến phải được thuyết minh và  
giải trình rõ ràng về mục tiêu, quan điểm,  
nội dung, các tác động của chính sách, dự  
thảo văn bản. Nếu có nhiều nội dung, phải  
xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm, nội  
dung có vướng mắc, các nội dung liên quan  
đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng trong  
xã hội và không được bỏ qua việc phân tích  
sự tác động của chính sách, dự thảo văn bản  
đối với các nhóm lợi ích liên quan.  
- Mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho  
người dân, công khai thông tin nhiều chiều,  
đồng thời khuyến khích người dân chủ  
động tìm kiếm thông tin. Hiện nay, việc  
công khai thông tin về chính sách, dự thảo  
văn bản pháp luật mới chỉ được thực hiện  
bằng cách đăng tải toàn văn dự thảo trên  
các cổng thông tin điện tử của Chính phủ,  
cơ quan chủ trì soạn thảo. Để mở rộng cơ  
hội tiếp cận thông tin cho người dân, cần  
thiết kế và đa dạng hoá các công cụ cung  
cấp thông tin, cách thức công khai thông tin  
(ví dụ có thể lấy ý kiến trên các trang báo  
điện tử với những câu hỏi ngắn, đơn giản,  
dễ hiểu; có thể nêu vấn đề chính sách, các  
vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau thay vì  
tung ra cả một dự thảo đồ sộ, chi tiết ). Các  
nội dung lấy ý kiến phải rõ ràng, thân thiện  
với người dân, tránh sử dụng các thuật ngữ  
quá chuyên môn làm khó người dân.  
4. Một số kiến nghị bảo đảm công khai,  
minh bạch trong quy trình xây dựng, ban  
hành văn bản quy phạm pháp luật  
Có thể khẳng định rằng, đổi mới và hoàn  
thiện quy trình xây dựng pháp luật theo  
hướng ngày càng bảo đảm dân chủ, công  
khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình  
luôn là một trong những mục tiêu mà Nhà  
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
hướng tới. Điều này không phải chỉ để thực  
hiện các cam kết quốc tế, mà còn xuất phát  
19  
VCCI: Tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật ban hành văn bản QPPL 2015, http://  
vibonline.com.vn/bao_cao/tong-hop-kho-khan-vuong-mac-trong-viec-thuc-hien-luat-ban-hanh-van-ban-  
qppl-2015.  
28  
Số 17(441) - T9/2021  
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT  
- Đa dạng hóa cách thức, phương pháp  
thu hút sự tham gia của người dân vào dự  
thảo văn bản. Với các đối tượng khác nhau  
cần có cách thức và phương pháp thu hút sự  
tham gia khác nhau; trong đó, đặc biệt chú  
trọng huy động sự tham gia của đối tượng  
chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và  
các chuyên gia, các nhà khoa học vào giai  
đoạn phân tích chính sách, đánh giá tác  
động chính sách, soạn thảo các dự thảo văn  
bản có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, có  
phạm vi tác động chủ yếu ở một số lĩnh vực  
ngành, nghề nhất định20. Đối với các đối  
tượng này, sẽ là hiệu quả hơn nếu tạo cho  
họ cơ hội được phản biện, được tham gia ý  
kiến thông qua các diễn đàn đối thoại trực  
tiếp và cả cơ chế phản biện theo yêu cầu.  
- Xây dựng cơ chế nghe, tiếp thu và phản  
hồi ý kiến một cách thường xuyên và có  
trách nhiệm. Để thu hút sự tham gia, phải  
có sự đối thoại chứ không phải là độc thoại.  
Thông tin phải mang tính chất hai chiều.  
Công chúng cũng phải có cơ hội tiếp cận  
nguồn thông tin đa chiều, thậm chí khác  
biệt hoàn toàn với ý kiến của cơ quan chủ  
trì soạn thảo. Các ý kiến tham gia phải được  
cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu cẩn  
trọng và có trách nhiệm. Việc tiếp thu hay  
không tiếp thu phải được giải trình rõ ràng,  
công khai và kịp thời trên chính các phương  
tiện, công cụ nhận ý kiến tham gia của  
người dân. Chỉ có sự phản hồi đầy đủ, công  
khai, rõ ràng, kịp thời thì công chúng mới  
thấy được ý kiến của họ được lắng nghe  
một cách thật sự, mới tạo lòng tin và sự tín  
nhiệm của nhân dân để lần sau họ lại tiếp  
tục quan tâm tham gia.  
chính sách, cơ quan quản lý với các đối  
tượng đại diện cho các nhóm lợi ích khác  
nhau chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính  
sách khi được ban hành. Tuy nhiên, việc tổ  
chức đối thoại trực tiếp với công chúng cần  
phải được tổ chức một cách thực chất, bài  
bản, lựa chọn hình thức phù hợp với từng  
loại đối tượng, tránh tính trạng tạo tâm lý  
e ngại, nể nang, cuối cùng lại tạo ra sự dân  
chủ hình thức và thiếu khách quan.  
- Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động tổ  
chức lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến  
của cơ quan chủ trì soạn thảo. Việc giám sát  
có thể được thực hiện bởi chính các cơ quan  
thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh.  
Các cơ quan này sẽ phải xem xét, đánh giá  
việc tổng hợp hoặc giải trình ý kiến của cơ  
quan soạn thảo, nếu thấy chưa đầy đủ hoặc  
ý kiến giải trình chưa xác đáng có thể trả  
lại hồ sơ đề nghị thực hiện lại quy trình.  
Việc giám sát cũng có thể được thực hiện  
bởi chính đối tượng tham gia ý kiến, nếu  
trong trường hợp đối tượng này nhận thấy  
cơ quan chủ trì soạn thảo chưa giải trình ý  
kiến của người góp ý. Để thực hiện được cơ  
chế giám sát này cũng cần quy định các địa  
chỉ để tiếp nhận ý kiến phản ánh của người  
dân và công khai việc giải quyết các kiến  
nghị đó21.  
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu  
quốc gia về pháp luật; nghiên cứu cơ sở dữ  
liệu về lịch sử lập pháp để đảm bảo lưu trữ,  
khai thác các thông tin liên quan đến quá  
trình xây dựng, ban hành các đạo luật, trong  
đó có các tài liệu liên quan đến các ý kiến  
phản biện, tham gia góp ý cũng như báo cáo  
giải trình, tiếp thu ý kiến đã được cơ quan  
chủ trì công bố trong hồ sơ trình dự án, dự  
Tạo ra các diễn đàn đối thoại trực tiếp  
giữa những nhà lãnh đạo, nhà hoạch định  
thảo văn bản quy phạm pháp luật  
20 Vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật, http://isee.org.vn/vi/blog /Article/ vai-  
tro-cua-cac-to-chuc-xa-hoi-trongqua-trinh-xay-dung-phap-luat, truy cập ngày 03/3/2021.  
21 Xem thêm: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2020), Trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà  
nước trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật - Thực trạng và giải pháp, Đề tài NCKH cấp Bộ, (Chủ  
nhiệm: Dương Bạch Long).  
Số 17(441) - T9/2021  
29  
pdf 9 trang Thùy Anh 18/05/2022 500
Bạn đang xem tài liệu "Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_dam_tinh_cong_khai_minh_bach_trong_quy_trinh_xay_dung_va.pdf