Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƢỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM
CHƢA HOÀN THÀNH
ThS. Đoàn Trọng Chỉnh
Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, cơ sở của trách nhiệm hình sự là sự vi phạm
trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, thể
hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế Nhà nước do luật
hình sự quy định. Dưới góc độ nghiên cứu, trong bài viết này tác giả làm rõ trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành đó là: trách nhiệm hình sự của người thực hành
trong giai đoạn chưa hoàn thành; trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong giai đoạn chưa hoàn thành;
trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong giai đoạn chưa hoàn thành và trách nhiệm của người tổ chức
trong giai đoạn chưa hoàn thành. Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ngoài một số trường hợp hành vi tổ chức,
hành vi xúi giục, hành vi giúp sức được quy định là những tội phạm độc lập, thì phần nhiều hành vi của
người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức lại không được quy định trong những cấu thành tội phạm cụ
thể khác.Tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành là một trường hợp đặc biệt của
tội phạm chưa hoàn thành. Khi nghiên cứu đồng phạm chưa hoàn thành, chủ yếu khoa học hình sự nhìn
dưới hai góc độ là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của những người đồng phạm từ đó xem xét
trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.Trong trường hợp phạm tội đồng phạm là việc phạm tội
của nhiều người, trong đó mỗi người trong đồng phạm có những vai trò khác nhau: tổ chức, giúp sức, xúi
giục, thực hành. Việc xem xét, nghiên cứu để làm rõ vai trò của từng người trong đồng phạm, từ đó áp
dụng hình phạt một cách hiệu quả nhất mà mục đích của hình phạt muốn hướng đến. Chính vì thế, đối với
vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù trong truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm.
Từ khóa: Chưa hoàn thành, đồng phạm, hành vi, tội phạm, trách nhiệm hình sự.
1. NGUYÊN TẮC CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
Đồng phạm là một hình thức đặc biệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả những trường hợp
phạm tội, mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc có tính đặc thù áp dụng cho đồng phạm.
1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm
Mặc dù các Bộ luật Hình sự của nước ta chưa có điều luật riêng quy định nguyên tắc này, nhưng tinh thần
của nó được thể hiện trong nhiều điều luật và được nhận thức thống nhất trong thực tiễn xét xử.Cơ sở lý
luận về nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm của chúng ta hoàn toàn khác biệt với quan
điểm siêu hình là cơ sở lý luận của nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng
phạm của khoa học hình sự tư sản mà đại diện là A.Phơ-bách, theo đó người trực tiếp phá hoại quy phạm
pháp luật được gọi là người thực hành – kẻ chính phạm; còn những người đồng phạm khác đều được gọi
là tòng phạm. Vì vậy người thực hành phải chịu trách nhiệm chính về việc trực tiếp gây nên nguy hại cho
120
xã hội; còn người xúi giục, giúp sức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn
bộ tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam được hiểu như sau:
– Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội phạm tương ứng của Bộ luật
Hình sự và trong phạm vi chế tài điều luật đó quy định.
– Những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt
hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi phạm tội chung, nếu họ đều ý thức
được những tình tiết đó, trừ những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng phạm.
– Những nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt như nguyên tắc
về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, về thời hiệu và điều luật quy định đối với tội phạm tương ứng do những người đồng phạm thực
hiện, được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm.
1.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong
đồng phạm
Tuy mỗi người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, nhưng không có nghĩa
là việc xác định trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm lại không dựa trên cơ sở hành vi cụ
thể của người đó. Nội dung của nguyên tắc được thể hiện ở những điểm sau đây:
– Tội phạm được coi là hành vi do con người cụ thể thực hiện.
– Người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những gì do cá nhân người đó gây ra bằng hành
động hoặc không hành động.
– Hình phạt được áp dụng đối với người đã thực hiện tội phạm tức là mang tính chất cá nhân.
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, người viết đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Trần
Quang Tiệp về đề xuất trách nhiệm hình sự trong đồng phạm với các luận điểm liên quan đến nguyên tắc
này như sau:
– Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm
khác;
– Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự thuộc về riêng người đồng
phạm nào thì chỉ được áp dụng đối với chính người đồng phạm đó;
– Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ
trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.
Có thể nói những quan điểm trên về nguyên tắc trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội
phạm trong đồng phạm cũng có một số điểm tương đồng với nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm.
1.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm
Trong một vụ đồng phạm, những người tham gia tuy cùng phạm một tội, nhưng tính chất và mức độ tham
gia của mỗi người có khác nhau và vì vậy, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người cũng
khác nhau.
Theo luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm có cơ
sở lý luận là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự nói chung. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình
sự là một nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam được thể hiện trong phần chung cũng như trong những
121
quy định về tội phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác định các biện pháp của trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù
hợp với những đặc điểm cụ thể về nhân thân của người phạm tội.
Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có đồng phạm cho thấy bên cạnh việc xem xét, đánh
giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm, phải đánh
giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng bộ phận cấu thành tức là hành vi phạm tội
của từng đồng phạm. Những người đồng phạm tuy cùng phạm một tội, nhưng tính chất và mức độ tham
gia của mỗi người vào việc thực hiện tội phạm khác nhau, do đó tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội của từng người cũng khác nhau.
Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải căn
cứ vào tính chất, mức độ tham gia vào hoạt động phạm tội chung của mỗi người đồng phạm. Việc làm rõ
tính chất tham gia của người đồng phạm, thực chất là để xác định người đồng phạm là loại người gì trong
đồng phạm (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức hay người thực hành). Mức độ tham gia trong
đồng phạm được thể hiện là mức dộ người đồng phạm thực hiện vai trò của mình trong đồng phạm.
Thực tiễn xét xử cho thấy, một số Tòa án chưa thực hiện đúng nguyên tắc cá thể hòa trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm. Những thiếu sót thường biểu hiện là:
– Xác định không đúng vai trò người đồng phạm nên người giúp sức lại xác định là người thực hành
hoặc ngược lại, người đồng phạm giữ vai trò là người tổ chức, người xúi giục nhưng không chỉ rõ
trong bản án.
– Xác định mức độ tham gia của người đồng phạm còn mang tính chất cào bằng, chưa lượng hóa
được hành vi phạm tội cụ thể của từng người đồng phạm trong hoạt động phạm tội chung.
Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nguyên nhân nhưng phần nhiều là do nguyên tắc cá thể hóa trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm chưa được nhận thức đầy đủ.
2. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƢỜNG HỢP PHẠM TỘI DƢỚI HÌNH THỨC
PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN CHƢA HOÀN THÀNH
Việc những người đồng phạm thực hiện một tội phạm cố ý nhưng do nhiều nguyên nhân ngoài ý muốn
của họ mà tội phạm đã phải dừng lại ở những thời điểm nhất định, không thực hiện được trọn vẹn quá
trình phạm tội để đạt được kết quả phạm tội chung. Những trường hợp đó gọi là đồng phạm chưa hoàn
thành. Việc tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành là một trường hợp đặc biệt
của tội phạm chưa hoàn thành dưới dạng chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Chuẩn bị phạm tội,
tội phạm chưa đạt và tội phạm hoàn thành là ba mức độ thực hiện tội phạm cố ý có ba mức độ nguy hiểm
cho xã hội tăng dần theo mức độ thực hiện ý định phạm tội. Việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của
những người đồng phạm bị xử nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
2.1. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan hoặc thực hiện hành vi khách quan được
mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong đồng phạm, hành vi của những người đồng phạm khác như người
tổ chức, người giúp sức, người xúi giục có sự liên kết thống nhất với hành vi của người thực hành cả về
mặt khách quan, chủ quan và tạo thành một hoạt động phạm tội chung, có mối quan hệ nhân quả với hậu
quả phạm tội, cho nên khi hành vi của người thực hành hoặc của những người đồng thực hành đã hoàn
thành về mặt pháp lý, thì hành vi của những người đồng phạm khác mặc nhiên được thừa nhận là hoàn
thành. Hành vi thực hành trong đồng phạm được chia thành hai loại: hành vi thực hành do một người duy
nhất thực hiện và hành thực hành do nhiều người thực hiện.
122
Trong trường hợp đồng phạm mà hành vi thực hành chỉ do một người duy nhất thực hiện thì giống với
trong trường hợp tội phạm riêng lẻ, khi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể thì hành vi thực
hành hoàn thành. Thời điểm của hành vi thực hành chỉ phụ thuộc vào cấu trúc của cấu thành tội phạm
được quy định trong pháp luật hình sự, mà không phụ thuộc vào việc người thực hành đã thực hiện và kết
thúc hành vi của mình trên thực tế hay chưa và cũng không phụ thuộc vào việc thực hiện ý đồ mà những
người đồng phạm đề ra ban đầu. Thực tiễn có nhiều trường hợp tội phạm đã được coi là hoàn thành,
nhưng người thực hành vẫn tiếp tục thực hiện hành vi của mình và ngược lại hành vi của người thực hành
đã kết thúc trên thực tế nhưng lại chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể, nên
vẫn chưa được coi là hoàn thành.
2.1.1. Trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Đối với trường hợp đồng phạm chỉ có một người thực hành duy nhất thì hành vi chuẩn bị phạm tội của
người thực hành là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần
thiết khác để thực hiện tội phạm chung. Việc chuẩn bị này của người thực hành có thể có sự tham gia của
những người đồng phạm khác như: người giúp sức là người tạo ra những điều kiện vật chất cho quá trình
chuẩn bị như cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội cho người thực hành hoặc giúp sức về mặt tinh thần
như cung cấp thông tin, chỉ dẫn, góp ý về việc thực hiện tội phạm; người tổ chức là người vạch kế hoạch
thực hiện tội phạm, kế hoạch phối hợp giữa những người đồng phạm; người xúi giục là người lôi kéo
người khác vào hoạt động phạm tội và được người đó chấp nhận.
Đối với trường hợp có nhiều người đồng phạm thực hành thì giai đoạn chuẩn bị phạm tội của những người
này ngoài những hành vi tương tự như ở trường hợp người thực hành duy nhất nói trên thì hành vi bàn
bạc, thỏa thuận, thống nhất đồng thực hiện tội phạm cũng được xem là hành vi tạo điều kiện cho việc thực
hiện tội phạm nhằm đạt được kết quả chung mà những người đồng phạm khác mong muốn.
2.1.2. Trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Đối với trường hợp chỉ có một người thực hành, giai đoạn phạm tội chưa đạt được xác định tương tự như
đối với trường hợp của người thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội riêng lẻ. Ở giai đoạn này,
người thực hành đã thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, nhưng
không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của những người đồng phạm; hành vi đó
chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thường xảy ra trong những trường hợp sau:
– Người thực hành mới thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan;
– Người thực hành chưa thực hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành
tội phạm, mới chỉ thực hiện được một phần hành vi;
– Người thực hành đã thực hiện đầy đủ nội dung của hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả của
tội phạm hoặc gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định
trong cấu thành tội phạm.
Đối với trường hợp có nhiều người đồng thực hành, hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội
phạm cụ thể không phải do một người, mà do nhiều người đồng thực hành thực hiện một cách cố ý. Khi
những người đồng thực hành có hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm chung, nhưng tội phạm chung ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt bởi họ chưa thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, việc những người đồng thực hành đã thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu
thành tội phạm nhưng tội phạm chung ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thì hành vi thực hiện chỉ là hành vi
thực hành chưa đạt. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt của người thực hành hoặc của
những người đồng thực hành cũng có thể là do sai lầm của người phạm tội về đối tượng tác động hay công
cụ, phương tiện phạm tội không phát huy tác dụng.
123
2.2. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời xúi giục
Trong các giai đoạn thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục hoàn thành khi thỏa mãn các dấu hiệu như: hành
vi kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi kích động, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm và việc thực hiện tội phạm của người bị xúi giục. Vì thế, hành vi xúi
giục được coi là hoàn thành khi hành vi đó đưa đến việc thực hiện hành vi phạm tội thông qua người bị
xúi giục. Hành vi xúi giục chưa hoàn thành của người xúi giục được xác định trong hai trường hợp: hành
vi chuẩn bị xúi giục và hành vi xúi giục chưa đạt.
2.2.1. Chuẩn bị xúi giục thực hiện tội phạm
Chuẩn bị xúi giục thực hiện tội phạm là giai đoạn người xúi giục có những hành vi tạo ra điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện sự kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Thời điểm sớm nhất của
giai đoạn này là việc người xúi giục bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện tinh thần và vật chất giúp
cho việc thực hiện hành vi kích động thúc đẩy người khác phạm tội dễ dàng hơn. Đó cũng có thể là những
hành vi như tìm kiếm đối tượng tác động, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng tác động để lựa
chọn phương pháp tác động thích hợp, chuẩn bị quà tặng hoặc lợi ích vật chất để tác động. Mặt khác, việc
chấp nhận đề nghị của người khác cũng có thể sẽ thúc đẩy một hoặc một số người nào đó thực hiện hành
vi đồng phạm hoặc tội phạm cụ thể cũng nên được coi là hành vị thuộc về giai đoạn chuẩn bị xúi giục.
Thời điểm muộn nhất của giai đoạn này là thời điểm trước lúc người xúi giục thực hiện hành vi kích động,
thúc đẩy người khác phạm tội, là thời điểm giới hạn giữa chuẩn bị xúi giục và xúi giục chưa đạt. Trong
giai đoạn này, giữa người xúi giục và người bị xúi giục chưa hình thành quan hệ đồng phạm bởi vì chưa
có sự liên kết kể cả mặt khách quan lẫn chủ quan về việc cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm.
2.2.2. Xúi giục chưa đạt
Xúi giục chưa đạt là trường hợp người xúi giục bắt đầu thực hiện hành vi kích động, thúc đẩy người khác
phạm tội, nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục, chưa đưa đến việc thực hiện hành vi
phạm tội của người bị xúi giục. Hành vi xúi giục chưa đạt có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
– Hành vi kích động của người xúi giục đã được thực hiện bằng cách gián tiếp thông qua các phương
tiện như thư từ, fax, điện tín, mạng internet… nhưng vì lý do khách quan, sự kích động chưa đưa
đến người bị tác động thì bị phát hiện, ngăn chặn.
– Đã bắt đầu thực hiện hành vi kích động, thúc đẩy người khác phạm tội, nhưng chưa thực hiện được
đầy đủ nội dung kích động, thúc đẩy theo ý tưởng cùa người xúi giục thì bị dừng lại vì nguyên nhân
ngoài ý muốn của người xúi giục.
– Người xúi giục đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự kích động, thúc đẩy người khác phạm tội
nhưng không đạt kết quả. Người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục hoặc lúc đầu đồng ý chấp
thuận sự xúi giục, nhưng sau đó lại không thực hiện bất cứ hành vi phạm tội nào; hoặc thực hiện tội
phạm khác so với sự xúi giục trước đó.
2.3. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời giúp sức
Hành vi giúp sức là hành vi tạo những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành
vi giúp sức có thể gồm ba giai đoạn: chuẩn bị giúp sức, giúp sức chưa đạt và giúp sức hoàn thành. Cả ba
giai đoạn này đều có thể xảy ra tại các thời điểm: trước khi tội phạm được thực hiện, tội phạm đang được
thực hiện và sau khi tội phạm đã được thực hiện xong. Hành vi giúp sức hoàn thành khi thỏa mãn các dấu
hiệu: có hành vi tạo điều kiện tinh thần hay vật chất; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tạo điều kiện tinh
thần hay vật chất và việc thực hiện hành vi phạm tội của người được giúp sức. Hành vi giúp sức chưa hoàn
được thể hiện ở các giai đoạn chuẩn bị giúp sức và giai đoạn giúp sức chưa đạt.
124
2.3.1. Chuẩn bị giúp sức
Là giai đoạn mà người giúp sức có hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc giúp sức về tinh thần hay vật