Tập san nghiên cứu khoa học - Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

1
2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC  
Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÕA BÌNH  
QUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN MÔN  
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hà  
Phòng: Tổ chức Thanh tra  
Địa chỉ mail: hantt.sp@gmail.com.vn  
Tóm tắt  
Thanh tra chuyên môn là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh tra nội bộ  
của nhà trường. Thanh tra chuyên môn được thực hiện một năm 2 đợt. Nội dung trọng tâm  
là thanh tra hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn vị và thanh tra giờ dạy theo quy định.  
Qua thanh tra đánh giá được việc xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn  
vị, chất lượng các giờ dạy; việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đổi  
mới phương pháp giảng dạy, công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên nhằm nâng cao  
chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Qua đó, cũng xác định tính chất, mức độ  
sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị vi phạm quy chế chuyên môn  
(nếu có), từ đó kiến nghị biện pháp xử lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương, góp phần nâng  
cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý.  
Trong khuôn khổ bài viết, người viết phân tích một số ưu điểm, tồn tại, hạn chế  
trong các giờ dạy, hồ sơ chuyên môn của giảng viên, giáo viên, đơn vị thông qua kết quả  
thanh tra chuyên môn hàng năm. Từ đó, khuyến cáo giảng viên, giáo viên phát huy những  
ưu điểm đạt được và đề ra một số biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế nhằm góp phần  
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.  
Từ khóa: Thanh tra nội bộ; thanh tra chuyên môn.  
I. Đặt vấn đề  
Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020, ngành giáo dục  
đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học,  
đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đi song  
hành với công cuộc đổi mới trong giáo dục là đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ  
trường học. Thực hiện tốt công tác thanh tra nội bộ trong nhà trường là thực hiện chức  
năng quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả giáo  
dục.  
Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu những giải pháp phát triển giáo dục cùng với  
việc cải tiến các vấn đề về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học đã kết  
3
luận “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào  
thanh tra, kiểm tra chuyên môn”.  
Một trong những nội dung trọng tâm của công tác thanh tra nội bộ là thanh tra  
chuyên môn. Thanh tra chuyên môn là một hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng  
nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà  
trường và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đó có đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đã  
đề ra không.  
Thanh tra chuyên môn nhằm xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng  
ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp  
cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng đích. “Không coi  
trọng thanh tra tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” như Thủ tướng  
Phạm Văn Đồng đã nói.  
Nhận thức tầm quan trọng của công tác thanh tra nội bộ đặc biệt là công tác thanh  
tra chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học, tháng 9 năm 2012 trường Cao  
đẳng Sư phạm Hòa Bình đã thành lập phòng Thanh tra – Pháp chế và Đảm bảo chất lượng,  
nay là phòng Tổ chức – Thanh tra (TC-TT). Phòng Tổ chức – Thanh tra hoạt động trên cơ  
sở các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo như Luật Giáo dục,  
Luật Thanh tra 2010, Thông tư 51/2012/BGD-ĐT ngày 18/12/2012 quy định về tổ chức và  
hoạt động thanh tra của sơ sở giáo dục Đại học và trung cấp chuyên nghiệp.  
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà  
trường do Hiệu trưởng ban hành, hàng năm phòng TC-TT tham mưu cho lãnh đạo ban  
hành và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ; Kế hoạch thanh tra  
chuyên môn từng học kỳ trên cơ sở các văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học,  
Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo  
và của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.  
Những năm học qua, công tác thanh tra chuyên môn được thực hiện thường xuyên  
đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được,  
qua thanh tra cũng phản ánh những mặt chưa đạt được trong công tác giảng dạy cũng như  
xây dựng hồ sơ chuyên môn của giảng viên, giáo viên. Xuất phát từ vị trí, vai trò của công  
tác thanh tra chuyên môn trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp  
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học qua công tác thanh tra chuyên môn.  
II. Phƣơng pháp nghiên cứu  
4
1. Tổng hợp nghiên cứu lý thuyết  
Căn cứ Luật Thanh tra, Thông tư số 51/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2012 Quy định  
về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên  
nghiệp, các văn bản Hướng dẫn công tác thanh tra năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở  
GD&ĐT và kết quả thanh tra giáo dục của nhà trường trong các năm học qua. Trên cơ sở  
đó, người viết đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong giảng dạy và quản lý hồ sơ chuyên  
môn của cá nhân, đơn vị và đề xuất những biện pháp khắc phục hạn chế để góp phần nâng  
cao chất lượng công tác chuyên môn trong nhà trường.  
2. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn  
Tác giả đã tiến hành tổng hợp kết quả thanh tra về hồ sơ chuyên môn và giờ dạy của  
giảng viên và hồ sơ của các đơn vị; trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp trong các buổi nhận  
xét giờ dạy, qua đó phân tích những những khó khăn, tồn tại, hạn chế và khuyến cáo, đề  
xuất các biện pháp khắc phục để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.  
III. Kết quả và bàn luận  
1. Vị trí, chức năng hoạt động thanh tra của trƣờng  
Hoạt động thanh tra của trường là hoạt động thanh tra nội bộ, giúp Hiệu trưởng phát  
hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa,  
phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá  
nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên  
quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng,  
nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật.  
Thanh tra chuyên môn là một nội dung quan trọng trong thanh tra nội bộ. Đối với  
trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, thanh tra chuyên môn được thực hiện một năm 2 đợt  
theo học kỳ. Nội dung chủ yếu là thanh tra hồ sơ chuyên môn đơn vị, cá nhân và dự giờ  
theo quy định.  
Qua thanh tra đánh giá được việc xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân,  
đơn vị, chất lượng các giờ dạy; việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đổi  
mới phương pháp giảng dạy, công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên nhằm nâng cao  
chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.  
Qua thanh tra, xác định tính chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của  
cá nhân, đơn vị vi phạm quy chế chuyên môn (nếu có), từ đó kiến nghị biện pháp xử lý,  
tăng cường nề nếp, kỷ cương, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý.  
5
2. Triển khai công tác thanh tra chuyên môn  
2.1 Các căn cứ và việc xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên môn  
Vào đầu năm học, nhà trường căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên như: Hướng  
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường Đại học,  
Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học  
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình; căn cứ Biên chế  
năm học của các hệ đào tạo và thực tế công tác giảng dạy và học tập tại trường để ban  
hành Kế hoạch Thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học.  
Căn cứ Kế hoạch Thanh tra, kiểm tra nội bộ, nhà trường ban hành Kế hoạch thanh  
tra chuyên môn. Kế hoạch thanh tra chuyên môn được xây dựng thành hai đợt tương ứng  
với hai học kỳ theo năm học. Phòng Tổ chức – Thanh tra là đơn vị tham mưu cho Hiệu  
trưởng thành lập Ban thanh tra giáo dục. Các thành viên trong Ban thanh tra giáo dục có  
trách nhiệm tham gia dự, đánh giá giờ dạy của giảng viên và kiểm tra hồ sơ chuyên môn  
của các cá nhân và đơn vị khoa, tổ.  
Nội dung thanh tra chuyên môn gồm thanh tra giờ dạy và kiểm tra hồ sơ chuyên  
môn của giảng viên, giáo viên và hồ sơ đơn vị khoa, tổ, cụ thể như sau:  
Về thanh tra giờ dạy: Đối tượng thanh tra là giảng viên các đơn vị khoa, tổ trực  
thuộc. Mỗi giảng viên thanh tra giờ dạy tối thiểu 1tiết/năm. Phòng Tổ chức – Thanh tra  
tham mưu cho nhà trường xây dựng lịch thanh tra giờ dạy, thành lập nhóm dự giờ và cử  
nhóm trưởng. Sau tiết dạy, nhóm trưởng điều hành nhận xét giờ dạy và gửi biên bản về  
phòng Tổ chức – Thanh tra để tổng hợp.  
Về Thanh tra hồ sơ chuyên môn: ban thanh tra giáo dục tiến hành thanh tra hồ sơ  
chuyên môn của các đơn vị và giảng viên trong toàn trường. Hai cơ sở thực hành giáo dục  
mầm non Hoa Sen và Trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành chủ  
động xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị. Nhà trường chỉ tiến hành  
thanh tra quy trình và nghiệm thu kết quả thanh tra. Sử dụng kết quả thanh tra của phòng  
GD&ĐT thành phố đối với việc quản lý hồ sơ của hai đơn vị thực hành.  
Về nội dung thanh tra hồ sơ:  
Đối với các khoa, tổ chuyên môn: kiểm tra việc quản lý hồ sơ, sổ sách thuộc chuyên  
môn của khoa quản lý như: Kế hoạch năm học, Sổ nghị quyết, sổ nhận công văn, sổ trực,  
sổ kiểm tra nề nếp, sổ ghi đầu bài, sổ điểm.  
6
Đối với giảng viên: kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình đào tạo các môn học  
của từng cán bộ, giảng viên; đối chiếu chương trình chi tiết, sổ ghi đầu bài với kế hoạch  
giảng dạy và giáo án của giảng viên; kiểm tra các loại sổ sách: Kế hoạch chuyên môn, sổ  
dự giờ, sổ công tác, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm (nếu là giáo viên chủ nhiệm); kiểm tra  
việc thực hiện giờ chuẩn của giảng viên.  
Kế hoạch thanh tra từng học kỳ được ban hành sớm, đúng đối tượng, đúng mục  
đích. Về quy trình và tổ chức thực hiện: đảm bảo tính công khai, nghiêm túc. Sau các đợt  
thanh tra, phòng Tổ chức – Thanh tra có trách nhiệm tổng hợp kết quả báo cáo lãnh đạo  
nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường có kết luận về công tác thanh tra chuyên môn gửi về  
các đơn vị khoa, tổ. Các đơn vị triển khai họp biểu dương các thành tích của giảng viên và  
rút kinh nghiệm trước những tồn tại của đơn vị và cá nhân giảng viên. Biên bản họp rút  
kinh nghiệm được gửi về phòng Tổ chức – Thanh tra để báo cáo lãnh đạo nhà trường.  
Trên cơ sở tổng hợp kết quả thanh tra, Lãnh đạo nhà trường ban hành Kết luận  
thanh tra và gửi về các đơn vị. Lãnh đạo đơn vị tổ chức họp, rút kinh nghiệm nghiêm túc  
những hạn chế, tồn tại của đơn vị và giảng viên, giáo viên; có biên bản báo cáo lãnh đạo  
nhà trường.  
1.2. Kết quả đạt được  
* Về thanh tra giờ dạy:  
Số giờ  
thanh tra  
102  
Loại  
Trung bình  
01(0,98%)  
01 (1,0%)  
0
Năm học  
Loại Giỏi  
Loại Khá  
2017-2018  
2018-2019  
2019-2020  
81 (79.4%)  
80 (81,6%)  
83 (91,2%)  
20 (19,6%)  
17 (17,3%)  
8 (8,8%)  
98  
91  
Từ bảng kết quả giờ dạy của ba năm học trên cho thấy, từ năm học 2017-2018 đến  
năm 2019-2020 số giờ đạt loại giỏi tăng từ 79,4% lên 91,2%, số giờ đạt loại khá giảm từ  
19,6% xuống còn 8,8% và không còn giờ dạy đạt loại trung bình.  
Kết quả trên cho thấy chất lượng các giờ dạy được thanh tra đã nâng lên rõ rệt. Các  
giờ dạy của giảng viên đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, có áp dụng các phương pháp  
dạy học tích cực, sinh viên nắm được kiến thức. Phần lớn các tiết học, giảng viên đã sử  
dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả và phù hợp với đặc thù của từng môn học. Đa  
số tiết học, giảng viên đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác kiến  
7
thức và giúp học sinh, sinh viên (HS-SV) tiếp thu nội dung bài học, hình thành kĩ năng cần  
thiết cho HSSV.  
* Về hồ sơ chuyên môn:  
Về hồ sơ quản lý của các đơn vị trực thuộc: đã dần được hoàn thiện, việc lưu trữ các  
văn bản khoa học hơn, đảm bảo về nội dung, hình thức, trình bày khoa học. Hồ sơ có đầy  
đủ các loại sổ sách theo đúng quy định chung của nhà trường như:  
Kế hoạch năm học đã bao quát toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo Quy  
chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Hòa Bình và được Hiệu trưởng phê duyệt. Thể  
hiện rõ việc điều hành, điều chỉnh công tác chuyên môn hàng tháng của đơn vị theo thực tế  
công việc.  
Sổ nghị quyết ghi rõ thời gian, nội dung các cuộc họp của đơn vị, ý kiến phát biểu  
của các cán bộ, giảng viên. Ghi rõ thời gian, nội dung các cuộc họp và sinh hoạt chuyên đề  
của các tổ bộ môn.  
Sổ nhận công văn ghi rõ thời gian nhận và nội dung công văn. Họ tên người giao,  
người nhận công văn để chuyển cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực  
hiện.  
Sổ trực ghi rõ ngày, tháng, năm và họ tên người trực. Nội dung tình hình trực trong  
ngày, báo cáo lãnh đạo đơn vị.  
Sổ kiểm tra nề nếp ghi rõ ngày, tháng, năm và số sinh viên có mặt, vắng mặt. Ghi  
tên sinh viên vắng mặt, lí do. Có chữ ký của cán bộ lớp.  
Sổ ghi đầu bài ghi đầy đủ các mục theo quy định. Tổng hợp tiến độ dạy các học  
phần theo tuần.  
Có đủ số sổ điểm các lớp. Vào điểm đúng tiến độ chương trình từng học phần.  
Không tẩy xóa, sửa chữa điểm.  
Về hồ sơ chuyên môn của giảng viên: Đa số các giảng viên có đầy đủ các loại giáo  
án, sổ sách theo đúng quy định. Giáo án của các học phần được trình bày khoa học, có ký  
duyệt của tổ trưởng tổ chuyên môn; có mục tiêu cụ thể theo chương, bài; phân tiết đúng  
theo chương trình, đủ phần giới thiệu tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên.  
1.3 Những hạn chế, tồn tại  
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thanh tra cũng phản ánh một số tồn tại, cụ  
thể như sau:  
Hạn chế đối với giờ dạy:  
8
Nhiều tiết dạy thanh tra, giảng viên soạn giáo án chưa thực sự khoa học, chưa thể  
hiện rõ mục tiêu tiết dạy, cách thức tổ chức bài dạy, hoạt động của giảng viên và học sinh,  
sinh viên chưa rõ nét.  
Một số tiết dạy, đặc biệt tiết dạy của một số giảng viên trẻ chưa xác định được trọng  
tâm của bài nên chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm, nội dung bài giảng chưa lôgic; các ví  
dụ minh họa chưa phù hợp với đối tượng giáo dục, phần củng cố, ôn luyện kiến thức cho  
HSSV chưa sâu sắc; chưa chú ý lựa chọn phương pháp kích thích hoạt động tích cực của  
ba nhóm đối tượng HS-SV, đặc biệt có nhiều tiết dạy sử dụng thiết bị dạy học hiện đại  
nhưng khai thác chưa thật hiệu quả; phân phối thời gian giữa các phần của bài giảng chưa  
hợp lý, chưa dành thời lượng thích đáng cho phần kiến thức trọng tâm của bài.  
Nhiều tiết dạy đạt loại giỏi nhưng điểm đạt trong khung loại giỏi chưa cao. Khung  
điểm loại giỏi dao động từ 24 đến 30 điểm, nhưng phần lớn các tiết dạy chỉ đạt từ 24 đến  
27 điểm, nhất là các giờ dạy của giảng viên trẻ chỉ đạt đến ngưỡng loại giỏi từ 24 đến 25  
điểm.  
Về nhận xét giờ dạy: bên cạnh các tiết dạy được nhận xét nghiêm túc vẫn còn một  
vài nhóm dự chưa coi trọng việc tổ chức nhận xét giờ dạy cho giảng viên, giáo viên nên đã  
tổ chức nhận xét qua loa, góp ý bên ngoài hoặc chỉ tập hợp phiếu dự giờ, phần nhận xét  
trong biên bản được ghi sơ sài, cá biệt có một số tiết dạy có nhận xét giống nhau hoặc chưa  
chỉ ra ưu điểm của tiết dạy để giảng viên phát huy và hạn chế của tiết dạy để giảng viên rút  
kinh nghiệm...  
Hạn chế, tồn tại hồ sơ chuyên môn:  
Đối với hồ sơ đơn vị: Một số đơn vị chưa thể hiện rõ việc bổ sung, điều chỉnh công  
việc hàng tháng cho phù hợp với tình hình thực tế. Vẫn còn hiện tượng tẩy xóa thứ tự tiết  
nội dung bài dạy ở một số học phần trong sổ Ghi đầu bài. Điều đó phản ánh việc giảng  
viên dạy chưa theo đúng phân tiết học phần đã xây dựng, có thể nhanh hoặc chậm so với  
phân tiết.  
Tính đến thời điểm kiểm tra hồ sơ, một số học phần chưa vào điểm đúng tiến độ  
quy định. Dẫn đến tình trạng cuối học kỳ, giáo viên vào điểm muộn ảnh hưởng đến việc  
kiểm tra điều kiện dự thi của học sinh, sinh viên.  
Đối với hồ sơ cá nhân: Một số giáo án của giảng viên thiếu phần hướng dẫn sinh  
viên học tập học phần, thiếu phần hướng dẫn sinh viên trong các tiết thực hành và thiếu  
phần yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với các tiết tự học, tự nghiên cứu.  
9
Phần ghi chỉ tiêu phấn đấu trong Kế hoạch giảng dạy chưa được giảng viên chú  
trọng. Chưa cụ thể hóa được tỉ lệ % học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình trong từng học  
kỳ và cả năm học; vẫn còn hiện tượng lệch điểm kiểm tra thường xuyên và thi giữa kỳ; nội  
dung các buổi sinh hoạt định kỳ chưa phong phú, chưa hấp dẫn học sinh sinh viên.  
3. Giải pháp thực hiện  
Từ kết quả đạt được và những vướng mắc, tồn tại được chỉ ra khi tiến hành thanh  
tra chuyên môn trong các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020, tác giả đề xuất  
một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, như  
sau:  
3.1 Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên  
Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, đặc biệt là đội ngũ  
giảng viên, giáo viên trẻ và giảng viên, giáo viên mới về trường công tác để góp phần nâng  
cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, từ đó tác động tích cực đến công tác rèn  
luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.  
Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ có thể tập trung giải quyết một số vấn  
đề trọng tâm như:  
+ Xây dựng hồ sơ chuyên môn.  
+ Viết tập san, nghiên cứu khoa học.  
+ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực.  
+ Sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.  
+ Luyện viết chữ, trình bày bảng.  
+ Đánh giá, cho điểm, xây dựng ngân hàng câu hỏi.  
+ Giao tiếp, ứng xử tình huống sư phạm.  
Thường xuyên tổ chức trao đổi về việc đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện  
chương trình, sách giáo khoa mới đối với giáo viên trường phổ thông thực hành chất lượng  
cao Nguyễn Tất Thành. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bố trí các tiết dạy minh  
họa để tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của trường, tìm tòi  
các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng dạy  
học.  
3.2. Đối với đội ngũ giảng viên  
Nâng cao ý thức, lòng say mê nghề nghiệp và tính gương mẫu, mô phạm của người  
GV; Tạo cơ hội cho GV được nâng cao bằng cấp (thạc sĩ hoặc tiến sĩ); Tạo điều kiện để  
10  
GV tiếp cận với các nguồn tri thức mới, chương trình và các tài liệu dạy học mới; Hình  
thành ở người GV những khả năng cần thiết, đáp ứng với môi trường giáo dục đang thay  
đổi, nhạy cảm trước những dấu hiệu của thị trường bên ngoài và coi trọng nhu cầu của nhà  
tuyển dụng.  
Giáo viên phải tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm ở đồng nghiệp. Vận dụng linh  
hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, áp dụng hiệu quả thiết bị dạy học và đồ  
dùng tự làm nhất là đồ dùng công nghệ thông tin hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình giảng  
dạy tiếp thu bài học cho học sinh.  
3.3 Học tập quy chế chuyên môn  
Đối với giảng viên mới về trường, việc tìm hiểu và thực hiện các quy chế, quy định  
dạy học ở Cao đẳng, đại học là rất cần thiết, nó tác động trực tiếp tới việc thực hiện nhiệm  
vụ giáo dục và đào tạo được giao. Các quy chế chuyên môn gồm: Quy chế đào tạo, Quy  
định về hình thức ra đề thi kết thúc học phần, Quy định về công tác chuyên môn.  
Có nhiều hình thức tổ chức như: thông qua các buổi họp chuyên môn của các khoa,  
tổ, phòng ban; sinh hoạt của các Tổ bộ môn, các buổi hội thảo, hội nghị khoa học về công  
tác chuyên môn… Qua đó, giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên thực hiện tốt quy chế  
đào tạo: ra đề, tổ chức kiểm tra thường xuyên, thi giữa kỳ, thi học phần, đánh giá học sinh  
sinh viên và thực hiện nghiêm túc quy định chuyên môn đã ban hành.  
3.4 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên và có hiệu quả.  
Hàng tháng, đội ngũ giảng viên, giáo viên, ngoài việc tham gia giảng dạy trực tiếp  
trên lớp thì phải thường xuyên sinh hoạt chuyên môn cùng Tổ bộ môn, nhằm trao đổi kiến  
thức, rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.  
Để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả, tổ trưởng Tổ bộ môn cần dự thảo nội  
dung sinh hoạt chuyên môn, xây dựng thành các chuyên đề và lấy ý kiến đóng góp từ các  
đồng chí trong tổ bộ môn. Các đồng chí giảng viên, giáo viên tích cực chuẩn bị ý kiến  
đóng góp về kinh nghiệm bản thân hoặc những vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn  
cần trao đổi. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nên tập trung vào các vấn đề nổi cộm  
trong công tác chuyên môn; tăng cường dự và nhận xét cho các giờ dạy; trao đổi kinh  
nghiệm trong sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin  
trong dạy học trực tuyến…  
3.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất  
11  
Tăng cường công tác thanh tra đột xuất bằng nhiều hình thức như dự giờ đột xuất  
(báo trước 5 phút) để kiểm tra việc thực hiện chương trình, phân tiết, ghi sổ ghi đầu bài,  
nội dung bài dạy. Thành phần tham gia dự giờ đột xuất có lãnh đạo nhà trường hoặc lãnh  
đạo khoa, tổ, cán bộ phòng Tổ chức – Thanh tra, tổ trưởng tổ bộ môn.  
Tăng cường kiểm tra nề nếp ra vào lớp để đảm bảo thời lượng tiết dạy, nắm bắt sĩ  
số và tình hình học tập của sinh viên.  
3.6 Theo dõi việc thực hiện kết luận sau thanh tra  
Khi đã có kết quả kiểm tra, thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất, phòng thanh tra  
cần tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của từng giảng viên; báo cáo Ban Giám hiệu và  
xin ý kiến chỉ đạo; Hiệu trưởng nhà trường ra kết luận về công tác thanh tra chuyên môn  
đối với cá nhân hoặc tập thể gửi về các đơn vị khoa, tổ. Các đơn vị triển khai họp biểu  
dương các thành tích đạt được của giảng viên và rút kinh nghiệm trước những tồn tại của  
đơn vị và cá nhân giảng viên. Biên bản họp rút kinh nghiệm tại đơn vị phải được gửi về  
phòng Tổ chức – Thanh tra, báo cáo lãnh đạo nhà trường để theo dõi việc thực hiện kết  
luận sau thanh tra.  
* Bàn luận  
Trên đây là một số biện pháp mà tác giả đưa ra nhằm góp phần nâng cao chất  
lượng dạy học trong nhà trường. Các biện pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ giữa các  
đơn vị trong nhà trường, được giảng viên, giáo viên thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm thì  
chất lượng giờ dạy trên lớp được nâng cao; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nội dung  
chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác quản lý giáo dục học sinh,  
sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.  
Làm tốt công tác thanh tra chuyên môn giúp lãnh đạo nhà trường đánh giá được  
việc xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn vị, chất lượng các giờ dạy; xác  
định tích chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị vi phạm  
quy chế chuyên môn (nếu có), từ đó kiến nghị biện pháp xử lý, tăng cường nề nếp, kỷ  
cương, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý.  
IV. Phần kết luận  
Thanh tra chuyên môn là một nội dung quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra  
nội bộ của nhà trường. Quá trình triển khai thanh tra, kiểm tra chuyên môn đảm bảo tính  
khách quan, minh bạch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn hàng năm đã đạt được  
12  
hiệu quả cao và được đánh giá bằng chính những kết luận chính xác và những kiến nghị có  
giá trị thực tiễn, có tính khả thi đối với đối tượng được thanh tra. Đồng thời giúp Ban giám  
hiệu nhà trường nghiên cứu, bổ sung, ban hành những quy định mới được chính xác và  
phù hợp hơn, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.  
Từ kết quả thanh tra chuyên môn hàng năm, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp  
giúp cho đối tượng được thanh tra khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xây  
dựng và quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn vị, nâng cao chất lượng giờ dạy, công  
tác quản lý học sinh, việc rèn nghề cho sinh viên, thực hiện tốt quy định chuyên môn của  
nhà trường, quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Báo cáo tổng hợp và các Kết luận thanh tra, kiểm tra năm học 2017 - 2018, năm  
học 2018 - 2019, năm học 2019 - 2020.  
2. Hà Thế Truyền: Tổ chức và hoạt động thanh tra trong các cơ sở giáo dục đại  
học, tạp chí Giáo dục, số 194, kỳ 2, tháng 7/2008.  
3. Hướng dẫn số 07/HD-CĐSP, ngày 30/12/2020 về thực hiện chế độ làm việc đối  
với giảng viên ban hành theo Quyết định số 216/QĐ-CĐSP ngày 30 tháng 12 năm 2020  
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.  
4. Trần Khánh Đức: Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo nhân lực  
theo ISO&TQM. Nhà xuất bản giáo dục năm 2004.  
5. Luật Thanh tra (2010).  
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Hòa Bình 8/2015.  
7. Tài liệu Hội nghị công tác thanh tra giáo dục toàn quốc ngày 19 tháng 12 năm  
2016.  
8. Thông tư số 51/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2012 Quy định về tổ chức và hoạt  
động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.  
13  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾTCHO HỌC SINH TIỂU HỌC  
TRƢỜNG PTTH CLC NGUYỄN TẤT THÀNH  
Trần Hải Yến – Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành  
* Tóm tắt:  
Đối với giáo viên, việc rèn chữ viết cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong  
việc giáo dục học sinh ở bậc Tiểu học. Rèn chữ viết cho học sinh cũng chính là rèn luyện  
cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật và óc thẩm mĩ.  
Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, chữ viết cũng là một nội dung  
được các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm.  
Những năm gần đây, phòng Giáo dục thành phố Hòa Bình đã tổ chức Hội thi viết chữ đẹp  
dành cho giáo viên và học sinh Tiểu học trong toàn thành phố. Những hội thi đó không chỉ  
thúc đẩy mạnh mẽ phong trào “Rèn chữ - Giữ vở” trong các nhà trường, mà còn thể hiện  
được sự quan tâm của ngành về chất lượng chữ viết của học sinh và giáo viên các trường  
Tiểu học trên địa bàn.  
Là một giáo viên giảng dạy khối Tiểu học, người viết luôn ý thức được tầm quan trọng của  
việc rèn chữ viết cho học sinh. Việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp, nhất là đối với học sinh  
Tiểu học là rất cần thiết nhưng không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi một quá trình bền bì, kiên trì  
của cả giáo viên và học sinh. Mục tiêu chính của bài viết này là đánh giá được thực trạng  
chữ viết, việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học – Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành.  
Từ đó đưa ra những biện pháp, những cách thức giúp học sinh rèn luyện và tiến bộ hơn về  
chữ viết, để học sinh có thể tự tin vận dụng chúng như một năng lực của bản thân.  
I. Đặt vấn đề  
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy học sinh viết được văn bản Tiếng Việt là chúng ta  
đã trao cho các em chìa khóa để mở ra cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em  
vận dụng suốt đời. Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, phân môn Tập viết có ý nghĩa  
rất to lớn, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Tập viết có  
liên quan mật thiết đến chất lượng học tập ở môn Tiếng Việt và các môn học khác. Nếu  
chữ viết rõ ràng, học sinh có thể ghi bài nhanh hơn, làm những bài tập chỉn chu hơn, nhờ  
vậy học tập sẽ tốt hơn, có kết quả học tập cao hơn. Vậy nên, việc rèn cho các em viết chữ  
đẹp, chuẩn là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở bậc tiểu học.  
14  
Có thể thấy, chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất  
của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào, nhưng nếu chữ viết rõ  
ràng, đẹp đẽ sẽ làm cho người đọc có cảm tình hơn. Tuy nhiên, chất lượng chữ viết của  
học sinh hiện nay là một vấn đề đang được mọi người quan tâm. Qua theo dõi, tình trạng  
học sinh viết ẩu, viết chữ chưa đẹp tại trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành còn khá  
nhiều, nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”,  
phong trào “Rèn chữ - Giữ vở” của nhà trường.  
Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ, tiếp cận với học sinh Tiểu học trường PTTH CLC Nguyễn  
Tất Thành, người viết xin đưa ra một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học với  
mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, để các thầy cô giáo, các em học sinh có thể áp dụng  
trong thực tiễn.  
II. Phƣơng pháp nghiên cứu  
- Qua quan sát thực tế việc luyện viết của học sinh các lớp khối Tiểu học, giáo viên nắm  
bắt được tình hình, thực trạng  
- Qua việc đánh giá các bài thi viết chữ đẹp của học sinh khối Tiểu học  
- Qua nghiên cứu tài liệu, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng  
III. Kết quả  
1. Các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn  
1.1: Cơ sở lý luận  
Từ xa xưa, con người chỉ biết sống bầy đàn và săn bắn để kiếm sống. Đến khi xã  
hội phát triển hơn, con người đã biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ  
là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhưng bằng vỏ âm thanh, ngôn ngữ không “đưa”  
đi xa được và khó lưu truyền. Chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ chữ viết ra đời. Nhờ chữ viết  
mà những kinh nghiệm quý báu, những phát minh quan trọng của loài người ngày càng  
được tích lũy phong phú.  
Tuy nhiên, những năm gần đây, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, của  
công nghệ thông tin, chữ viết tay ít được sử dụng trong các văn bản, đơn từ, thư tín... Lâu  
dần, chữ viết trở thành thứ yếu, ít được quan tâm hơn. Ở các nhà trường, khi có những  
phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp”, giáo viên thường chọn những em nổi trội trong lớp để  
đi thi chứ chưa quan tâm rèn chữ cho học sinh trong cả lớp.  
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về chữ viết đã có một câu rất ngắn gọn thể hiện  
quan điểm của ông: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người.” Hàm hai ý vấn đề: thứ  
15  
nhất nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính  
cách con người. Vì vậy, việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan  
trọng. Đối với học sinh Tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 3, các em được rèn chữ với phân môn  
Tập viết. Đây là môn học có tính chất thực hành rèn kĩ năng, không có tiết học lí thuyết.  
Tính thực hành là mục đích quan trọng nhất của việc rèn chữ viết. Lên đến lớp 4 – 5, việc  
rèn chữ viết cho học sinh chủ yếu diễn ra khi dạy và học phân môn Chính tả, với ngữ liệu  
là các đoạn văn, đoạn thơ mà học sinh cần nghe – viết, nhớ - viết.  
1.2: Cơ sở thực tiễn  
Qua giảng dạy, người viết nhận thấy, chữ viết của học sinh còn bộc lộ rất nhiều hạn chế:  
- Học sinh viết sai độ cao, độ rộng, khoảng cách chữ. Độ cao, chiều rộng của con chữ dãn  
ra hoặc co lại không tuân theo quy định,  
- Học sinh viết sai các nét “ nối” từ con chữ này sang con chữ kia.  
- Khi đặt bút bắt đầu viết con chữ, học sinh không đặt đúng với vị trí của dòng kẻ.  
- Việc ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí, chưa nắm chắc luật chính tả, luật đánh  
dấu thanh  
- Học sinh trình bày vở tùy tiện, cẩu thả, căn lề không khoa học, xuống dòng không đúng  
quy tắc.  
Khi có những Hội thi viết chữ đẹp của thành phố, có rất ít học sinh đạt được giải. Đây là  
một thực tế rất đáng buồn.  
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên  
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là từ phía giáo viên, một số giáo viên trẻ chưa  
chú trọng đến chữ viết của mình. Bản thân giáo viên là tấm gương cho học sinh soi rọi  
nhưng nhiều giáo viên viết chữ vẫn còn chưa đẹp, chưa chuẩn, đánh giá nhận xét cho học  
sinh trong vở cũng chưa lưu ý đến chữ viết của mình, chưa nắm được hết cách trình bày  
từng lọai văn bản. Vở luyện viết, giáo viên chỉ sử dụng để “đối phó”. Bên cạnh đó, một số  
giáo viên xem nhẹ việc rèn luyện chữ viết, ít quan tâm đến chữ viết của học sinh dẫn đến  
học sinh thường viết và trình bày bài vở một cách tùy tiện, cẩu thả. Trong giờ Tập viết,  
giáo viên thường không hướng dẫn cho học sinh về cách trình bày, cách viết đúng, chuẩn  
nét, không nhắc nhở cách cầm bút, đặt vở…học sinh thường viết cho thật nhanh dể làm  
việc khác hoặc chơi. Do vậy giờ Tập viết học sinh thường quan niệm là giờ tập chép, hiệu  
quả của bài viết thường là rất thấp. Trong giờ chính tả, giáo viên chưa hướng dẫn một cách  
cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu.  
16  
Từ phía học sinh, nguyên nhân chính là tính hiếu động, không tập trung, chỉ lo viết nhanh  
cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viết chuẩn. Đa số học sinh thiếu kiên trì, khó thực  
hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Các em coi đây là hoạt động nhàm  
chán, không tìm thấy sự hứng thú, không thấy được lợi ích to lớn của việc rèn chữ viết.  
Hơn nữa, càng lên lớp cao, số lượng môn học cũng như khối lượng kiến thức cần học tập  
của học sinh nhiều hơn, các em phải tăng tốc độ viết trong giờ học, nên chữ viết thường  
không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khỏang cách giữa các chữ không  
đều. Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không  
đúng vị trí diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại khiến các em “quen tay”, quen với nét viết  
sai.  
Bên cạnh đó, do các bậc cha mẹ học sinh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự  
tác động qua lại của các môn học, thường xem nhẹ việc rèn chữ viết cho học sinh. Giáo  
dục là sự phối hợp giữa nhà trường, vì thế, nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh thì việc  
rèn chữ viết cho học sinh sẽ rất khó khăn.  
IV. Thảo luận  
Sau khi đưa ra được thực trạng chữ viết của học sinh cùng với nguyên nhân dẫn đến  
thực trạng, người viết đưa ra một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học trường  
PTTH CLC Nguyễn Tất Thành.  
1. Hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị điều kiện tốt để rèn chữ viết.  
1.1: Sử dụng đúng cách đồ dùng học tập  
Việc luyện viết của học sinh được diễn ra dưới hai hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân,  
bảng lớp) và viết trên giấy (vở luyện viết, giấy viết chữ đẹp). Do vậy, để thực hành luyện  
viết, học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập đúng quy cách.  
Đối với luyện viết trên bảng, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng như bảng con,  
phấn, khăn lau. Bảng con được lựa chọn phải có độ nhám vừa phải, có 5 dòng kẻ ô rõ ràng,  
đều đặn. Phấn và khăn lau bảng cũng phải được chú ý sử dụng sao cho khi viết, nét phấn  
được rõ ràng trên bảng, khi lau thì sạch sẽ, độ ẩm vừa phải.  
Đối với việc luyện viết trên vở (giấy ô li), học sinh cần chuẩn bị vở ô li 5 dòng kẻ có chất  
liệu tốt, không bị nhòe mực khi viết hoặc bị rách khi sử dụng tẩy nhiều. Bút chì được sử  
dụng ở học kì đầu tiên của học sinh lớp 1, không nên quá nhọn hoặc quá dày, ảnh hưởng  
đến chất lượng chữ viết. Bút mực được sử dụng từ kì 2 năm lớp 1 trở đi, ngòi bút cần được  
lựa chọn cẩn thận tránh nét viết quá to và giây mực. Hiện nay, có nhiều học sinh sử dụng  
17  
bút bi thay thế cho bút mực để có thể viết nhanh và hạn chế giây mực, điều đó cũng khiến  
chữ viết có phẩn giảm sút.  
1.2: Sử dụng bàn, ghế phù hợp với lứa tuổi  
Bàn ghế được sử dụng cho học sinh học tập phải đúng quy cách và phù hợp với học sinh.  
Cách chọn bàn ghế cho từng lứa tuổi đó là căn cứ vào chiều cao của học sinh. Theo đó,  
một bộ bàn ghế học sinh có kích thước phù hợp được tính là chiều cao ghế ngồi bằng 0,27  
chiều cao của học sinh; chiều cao bàn học bằng 0,46 chiều cao của học sinh. Việc trẻ phải  
ngồi học trên những bộ bàn ghế học sinh không phù hợp sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mệt  
mỏi cũng như không có tinh thần học tập tốt nhất. Cùng với đó là một loạt những nguy cơ  
mắc các bệnh học đường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ sau này như các bệnh về  
mắt, cong vẹo cột sống,..  
1.3: Tư thế ngồi học và cách cầm bút  
Đối với học sinh, khi luyện viết phải giữ tư thế ngồi thoải mái, không gò bó.  
Khoảng cách từ mắt đến vở từ 25-30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc  
với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. Hai tay phải  
đặt đúng điểm tựa quy định. Nơi ngồi viết phải có ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều,  
chiếu từ bên trái sang.  
Khi ngi viết, vphải để hoàn toàn trên mặt bàn, để mkhông gập đôi, hơi nghiêng sang  
trái khong 150. Cm bút bng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trvà ngón gia. Ngón gia ở  
dưới, ngón trỏ ở trên, ngón cái phía ngoài, bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay. Ctay thng  
sao cho ngón cái thng vi cánh tay. Bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút to vi mt giy  
mt góc 450 nghiêng về phía người viết và gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp  
xung. Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo các hướng lên xung sang phi, trái,  
xoay tròn. Ctay, cánh tay phi hp dch chuyn bút nhnhàng theo chiu ngang.  
2. Hƣớng dn hc sinh viết trng tâm theo các nhóm chữ  
Ta có thchia nhóm chữ như sau:  
Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s  
Nhóm 2: l, b, h, k  
Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x  
Chsố  
2.1: Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s  
18  
- Chi: Điểm đặt bút giữa đơn vị chữ (sau đây viết tắt là đvc) 1, đưa một nét xiên đến  
dòng kngang thì kéo xuống đến dòng kẻ đậm lượn cong to nét móc và dng bút gia  
đvc.  
- Cht: Đặt bút, hướng di chuyển như chữ i, đưa cao 1,5 đvc, sau đó thêm một nét ngang  
tại đường kẻ ngang (sau đây viết tắt là đkn) 1.  
- Chu : Đặt bút và di chuyển như chữ i nhưng tại điểm dừng bút ta đưa lên dòng kẻ  
ngang ri kéo xuống đến dòng kẻ đậm to nét móc, dng bút ở 1/2 đvc.  
- Chy : Như chu thêm nét khuyết dưới  
- Chp : Đặt bút ging các chi, t, u nét xkéo xuống đường kẻ 1, được đường kẻ đậm  
từ đó đưa bút đến đường kẻ đm viết nét móc hai đu dng bút tại 1/2 đvc.  
- Chn: Đặt bút giữa đường kẻ xiên, cao 2/3 đvc viết nét móc trên đến đk đậm đưa liền  
bút lên viết nét móc hai đầu, dng bút ở 1/2 đvc.  
- Chm : Tương tự chn. Viết hai nét móc trên và nét móc hai đầu, độ rng gia ba nét  
xổ là 1,5 đvc.  
- Chv : Đặt bút giống như chữ n, m … viết nét móc hai đầu, kéo dài nét móc hai đầu đến  
dòng kngang 1, to mt nét tht nhdừng bút dưới dòng kngang 1.  
- Chr : Đặt bút ti dòng kẻ đậm đưa lên một nét xiên đến đk1 giữa hai đk dọc, to nét  
tht nhỏ trên đk ngang 1 rồi đưa ngang bút lượn tròn góc và xxuống đến đk đậm to nét  
móc, dng bút tại 1/2 đvc.  
- Chs : Đặt bút ging chr viết nét xiên, to nét thắt trên đk 1, viết nét cong trái dng  
bút phía trong cao 1/3 đvc.  
2.2: Nhóm 2: l, b, h, k  
- Chl : đặt bút tại 1/2 đvc đưa một nét xiên cao 2,5 đvc đến giữa li 3 lượn cong và kéo  
nét xtrùng với đường kdọc đến dòng kẻ đậm to nét móc, dng bút tại 1/2 đvc.  
- Chb : Viết ging chl. Từ điểm dng bút ca chl đưa lên đến đk1 tạo nét tht ging  
chv  
- Chh: Gm 1 nét khuyết trên kết hp với nét móc hai đầu, chú ý viết lin mch, dng  
bút tại 1/2 đv ch.  
- Chk: Tương tự chữ h nhưng tại điểm gia của nét móc ta đưa bút vào trong tạo nét tht  
ca ch.  
2.3: Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g  
19  
- Cho, ô, ơ: Ta viết nét cong kín như đã học ở bài 1 sau đó đánh dấu ch. Chú ý du chữ  
nhỏ hơn đvc.  
- Cha, ă, â: Viết nét cong kín rồi đặt bút trên đk 1 viết 1 nét móc tiếp xúc vi nét cong  
sau đó đánh du ch.  
- Chd, đ: tương tự như chữ a nhưng khi viết nét móc thì ta đặt bút trên đk2.  
- Chg: Viết 1 nét cong kín sau đó viết 1 nét khuyết dưới và dng bút ti giữa đv chữ.  
2.4: Chsố  
Trước khi hướng dn hc sinh viết chs, giáo viên cần lưu ý tất ccác chsố đều có độ  
cao 2 đv và rộng 1 đv, chriêng chs1 là rộng 0,5 đv.  
- Nhóm chschcó nét thng: 1, 4, 7  
- Nhóm chscó nét thng kết hp nét cong: 2, 3, 5  
- Nhóm chschcó nét cong: 0, 6, 8, 9  
3. Hƣớng dn hc sinh viết chhoa  
Để viết đẹp bảng chữ cái viết hoa, học sinh cần nắm được quy trình viết từng chữ cái. Tuy  
nhiên, có thể chia bảng chữ cái viết hoa thành các nhóm chữ có nét đồng dạng với nhau để  
học sinh có thể dễ dàng nhớ quy tắc viết, điểm đặt bút, hướng di chuyển và điểm dừng bút.  
Nhóm 1: U, Ư, Y, V, X  
Điểm chung ca nhóm chnày là những nét móc 2 đầu. Vì nét móc 2 đầu phc tạp hơn 1  
đầu, hc sinh cn tp trung rê bút sao cho mm mại hơn.  
Nhóm 2: A, Ă, Â, N, M  
Trng tâm cách viết chữ hoa cơ bản ca nhóm s2 là ở nét móc ngược (đu và cui ch).  
Có 2 chcái biến điệu là N và M. Chú ý nét viết số 1 là đưa từ dưới lên, độ nghiêng, lượn  
ca nét móc cn va phi.  
Nhóm 3: C, G, E, Ê, T  
Nhng chữ ở nhóm 3 tp trung vào các nét cong. Chúng có nhiu biến điu khác nhau theo  
tng chcái. Bé cn nm vững cách điều khiển ngòi bút đtạo được những đường cong  
tht mm mi. Trong nhóm này, 2 chcái C và E khá khó viết, cn phi luyn tp tht  
chăm ch.  
Nhóm 4: P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V  
Cách viết chhoa cho nhóm 4 tp trung vào các nét biến điu. Trong mi chữ cái đu có  
skết hp ca nhiều nét cơ bản. Ví dcách viết chH (gồm 3 nét cơ bản).  
Nét 1 gồm 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang.  
20  
Nét 2 gồm 3 nét cơ bản: khuyết ngược, khuyết xuôi và móc ngược phải.  
Nét 3 là nét thẳng đứng (nằm ở giữa đoạn nối của hai nét khuyết)  
Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, A  
Các chcái ở nhóm này thường gm 1 hoc 2 nét. Tuy nhiên, chúng khá lin mạch và đòi  
hi slinh hot ca ngòi bút theo nhiều hướng. Nm vng cách viết chữ hoa cơ bản ca  
chO, bé sddàng viết các chcòn li trong nhóm  
4. Hƣớng dn hc sinh mt số kĩ thut viết chữ  
4.1: Kĩ thuật viết liền mạch  
Trong một chữ, các con chữ được nối liền với nhau theo một trật tự nhất định. Khi nối các  
con chữ với nhau, ta thường gặp các trường hợp như sau:  
- Nối thuận lợi: Điểm dừng bút của chữ trước trùng với điểm đặt bút của chữ sau. Với  
những trường hợp này, học sinh sẽ dễ dàng bắt nét và nối chữ.  
- Nối không thuận lợi: Điểm dừng bút của con chữ trước không trùng với điểm đặt bút của  
con chữ sau. Vì vậy khi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tạo ra nét nối. Ví dụ, khi  
viết chữ “no”: Ta kéo dài nét móc của chữ n đến điểm đặt bút của chữ o, rồi tiếp tục viết  
chữ o. Lúc này diểm đặt bút của chữ o ở dòng kẻ 1.  
4.2: Kĩ thuật viết đúng khoảng cách  
Khoảng cách giữa các tiếng, các con chữ trong một tiếng được quy định như sau:  
- Khoảng cách giữa hai tiếng (1 đơn vị chữ) là khoảng cách cố định, tương đương với một  
con chữ o.  
- Khoảng cách giữa các con chữ được quy định từ 1/4 đến 1 đv. Khoảng cách giữa các con  
chữ oo, oa, oc…là 1/4 đv, giữa các con chữ no, on, ac…là ½ đv, giữa các con chữ nu, nh,  
hi…là 3/4 đv, giữa các con chữ như un là 1đv.  
Để có thể viết đẹp và đều chữ, học sinh buộc phải tuân theo khoảng cách này.  
4.3: Kĩ thuật đặt dấu chữ và dấu thanh  
Trong tiếng Việt, dấu chữ và dấu thanh đều có những quy định cụ thể:  
- Dấu chữ là dấu được gọi tên theo tên gọi của chữ cái. Dấu của các chữ ă, â, ê, i, ô được  
đánh ngay sát phía trên và cân đối ở giữa chữ. Dấu của các chữ ơ, ư đánh lệch về bên phải  
và ngang đường kẻ 1. Dấu của chữ đ đánh ngang bằng và ở giữa đv 2, dấu của chữ t đánh  
tại vị trí ngang đường kẻ 1.  
- Dấu thanh chính là các thanh được thể hiện trên chữ viết. Trong tiếng Việt, hệ thống dấu  
thanh bao gồm 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 269 trang Thùy Anh 04/05/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập san nghiên cứu khoa học - Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftap_san_nghien_cuu_khoa_hoc_truong_cao_dang_su_pham_hoa_binh.pdf