Đề tài Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

LỰA CHỌN MỘT SBÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ  
PHÁT BÓNG THẤP TAY TRƯỚC MẶT TRONG HỌC BÓNG CHUYỀN  
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH  
Vũ Thị Ánh Ngọc  
Tổ: LLCT GDQPAN & GDTC  
TÓM TẮT:  
Với mục đích lựa chọn các bài tập hợp lý và đảm bảo sát với thực tế tập  
luyện của sinh viên, chúng tôi tiến hành đánh giá, phân tích tổng hợp các  
thông tin thu thập được qua đọc và tham khảo tài liệu. Qua quan sát thực trạng  
việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy tập luyện kỹ thuật phát bóng thấp  
tay trước mặt. Qua phỏng vấn trực tiếp đồng thời thông qua bài kiểm tra về kỹ  
thuật phát bóng thấp tay trước mặt đã giúp chúng tôi có được những ý kiến,  
kinh nghiệm từ giáo viên và sinh viên. Từ đó chúng tôi nghiên cứu lựa chọn  
các nhóm bài tập cho sinh viên tập luyện. Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn  
được đánh giá sát thực cụ thể có tính đến số lần, cự ly, thời gian, hiệu quả  
thực hiện. Đó là các bài tập củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác, các bài tập  
phát triển thể lực chuyên môn, các bài tập rèn luyện tâm lí phù hợp với sinh  
viên và đặc thù của môn học bóng chuyền. Sau khi vận dụng một số bài tập  
nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền  
cho sinh viên nhà trường. Kết quả cho thấy các bài tập mà chúng tôi lựa chọn  
vận dụng vào thực tiễn giảng dạy đã thể hiện được tính khả thi và hiệu quả  
trong học bóng chuyền, khối lượng vận động được nâng lên rõ rệt, các bài tập  
đa dạng và phong phú hơn. Sinh viên nhận thức tốt về nội dung môn học.  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:  
Sức khỏe vốn liếng quý báu nhất của đời sống con người, phương  
pháp tốt nhất để rèn luyện giữ gìn sức khỏe chính là luyện tập thể dục thể  
thao (TDTT). Trong nhà trường, TDTT là một bộ phận cấu thành quan trọng  
của giáo dục toàn diện bao gồm Đức, Trí, Thể, Mỹ ”. Mục tiêu của thể dục  
thể thao là tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng và  
hình thành nhân cách con người.  
Giáo dục thể chất trong trường học vị trí tiền đề trong sự nghiệp  
giáo dục đào tạo, GDTC là môn học bắt buộc trong mỗi nhà trường.  
Bộ Giáo dục Đào tạo đã đưa vào chương trình môn học GDTC rất nhiều  
nội dung như: Thể dục, điền kinh, cầu lông, đá cầu, bóng rổ, bóng đá, bóng  
chuyền... Các nội dung này khi đưa vào giờ học chính khóa đều được học  
sinh, sinh viên tham gia tập luyện đã đem lại hiệu quả trong việc phát triển  
các tố chất thể lực, rèn luyện ý trí, đạo đức cho người học. Trong số các nội  
dung đó thì học bóng chuyền nội dung phù hợp với lứa tuổi, giới tính, trình  
độ, đối tượng học sinh, sinh viên chuyên nghiệp.  
Bóng chuyền nội dung luôn đòi hỏi người tập phải thể lực chung  
thể lực chuyên môn, đặc biệt cần có các kỹ thuật cơ bản như: Kỹ thuật phát  
bóng, kỹ thuật chuyền bóng, kỹ thuật đỡ bóng, kỹ thuật đập bóng và chắn  
bóng... Trong thi đấu bóng chuyền, một trong những hoạt động cơ bản mở đầu  
cho trận đấu đó là phát bóng, phát bóng được coi là mắt xích đầu tiên trong  
chuỗi hoạt động thi đấu, phát bóng càng tốt thì hiệu quả thi đấu càng cao.  
Việc giảng dạy kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt cho sinh viên  
nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nói riêng là  
nhiệm vụ cần thiết khi học bóng chuyền để cung cấp cho sinh viên lượng kiến  
thức và trang bị khả năng thực hành đúng kỹ thuật. Tuy nhiên để giảng dạy  
cho sinh viên kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt đòi hỏi phải một hệ  
thống các bài tập khoa học, phù hợp với trình độ của sinh viên. Nhưng trên  
tình hình thực tế hiện nay do phân phối chương trình phần GDTC 2 nội dung  
học bóng chuyền của sinh viên nhà trường chỉ thực hiện trong 15 tiết, với thời  
lượng hạn chế, thiết bị dụng cụ điều kiện tập luyện còn thiếu, sinh viên gặp  
khó khăn trong quá trình tập luyện, nhiều em kết quả kiểm tra thấp chưa đạt  
yêu cầu như mong muốn. Từ đó cho thấy cần phải lựa chọn những bài tập phù  
hợp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cho sinh viên. Xuất phát từ  
những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Lựa chọn một số bài tập  
nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng  
chuyền cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình"  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:  
2.1. Các phương pháp nghiên cứu luận  
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu  
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đọc và tham khảo các tài liệu  
liên quan đến GDTC và kỹ thuật bóng chuyền, đặc biệt kỹ thuật phát bóng  
thấp tay trước mặt. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, tổng hợp tiếp thu một  
cách có chọn lọc các thông tin thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu.  
Phương pháp này nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức và xây dựng cơ sở  
luận cho vấn đề nghiên cứu. Đây cơ sở khoa học để chúng tôi lựa chọn và  
xác định bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt trong  
học bóng chuyền cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.  
2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
- Phương pháp quan sát sư phạm  
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát thực trạng việc sử dụng  
bài tập trong giảng dạy tập luyện kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt. Trên  
cơ sở đó tìm ra những ưu khuyết điểm của việc sử dụng các bài tập, làm cơ sở  
để lựa chọn ứng dụng các bài tập cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ  
thuật phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền cho sinh viên.  
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp  
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin, thông qua hình  
thức phỏng vấn trực tiếp giúp chúng tôi có được những ý kiến và kinh nghiệm  
từ giáo viên và sinh viên. Chúng tôi ghi lại kết quả trả lời, rút ra kết luận khách  
quan chính xác chất lượng để lựa chọn các bài tập cho phù hợp với sinh viên  
nhà trường.  
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:  
3.1. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng  
thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền cho sinh viên trường Cao đẳng  
Sư phạm Hòa Bình.  
3.1.1. Mục đích sử dụng bài tập  
- Nhằm nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng linh hoạt, khả năng phán đoán  
sự sáng tạo của người tập  
- Phát triển toàn diện cơ thể người tập, thúc đẩy phát triển sức mạnh các nhóm  
tham gia, đặc biệt sự khéo léo trong phối hợp vận động  
- Hình thành và phát triển cảm giác dùng lực trong phát bóng khi học bóng  
chuyền  
- Giúp cơ thể thích ứng dần với bài tập, với lượng vận động ngày càng cao  
- Các bài tập lựa chọn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với đối tượng người  
tập, nhằm nâng cao dần khả năng vận động và thành tích của sinh viên  
- Dựa vào các đặc điểm cơ bắp, tố chất sẵn của từng sinh viên để áp dụng  
các bài tập cụ thể nhằm đạt hiệu quả trong giảng dạy bóng chuyền  
- Tạo tâm lý ổn định, khắc phục sự lo lắng để đạt được hiệu quả tốt nhất  
- Giúp sinh viên có được kết quả kiểm tra đạt yêu cầu như mong muốn  
3.1.2. Căn cứ lựa chọn và xây dựng các bài tập nhằm nâng cao hiệu  
quả phát bóng trong học bóng chuyền  
- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của phát bóng: Nhanh, mạnh, dứt điểm, biến  
hóa, chính xác, khéo léo, có độ bay và đúng điểm rơi  
- Căn cứ vào cấu trúc kỹ thuật động tác: Kỹ thuật là nhân tố quan trọng đứng ở  
vị trí trung tâm tác động qua lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát bóng  
- Căn cứ vào khả năng giảng dạy của giáo viên và trình độ tập luyện của SV  
- Căn cứ vào các yếu tố:  
+ Sức khỏe của người tập, phương tiện tập, chương trình và điều kiện tập luyện  
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên trong hoạt động TDTT  
+ Cường độ bài tập thể đạt đến tốc độ giới hạn hoặc trên giới hạn  
+ Bài tập phải được xây dựng hợp lý, cũng như phân chia tối ưu hoá lượng vận  
động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó thể đảm bảo phát triển cho  
sinh viên những tố chất vận động cần thiết  
+ Thời gian thực hiện một bài tập thể kéo dài từ 3 - 5 phút  
+ Thời gian nghỉ giữa quãng phụ thuộc vào cường độ bài tập đề ra mà xây dựng  
quãng nghỉ hợp lí  
+ Đảm bảo nghỉ ngơi tích cực giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, cần thả lỏng  
thoải mái, tránh động tác gò bó  
+ Kết quả của bài tập phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên  
đề ra  
+ Bài tập được xây dựng dựa trên trình độ thể lực cũng như điều kiện trang  
thiết bị tập luyện của sinh viên  
+ Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo về các nguyên tắc phương pháp  
trong giáo dục thể chất  
3.1.3. Một số bài tập cụ thể được vận dụng trong quá trình giảng  
dạy nội dung phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền  
Nhóm 1: Các bài tập củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác  
- Phát bóng vào tường, khoảng cách 6 – 9m, đánh dấu độ cao trên tường  
2,20m – 3,50m. Bóng cần phải chạm tường ở mức cao hơn chỗ đánh dấu  
- Phát bóng từ sau đường biên ngang qua lưới vào các vị trí khác nhau  
trên sân bóng (đặt mốc định hướng trên sân)  
- Phát bóng vào đồng đội các điểm khác nhau trên sân  
- Phối hợp từng đôi (hai người đối diện) phát bóng qua lưới cho nhau  
- Phát bóng liên tục với số lượng lần phát 10 quả, 15 quả, 20 quả  
Nhóm 2: Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn  
- Chống đẩy liên tục tính số lần trong 1 phút  
- Nhảy dây đơn tốc độ nhanh nhất trong 1 phút, tính số lần  
- Di chuyển con thoi (soạc ngang 3 bước) nhặt chuyển bóng trong 1 phút,  
tính số lần  
- Đứng tại chỗ ném bóng, thành tích tính bằng (m), (cm)  
- Tập ném bóng từng đôi cho nhau bằng tay thuận nhịp độ tối đa  
- Tập phát bóng liên tục 20 quả (tính thời gian và hiệu quả)  
Nhóm 3: Các bài tập rèn luyện tâm lý  
- Bài tập thi đấu bóng chuyền  
- Bài tập phát bóng thấp tay trước mặt tính điểm  
3.2. Vận dụng phương pháp giảng dạy vào thực tiễn đối với nhóm  
các bài tập trên  
3.2.1. Giáo viên đưa ra những yêu cầu cụ thcho sinh viên  
- Phải nhận biết rõ các cử động của động tác, các giai đoạn của kỹ thuật phát  
bóng thấp tay trước mặt (từ tư thế chuẩn bị, tung bóng đến vung tay đánh bóng)  
- Lần lượt thực hiện các cử động của động tác kỹ thuật theo một tuần tự hợp lí  
- Khi đã thực hiện được đầy đủ các động tác của kỹ thuật, sinh viên tiến hành  
thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật phát bóng. Chú ý tăng dần tốc độ chuyển động  
của tay để lúc chạm bóng đạt tốc độ lớn nhất  
- Tập luyện thành thục kỹ thuật sau đó chuyển sang hình thức thi đua phát bóng  
tính điểm giữa các nhóm tổ, kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giải  
quyết nhiệm vụ vận động của sinh viên  
- Trong quá trình tập luyện, sinh viên cùng với giáo viên tìm tòi để phát hiện  
những sai lầm thường mắc đưa ra hướng khắc phục, cách sửa chữa  
- Luôn chủ động, tích cực khi tiến hành tập luyện các bài tập phát triển thể lực  
chuyên môn, thực hiện hết lượng vận động mà giáo viên đề ra cho từng bài tập  
3.2.2. Xây dựng giờ dạy vận dụng một số bài tập trên để nâng cao  
hiệu quả kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt cho sinh viên  
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY  
Nhiệm vụ 1:  
- Giới thiệu toàn bộ kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt, cho sinh viên quan  
sát tranh, ảnh động tác để dễ dàng hình dung kỹ thuật và hình thành biểu tượng  
chung về động tác được học  
- Tập các động tác bổ trợ kỹ thuật phát bóng (không có bóng)  
- Thực hiện các động tác bổ trợ kỹ thuật phát bóng (có bóng)  
Nhiệm vụ 2:  
- Dạy tư thế chuẩn bị đứng phát bóng, động tác tung bóng và động tác vung tay  
- Dạy phối hợp tung bóng và vung tay đánh bóng  
- Xác định độ cao của bóng khi tung (25 – 30cm hơi chếch về trước)  
- Xác định đường đi độ bay của bóng, tốc độ bóng đi và xác định điểm rơi  
Nhiệm vụ 3:  
- Thực hiện kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt với yêu cầu kỹ thuật thấp  
- Phát bóng trong điều kiện tự nhiên, phát bóng ở cự li khác nhau  
- Phát bóng vào tường (đánh dấu độ cao trên tường). Bóng cần phải chạm tường  
ở mức cao hơn chỗ đánh dấu  
- Phát bóng chuẩn từ sau đường biên ngang vào các vị trí khác nhau trên sân  
bóng nhiều lần để kỹ thuật thành thục và chính xác  
- Thực hiện một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn  
Nhiệm vụ 4:  
- Hoàn thiện kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt cho sinh viên  
- Phát bóng vào đồng đội các điểm khác nhau trên sân  
- Phối hợp từng đôi (hai người đối diện) phát bóng qua lưới cho nhau  
- Phát bóng liên tục với số lượng lần phát 10 quả, 15 quả, 20 quả  
- Thực hiện các bài tập rèn luyện tâm lý (bài tập phát bóng tính điểm)  
3.2.3. Những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa khắc phục trong  
tập luyện kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt cho sinh viên  
* Sai lầm thường mắc:  
- Tư thế cơ bản sai: Chân đứng không đúng, hai chân không khuỵu ở khớp gối,  
thân trên ngả nhiều về trước, mũi chân trước không thẳng góc với đường biên  
ngang hoặc trọng tâm cơ thể dồn hết vào chân trước làm ảnh hưởng đến động  
tác và tốc độ phát bóng. Nguyên nhân là do sinh viên chưa nắm vững được yêu  
cầu của kỹ thuật.  
- Tung bóng sai: Tung bóng lên quá cao hoặc quá thấp, tung qua đầu, sang bên,  
tung bóng cách xa thân người. Phần lớn phát bóng hỏng là do tung bóng sai.  
Nguyên nhân là do chưa cảm giác đúng với bóng hoặc do thói quen tập  
luyện không cơ bản chưa nắm được yêu cầu cũng như luật phát bóng.  
- Vung tay đánh bóng sai: Tay phát bóng không vung từ sau ra trước, tay thả  
lỏng khi đánh vào bóng, điểm bàn tay tiếp xúc bóng không đánh vào phần dưới  
phía sau tâm bóng ở tầm ngang thắt lưng mà cao hơn thắt lưng dẫn đến tình  
trạng bóng chưa đến lưới, bóng không qua lưới hoặc bóng bay lên cao nhưng  
nhẹ để đối phương tấn công ngay. Nguyên nhân là do sinh viên chưa xác định  
được điểm tiếp xúc bóng, cách dùng lực của tay phát bóng chưa đúng. Chưa  
nắm vững được yêu cầu của kỹ thuật.  
* Cách sửa chữa khắc phục:  
- Giáo viên giảng giải và làm mẫu lại kỹ thuật động tác, giúp sinh viên nắm  
vững những yêu cầu của kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt. Cần kết hợp  
giảng thêm luật phát bóng trong bóng chuyền cho sinh viên.  
- Cho tập lặp đi lặp lại nhiều lần các bài tập phỏng kỹ thuật, giúp sinh viên  
ghi nhớ động tác, biết phối hợp theo thứ tự hợp lí các nhóm chính tham gia  
vào động tác phát bóng (cơ chân, cơ lưng, cơ tay)  
- Tập phát bóng vào tường (trên tường vẽ hình lưới tương ứng với độ cao  
quy định của lưới trên sân, đứng cách tường 6 – 9m để thực hiện phát bóng)  
* Cách tổ chức tập luyện:  
- Khi sử dụng các bài tập phỏng kỹ thuật thể tổ chức cho sinh viên tập  
luyện theo đội hình hàng ngang để giáo viên dễ quan sát và sửa chữa kỹ thuật  
- Khi tập luyện phát bóng vào tường cũng nên đứng theo đội hình hàng ngang  
đối diện cách tường 6 – 9m nhằm xây dựng cảm giác đúng  
- Khi hoàn thiện kỹ thuật nhất thiết phải tổ chức cho sinh viên được tập luyện  
phát bóng trong sân, để xác định hướng phát bóng và cảm giác về sân bóng  
chuyền, cảm giác dùng lực đúng mức trong cách phát bóng thấp tay trước mặt  
- Tổ chức tập luyện phát bóng trong sân, cần tổ chức theo cặp để phục vụ lẫn  
nhau (hai người đối diện phát bóng qua lưới cho nhau), đồng thời cần xác định  
các vị trí trên sân mà sinh viên phải phát bóng vào đó. thể xác định vị trí  
bằng cách đặt các vật khác nhau trong khu vực phát bóng.  
4. KẾT LUẬN  
Qua kết quả nghiên cứu của bài viết, cho phép rút ra kết luận sau:  
- Việc giảng dạy kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng  
chuyền cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình cũng đã được chú  
trọng thực hiện đầy đủ nội dung theo phân phối chương trình, song chưa mang  
tính toàn diện, liên tục chỉ được thực hiện đơn điệu trong các giờ học bắt  
buộc của môn học Giáo dục thể chất 2, cho nên khối lượng vận động và các bài  
tập đưa ra cho sinh viên thực hiện ở mức độ còn thấp chưa đa dạng chưa thực  
sự phát huy hết khả năng vận động của sinh viên  
- Từ những vấn đề đã nêu, dựa trên cơ sở khoa học bằng kinh nghiệm  
giảng dạy lâu năm, chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng  
cao hiệu quả phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền cho sinh viên  
trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Kết quả cho thấy các bài tập mà chúng tôi  
lựa chọn vận dụng vào thực tiễn giảng dạy đã thể hiện được tính khả thi và  
hiệu quả của nó trong học bóng chuyền, khối lượng vận động được nâng lên rõ  
rệt, các bài tập đa dạng và phong phú hơn. Ngoài ra sinh viên còn nhận thức tốt  
về nội dung môn học, có ý thức rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe, chủ động  
tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, rất nhiều sinh viên có  
thành tích tốt đã tham gia thi đấu giải bóng chuyền chào mừng năm học mới  
do nhà trường tổ chức. Như vậy các bài tập mà chúng tôi lựa chọn hoàn toàn  
phù hợp với sinh viên nhà trường trong quá trình học giáo dục thể chất 2 nói  
chung và môn bóng chuyền nói riêng.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Chương trình giáo dục thể chất trong các trường Cao đẳng - Đại học  
(Ban hành theo quyết định 203 TDTT, của Bộ giáo dục Đào tạo)  
2. Quy chế Đào tạo hệ Cao đẳng - Đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ,  
2014 của Bộ giáo dục Đào tạo  
3. Hướng dẫn thực hiện theo hệ thống tín chỉ, 2017 của trường Cao đẳng Sư  
phạm Hòa Bình  
4. Nguyễn Hữu Hùng, 2001. Huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng  
chuyền. NXB Thể dục Ththao Hà Nội  
5. Nguyễn Viết Minh (Chủ biên) - Hồ Đắc Sơn, 2003. Giáo trình bóng  
chuyền. NXB Đại học Sư phạm Nội  
6. Nguyễn Quang, 2001. Hướng dẫn tập luyện và thi đấu bóng chuyền.  
NXB Thể dục Ththao Hà Nội  
7. Đồng Văn Triệu - Lê Anh Thơ, 2000. luận phương pháp GDTC  
trong trường học. NXB Thể dục Ththao Hà Nội  
8. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn, 2000. luận phương pháp TDTT.  
NXB Thể dục Ththao Hà Nội  
9. Bùi Trọng Toại - Lâm Quang Thành, 2002. Tính chu kỳ trong huấn luyện  
thể thao. NXB Thể dục Ththao Hà Nội  
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
BẢN CAM KẾT  
Họ và tên: Vũ Thị Ánh Ngọc  
Đơn vị công tác: Tổ GDTC - GDQPAN  
Thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.  
Là tác giả bài báo khoa học: Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả  
phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền cho sinh viên trường  
Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình  
Thuộc lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học hội.  
Tôi xin cam đoan đây là bài báo nghiên cứu khoa học độc lập của riêng  
tôi. Các nội dung tài liệu được sử dụng trong bài viết này có nguồn gốc rõ  
ràng, được trích lục theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu được trình  
bày trong bài viết của tôi tự nghiên cứu, phân tích một cách trung thực,  
khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Vì  
vậy cá nhân tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có tranh chấp về bản  
quyền.  
NGƯỜI CAM KẾT  
(Ký và ghi rõ họ tên)  
doc 11 trang Thùy Anh 04/05/2022 7100
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng thấp tay trước mặt trong học bóng chuyền cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_phat_b.doc