Đề tài Giáo dục và tuyên truyền nâng cao ý thức dân tộc cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình để giữ gìn bản sắc văn hóa trong hội nhập quốc tế

GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO Ý THỨC DÂN TỘC CHO  
HSSV TRƯỜNG CĐSP HÒA BÌNH ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA  
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ  
Giảng viên: Đặng Hoàng Hà  
Khoa: Mầm non  
Địa chỉ mail: hoangha2551983@gmail.com.vn  
Tóm tắt  
Hội nhập quốc tế đang là xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội  
nhập kinh tế thế giới tiền đề dẫn đến sự hội nhập về văn hóa. Việc hội nhập văn hóa  
quốc tế một mặt mang lại những cơ hội cho chúng ta tiếp cận những giá trị văn hóa  
tiến bộ của nhân loại nhưng mặt khác cũng làm cho văn hóa dân tộc gặp nhiều thách  
thức trong vấn đề giữ gìn bản sắc. Hiện nay, nền văn hóa Việt Nam đang cuộc tiếp  
xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Quá trình tiếp xúc lần này diễn ra  
một cách hòa bình và liên tục trên mọi lĩnh vực qua nhiều kênh như: truyền hình,  
internet, giao lưu trực tiếp…Việc tăng cường các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về  
ý thức và trách nhiệm dân tộc sẽ liều vắc – xin phòng ngừa để bản sắc văn hóa Việt  
không bị mai một trong bối cảnh hội nhập quốc tế với phương châm hòa nhập nhưng  
không hòa tan. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài  
ý kiến tuyên truyền nâng cao ý thức dân tộc nhằm giáo dục sinh viên trường CĐSP  
Hòa Bình về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế.  
Từ khóa:Hội nhập quốc tế, hội nhập văn hóa, văn hóa truyền thống,  
I. Đặt vấn đề  
Hội nhập quốc tế đang là xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại  
Đại hội X, Đảng ta đã xác định Việt Nam cần phải “chủ động và tích cực hội nhập  
quốc tế”. Hội nhập quốc tế không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế mở rộng ra tất cả  
các lĩnh vực khác, kể cả chính trị, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh...Trong đó, hội  
nhập văn hóa là hệ quả tất yếu đang diễn ra. Việc hội nhập văn hóa quốc tế một mặt  
1
mang lại những cơ hội cho chúng ta tiếp cận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân  
loại nhưng mặt khác cũng làm cho văn hóa dân tộc gặp nhiều thách thức trong vấn đề  
giữ gìn bản sắc. Đảng ta đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của hội vậy  
việc phát triển giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế cần được  
quan tâm sâu sắc. Quan điểm chỉ đạo của Đảng “giữ gìn và phát triển nền văn hóa  
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và chúng ta “hòa nhập nhưng không hòa  
tan”. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để vừa phát triển vừa giữ gìn bản sắc văn hóa  
của dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sự bùng nổ của công nghệ thông tin  
như hiện nay.  
Quá trình giảng dạy môn học “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và trực tiếp tham gia  
vào công tác chủ nhiệm tại trường CĐSP Hòa Bình, chúng tôi có thể quan sát, tìm  
hiểu tâm tư, sở thích, tư tưởng, lối sống của HSSV. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập  
quốc tế, đặc biệt thời đại 4.0 HSSV có nhiều cơ hội để tiếp thu và hưởng thụ những  
thành tựu của nền văn minh hiện đại. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp HSSV có  
cơ hội được giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trong khu vực và trên  
thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của thời kỳ hội nhập, HSSV cũng  
đang bị ảnh hưởng một số yếu tố văn hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục của  
dân tộc. Sự ảnh hưởng đó vô hình chung sẽ tác động không nhỏ đến ý thức bảo vệ, gìn  
giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dan tộc Việt Nam.  
II. Phương pháp nghiên cứu  
1. Tổng hợp nghiên cứu thuyết  
Thông qua các tài liệu nghiên cứu về giao lưu văn hóa, biến đổi văn hóa, hội  
nhập văn văn hóa ... để có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu, làm  
hơn vấn đnghiên cứu của mình. Đồng thời nắm được phương pháp của các nghiên  
cứu đó thực hiện trước đây. Qua đó phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn để  
nghiên cứu hoàn thành bài viết.  
2
Các nguồn tài liệu nghiên cứu:  
- Sách, giáo trình  
- Báo, tạp chí  
- Các thông tin, bài báo trên internet.  
2. Phương pháp quan sát  
Tiến hành quan sát HSSV Trường CĐSP Hòa Bình trong các buổi hoạt động  
tập thể, trong lớp học, khuôn viên sân trường, khu ký túc xá, cổng trường...để có cái  
nhìn tổng thể về việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, ý thức học tập, văn  
hóa giao tiếp, văn hóa mặc, lối sống...  
3. Phương pháp trò chuyện  
Người nghiên cứu chủ động trao đổi, trò chuyện với HSSV trong các lớp CĐSP  
mầm non các khóa K26, K27, K28 về các vấn đề liên quan đến sở thích, quan điểm  
sống, ước mơ, khát vọng...; về việc thưởng thức các giá trị văn hóa trong thời điểm  
hiện tại. Một số câu hỏi trong cuộc trò chuyện như:  
- Thời gian rảnh em thường làm gì?  
- Em dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để truy cập mạng Internet?  
- Em quan tâm đến trang website nào nhất?  
III. Kết quả và bàn luận  
1. Cơ hội và thách thức của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập  
quốc tế.  
Như chúng ta đã biết, văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá  
trình tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường hội. Bản sắc  
văn hóa chính là những nét văn hóa riêng biệt dựa vào đó chúng ta phân biệt được  
sự khác nhau giữa các dân tộc. Hội nhập văn hóa quốc tế giúp các nền văn hóa xích lại  
gần nhau để làm cho các nền văn hóa đó trở lên phong phú hơn. Nhiều thành tựu văn  
3
hóa được cộng đồng này sáng tạo ra có thể phổ biến rộng ra toàn thế giới. như điệu  
nhảy ngựa Gangnam Style là sáng tác của ca Hàn Quốc Psy đã nhanh chóng lan  
truyền ra khắp các châu lục. Tuy nhiên, mặt trái của nó là hiện tượng xóa nhòa bản sắc  
văn hóa riêng của mỗi quốc gia. Việc hội nhập với thế giới tất yếu sẽ diễn ra của  
nhiều quốc gia không riêng gì Việt Nam. Nền văn hóa của chúng ta không thể “bế  
quan tỏa cảng” nếu không muốn bị lạc hậu so với thời đại. Song, hội nhập như thế nào  
để hòa nhập nhưng không hòa tan một điều thật khó bởi ranh giới giữa nhập với tan  
thật mong manh. Khi giao lưu văn hóa quốc tế chúng ta phải đối mặt với nhiều cạm  
bẫy bởi không phải yếu tố văn hóa ngoại lai nào cũng lành mạnh. vậy, để không bị  
các làn sóng ngoại lai hủy hoại thì cần phải tăng cường sức mạnh bản lĩnh cho nền  
văn hóa dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập văn hóa  
toàn cầu nhất thiết cần phải một chiến lược mềm dẻo và khôn khéo.  
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra nên muốn bản sắc văn hóa không  
bị mai một cần phải giáo dục ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân về việc giữ gìn  
bản sắc văn hóa của cộng đồng mình. Một khi ý thức giữ gìn của cộng đồng đó được  
đề cao thì không một yếu tố nào có thể thủ tiêu được bản sắc của nền văn hóa đó. Nói  
một cách rộng hơn đó việc chúng ta cần tăng cường nhận thức của người dân về ý  
thức về cộng đồng người Việt. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử phát triển  
văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc chống Bắc thuộc. Trong suốt hơn 1000 năm  
các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau cai trị nước ta chúng luôn thực hiện  
chính sách đồng hóa văn hóa nhằm đồng hóa dân tộc. Trên mảnh đất nước ta bấy giờ  
cùng một lúc diễn ra hai quá trình vận động, đó là quá trình Hán hóa và chống Hán  
hóa. Với ý thức về cộng đồng người Việt chủ quyền đất nước luôn được đề cao mà  
quá trình chống Hán hóa đã thành công. Hiện nay, nền văn hóa Việt Nam đang có  
cuộc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên mọi phương diện với mức độ  
mạnh mẽ. Quá trình tiếp xúc lần này diễn ra một cách hòa bình và liên tục. Sự tiếp xúc  
giữa nền văn hóa nước ta với các nền văn hóa khác đang diễn ra hàng ngày hàng giờ  
4
trên mọi lĩnh vực qua nhiều kênh khác nhau như: truyền hình, internet, giao lưu trực  
tiếp… Tuy nhiên, lần hội nhập văn hóa này, chúng ta tiếp xúc với những sản phẩm  
văn hóa của hội tư bản, trong khi đó chủ nghĩa dân tộc Việt Nam xem là ưu việt  
chủ nghĩa dân tộc hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội,  
hội nhập quốc tế theo định hướng hội chủ nghĩa. Do vậy, hệ quả của quá trình tiếp  
xúc này vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu chúng ta biết lựa chọn những yếu tố văn hóa  
tốt đẹp thì sẽ làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc. ngược lại, nếu hấp thu không  
chọn lọc sẽ khiến cho môi trường văn hóa của mình ngày càng bị vẩn đục bởi những  
yếu tố văn hóa tiêu cực, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. Đặc  
biệt, người Việt vốn có tâm lý sính ngoại nên những cái gì có mang yếu tố nước ngoài  
thường sẵng sàng đón nhận hoặc lấy đó làm tiêu chuẩn. dụ như, đôi khi thấy  
những người phụ nữ phương Tây không mặc áo ngực khi ra ngoài đường thì nhiều  
bạn trẻ Việt lại lấy đó làm “cái chung” để biện minh cho sự hở hang hay cố ý khoe  
thân của mình; các biển hiệu quảng cáo sử dụng đan xen quá nhiều tiếng nước ngoài  
ngay trên đất Việt cho thấy ý thức về ngôn ngữ quốc gia dân tộc đang dần bị mai một.  
Lối sống thực dụng, vị kỷ khiến ngày càng nhiều người có thái độ thiếu trách nhiệm  
với cộng đồng. Nhiều bạn trẻ hâm mộ các ban nhạc Hàn Quốc đến mức đã những  
hành động và phát ngôn thiếu suy nghĩ khiến chúng ta không khỏi đau lòng. Ví như  
một số bạn trẻ thể hiện sự hâm mộ ban nhạc Hàn Quốc với những phát biểu gây sốc:  
"Em sẵn sàng 'từ mặt' bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông  
cuối cùng đã biết điều để mình đi...” “Gia đình là phù du, Suju là tất cả”  
(Suju là cách gọi tắ của ban nhạc Super Junoir)….Đặc biệt việc thể hiện tình cảm của  
một số bạn trẻ với thần tượng âm nhạc Bi Rain (Hàn Quốc) bằng cách quỳ xuống và  
hôn chiếc ghế mà anh chàng ca này ngồi đó những hành động làm băng hoại lòng  
tự tôn dân tộc; …  
2. Thực trạng lối sống của HSSV trường CĐSP Hòa Bình  
5
Trong thực tế tại trường CĐSP Hòa Bình hiện nay, các hiện tượng tiêu cực  
trong lối sống xuất hiện đã đang biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau:  
Thứ nhất, tình trạng sử dụng điện thoại cá nhân không đúng quy định ngày càng  
phổ biến. Trước hết là ý thức tham gia các hoạt động chung như lễ khai giảng, lễ mít  
tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của nhà trường, các hoạt động chuyên môn cấp khoa…  
hiện tượng HSSV sử dụng điện thoại cá nhân làm việc riêng chiếm số lượng lớn. Mặc  
được cán bộ nhân viên phòng Quản đào tạo và Công tác HSSV và đội ngũ giáo  
viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở xong tình trạng sử dụng điện thoại không  
giảm.Dường như các nội dung trong các chương trình đều không là vấn đề đáng phải  
quan tâm của đa số HSSV. Chơi game, lướt web, truy cập các trang cá nhân như zalo,  
facebook…là sức hút mạnh mẽ khiến cho HSSV không nghiêm túc chấp hành các nội  
quy quy định của ban tổ chức chương trình. Trong các tiết học trên giảng đường, hiện  
tượng HSSV sử dụng điện thoại như một thói quen mất kiểm soát khiến cho giảng  
viên phải nhắc nhở thậm chí phải thu giữ điện thoại. Trong giờ nghỉ giải lao giữa các  
ca học, HSSV không có hoặc không thích những hoạt động vui chơi tập thể thay vào  
đó đắm chìm trong thế giới ảo của riêng mỗi cá nhân tạo nên “một tập thể đơn”  
tẻ nhạt.  
Thứ hai, hiện trạng HSSV thích lối sống hưởng thụ, lối sống thử, sống gấp cũng  
đang làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện phẩm chất, đạo đức của không ít  
HSSV. Trong thời kỳ hội nhập với các nền văn hóa trên thế giới, HSSV là một trong  
những đối tượng dễ dàng hấp thu, tiếp nhận nhanh các yếu tố văn hóa mới. Sự tiếp  
nhận không có chọn lọc sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. Hiện trạng HSSV thuê  
phòng trọ sống thử, HSSV đi bar, đi hát… khá phổ biến. Với lối sống buông thả, thích  
thể hiện, thích hưởng thụ …đã có không ít HSSV buộc phải dừng học hoặc vi phạm  
pháp luật. Lối sống trong sáng, giữ gìn thuần phong mỹ tục của nền văn hóa truyền  
thống đang dần bị mài mòn, mai một.  
6
Thứ 3, tình trạng HSSV thiếu lí tưởng sống, thiếu mục đích sống, bàng quan với  
các hoạt động tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng cũng hiện  
tượng đáng suy nghĩ. Quan sát nhiều hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên, Hội sinh  
viên tổ chức trong thời gian gần đây chúng ta thấy hiện trạng HSSV ngày nay thiếu  
tinh thần nhiệt huyết, thiếu tinh thần trách nhiệm. Thậm chí không ít cá nhân HSSV  
còn có thái độ thờ ơ, vô cảm. Các hoạt động thiện - nguyện lợi ích cộng đồng, vì  
truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn  
trong việc huy động tinh thần tham gia tích cực, trong sáng từ phía HSSV.  
Thứ tư, ý thức học tập, ý thức thực hiện nội quy, quy định trong quá trình học  
tập và thi cử của HSSV còn chưa cao. Trong quá trình tiếp xúc trò chuyện với HSSV,  
chúng tôi nhận thấy rằng thời gian dành cho thư viện, đọc sách, tự học tự nghiên cứu  
giáo trình chiếm thời lượng ít ỏi. Thay vào đó trong thời gian rảnh rỗi, đa số HSSV  
dành để nghe nhạc, truy cập internet để chơi game hoặc sa lầy trong các trang mạng cá  
nhân. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến HSSV lười học, ngại học và  
vi phạm quy chế thi.  
Trên đây những hiện trạng nổi cộm trong đời sống HSSV nói chung và  
HSSV trường CĐSP Hòa Bình nói riêng. Nếu không có sự ngăn chặn, quản đúng  
đắn thì đây chính là gánh nặng của toàn xã hội trong tương lai. Có thể kể ra vô số  
những dụ về sự tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến văn hóa của Việt Nam.  
tất cả đều một đặc điểm chung đó sự nhận thức về ý thức dân tộc còn chưa  
sâu sắc của một bộ phận người dân, đặc biệt thế hệ trẻ.  
3. Giáo dục, tuyên truyền ý thức dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa dân  
tộc  
Chúng ta đã nói nhiều đến việc tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại  
lai hay chủ động hội nhập để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…nhưng cái quan trọng  
nhất ở đây đó việc giáo dục, tuyên truyền đầy đủ để người dân có tình yêu, thái độ  
7
tôn trọng và ý thức giữ gìn văn hóa của quốc gia mình trước khi tiếp nhận nền văn hóa  
của một quốc gia khác. Có thể nói đây chính là liều vắc - xin phòng ngừa để bản sắc  
văn hóa Việt không bị mai một trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thế nhưng, hiện nay  
việc tuyên truyền và giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của chúng ta  
chưa thực sự mạnh mẽ.  
Hệ thống giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội thường chú trọng vào  
việc truyền kiến thức chuyên môn để HSSV có thể vượt qua được các kỳ thi bắt  
buộc. Các hoạt động gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được quan  
tâm đúng mức. Đơn giản như lễ chào cờ và hát Quốc ca trường CĐSP Hòa Bình nói  
riêng và trong các trường học nói chung chưa được quan tâm hoặc chưa thực sự trang  
nghiêm. Việc phát các băng, đĩa ghi âm lời các ca trong buổi lễ chào cờ điều  
minh chứng. Do vậy, cần phải sự kết hợp hài hòa giữa truyền thụ những kiến thức  
chuyên môn với giáo dục ý thức về quốc gia đân tộc.  
Hoạt động truyền bá thông tin của các phương tiện truyền thông về việc giữ gìn  
bản sắc văn hóa dân tộc còn yếu. Đặc biệt là các trang báo mạng thông tin các mục  
văn hóa thường đăng tải các tin về đời tư, những phát ngôn gây sốc của những người  
nổi tiếng để kích thích sự tò mò, hấp dẫn người đọc, nhất đối tượng là người trẻ  
trong đó số đông HSSV. Việc đăng tải quá nhiều những thông tin này vô hình  
chung đã làm lu mờ các giá trị văn hóa đích thực. Đối với các chương trình giải trí  
trên truyền hình thì ngày càng bị lấn át bởi các bộ phim nước ngoài, ca nhạc nước  
ngoài, trò chơi theo bản quyền nước ngoài…Có thể thấy rằng các làn sóng văn hóa  
ngoại du nhập vào Việt Nam chủ yếu diễn ra mạnh mẽ nhờ sự góp sức của truyền  
thông và mạng internet. Đối với HSSV, việc lướt web, lướt facebook và truy cập các  
trang mạng hội khác đã lấy đi nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Việc không làm chủ  
được thời gian khiến cho HSSV bị cuốn sâu vào không gian ảo, thế giới ảo mà không  
chú tâm đến học tập và quan tâm đến các mối quan hệ hội. thể thấy rằng hiện  
8
tượng lướt web, lướt facebook trên điện thoại cá nhân mọi lúc, mọi nơi đang tạo ra  
những “tập thể đơn” ngay trong thế giới thực tại.  
Bàn luận  
Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình là trường chuyên nghiệp số lượng  
HSSV lớn với sự đa dạng về các thành phần dân tộc khác nhau. Việc tuyên truyền  
giáo dục và nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho HSSV là nhiệm vụ  
quan trọng của nhà trường. Với vai trò là một giảng viên, người viết nhận thấy bản  
thân cần phải có trách nhiệm giúp cho sinh viên hiểu nhận thức về ý thức bảo vệ  
các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Từ thực tế trên,  
chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức dân tộc cho HSSV  
trường CĐSP Hòa Bình nhằm bảo vệ giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân  
tộc cụ thể như sau:  
- Xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa giúp HSSV nhận thức được  
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hoạt động giáo dục ý thức dân tộc  
không chỉ thực hiện ở các trường học phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức  
cho HSSV đi tham quan thực tế tới các địa điểm văn hóa, lịch sử, bào tàng chiến  
tranh, nhà tù ... để giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc để từ đó nâng  
cao ý thức trách nhiệm của HSSV.  
- Phòng Quản Đào tạo và Công tác HSSV, các khoa, giáo viên chủ nhiệm cần  
phải biện pháp theo dõi, kiểm tra lối sống, tư tưởng đạo đức của HSSV để biện  
pháp giáo dục, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong lối sống của HSSV.  
-Tăng cường đăng tải các thông tin, các cuộc thi, các chương trình tuyên truyền  
về những giá trị văn hóa của dân tộc trên website của trường CĐSP Hòa Bình.  
- Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên  
truyền, giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nhiều hình thức hấp  
dẫn để thu hút HSSV tham gia như tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ mang  
9
màu sắc văn hóa địa phương kết hợp với các tiết mục văn hóa văn nghệ mang phong  
cách hiện đại, tổ chức các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao như phiên  
chợ vùng cao, các trò chơi dân gian…trong các dịp tổ chức các ngày lễ lớn như ngày  
truyền thống học sinh sinh viên (9/1), ngày thành lập Đoàn (26/3), Tết Trung  
thu…Các hoạt động nói trên cần phải tổ chức khoa học, sáng tạo gắn trách nhiệm đến  
từng cá nhân HSSV để lối cuốn tất cả các cá nhân cùng tham gia.  
- Trong các chương trình lễ lớn, ban tổ chức yêu cầu toàn thể hội trường hát  
quốc ca thay vì phát băng đĩa để qua đó giáo dục ý thức và lòng tự tôn dân tộc cho  
HSSV.  
- Duy trì và khuyến khích dội ngũ giảng viên, công nhân viên và HSSV mặc  
trang phục dân tộc truyền thống để làm tấm gương cho HSSV về ý thức bảo vệ văn  
hóa truyền thống và lòng tự hào dân tộc.  
- Thường xuyên giáo dục và nâng cao ý thức dân tộc cho HSSV thông qua  
chương trình phát thanh tại Ký túc xá.  
Kết luận  
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập văn hóa thế giới nhiệm vụ  
quan trọng của mỗi quốc gia. Việc tăng cường các hoạt động giáo dục, tuyên truyền  
về ý thức và trách nhiệm dân tộc sẽ sức đề kháng tốt nhất cho văn hóa Việt Nam hội  
nhập với văn hóa thế giới với phương châm phát triển văn hóa dân tộc, hòa nhập  
nhưng không hòa tan. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho HSSV ý thức  
dân tộc để từ đó có thái độ tôn trọng tự hào về giá trị văn hóa truyền thống của dân  
tộc.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
10  
1. Giao lưu, tiếp biến văn hóa và bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam trong toàn  
cầu hóa, TS. Nguyễn Thế Cường, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Viện  
Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2008.  
2. Toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam,  
PGS.TS. Thành Duy, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Viện Việt Nam học  
và Khoa học phát triển, 2008.  
11  
doc 11 trang Thùy Anh 04/05/2022 7380
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giáo dục và tuyên truyền nâng cao ý thức dân tộc cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình để giữ gìn bản sắc văn hóa trong hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_giao_duc_va_tuyen_truyen_nang_cao_y_thuc_dan_toc_cho.doc