Đề tài Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy và học môn Thực hành tiếng 1 cho sinh viên chuyên Tiếng Anh trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY VÀ  
HỌC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG 1 CHO SINH VIÊN CHUYÊN TIẾNG  
ANH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH  
Cử nhân: Trần Thị Na  
Giảng viên khoa THCS  
Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài viết, tác giả dựa trên lý thuyết về phương pháp dạy học hợp tác  
như quan niệm, bản chất, đặc điểm, nội dung, yếu tố đảm bảo cho học tập hợp tác để vận dụng  
trong việc dạy môn Thực hành tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Cao đẳng Sư phạm  
Hòa Bình. Thông qua việc áp dụng phương pháp học tập hợp tác, người học kiến thức kỹ  
nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh hiệu quả hơn. Ngoài ra còn phát triển một số kỹ năng học tập  
khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tương tác và trao đổi thảo luận bằng tiếng Anh.  
Từ khóa: dạy học hợp tác sinh viên chuyên tiếng Anh  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Đối với ngành đào tạo Cao đẳng sư phạm tiếng Anh, môn thực hành tiếng  
(THT) là môn học tiền đề trong đó 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết và  
ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng… được dạy tích hợp cùng nhau. Với tư cách là người  
trực tiếp giảng dạy học phần THT 1 trên cơ sở quan sát cũng như thăm dò ý kiến  
của đồng nghiệp đặc biệt là thông qua thông tin thu thập được từ các cuộc trao  
đổi, thảo luận với sinh viên ở lớp Cao đẳng sư phạm tiếng Anh Khóa 28, trường  
Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, tác giả đã tìm ra một vài khó khăn của sinh viên  
thường gặp khi học môn học này đó khả năng tương tác trong học tập giữa sinh  
viên với sinh viên, giữa sinh viên với giảng viên còn hạn chế, kỹ năng hoạt động  
nhóm còn chưa thành thục...Từ việc xác định những khó khăn trên cùng nguyên  
nhân của chúng, trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin đưa ra một vài gợi ý về lựa  
chọn nội dung và nhiệm vphù hợp, thiết kế kế hoạch bài học tổ chức dạy học  
hợp tác giúp các em vượt qua những trở ngại trong học tập môn học nói riêng,  
trong sử dụng tiếng Anh nói chung.  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và khái quát hóa: nghiên cứu  
tài liệu, sách chuyên khảo, công trình của các học giả phương pháp dạy học hợp  
tác như quan niệm, bản chất, đặc điểm, nội dung, yếu tố đảm bảo cho học tập hợp  
1
tác để vận dụng trong việc dạy môn thực hành tiếng Anh cho sinh viên chuyên  
ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.  
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: (1)Thông qua trao đổi phỏng vấn đồng  
nghiệp và sinh viên; (2) Quan sát sư phạm nhằm xác định những khó khăn mà  
sinh viên thường gặp khi học bộ môn THT để đề xuất áp dụng phương pháp dạy  
học hợp tác nhằm giúp giảng viên và sinh viên chuyên tiếng Anh khóa 28 trường  
CĐSP Hòa Bình dạy học Tiếng Anh một cách hiệu quả.  
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN  
3.1. Quan niệm về dạy học hợp tác  
Theo từ điển tiếng Việt, hợp tác là “cùng sức giúp đỡ lẫn nhau trong một  
công việc, một nhiệm vụ nào đó nhằm một mục đích chung”. Hợp tác là điều rất  
quan trọng không chỉ đóng góp vào sự thành công của bất kỳ tổ chức hay cá nhân  
nào mà còn thiết lập nên các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.  
Dạy học hợp tác (DHHT) là nội dung bao gồm cả phương pháp dạy của  
người dạy phương pháp học của người học. Từ góc độ của người dạy, DHHT  
là cách người dạy tổ chức truyền thụ kiến thức, kỹ năng… tới người học. Từ góc  
độ người học, DHHT là học hợp tác giữa từng thể người học với nhóm người  
học với các đối tượng khác dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nói cách khác  
dạy học hợp tác chính là sự tổ chức dạy học nhằm đáp ứng mục đích, nội dung  
của bài học.  
Đối với sinh viên, DHHT là hình thức mỗi sinh viên sẽ cùng làm việc  
trong những nhóm nhỏ và các nhóm được xây dựng theo một tiêu chí rõ ràng,  
đảm bảo tính khoa học và phù hợp với năng lực của sinh viên. Từ đó, sinh viên  
học bằng cách làm chứ không chỉ học bằng cách nghe.  
dụ: Phân nhóm sinh viên đọc đoạn văn Food can be dangerous for your  
health (trang 87, Book New English file –elementary): theo nhóm nhỏ (4 người)  
sinh viên hỏi trả lời câu hỏi (a) và (b) sau đó mỗi thành viên trong nhóm viết  
và nói về một món ăn ưa thích có lợi cho sức khỏe.  
“When you go to a restaurant you often think that the food you are  
ordering is good for you. But many restaurants serve healthy food like fish or  
salad, with a sauce or dressing that uses a lot of oil, fat or sugar. The Bristish  
Food Standards Agency wants all restaurants to say in their menues exactly what  
2
is in each dish, how many calories, how much fat, and what additives. They think  
that reastaurants don’t give their customers enough informaton, and that is a  
new plan could help people to have a healthier diet.  
But chefs are not happy with the Agency plan. One top chef said: people  
are not stupid. Thay know that many sauces have butter and cream in them. But if  
we put on a menu that dish has 1,000 calorises, nobody is going to order it.  
However, many doctor agree with the plan. Bruce Ward, Professor of  
Medicine, said: people know that cigarettes are bad for them, because it tells you  
on the packet. But when they go to a restaurant they often have no idea if the food  
is healthy or not. Food products that have a lot of calories, fat and sugar need a  
healthy warning, exactly like cigarettes”  
Với yêu cầu của bài học đưa ra, sinh viên phải cùng hợp tác để trả lời 4 câu  
hỏi phần (a) và (b), viết và nói về một món ăn mà mình ưa thích với các bước  
thực hiện gợi ý dưới đây: Bước 1: cùng nhau đọc bài và tra từ mới; Bước 2: tìm  
câu trả lời cho 4 câu hỏi ở phần (a) và tìm ít nhất 05 từ trong bài có liên quan đến  
các món ăn; Bước 3: mỗi cá nhân trong nhóm tự viết về một món ăn ưa thích có  
lợi cho sức khỏe; Bước 4: kiểm tra chéo giữa các thành viên trong nhóm (bài viết  
và nói) để mỗi sản phẩm làm ra có tính hoàn thiện cao; Bước 5: mỗi thành viên tự  
hoàn thiện bài viết theo góp ý và trình bày trước lớp.  
Như vậy, dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học mà trong đó giáo  
viên tổ chức điều khiển các nhóm người học tiến hành hoạt động học tập tập  
thể để người học cùng làm việc, cùng hợp tác, cùng giải quyết vấn đề, cùng nhau  
hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc phấn đấu một mục đích chung.  
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp DHHT, giảng viên cần chú ý: phương  
pháp DHHT không đơn thuần sự điều khiển một nhóm sinh viên, chia sinh  
viên trong lớp ra thành nhóm nhỏ để thảo luận một hoặc một số vấn đề cũng  
không có nghĩa là sinh viên ngồi thành nhóm rồi giải quyết vấn đề chung một  
cách riêng lẻ hoặc chỉ một vài thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề của cả  
nhóm. Để áp dụng DHHT thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giảng viên  
phải người hướng dẫn định hướng đối với sinh viên. Điều này nhằm tạo  
động lực chung cho cả nhóm, phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm mà sinh  
viên cần có. Đây được coi là một phương pháp dạy học hiệu quả trong dạy học  
nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng.  
3
3.2. Bản chất của DHHT  
DHHT là phương pháp gồm 3 thành tố người dạy, người học nội dung  
dạy học. Ba thành tố trên tồn tại độc lập với nhau nhưng lại có tác động lẫn nhau  
tạo nên mối quan hệ biện chứng. Vai trò và vị trí của các thành tố của DHHT:  
người học được coi là chủ thể tích cực, trung tâm của hoạt động học. Người học  
chủ động tích cực cùng sự hợp tác với bạn giảng viên, tự mình chiếm lĩnh tri  
thức. Người dạy người hướng dẫn, tổ chức điều khiển các hoạt động tự học  
của nhóm người học nói chung và quan sát từng nhóm người học nói riêng để  
giúp sinh viên tiếp nhận trí thức phù hợp với năng lực của bản thân và nhanh  
nhất. Nội dung dạy học lượng tri thức người dạu xác định sẽ cung cấp cho  
người học trong thời gian lên lớp.  
3.3. Đặc điểm của DHHT  
*Về nhiệm vụ học tập: Người học không chỉ được tiếp thu các kiến thức có  
trong chương trình mà còn được chú trọng phát triển tư duy, kỹ năng thực hành…  
nhằm đáp ứng yêu cầu vận dụng trong thực tiễn.  
* Về nội dung: Nội dung bao gồm những tri thức mới, các dạng bài tập  
nhận thức dưới dạng các tình huống, các dạng thực hành tìm tòi, phát hiện, giải  
quyết vấn đề…  
* Về phương pháp: khi tổ chức DHHT, người dạy chú trọng việc rèn luyện  
cho người học thói quen tự học, tự hoạt động độc lập cá nhân hoặc hợp tác tập  
thể thông qua thảo luận nhóm và thực hành.  
* Về hình thức tổ chức tổ chức dạy học: sử dụng phối hợp và linh hoạt các  
dạng tổ chức dạy học như nhóm - tập thể; nhóm – cá nhân.  
* Về đánh giá: Người học tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình.  
Vì vây, bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá của người dạy, người học được tham gia  
vào quá trình tự đánh giá.  
3.4. Nội dung DHHT  
3.4.1. Chọn nội dung và nhiệm vụ học tập phù hợp  
- Thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập  
4
- Nhiệm vụ học tập theo nhóm không là những thuyết cũ hoặc dễ tìm mà  
các nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các yêu cầu sau: lý thuyết mới cần tìm kiếm,  
bài thực hành có tính chất tương đối khó.  
Làm việc nhóm sẽ huy động nhiều sinh viên tham gia. Mỗi sinh viên có  
vốn kinh nghiệm, nhận thức, thái độ… trong học tập là khác nhau. Vì vậy, cần  
xác định thời gian sao cho phù hợp. Các nội dung học tập theo nhóm phải phải là  
những vấn đề mới để kích thích tính tò mò của người học. Nếu nội dung quá đơn  
giản, sinh viên sẽ học tập hợp tác lãng phí và kém hiệu quả.  
3.4.2. Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng dạy học hợp tác  
Xác định rõ tiêu chí thành lập nhóm: trình độ sinh viên; ghép nhóm theo  
ngẫu nhiên hay theo sở trường của sinh viên, hoặc một tiêu chí xác định nào đó.  
Điều này phụ thuộc vào các chủ đề bài dạy hoạt động triển khai hoạt động dạy  
học.  
Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: DHHT chỉ thể thành công cao  
khi được kết hợp với phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học khác. Ví dụ kết hợp với  
phương pháp phát hiện giải quyết vấn đề, kỹ thuật khăn trải bản, kỹ thuật  
mảnh ghép…  
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: đối với nội dung bài học nhóm, SV và GV cần  
chuẩn bị hoặc yêu cầu sinh viên có những thiết bị, đồ dùng học tập cho phù hợp.  
dụ: khi đọc bài Sydney, here we come! (trang 54, Book New English File –  
elementary) Giáo viên cần chuẩn bị hoặc yêu cầu sinh viên chuẩn bị các hình ảnh  
hoặc clip ngắn về thành phố Sydney để giới thiệu trong giờ học.  
Hoạt động của giáo viên và sinh viên: hoạt động này được thiết kế chi tiết  
cụ thể thông qua 2 văn bản có tính pháp quy và nguyên tắc đó là giáo án theo  
chương trình và kịch bản giờ dạy. theo đó nhiệm vụ của giáo viên và sinh viên  
được quy định rất rõ theo các bước, các nhiệm vụ học tập được xây dựng phải  
phù hợp với khả năng của sinh viên. Có các yêu cầu về mục đích, nhiệm vụ, cách  
chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm…, các phiếu giao  
việc tạo điều kiện dễ dàng cho sinh viên thực hiện nhiệm vụ , phân bổ thời gian  
phù hợp cho mỗi hoạt động nhóm một cách hiệu quả.  
3.4.3. Tổ chức dạy học hợp tác  
5
Bước 1: Phân công nhóm học tập bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù  
hợp theo thiết kế. theo đó, cơ cấu của nhóm bao gồm có nhóm trưởng, thư ký và  
các thành viên. Dựa theo nhiệm vụ thể lựa chọn các cách tổ chức khác nhau  
như nhóm 2 sinh viên, nhóm 3 sinh viên, nhóm 4 sinh viên hoặc các nhóm đông  
hơn. Tuy nhiên mỗi nhóm không bố trí quá 8 sinh viên. Khi tiến hành thảo luận  
nhóm, sinh viên ngồi đối diện với nhau để tạo sự tương tác trong quá trình học  
tập. Giáo viên cần quan sát và kịp thời điều chỉnh để tất cả các thành viên trong  
nhóm đều tham gia thực hiện nhiệm vụ.  
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sinh viên: tùy theo nội dung bài  
giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài hovj  
hoặc thể các nhóm cùng thực hiện các nội dung bài học. Khi giao nhiệm vụ  
giáo viên cần chú ý đến thời gian thực hiện và yêu cầu sản phẩm cần của mỗi  
nhóm.  
Bước 3: Hướng dẫn hoạt động của nhóm sinh viên: khi các nhóm hình  
thành và tiến hành phân công, GV cần nhác rõ vai trò của mỗi thành viên trong  
nhóm. Cụ thể nhóm trưởng điều khiện hoạt động của nhóm; mỗi sinh viên chia sẻ  
kinh nghiệm thảo luận, thống nhất kết quả chung của cả nhóm và phân công  
đại diện trình bày kết quả.  
Giáo viên theo dõi, điều khiển, hưỡng dẫn hỗ trợ các nhóm: trong quá trình  
sinh viên thực hành nhóm rất nhiều vấn đề nảy sinh và cần điều chỉnh. vậy,  
giáo viên cần quan sát bao quát và hỗ trợ sinh viên. Khi sinh viên tiến hành thảo  
luận thiếu hợp tác thì giáo viên can thiệp kịp thời để định hướng, điều chỉnh hoạt  
động của nhóm.  
Sinh viên báo cáo kết quả đánh giá: khi các nhóm đã sản phẩm, giáo  
viên yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh nghiệm  
với nhóm khác, giáo viên hướng dẫn sinh viên lắng nghe và phản hồi tích cực.  
3.5. Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong tổ chức hoạt động học  
tập môn Thực hành tiếng 1 cho sinh viên chuyên tiếng Anh  
dụ: Hoạt động follow up sau bài đọc: Sydney, here we come! (trang 54,  
Book New English File – Elementary)  
Tên hoạt động: Planes, Trains, and Automobiles (Collaborative story writing  
using transportation vocabulary and past tense verbs)  
6
(1) Objectives (mục đích): sinh viên sẽ hoạt động theo nhóm sử dụng những  
từ vựng về giao thông đi lại, động từ quá khứ để thực hành viết về một  
chuyến đi tưởng tượng vẽ những bức tranh mô tả phương tiện và hành  
trình chuyến đi đó.  
(2) Trình độ sinh viên: high beginner to low intermediate  
(3) Đồ dùng học tập: giấy A4, bút, bút chì, bút màu sáp, bút chì màu, bút đánh  
dấu, work sheet for comic strip format, có thể chuẩn bị nhiều hơn 1  
worksheet cho mỗi nhóm; các thẻ tranh/ ảnh phương tiện đi lại (posible  
mode of transportation): car, airplane, train, donkey, helicopter, horse,  
kayak, on foot, boat, bicycle, motorcycle, bus; bảng tên các điểm đến: The  
moon, The Sahara Desert, The White house, Artarctice, The Pyramids of  
Egypt, The Swiss Alps, An island in the South Pacific, The Amazon, The  
Great Wall of China, The Earth’s core.  
(4) Phân nhóm: Chia học sinh thành những nhóm 5, bố trí học sinh ngồi theo  
nhóm trong cùng một bàn  
(5) Giao nhiệm vụ hướng dẫn hoạt động của mỗi nhóm sinh viên:  
* Part 1: Collabrative Comic strip story (20 minutes)  
- Tell students to imagine they are talking a trip, and elicit from them  
various types of the transportation that could be used. Write their responses  
on the board. Common modes of transportation, such as cars, trains, boats  
and bicycles can be included, but encourage students to be creative and  
think past the traditional modes of transportation to include other forms,  
such as hot air balloons, hang gliders, parachutes, roller blades,  
submarines, or rock ships  
- As a list is generated, have one students serves as class recorder and write  
each mode of transportation on a small strips of paper. Fold strips in halp  
and them in a basket or other small container.  
- Have students brainsorm various destinations. Create a list on the board.  
- As the list of destinations is generated, have another, student recorder  
write each destination on a small strips of paper. Fold the strips of paper in  
half and place them in a different basket or into a small container.  
7
- Have one member from each group choose two stips of paper, one from  
the destination basket and one from the mode of transportation basket.  
- Once each group has chosen two strips, the group must create a character  
for their story. The group will create a story about how their character uses  
the mode of transportation they chose to get to the destination they chose.  
- Each group member should contribute to the story in some manner.  
Group members can help develop the story and decide on the steps of the  
journey, help draw the pictures in the comic boxes, or help complete both  
task.  
- Below is a basic outline students can follow if the need help structuring  
of drawing their story. Adapt or modify the outline as needed to suit the  
level of the students:  
+ The first box should contain a drawing of the character at the beginning  
of the journey  
+ In the next box, students could show some aspect of the trip.  
+ The following boxes, students could show any problems, peope, or place  
the character may encounter along the trip.  
+ In the last box, students should show their character arriving at the  
destination. Ask students questions to help them imagine their destination  
such as “What would you find when you arrive? What does the landscape  
look like? Are there lots of people? Or are there no people? Are there any  
animals or plants? Is there anybody there to meet you?...  
- If possible, have students, have students add color to drawings with  
crayons, markers or colored pencils  
*Part 2: Re-telling the story with words (20 mintues)  
- Have each group write the stories in words in the past tense  
- Remind students that what they write should correspond to the picture.  
- When each group is finished, have each group present the comic strip  
pictures and read the story the wrote to the entrire class.  
* Part 3: Closing Exercise:  
8
- To review what was learned and check students’ comprehension, have  
students do a 3,2,1, closing exercise  
- Tell students to write:  
+ Three keys terms they learned  
+ Two interesting things they found out  
+ One question they will have  
4.  
KẾT LUẬN  
Phương pháp dạy học hợp tác có vai trò rất quan trong trong việc dạy học  
nói chung và dạy học ngoài ngữ nói riêng. Dạy học hợp tác nhấn mạnh làm việc  
sự phối hợp giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên. Các  
tương tác này nằm trong mối quan hệ có tính biện chứng, tác động qua lại với  
nhau. Chính vì vây, việc lựa chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp, thiết kế kế  
hoạch bài học tổ chức dạy học hợp tác một cách khoa học sẽ giúp sinh viên  
vượt qua những trở ngại trong học tập môn học nói riêng, trong sử dụng tiếng  
Anh nói chung.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Brown A. (1987), Metacognition, excutive control, self-regulation and  
other more musterious mechanisims, In Metacognition, Motivation and  
Understanding, Erlbauum, NJ, USA.  
2. Paul Seligson, Clive Oxenden (1996). New English File – elementary  
Student’s book, Oxford University Express.  
3. Read,Write, Think Comic Creator:  
9
10  
doc 10 trang Thùy Anh 04/05/2022 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy và học môn Thực hành tiếng 1 cho sinh viên chuyên Tiếng Anh trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_hop_tac_trong_day_va_hoc.doc