Quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh

N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
nNgày nhận bài: 22/7/2021 nNgày sửa bài: 26/8/2021 nNgày chấp nhận đăng: 06/9/2021  
Quản lý phát triển đô thị theo hướng  
tăng trưởng xanh  
Urban development management towards green growth  
> PHẠM VĂN THÀNH1, PGS.TS PHẠM XUÂN ANH2  
1 NCS, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Xây dựng,  
2 Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Xây dựng, Email: anhpx@nuce.edu.vn  
TÓM TT  
ABSTRACT  
Tăng trưởng xanh (TTX) là một xu hướng phát triển toàn cầu nhằm  
giải quyết các thách thức trong phát triển nói chung. Trong đó quản  
lý phát triển đô thị theo hướng TTX là một nội dung quan trọng để  
có thể theo đuổi xu hướng này. Bởi phần lớn các vấn đề mà thế giới,  
quốc gia và các đô thị đang phải đối mặt hiện nay đều liên quan đến  
tăng trưởng của khu vực đô thị. Thời gian qua, các khu vực đô thị đã  
phát triển nhanh chóng và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế  
đô thị đã kéo theo rất nhiều hệ lụy về cạn kiện tài nguyên, suy thoái  
môi trường, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu (BĐKH) và những thách  
thức rủi ro mất kiểm soát khác. Do vậy, quản lý phát triển đô thị  
theo hướng TTX có vai trò rất quan trọng, mang tính nền tảng và hệ  
thống để có thể kiểm soát các hoạt động xây dựng, phát triển, tiêu  
dùng trong đô thị. Bài báo nghiên cứu cách quản lý phát triển đô thị  
theo hướng TTX dựa trên việc phân tích đề xuất hệ thống các tiêu  
chí, trong đó làm sâu sắc các tiêu chí cần thiết để áp dụng cho sự  
tăng trưởng và phát triển đô thị tại tỉnh Quảng Ninh - một trong  
những tỉnh đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển năng động  
nhất cả nước.  
Nowadays, green growth is a global development trend that is expected  
to addresses development challenges in general. In which urban  
development management towards green growth is an important field to  
pursue this worldwide aim. Since most of current problems in the world  
which all countries and cities are facing today are related to urban  
growth. In the past period, the rapid development of urban areas and the  
strong growth of the urban economy have led to manyconsequences not  
only for urban life but also for global nature such as resource depletion,  
environmental degradation, inequality, climate change and other risks of  
losing control. Therefore, urban development management towards  
green growth has a very important and fundamental role to be able to  
control construction, development and consumption activities in the city  
systematically and throughoutly. The article studies how to manage  
urban development towards green growth based on the analysis and  
proposal of a system of criteria, including deepening the appropriated  
criteria to be applicable for the growth of urban areas in Quang Ninh  
province - one of the provinces with the fastest urbanization and most  
dynamic development in Vietnam.  
Tkhóa: Quản lý phát triển đô thị, tăng trưởng xanh, mô hình phát  
triển, tiêu chí, tiêu chuẩn.  
Keywords: Urban development management, green growth,  
development models, criteria, standards  
thể) [1-2]. Hai trụ cột này có sự tác động tương tác và quan hệ chặt  
chẽ với nhau, nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh  
nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ tài nguyên môi trường và vấn đề liên  
quan đến môi trường hệ sinh thái khác. Có thể nói muốn TTX, các  
đô thị cần phải định hướng và kiểm soát được hai nhóm hoạt động  
đầu vào và đầu ra của đô thị. Nói cách khác phải kiểm soát được quy  
trình sử dụng vật liệu, năng lượng để sản xuất, đầu tư xây dựng và  
hoạt động tiêu thụ, xả thải trong đô thị. Các quy trình này đều liên  
quan đến các hoạt động phát triển kinh tế và tiêu dùng trong đô thị.  
Do vậy trụ cột kinh tế đô thị hướng tới TTX cần đảm bảo việc chuyển  
đổi các ngành sản xuất, cơ cấu kinh tế chuyển từ nâu sang xanh [3].  
1. TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN  
ĐÔ THỊ  
1.1. Tăng trưởng xanh  
Tăng trưởng xanh là một xu hướng phát triển mới trong đó tập  
trung vào 2 trụ cột: kinh tế và môi trường (Không có nhiều sự khác  
biệt giữa TTX và xu hướng phát triển bền vững khi cả hai xu hướng  
này đều hướng đến vấn đề bảo vệ môi trường và tạo hệ sinh thái  
lành mạnh hơn. Tuy nhiên, khi xu hướng phát triển bền vững tập  
trung cùng lúc 3 trụ cột Kinh tế - xã hội - môi trường, thì TTX có sự  
tập trung nhiều hơn vào 2 trụ cột kinh tế - môi trường, trong đó làm  
rõ vấn đề mối liên hệ giữa hai nhân tố này một cách rõ ràng và cụ  
96  
09.2021  
ISSN 2734-9888  
Mục tiêu của nền kinh tế xanh là sử dụng nhiều vật liệu đầu vào có  
xuất xứ từ tự nhiên, thân thiện môi trường, không tàn phá tự nhiên,  
không ảnh hưởng đến tài nguyên cũng như năng lượng đầu vào là  
năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời…. Trong khi sản  
phẩm đầu ra và các chất thải đô thị cũng cần đảm bảo khả năng  
được dung nạp một cách tự nhiên vào môi trường, hoặc được xử lý  
để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên.  
1.2. Quản lý phát triển đô thị  
Đô thị là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Đô  
thị không chỉ là nơi ở mà còn là nơi làm ra của cải vật chất hiệu quả  
nhất trong các mô hình định cư của con người cũng như là nơi hiện  
thực các mong muốn phát triển của mọi cư dân. Phát triển đô thị là  
một công tác quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống trong  
đô thị, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước cũng như giải quyết  
các vấn đề ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đến những vấn  
đề mang quy mô toàn cầu và là vấn đề chung của nhân loại ngày  
nay như thích ứng với BĐKH, ứng phó với những rủi ro thiên tai  
không báo trước, bảo vệ môi trường, kiến tạo hệ sinh thái bền vững.  
Do vậy quản lý phát triển đô thị là một nội dung quan trọng của mọi  
đô thị muốn tăng trưởng hiệu quả trong tương lai.  
Quản lý phát triển đô thị là một công tác phức tạp, có tính bao  
quát, liên ngành và đa ngành [4-9]. Do vậy quản lý phát triển đô thị  
không phải là một nhiệm vụ đơn giản mà nó có tính khái quát cao  
cũng như có tính kết nối với các ngành khác lĩnh vực khác. Quản lý  
phát triển đô thị hiện nay tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều kết quả  
tích cực nhưng do đặc thù là một ngành rộng đòi hỏi những kiến  
thức, kinh nghiệm cũng như nhận thức đầy đủ về vai trò của đô thị,  
đặc thù của đô thị còn hạn chế cũng như công tác phối hợp liên  
quan đến các lĩnh vực, các ngành khác chưa thật sự tốt nên còn hạn  
chế về tính chuyên nghiệp của công tác này.  
Để quản lý phát triển đô thị cần thông qua một bộ máy quản lý nhà  
nước với các cơ quan chuyên môn và hệ thống cơ quan từ cấp trung  
ương đến địa phương cùng phối hợp để quản lý. Bên cạnh đó hoạt  
động này cần được thực hiện trên nền tảng một hệ thống các cơ chế  
chính sách, pháp luật để đảm bảo kiểm soát và điều tiết được các nội  
dung liên quan đến phát triển đô thị, gồm từ quy trình đầu tư, kiểm soát,  
giám sát hoạt động xây dựng đến cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật  
và hạ tầng xã hội của đô thị. Quản lý phát triển đô thị không chỉ dựa trên  
quy hoạch mà còn cần điều tiết và lập kế hoạch bố trí nguồn lực thực  
hiện và dựa trên một hệ thống rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế,  
xây dựng và hệ thống các chỉ tiêu để có thể kiểm soát được các lĩnh vực  
đầu vào, đầu ra của công tác phát triển đô thị.  
phát triển đô thị đó cũng như khả năng có thể thực hiện và đặc thù  
riêng của các đô thị và khả năng quản lý cũng như nâng cao nhận  
thức của người dân. Ngày nay với xu hướng phát triển theo hướng  
TTX, nhiều quốc gia, đô thị cũng đã có những giải pháp để nâng cấp  
các chỉ tiêu quản lý để thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng mới.  
Một số tiêu chí theo hướng TTX đã được áp dụng tại nhiều nước, đô  
thị là các tiêu chí để nâng cao kiểm soát chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ  
thuật và xã hội đô thị, trong đó chú trọng chỉ tiêu sử dụng năng  
lượng xanh, khuyến khích giao thông công cộng, chỉ tiêu về xử lý  
rác thải chất thải rắn trong đô thị, cung cấp năng lượng sạch, phát  
triển không gian xanh- vành đai xanh và các không gian xanh lớn  
trong đô thị, các công trình xanh và các chỉ tiêu liên quan đến  
chuyển đổi ngành nghề kinh tế cũng như quy mô đô thị.  
Châu Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á đã sử dụng chỉ tiêu,  
tiêu chuẩn để đánh giá công trình xanh bao gồm hướng dẫn quá  
trình thiết kế và xây dựng bền vững để nâng cao chất lượng công  
trình và bảo vệ môi trường thông qua giảm tỷ lệ xây dựng và tiêu  
thụ tài nguyên không hiệu quả.  
Trong khi tại Hàn Quốc, nhằm giải quyết vấn đề lượng phát thải  
khí nhà kính tăng gần gấp đôi từ năm 1990 đến 2005, tốc độ tăng  
trưởng cao nhất trong khu vực OECD, chính phủ đã đặt mục tiêu  
giảm phát thải 30% vào năm 2020. Đạo luật khung về TTX các-bon  
thấp (12/2009) thiết lập định nghĩa toàn diện về các khái niệm xanh  
bao gồm đất đai, thành phố, tòa nhà, chuyển đổi và lối sống. Hàn  
Quốc phát triển 5 chiến lược để xanh hóa thành phố gồm: không  
gian sinh thái mở rộng, xây dựng xanh, giao thông xanh và giao  
thông bền vững được phát triển. Tại Seoul, chiến lược TTX được  
phân thành 6 lĩnh vực: cấu trúc đô thị và sử dụng đất, giao thông,  
năng lượng, công nghiệp, thương mại và hộ gia đình. Kế hoạch 5  
năm về TTX (2009-2013) tập trung các chỉ tiêu về khai thác đất, nước  
và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông xanh. Một số chỉ tiêu đưa ra:  
phấn đấu độc lập về năng lượng, các mục tiêu 50% vào năm 2020  
và 100% vào năm 2050 đã được thiết lập. Tỷ lệ xe đạp trong giao  
thông vận tải sẽ thay đổi từ 1,5% (2009) thành 10% (2020) và 20%  
(2050) [10].  
Tại Ấn Độ, chiến lược TTX đã được nghiên cứu để áp dụng cho  
các thành phố Cấp II và Cấp III, tập trung vào tám lĩnh vực quan  
trọng: Sử dụng đất và mật độ, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, năng  
lượng, kinh tế và kinh doanh, tòa nhà và nhà ở, giao thông, nước và  
vệ sinh và quản lý chất thải rắn [11]  
3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM  
VÀ TỈNH QUẢNG NINH  
Chỉ tiêu định hướng kiểm soát phát triển đô thị chính là những  
nội dung cơ bản để một đô thị cần hướng đến. Tùy vào tầm nhìn và  
mục tiêu phát triển mà có các chỉ tiêu phát triển đô thị khác nhau.  
Trên thế giới, có nhiều bộ chỉ tiêu phát triển đô thị theo các mô hình  
phát triển khác nhau ví dụ như chỉ tiêu về thành phố đáng sống, chỉ  
tiêu về thành phố phát thải thấp, chỉ tiêu định hướng phân loại đô  
thị theo cấp/loại khác nhau…. Phần lớn có thể nói rằng các đô thị  
đều cần có định hướng về một số các nhóm chỉ tiêu quan trọng như:  
chỉ tiêu về dân số, lao động phi nông nghiệp, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ  
thuật, hạ tầng xã hội, chỉ tiêu về phát triển kinh tế, chỉ tiêu về môi  
trường, một số chỉ tiêu về cảnh quan, về di sản kiến trúc đô thị, về  
khả năng kết nối với các đô thị khác…  
Quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam hiện nay được dựa trên  
một hệ thống chính sách và thể chế tương đối chặt chẽ, có mục tiêu  
tạo ra sự kết nối giữa quy hoạch (quy hoạch hệ thống đô thị nông  
thôn - quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị) và kế  
hoạch đầu tư phát triển đô thị (chương trình phát triển đô thị của  
quốc gia/tỉnh/thành phố của đô thị, khu vực phát triển đô thị) và  
một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm soát công tác quy hoạch,  
đầu tư xây dựng đô thị. Nội dung của đánh giá chất lượng đô thị được  
quy định trong Nghị quyết 1210 của Ủy ban thường vụ quốc hội ban  
hành ngày 25/6/2015 đã đưa ra 5 tiêu chí và 59 tiêu chuẩn để định  
hướng các đô thị phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã  
hội, cảnh quan đô thị theo các cấp/loại đô thị (đô thị được phân theo  
6 loại để quản lý, từ loại 5, 4, 3, 2, 1 và loại đặc biệt) [12].  
2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG  
TĂNG TRƯỞNG XANH  
Các đô thị phát triển trên Thế giới thường có thiết lập một hệ  
thống tiêu chí để định hướng công tác phát triển đô thị theo các  
tầm nhìn và mục tiêu theo đuổi. Hệ thống các tiêu chí này là không  
giống nhau giữa các quốc gia và đô thị. Tùy vào mô hình và mục tiêu  
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 - 2020  
và tầm nhìn đến 2050 [13] và Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng  
xanh Việt Nam đến năm 2030 [14], Kế hoạch hành động quốc gia về  
TTX giai đoạn 2014 - 2020 [15] đã được ban hành để thúc đẩy phát  
triển đô thị theo mô hình tăng trưởng bền vững hơn mà thế giới đang  
09.2021  
97  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
đi theo. Kế hoạch đã xác định 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và  
66 nhiệm vụ. Các hành động của lĩnh vực đô thị là một trong những  
hành động được ưu tiên cao, trong đó nhấn mạnh đến: việc xây dựng  
khung chính sách đô thị hóa xanh và kế hoạch HĐTTX của ngành Xây  
dựng giai đoạn 2014 - 2020 hướng đến đảm bảo 2 chỉ tiêu cơ bản về  
giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP và giảm cường độ phát thải  
khí nhà kính trong những ngành sản xuất chính.  
Mặc dù đã có chính sách nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng đô  
thị sang mô hình TTX, bền vững hơn nhưng những chính sách này mới  
dừng ở những định hướng, khuyến khích, và chưa được thể hiện trong  
các chính sách thực thi và công tác thực thi kiểm soát bắt buộc, chính  
sách ưu đãi khuyến khích sự tham gia của các đối tác phát triển trong  
xây dựng đô thị để chính quyền địa phương có công cụ pháp lý thực  
hiện và triển khai trên thực tế. Đó là một hạn chế rất lớn khiến việc đánh  
giá và thực hiện TTX chưa hiệu quả, chỉ ở bước nghiên cứu, tổng hợp,  
chưa đi vào thực tế. Nghị quyết 1210 là khung hướng dẫn phát triển đô  
thị có thể coi là một khung chính sách thực thi hiệu quả để kiểm soát  
phát triển đô thị theo cấp loại đô thị hiện nay [12]. Tuy nhiên các hệ  
thống chỉ tiêu này mới cung cấp các hướng dẫn chỉ tiêu cơ bản mà các  
đô thị cần đạt được, chưa có nhiều tiêu chí dành cho nội dung TTX,  
trong đó còn thiếu các tiêu chí như giảm phát thải, khuyến khích các  
mảng xanh đô thị, huy động nguồn lực, hợp tác, mô hình phát triển bền  
vững, tiết kiệm năng lượng, khả năng thích ứng, chống chịu với những  
rủi ro không báo trước…  
Ngày 05/01/2018, nhằm thúc đẩy và hướng dẫn sự phát triển đô  
thị theo hướng TTX trở nên phổ biến và rõ ràng hơn, Bộ Xây dựng  
đã ban hành Thông tư 01/2018/TT-BXD quy định một số các nhóm  
chỉ tiêu về TTX [16]. Chỉ tiêu xây dựng đô thị TTX là cơ sở để các đô  
thị xác định mục đích cụ thể để đề xuất các hoạt động ưu tiên thực  
hiện xây dựng đô thị tăng trường xanh; Đánh giá thẩm định các  
chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguôn  
vốn phục vụ mục tiêu xây dựng đô thị TTX; Là cơ sở đề xuất việc rà  
soát, điều chỉnh các chi tiêu cụ thể trong quy hoạch đô thị, chương  
trình phát triển đô thị; Kiểm tra, giám sát các chương trình, kế hoạch  
của đô thị triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về TTX, giảm  
cường độ phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng  
tái tạo, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên tại các đô thị. Nhóm chỉ  
tiêu này gồm: nhóm chỉ tiêu về môi trường, thể chế, về xã hội và về  
kinh tế. Nhóm chỉ tiêu về môi trường có 10 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu  
về kinh tế có 5 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu về 5 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu về  
xã hộ có 4 chỉ tiêu.  
Bảng 1: Danh mục chỉ tiêu xây dựng đô thị TTX.  
STT  
Nhóm, tên chỉ tiêu  
01. Kinh tế  
1
2
3
4
5
Tỷ lệ chi sử dụng điện so với tổng chi tiêu của hộ  
Tỷ lệ thất thoát nước sạch  
Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ sử dụng tài nguyên tự nhiên  
Tỷ lệ đầu tư dự án mới thực hiện xây dựng đô thị TTX  
Tỷ lệ công trình xây dựng nghiệm thu được cấp chứng chỉ công trình xanh  
02. Môi trường  
1
2
Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị  
Diện tích mặt nước tự nhiên đô thị suy giảm  
3
4
Tỷ lệ đường đô thị sử dụng các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo để chiếu sáng  
Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng  
5
6
Tỷ lệ phương tiện giao thông cá nhân hạn chế phát thải  
Tỷ lệ đường giao thông dành riêng cho xe đạp  
7
8
9
10  
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật  
Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật  
Số đơn vị hành chính cấp phường, xã chịu thiệt hại trực tiếp do BĐKH  
Số khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng cần xử lý  
03. Xã hội  
1
2
3
4
Tỷ lệ tăng dân số toàn đô thị so với tỷ lệ tăng diện tích đất phi nông nghiệp  
Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố  
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch  
Số lượng không gian công cộng  
04. Thể chế  
1
2
3
4
5
Quy hoạch chung đô thị được lồng ghép các mục tiêu TTX và BĐKH  
Chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách cụ thể được ban hành hướng tới mục tiêu TTX và ứng phó BĐKH  
Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến  
Tỷ lệ cán bộ quản lý đô thị các cấp đã được đào tạo bồi dưỡng về TTX  
Các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về TTX và BĐKH  
(Nguồn: [16])  
Thực trạng phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị, những  
có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa nhanh và lớn nhất cả nước. Với tỷ lệ  
thách thức phát triển đô thị theo hướng TTX tại Quảng Ninh  
Quảng Ninh là một trong các tỉnh có tốc độ phát triển nhanh  
nhất của cả nước. Sức hút của đô thị tỉnh Quảng Ninh ngày càng  
được khẳng định rõ ràng. Tỉnh Quảng Ninh là một trong các tỉnh  
khoảng gần 65,5% (so với trung bình cả nước khoảng 39,2% năm  
2019 và 40% năm 2020), là đơn vị cấp tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa chỉ  
đứng sau TP. HCM, TP Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, TP Cần Thơ. Dự  
kiến của tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa thời  
98  
09.2021  
ISSN 2734-9888  
gian tới. Quảng Ninh đã có nhiều thành tựu nổi bật trong phát  
triển đô thị.  
Tỉnh Quảng Ninh cũng là một tỉnh đặc thù với 04 thành phố trực  
thuộc tỉnh (nhiều hơn Hà Nội, HCM). Các đô thị phát triển nhanh, có  
quy mô lớn chủ yếu phân bố tập trung tại khu vực ven biển, bám  
trục Quốc lộ 18, gắn với các khu vực phát triển khu du lịch, dịch vụ,  
công nghiệp, cửa khẩu. Các đô thị phát triển chậm, quy mô nhỏ chủ  
yếu tại các huyện miền núi, hải đảo do hạn chế về điều kiện tự nhiên,  
địa hình, giao thông. Hệ thống đô thị tỉnh chủ yếu phát triển theo  
tuyến, nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch nơi có điều kiện  
đất đai, hoặc gắn với vùng có tài nguyên phát triển về du lịch, dịch  
vụ, khai thác than, công nghiệp, cảng biển hoặc tại trung tâm đơn  
vị hành chính cấp huyện.  
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ không chỉ giúp tăng trưởng nền  
kinh tế đô thị, nâng cao chất lượng sống của cư dân mà còn đóng  
góp vào sự thay đổi vị thế và gia tăng sức cạnh tranh của tỉnh. Sự  
năng động và phát triển mạnh mẽ của tỉnh được thực hiện trên cơ  
sở tỉnh đã đẩy mạnh các hệ thống hạ tầng kết nối với các tỉnh, thành  
phố giáp ranh, với các hành lang kinh tế, cực tăng trưởng xung  
quanh. Hệ thống giao thông động lực (cầu Triều, cầu Rừng, cầu Lại  
Xuân) đã thúc đẩy liên kết vùng và hoàn thành các hạ tầng trong  
khu vực đô thị. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng  
thuộc cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đường cao tốc Vân Đồn - Móng  
Cái, đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 và 3; các nút  
giao, đường nối cao tốc lớn… giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của  
hệ thống các đô thị trong tỉnh, đánh thức tiềm năng, lợi thế to lớn  
của một số đô thị như Quảng Yên, giữ vai trò động lực, hạt nhân mới  
thúc đẩy tăng trưởng của tuyến phía Tây của tỉnh (thông qua cao  
tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng, tuyến đường ven sống  
tốc độ cao Quảng Yên - Uông Bí - Đông Triều) . Quảng Ninh cũng  
chú trọng đẩy mạnh thi công các khu đô thị tạo hình ảnh đô thị phát  
triển như khu phức hợp Hạ Long Xanh, khu du lịch, dịch vụ phức  
hợp cao cấp Vân Đồn.  
Từ năm 2011, Quảng Ninh đã xây dựng 7 quy hoạch chiến lược  
như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch vùng  
tỉnh; quy hoạch phát triển du lịch; quy hoạch phát triển nguồn nhân  
lực... [17-24]. Đây được coi là chỉ dẫn quan trọng trong thu hút các  
nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức phát  
triển từ “nâu” sang “xanh”, phân bố không gian phát triển theo  
hướng “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai điểm đột phá”, làm thay đổi  
nhanh diện mạo, tạo ra một Quảng Ninh khác biệt phát triển vượt  
trội về đẳng cấp và bứt phá. Các khu công nghiệp, khu kinh tế của  
tỉnh cũng được chú trọng phát triển như khu công nghiệp Hải Yên,  
Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái  
có vai trò cửa ngõ kết nối các nước ASEAN với khu vực Đông Bắc Á;  
Khu kinh tế Vân Đồn được định hướng trở thành đô thị biển đảo  
xanh, hiện đại, thông minh là một trong những mũi đột phá của  
tỉnh; Khu kinh tế ven biển Quảng Yên đang được đề xuất thực hiện  
với các cơ chế chính sách tương đương Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải  
(Hải Phòng). Một số đô thị lớn của Quảng Ninh phải kể đến TP Móng  
Cái giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt của Khu kinh tế cửa khẩu Móng  
Cái; TP Cẩm Phả đang được xây dựng theo hướng phát triển công  
nghiệp, dịch vụ hiện đại, đồng bộ, bền vững, điển hình về chuyển  
đổi phương thức phát triển từ nâu sang xanh. TP Uông Bí và thị xã  
Đông Triều đang dần trở thành trung tâm du lịch tâm linh, nghỉ  
dưỡng, động lực trong chuỗi đô thị - công nghiệp xanh phía Tây của  
tỉnh. TP Hạ Long từng bước trở thành thành phố du lịch biển văn  
minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế với hệ thống kết  
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và  
phát huy giá trị di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.  
Đặc biệt, sau khi sát nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long  
Hình 1. Một số điểm đô thị của Quảng Ninh được quan sát vào ban đêm  
(Nguồn: nightearth, truy cập 3/7/2021)  
đã mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển để hướng tới  
khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt vốn có của hai địa  
phương, phat huy mọi nguồn lực, làm hạt nhân thúc đẩy tỉnh Quảng  
Ninh tăng trưởng mạnh mẽ hơn.  
Bên cạnh sự phát triển năng động và thay da đổi thịt của hệ  
thống đô thị trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh cũng đang phải đối  
mặt với những thách thức về phát triển như: việc phát triển đô  
thị chưa hiện đại, đẳng cấp; hạ tầng kỹ thuật của các đô thị chưa  
được đầu tư đồng bộ; không gian kiến trúc cảnh quan chưa tạo  
được bản sắc và nét đặc trưng của đô thị… Hệ thống thoát nước  
và xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh còn đơn giản,  
hoạt động yếu kém; Những ảnh hưởng của BĐKH đối với Quảng  
Ninh ngày càng rõ ràng và nặng nề (Quảng Ninh hiện có 13 đô  
thị, trong đó các đô thị ven biển được xác định gồm 08/13 đô thị  
chiếm 61,5% tổng số đô thị trong hệ thống đô thị toàn tỉnh  
Quảng Ninh). Điển hình là trận bão lũ lịch sử tháng 7/2015 đã  
gây thiệt hại về cơ sở vật chất hạ tầng ước tính khoảng 20 tỷ  
đồng. Theo kịch bản mới nhất lần thứ 3 của Bộ Tài nguyên và  
Môi trường (2016), nếu mực nước biển dâng 100cm, khoảng  
4,79% diện tích của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập, chủ yếu  
là các địa phương ven biển, trong đó thị xã Quảng Yên có nguy  
cơ ngập cao nhất (37,7 % diện tích). Các bãi biển đẹp như Trà Cổ,  
Sơn Hào, Minh Châu, Hồng Vàn, Quan Lạn,… và trên 30 các bãi  
cát nhỏ ven các đảo có nguy cơ mất đi, một số khác bị đẩy sâu  
vào đất liền làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo. Một số địa hình  
với cảnh quan đặc sắc có sức hấp dẫn lớn khách du lịch như vịnh  
Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long… có nguy cơ ngập chìm và  
thay đổi cảnh quan theo hướng tiêu cực; Một số các đô thị đặc  
thù là công nghiệp khai thác và năng lượng chưa quan tâm đến  
xử lý môi trường do ô nhiễm của các ngành công nghiệp này như  
các đô thị Mạo Khê, Cẩm Phả, Uông Bí ; Mô hình tăng trưởng đô  
thị chưa bền vững, còn chú trọng phát triển nóng, ít quan tâm  
đến bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, chưa  
thúc đẩy yếu tố xanh, tiết kiệm năng lượng trong phát triển.  
Để giải quyết những thách thức phát triển này, tỉnh Quảng Ninh  
đã có chính sách thúc đẩy xu hướng TTX (Kế hoạch số 3741/KH-  
UBND năm 2014 để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX  
tỉnh Quảng Ninh [25]; Kế hoạch 6970/KH-UBND năm 2015 về triển  
khai thực hiện chiến lược quốc gia về TTX tỉnh Quảng Ninh giai đoạn  
2016-2020 [26]). Tuy nhiên kế hoạch hành động này chưa có nhiều  
nội dung quan tâm đến vấn đề phát triển đô thị. Nói cách khác chưa  
xem xét vai trò của đô thị trong việc thúc đẩy TTX và cũng là nguyên  
nhân chính của các hoạt động phát thải ảnh hưởng đến chất lượng  
môi trường, là nguyên nhân chính của việc sử dụng tiêu thụ tiết  
kiệm năng lượng và xử lý chất thải.  
09.2021  
99  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Hình 2. Sơ đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Quảng Ninh  
(nguồn: https://www.quangninh.gov.vn)  
không gian chức năng của đô thị, định hình phong cách sống,  
phong cách tiêu dùng và hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng  
trong đô thị. Do đó nó có vai trò lớn, có thể coi là nền tảng, là  
gốc của mọi hành vi sử dụng tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi  
trường và tác động lên môi trường đô thị và hoạt động kinh tế  
trong đô thị. Do vậy, đề xuất kiểm soát phát triển đô thị trên cơ  
sở 4 nhóm gồm: Thể chế, Kinh tế, Môi trường, Mô hình phát triển  
đô thị. Đồng thời, tác giả đề nghị bố cục sắp xếp lại các tiêu chí  
vào các nhóm trên cho phù hợp, điều chỉnh bổ sung một số chỉ  
tiêu để đảm bảo sự phù hợp với nội hàm TTX và quản lý phát  
triển đô thị cho giai đoạn mới . Cụ thể:  
Nhóm chỉ tiêu về kinh tế, đề xuất các chỉ tiêu thể hiện sự dịch  
chuyển cơ cấu kinh tế trong đô thị theo hướng chuyển dịch loại  
hình kinh tế đô thị từ nâu sang xanh, trong đó có chỉ tiêu về thúc  
đẩy trung tâm đổi mới sáng tạo và khoa học cho tỉnh bởi đây là  
một trong nội dung giúp tỉnh Quảng Ninh dần có nội lực về khoa  
học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy chuyển dịch  
kinh tế đô thị từ nâu sang xanh hiệu quả hơn.  
Nhóm chỉ tiêu về môi trường, đề xuất theo hai nhóm chỉ tiêu  
nhỏ gồm: Nhóm về giải pháp tiết kiệm năng lượng và nhóm về  
giải pháp xanh hóa đô thị. TTX đòi hỏi ngành công nghiệp phải  
được nâng cấp lên mức tiết kiệm năng lượng và đầu tư dài hạn  
vào các nguồn năng lượng thay thế, từ năng lượng gió, năng  
lượng mặt trời và thủy triều đến năng lượng phân hạch và nhiệt  
hạch hạt nhân. Do đó nhóm giải pháp tiết kiệm năng lượng tập  
trung vào kiểm soát 2 chỉ tiêu liên quan đến sử dụng năng lượng  
và phát thải ra môi trường là xuất phát từ tiêu dùng giao thông  
đô thị và tiêu dùng năng lượng trong đô thị, nhấn mạnh đến việc  
sử dụng giao thông đô thị công cộng và giao thông sử dụng  
năng lượng thân thiện môi trường và phương tiện ít phát thải.  
Chỉ tiêu về năng lượng nhấn mạnh đến khả năng độc lập trong  
4. ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO  
HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH CHO ĐÔ THỊ QUẢNG NINH  
Mặc dù đã có hệ thống các tiêu chí để định hướng quá trình  
phát triển đô thị theo hướng TTX được ban hành theo Thông tư  
01/2018/TT-BXD [16]. Tuy nhiên, đây là hệ thống tiêu chí áp dụng  
cho các đô thị trên cả nước, chưa quan tâm đến tính đặc thù và  
nhu cầu phát triển khác nhau của các đô thị khác nhau. Hệ thống  
tiêu chí này có thể nói là hệ thống tiêu chí phiên bản đầu tiên  
định hướng phát triển cho các đô thị ở giai đoạn đầu tiên do có  
nhiều tiêu chí kế thừa các tiêu chí cơ bản định hướng điều kiện  
tích tụ kinh tế, dân số, lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, kỹ  
thuật của đô thị theo cấp/loại đô thị được quy định tại Nghị  
quyết 1210 [12]. Trong quá trình phát triển đô thị và học hỏi kinh  
nghiệm quốc tế cũng như làm rõ nội hàm của TTX, có thể thấy  
những tiêu chí trên cần được cập nhật và làm rõ hơn ở một mức  
độ mới để định hướng cụ thể và quyết liệt hơn yêu cầu phát triển  
đô thị TTX tại một số đô thị có tiềm lực và có nhu cầu phát triển  
lớn.  
Trên cơ sở những đánh giá của nhu cầu phát triển của tỉnh  
Quảng Ninh cũng như học tập kinh nghiệm và lý luận TTX ngày  
càng được làm rõ, tác giả đề xuất điều chỉnh hệ thống tiêu chí  
để kiểm soát phát triển TTX áp dụng tại Quảng Ninh trên cơ sở  
hệ thống tiêu chí tại Thông tư 01/2018/TT-BXD [16].  
Về nhóm tiêu chí: Thông tư 01/2018/TT-BXD đề xuất 04 nhóm  
tiêu chí gồm Thể chế, môi trường, xã hội và kinh tế [16]. Qua  
nghiên cứu tổng kết hệ thống lý luận về TTX và thực tiễn công  
tác quản lý phát triển đô thị của Việt Nam nói chung và Quảng  
Ninh nói riêng, tác giả đề nghị điều chỉnh bổ sung nhấn mạnh  
nhóm tiêu chí về mô hình phát triển đô thị. Bởi mô hình phát  
triển đô thị có vai trò rất quan trọng trong việc định hình các  
100  
09.2021  
ISSN 2734-9888  
3. Nguyen Quoc Toan, Dao Thi Nhu (2019), Breakthrough to promote the urban  
economy of Vietnam urban system in the forthcoming period, AUC 2019. Advances in  
21st Century Human Settlements. Springer, Singapore (Scopus), DOI:  
4. Ardeshiri, M., Urban management and urban development in Iran 1996,  
University of South Australia.  
5. Amos, F.J., Training for urban management: Proceedings of a symposium in  
Cologne, 22nd to 24th September 1976 (OECD urban management studies). 1979,  
Paris: Organisation for Economic Co-operation and Development.  
6. David, F.D.a.W., Training for IUIDP: Ideas, Integrayion and Implementation.  
1998, Rotterdam, The Netherlands: HIS.  
7. Romaya, S. and C. Rakodi, Building sustainable urban settlements: approaches  
and case studies in the developing world. 2002: Intermediate Technology.  
8. McGill, R., Urban management in developing countries. Cities, 1998. 15(6): p.  
463-471.  
nguồn năng lượng, có thể tái tạo năng lượng sạch và năng lượng  
không phát thải ra môi trường cho đô thị. Đây là một tiêu chí  
quan trọng để đô thị Quảng Ninh có thể tạo ra môi trường đô thị  
có khả năng tự cung ứng năng lượng nhằm dễ dàng đối phó với  
vấn đề BĐKH và nhu cầu năng lượng lớn của một đô thị phát  
triển nhanh, du lịch và quảng bá thương hiệu đô thị sạch. Nhóm  
giải pháp xanh hóa đô thị tập trung vào các chỉ tiêu nhằm tạo ra  
các mảng xanh đô thị thông qua các chỉ tiêu mảng xanh lớn và  
mảng xanh công cộng kết hợp đa chức năng và thoát nước đô  
thị để ứng phó với BĐKH, chỉ tiêu đầu tư xây dựng các khu đô thị  
mới, công trình mới theo hướng khu đô thị xanh, công trình  
xanh. Dịch vụ xanh hóa một số dịch vụ đô thị như thoát nước, xử  
lý rác thải là hết sức cần thiết.  
Nhóm giải pháp về thể chế, thay vì nhấn mạnh vai trò của  
nâng cao năng lực, tác giả đề xuất chuyển thành chỉ tiêu thể hiện  
tính năng động của chính quyền địa phương thông qua việc ban  
hành các cơ chế, chính sách pháp luật để có thể thực hiện phát  
triển TTX ngay tại tỉnh và các đô thị của tỉnh, như giải pháp cơ  
chế khuyến khích đầu tư xây dựng theo hướng xanh, cơ chế bố  
trí nguồn lực để thực hiện các kế hoạch xanh đã đề ra. Đây là  
những tiêu chí thể hiện tính quyết liệt và thiết thực dành cho  
tỉnh phát triển năng động và cần hiệu quả ngay như tỉnh Quảng  
Ninh. Nhóm giải pháp về thể chế cần làm rõ tính hiệu quả thông  
qua việc ban hành được các khung thể chế điều tiết hoạt động  
phát triển đô thị TTX chứ không phải chỉ là nâng cao nhận thức.  
Đồng thời nhóm thể chế cần quan tâm đến đối tượng yếu thế  
trong khu vực đô thị của tỉnh. Bởi những nhóm yếu thế luôn có  
thể tạo ra những bất ổn cho đô thị và họ cần phải được hỗ trợ để  
trở thành một thành phần cư dân được đối xử bình đẳng trong  
đô thị, thể hiện một tầm nhìn vì con người, không bỏ lại ai phía  
sau trong phát triển cư dân đô thị và theo đuổi đô thị văn minh  
của tỉnh Quảng Ninh.  
9. Willis, K.G., Contemporary Issues in Town Planning. 1996, USA: Gower  
Publishing Company.  
10. Yang, J. (2013). Strategies for low-carbon green growth and urban  
management in Korea. Journal of Urban Management, 2(1), 85-101  
11. Abbu, N., Bhagavatula, L., Ghorpade, A. R., Kolsepatil, N., Kumar, E.,  
Parvathapuram, R., ... & Sharma, S. (2015). Urban green growth strategies for indian  
cities. Published by Local Governments for Sustainability, South Asia, 1  
12. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13  
ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị, Hà Nội  
13. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ - TTg ngày 23/9/2012  
về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 - 2020 và tầm  
nhìn đến 2050, Hà Nội  
14. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 về Phê  
duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội  
15. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định 403/QĐ-TTg ngày về Kế hoạch hành  
động quốc gia về TTX giai đoạn 2014 - 2020, Hà Nội  
16. Bộ Xây dựng (2018), Thông tư 01/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng được ban  
hành quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, Hà Nội  
17. UBND tỉnh Quảng Ninh (2019), Quyết định 3765/GP-UBND ngày 06/9/2019 về việc  
phê duyệt văn kiện Phi dự án Cố vấn TTX tỉnh Quảng Ninh do JICA tài trợ, Quảng Ninh  
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2019), Quyết định 114/QĐ-UBND ngày 11/01/2019  
của UBND tỉnh Quảng Ninh về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ  
môi trường tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh  
19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định 708/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 về  
phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai  
đoạn 2016-2020, Quảng Ninh  
20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định 4382/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh  
ngày 07/11/2017 về việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật  
Thúc đẩy TTX khu vực Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2 do JICA tài trợ, Quảng  
Ninh  
21. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định 227/QĐ-UBND ngày 18/01/2017  
của UBND tỉnh về việc phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy TTX khu vực  
Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2 do JICA tài trợ, Quảng Ninh  
22. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định 4005/QĐ-UBND ngày 16/12/2015  
của UBND tỉnh phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy TTX khu vực Vịnh Hạ Long,  
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1 do JICA tài trợ, Quảng Ninh  
23. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định 3146/QĐ-UBND ngày 20/10/2015  
của UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy TTX khu vực Vịnh  
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do JICA tài trợ, Quảng Ninh  
Nhóm giải pháp mô hình phát triển đô thị: Kế thừa 02 tiêu chí  
đã được đề xuất trong Thông tư 01/2018/TT-BXD [16] của nhóm  
giải pháp về kinh tế và xếp vào giải pháp về mô hình phát triển  
đô thị. Bởi 02 tiêu chí này thực tế đang có sự ảnh hưởng lớn đến  
việc định hình mô hình phát triển đô thị một cách hiệu quả.  
Đồng thời làm rõ nội hàm của 02 tiêu chí này để tỉnh có thể thực  
hiện một cách rõ ràng hơn.  
5. KẾT LUẬN  
Quản lý phát triển đô thị theo hướng TTX không còn là một  
khẩu hiệu mà đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh  
suy thoái môi trường, BĐKH, và những rủi ro không báo trước do  
sự phát triển quá mức ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái tự  
nhiên hiện nay. TTX là một hướng đi để có thể tiến nhanh hơn  
đến mục tiêu phát triển bền vững. Để có thể triển khai xu thế này  
vào cuộc sống, khung pháp lý cần được sớm hoàn thiện và ban  
hành. Là một tỉnh đang phát triển và tăng trưởng bền vững năng  
động, Quảng Ninh cần quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong việc đưa  
ra những chiến lược TTX, đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu hướng dẫn  
cụ thể phù hợp với đặc thù phát triển của tỉnh để nâng cao cơ  
hội tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững thời  
gian tới.  
24. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Kế hoạch số 3741/KH-UBND để triển khai thực  
hiện Chiến lược quốc gia về TTX tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Reilly, J.M., Green growth and the efficient use of natural resources. Energy  
25. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Kế hoạch số 3741/KH-UBND để triển khai thực  
hiện Chiến lược quốc gia về TTX tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh  
Economics, 2012. 34: p. S85-S93.  
2. OECD, OECD Green Growth Studies Urban Green Growth in Dynamic Asia. 2016:  
OECD Publishing.  
26. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Kế hoạch 6970/KH-UBND tỉnh Quảng Ninh  
ngày 16/11/2015 về kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về TTX tỉnh  
Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, Quảng Ninh.  
09.2021  
101  
ISSN 2734-9888  
pdf 6 trang Thùy Anh 18/05/2022 1080
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_phat_trien_do_thi_theo_huong_tang_truong_xanh.pdf