Giáo trình Quản lý hành chính công

TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG  
KHOA KINH TẾ  
BÀI GIẢNG  
MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG  
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học)  
Người biên soạn: ThS Cao Anh Thảo  
Lưu hành nội bộ, năm 2020  
MC LC  
-i-  
-ii-  
-iii-  
-iv-  
-v-  
-vi-  
-vii-  
Chƣơng 1: NHNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ  
QUN LÍ HÀNH CHÍNH CÔNG  
1.1. Khái quát chung vqun lí hành chính công  
1.1.1. Các quan nim vhành chính  
Theo tiếng Latinh cổ, hành chính – Administratio – tự nó có hai mặt:  
“quản lý” và “hỗ trợ”, “cai trị” và “phục vụ”. Còn trong từ điển tiếng Việt,  
“hành chính” là “phạm vi quản lý, chỉ đạo việc thi hành chính sách, pháp luật  
của nhà nước”, hoặc những gì “thuộc những công việc giấy tờ, văn thư, kế toán  
trong cơ quan nhà nước”. Thuật ngữ “hành chính” được sử dụng với nội dung  
rất đa nghĩa và thường không đi đến một sự thống nhất chung. Tùy theo các  
hướng tiếp cận khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau về hành chính. Nhìn chung,  
hành chính là hoạt động của con người nhằm đạt mục tiêu của tổ chức và được  
xem là những hoạt động quản lý các công việc nhà nước, xuất hiện cùng với nhà  
nước.  
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng quan niệm về hành chính vẫn  
có những điểm chung là:  
Thứ nhất, hành chính là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành.  
Thứ hai, hành chính là hoạt động có mục đích phục vụ lợi ích chung.  
Thứ ba, đa số các hoạt động hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước.  
Từ những điểm chung trên đây có thể đi đến khái niệm về hành chính như  
sau:  
Hành chính là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành được tiến hành trên  
cơ sở sự ràng buộc bởi những qui tắc nhất định, nhằm đạt tới mục đích phục vụ  
cho lợi ích chung đã được xác định.  
1.1.2. Khái nim vqun lí hành chính công  
Trong khái niệm về hành chính thì “hành chính công” là một thuật ngữ  
được sử dụng cách đây rất lâu; nó được xem xét dưới khía cạnh hoạt động của  
nhà nước (chính phủ) và chính điều đó đã phân biệt hành chính công với các loại  
hành chính khác. Nhiều người nghiên cứu quản lý nhà nước cho rằng thuật ngữ  
-1-  
         
“hành chính công” được các học giả Pháp và Đức sử dụng vào những năm cuối  
thể kỷ 18. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thuật ngữ này đã có ngay từ khi nhà  
nước phải tiến hành các hoạt động quản lý những vấn đề chung của xã hội, tức  
là từ khi nhà nước được hình thành.  
Trong tư duy chung, quyền lực nhà nước (còn gọi là quyền lực công) là loại  
quyền lực đặc biệt được nhân dân trao cho Nhà nước và Nhà nước sử dụng  
quyền lực đó để quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu chung của Nhà  
nước. Việc tổ chức thực thi quyền lực công thường được chia thành ba nhóm:  
thực thi quyền lập pháp, thực thi quyền hành pháp và thực thi quyền tư pháp.  
Trong đó, thực thi quyền hành pháp là một bộ phần đặc biệt trong hoạt động  
quản lý nhà nước nhằm tổ chức đời sống kinh tế - xã hội theo pháp luật một  
cách có hiệu quả và nó được trao cho những cơ quan thuộc Chính phủ. Quá trình  
tổ chức thực thi quyền hành pháp của Chính phủ được gọi là “quản lí hành chính  
công.  
Giữa “hành chính công” và “quản lí hành chính công” có sự khác biệt nhất  
định: “hành chính công” chủ yếu đề cập tới thể chế, chức năng hoạt động của  
các cơ quan hành chính; còn “quản lí hành chính công” thì lại chủ yếu đề cập tới  
việc tổ chức, điều chỉnh và sự tác động đến các hoạt động của các cơ quan hành  
chính. Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu của các nước cũng như ở nước ta, thường  
có sự đồng nhất với nhau và có thể thay thể lẫn nhau.  
Có thể kể ra một số cách hiểu về “quản lí hành chính công”, đó là công cụ  
của Chính phủ để thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo các chức năng của  
Chính phủ. Đó là hoạt động hợp tác của nhiều người để đạt được mục tiêu của  
Chính phủ. Đó là hoạt động liên quan đến xây dựng chính sách và thực hiệ chính  
sách công. Đó là quá trình tổ chức liên quan đến thực hiện mục tiêu, kế hoạch và  
hiệu lực hoạt động bên trong của các cơ quan nhà nước. Đó là hoạt động của  
những cơ quan được thành lập theo luật và chỉ có quyền khi được luật trao cho  
nó. Đó là hoạt động nhằm chỉ đạo các cơ quan nhà nước vận động và phát triển  
theo mục tiêu quốc gia. Đó là hoạt động hành chính của mọi cơ quan nhà nước  
-2-  
thuộc hệ thống hành pháp do nhà nước thành lập nhằm các mục đích khác  
nhau,….  
Nghiên cứu quản lí hành chính công từ các cách tiếp cận trên có thể đưa ra  
các khái niệm về quản lí hành chính công như sau:  
Quản lí hành chính công theo góc độ quản lí là hoạt động thực thi quyền  
hành pháp của Nhà nước. Đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng  
quyền lực pháp luật nhà nước đối với quá trình xã hội và hành vi hoạt động của  
con người do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến  
cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp  
luật; thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng  
và bảo vệ tổ quốc; đạt được các mục tiêu quốc gia một cách hiệu quả nhất trong  
từng giai đoạn phát triển.  
Quản lí hành chính công từ góc độ chính trị được coi là công việc của  
người bảo vệ, gác cổng để cho hiến pháp, pháp luật được thực thi đầy đủ. Quản  
lí hành chính công là biến các mục tiêu chính trị thành những sản phẩm cụ thể.  
Quản lí hành chính công từ góc độ pháp lí là hệ thống các hoạt động nhằm  
làm cho pháp luật được thực hiện và có hiệu lực trong xã hội. Theo cách tiếp cận  
này, quản lí hành chính công là tập hợp các hoạt động nhằm triển khai các loại  
văn bản pháp luật của Nhà nước và biến những ý tưởng trong đó thành sản phẩm  
cụ thể.  
Tóm lại, quản lí hành chính công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh  
bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt  
động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành trên cơ  
sở các qui định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà  
nước, phát triển các mối quan hệ kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa  
mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.  
1.1.3. Bn cht ca qun lí hành chính công  
Phạm vi của quản lí hành công phụ thuộc vào tính chất của kiểu nhà nước.  
Trong những nhà nước độc tài, quản lí hành chính công bao trùm phạm vi rất  
-3-  
 
rộng. Trong các kiểu nhà nước khác, phạm vi hoạt động của quản lí hành chính  
công nằm trong khuôn khổ chính sách mà các nhà lãnh đạo nhà nước đề ra.  
Quản lí hành chính công là hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành  
pháp. Tùy thuộc vào đặc trưng của nhà nước mà quản lí hành chính công có  
những nét đặc trưng riêng do tính quyền lực nhà nước chi phối. Tuy nhiên, nét  
đặc trưng chung để hoạt động hành chính công tồn tại cũng giống như các loại  
hành chính khác là hiệu quả.  
Quản lí hành chính công chứa đựng nhiều yếu tố thể hiện bản chất riêng  
biệt của mình đó là:  
Tính độc quyền, trong nhiều trường hợp do không áp dụng các hình thức  
cạnh tranh như trong khu vực tư nhân.  
Các nhà hành chính công thường ít quan tâm đến lợi nhuận do ý thức dịch  
vụ cộng đồng, do sử dụng tiền của Nhà nước.  
Phải xử lí bình đẳng với mọi công dân theo luật pháp.  
Tính vô nhân xưng trong hoạt động của nhà quản lí hành chính công. Họ  
hoạt động không phải vì họ mà vì cơ quan, vị trí họ nắm giữ. Tuy nhiên, trong  
nhiều trường hợp, công dân vẫn có thể biết được họ có thể đưa khiếu nại đến ai  
và nhận thông tin từ ai.  
Được bảm đảm bằng những công cụ cụ thể trong trách nhiệm chung.  
Thông tin công khai cho nhân dân.  
Qui mô của tổ chức lớn.  
Dịch vụ cho nhân dân là nền tảng cơ bản của quản lí hành chính công, và là  
một công cụ thiết yếu để thực hiện và thực hiện sao cho hiệu quả. Muốn vậy, bộ  
máy hành pháp phải thích ứng với việc thực thi các chương trình phúc lợi cho  
nhân dân, đồng thời giúp họ hiểu được cách đầy đủ sự nỗ lực này. Do đó, nhân  
dân tin tưởng vào cơ quan hành chính nhà nước và muốn cộng tác với nhà nước.  
Nói cách khác, nhà nước cần vừa hiểu vừa phục vụ nguyện vọng của nhân  
dân,vừa tuyên truyền đường lối chính sách của mình. Tức là nhà nước tìm kiếm  
-4-  
sự hợp tác nỗ lực của nhân dân, sự tham gia của nhân dân vào quản lí hành  
chính công.  
Nhà nước trao cho quản lí hành chính công chức năng cung cấp dịch vụ  
công cho nhân dân. Đó là chức năng của quản lí hành chính công trong xã hội  
ngay từ khi bộ máy nhà nước ra đời đã xoay quanh khái niệm dịch vụ công. Vì  
vậy, cần thiết phải tìm hiểu bản chất của sự phục vụ trong xã hội hiện tại, cụ thể  
từng quốc gia trong điều kiện nhất định, phù hợp với xu thế quốc tế.  
Mục tiêu của quản lí hành chính công cũng là mục tiêu cơ bản của Nhà  
nước. Mục tiêu của quản lí hành chính công ngày càng được mở rộng cùng với  
sự phát triển từ những đòi hỏi của thực tiễn cũng như sự phát triển của Nhà  
nước.  
Nhà nước sẽ điều tiết hoặc hạn chế sự độc quyền cá nhân, tổ chức trong  
hoạt động cung cấp dịch vụ công. Quản lí hành chính công không hạn chế sự  
phối hợp trong thương mại hoặc sự cạnh tranh không trái luật. Luật pháp thừa  
nhận việc quản lí hành chính công điều chỉnh lợi ích, quyền sở hữu, sử dụng, sự  
hưởng thụ và khuynh hướng của sở hữu cá nhân; đồng thời đảm bảo phổ biến  
một cách công bẳng cả quan hệ sở hữu và lợi nhuận từ quyền sở hữu.  
Quản lí hành chính công phải phối hợp và điều hòa giữa những mục tiêu cá  
nhân công dân với lợi ích của nhà nước, hướng về việc thực hiện các mục tiêu  
của xã hội dân chủ.  
1.2. Các yếu tcu thành qun lí hành chính công  
1.2.1. Thchế hành chính công  
1.2.1.1. Khái nim  
Khái niệm thể chế  
Thuật ngữ thể chế được sử dụng rất phổ biến trong nhiều tài liệu, nhưng  
chưa được hiểu theo một nghĩa thống nhất. Trong từ điển Tiếng Việt của Viện  
ngôn ngữ học có nêu: “thể chế là những qui định, luật lệ của một chế độ xã hội,  
buộc mọi người phải tuân theo”.  
-5-  
     
Có quan niệm cho rằng, thể chế là những qui chế, nội qui được ban hành  
chính thức (thành văn bản) hoặc không chính thức (thỏa thuận bằng văn nói) để  
điều chỉnh, can thiệp vào quan hệ xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm bảo  
đảm cho những quan hệ đó phát triển theo những ý định có trước của tổ chức.  
Thể chế cũng được hiểu là pháp luật, phong tục tập quán đã được thiết lập  
và nhiều người phải tuân theo. Trong trường hợp này, thể chế là những qui định  
bắt buộc mọi người trong tổ chức phải tuân theo.  
Thể chế luôn gắn liền với tổ chức và do đó có thể đưa ra định nghĩa thể chế  
như sau: thể chế bao gồm tổ chức với hệ thống các quy tắc, quy chế được sử  
dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ  
chức. Theo định nghĩa này, thể chế được hiểu theo nghĩa rộng cho mọi tổ chức  
Thể chế đi sâu vào hoạt động của bộ máy nhà nước hơn là các tổ chức  
khác. Trong trường hợp này thể chế được hiểu là hệ thống các quy định do Nhà  
nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước  
sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với  
công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội. Theo cách định  
nghĩa này, nhiều người đồng nhất thể chế với hệ thống văn bản pháp luật của  
Nhà nước.  
Tuy nhiên, khi nói đến thể chế không chỉ hệ thống pháp luật mà còn phải  
gắn liền với cơ quan thực thi pháp luật đó. Hệ thống pháp luật là nền tảng của  
thể chế, nhưng cơ quan thực thi pháp luật mới là chủ thể của thể chế. Để hạn chế  
sự nhầm lẫn đó của thể chế và hệ thống pháp luật, thì thể chế được hiểu như sau:  
Thể chế là toàn bộ các cơ quan nhà nước cùng với hệ thống các văn bản pháp  
luật được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà  
nước với công dân và với các tổ chức, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội.  
Khái niệm thể chế hành chính công  
Hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước được ghi  
nhận trong các văn bản quy pháp pháp luật cũng như trong các chiến lược phát  
triển, chính sách vĩ mô của Nhà nước trở thành các sản phẩm cụ thể của quốc  
-6-  
gia. Nếu thiếu sự hoạt động của các cơ quan hành pháp, mọi quy định của nhà  
nước không thể trở thành hiện thực.  
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò rất quan trọng  
trong quản lí nhà nước, một bộ phận lớn nhất trong cơ cấu nhà nước, đảm nhận  
thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành mọi lĩnh vực trong đời sống xã  
hội, trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước, thực thi quyền lực  
của nhân dân.  
Gắn liền với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là một thể chế  
được cấu thành nhằm đảm bảo thực thi các hoạt động hành chính nhà nước một  
cách thống nhất. Căn cứ vào hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi quyền  
hành pháp có thể đưa ra một cách tiếp cận đến thuật ngữ thể chế hành chính  
công, đó là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cùng với các luật, các văn  
bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lí cho các cơ quan hành chính nhà  
nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,  
cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật.  
Với quan niệm về thể chế hành chính công như trên, thì thể chế hành chính  
công bao gồm các yếu tố sau:  
- Hệ thống các cơ quan hành pháp từ Trung ương đến cơ sở  
- Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh sự phát triển  
kinh tế - xã hội trên mọi phương diện, đảm bảo xã hội phát triển ổn định, an  
toàn, bền vững.  
- Hệ thống các văn bản pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm  
quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ  
sở, bao gồm: Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ, các cơ quan thuộc chính  
phủ; chính quyền địa phương các cấp cũng như các cơ quan quản lí nhà nước  
được thành lập theo luật định.  
- Hệ thống các văn bản quy định chế độ công vụ và các quy chế công chức.  
- Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết những  
tranh chấp hành chính giữa công dân với nền hành chính thông qua khiếu kiện  
-7-  
về sự vi phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước đối với công dân,  
đối với tổ chức xã hội.  
- Hệ thống các công nghệ hành chính nhằm giải quyết các quan hệ trong  
nội bộ các cơ quan nhà nước, giữa Nhà nước với công dân và với tổ chức xã hội.  
1.2.1.2. Phân bit thchế nhà nước và thchế hành chính công  
Trong tổ chức nhà nước, việc phân chia hay phân công phối hợp giữa các  
cơ quan nhà nước (lập pháp, tư pháp và hành pháp) đã tạo ra hệ thống các cơ  
quan thực thi quyền hành pháp. Các cơ quan này được gọi chung là cơ quan  
hành chính nhà nước.  
Gắn liền với hoạt động quản lí nhà nước là hệ thống các thể chế nhà nước.  
Hệ thống này bao gồm tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước từ lập pháp  
(Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội); hành pháp (Chính phủ và các cơ quan  
thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở); tư pháp (bao  
gồm hệ thống các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp như tòa án, viện kiểm soát) và  
tất cả các quy định mang tính pháp luật để các cơ quan thực thi các quyền đó  
hoạt động nhằm thực hiện các chức năng quản lí nhà nước.  
Ở nước ta, việc tổ chức và thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư  
pháp dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.  
Để thực hiện quyền hành pháp, hệ thống các cơ quan hành chính của nhà  
nước cùng với các quy tắc, quy chế vận hành của các cơ quan này tạo thành thể  
chế nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản  
lí nhà nước; trong khi đó, thể chế hành chính công chỉ bao gồm các loại thể chế  
của các cơ quan hành chính nhà nước.  
Thể chế hành chính công là một phạm trù luôn gắn liền và là một yếu tố cơ  
bản của hệ thống chính trị và hệ thống tổ chức hoạt động quản lí của nhà nước.  
1.2.2. Chthvà khách thtrong qun lí hành chính công  
1.2.2.1. Chthqun lí hành chính công  
Chủ thể quản lí hành chính công là các cơ quan hành chính nhà nước, các  
nhà chức trách (công chức lãnh đạo), các cá nhân, tổ chức được ủy quyền.  
-8-  
     
Chủ thể quản lí hành chính công có những đặc điểm:  
- Có tính quyền lực nhà nước và phải luôn gắn với thẩm quyền pháp lý, nếu  
tách rời thẩm quyền pháp lí thì không còn là chủ thể.  
- Lĩnh vực hoạt động rộng, bao gồm toàn bộ các mặt của đời sống xã hội.  
- Quản lí chủ yếu thông qua các quyết định quản lí hành chính, hành vi  
hành chính.  
Chủ thể quản lí hành chính công gồm các nhóm cơ bản sau:  
a. Cơ quan hành chính nhà nước  
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lí chung hay từng mặt công  
tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch  
của nhà nước.  
Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước  
+ Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước,  
thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành trên lãnh thổ và trên các lĩnh vực.  
+ Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có một thẩm quyền nhất định và chỉ  
giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành.  
+ Cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống rất phức tạp, có số lượng  
đông đảo nhất, tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.  
+ Cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ  
quan quyền lực nhà nước; chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan  
quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác  
trước cơ quan quyền lực đó.  
Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước: Có rất nhiều cách để phân  
loại, song quan trọng nhất là căn cứ theo tính chất thẩm quyền:  
* Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung là cơ quan quản lí mọi  
ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi các đơn vị hành  
chính lãnh thổ. Các dấu hiệu đặc thù của cơ quan hành chính nhà nước thẩm  
quyền chung:  
-9-  
Được thành lập theo hiến pháp và luật, có chức năng quản lí hành chính  
nhà nước theo lãnh thổ.  
Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội  
và hành vi hoạt động của con người trong chức năng hành pháp.  
Cán bộ lãnh đạo được hình thành qua các cơ chế bầu hoặc kết hợp giữa  
bầu và bổ nhiệm.  
Phương thức lãnh đạo và quản lí hành chính theo chế độ tập thể. Kết hợp  
với nâng cao trách nhiệm của cán bộ phụ trách.  
Ký thay mặt tập thể hoặc theo thẩm quyền thủ trưởng trên các văn bản  
hành chính nhà nước.  
* Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng là cơ quan quản lí một  
ngành, một lĩnh vực trên phạm vi cả nước. Dấu hiệu của cơ quan nhà nước thẩm  
quyền riêng:  
Trên cơ sở nguyên tắc chung của luật để ban hành các văn bản dưới luật  
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy trong quản lí đối  
ngành hoặc lĩnh vực.  
Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh và điều hành công việc  
nhà nước xã hội.  
Cán bộ lãnh đạo theo cơ chế bổ nhiệm, trừ trường hợp phải được quốc  
hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ.  
Lãnh đạo và quản lí theo chế độ thủ trưởng.  
Ký văn bản quản lí theo chế độ thủ trưởng hoặc liên tịch.  
b. Công chức lãnh đạo và quản lí hành chính công  
Hiện nay có ba phương thức hình thành nhà lãnh đạo: bầu, bổ nhiệm, bầu  
kết hợp bổ nhiệm.  
Theo quy định của luật, chỉ có cán bộ lãnh đạo mới có quyền quản lí hành  
chính, nhưng trên thực tế công chức cũng có thể trở thành chủ thể quản lí khi có  
-10-  
sự ủy quyền. Nhiều công chức được đại diện quyền lực nhà nước trong công vụ  
như: thuế vụ, kiểm lâm, hải quan, cảnh sát giao thông,…  
1.2.2.2. Khách thqun lí hành chính công  
Khách thể quản lí được hiểu là đối tượng mà hoạt động quản lí tác động tới.  
Khách thể quản lí hành chính công là các quá trình xã hội và hành vi của con  
người hoặc tổ chức của con người. Hành vi gắn liền với con người, con người  
tạo ra hành vi, chịu trách nhiệm và liên đới chịu trách nhiệm hành vi. Hành vi có  
thể thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động.  
Những đặc điểm của khách thể quản lí:  
- Tính đa dạng của hành vi: Con người có rất nhiều hành vi, vì con người là  
tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Hành vi của mỗi người liên quan chặt chẽ  
với nhau. Song không phải hành vi nào của con người cũng hợp pháp và phù  
hợp với lợi ích của xã hội, do vậy các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng  
sự quản lí của nhà nước.  
Khách thể và chủ thể quản lí được tách biệt tương đối vì con người vừa là  
chủ thể vừa là khách thể quản lí nhà nước.  
1.3. Đặc trƣng cơ bản ca qun lí hành chính công  
Nghiên cứu quản lí hành chính công cần đặt trong tổng thể hoạt động quản  
lí nhà nước của từng quốc gia và thể chế chính trị của quốc gia đó. Mỗi một  
nước hoạt động quản lí hành chính công có những đặc trưng riêng. Mặc dù các  
nhà nghiên cứu cố gắng tìm kiếm cho mình những nét có tính nguyên tắc của  
quản lí hành chính công trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động của quản lí hành  
chính công trong từng quốc gia và khái quát những nét chung, phổ biến.  
Quản lí hành chính công của mỗi nước căn cứ vào đặc trưng thể chế chính  
trị, nhà nước để tìm ra những nét riêng. Việt Nam là quốc gia có thể chế chính  
trị, thể chế nhà nước và những nét văn hóa riêng. Điều đó làm cho hoạt động  
quản lí của tổ chức Việt Nam cũng như hoạt động của các cơ quan nhà nước và  
đặc biệt các cơ quan hành chính nhà nước có những nét đặc trưng riêng. Nghiên  
cứu những nét đặc trưng riêng của quản lí hành chính công ở Việt Nam cũng có  
-11-  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 132 trang Thùy Anh 18/05/2022 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý hành chính công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_hanh_chinh_cong.pdf