Áp dụng luật thương mại 2005 và pháp luật có liên quan trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay

ÁP DNG LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VÀ PHÁP LUT CÓ LIÊN QUAN  
TRONG VIỆC ĐIỀU CHNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIT NAM HIN  
NAY  
ThS Cao Thanh Huyn1  
Tóm tt: Luật Thương mại năm 2005 được Quc hi Khóa XI, khp th7 thông  
qua ngày 14/06/2005 và có hiu lc thi hành tngày 01/01/2006. Sự ra đời ca Lut  
Thương mại 2005 gn lin vi quá trình hoàn thin pháp luật thương mại ca Vit Nam,  
đáp ứng yêu cu cp thiết trong công cuc hi nhp sâu rng vào nn kinh tế thế gii. Tuy  
nhiên, sau hơn 15 năm có hiệu lc thi hành, Luật Thương mại 2005 đã bộc lnhiu hn  
chế, bt cập, trong đó khꢀng thể không kể đến những khó khăn, vướng mc trong quá trình  
áp dng Luật Thương mại 2005 và pháp luật có liên quan để điều chnh hoạt động thương  
mi Vit Nam. Bài viết dưới đây sẽ chra mt shn chế, bt cp khi áp dng Lut  
Thương mại 2005 và pháp lut có liên quan trong việc điều chnh hoạt động thương mại ở  
Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một skiến nghnhm góp phn nâng cao hiu  
quáp dng Luật Thương mại 2005 và pháp lut có liên quan trong thi gian ti ở nước  
ta.  
Tkhóa: Áp dng pháp lut, Luật Thương mại 2005, pháp lut có liên quan, hot  
động thương mại  
Abstract: The 2005 Commercial Law was passed by the XI National Assembly at  
the 7th session on June 14th, 2005 and came into effective on January 1st, 2006. The  
enactment of the 2005 Commercial law is closely associated with the completion of  
commercial law in Vietnam to meet the demand of the comprehensive integration with the  
world economy. However, after being effective for 15 years, the 2005 Commercial Law has  
shown its limitations and inadequacies, including the difficulties in regulating commercial  
activities in Vietnam through the application of the 2005 Commercial Law and related  
1 Thạc sĩ, Trường Đại hc Lut Hà Ni. Email: huyenct@hlu.edu.vn  
19  
laws. The article identifies those limitations, inadequacies and provides some suggestions  
to improve the application of the 2005 Commercial Law and related laws in the future.  
Keywords: apply the law, the 2005 Commercial Law, related laws, commercial  
activities  
1. Khái quát vvic áp dng Luật Thương mại 2005 và pháp lut có liên quan trong  
việc điều chnh hoạt động thương mại Vit Nam hin nay  
1.1. Luật Thương mại 2005 và pháp luật có liên quan điều chnh hoạt động thương  
mi Vit Nam hin nay  
Theo quy định ti Khoản 1 Điều 3 LTM 2005, hoạt động thương mại là hoạt động  
nhm mục đích sinh lợi, bao gm mua bán hàng hóa, cung ng dch vụ, đầu tư, xúc tiến  
thương mại và các hoạt động nhm mục đích sinh lợi khác. Vi khái nim này, phm vi  
hoạt động thương mại được LTM 2005 xác định rt rng, bao gm toàn bcác hoạt động  
được thc hin nhm mục đích sinh lợi, không phthuc vào chththc hin hoạt đng  
có phải là thương nhân hay không2. Vit Nam hin nay, vic thc hin các hoạt động  
thương mại chyếu chu sự điều chnh ca những văn bn quy phm pháp luật sau đây:  
Thnht, Luật Thương mại năm 2005: Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005)  
có hiu lc thi hành tngày 01/01/2006, bao gồm 09 chương và 324 điều luật, quy định  
nhng nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại, thương nhân nước ngoài hoạt động  
thương mại ti Vit Nam và các hoạt động thương mại phbiến, bao gm: mua bán hàng  
hóa, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, gia công trong thương mại, đấu giá hàng  
hóa, đấu thu hàng hóa, dch v, dch vlogistics, dch vquá cnh hàng hóa qua lãnh thổ  
Vit Nam, dch vụ giám định, cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó,  
LTM 2005 cũng quy định vchế tài trong thương mại, gii quyết tranh chấp trong thương  
mi và xlý vi phm pháp lut về thương mại…Nhìn chung, so với Luật Thương mại 1997  
(LTM 1997), LTM 2005 có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dng rộng hơn; nhiu quy  
2
Khon 1 Điều 6 LTM 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tchc kinh tế được thành lp hp pháp, cá nhân  
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.  
20  
định trong LTM cũng được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính tương thích của pháp luật thương  
mi Vit Nam vi các Lut của WTO và các điều ước quc tế mà Vit Nam là thành viên.  
Vphạm vi điều chnh ca LTM 2005: Điều 1 LTM 2005 quy định phạm vi điều  
chnh ca Lut bao gm: (i) Hoạt động thương mại thc hin trên lãnh thổ nước Cng hoà  
xã hi chủ nghĩa Việt Nam. (ii) Hoạt động thương mại thc hin ngoài lãnh thổ nước Cng  
hoà xã hi chủ nghĩa Việt Nam trong trường hp các bên tha thun chn áp dng Lut  
này hoc luật nước ngoài, điều ước quc tế mà Cng hoà xã hi chủ nghĩa Việt Nam là  
thành viên có quy định áp dng Lut này. (iii) Hoạt động không nhm mục đích sinh lợi  
ca mt bên trong giao dch với thương nhân thực hin trên lãnh thổ nước Cng hoà xã hi  
chủ nghĩa Việt Nam trong trưng hp bên thc hin hoạt động không nhm mục đích sinh  
lợi đó chn áp dng Lut này.  
Về đối tượng áp dng ca LTM 2005: Điều 2 LTM 2005 quy định đối tượng áp  
dng ca Lut bao gồm: (i) Thương nhân hoạt động thương mại ti Việt Nam. (ii) Thương  
nhân hoạt động thương mại tại nước ngoài; thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại  
ti Việt Nam (trong trường hp các bên tha thun la chn áp dụng LTM 2005 để điều  
chnh quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài gia các bên). (iii) Tchc, cá nhân khác  
hoạt động có liên quan đến thương mại. (iv) Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc  
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Việc mrộng đối tượng áp dụng đến  
nhng chthkinh doanh này là mt trong những điểm mi ca LTM 2005. Theo Khon  
3 Điều 2 LTM 2005, Chính phsẽ quy định cthvic áp dụng LTM 2005 đối vi nhóm  
đối tượng này trên cơ snhng nguyên tc ca LTM. Hin nay, Nghị định ca Chính phủ  
số 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007 là văn bản hướng dn thi hành LTM 2005,  
quy định vphm vi kinh doanh ca cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lp,  
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà  
nước đối vi hoạt đng của các đối tượng này.  
Thứ hai, các văn bản pháp luật điều chnh hoạt động thương mại trong mt số  
lĩnh vực đặc thù: Mặc dù LTM 2005 quy định vhoạt động thương mại với đối tượng áp  
dng và phạm vi điều chnh rt rộng, nhưng đây không phải là văn bản quy phm pháp lut  
duy nht trong hthng pháp lut Việt Nam điều chnh các hoạt động thương mại. Đối vi  
nhng hoạt động thương mại được thc hiện trong các lĩnh vực đặc thù, pháp lut scó  
những quy định riêng để điều chnh. Ví d: Lut Kinh doanh bất động sản năm 2014 điều  
21  
chnh các hoạt động thương mại bao gm: xây dng, mua, nhn chuyển nhượng để bán,  
chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê li, cho thuê mua bất động sn; thc hin dch vmôi  
gii bất động sn; dch vsàn giao dch bất động sn; dch vụ tư vấn bất động sn hoc  
qun lý bất động sn nhm mục đích sinh lợi3. Hay Lut Kinh doanh bo hiểm năm 2000  
điều chnh các hoạt động kinh doanh bo him ca doanh nghip bo him nhm mục đích  
sinh lợi, cũng như xác định quyền và nghĩa vụ ca tchc, cá nhân tham gia bo him4.  
Bên cạnh đó, có thể kể đến mt số văn bản pháp luật khác cũng được ban hành để điều  
chnh các hoạt động nhm mục đích sinh lợi như Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi, bổ  
sung năm 2018), Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Bộ lut Hàng hải năm 2015, Lut Chng  
khoán năm 2020,…Ngoài ra, đối với các đạo luật như Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật  
Hợp tác xã năm 2012, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Cạnh tranh năm 2018, Luật Trng tài  
thương mại năm 2010,…mặc dù không trc tiếp điều chnh các hoạt động thương mại,  
nhưng những quy phm pháp luật trong các văn bn này vẫn được áp dụng để gii quyết các vn  
đề pháp lý phát sinh trong quá trình thc hin hoạt động kinh doanh, thương mại gia các bên.  
Thba, Blut Dân sự năm 2015: Xét vbn cht, quan hệ thương mại chính là  
quan hdân sự được xác lập trong lĩnh vực thương mại. Vì vy, trong từng trường hp cụ  
th, Blut Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) cũng sẽ được áp dụng để điều chnh các vn  
đề pháp lý phát sinh trong quá trình xác lp, thc hin, chm dt các giao dịch thương mại  
giữa các bên. Theo quy định ti Khoản 1 Điều 4 BLDS 2015, BLDS là luật chung điều  
chnh các quan hdân s. Vì vy, các luật khác có liên quan điều chnh quan hdân strong  
các lĩnh vực cthể, trong đó có LTM 2005 và các văn bản pháp luật điều chnh hoạt động  
thương mại trong các lĩnh vực đặc thù không được trái vi các nguyên tắc cơ bản ca pháp  
lut dân sự. Trong trường hp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng  
vi phm các nguyên tắc cơ bản ca pháp lut dân sự thì quy định ca BLDS sẽ được áp dng.  
Như vậy, các hoạt động thương mại thc hin trên lãnh thViệt Nam được điều  
chnh bi nhiều văn bản quy phm pháp luật khác nhau. Trong đó, có nhiều văn bản quy  
định khác nhau khi điều chnh các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình xác lp, thc  
hin cùng mt loi hoạt động thương mại. Vì vậy, để đảm bảo đưc tính thng nht, tránh  
3 Điều 1 và Khoản 1 Điu 3 Lut Kinh doanh bất đng sản năm 2014.  
4 Điều 1 Lut Kinh doanh bo hiểm năm 2000.  
22  
tình trng chng chéo trong quá trình áp dng pháp lut nói chung, pháp luật thương mại  
nói riêng, các nhà làm luật đã ban hành các quy định cthvnguyên tc áp dng lut.  
1.2. Nguyên tc áp dng Luật thương mại 2005 và pháp lut có liên quan trong vic  
điều chnh hoạt động thương mại Vit Nam hin nay  
Vnguyên tc chung khi áp dụng văn bản quy phm pháp lut: Theo quy định  
tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phm pháp luật năm 2015 (Lut Ban hành  
VBQPPL), vic áp dụng văn bản quy phm pháp luật để điều chnh các quan hpháp lut  
trong nước phi tuân thnhng nguyên tắc cơ bản như sau: (i) Văn bản quy phạm pháp  
luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp  
dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường  
hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo  
quy định đó. (ii) Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau  
về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. (iii) Trong trường  
hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau  
về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.  
(iv) Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp  
lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản  
có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 109 LTM 2005 về các  
quảng cáo thương mại bị cấm có trường hợp quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên.  
Tuy nhiên, tại Điều 7 Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2018), sản phẩm  
rượu bị cấm quảng cáo là rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên. Dựa theo nguyên tắc được  
quy định tại Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL, trường hợp cần xác định đâu là sản phẩm  
rượu bị cấm quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng Luật Quảng cáo là  
văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành sau LTM 2005.  
Về nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động thương mại: Việc áp  
dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động thương mại trước hết cần tuân thủ nguyên tắc  
chung theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Bên cạnh  
đó, Điều 4 LTM 2005 cũng quy định nguyên tắc riêng khi áp dụng pháp luật để điều chỉnh  
hoạt động thương mại, cụ thể như sau: (i) Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương  
mại và pháp luật có liên quan. (ii) Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật  
khác thì áp dụng quy định của luật đó. (iii) Hoạt động thương mại không được quy định  
23  
trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.  
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, quy định nói trên được xây dựng dựa trên  
nguyên tắc “ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung” có nguồn gốc từ Luật La  
(lex specialis derogat legi generali). Nguyên tắc này được quy định trong hệ thống  
pháp luật ở nhiều nước, đặc biệt trong pháp luật dân sự và luật điều ước quốc tế5. Kết hợp  
quy định tại Điều 4 với Điều 1 và Điều 2 LTM 2005, việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh  
các hoạt động thương mại trên thực tế được thực hiện như sau:  
Thứ nhất, đối với LTM 2005  
- LTM 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành LTM 2005 đương nhiên được áp  
dụng đối với các hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam giữa các  
bên là thương nhân; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại; và cá  
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh  
doanh. Khi xác lập giao dịch thương mại, những chủ thể này đều hướng đến mục tiêu lợi  
nhuận. Nói cách khác, việc áp dụng LTM 2005 trong trường hợp này sẽ không phụ thuộc  
vào việc các bên trong quan hệ thương mại có thỏa thuận áp dụng Luật hay không.  
Mặt khác, khi áp dụng LTM 2005 trong trường hợp này cần lưu ý: xuất phát từ  
nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại – một trong những  
nguyên tắc cơ bản có nguồn gốc từ luật dân sự, LTM 2005 có nhiều quy định cho phép các  
bên được quyền thỏa thuận khác với quy định của Luật, với điều kiện thỏa thuận đó không  
trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội6. Ví dụ: Điều  
53 LTM 2005 quy định:“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu giá được xác định theo  
trọng lượng của hàng hóa thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh”. Khi đó, LTM 2005 sẽ  
được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận khác so với quy  
định của Luật. Ngược lại, đối với những quy định mang tính bắt buộc, không cho phép các  
bên có thỏa thuận khác, LTM 2005 sẽ được áp dụng đương nhiên, ngay cả trong trường  
hợp các bên không có bất cứ thỏa thuận rõ ràng nào về việc lựa chọn áp dụng LTM, hoặc  
5 TS. Trần Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nguyên tắc áp dụng  
pháp luật trong trường hợp các văn bản do cùng một chủ thể ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề,  
15/10/2021  
6 Khoản 1 Điều 11 LTM 2005  
24  
thỏa thuận lựa chọn luật khác làm căn cứ pháp lý điều chỉnh quan hệ thương mại. Ví dụ:  
Điều 301 LTM 2005 quy định: Mc phạt đối vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoc tng  
mc phạt đối vi nhiu vi phm do các bên tha thun trong hợp đồng, nhưng khꢀng quá  
8% giá trphần nghĩa vụ hợp đồng bvi phm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 ca  
Luật này”.  
- Đối với các hoạt động thương mại được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, LTM  
2005 sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn Luật này làm căn cứ pháp  
lý để điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa các bên. Việc chọn LTM 2005 khi đó cần  
được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng thương mại hoặc các văn bản được xác lập trong quá  
trình giao dịch giữa các bên.  
- Đối với hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với  
thương nhân thực hiện tại Việt Nam, LTM 2005 sẽ được áp dụng nếu bên thực hiện hoạt  
động không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật này.  
Thứ hai, đối với văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đặc thù  
Đối với những hoạt động thương mại đặc thù, không được quy định trong LTM  
2005 như mua bán bất động sản, mua bán bảo hiểm, đại lý hàng hải, kinh doanh dịch vụ  
vận tải… các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành sẽ được áp dụng để điều chỉnh  
quan hệ thương mại giữa các bên phát sinh trong những lĩnh vực này. Việc xác định thứ tự  
ưu tiên áp dụng luật trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng nếu cả LTM 2005 và các  
Luật chuyên ngành đều cùng quy định về một vấn đề liên quan đến việc thực hiện một hoạt  
động thương mại cụ thể. Ví dụ: Điều 153 LTM 2005 quy định trừ trường hợp có thỏa thuận  
khác, bên môi giới chỉ được hưởng thù lao môi giới khi các bên được môi giới đã ký hợp  
đồng với nhau. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh bất động sản năm  
2014: bên môi giới bất động sản sẽ được hưởng tiền thù lao môi giới từ khách hàng mà  
không phụ thuộc vào kết quả giao dịch. Ở đây, mặc dù cả LTM 2005 và Luật Kinh doanh  
bất động sản năm 2014 đều quy định về hoạt động môi giới thương mại, nhưng môi giới  
bất động sản là hoạt động thương mại đặc thù nên các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt  
động này sẽ được áp dụng theo luật chuyên ngành là Luật Kinh doanh bất động sản.  
Thứ ba, đối với BLDS 2015  
25  
Với tư cách là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự, BLDS 2015 sẽ được áp  
dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong các trường hợp sau đây: (i) Khi hoạt  
động thương mại hoặc các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động  
thương mại không được quy định trong LTM và trong các luật khác. (ii) Khi bên thực hiện  
hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi trong giao dịch với thương nhân trên lãnh thổ  
Việt Nam không lựa chọn áp dụng LTM 2005. (iii) Trường hợp luật khác có liên quan quy  
định về hoạt động thương mại nhưng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.  
Nhìn chung, nguyên tắc áp dụng LTM 2005 và pháp luật có liên quan được quy định  
tương đối cụ thể, tạo điều kiện cho hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế. Tuy nhiên,  
đặt trong bối cảnh BLDS đã được sửa đổi và rất nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành mới  
được ban hành, các quy định trong LTM 2005 đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập, ảnh  
hưởng đến quá trình áp dụng luật để điều chỉnh hoạt động thương mại. Cụ thể như sau:  
2. Mt shn chế, bt cp khi áp dng Luật thương mại 2005 và pháp lut có liên  
quan trong việc điều chnh hoạt động thương mại Vit Nam  
Thnhất, LTM 2005 chưa có quy định bao quát hết các trường hp áp dng  
pháp luật đối vi quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài  
Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 quy định: Quan hdân scó yếu tố nước ngoài là  
quan hdân sthuc một trong các trường hợp sau đây: (i) Có ít nht mt trong các bên  
tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. (ii) Các bên tham gia đều là công dân Vit  
Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đi, thc hin hoc chm dt quan hệ  
đó xảy ra tại nước ngoài. (iii) Các bên tham gia đu là công dân Vit Nam, pháp nhân Vit  
Nam nhưng đối tượng ca quan hdân sự đó ở nưc ngoài. Khi tham gia vào quan hdân  
scó yếu tố nước ngoài, các bên có quyn tha thun la chn lut áp dụng trong trường  
hợp điều ước quc tế mà Vit Nam là thành viên hoc lut Việt Nam có quy định. Xét về  
bn cht, quan hệ thương mại cũng là quan hệ dân sự, được các bên xác lp và thc hin  
trong lĩnh vực thương mại. Vì vy, các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài cũng bao  
gồm các trường hợp tương tự như quy định ca BLDS 2015. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 1  
LTM 2005 khi quy định vphạm vi điều chnh ca LTM lại chưa bao quát được hết các  
trường hp hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài, mà mi chỉ đề cập đến một trường  
hp là hoạt động thương mại được thc hin ngoài lãnh thViệt Nam. Điều này ít nhiu  
26  
to nên skhông thng nht giữa các quy định ca LTM 2005 và BLDS 2015, vô tình thu  
hp phạm vi điều chnh ca LTM 2005 và ảnh hưởng đến quyn chn lut áp dng ca các  
bên trong quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài.  
Thứ hai, quy định ti Khoản 3 Điều 1 LTM 2005 chưa phù hợp vi các nguyên  
tắc cơ bản ca pháp lut dân sự  
Theo Điều 3 BLDS 2015, mt trong nhng nguyên tắc cơ bản ca pháp lut dân sự  
là: cá nhân, pháp nhân xác lp, thc hin, chm dt quyền, nghĩa vdân sca mình trên  
cơ sở tdo, tnguyn cam kết, tha thun. Mi cam kết, tha thun không vi phạm điều  
cm ca luật, không trái đạo đức xã hi scó hiu lc thc hiện đối vi các bên và phi  
được chthkhác tôn trọng. LTM 2005 cũng quy định nguyên tc tdo, tnguyn tha  
thun trong hoạt động thương mại tại Điều 11 LTM 2005. Tuy nhiên, quy định ti Khon  
3 Điều 1 LTM 2005 lại đi ngược li vi nhng nguyên tắc cơ bn này. Cth, khi xác lp  
giao dch với thương nhân trên lãnh thổ Vit Nam, bên thc hin hoạt động không nhm  
mục đích sinh lợi được quyn la chn/không la chn áp dụng LTM 2005 để điều chnh  
quan hgia các bên. Nếu bên này không la chn, BLDS 2015 sẽ được áp dng. Nói cách  
khác, vic la chn áp dng pháp luật trong trường hp này không xut phát tstha  
thun, thng nht ý chí ca các bên mà chphthuc vào ý chí ca bên thc hin hoạt động  
không nhm mục đích sinh lợi. Quy định này dường như đang muốn hướng đến bo vệ  
quyn li cho nhóm chthể thường bcoi là yếu thế hơn trong mối quan hvới thương  
nhân. Tuy nhiên, dù tn ti smâu thun vi nguyên tc tdo, tnguyn cam kết, tha  
thun trong pháp lut dân svà pháp luật thương mại, nhưng bản thân quy định này không  
thc sbảo đảm quyn lợi cho bên được coi là yếu thế hơn trong mối quan hvới thương  
nhân. Bi vì khi tham gia vào mt giao dch với thương nhân, sự thiếu thông tin về đối  
tượng giao dch và pháp lut có liên quan, hay sc ảnh hưởng của thương nhân sẽ hn chế  
vic tiếp cn quyn la chn lut hoặc được la chn mà không biết sla chọn đó có thể  
gây bt li cho h.  
Bên cạnh đó, những giao dch gia một bên là thương nhân với một bên là người  
tiêu dùng còn chu sự điều chnh ca Lut Bo vquyn lợi người tiêu dùng năm 2010 (sửa  
đi, bổ sung năm 2018). Tuy nhiên, tìm hiểu các quy định vquyn của người tiêu dùng  
tại Điều 8 Luật này hoàn toàn không có quy định vviệc người tiêu dùng được quyn la  
chn Lut áp dng khi xác lp giao dch vi các tchc, cá nhân kinh doanh. Không chỉ  
27  
thế, các điều khon khác ca Lut Bo vquyn lợi người tiêu dùng cũng xác định giao  
dch giữa người tiêu dùng vi các tchc, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dch vlà giao  
dch dân s, thay vì giao dịch thương mại7.  
Bên cạnh đó, theo quan điểm ca mt snhà nghiên cứu, quy định ti Khoản 3 Điều  
1 LTM 2005 có thchp nhận được nếu như có sự thng nht mức độ cao gia LTM và  
BLDS. Tuy nhiên, LTM và BLDS Vit Nam hin nay vn còn tn ti rt nhiu smâu  
thun, chng chéo; và vic các nhà làm luật đưa Khoản 3 Điều 1 vào phạm vi điều chnh  
ca LTM 2005 chính là smc nhiên công nhn có stn ti mt smâu thun gia LTM  
và BLDS8.  
Thba, mi quan hgia LTM 2005 với BLDS 2015 và các văn bản pháp lut  
có liên quan chưa được xác định rõ ràng  
Khoản 1 Điều 4 BLDS 2015 đã xác định BLDS là đạo luật chung điều chnh các  
quan hdân sự, trong đó có quan hệ thương mại. Như vậy, có thhiu, các lut khác có  
liên quan điều chnh quan hdân sự trong các lĩnh vc cthể, trong đó có lĩnh vực thương  
mi là lut chuyên ngành. Mi quan hgia BLDS vi LTM và các Luật có liên quan điều  
chnh hoạt động thương mại thc cht là mi quan hgia lut chung vi lut chuyên  
ngành. Quy định trong các văn bản quy phm pháp lut chuyên ngành này phải đảm bo  
tính thng nht vi quy định của BLDS và không được trái vi các nguyên tắc cơ bản ca  
pháp lut dân s. Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm ca nhiu quc gia trên thế  
gii hiện nay. Tuy nhiên, Điều 4 LTM 2005 li khiến mi quan hnày trnên ri rm và  
khó hiu. Theo đó, chúng ta sẽ không thể xác định được LTM 2005 là lut chung hay lut  
chuyên ngành.  
Nếu xác định LTM 2005 là luật chung điều chnh các hoạt động thương mại thì các  
luật điều chnh hoạt động thương mại trong lĩnh vực đặc thù phải đảm bo tính thng nht  
với LTM 2005. Điều này hoàn toàn không phù hp vi thc trng xây dng và ban hành  
các văn bản pháp lut chuyên ngành Vit Nam hin nay, khi mà rt nhiều quy định trong  
các Lut chuyên ngành không thng nht, thm chí là mâu thun với quy định ca LTM  
7 Xem thêm: Điều 14, Khoản 2 Điều 16, Điều 23, Điều 41,  
8 Dương Anh Sơn, Bàn vKhoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp lut, s12/2006, tr.26-  
30  
28  
2005. Đồng thi, vic LTM 2005 là luật chung cũng không phù hợp với quy định ca  
BLDS 2015 vì xét vbn cht, hoạt động thương mại chính là hoạt đng dân sự được thc  
hiện trong lĩnh vực thương mại. Do đó, LTM chính là luật có liên quan điều chnh quan hệ  
dân sự trong lĩnh vực cth(luật chuyên ngành) được đề cập đến ti Khoản 2 Điều 4 BLDS  
2015. Mt khác, nếu cả LTM 2005 và BLDS 2015 cùng được xác định là lut chung thì  
theo nguyên tc chung váp dng pháp lut ti Lut Ban hành VBQPPL, BLDS 2015 sẽ  
được ưu tiên áp dụng để điều chnh hoạt động thương mại vì là văn bản quy phm pháp  
luật được ban hành sau, chkhông phải là LTM 2005. Khi đó, sự tn ti ca LTM 2005 strở  
nên ít còn ý nghĩa.  
Ngược li, nếu coi LTM 2005 là lut chuyên ngành ca BLDS 2015 như một số  
quc gia trên thế giới thì các quy định ca LTM 2005 phải đảm bo tính thng nht vi  
quy định của BLDS. Đồng thi, gia LTM 2005 và các luật điều chnh hoạt động thương  
mại trong lĩnh vực đặc thù không tn ti mi quan hlut chung lut chuyên ngành na  
mà sẽ cùng được xác định là luật chuyên ngành. Khi đó, việc xác định thtự ưu tiên áp  
dng luật như quy định ti Khon 1 và Khoản 2 Điều 4 LTM 2005 strnên không còn  
phù hp.  
Thứ tư, nhiều quy định trong LTM 2005 btrùng lặp và không đồng b, thng  
nht với quy đnh ca BLDS 2015 và các lut có liên quan, gây ra schng chéo trong  
quá trình áp dng pháp lut  
Tìm hiểu quy định ca LTM 2005 và BLDS 2015 có ththy, LTM 2005 có rt  
nhiều quy định trùng lp vi BLDS 2015, bao gồm: quy định vnhng nguyên tắc cơ bản  
trong hoạt động thương mại; quy định vquyền và nghĩa vụ ca các bên trong hợp đồng  
mua bán hàng hóa; quy định về đại diện cho thương nhân; gia công trong thương mại; cho  
thuê hàng hóa và mt số quy định vchế tài trong thương mi. Những quy định trùng lp  
này khiến cho vic áp dng Lut gp nhiều khó khăn trên thực tế9. Hơn thế na, LTM 2005  
đã được ban hành hơn 15 năm, nhiều quy định đã tỏ ra li thi, lc hu vi sphát trin  
ca các quan hệ thương mại trên thc tế. Trong khi đó, BLDS lại mới được sửa đổi năm  
2015. Các quy định trùng lp vi LTM 2005 kể trên cũng được sửa đi, bsung hoc quy  
9
Lê Anh, Luật Thương mại cn thng nht vi Blut Dân s, ngun truy cp:  
https://m.baochinhphu.vn/story.aspx?did=239244, thi gian truy cp: 16/10/2021  
29  
định cht chẽ hơn để đảm bo phù hp vi thc tin phát trin các quan hdân s. Thc tế này  
khiến cho vic áp dng LTM 2005 không đảm bo quyn và li ích hp pháp ca các bên.  
Không chtn ti nhiều quy định trùng lp, LTM 2005 còn có nhiều quy định không  
thng nht vi BLDS 2015. Ví dụ: quy định tại Điều 11 LTM 2005 vnguyên tc tdo,  
tnguyn tha thun trong hoạt động thương mi không thng nht với quy định ti Khon  
2 Điều 3 BLDS 2015. Quy định tại Điều 35, Điều 37 LTM 2005 về địa điểm giao hàng,  
thi hn giao hàng với quy định tại Điều 434, Điều 435 BLDS 2015 vthi hn thc hin  
hợp đồng mua bán và địa điểm giao tài sn. Hay quy định tại Điu 301 LTM 2005 vmc  
pht vi phm không thng nhất quy định ti Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015. Trong khi  
LTM 2005 gii hn mc pht vi phm hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá  
trphần nghĩa vụ bvi phm, thì BLDS 2015 cho phép các bên được tdo tha thun về  
mc pht vi phạm…Theo quy định ti Khoản 2 Điều 4 LTM 2005, nếu lut khác có liên  
quan điu chnh quan hdân sự trong các lĩnh vực cthkhông trái vi các nguyên tắc cơ  
bn ca pháp lut dân sự thì quy định ca luật đó sẽ được áp dụng. Ngược li, nếu lut khác  
không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm các nguyên tắc cơ bn ca pháp lut dân  
sự thì quy định của BLDS được áp dụng. Trong khi đó, theo Điều 4 LTM 2005, BLDS  
2015 chỉ được áp dụng để điều chnh hoạt động thương mại nếu LTM 2005 và các lut  
khác điều chnh hoạt động thương mại trong các lĩnh vực cthể không có quy định. Vy  
mt câu hi cần đặt ra ở đây, đó là: Đối vi những quy định trùng lp, không thng nht,  
thm chí không phù hp vi các nguyên tắc cơ bn ca pháp lut dân sự như quy định về  
mc pht vi phạm hay quy định vthi hn giao hàng trong LTM 2005, BLDS 2015 vi  
tư cách là luật chung được ban hành sau, có được áp dng thay thế trong trường hp này  
hay không? Vấn đề này chưa được gii quyết rõ ràng trong cLTM 2005 và BLDS 2015.  
Ngoài những quy định trùng lp, thiếu thng nht vi BLDS hin hành, theo Ban  
Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghip Vit Nam (VCCI), hin nay, còn có schng  
chéo, trùng ln giữa quy định ca LTM 2005 vi các luật khác như Luật Quảng cáo năm  
2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Đầu tư năm 2020. Không chỉ thế, nhiều quy định  
trong các luật điều chnh hoạt động thương mại đặc thù hin nay tn ti smâu thun vi  
quy định của LTM 2005, nhưng vẫn được ưu tiên áp dụng theo Khoản 2 Điều 4 LTM 2005.  
30  
Điều này là chưa phù hợp vi vai trò, vtrí ca LTM trong hthng pháp luật thương mi  
và sẽ có nguy cơ, các quy định ca LTM sbị “gặm nhấm”10.  
3. Kiến nghmt sgii pháp nâng cao hiu quáp dng ca LTM 2005 và pháp lut  
có liên quan trong việc điu chnh hoạt động thương mại Vit Nam  
Thnht, để đảm bo tính thng nht với quy định vquan hdân scó yếu tố  
nước ngoài ca BLDS 2015, LTM cn bổ sung quy định mrng phạm vi điều chnh ca  
Luật đối vi nhng hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài khác, bên cạnh trường hp  
hoạt động thương mại được thc hin ngoài lãnh thViệt Nam. Khi đó, LTM sẽ được áp  
dng nếu các bên có tha thun la chn áp dng Lut này hoặc điều ước quc tế mà Vit  
Nam là thành viên, luật nước ngoài có quy định áp dng Lut này.  
Thhai, ban son tho LTM sửa đổi nên nghiên cu bãi bỏ quy định ti Khon 3  
Điều 1 LTM 2005 vì quy định này hoàn toàn không cn thiết và không phù hp vi thc  
tin giao dch giữa thương nhân với các tchức, cá nhân khác. Hơn thế nữa, quy đnh này  
còn vi phm mt trong nhng nguyên tắc cơ bản ca pháp lut dân sự, đó là nguyên tc tự  
do, tnguyn cam kết, tha thun, vô tình to ra sthiếu công bng gia các bên trong  
quan hhợp đồng thương mại. Theo quan điểm ca mt snhà nghiên cu, nếu mun giữ  
lại quy định này, LTM có thể quy định theo hướng cho phép Tòa án/Trọng tài thương mại  
quyết định vic áp dng Luật này để gii quyết tranh chp giữa thương nhân với bên thc  
hin giao dch với thương nhân không nhm mục đích sinh lợi trong trường hp thc sự  
cn thiết để bo vtốt hơn quyền và li ích hp pháp ca bên thc hin hoạt động không  
nhm mục đích sinh lợi11. Thiết nghĩ, quan điểm này hoàn toàn phù hp vi bn cht ca  
hoạt động áp dng pháp lut mt hoạt động nhm thc hin pháp luật do cơ quan nhà  
nước, tchc hoc cá nhân có thm quyn tiến hành trong những trường hp cth12.  
Thba, hthng pháp lut nhiu quc gia trên thế gii hin nay vn có sphân  
bit gia BLDS vi LTM, ví dụ như Nht Bn, Hàn Quốc, Đức, Pháp, New Zealand,…Ở  
nhng quốc gia này, BLDS đóng vai trò là luật chung, còn LTM đóng vai trò là luật chuyên  
ngành, điều chnh các quan hdân strong một lĩnh vực cthể là lĩnh vực thương mại.  
10 Lê Anh, tlđd  
11 Dương Anh Sơn, tlđd  
12 Xem thêm tại: Trường Đại hc Lut Hà Ni, Giáo trình Lí lun chung về Nhà nước và Pháp lut, NXB.Tư pháp,  
Hà Nội, năm 2018, tr.405, 407,408.  
31  
LTM chcó chức năng bổ sung cho BLDS mà không ththay thế hay mâu thun vi quy  
định ca BLDS13. Ví d: Pháp lut Nht Bản coi đối tượng điều chnh của các đạo lut là  
tiêu chí để phân định một đạo lut là lut chuyên ngành hay luật chung. Trong đó, BLDS  
được coi là luật chung, các quy định ca pháp lut dân sự được coi là các quy định ca lut  
chung, còn các quy định điều chnh quan hgia các chthể trong các lĩnh vực cthể như  
thương mại, bo him, chứng khoán, ngân hàng…được coi là các quy định ca lut chuyên  
ngành14. Bên cạnh đó, cu trúc của LTM cũng được các quc gia quan tâm xây dng vi  
tư cách là một đạo luật chuyên ngành, trên cơ sở đảm bo tính thng nht và không trùng  
lp vi BLDS. Ví d: Lut Hợp đồng và Thương mại New Zealand năm 2017 quy định  
nhng vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại như sau: Hợp đng, mua bán hàng hóa,  
giao dịch điện t, các vấn đề thương mại khác (Đại lý thương mại và vận đơn), vận chuyn  
hàng hóa15. Hay LTM ca Hàn Quc tập trung quy định nhng vấn đề pháp lý như sau:  
Quy chế thương nhân, nhân viên thương mại, đăng ký thương mại, chuyển nhượng hot  
đng kinh doanh, các hoạt động thương mại bao gm: mua bán hàng hóa, giao dch vãng  
lai, hội chưa công bố, hp danh hu hạn, đại diện thương mại, môi giới, đại lý giao nhn,  
dch vvn chuyn, dch vkhách sn, dch vkho bãi, dch vụ cho thuê tài chính, nhượng  
quyền thương mại, mua bán trái phiếu, các loi hình công ty, dch vbo hiểm, thương mại  
hàng hi, dch vvn chuyn hàng không16…  
Trên cơ sở hc tp kinh nghim ca các quc gia trên thế gii, các nhà làm lut ca  
Vit Nam cần xác định rõ ràng mi quan hgia LTM 2005 vi BLDS 2015 và pháp lut  
có liên quan trong việc điều chnh hoạt động thương mại. Theo đó, BLDS là luật chung  
điều chnh các quan hdân s, còn LTM và các Luật khác điều chnh hoạt động thương  
mại trong các lĩnh vực đặc thù là luật chuyên ngành. Quy định ca các Lut chuyên ngành  
phải đảm bo thng nht và không trái vi nhng nguyên tắc cơ bản được quy định trong  
luật chung. Để thc hiện được gii pháp này, ban son tho LTM sửa đổi cn nghiên cu  
bãi bnhững quy định không cn thiết và trùng lp gia LTM và BLDS, chgili trong  
Lut nhng hoạt động thương mại đặc thù như mua bán hàng hóa qua Sở giao dch hàng  
13  
TS.Dương Anh Sơn và TS.Trần Thanh Hương, Một vài suy nghĩ về định hướng sửa đổi Luật Thương mại 2005,  
tran-thanh-h-uong-ts-duong-anh-son, thi gian truy cp: 17/10/2021  
14 TS. Trần Văn Hiền, Viện trưởng Viên nghiên cu lp pháp thuc Ủy ban Thưng vQuc hội, tlđd  
15  
Contract  
and  
Commercial  
Law  
Act  
2017,  
ngun  
truy  
cp:  
16  
gian truy cp: 17/10/2021  
32  
hóa, trung gian thương mại, dch vụ logistics, nhượng quyn thương mại,…Những hot  
đng mang tính sinh lợi khác không được quy định trong LTM sáp dụng quy định ca  
BLDS và các Lut khác có liên quan. Bên cạnh đó, khi sửa đổi LTM 2005 theo hướng là  
đạo lut chuyên ngành, những quy định không thng nht gia LTM vi BLDS và các lut  
có liên quan cũng cần được sửa đổi, bổ sung, đảm bo tính thng nhất và đồng bca hệ  
thng pháp luật thương mại, phù hp vi nhng nguyên tắc cơ bản ca pháp lut dân s.  
Ngoài ra, một khi xác định rõ ràng LTM là lut chuyên ngành, quy định vnguyên  
tc áp dng LTM và pháp lut có liên quan tại Điều 4 LTM 2005 cũng cần được sửa đổi  
cho phù hp vi nguyên tc chung váp dng pháp lut theo Lut Ban hành VBQPPL và  
BLDS. Vvấn đề này, LTM ca Hàn Quốc có quy định: Trong trường hp Lut này không  
có quy định vmt vấn đề thương mại cththì áp dng tập quán thương mại. Nếu không  
có tập quán thương mại thì áp dụng quy định ca BLDS17. Tương tự, theo quy định ca  
LTM Nht Bn, vic áp dụng LTM được thc hin theo nguyên tc sau: các giao dch kinh  
doanh, thương mại và bt kcác hoạt động thương mại ca các bên sẽ được điều chnh bi  
quy định ca Lut này, trừ khi có quy định lut khác. Các hoạt động thương mại không  
có quy định điều chnh bi lut này sẽ được điều chnh bi tp quán thương mại. Nếu không  
có tập quán thương mại, vấn đề đó sẽ được điều chnh bởi quy định ca BLDS18./.  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Commercial  
Act,  
ngun  
truy  
cp:  
cp:  
2. Commercial  
Code,  
ngun  
truy  
17  
gian truy cp: 17/10/2021  
18  
Commercial  
Code,  
ngun  
truy  
cp:  
33  
3. Contract  
and  
Commercial  
Law  
Act  
2017,  
ngun  
truy  
cp:  
4. Dương Anh Sơn, Bàn vKhoản 3 Điu 1 Luật thương mại 2005, Tạp chí Nhà nưc và  
Pháp lut, s12/2006, tr.26-30  
5. Lê Anh, Luật Thương mi cn thng nht vi Blut Dân s, ngun truy cp:  
6. TS. Dương Anh Sơn và TS. Trần Thanh Hương, Một vài suy nghĩ về định hướng sa  
đổi Luật Thương mi 2005, ngun truy cp: http://vibonline.com.vn/bao_cao/mot-vai-  
7. Trường Đại hc Lut Hà Ni, Giáo trình Lí lun chung về Nhà nước và Pháp lut,  
NXB.Tư pháp, Hà Nội, năm 2018  
8. TS. Trần Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ  
Quốc hội, Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp các văn bản do cùng một  
chủ thể ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, nguồn truy cập:  
34  
pdf 16 trang Thùy Anh 5760
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng luật thương mại 2005 và pháp luật có liên quan trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfap_dung_luat_thuong_mai_2005_va_phap_luat_co_lien_quan_trong.pdf