Tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường tại Việt Nam

TĂNG CƯỜNG CÁC KHOẢN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI  
THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM  
TS. Phạm Phương Nam  
PGS. TS. Phan Thị Thanh Huyền1  
1Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam  
Điện thoại: 0918.173.686, email: ppnam@vnua.edu.vn  
Tóm tắt  
Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến các khoản thu tài chính từ  
đất đai và thực trạng thực hiện thu ngân sách nhà nước từ đất đai tại Việt Nam nhằm chỉ  
ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng thu ngân sách nhà  
nước từ đất đai. Những hạn chế chính là xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất chưa  
đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường; chưa có quy định điều tiết giá trị tăng  
thêm từ đất do Nhà nước đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư, quy định về thu hồi đất thực  
hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn bất cập, quy định về thu tiền sử dụng đất,  
tiền thuê đất chưa phù hợp... Để tăng nguồn thu từ đất đai, cần đổi mới chính sách tài  
chính về đất đai; đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá; thay  
đổi thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; xây dựng hệ thống tin đất đai hiện đại;  
thu hồi đất cho các mục đích khác nhau phải dựa trên cơ chế thị trường về giá đất và cần  
có quy định phân chia giá trị tăng thêm từ đất mà không do chủ sử dụng đất đầu tư...  
Từ khóa: Cơ chế thị trường, đất đai, giải pháp, khoản thu, tài chính  
STRENGTHENING FINANCIAL REVENUES FROM LAND UNDER  
SOCIALST ORIENTED MARKET MECHANISM IN VIETNAM  
Abstract  
The paper presents some theoretical issues related to the financial revenues from land  
and the reality of the implementation of state budget revenues from land in Vietnam to point  
out the limitations and causes as the basis for the increasing State budget. The main  
limitations are determining land prices when allocating or leasing land what are not in  
accordance with the market price principles; there is no regulation of added value from land  
invested by the State or enterprises, regulations on land acquisition for implementation of  
socio-economic development projects are still inadequate, and regulations on collecting  
moneyinappropriate land use, land rent. In order to increase revenue from land, it is necessary  
to renovate land financial policies; accelerate land acquisition according to planning, create  
clean land fund for auction; change tax rate for non-agricultural land use; building a modern  
land information system; land acquisition for different purposes must be based on a market  
mechanism for land prices and there should be provisions for the division of added value  
from land that is not invested by land users.  
Keywords: Finance, land, market mechanism, solutions, revenues  
265  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Các khoản thu tài chính từ đất đai chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách nhà  
nước. Khai thác hiệu quả các khoản thu tài chính từ đất đai góp phần quan trọng cho phát  
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, nguồn thu ngân sách từ đất đai còn chưa  
tương xứng với tiềm năng của nó, thất thoát còn lớn, cơ chế quản lý kinh tế đất còn nặng  
về hành chính, thiếu cơ chế điều tiết bằng các chính sách kinh tế, chính sách tài chính phù  
hợp (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Đến nay đã có một số nghiên cứu những yếu tố tác  
động đến các khoản thu tài chính về đất đai. Theo Hà Thúc Viên và Phan Thị Thanh  
Trường (2016), thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai chịu ảnh hưởng chủ yếu từ mức  
thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của Nguyễn  
Thị Dung (2012) chỉ ra yếu tố tác động lớn nhất đến thu ngân sách nhà nước từ đất đai đó  
là giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do giá đất chưa phù hợp với giá thị trường,  
còn thấp hơn nhiều giá đất thị trường. Theo nghiên cứu của Phạm phương Nam (2014),  
một trong những yếu tố tác động đến tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai đó là việc  
xác định giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo Phạm Văn Bình  
(2013), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cụ thể là thuế suất thuế sử dụng đất ở có ảnh  
hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước từ đất đai. Để khai thác khoản thu tài chính từ đất  
đai có hiệu quả theo Trần Đức Thắng (2011) cần quan tâm đến yếu tố tổ chức thực hiện  
và hoàn thiện các định về thuế thu nhập và giá đất tính thuế. Có thể nói, mỗi tác giả nghiên  
cứu một khía cạnh khác nhau của tài chính về đất đai, và chưa đưa ra được đánh giá tổng  
thể về những hạn chế, nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai. Do vậy, bài viết  
này nhằm trả lời câu hỏi: công tác tài chính về đất đai hiện nay có những mặt ưu điểm gì?  
Các hạn chế và nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai là gì? Và cần có những  
giải pháp gì để khắc phục các tồn tại đó để nâng cao hơn nữa các khoản thu tài chính từ  
đất đai đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng đất và Nhà nước trong nền  
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học  
đã được công bố trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản quy  
phạm pháp luật, giáo trình, sách liên quan đến các khoản thu tài chính từ đất đai. Bên  
cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh,  
những khó khăn, hạn chế của công tác tài chính về đất đai làm cơ sở đề xuất những giải  
pháp tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai, hạn chế thoát ngân sách nhà nước từ  
đất đai.  
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  
3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến tài chính về đất đai và kinh tế thị trường  
3.1.1. Tài chính về đất đai  
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Đất đai năm 2013, Tài chính về đất đai  
bao gồm tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập  
266  
cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất; phí, lệ phí trong  
quản lý, sử dụng đất; tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tiền bồi  
thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quá trình quản lý, sử dụng đất. Tiền sử dụng  
đất là số tiền người sử dụng đất phải nộp khi được giao đất hay được công nhận quyền sử  
dụng đất hay được chuyển mục đích sử dụng đất. Tiền thuê đất, thuê mặt nước là số tiền  
người thuê đất, thuê mặt nước phải nộp khi được thuê đất với diện tích đất cụ thể, trong  
khoảng thời gian xác định và có thể trả tiền thuê đất một lần hoặc hằng năm. Thuế sử  
dụng đất là khoản tiền người sử dụng đất phải nộp hằng năm khi sử dụng đất và được xác  
định theo theo diện tích đất sử dụng, thuế suất thuế sử dụng đất. Thuế thu nhập cán nhân  
và thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản tiền cá nhân và tổ chức phải nộp vào ngân sách  
nhà nước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được tính theo thu nhập tính thuế và  
thuế suất thuế thu nhập tương ứng. Phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất là khoản tiền mà  
cá nhân, tổ chức phải nộp khi được các cơ quan, đơn vị liên quan đến đất đai cung cấp  
dịch vụ công. Tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là số tiền đối tượng  
vi phạm pháp luật đất đai phải nộp vào ngân sách nhà nước và được xác định theo tính  
chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính. Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây  
thiệt hại trong quá trình quản lý, sử dụng đất là khoản tiền đối tượng vi phạm pháp luật  
đất đai phải nộp để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi xâm hại đất (Phạm  
Phương Nam, 2014).  
3.1.2. Kinh tế thị trường  
Tại nhiều quốc gia trê thế giới, kinh tế thị trường được hiểu là mô hình kinh tế mở  
trong đó coi trọng và tuân thủ các quy luật vận động, điều tiết của thị trường, tôn trọng tự  
do cạnh tranh, tự do hợp tác, mở rộng giao lưu thương mại, tạo cơ hội cho mọi chủ thể  
kinh tế tham gia thị trường, tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam, kinh tế thị trường được áp  
dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam với tên gọi “Kinh tế thị  
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế thị trường này có các đặc điểm là (i) mô  
hình kinh tế vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của Nhà nước; (ii)  
tuân thủ quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị; thực hiện tự do hoá  
thương mại; (iii) kinh tế thị trường với đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành  
phần kinh tế; đất đai thuộc sở hữu toàn dân; (iv) việc phân phối trong nền kinh tế thị  
trường được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo  
mức đóng góp vốn cùng các khoản thu khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã  
hội, phúc lợi xã hội; kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước  
pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân  
chủ, công bằng, văn minh”; (v) nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế (Phùng  
Danh Cường và Hoàng Thị Kim Oanh, 2018).  
Tóm lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay dựa trên chế  
độ sở hữu toàn dân và tập thể có mục tiêu phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân  
dân lao động. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước chủ động ngay  
từ đầu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề  
công bằng xã hội không chỉ là phương tiện để phát triển nền kinh tế thị trường mà còn là  
267  
mục tiêu của chế độ xã hội mới. Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN không chỉ  
quan tâm đến tốc độ tăng trưởng cao mà còn chú ý mức sống thực tế của mọi tầng lớp  
dân cư đều được nâng lên, y tế, giáo dục đều phát triển, khoảng cách giàu - nghèo được  
thu hẹp, đạo đức, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững, môi trường sinh  
thái được bảo vệ, ổn định xã hội được bảo đảm...  
3.2. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai  
3.2.1. Những ưu điểm  
1) Chính sách, pháp luật về các khoản thu tài chính từ đất đai đã từng bức phù hợp  
với cơ chế thị trường làm cơ sở huy động được nguồn thu tài chính từ đất đai. Cụ thể,  
chính sách tài chính về đất đai đã thống nhất với chính sách đầu tư trong nước và đầu tư  
nước ngoài; giải quyết hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước với nhà đầu tư; ổn định chi phí  
về đất đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đã  
từng bước hạn chế được tình trạng tiêu cực trong việc giao đất, cho thuê đất; bảo đảm  
công khai và minh bạch khi nhận quyền sử dụng đất. Quy định miễn, giảm tiền sử dụng  
đất, tiền thuê đất cơ bản đã thể hiện được sự ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước  
đối với các đối tượng sử dụng đất cần ưu đãi theo pháp luật đầu tư xây dựng và chủ trương  
xã hội hoá.  
2) Thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng: “Việc xác định giá trị doanh  
nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, kể cả giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thị  
trường”, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có quy định, hướng dẫn cụ thể và thường xuyên  
được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn đối với vấn đề xử lý tài  
chính đất đai khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ  
phần. Những vướng mắc, hạn chế trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất tương  
ứng đối với mỗi hình thức sử dụng đất (giao đất, thuê đất) đã cơ bản được xử lý và hướng  
tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá. Đối  
với các trường hợp nhà đất sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả thì cho chuyển  
mục đích sử dụng đất. Qua đó, đã góp phần huy động khoản thu lớn từ đất đai để bổ sung  
nguồn vốn cho đầu tư phát triển.  
3) Theo số liệu của Bộ Tài chính, giai đoạn 2010 - 2014 thu từ đất chỉ ở mức trên  
dưới 55 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Trong 3 năm tiếp theo, năm sau thu tăng hơn năm trước  
từ 30 - 40 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2017, thu ngân sách nhà nước từ đất ước đạt trên 154  
nghìn tỷ đồng. Năm 2018, thu ngân sách vượt dự toán cũng chủ yếu là nhờ đất. Còn theo  
công bố của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hội thảo “Triển  
vọng Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019”, nguồn thu từ đất chiếm tỷ lệ  
trung bình 9,6% tổng thu nội địa giai đoạn 2006 - 2011 đã tăng lên trung bình 11,6% giai  
đoạn 2012 - 2014. Tới giai đoạn 2016 - 2018, tỷ lệ này đã lên tới 13,8% (Hà Lan, 2019) .  
4) Trong những năm gần đây, hình thức thực hiện khai thác khoản thu tài chính từ  
đất đai ở Việt Nam dần đa dạng, phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Việc đổi đất lấy hạ  
tầng, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là những hình thức rất mới trong quá trình  
thực hiện khai thác khoản thu tài chính từ đất đai ở Việt Nam. Khi đẩy mạnh cổ phần hoá  
268  
doanh nghiệp nhà nước, hình thức tính giá trị quyền sử dụng đất vào trong giá trị tài sản  
doanh nghiệp khi thực hiện cũng được áp dụng, làm tăng hiệu quả quá trình thực hiện  
khai thác khoản thu tài chính từ đất đai.  
3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân  
1) Đánh giá hiệu quả quy hoạch sử dụng đất và dự án đầu tư xây dựng chưa đưa tốt.  
Công tác định hướng, dự báo, đánh giá, tính toán khả năng khai thác khoản thu tài chính  
từ đất đai còn nhiều hạn chế. Việc định hướng, dự báo, đánh giá khả năng khai thác khoản  
thu tài chính từ đất đai chưa được quan tâm đúng mức và mang tính chiến lược, dài hạn  
(ít nhất là từ 3- 5 năm), dẫn đến bị động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện  
khai thác. Công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chưa đi trước được một  
bước và thường xuyên bị thay đổi, điều chỉnh. Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai thường  
xuyên xảy ra như chuyển mục đích rdungj đất tùy tiện, không đúng thẩm quyền, không  
đúng quy hoạch, lấn chiếm đất đai, cho thuê đất, cho mượn đất không đúng quy định gây  
thất thoát ngân sách nhà nước từ đất đai. Hay "Sự thất thoát tài sản công - đất đai không  
chỉ bởi giá thấp, mà còn qua việc chuyển sở hữu, 'tư nhân hóa ngầm' đất công thông qua  
việc chuyển từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, theo tỷ lệ góp vốn và phân chia lãi lỗ, thành  
chuyển nhượng luôn khu đất sang tay tư nhân theo 'quy trình tắt', không công khai và  
không qua đấu giá...".  
2) Giá đất được quy định trong khung giá đất và giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh  
quy định quá thấp, không phù hợp với giá thực tế trên thị trường. Cụ thể, giá đất tối thiểu  
theo khung giá đất tại Hà Nội và TP. HCM là 1,5 triệu đồng/m2 và tối đa 162 triệu  
đồng/m2. Trong khi thực tế giá giao dịch thị trường tại 2 thành phố này cao hơn gấp nhiều  
lần, có mảnh đất được rao giá 1 tỉ đồng/m2. Khoản chênh lệch rất lớn giữa giá trị quyền  
sử dụng đất trước và sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, trước và sau khi thực hiện cổ  
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trước và sau khi giao đất thực hiện dự án theo hình thức  
BT... gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, chưa khai thác hết tiềm  
năng tài chính từ đất đai phục vụ phát triển KT-XH. Quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn,  
quỹ đất sử dụng vào mục đích công cộng như giao thông, bưu chính viễn thông, văn hoá,  
giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội… hiện  
chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. Việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai  
cụ thể đối với công trình ngầm chưa được đánh giá, quan tâm đúng mức, dẫn tới tính toán  
thu tiền sử dụng đất chưa đảm bảo tính khoa học. Tình trạng các dự án đầu tư kinh doanh  
bất động sản chậm triển khai, đất đai bị bỏ trống, chậm đưa công trình vào khai thác, sử  
dụng vẫn còn tương đối phổ biến.  
3) Việc giao đất, cho thuê đất phần lớn vẫn theo hình thức chỉ định, chưa thực hiện  
triệt để theo cơ chế đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất (giải pháp hiệu quả hướng tới  
mục tiêu minh bạch hoá, phòng chống tham nhũng và tối đa hoá khả năng khai thác khoản  
thu tài chính từ đất đai của Nhà nước trong quá trình giao đất, cho thuê đất). Quy định  
của pháp luật về đất đai liên quan đến việc khai thác khoản thu tài chính đất đai bằng hình  
thức liên doanh, liên kết vẫn còn nhiều bất cập, chưa có quy định hoặc quy định chưa cụ  
269  
thể, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Theo quy định của pháp luật về đất đai  
thì “tổ chức kinh tế” được quyền góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất khi  
đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đất đai về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng hiện nay  
chưa có quy định cụ thể thế nào là “tổ chức kinh tế” và “tổ chức kinh tế” gồm cụ thể  
những tổ chức nào nên gây lúng túng trong quá trình thực hiện góp vốn liên doanh bằng  
giá trị quyền sử dụng đất. Đơn giá thuê đất (mức tỷ lệ % giá đất) trên thực tế vẫn còn thấp  
so với mức thu tiền sử dụng đất, dẫn đến hạn chế nguồn thu và không khuyến khích sử  
dụng đất có hiệu quả; không công bằng về nghĩa vụ tài chính giữa nhà đầu tư trong nước  
và nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách về ưu đãi miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất  
theo pháp luật về khuyến khích đầu tư, cho đối tượng chính sách cũng còn bất cập như:  
quy định ưu đãi trùng (vừa ưu đãi qua đơn giá vừa ưu đãi theo pháp luật đầu tư với cùng  
một tiêu chí về lĩnh vực hoặc địa bàn). Chính sách ưu đãi đầu tư về tiền sử dụng đất, tiền  
thuê đất theo pháp luật đầu tư tương đối bao quát và đầy đủ; tuy nhiên, trong từng lĩnh  
vực lại có những ưu đãi riêng cao hơn ví dụ ưu đãi về dự án nông nghiệp nông thôn về  
dự án khoa học công nghệ... Việc xử lý miễn giảm còn nặng về thủ tục hành chính, vẫn  
còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được hưởng  
ưu đãi theo chính sách.  
4) Việc xử lý đối với các dự án đã được giao đất, nhưng đến nay chưa hoàn thành  
nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất rất phức tạp; do các dự án có quy mô  
lớn, công tác giải phóng mặt bằng qua nhiều năm, nay mới chính thức có quyết định giao  
đất hoặc bàn giao đất thực tế dẫn đến nếu phải xác định nghĩa vụ tài chính theo giá đất  
hiện nay thì số tiền phải nộp quá lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp, do nhiều dự  
án sau khi giải phóng mặt bằng đã thực hiện bán nhà, đất cho dân thông qua hợp đồng  
góp vốn. Phương thức khai thác khoản thu tài chính từ đất đai vẫn mang nặng tính hành  
chính, chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường. Mặc dù đã có sự đa dạng song cơ cấu các  
nguồn tài chính khai thác được từ đất đai còn chênh lệch lớn nếu so sánh quy mô các hình  
thức. Các hình thức tăng thu phù hợp với nguyên tắc thị trường như đấu giá, định giá còn  
chưa đạt hiệu quả rõ nét. Nguồn thu từ cho thuê đất tại các khu công nghiệp chưa hiệu  
quả. Nguồn chênh lệch giữa giá trị đất sau khi thực hiện kết cấu hạ tầng tại các khu công  
nghiệp, giá cho thuê của các chủ đầu tư nước ngoài rất cao so với giá giao đất của Việt  
Nam song phía Việt Nam không thể điều tiết được khoản chênh lệch này làm thất thoát  
giá trị lớn khoản thu tài chính từ đất đai.  
5) Chính sách, pháp luật về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập từ  
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bất động sản đã thực hiện và phản ánh được vai trò  
trong điều tiết giá trị đất gia nhưng còn hạn chế. Mức thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất  
trong các trường hợp giao đất, cho thuê đất còn thấp so với tiềm năng và giá trị đất đai.  
Các khoản thu từ đất không ổn định, thiếu nhất quán, chưa thật sự đảm bảo tính công  
bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Vai trò điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân  
trong xã hội của chính sách tài chính đất đai là chưa phát huy đúng mức. Bên canh đó,  
còn hàng chục triệu hécta đất Nhà nước đã giao cho chủ sử dụng đất cụ thể nhưng chưa  
sử dụng, hoặc đã từng được sử dụng, rồi bỏ hoang. Trong khi đất sản xuất nông nghiệp  
270  
thì ngày bị thu hẹp, nông dân không có việc làm vì không có đất canh tác. Theo tính toán  
của Cục Công sản (Bộ Tài chính), nếu tính đúng, thu đủ và có cơ chế buộc các chủ sử  
dụng đất phải sử dụng đất hiệu quả thì mỗi năm ngân sách Nhà nước có thể thu được  
khoảng 100.000 tỉ đồng (Lê Minh Trí, 2018 ).  
6) Chưa hình thành được hệ thống các dữ liệu và thông tin về giá đất chuyển nhượng  
trên thị trường để phục vục công tác định giá; một số khu vực đã hình thành bản đồ giá  
trị hoặc bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất nhưng độ tin cậy là không cao. Những  
vấn đề trên gây khó khăn trong việc định giá đất. Đây là căn nguyên của các vấn đề hệ  
quả trong mối quan hệ giữa chủ thể về đất đai. Thêm vào đó, việc áp dụng các phương  
pháp định giá đất mang lại sự chênh lệch về kết quả khá lớn, đặc biệt đối với các loại đất  
có giá trị gia tăng lớn (do được hưởng lợi thế thương mại cao tại khu vực đô thị, khu vực  
đang đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng). Đây là hạn chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quá  
trình điều tiết lại phần giá trị đất gia tăng. Có thể khẳng định, chính sách giá đất chưa thực  
hiện được vai trò của giá cả là thước đo giá trị đất đai, phản ánh giá trị gia tăng đất đai và  
công cụ “dẫn truyền” trong điều tiết phần giá trị đất gia tăng.  
3.3. Giải pháp tăng thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường  
1) Để tăng nguồn thu từ đất đai, cần đổi mới chính sách tài chính về đất đai. Cụ thể,  
Nhà nước phải chủ động điều tiết giá đất trên thị trường bằng quan hệ cung cầu, đảm bảo  
việc xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Đồng thời, bỏ khung giá đất chung,  
Chính phủ chỉ nên quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh  
ban hành bảng giá đất theo giá thị trường. Trong đó, bảng giá được xây dựng chi tiết theo  
từng vị trí, vùng, mục đích sử dụng và điều chỉnh kịp thời khi có biến động. Phải đổi mới  
phương thức xác định giá đất theo hướng phân loại đất theo khả năng sinh lời để có hướng  
điều tiết thu hiệu quả.  
2) Cần đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá, hạn chế  
tối đa tình trạng giao, cho thuê đất theo hình thức chỉ định, đảm bảo công khai, minh bạch  
trong việc tiếp cận đất đai đối với mọi đối tượng. Nhà nước cần thu hẹp đối tượng giao  
đất không thu tiền sử dụng đất, chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính  
sang hình thức thuê đất; hoàn thiện chính sách thu tiền thuê đất phần dưới mặt đất để xây  
dựng công trình ngầm và khoảng không sử dụng cho mục đích kinh doanh. Khi xây dựng  
các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị phải quy hoạch và tổ chức khai thác cả  
quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo khoản thu từ đất đai cho các công trình liền  
kề. Đồng thời, phải rà soát lại toàn bộ chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê  
đất theo hướng hạn chế đối tượng được miễn, giảm, chuyển cơ bản các hình thức ưu đãi  
về thu sang ưu đãi về chi để kiểm soát, nâng cao hiệu quả chính sách. Đồng thời nghiên  
cứu, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản, trong đó, đối tượng chịu thuế phải bao  
gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất; thực hiện nghiêm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,  
Luật thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất; nghiên cứu hình thức đánh  
thuế nặng đối với đất bỏ hoang, đất đã giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, đảm  
bảo quản lý, khai thác hiệu quả khoản thu tài chính từ đất đai, góp phần phục vụ phát triển  
271  
kinh tế xã hội giai đoạn tới.  
3) Cần tách bạch quyền - trách nhiệm về quản lý tài sản nhà nước giữa cơ quan nhà  
nước với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, việc quản lý tài sản nhà nước tại các cơ  
quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính phải đảm bảo  
đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định. Còn đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã tự  
chủ về tài chính thì phải chuyển từ cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất sang cơ  
chế thuê đất theo nguyên tắc giá thị trường để tạo lập sự chủ động, minh bạch trong hạch  
toán dịch vụ công. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong tình hình mới là phải thực hiện quyết liệt  
việc sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà, đất trong tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty  
nhà nước. Theo đó, đối với quỹ nhà, đất dôi dư sau khi sắp xếp lại thì cho phép bán,  
chuyển nhượng để tạo nguồn vốn tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Đối với nhà, đất được  
phép chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng chưa thực hiện, thì đánh giá lại theo giá thị  
trường và chuyển giao cho các đơn vị chức năng.  
4) Để đảm nguồn thu tài chính từ đất đai ổn định cần áp dụng thuế suất thuế sử  
dụng đất phi nông nghiệp lũy tiến với mức thuế suất cao hơn hiện nay đồng thời xây  
dựng hệ thống tin hiện đại trên cơ sở của Cách mạng công nghiệp 4.0 với đầy đủ thông  
tin về chủ sử dụng đất, loại đất, diện tích đất và các thông tin khác của thửa đất để xác  
định đúng, đủ thuế sử dụng đất của chủ sử dụng đất.  
5) Việc thu hồi đất cho các mục đích khác nhau, nhất là cho phát triển kinh tế - xã  
hội phải dựa trên cơ chế thị trường về giá đất. Cụ thể, người nhận quyền sử dụng đất phải  
trả cho người đang có quyền sử dụng đất một khoản tiền tính theo diện tích và giá đất do  
các bên tự thỏa thuận đảm bảo ngang bằng giá đất thị trường. Trường hợp các bên không  
thỏa thuận được giá đất thì có thể nhờ trọng tài kinh tế hay tòa án giải quyết, tránh tình  
trạng thu hồi đất với mức giá bồi thường quá thấp như tại nhiều dự án hiện nay.  
6) Về giá trị tăng thêm từ đất mà không do chủ sử dụng đất đầu tư như trường hợp  
xây dựng mới các tuyến đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi hay các công  
trình xây dựng khác cần ban hành quy định cụ thể để điều tiết khoản giá trị tăng thêm này  
cho ngân sách nhà nước. Nên định giá đất trước khi có công trình và giá đất sau khi có  
công trình làm căn cứ xác định giá trị tăng thêm và phân chia theo tỷ lệ xác định giữa  
Nhà nước và chủ dụng đất được hưởng lợi. Tỷ lệ phân chia cần được tính theo khu vực  
và giá trị tăng thêm ở mức hợp lý.  
4. KẾT LUẬN  
Chính sách, pháp luật về các khoản thu tài chính từ đất đai đã từng bức phù hợp với  
cơ chế thị trường làm cơ sở huy động được nguồn thu tài chính từ đất đai. Những vướng  
mắc, hạn chế trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất tương ứng đối với mỗi hình  
thức sử dụng đất (giao đất, thuê đất) đã cơ bản được xử lý. Nguồn thu từ đất cho ngân  
sách có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, công tác định hướng, dự  
báo, đánh giá, tính toán khả năng khai thác khoản thu tài chính từ đất đai còn nhiều hạn  
chế. Giá đất được quy định trong khung giá đất và giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy  
định quá thấp, không phù hợp với giá thực tế trên thị trường gây thất thoát rất lớn cho  
272  
ngân sách nhà nước. Việc giao đất, cho thuê đất phần lớn vẫn theo hình thức chỉ định,  
chưa thực hiện triệt để theo cơ chế đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Chưa có hệ  
thống các dữ liệu và thông tin về giá đất chuyển nhượng trên thị trường để phục vục công  
tác định giá. Để tăng nguồn thu từ đất đai, cần đổi mới chính sách tài chính về đất đai,  
đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá, áp dụng thuế suất thuế  
sử dụng đất phi nông nghiệp lũy tiến với mức thuế suất cao hơn hiện nay đồng thời xây  
dựng hệ thống tin hiện đại trên cơ sở của Cách mạng công nghiệp 4.0. Thu hồi đất cho  
các mục đích khác nhau phải dựa trên cơ chế thị trường về giá đất và cần có quy định  
phân chia giá trị tăng thêm từ đất mà không do chủ sử dụng đất đầu tư.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Hà Lan (2019). Đất và ngân sách. http://www.daibieunhandan.  
vn/ONA_BDT/NewsPrint. aspx?newsId=418264.  
2. Hà Thúc Viên và Phan Thị Thanh Trường (2016). Đánh giá tình hình thực  
hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh  
Bình Thuận. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 42.  
3. Lê Minh Trí (2018). Ba vấn đề thách thức về đất đai, https://baomoi.com/ba-  
van-de-thach-thuc-ve-dat-dai/c/24657712.epi.  
4. Nguyễn Thị Dung (2012). Pháp luật về giao đất, cho thuê đất ở nước ta –thực  
trạng và giải pháp hoàn thiện. Đề tài cấp cơ sở. Viện nghiên cứu lập pháp.  
5. Phạm Phương Nam (2019). Đánh giá một số yếu tố tác động đến các khoản  
thu tài chính từ đất đai tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Kỷ yếu Hội thảo  
khoa học quốc tế “Econometrics and Statistical Methods - Applications in  
Economics and Finance” (ESM-AEF 2019), Trường Đại học Kinh tế  
TP.HCM, ngày 22 tháng 01 năm 2019, tr. 279-294.  
6. Pham Phuong Nam, Phan Thi Thanh Huyen (2018). Development of Vietnam  
Real Estate Market in the Industial Revolution 4.0, CIEMB, Hanoi, Vietnam.  
7. Phạm Phương Nam (2014). Tài chính về đất đai, giá đất, đấu giá quyền sử  
dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 8/190.  
8. Phạm Văn Bình (2013). Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam. Luận án  
tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.  
9. Phùng Danh Cường, Hoàng Thị Kim Oanh (2018). Tính đặc thù của kinh tế  
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.  
273  
cua-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-143654.html.  
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013. Nhà  
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.  
11. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 2174/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11  
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Khai thác khoản thu tài  
chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn  
2013 - 2020.  
12. Trần Đức Thắng (2011). Khai thác khoản thu tài chính từ đất đai tại Việt  
Nam. Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.  
13. Trần Tú Cường (2007). Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất  
đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội. Luận án tiến sỹ, Trường  
Đại học Kinh tế quốc dân.  
274  
pdf 10 trang Thùy Anh 18/05/2022 860
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_cac_khoan_thu_tai_chinh_tu_dat_dai_theo_co_che_th.pdf