Quy định về thanh toán qua ví điện tử của một số quốc gia, những gợi mở cho Việt Nam

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
QUY ĐỊNH VỀ THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN TỬ  
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM1  
Nguyễn Thị Anh Thơ*  
Nguyễn Thùy Anh, Phạm Thị Bích Ngọc, Trịnh Kim Khánh**  
* ThS. Phó Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội  
** Sinh viên Khóa 43, Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội  
Tóm tắt:  
Thông tin bài viết:  
Thanh toán qua ví điện tử đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều  
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia lại xây dựng các mô hình khác  
nhau về các quy định đối với hoạt động thanh toán qua ví điện tử. Trong phạm  
vi bài viết này, các tác giả phân tích quy định của pháp luật về thanh toán qua ví  
điện tử ở một số nước trên thế giới và rút ra những gợi mở cho Việt Nam trong  
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thanh toán qua ví điện tử.  
Từ khóa: Ví điện tử, thanh toán  
qua ví điện tử, pháp luật về thanh  
toán qua ví điện tử.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 06/02/2021  
: 24/02/2021  
: 26/02/2021  
Abstract:  
Article Infomation:  
Payments via e-wallet service have become a popular payment method in serveral  
countries in the world. However, the countries are applying different models of  
legal regulations on payments via e-wallets. Within the scope of this article, the  
authors provide an analysis of the legal regulations on payments via e-wallets in  
a number of countries and also give out suggestions for Vietnam so that it is to  
further review and improve the provisions of the law on payments via e-wallets.  
Keywords: E-wallets, payments  
via e-wallet, legal regulations on  
payments via e-wallet.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 06 Feb. 2021  
: 24 Feb. 2021  
: 26 Feb. 2021  
Approved  
1. Tổng quan về thanh toán qua ví điện tử  
hiện trên nền tảng Internet và thông qua  
các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, dưới góc độ  
pháp lý, chưa có một khái niệm thống nhất  
về ví điện tử kể cả trong hệ thống pháp luật  
quốc tế2. Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 1 Nghị  
1.1. Khái niệm thanh toán qua ví điện tử1  
Thanh toán qua ví điện tử hay gọi tắt là  
dịch vụ ví điện tử trước hết được hiểu là  
phương thức thanh toán điện tử, được thực  
1 Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội  
năm 2021.  
2
Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) có cách hiểu ví điện tử dựa trên  
bản chất hoạt động của ví điện tử là một hệ thống dựa trên phần mềm để thực hiện các giao dịch thương mại  
điện tử, được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử, có tính năng xác thực người dùng, lưu trữ thông tin và  
còn có thể sử dụng kết hợp với các hệ thống thanh toán di động khác (Xem thêm tại: International Chamber  
of Commerce (ICC) (03/2020), WTO Plurilateral Negotiations on Trade-related Aspects of Electronic  
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) lại  
nhìn nhận ví điện tử là một loại hình “dịch vụ trung gian” và đưa ra khái niệm “dịch vụ trung gian” (“mediating  
48  
Số 11(435) - T6/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
định số 80/2016/NĐ-CP ngày 1/7/201 sửa  
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số  
101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh  
toán không dùng tiền mặt quy định: “Dịch  
vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách  
hàng một tài khoản điện tử định danh do các  
tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh  
toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện  
tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho  
phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm  
bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với  
số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán  
của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản  
đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng  
dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1”. Như vậy,  
thanh toán qua ví điện tử là một thuật ngữ  
chỉ phương thức thanh toán điện tử mà ở  
đó các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán  
trung gian có thể cung cấp, kinh doanh dịch  
vụ này bằng cách tạo lập một nền tảng ứng  
dụng trên mạng Internet, cho phép người  
dùng đăng ký một tài khoản để lưu trữ tiền  
điện tử và thực hiện các giao dịch thanh toán  
thông qua các vật mang tin như di động, máy  
tính, máy tính bảng, hoặc các phương tiện  
điện tử trung gian khác.  
bằng thẻ, chuyển khoản ngân hàng (Internet  
Banking),..., ví điện tử có thêm sự tham gia  
của bên chủ thể cung cấp dịch vụ thanh toán  
trung gian giữa các bên trong giao dịch (chủ  
thể kinh doanh dịch vụ ví điện tử). Bên cung  
cấp dịch vụ ví điện tử này sẽ hoạt động bằng  
cách khởi tạo một nền tảng ứng dụng qua  
mạng Internet làm cơ sở để cho phép người  
dùng đăng ký tài khoản của riêng mình và hỗ  
trợ trung gian các giao dịch thanh toán giữa  
các bên sử dụng dịch vụ với nhau.  
Thứ hai, về phạm vi giao dịch: Ví điện  
tử hoạt động dựa trên mạng lưới Internet. Vì  
vậy, phạm vi giao dịch của loại hình thanh  
toán này khá rộng, bao gồm trong nước hoặc  
ra cả nước ngoài. Điều này phụ thuộc vào  
nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở quy định của  
pháp luật nước sở tại, pháp luật nước ngoài,  
cũng như các điều ước quốc tế có liên quan.  
Thứ ba, về đồng tiền sử dụng thanh toán:  
Sự xuất hiện và phát triển của thanh toán  
điện tử nói chung và phương thức thanh  
toán điện tử qua ví điện tử nói riêng đã đòi  
hỏi phải có một phương tiện thanh toán cũng  
cần có sự tương thích. Vì thế, nếu trong  
thanh toán truyền thống, giao dịch giữa các  
bên được thực hiện thông qua tiền mặt thì  
đối với thanh toán qua ví điện tử, phương  
tiện thanh toán được sử dụng trong giao dịch  
lại là tiền điện tử3.  
1.2. Đặc điểm của thanh toán qua ví  
điện tử  
Thứ nhất, về chủ thể: So với các phương  
thức thanh toán điện tử khác như: thanh toán  
services”) thay vì khái niệm ví điện tử; theo đó trong dịch vụ này sẽ có bên kinh doanh “dịch vụ trung gian” làm  
cầu nối giúp khách hàng thanh toán, và khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ bằng cách cung cấp chi  
tiết thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng. Xem Organisation for Economic Co-operation and Development  
(OECD) (18/04/2006), Online payment systems for e-commerce, DSTI/ICCP/IE(2004)18/FINAL, tr.20,  
3 Hiện nay, trên thế giới, tiền kỹ thuật số (digital currencies) bao gồm tiền ảo (virtual currencies), tiền điện tử  
(electronic currencies) và tiền số hóa (cryptocurrencies). Sự khác biệt chính giữa ba loại tiền kỹ thuật số này đó  
là tính chuyển đổi giữa chúng với tiền mặt. Theo Vivian Shum thì “tiền ảo” là loại “tiền” thường được sử dụng  
trong các trò chơi điện tử trực tuyến, do một công ty trò chơi điện tử nào đó phát hành mà không có bất cứ một tài  
sản cơ sở nào, chỉ công ty kiểm soát và chỉ sử dụng cho các giao dịch trong nội bộ hệ thống. Trong khi đó, “tiền”  
trong ví điện tử là “tiền điện tử” - loại tiền có thể dùng để mua các hàng hóa/dịch vụ “thật” mà việc thanh toán sẽ  
được thực hiện thông qua bên trung gian (bên thứ ba), ví dụ như Paypal. Cuối cùng, “tiền số hóa” như Bitcoin,  
không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống  
các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng (Xem thêm: ThS. Trần Thanh Bình, “Những bất cập của các quy  
vn/module/xemchitietbaibao?oid=93635ea3-fe66-427a-afee-ba6e6e4e02bd, truy cập lần cuối ngày 02/01/2021).  
Số 11(435) - T6/2021  
49  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
2. Quy định của pháp luật về thanh toán  
qua ví điện tử ở một số quốc gia trên  
thế giới  
cung cấp các dịch vụ thanh toán từ bên thứ ba  
đã xác định trừ khi họ được PBOC cấp Giấy  
phép kinh doanh dịch vụ thanh toán (Payment  
Services License-PSL)8. Giấy phép PSL có  
hiệu lực trong vòng năm năm và các đơn xin  
gia hạn phải được nộp cho các chi nhánh địa  
phương của PBOC sáu tháng trước khi PSL  
hết hạn. Mọi thay đổi liên quan đến tên, vốn  
đăng ký, cơ cấu tổ chức, cổ đông chính của  
chủ sở hữu PSL hoặc việc chia tách sáp nhập  
của chủ sở hữu PSL hoặc các thay đổi về loại  
hình phạm vi kinh doanh của mình đều phải  
được PBOC chấp thuận9.  
2.1. Trung Quốc  
Năm 2010, Ngân hàng Nhân dân Trung  
Quốc (People’s Bank of China - PBOC) đã  
ban hành Thông tư số 02 ngày 14/6/2010  
về Quy tắc quản lý dịch vụ thanh toán do  
các tổ chức phi tài chính cung cấp4 (Quy tắc  
thanh toán PBOC) và Thông tư số 17 ngày  
01/12/2010 về Biện pháp thực hiện các quy  
tắc về quản lý dịch vụ thanh toán do các tổ  
chức phi tài chính cung cấp5 (Biện pháp thực  
hiện thanh toán PBOC). Đến năm 2016,  
PBOC tiếp tục ban hành Thông tư số 43 về  
Biện pháp quản lý thanh toán trực tuyến đối  
với các tổ chức không phải ngân hàng6 (Biện  
pháp quản lý thanh toán trực tuyến) được áp  
dụng cho tất cả các “tổ chức thanh toán phi  
ngân hàng”7.  
- Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch  
vụ ví điện tử: Quy tắc thanh toán PBOC đưa  
ra các điều khoản bắt buộc các chủ sở hữu  
PSL phải tuân theo để đảm bảo lợi ích cho  
người sử dụng như: không được coi tiền của  
khách hàng là tài sản riêng của mình; phải  
gửi tiền của khách hàng vào một tài khoản  
được mở và chịu sự giám sát của một ngân  
hàng thương mại, chỉ có thể chuyển tiền khi  
và chỉ khi có lệnh/ chỉ dẫn của khách hàng10.  
Bên cạnh đó, mỗi chủ sở hữu PSL chỉ có  
thể mở một tài khoản tiền gửi tại một chi  
nhánh của ngân hàng thương mại; vốn tiền  
tệ của chủ sở hữu PSL không được thấp hơn  
10% trong số dư trung bình tiền của khách  
Nội dung các văn bản nêu trên điều chỉnh  
về các vấn đề sau:  
- Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ  
chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: Quy tắc  
thanh toán PBOC đưa ra các quy định cụ thể  
về các điều kiện để trở thành một tổ chức kinh  
doanh dịch vụ thanh toán và đặt ra các lệnh  
cấm chung đối với các tổ chức phi tài chính  
4 http://www.lawinfochina.com/Display.aspx?lib=law&Cgid=134238, truy cập lần cuối ngày 04/01/2021.  
5 http://www.lawinfochina.com/display.aspx?lib=law&id=8564&CGid, truy cập lần cuối ngày 04/01/2021.  
6
Các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến của các tổ chức thanh toán không  
phải ngân hàng, được ban hành bởi Thông tư số 43 của PBOC vào ngày 28/12/2015, có hiệu lực vào ngày  
7 “Tổ chức thanh toán phi ngân hàng” được định nghĩa trong Thông tư số 43 là các tổ chức không phải ngân hàng,  
được hoạt động với một giấy phép kinh doanh thanh toán và được phép cung cấp các dịch vụ thanh toán trực  
tuyến thông qua Internet và các thiết bị di động. Tuy nhiên, chính PBOC cũng cho rằng, các tổ chức cung cấp dịch  
vụ thanh toán sẽ bị giới hạn hơn so với các ngân hàng khi chỉ được “cung ứng cho công chúng các dịch vụ thanh  
toán nhanh chóng, thuận tiện cho các giao dịch thanh toán nhỏ lẻ với giá trị thấp và số lượng ít”, điển hình là dịch  
vụ thanh toán bằng ví điện tử ( Xem Hogan Lovells (2016), China regulates online payment business of non-bank  
players, TMT China Brief - Winter/Spring 2016, p.12, https://www.hlmediacomms.com/files/2016/02/China-  
regulates-online-payment-business-of-non-bank-players-.pdf, truy cập lần cuối ngày 20/01/2021).  
8 Điều 3 Quy tắc thanh toán PBOC.  
9 Điều 13, 14 Quy tắc thanh toán PBOC.  
10 Điều 24, 26, 29 Quy tắc thanh toán PBOC.  
50  
Số 11(435) - T6/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
hàng trong 90 ngày11 để đảm bảo khả năng  
thanh toán, giao dịch của ví điện tử mà chủ  
sở hữu PSL điều hành. Biện pháp quản lý  
thanh toán trực tuyến còn đặt ra yêu cầu với  
các tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử phải  
thiết lập một hệ thống quản lý tên thật, bằng  
việc tuân theo quy tắc “biết khách hàng của  
bạn” (“know your client” - KYC). Quy định  
này nhằm đảm bảo xác minh hiệu quả và  
chính xác về danh tính của khách hàng, ngăn  
chặn việc mở và sử dụng các tài khoản ẩn  
danh hoặc các tài khoản giả danh, cũng như  
ngăn chặn các cá nhân trốn tránh thực hiện  
các biện pháp KYC thông qua việc sử dụng  
nhiều tài khoản cùng một lúc.  
định kỳ, phân loại theo 5 nhóm lớn với 11 cấp  
độ. Kết quả đánh giá xếp hạng A thì sẽ được  
áp dụng cơ chế giám sát thông thoáng hơn và  
ngược lại, các tổ chức xếp loại kém sẽ bị áp  
dụng cơ chế giám sát chặt chẽ hơn. Bên cạnh  
đó, PBOC đặt ra mức xử phạt là 30.000 NDT  
đối với các hành vi vi phạm, song quy định  
này được cho rằng là quá thấp để trở thành  
một quy định xử phạt có tính răn đe12.  
2.2. Singapore  
Năm 2019, Nghị viện Singapore chính  
thức thông qua Luật Dịch vụ thanh toán  
(Payment Services Act - PSA), có hiệu lực  
vào tháng 01/202013. Nội dung văn bản này  
điều chỉnh những vẫn đề liên quan đến giao  
dịch thanh toán qua ví điện tử như sau:  
- Hạn mức giao dịch qua ví điện tử: Nhằm  
nâng cao hơn mức độ bảo vệ người tiêu dùng  
cũng như kiểm soát những rủi ro có thể xảy  
ra, Biện pháp quản lý thanh toán trực tuyến  
đã đặt ra các cấp độ tài khoản, mỗi cấp độ sẽ  
có phạm vi, hạn mức giao dịch khác nhau dựa  
trên chính mức độ xác thực khách hàng.  
- Điều kiện thành lập và hoạt động của  
tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: PSA  
điều chỉnh bảy hoạt động thanh toán14 song  
song với việc quy định ba loại giấy phép có  
các yêu cầu khác nhau tùy theo mức độ rủi  
ro của từng dịch vụ và từng nhà cung cấp15.  
Dịch vụ ví điện tử được hiểu là một dịch vụ  
phát hành tài khoản16, nên nhà kinh doanh  
dịch vụ ví điện tử cần phải có giấy phép của  
dịch vụ phát hành tài khoản điện tử mới được  
hoạt động17. Trường hợp nhà cung cấp dịch  
vụ phát hành tài khoản tiền điện tử vượt quá  
ngưỡng quy định của số tiền điện tử trung  
- Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá các tổ  
chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: PBOC đã  
đưa ra cơ chế, nguyên tắc để phân loại và đánh  
giá các tổ chức phi ngân hàng, bao gồm cả các  
tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử nhằm duy  
trì việc cung cấp các dịch vụ chất lượng. Theo  
đó, các tổ chức này sẽ được PBOC đánh giá  
11 Điều 30 Quy tắc thanh toán PBOC.  
12 Weihuan Zhou, Douglas W.Anner, Ross P.Buckley (09/2015), Regulation of Digital Financial Services in  
truy cập lần cuối ngày 07/01/2021.  
13  
Ngoài PSA, vấn đề thanh toán điện tử của Singapore còn chịu sự quản lý, điều chỉnh của Cơ quan tiền  
tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS) thông qua nhiều văn bản dưới luật, điển hình như  
Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử (E-payments User Protection Guidelines - Nguyên  
tắc EUPG ), Các yêu cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML / CFT),…  
14 Phần 1 Phục lục 1 Đạo luật Dịch vụ thanh toán.  
15 Điều 6.2 Đạo luật Dịch vụ thanh toán.  
16 “Dịch vụ phát hành tài khoản” được định nghĩa bao gồm các dịch vụ phát hành tài khoản thanh toán cho bất  
kỳ người nào (Phần 3, danh mục 1). “Tài khoản thanh toán” được hiểu là bất kỳ tài khoản, thiết bị hoặc phương  
tiện nào ở dạng vật lý hoặc điện tử (Điều 2.1.) Dịch vụ ví điện tử cũng là hoạt động phát hành tài khoản thanh  
toán kỹ thuật số cho người dùng và được biểu hiện dưới dạng một tài khoản lưu trữ tiền điện tử, do vậy thuộc  
loại dịch vụ thanh toán trên.  
17 Điều 5.1 Đạo luật Dịch vụ thanh toán.  
Số 11(435) - T6/2021  
51  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
bình hàng ngày trong một năm dương lịch  
thì phải xin giấy phép tổ chức thanh toán  
lớn18. Nếu bên cung cấp dịch vụ thanh toán  
không xin giấy phép kinh doanh theo quy  
định sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù có thời hạn  
nhưng không quá 3 năm19.  
tiền và tài trợ cho khủng bố21. Với ngăn chặn  
rủi ro công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ phải  
đảm bảo rằng có đủ quản trị rủi ro và thực  
hiện đủ các biện pháp kiểm soát trong các  
lĩnh vực như xác thực người dùng, xử lý an  
toàn khi dữ liệu bị mất, phát hiện và ngăn  
chặn tấn công dữ liệu qua mạng. Với ngăn  
chặn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố, nhà  
cung cấp phải đáp ứng được các yêu cầu về  
chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố  
như: Tiến hành xác thực khách hàng, giám  
sát các giao dịch, cung cấp dịch vụ có sàng  
lọc, báo cáo các giao dịch đáng ngờ và lưu  
giữ đầy đủ hồ sơ giao dịch.  
- Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ  
ví điện tử: Tổ chức kinh doanh dịch vụ có hai  
nghĩa vụ: bảo vệ người dùng và giải quyết các  
rủi ro qua thanh toán bằng ví điện tử.  
+ Nghĩa vụ bảo vệ người dùng: Nhà cung  
cấp dịch vụ phải có trách nhiệm thông báo  
rõ ràng cho mọi tài khoản về nghĩa vụ của  
người tiêu dùng và của công ty mình; cung  
cấp thông báo về mọi giao dịch của người  
dùng (cập nhật ít nhất 24 giờ/lần, kèm theo  
thông báo qua SMS hoặc email). Đối với  
“tài khoản được bảo vệ”20, nhằm mục đích  
báo cáo các giao dịch trái phép hay sai sót  
mọi thời điểm trong ngày cho người dùng,  
nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phải  
cấp thêm một kênh báo cáo (qua điện thoại,  
tin nhắn văn bản, email hoặc cổng thông tin  
trực tuyến).  
- Đồng tiền sử dụng thanh toán trong  
ví điện tử: PSA công nhận cả tiền điện  
tử (electronic currencies) và tiền số hóa  
(cryptocurrencies)22 là hợp pháp trong thanh  
toán nhưng chỉ có tiền điện tử được phép sử  
dụng trong dịch vụ phát hành thẻ thanh toán,  
bao gồm cả dịch vụ ví điện tử. PSA định  
nghĩa tiền điện tử là bất kỳ giá trị tiền tệ nào  
được lưu trữ điện tử: (i) có giá trị bằng một  
loại tiền tệ hoặc được tổ chức phát hành định  
giá bằng một loại tiền tệ; (ii) được trả trước  
để cho phép thực hiện giao dịch thanh toán  
thông qua tài khoản; (iii) được chấp nhận sử  
dụng bởi một người không phải tổ chức phát  
hành; (iv) đại diện cho một quyền truy đòi  
(nợ) đối với tổ chức phát hành23.  
+ Nghĩa vụ liên quan đến giải quyết rủi ro  
trong giao dịch qua ví điện tử: PSA không  
chỉ đặt ra các nghĩa vụ liên quan đến giải  
quyết rủi ro để bảo vệ người tiêu dùng, mà  
còn đặt ra các quy định hướng đến việc giải  
quyết các vấn đề khác trong các giao dịch  
thanh toán qua ví điện tử, đó là ngăn chặn  
rủi ro công nghệ và ngăn chặn rủi ro về rửa  
- Hạn mức giao dịch qua ví điện tử: PSA  
quy định các tổ chức thanh toán được cấp  
18 Điều 6.5 Đạo luật Dịch vụ thanh toán.  
19 Điều 5.3 và Điều 6.15 Đạo luật Dịch vụ thanh toán.  
20 “Tài khoản được bảo vệ” là tài khoản có số dư trên 500 đô la Singapore.  
21 Frequently asked questions (FAQs) on the payment services act (PSAct) – MonetaryAuthority of Singapore,  
22 “Tiền số hóa” như bitcoin, không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được vận hành  
dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng. Về “tiền số hóa”, hiện nay, trên thế giới có  
hai khuynh hướng: (i) cấm và coi “tiền số hóa là bất hợp pháp (Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,  
Nga,…); (ii) có xu hướng tiến hành cấp phép cho “tiền số hóa” (Thụy Điển, Đức , Đan Mạch, Pháp, Hồng  
Kông, Hoa Kỳ,…).  
23 Điều 2 Luật Dịch vụ thanh toán.  
52  
Số 11(435) - T6/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
phép cung cấp dịch vụ phát hành tài khoản  
phải: (i) hạn chế người dùng giữ hơn 5.000  
đô la trong ví điện tử của họ; (ii) ngăn người  
dùng chuyển hơn 30.000 đô la trong vòng  
mỗi năm vào các tài khoản khác ngoài tài  
khoản ngân hàng được chỉ định trước đó của  
người dùng24.  
trách nhiệm hữu hạn không phải ngân hàng  
nhưng được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ27  
và phải có (hoặc dự định có) ít nhất 300.000  
người dùng28. Tuy nhiên, đối với các nhà  
cung cấp dịch vụ ví điện tử có dưới 300.000  
người dùng chưa đáp ứng được yêu cầu để  
được Ngân hàng Trung ương Indonesia cấp  
giấy phép thì các công ty này sẽ vẫn được  
hoạt động nhưng phải thực hiện nghĩa vụ gửi  
báo cáo hoạt động thường xuyên cho Ngân  
hàng Trung ương Indonesia29. Thêm vào đó,  
theo một tổ chức phát hành chỉ có thể có  
quyền sở hữu cổ phần nước ngoài tối đa là  
49%;30các tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện  
tử nước ngoài, muốn tham gia vào thị trường  
ví điện tử ở Indonesia, phải hợp tác với một  
ngân hàng thương mại của Indonesia được  
phân loại là “Buku 4”31.  
2.3. Indonesia  
Ở Indonesia, các vấn đề pháp lý liên quan  
đến giao dịch thanh toán qua ví điện tử được  
điều chỉnh chủ yếu bởi hai văn bản do Ngân  
hàng trung ương Indonesia ban hành: Quy  
chế số 18/40/PBI/2016 về hoạt động xử lý  
giao dịch thanh toán năm 2016 (Quy chế số  
18)25 và Quy định số 20/6/PBI/2018 về tiền  
điện tử năm 2018 (Quy định số 20)26. Hai  
văn bản này điều chỉnh các vấn đề sau:  
- Điều kiện thành lập và hoạt động của  
tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: Theo  
Quy chế số 18, tổ chức kinh doanh dịch vụ  
ví điện tử có thể là ngân hàng hoặc công ty  
- Đồng tiền sử dụng thanh toán trong  
ví điện tử: Indonesia cũng là quốc gia thừa  
nhận tiền điện tử là đồng tiền trong thanh  
24 Frequently asked questions (FAQs) on the payment services act (PS Act) - Monetary Authority of Singapore,  
25  
Concerning%20the%20implementation%20of%20payment%20transaction.pdf, truy cập lần cuối ngày 05/5/2021.  
26 https://www.bi.go.id/en/publikasi/peraturan/Documents/PBI_200618_en.pdf, truycplncuốiny05/5/2021.  
27 Điều 7 Quy chế về hoạt động xử lý giao dịch thanh toán.  
28 Điều 8 Quy chế về hoạt động xử lý giao dịch thanh toán.  
29 Điều 29 Quy chế về hoạt động xử lý giao dịch thanh toán.  
30 Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Indonesia còn được phép đặt ra số lượng sở hữu cổ phần nước ngoài trong  
các tổ chức phi ngân hàng thực hiện các hoạt động tiền điện tử dựa trên một số cân nhắc nhất định, ví dụ như  
cân nhắc về hồ sơ theo dõi của chính công ty và/hoặc cổ đông của nó hay công nghệ được sử dụng và phạm vi  
sử dụng tiền điện tử. Yêu cầu này được đặt ra là bởi hiện nay, có khá nhiều nhà cung ứng ví điện tử nước ngoài  
đã thể hiện sự quan tâm đến thị trường thanh toán kỹ thuật số Indonesia chẳng hạn như Alipay, WeChatPay,  
WhatsApp Pay,….  
31  
Hiện tại có bảy ngân hàng ở Indonesia được phân loại là “BUKU 4”: BNI, Mandiri, BRI, BCA, CIMB  
Niaga, Bank Danamon và Bank Panin cho ví điện tử xuyên biên giới thông qua Ngân hàng Trung ương  
Indonesia. WeChat Pay đang hợp tác với CIMB Niaga và vào đầu tháng 01/2020 đã nhận được giấy phép sơ bộ  
từ Ngân hàng Trung ương Indonesia để hoạt động tại Indonesia. CIMB Niaga sẽ đóng vai trò quản lý và chịu  
trách nhiệm trước pháp luật Indonesia về các giao dịch được thực hiện qua nền tảng ví điện tử quốc tế. AliPay  
được thiết lập để hợp tác với Bank of Mandiri và BRI nhưng vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của Bank of  
Indonesia. Samsung Electronics Indonesia đã hợp tác với ví điện tử Dana và GoPay để cung cấp SamsungPay,  
một ứng dụng sẽ tích hợp hai dịch vụ Ví điện tử. Nền tảng này sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng  
cách cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào các ứng dụng thanh toán kỹ thuật số thông qua SamsungPay.  
Số 11(435) - T6/2021  
53  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
toán bằng ví điện tử32. Các tính năng của  
tiền điện tử có thể được cung cấp bởi các  
tổ chức phát hành theo Quy định số 20 có  
thể ở dạng: (a) nạp tiền; (b) giao dịch thanh  
toán mua sắm; và / hoặc (c) thanh toán hóa  
đơn. Ngoài ra, tổ chức phát hành cũng có  
thể cung cấp các loại tính năng khác như  
chuyển tiền và rút tiền, đối với tiền điện tử  
vòng mở đã đăng ký; và/hoặc các tính năng  
được Ngân hàng Trung ương đồng ý. Ngoài  
các tính năng, tiền điện tử được phát hành  
trên lãnh thổ Indonesia phải sử dụng đồng  
Rupiah Indonesia. Các nhà cung cấp bị cấm  
chấp nhận, sử dụng, liên quan và/hoặc tiến  
hành xử lý giao dịch thanh toán tiền điện tử  
bằng tiền ảo.  
điện tử hoặc (ii) giao dịch bằng ví điện tử ít  
nhất một lần trong một tháng. Người dùng  
dịch vụ sẽ được đảm bảo quyền lợi khi nhà  
cung cấp ví điện tử hoàn thành đầy đủ nghĩa  
vụ của mình trong việc bảo đảm quản lý các  
giao dịch diễn ra một cách an toàn trơn tru,  
bảo mật thông tin khách hàng, không được  
dùng thông tin vào sai mục đích. Đặc biệt,  
người dùng có quyền yêu cầu hoàn trả số  
tiền giao dịch khi đó nhà cung cấp sẽ phải  
hoàn tiền ngay cho người dùng ví điện tử khi  
có yêu cầu hoàn lại tiền33. Đồng thời, người  
dùng cũng phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ  
và đúng thông tin để tiến hành giao dịch.  
- Việc xử lý các hành vi vi phạm của tổ  
chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: Nhà  
cung ứng dịch vụ thanh toán mà vi phạm các  
quy định trong các văn bản nêu trên sẽ bị  
xử phạt dưới những hình thức: (a) cảnh cáo  
bằng lời nói; (b) tiền phạt; (c) tạm thời đóng  
băng một phần hoặc tất cả các hoạt động tiền  
điện tử và / hoặc các hoạt động dịch vụ hệ  
thống thanh toán khác; và / hoặc (d) thu hồi  
giấy phép cung ứng dịch vụ thanh toán34.  
- Hạn mức giao dịch qua ví điện tử:  
Trước đây, trong các văn bản chính thức của  
Ngân hàng Trung ương Indonesia vẫn chưa  
quy định mức cụ thể đối với số dư tối đa  
trong ví điện tử. Quy định số 20 đã chính  
thức giới hạn tối đa của ví điện tử là 10 triệu  
Rp và giới hạn giao dịch trong vòng 1 tháng  
không được vượt quá 20 triệu Rp.  
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng ví  
điện tử: Pháp luật Indonesia không chỉ đưa  
ra những quy định đối với nhà cung cấp dịch  
vụ, mà còn đưa ra cả các quy định liên quan  
đến người sử dụng. Trước hết, theo Quy định  
số 18, người sử dụng được xác định là những  
người: (i) giao dịch thường xuyên bằng ví  
3. Những gợi mở cho Việt Nam trong việc  
hoàn thiện các quy định của pháp luật về  
thanh toán qua ví điện tử  
Ở Việt Nam hiện nay, ví điện tử đang  
ngày càng phát triển với lượng người  
dùng đông đảo và là một thị trường tiềm  
32 Năm 2009, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã ban hành 11/12/PBI/2009 điều chỉnh tiền điện tử (Electronic  
Money, e-money) công nhận chính tiền điện tử là một công cụ thanh toán hợp pháp, sau đó được sửa đổi, bổ  
sung trong văn bản 18/17/PBI/2016. Đến năm 2018, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã ban hành quy định  
số 20/6/PBI/2018 thay thế cho văn bản năm 2009 về tiền điện tử trong đó quy định chi tiết điều chỉnh riêng  
về lĩnh vực tiền điện tử.  
33 Điều 21 Quy định số 18/40/PBI/2016 liên quan đến việc thực hiện xử lý giao dịch thanh toán.  
34 Ngoài ra, trong Quy định số 18 còn quy định thêm rằng ngoài việc áp dụng các biện pháp trừng phạt như đã  
nêu tại Điều 35, Ngân hàng Trung ương Indonesia còn có thể yêu cầu nhà cung cấp tiến hành hoặc không tiến  
hành bất cứ điều gì, đình chỉ một phần hoặc tất cả các hoạt động của dịch vụ hệ thống thanh toán, hủy bỏ hoặc  
thu hồi giấy phép hoặc phê duyệt đã cấp cho nhà cung cấp dịch vụ trong một số trường hợp.  
54  
Số 11(435) - T6/2021  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
năng đối với các nhà đầu tư quan tâm đến  
lĩnh vực này35. Bên cạnh đó, Việt Nam  
cũng đã và đang trong quá trình xây dựng  
và hoàn thiện các quy định của pháp luật  
về thanh toán qua ví điện tử. Vì vậy, việc  
vận dụng kinh nghiệm pháp luật của các  
nước trong hoàn thiện các quy định của  
pháp luật về ví điện tử ở nước ta là rất cần  
thiết. Thông qua những nghiên cứu trên  
đây, các tác giả rút ra một số gợi mở cho  
Việt Nam như sau:  
tiền kỹ thuật số khác. Điều này dễ dẫn đến  
việc người dùng đánh giá sai lệch hoặc có  
cách hiểu không thống nhất với nhau, gây ra  
trở ngại cho các bên trong việc sử dụng ví  
điện tử để thanh toán. Từ kinh nghiệm của  
Singapore và Indonesia, Việt Nam cần bổ  
sung quy định về tiền điện tử trong các văn  
bản pháp luật điều chỉnh thanh toán không  
dùng tiền mặt.  
Thứ hai, những gợi mở liên quan đến quy  
định về điều kiện thành lập và hoạt động của  
tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử  
Thứ nhất, những gợi mở liên quan đến  
quy định về ví điện tử và tiền điện tử  
Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành,  
điều kiện tiên quyết để trở thành nhà cung  
ứng dịch vụ ví điện tử - phải là một tổ  
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh  
toán. Tổ chức này có thể là ngân hàng  
hoặc không phải ngân hàng nhưng phải  
được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép  
hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch  
vụ trung gian thanh toán36. Bên cạnh đó,  
đối với tổ chức không phải là ngân hàng,  
phải đáp ứng thêm các điều kiện khác như:  
phải có giấy phép thành lập hoặc giấy  
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ  
quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;  
có phương án kinh doanh dịch vụ trung  
gian thanh toán được phê duyệt theo đúng  
quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều  
lệ hoạt động của tổ chức; có vốn điều lệ  
Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày  
22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán  
không dùng tiền mặt, được sửa đổi, bổ sung  
bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày  
1/7/2016 (Nghị định số 101); Thông tư số  
39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của  
Ngân hàng nhà nước Hướng dẫn về dịch vụ  
trung gian thanh toán, được sửa đổi, bổ sung  
bởi Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày  
22/11/2019 (Thông tư số 39) là những văn  
bản điều chỉnh dịch vụ thanh toán qua ví  
điện tử. Tuy nhiên, các văn bản này không  
đề cập đến khái niệm tiền điện tử như là  
đồng tiền thanh toán trong ví điện tử. Mặc  
dù hiện nay, “tiền điện tử” đã dần trở nên  
phổ biến, nhưng lại chỉ có số ít người hiểu  
rõ và phân biệt được tiền điện tử với các loại  
35  
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tính đến năm 2020, bên cạnh hệ thống các ngân hàng thương mại,  
Việt Nam có khoảng 37 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán  
thì có tới 34 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử, có thể kể đến các tên tuổi nổi tiếng như Momo,  
Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey,  
Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay,… Sự sôi động và hấp dẫn của thị trường ví điện tử cũng đã thu hút  
không chỉ các công ty công nghệ mà còn cả các ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng đã quen với lối  
thanh toán truyền thống phải có sự chủ động tham gia vào thị trường này. Một số ngân hàng đã phát triển hệ  
thống thanh toán ví điện tử của mình như VPBank với Timo, LienVietPostBank với Ví Việt. Trong báo cáo của  
mình, IDC cũng đã đưa ra dự báo rằng ví điện tử ở Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh so với các quốc gia trong  
khu vực (IDC (04/2020), Asia in a new era of digital payment, An IDC Whitepaper, https://assets.website-files.  
com/5c6283f39ea6205dee7cf941/5e9ec6f7e2658e58395ff5e2_NTT_IDC%20Data%20Whitepaper_Asia%20  
in%20a%20New%20Era%20of%20Digital%20Payments%5B294%5D.pdf, truy cập lần cuối ngày 25/01/2021).  
36 Khoản 4 Điều 4 số Nghị định 101.  
Số 11(435) - T6/2021  
55  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
tối thiểu là 50 tỷ đồng; đáp ứng được các  
điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, hạ  
tầng kỹ thuật37. So với quy định pháp luật  
Trung Quốc, Indonesia, các quy định của  
Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về số  
vốn, về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật.  
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công ty kinh  
doanh dịch vụ ví điện tử không hoạt động  
hiệu quả. Điều này gây nhiều khó khăn cho  
người dùng trong việc lựa chọn ví điện tử  
để sử dụng vì không thể nắm bắt được ví  
nào đáng tin cậy ví nào không. Bên cạnh  
đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng khó  
khăn trong việc kiểm soát, giám sát những  
tổ chức kinh doanh dịch vụ này. Để khắc  
phục hạn chế này, Việt Nam có thể áp  
dụng kinh nghiệm của Trung Quốc đặt ra  
giấy phép PSL để có thể liên tục kiểm soát  
được quá trình hoạt động của các công  
ty cung cấp dịch vụ ví điện tử, cũng như  
kiểm soát được liệu công ty đó có đi vào  
hoạt động cung cấp dịch vụ ví điện tử trên  
thực tế hay không.  
Luật An toàn thông tin mạng năm 2015,  
Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định  
số 101. Tuy nhiên, những văn bản này chưa  
trù liệu đến nghĩa vụ của tổ chức cung ứng  
dịch vụ trong việc xử lý các tình huống rủi  
ro liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, mạng  
hay các giao dịch có yếu tố lỗi38. Trong khi  
đó, việc tiến hành các giao dịch dựa trên nền  
tảng Internet như ví điện tử thì quy định này  
là vô cùng cần thiết. Vận dụng kinh nghiệm  
của Singapore, Việt nam cần bổ sung quy  
định về nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch  
vụ trong việc điều hành hệ thống, sớm phát  
hiện và giải quyết vấn đề cũng như đảm bảo  
quyền lợi của chính nhà cung cấp ví điện tử  
và người tiêu dùng.  
Thứ tư, những gợi mở liên quan đến quy  
định về hạn mức giao dịch trong ví điện tử  
Hiện nay, trong bối cảnh ví điện tử đang  
ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam,  
số lượng người dùng cũng như giá trị giao  
dịch ngày càng tăng cao39 thì quy định hiện  
hành thay đổi từ hạn mức giao dịch ngày  
sang hạn mức giao dịch tháng là 100 triệu  
đồng/tháng40 là thực sự hợp lý. Mặt khác,  
quy định này sẽ gây khó khăn cho người  
dùng, cản trở cho việc ví điện tử tiếp cận  
đến nhu cầu thực tiễn của khách hàng cũng  
như gây cản trở khả năng phát triển của loại  
hình dịch vụ thanh toán này. Trên cơ sở kinh  
nghiệm của Trung Quốc, Indonesia, Việt  
Nam có thể cân nhắc lựa chọn sửa đổi quy  
định này theo hướng kết hợp giữa việc xác  
thực người dùng và hạn mức ví hoặc hạn  
Thứ ba, những gợi mở liên quan đến quy  
định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong  
quan hệ dịch vụ ví điện tử  
Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ  
thanh toán qua ví điện tử được quy định khá  
đầy đủ tại Thông tư số 39. Nhà cung ứng  
dịch vụ ví điện tử không chỉ có nghĩa vụ đối  
với khách hàng, người dùng ví, mà còn có  
nghĩa vụ đối với các ngân hàng. Ngoài ra,  
đối với vấn đề bảo mật thông tin, nhà cung  
cấp dịch vụ ví điện tử còn phải đảm bảo thực  
hiện đúng các nghĩa vụ được quy định trong  
mức giao dịch  
37 Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101.  
38 Liên quan đến vấn đề phòng, chống rửa tiền thì hiện nay, đối tượng báo cáo trong quy định của Luật Phòng,  
chống rửa tiền năm 2012 không bao gồm tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tức là cũng không  
bao gồm bên cung ứng dịch vụ ví điện tử.  
39 Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quý I/2020 thì hết quý I/2020, Việt Nam đã có khoảng 13  
triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạch, sử dụng với tổng số dư ví vào khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng; khoảng  
225,6 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử với giá trị lên tới 77,7 nghìn tỷ đồng.  
40 Theo điểm c Khoản 6 Điều 9 Thông tư số 39.  
56  
Số 11(435) - T6/2021  
pdf 9 trang Thùy Anh 18/05/2022 520
Bạn đang xem tài liệu "Quy định về thanh toán qua ví điện tử của một số quốc gia, những gợi mở cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfquy_dinh_ve_thanh_toan_qua_vi_dien_tu_cua_mot_so_quoc_gia_nh.pdf