Một số vấn đề chính trong công tác quy hoạch thiết kế đường nông thôn ở Nam Bộ nhằm đảm bảo tính bền vững

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH  
THIẾT KẾ ĐƢỜNG NÔNG THÔN Ở NAM BỘ  
NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG  
PGS. TS. Văn Hồng Tấn  
Bộ môn Cầu Đường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM  
Tóm tắt: Bài báo trình bày các khuyến nghị trong quy hoạch, phát triển và hoàn thiện  
mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn ở Nam bộ. Các khuyến nghị này li n quan đến  
hàng loạt vấn đề từ quy hoạch mạng lưới đường đảm bảo: cân bằng trong bố trí các cơ sở  
logistic phục vụ nông nghiệp, tính tiếp cận đường cân bằng cho các nh m lợi ích nông  
nghiệp và hướng đến hình thành mạng lưới đ  bao kiểm soát lũ. Từ quy hoạch, việc thiết  
kế xây dựng hệ thống giao thông nông thôn cần đảm bảo kiểm soát lũ cho ĐBSCL, đảm  
bảo thân thiện môi trường, tận dụng nguồn vật liệu địa phương, giảm thiểu nguy cơ tai  
nạn giao thông tr n hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm hướng đến tính bền vững  
cho sản xuất nông nghiệp. Những vấn đề này nếu triển khai tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi  
cho việc đi lại, vận chuyển hàng h a, đảm bảo công tác logistics hiệu quả cho ngành  
nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam.  
1. Mở đầu  
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã g p phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tại  
các tỉnh phía Nam. Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục ti u quốc gia  
xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến cuối năm 2018 các tỉnh Đông Nam Bộ c  
63,88  xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở  
mức 31,21 , chỉ hơn Tây Nguy n và miền núi phía Bắc. Ngoài ra, khoảng cách ch nh  
lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các tỉnh còn khá lớn. Trong khi Tp. HCM, Đồng  
Nai đã hoàn thành xây dựng NTM để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng NTM  
kiểu mẫu thì một số tỉnh khác như Trà Vinh, Bến Tre c  số xã đạt chuẩn rất thấp. Đặc  
biệt, việc hoàn tất các ti u chí về hạ tầng nông thôn là áp lực lớn cho nhiều địa phương.  
Hạ tầng giao thông tiếp tục được các địa phương tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng.  
Hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) tất cả cấp đường ở các tỉnh phía Nam  
được nâng cấp với tốc độ nhanh, đạt gần 100  số xã c  đường ô tô từ UBND xã tới  
UBND huyện đi được quanh năm. Thống k  cuối năm 2016 cho thấy, năm 2016 ở miền  
Đông Nam Bộ, số xã c  đường nhựa/b tông tuyến đường trục xã đạt 98,71  tổng số xã,  
tăng 7,7 điểm phần trăm so với năm 2011. Tuyến đường trục thôn đạt 88,82 , tăng 37,7  
điểm phần trăm so với trước đ  5 năm.  
Tại ĐBSCL, khoảng 1170 xã đã trải nhựa/b tông đường trục thôn, chiếm 90,49  tổng  
số xã và tăng 15,3 điểm phần trăm; gần 6.000 thôn c  đường được nhựa/b  tông h a  
đường từ thôn đến UBND xã, chiếm 74,5  tổng số thôn và tăng 8,7 điểm phần trăm. Tuy  
nhi n thống k  toàn Nam Bộ cho thấy, nếu tính theo số kilomet, đường trục xã chỉ c  
67,1  tổng chiều dài được trải nhựa/b tông; đường trục thôn 54,8 ; đường ngõ x m  
46,3  (BCĐTĐT NT NN&TS TW, 2017).  
152  
Ri ng Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông nông thôn đường bộ chưa theo kịp tốc  
độ phát triển của vùng, phân bố chưa đều, chưa phủ kín vùng, chưa kết nối li n hoàn từ  
đường tỉnh, huyện xuống nông thôn, mật độ ch nh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị.  
Theo đánh giá của Ban ATGT các tỉnh, đường GTNT các địa phương hầu hết c  cấp  
hạng kỹ thuật đường rất thấp; đường xã thường chỉ rộng tr n dưới 3,5m; đường thôn,  
x m thì càng nhỏ hẹp; các đường tổ chức chạy hai chiều và không c  phân cách giữa hai  
chiều; tốc độ cho phép thấp; hệ thống báo hiệu không đầy đủ, tầm nhìn nhiều đoạn hạn  
chế; chất lượng mặt đường kém. Chỉ c  28  tổng chiều dài đường nông thôn ở ĐBSCL  
là đường b tông hoặc nhựa, còn lại là đường đất, đường cấp phối đá dăm; trong đ  hệ  
thống đường huyện, xã chỉ c  41  là được b tông/nhựa h a. Chất lượng cầu, cống đa  
phần thấp và chưa đồng bộ.  
Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thể hiện  
mục ti u phát triển về vận tải, kết cấu hạ tầng đường bộ và đường sông nhằm phát triển  
GTNT bền vững, li n hoàn, thông suốt, tạo sự gắn kết giữa mạng lưới kết cấu hạ tầng  
giao thông quốc gia và địa phương. Tầm nhìn đến năm 2030 hướng tới mục ti u hoàn  
thiện kết cấu hạ tầng GTNT, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng. Theo đ , một số  
mục ti u phát triển GTNT đến năm 2020 cụ thể là: “Chú trọng bố trí vốn đầu tư các  
tuyến, công trình giao thông kết nối với nông thôn, các tuyến, công trình tr n địa bàn  
nông thôn. Từng bước ki n cố h a cầu cống tr n đường giao thông nông thôn; x a bỏ hết  
cầu khỉ, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển giao thông nội đồng để  
đáp ứng nhu cầu công nghiệp h a sản xuất, thu hoạch, chế biến, ti u thụ sản phẩm nông  
nghiệp và cơ giới h a sản xuất nông nghiệp”.  
Do vậy, việc quy hoạch, phát triển và hoàn thiện mạng lưới hạ tầng GTNT g p phần  
không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn h a xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận  
lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng h a logistics và giải ph ng sức lao động cho nông  
dân.  
2. Quy hoạch mạng lƣới đƣờng nông thôn đảm bảo tính bền vững  
Mạng lưới đường giao thông nông thôn quy định các tuyến đường từ xã xuống thôn,  
đường li n thôn và từ thôn ra ngõ x m và cánh đồng. Các đường trục xã, li n xã nối  
trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã đã được hình thành và  
phát triển khá hoàn chỉnh trong thời gian dài. Đến nay, ở Nam bộ các đường này với ti u  
chuẩn cấp A-B đa phần đã được nhựa/b  tông h a. Cùng với các công trình đặc biệt, các  
tuyến đường xã phần lớn đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm do được đầu tư xây  
dựng tương đối bài bản cả về cao độ lẫn kết cấu.  
Ở nhiều địa phương, hệ thống các đường từ thôn trở xuống chủ yếu phục vụ sự đi lại  
của người dân và lưu thông hàng h a trong trong phạm vi của thôn, làng, ấp; kết nối và  
lưu thông hàng h a tới các trang trại, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi. Các đường  
thôn, ngõ x m và đường nội đồng dân sinh hiện tại đa số hình thành tr n lối đi phát sinh  
hiện hữu, hoặc từ bờ phân chia các thửa đất. Đây là các tuyến gắn trực tiếp nhất với các  
153  
hoạt động logistic cho nông nghiệp, do vậy việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch các  
tuyến đường này cần được nghi n cứu dựa tr n các nguy n tắc sau.  
2.1 Đảm bảo cân bằng trong bố trí các cơ sở logistics phục vụ nông nghiệp  
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong các cơ sở phục vụ nông nghiệp (i.e. đầu mối  
logistics bao gồm trạm trung chuyển, nơi bảo quản và lưu trữ, nơi cung cấp phân,  
giống…), kho lưu trữ lúa là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống GTNT vì n  ảnh  
hưởng trực tiếp đến giá lúa cũng như năng lực vận chuyển của hệ thống giao thông. Hiện  
nay, đa phần người nông dân phải vận chuyển đến bán trực tiếp cho thương lái. Các đầu  
mối thu mua cũng xay xát, trữ gạo trong kho trong thời gian ngắn để xuất bán. Việc này  
làm cho giá trị lúa gạo thu được thấp. Nếu c  thể xây dựng được hệ thống kho trữ lúa  
chung đủ công suất tại hợp tác xã hoặc nh m các nông hộ, người nông dân c  thể điều  
tiết việc bán khi được giá, và khi đ  nhu cầu vận tải nông sản tr n hệ thống giao thông  
cũng được giảm áp lực.  
Không chỉ ri ng cây lúa và kho trữ lúa, việc quy hoạch mạng lưới đường và bố trí các  
cơ sở phục vụ nông nghiệp n i chung cần phải đảm bảo tính công bằng cho các nông hộ  
(UNCHS, 1985). Kho trữ lạnh, kho sấy, trạm xử lý sinh học, trạm phân phối giống, đầu  
mối phân b n, điểm/đầu mối thu mua… cần c  một khoảng cách trung bình hợp lý cân  
bằng giữa các gia đình nông dân tr n cơ sở mạng lưới đường GTNT được quy hoạch.  
Việc c  được phương tiện vận tải phù hợp với sức chịu tải của hệ thống GTNT với chi  
phí hợp lý và khoảng cách của các trạm thu mua nông sản là các yếu tố cơ bản để quyết  
định các chi phí vận tải và giá bán nông sản, đảm bảo lợi nhuận cho nhà nông. Những  
yếu tố này cần phải được xem xét và cân nhắc để tạo tính bình đẳng hợp lý trong quy  
hoạch và điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường GTNT đặc biệt cho các vùng chuyên  
canh lúa và cây ăn trái ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.  
Các phương pháp lý thuyết về phân bố cơ sở thường được áp dụng trong quy hoạch  
GT-cơ sở phục vụ nông nghiệp. Chẳng hạn, phương pháp p-điểm đầu mối (p-median  
problem) (Hakimi, 1964) có thể áp dụng để xác định vị trí dịch vụ tối ưu thông qua việc  
tối ưu h a hàm mục ti u sau:  
Cực tiểu h a:  
Điều kiện bi n:  
Trong đ :  
dj : nhu cầu của nông hộ j  
cij : chi phí đơn vị cho vận chuyển hàng h a của nông hộ j đến cơ sở i.  
xij : tỷ lệ nhu cầu vận chuyển hàng h a của nông hộ j đến cơ sở i.  
Theo phương pháp này, kết quả p điểm tr n mạng lưới đường thể hiện cách phân bố  
tối ưu các cơ sở phục vụ nông nghiệp theo ti u chí cực tiểu h a tổng chi phí vận chuyển  
c  xét đến trọng số nhu cầu của các nông hộ. Kết quả của phương pháp này c  thể minh  
họa như Hình 1.  
154  
(a) 5-đầu mối  
(b) 10 đầu mối  
Hình 1. Minh họa hai kết quả của phương pháp p-điểm đầu mối  
(Daskin & Maass, 2015)  
2.2 Đảm bảo tính tiếp cận đường  
Việc nâng cao tính tiếp cận giao thông là mục ti u quan trọng của quy hoạch hệ thống  
đường GTNT. Tính tiếp cận (từ nơi canh tác đến một cơ sở dịch vụ) thông qua một  
phương tiện giao thông được đánh giá qua hai khía cạnh: chi phí và chất lượng của hệ  
thống giao thông theo không gian và thời gian. Việc cải thiện tính tiếp cận của hệ thống  
GTNT g p phần làm giảm chi phí thời gian cho cả nông dân, người ti u thụ và các b n  
trung gian, do giảm được cả chi phí đầu vào và chi phí đầu ra cho người nông dân. Việc  
giảm chi phí này còn c  thể ảnh hưởng phần nào đến cơ cấu canh tác và mức năng suất ở  
các tỉnh Nam Bộ. Tanner (1967) đã đề xuất mô hình mạng lưới đường GTNT để giảm  
thiểu chi phí vận chuyển nông nghiệp. Mô hình này dựa tr n tốc độ gánh bộ, trọng lượng  
gánh, tiền công, sản lượng thu hoạch, số lượng mùa vụ, chi phí xây dựng khai thác đường  
để ước tính khoảng cách hợp lý giữa các tuyến đường phục vụ thu hoạch.  
Thực tế quy hoạch cho thấy mặc dù định hướng chung mạng lưới đường GTNT c  
hình ô cờ. Khoảng cách và vị trí của các đường phải đáp ứng y u cầu giảm thiểu chi phí  
đi lại và vận chuyển hàng h a. Đường c  xu hướng phân bố gần nhau hơn ở gần chợ và  
những nơi c  năng suất cây trồng cao, đặc biệt là ở những vùng canh tác đòi hỏi xe cơ  
giới phải đến tận cánh đồng để thu hoạch. B n cạnh đ , hướng tuyến c  thể điều chỉnh  
để đáp ứng các y u cầu về kinh tế và kỹ thuật. Chẳng hạn, khi phải giao cắt dòng chảy  
thủy lợi, đôi khi ta cần phải cân nhắc giữa chi phí xây dựng cầu cống và chi phí/ lợi ích  
khi khai thác công trình.  
Chỉ số mật độ đường, thường được thống k  theo kilomet chiều đường nông thôn tr n  
kilomet vuông diện tích của một xã, phản ánh mức độ kh  khăn trong đi lại ở nông thôn.  
N i cách khác, chúng ta c  thể dùng chỉ số này để đánh giá khoảng cách trung bình mà  
một nông hộ phải vận chuyển bằng các phương thức thô sơ để đến được đường di chuyển  
bằng xe cơ giới, hay n i cách khác là khả năng tiếp cận đến đường giao thông. Việc gia  
tăng mật độ đường nội đồng để giảm khoảng cách vận chuyển sẽ giúp tăng đáng kể hiệu  
quả thu hoạch, đặc biệt cho các cây công nghiệp như cây mía, cao su ở miền Đông Nam  
bộ. Tr n một mạng lưới đường GTNT hình bàn cờ, phân bố đều tr n không gian, khoảng  
cách trung bình từ nơi trồng trọt đến đường nội đồng gần nhất c  thể xác định sơ bộ như  
Bảng 1.  
155  
Bảng 1. Mật độ đường và khoảng cách đến đường  
Mật độ đường  
Khoảng cách trung bình  
Khoảng cách tối đa đến  
(km/km2)  
0.5  
đến đường (km)  
đường (km)  
0.5  
1.25  
2.5  
5
1
2.5  
5
0.2  
0.1  
0.05  
10  
20  
0.025  
10  
Nguồn: United Nations (1979).  
Tổng hợp hai nguy n tắc tr n, việc quy hoạch mạng lưới đường GTNT đòi hỏi thông  
tin về các lối đi dân sinh, cầu, cống, phương tiện giao thông, vị trí nhà cửa, chợ, vật chất  
phục vụ canh tác (phân, giống, kho…), thông tin về mùa vụ, cơ cấu canh tác tr n khu  
vực. Các thông tin này giúp định hình sự phân bố về các dòng nguy n liệu đầu vào và  
dòng nông sản đầu ra của địa bàn nông thôn nghi n cứu, đồng thời chúng cần được tích  
hợp vào bản đồ theo dạng thông tin GIS để thuận tiện cho việc (điều chỉnh) quy hoạch  
mạng lưới GTNT.  
2.3 Hình thành mạng lưới đê bao kiểm soát lũ  
Mùa lũ, nước từ tr n cao thượng nguồn đổ về, vùng trũng đồng bằng ĐBSCL bị ngập  
tr n diện rộng, c  vùng không bị ngập sâu cũng bị ngập nông. Trước đây, một số vùng  
ứng ph  kiểm soát lũ chặt chẽ bằng các hệ thống đ  bao, cống đập đ ng kín để bảo vệ  
mùa màng đã khiến các vùng khác ngập nặng, đặc biệt là các đô thị và vùng hạ nguồn các  
tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Tp. Cần Thơ.  
Tuy nhi n, lũ miền Tây vừa là thi n tai nhưng cũng vừa là nguồn lợi phong phú nếu  
biết khai thác tốt lợi thế của lũ. Việc cho lũ vào đồng, g p phần giảm áp lực lũ ngoài  
sông, giảm ngập cho vùng chưa c  đ  bao và cho các đô thị. Đặc biệt, lũ mang về một  
lượng lớn phù sa bồi bổ dinh dưỡng cho đất canh tác, cùng với nguồn nước dồi dào để  
rửa phèn, vệ sinh đồng ruộng sau mùa vụ. Lũ vào cũng g p phần phát triển sinh vật thủy  
sinh phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, những năm lũ lớn thì nguồn lợi thuỷ sản  
tự nhi n rất dồi dào, tạo điều kiện và sinh kế cho người dân nông thôn. Đây là điều kiện  
kinh tế bền vững cho người dân.  
Để đảm bảo ổn định, các tuyến đường GTNT cần được thiết kế cao hơn mực nước lũ.  
Điều đ  hình thành một hệ thống các „đ  bao quanh nội đồng‟, vừa c  thể ngăn lũ bảo vệ  
nội đồng, vừa cho phép nước lũ chảy qua để phát huy mặt lợi của lũ mang lại cho nội  
đồng (Hình 2b). Tùy theo thời vụ và loại hình nông ngư nghiệp canh tác, nhu cầu của  
người dân sinh sống các thôn, xã từ hạ nguồn l n thượng nguồn k nh rạch mà c  chế độ  
phân vùng kiểm soát lũ phù hợp như Hình 2a. Chẳng hạn, những vùng chuyên canh lúa  
cần cho lũ tràn đồng sau mùa thu hoạch vụ lúa thu đông; những nơi trồng cây ngắn ngày  
c  thể thu hoạch sớm thì tùy thời điểm để cho lũ tràn đồng muộn hơn; trong khi vùng  
nuôi thủy sản thì phải chấp nhận đ ng cống ngăn lũ. Do vậy, đối với ĐBSCL việc quy  
156  
hoạch phân vùng, phân cấp các hệ thống đường GTNT cần xét đến yếu tố kiểm soát lũ để  
c  thể khai thác hiệu quả lợi ích do lũ mang lại.  
(a)  
(b)  
Hình 2. Vùng kiểm soát lũ và vùng phân lũ tràn đồng (a) và chi tiết minh họa kiểm  
soát lũ bằng hệ thống đường GTNT (b)  
3. Thiết kế xây dựng GTNT đảm bảo tính bền vững và an toàn giao thông  
Hệ thống GTNT cần phải được quy hoạch để đảm bảo đáp ứng nhu cầu logistics cho  
nông nghiệp địa phương. Do vậy, không chỉ cần làm tốt công tác quy hoạch phân cấp  
mạng lưới, để việc đi lại, vận chuyển nông sản được hiệu quả quanh năm, công tác thiết  
kế GTNT ở các tỉnh phía Nam cần c  những vấn đề chính cần quan tâm sau.  
3.1 Thiết kế cống ngang đường GTNT để kiểm soát lũ  
Như đã n u ở phần trước, để đáp ứng y u cầu kiểm soát lũ, hệ thống đường GTNT vừa  
đ ng vai trò là bờ bao phân chia các vùng lưu vực ngăn lũ, vừa phải bố trí các cống  
ngang đường cho phép nước di chuyển qua lại giữa các khu vực nội đồng và k nh rạch,  
phục vụ tưới ti u, tràn lũ, giữ nước để bồi lắng phù sa. Hình 3 minh họa trường hợp quy  
hoạch thiết kế đường nông thôn ở xã Vĩnh Trị, tỉnh Đồng Tháp chưa đạt y u cầu khi  
nước lũ tràn và áp chế cả hai b n tuyến đường.  
157  
Hình 3. Lũ gây tràn ngập hai bên tuyến đường GTNT  
Việc thiết kế các cửa cống cần đáp ứng y u cầu thoát nước ứng với mức đỉnh lũ thiết  
kế. Cao độ thiết kế nền đường ở những đoạn ven k nh, cống, các đoạn qua các cánh đồng  
ngập nước phải cao hơn mức nước ngập theo tần suất tính toán ít nhất là 0,5 m (Tổng cục  
đường bộ VN, 2014) để hạn chế tối đa hiện tượng tràn cống gây hư hại cho kết cầu nền  
mặt đường. Thông thường, dùng loại cống tròn b  tông cốt thép c  đường kính trong 0,5  
m; 0,75 m và 1,0 m với các cửa van để kiểm soát nước hai chiều như Hình 4. N n sử  
dụng loại gắn trực tiếp với ống để c  thể giảm chi phí xây dựng tường. Theo đ , cửa van  
b n trái sử dụng loại một chiều tự động dạng cánh quạt đ ng mở để giữ nước tưới cho  
nội đồng. Cửa van b n phải bố trí dạng phẳng đ ng mở để ngăn lũ hoặc xả tràn lũ khi c  
u cầu.  
Hình 4. Cống ngăn lũ trên đường GTNT  
3.2 Hạn chế tác động đến môi trường  
Việc thiết kế các công trình cần phải giảm thiểu xâm hại đến dòng chảy và môi trường  
tự nhi n. Đ  là vì các yếu tố này quyết định chất lượng nước tưới, môi trường đất và cân  
bằng hệ sinh thái, từ đ  ảnh hưởng đến tính hiệu quả canh tác, chất lượng sản phẩm nông  
nghiệp là các yếu tố quyết định tính bền vững của nông nghiệp địa phương, nhất là vùng  
chuy n canh cây lúa và cây ăn trái của ĐBSCL.  
Theo đ , trong thiết kế hệ thống điều tiết nước ngang đường như đề cập ở mục trước,  
cần phải lưu ý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Trước ti n, cống cần thiết kế đặt  
thẳng dòng theo cao độ của dòng chảy tự nhi n để tôm, cá, thủy sinh c  thể dễ dàng di  
chuyển qua để đến được nội đồng. Sự thay đổi vận tốc dòng chảy qua cống ở cửa vào và  
cửa ra cần giảm thiểu để không chỉ không gây x i lở mà phải hướng đến việc duy trì chế  
độ tự nhi n của dòng chảy. Hình 5a minh họa ảnh hưởng tiềm ẩn của dòng chảy ở cửa ra  
158  
đối với thủy sinh trong khi Hình 5b là một thiết kế phù hợp. Trường hợp cần thiết, c  thể  
gia cố bổ sung xung quanh cửa vào và cửa ra để hạn chế x i lở.  
x (a)  
√ (b)  
Hình 5. Thiết kế cửa cống hạn chế thay đổi dòng chảy làm ảnh hưởng  
môi trường sinh thái  
Ngoài ra, trong thiết kế hướng tuyến, cần tối thiểu h a tính li n kết giữa đường và  
dòng chảy. Theo đ , tuyến đường cần c  một khoảng cách nhất định so với k nh rạch để  
hạn chế phá bỏ cây xanh tr n taluy và rác ô nhiễm từ đường gây hại cho dòng chảy. Hình  
6 minh họa một thiết kế hướng tuyến không hợp lý mang nhiều nguy cơ gây xâm hại môi  
trường tự nhi n.  
Hình 6. Minh họa tuyến đường gần kênh có thiết kế không phù hợp  
159  
3.3 Hạn chế xói lở trong mùa lũ  
Sạt lở đường đắp cao ven cánh đồng ngập nước hoặc k nh rạch cũng đang là vấn đề  
lớn bức xúc hiện nay ở các tỉnh miền Tây. Sạt lở taluy các đường GTNT như Hình 7  
minh họa xảy ra nhiều nhất là vào mùa lũ do công tác xây dựng đường nông thôn đa phần  
chưa mang đầy đủ tính kỹ thuật. Nhiều giải pháp công nghệ bảo vệ taluy chống x i lở đã  
được đưa ra và đạt được những hiệu quả nhất định trong việc hạn chế x i lở, bảo vệ an  
toàn cho các tuyến đường thôn x m và nội đồng.  
Hình 7. Một đoạn tuyến đường GTNT ở Hồng Ngự bị sạt lở trong mùa lũ đang được  
gia cố lại  
Cho đến nay, việc nghi n cứu các giải pháp công nghệ mới, cải tiến giải pháp công  
nghệ cũ nhằm nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ bờ sông chống sạt lở vẫn đang được tiếp  
tục. Một số xu hướng giải pháp công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông chống lũ  
được giới thiệu bởi Trung và Đẳng (2006) được tác giả chọn lọc, c  thể phù hợp áp dụng  
cho ĐBSCL như sau:  
Theo đ , y u cầu bảo vệ mái dốc đường GTNT trong mùa lũ phải c  chi phí thấp, vật  
liệu hài hoà với môi trường tự nhi n. Một số loại kè bằng thực vật cũng đang được ứng  
dụng ngày càng nhiều hơn do vừa đơn giản trong thi công, thân thiện môi trường. Một  
trong những loại kè này là sử dụng các cây c  khả năng chịu nước cao để làm cấu kiện  
thân kè như cây liễu, cây cừ tràm... Sự kết hợp với các loại vải địa kỹ thuật trong kè bằng  
thực vật cũng cho hiệu quả rất cao. Trong một số trường hợp, sử dụng các lưới bằng sợi  
vỏ dừa, sợi đay phủ mái bờ nhằm tăng cường ổn định, chống x i, lở, tạo điều kiện để  
thực vật phát triển, thân thị n với môi trường (Hình 8).  
160  
Hình 8. Kè kết hợp các loại vải địa kỹ thuật và bằng thực vật  
Nguồn: Trung và Đẳng (2006)  
Ngoài những giải pháp công trình mềm thì sự kết hợp với giải pháp công trình cứng đã  
được ứng dụng và cho kết quả tốt bằng các hình thức hỗ trợ cho các công trình kè cừng  
bằng cách tạo ra một thảm thực vật ở ngay phía ngoài hoặc phía trong chân kè cứng vừa  
tăng ổn định chân kè vừa tạo cảnh quan. Theo đ , để tăng cường tính ổn định và mềm  
dẻo của khối bảo vệ mái, từ lâu đã c  nhiều nghi n cứu chế tạo các loại thảm được chế  
tạo từ vải địa kỹ thuật, vải bằng sợi tổng hợp c  cường độ cao, sợi nilon...để chứa b tông  
hoặc chứa đất, cát làm thảm bảo vệ mái taluy nền đắp cao và chống x i đáy chân bờ sông  
như là thảm phủ bằng vải địa kỹ thụât, thảm túi cát, bao cát sinh thái, ống, túi địa kỹ thụât  
như Hình 9.  
Hình 9. Thảm phủ bằng vải địa kỹ thuật và thảm túi cát  
3.4 Hạn chế hư hại kết cấu áo đường, gia tăng sức chịu tải áo đường khi tận dụng  
vật liệu địa phương  
Nhiều đường GTNT tại ĐBSCL vẫn còn cấu tạo mặt đường đất cấp phối hoặc tận  
dụng vật liệu sẵn c . Vào mùa mưa, do thoát nước kém, kết cấu mặt đường ngậm nước bị  
giảm cường độ và phá hủy dưới tác dụng của tải trọng xe; từ đ  phát sinh nhiều ổ gà, ổ  
voi. Việc ứ đọng nước càng làm đường xuống cấp nhanh. Ngoài ra, một số tuyến đường  
thôn, đường nội đồng được cải tạo, nâng cấp b  tông h a, nhưng vẫn không c  biện pháp  
bảo vệ dẫn đến nước lũ gây ngập nước thường xuy n, làm giảm cường độ nền đường,  
161  
gây nứt gãy hư hỏng. Yếu tố mặt đường GTNT không đảm bảo là một trong những  
nguy n nhân gây kh  khăn cho giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.  
Hình 10. Hư hỏng mặt đường đất gây ứ đọng nước  
Nhằm khuyến khích nhân dân c  thể xây dựng và duy trì các cơ sở hạ tầng giao thông  
nông thôn, Quân (2012) tham khảo các nghi n cứu trước đ  của Kimura và Fukubayashi  
(2009) đã thử nghiệm trong điều kiện nông thôn Việt Nam một phương pháp sử dụng túi  
địa kỹ thuật để sửa chữa nâng cấp đường GTNT.  
Theo đ , vật liệu túi địa kỹ thuật được sử dụng từ các nguồn vật liệu sẵn c  trong các  
hoạt động sản xuất của nông dân (c  thể sử dụng các túi đựng phân b n, thức ăn chăn  
nuôi c  trọng lượng 50kg). Đổ các vật liệu vào túi địa kỹ thuật c  kích thước (60x45)cm,  
mỗi túi trung bình khoảng 0,016m3. Xếp các túi địa kỹ thuật vào khuôn đường đã đào bỏ  
lớp vật liệu hư hỏng. Sử dụng hai lớp túi trải xếp lớp chồng l n nhau, chiều dày trung  
bình của túi là 0,1m (sau khi dàn và đầm phẳng), tùy thuộc vào tải trọng tr n mặt đường  
c  thể xếp 3 lớp túi tại các vị trí vệt bánh xe (như Hình 11). Rải đất và đá dăm tr n mặt  
nền đã xếp túi địa kỹ thuật sau đ  đầm tạo phẳng với chiều dày hoàn thiện 10cm. Mặt  
đường c  độ dốc ngang từ 3-5  để thoát nước sang hai b n.  
Với hệ thống hạ tầng đường nông thôn c  độ dốc dọc nhỏ như ĐBSCL thì ứng dụng  
túi địa kỹ thuật sẽ giải quyết triệt để trong việc sửa chữa cục bộ các điểm lầy thụt tr n  
đường đất. Kết quả cho thấy chiều sâu vệt hằn lún sau 10 lượt xe của mặt đường c  xếp  
túi địa kỹ thuật b n dưới giảm đến 33  so với nền đất bình thường. M ng đường bằng  
kết cấu này cũng cho phép 200 lượt xe qua so với 10 lượt của nền thông thường (Kimura  
& Fukubayashi, 2014). Phương pháp còn giúp sửa chữa đường nông thôn nhanh, đồng  
thời tận dụng được tối đa vật liệu địa phương và các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp.  
162  
Hình 11. Cấu tạo và trình tự thi công lớp móng túi địa kỹ thuật  
Nguồn: Quân (2013), Kimura & Fukubayashi (2014)  
Hình 12. Cấu tạo rãnh biên bằng túi địa kỹ thuật  
Nguồn: Quân (2013)  
B n cạnh đ , để mặt đường đất giảm thiểu nguy cơ giảm cường độ do đọng nước,  
ngoài việc đảm bảo duy trì độ dốc ngang mặt đường phù hợp để thoát nước nhanh, cần  
cấu tạo bổ sung rãnh bi n tại các nền đắp thấp để ti u thoát nước. Do đa phần đường hẹp,  
trong thiết kế ta n n bố trí rãnh bi n âm b n dưới phía mép nền đường kết hợp dùng túi  
địa kỹ thuật để định hình lòng rãnh, như cấu tạo Hình 12. Bánh xe c  thể chạy trực tiếp  
tr n túi địa kỹ thuật trong khi các lớp túi vẫn cho phép nước dẫn b n trong dọc đường.  
3.5 Đảm bảo an toàn giao thông  
Sau chín năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường li n thôn, li n xã  
ở Nam bộ đã được đầu tư nâng cấp, b  tông h a mở rộng. Nhưng kèm theo đ  là sự xuất  
hiện của nhiều đường ngang, đường nhánh, nhiều vật che khuất tầm nhìn, các loại rơm rạ,  
lúa phơi lấn chiếm gây mất an toàn giao thông (ATGT). Ngoài ra, vẫn còn nhiều tuyến c  
mặt đường là đất cấp phối. Mùa mưa mặt đường trơn, giảm hiệu quả hãm phanh tăng  
nguy cơ tai nạn. Trong khi đ , ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của một bộ  
phận không nhỏ người dân chưa cao dẫn đến vi phạm quy tắc giao thông như: Không  
nhường đường, đi không đúng phần đường, lấn đường, uống rượu bia, chạy quá tốc độ…  
Từ đ , tai nạn giao thông (TNGT) ở các tuyến đường GTNT cũng ngày một gia tăng.  
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, tình hình tai nạn giao thông tr n địa bàn khu vực nông  
thôn đang c  xu hướng tăng, chiếm đến 65  tổng số vụ tai nạn, trong đ , 80  số vụ li n  
quan đến tai nạn xe máy.  
Nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn, Ủy ban ATGT  
Quốc gia đã đề ra các giải pháp, trong đ  tập trung tuy n truyền, vận động người dân khu  
vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, thực hiện các  
biện pháp phòng tránh tai nạn như đội mũ bảo hiểm, tuân thủ tốc độ quy định, giảm tốc  
độ quan sát an toàn khi đi từ đường phụ ra đường chính; đã uống rượu bia thì không lái  
xe...  
163  
Trong phạm vi bài báo này, tác giả muốn đề cập đến các vấn đề về mặt kỹ thuật quản  
lý hạ tầng (b n cạnh các giải pháp hướng đến điều chỉnh hành vi) mà chính quyền xã, cơ  
quan không chuy n về giao thông nhưng được giao chủ quản lý sử dụng, tổ chức vận  
hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến GTNT từ đường xã trở xuống  
theo Thông tư 32/2014/TT-BGTVT, cần nghi n cứu triển khai để hạn chế TNGT. Đây là  
một số biện pháp chính yếu trong việc nâng cao khả năng nhận thức hệ thống giao thông,  
giảm thiểu các yếu tố gây xung đột giao thông cho người đi đường.  
+ Cấu tạo thiết kế lối ra vô giao cắt giữa đường thôn và đường xã: Thực tế cho thấy rất  
nhiều tai nạn gây ra bởi xe máy từ đường nhánh, do chuyển hướng kh , n n thường lấn  
sâu vào làn đường chính gây va chạm với xe đi thẳng. Do vậy, trong điều kiện c  th m  
quỹ đất, chính quyền n n bố trí mở rộng để tăng bán kính rẽ (như Hình 13), hạn chế việc  
xâm nhập sâu ngay vào đường xã đối với các thôn ngõ c  lưu lượng xe ra nhiều.  
Hình 13. Mở rộng lối rẽ ra đường xã từ đường thôn  
+ Ở những tuyến đường GTNT hẹp nhưng c  xe tải chạy chung hoặc lưu lượng xe hai  
chiều cao, cần bố trí th m các làn phụ vượt xe với khoảng cách 300m/vị trí như Hình 14.  
Làn này là nơi để các xe nhỏ c  tốc độ thấp tránh nhường đường cho xe tốc độ cao vượt  
qua hoặc tạo cơ hội cho xe nhỏ tránh khi c  xe lớn đi ngược chiều. Chiều rộng nền đường  
mở th m từ 2-3m, chiều dài đoạn tránh xe 10-15m kể cả đoạn vuốt nối.  
Hình 14. Làn phụ vượt xe trên đường GTNT  
+ B n cạnh đ , cần phối hợp với ngành chức năng của địa phương khảo sát, lắp đặt hệ  
thống biển báo giao thông, biển cảnh báo nguy hiểm; phá bỏ tường rào che khuất để mở  
rộng tầm nhìn; vận động hiến đất mở rộng ở những đoạn đường cong đường hẹp hay xảy  
ra tai nạn, đồng thời bố trí cọc ti u nhựa phân cách xe chạy ngược chiều.  
4. Kết luận  
164  
Bài báo trình bày các khuyến nghị trong quy hoạch, phát triển và hoàn thiện mạng lưới  
hạ tầng GTNT ở Nam bộ. Các khuyến nghị này li n quan đến hàng loạt vấn đề từ quy  
hoạch mạng lưới đường đảm bảo: cân bằng trong bố trí các cơ sở logistics phục vụ nông  
nghiệp, tính tiếp cận đường cân bằng cho các nh m lợi ích nông nghiệp và hướng đến  
hình thành mạng lưới đ  bao kiểm soát lũ. Từ quy hoạch, việc thiết kế xây dựng hệ thống  
GTNT cần đảm bảo kiểm soát lũ cho ĐBSCL, đảm bảo thân thiện môi trường, tận dụng  
nguồn vật liệu địa phương, giảm thiểu nguy cơ TNGT tr n hệ thống đường GTNT nhằm  
hướng đến tính bền vững cho sản xuất nông nghiệp.  
Những vấn đề này nếu triển khai tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận  
chuyển hàng h a, đảm bảo công tác logistics cho ngành nông nghiệp ở các địa phương  
phía Nam, g p phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn h a xã hội của địa  
phương. Từ đ , mang lại cuộc sống ấm no bền vững cho dân Nam bộ n i ri ng và cả  
nước n i chung.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Ban Chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương- BCĐ  
TĐT NT, NN&TS TW (2017) Báo cáo t m tắt kết quả chính thức tổng điều tra nông  
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016.  
Bộ GTVT (2014) Thông tư 32/2014/TT-BGTVT về hướng dẫn quản lý vận hành  
khai thác đường giao thông nông thôn.  
Daskin, M. S. & Maass K. L. (2015) “The p-Median Problem”. In: Location  
Science. Springer, 2145.  
Kimura, M. & Fukubayashi, Y. (2009) Civil engineering in tackling poverty  
reduction by labor-based road maintenance technology, Proceedings of the  
Philippines-Japan Int. Symposium On Urban-Rural Environmental Sustainability and  
Scio-economic Development, 55-63.  
Kimura, M. & Fukubayashi, Y. (2014) Improvement of rural access roads in  
developing countries with initiative for self-reliance of communities. Soils and  
Foundations, 54(1), 2335.  
Hakimi, S. L. (1964) Optimum locations of switching centers and the absolute  
centers and medians of a graph. Operations Research, 12(3), 450459.  
Ngô Anh Quân (2013) Giải pháp túi địa kỹ thuật để sửa chữa nâng cấp đường giao  
thông nông thôn.  
Nguyễn Thành Trung & Nguyễn Ngọc Đẳng (2006) Giới thiệu một số giải pháp  
công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông. Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện  
KHTLVN.  
Tanner, J. C. (1967) Layout of Road Systems on Plantations, Ministry of  
Transport, TRRL, Report LR68.  
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (2014) Ti u chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014  
Đường giao thông nông thôn – Y u cầu thiết kế.  
UNCHS (Habitat) (1985) Guidelines for the Planning of Rural Settlements and  
Infrastructure - Road Networks.  
165  
United Nations (1979) Guidelines for Rural Centre Planning, Economic and Social  
Commission for Asia and the Pacific.  
SOME MAJOR ISSUES IN PLANNING AND DESIGN OF RURAL ROADS IN  
SOUTHERN PROVINCES FOR SUSTAINABILITY  
Abstracts: This paper presents proposals in planning and development of rural road  
network in Southern provinces of Vietnam. Those suggestions relate to a series of issues,  
ranging from planning to design of rural road network, with the objectives targeting  
towards smooth transport of farm goods, a network of dams for flood control and  
administration, agricultural logistics and environmental friendliness, sustainability, and  
accident reduction. These issues, if successfully implemented, would facilitate the  
mobility for people and the movement of goods, henceforth enhancing the effectiveness  
of logistics for agriculture in Southern provinces as well as in other localities of Vietnam.  
Keywords: Planning, design, rural roads, southern provinces.  
166  
pdf 15 trang Thùy Anh 18/05/2022 700
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề chính trong công tác quy hoạch thiết kế đường nông thôn ở Nam Bộ nhằm đảm bảo tính bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_chinh_trong_cong_tac_quy_hoach_thiet_ke_duong.pdf