Giáo trình Tiếp xúc người bệnh

TIẾP XÚC NGƯỜI BỆNH  
Tiếp xúc người bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác khám chữa bệnh.  
Qua tiếp xúc, thầy thuốc khai thác được tiền sử và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân,  
đồng thời, động viên an ủi người bệnh. Chỉ khi nào người bệnh hoàn toàn tin tưởng thầy  
thuốc thì việc điều trị mới đạt kết quả. Nếu người bệnh không tin tưởng ở thầy thuốc thì kết  
quả điều trị rất hạn chế.  
Trong quá trình khám bệnh, việc đầu tiên là phải hỏi bệnh nhân về những bệnh  
đang mắc và các bệnh đã mắc, bệnh của bệnh nhân có liên quan gì với những người bệnh  
nhân tiếp xúc và của gia đình bệnh nhân, nhất là các bệnh truyền nhiễm và di truyền. Sau  
khi hỏi bệnh là quá trình thăm khám. Chỉ có khám thật tỉ mỉ, kỹ càng, chính xác mới có thể  
thu thập được những triệu chứng cần thiết cho chẩn đoán. Triệu chứng ngày càng đầy đủ  
thì chẩn đoán càng chính xác.  
Một số người bệnh vì lý do tôn giáo, giới tính nên rất ngại người khác khám cơ thể  
mình. Vì vậy, phải có sự hiểu biết nhất định về tâm lý và cách tiếp xúc với người bệnh thì  
thầy thuốc mới có sự hợp tác của người bệnh trong quá trình khám bệnh.  
1. Đại cương về tâm lý người bệnh  
1.1. Đặc điểm tâm lý người bệnh  
Bệnh nhân trong những buổi đầu gặp gỡ thầy thuốc thường rất chú ý theo dõi từng  
cử chỉ, thái độ, nét mặt, lời nói của thầy thuốc. Bệnh nhân luôn mong muốn tìm thấy những  
hành động, lời nói, động viên, an ủi của thầy thuốc. Người thầy thuốc giúp bệnh nhân yên  
lòng, vui vẻ, cởi mở, cảm thấy mình được tôn trọng, chăm sóc ân cần thì từ đó hình thành  
niềm tin vào thầy thuốc.  
Khi tiến hành khám bệnh, thầy thuốc phải toàn tâm, toàn ý, dốc sức vào công việc  
chăm sóc bệnh nhân. Bản thân thầy thuốc cũng có lúc mệt mỏi, buồn phiền, có thể đau đớn  
về bệnh tật như mọi người, nhưng khi đã chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân thì phải tạm  
gác những riêng tư đó lại để lo cho người bệnh. Nếu thầy thuốc tỏ ra vội vã, sốt ruột, hời  
hợt tỏng khám bệnh, tinh thần không ổn định, tư tưởng không tập trung vào việc khám chữa  
bệnh thì người bệnh dễ thấy ngay và có thể từ đó cho là thầy thuốc không quan tâm đến  
bệnh nhân nên dẫn đến thái độ hoài nghi, kém tin tưởng, thậm chí không hợp tác với thầy  
thuốc.  
Người bệnh nói chung đều mong muốn nhận được sự quan tâm của thầy thuốc. Sự  
hỏi han ân cần của thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân trình bày cặn kẽ tình trạng bệnh tật. Ngay  
từ buổi đầu tiếp xúc với bệnh nhân, nếu thầy thuốc không chú trọng khám lâm sàng mà chỉ  
quan tâm đến các kết quả xét nghiệm (xét nghiệm máu, phim X.quang) thì người bệnh sẽ  
cảm thấy bị xúc phạm, không được coi trọng nhân phẩm, họ cảm thấy bị đối xử như những  
sinh vật khác.  
Lòng tin của bệnh nhân đối với thầy thuốc phụ thuộc nhiều vào thái độ của thầy  
thuốc đối xử với đồng nghiệp. Một số thầy thuốc có thể vô tình hay cố ý hạ thấp uy tín của  
đồng nghiệp trước mặt bệnh nhân thì điều này rất tai hạn vì làm cho người bệnh suy giảm  
lòng tin vào chuyên môn nghề y. Trước mặt thầy thuốc, bệnh nhân không thể nói ra cảm  
nghĩ của họ, nhưng lòng tin vào thầy thuốc đã bị suy giảm.  
Trong quá trình hành nghề khám chữa bệnh, về nguyên tắc, không được nói dối  
bệnh nhân. Nhưng trong một số trường hợp bệnh hiểm nghèo, không có khả năng điều trị,  
tiên lượng xấu nếu cho bệnh nhân biết thì sẽ rất tai hại, nên mọi vấn đề chuyên môn không  
thể cho bệnh nhân biết hết mà cần linh hoạt trong ứng xử với bệnh nhân giúp bệnh nhân  
không quá bi quan, phòng tránh những hậu quả không thể lường được. Tuy nhiên, thầy  
thuốc không nên tạo cho bệnh nhân tinh thần quá lạc quan, làm cho bệnh nhân không đề  
phòng, dẫn đến có hại. Thái độ cư xử đúng nhất tùy thuộc vào tấm lòng vị tha của thầy  
thuốc đối với bệnh nhân, đức tính trung thực và trình độ văn hóa của họ. Có thể thông qua  
thái độ của thầy thuốc mà bệnh nhân có thể đoán được những gì thầy thuốc không được  
phép nói. Tuy nhiên, ngay cả trong những trườn hợp bất hạnh nhất cũng phải động viên  
bệnh nhân giữ vững lòng tin. Biện pháp tốt nhất là lấy những cải thiện về mặt lâm sàng hay  
xét nghiệm để động viên, khích lệ bệnh nhân, nhưng không nên quá mức. Điều này có giá  
trị lớn về mặt tinh thần, động viên tinh thần về mặt chuyên môn rất có ích đối với bệnh  
nhân hơn là động viên chung chung.  
1.2. Xu hướng tâm lý của người bệnh  
Phần lớn bệnh nhân đều có khuynh hướng muốn cho mọi người chú ý đến mình.  
Bệnh nhân thường nghĩ ngợi, lo lắng nhiều về bệnh tật, tương lai, số phận. Tâm lý sợ chết  
cũng rất dễ xuất hiện và phát triển. Bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái bi quan kéo dài, làm rối  
loạn chức năng hệ thống thần kinh, ảnh hưởng đến toàn thân, dẫn đến công tác điều trị trở  
nên khó khăn thêm.  
Khi mắc bệnh, đa số bệnh nhân đều mong vào sự bình phục. Điều này dẫn tới tâm  
lý cả tin, “có bệnh vái tứ phương” ai mách gì cũng nghe, thậm chí mê tín, dị đoan. Lúc này,  
thầy thuốc cần có thái độ ân cần, phục vụ chăm sóc chu đáo và có thái độ cứng rắn, đem lại  
cho bệnh nhân niềm tin vào chuyên môn, tin vào khoa học để chiến thắng tư tưởng hoài  
nghi có hại cho việc điều trị. Trong thực tế, không thể cấm đoán bệnh nhân tìm thầy thuốc  
khác, nhưng phải hạn chế thái độ luôn thay đổi thầy thuốc, hạn chế phương pháp chữa bệnh  
không có cơ sở khoa học, nhất là chữa bệnh bằng phương pháp mê tín, dị đoan.  
Trong quá trình điều trị, việc tiếp xúc giữa thầy thuốc và người nhà bệnh nhân  
đóng vai trò quan trọng. Cần vận động người nhà hợp tác với thầy thuốc trong việc chăm  
sóc và thực hiện phương pháp điều trị. Thống nhất những điều cần nói và không cần nói  
với bệnh nhân, trên quan điểm động viên là chính, tạo sự tin tưởng lạc quan, niềm tin chiến  
thắng bệnh tật cho người bệnh.  
2. Những yêu cầu cần có với thầy thuốc  
Nghề y là một nghề cao quí trong xã hội. Thầy thuốc khi đã hiến cả đời mình cho  
nghề y thì trước hết phải có lòng yêu nghề, tận tâm tận lực với người bệnh.  
Công việc hàng ngày của thầy thuốc là thường xuyên tiếp xúc với những người  
bất thường về thể xác và tinh thần. Môi trường làm việc của thầy thuốc phải đối diện với  
bệnh tật, có thể cả những mầm bệnh nguy hiểm đến tính mạng của thầy thuốc. Giờ giấc làm  
việc thất thường, nhiều công việc đột xuất, trách nhiệm lớn, liên quan đến tính mạng của  
bệnh nhân. Vì vậy, nếu không có năng lực chuyên môn vững vàng, lòng yêu nghề thì thầy  
thuốc khó lòng hoàn thành nhiệm vụ của mình.  
Về chuyên môn, đòi hỏi thầy thuốc phải thật giỏi, nắm vững các kỹ năng thực hành  
nghề nghiệp, phải biết những việc phải làm và những việc không được làm. Tâm lý của  
bệnh nhân bao giờ cũng muốn thầy thuốc giỏi điều trị cho họ. Vì vậy, ngay từ khi còn là  
sinh viên trường y, người thầy thuốc phải tự trau dồi, rèn luyện năng lực chuyên môn; trong  
quá trình hành nghề phải luôn tự học, học suốt đời, liên tục để nâng cao trình độ chuyên  
môn và khoa học kỹ thuật.  
Bên cạnh trình độ chuyên môn sắc sảo, nghề y đòi hỏi người thầy thuốc phải có y  
đức. Đó là đức tính giản dị, khiêm tốn, trung thực, lòng dũng cảm, tác phong cẩn thận, tinh  
thần trách nhiệm với bệnh nhân. Người thầy thuốc chân chính phải đặt lợi ích của người  
bệnh lên trên lợi ích của bản thân. Mọi việc làm, thái độ gò bó, xã giao giả tạo của thầy  
thuốc đều không qua được mắt bệnh nhân.  
Thầy thuốc phải thực sự yêu thương bệnh nhân, chia sẻ được nỗi đau do bệnh tật  
của người bệnh. Thầy thuốc nên rèn luyện thái độ bình tĩnh, điềm đạm, cử chỉ đúng mức,  
vừa thân mật, vừa nghiêm nghị để duy trì niềm tin đối với bệnh nhân. Thầy thuốc phải thực  
sự gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm, nhất là thực hiện những lời khuyên người bệnh  
không nên hút thuốc lá, sống lành mạnh, điều độ, giữ vệ sinh thân thể và môi trường.  
Tác phong của người thầy thuốc cần được chú ý đúng mức; ăn mặc gọn gàng, sạch  
sẽ, nhất là quần áo công tác; bàn tay phải sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. Khi hỏi bệnh, người  
thầy thuốc cần dùng từ dễ hiểu, tránh lạm dụng từ chuyên môn mà bệnh nhân không biết,  
làm cho họ lúng túng, thiếu tự tin, do đó trả lời thiếu chính xác. Không nên tạo không khí  
quá thân mật đến mức sỗ sàng, mất tính nghiêm túc của nghề nghiệp, làm giảm lòng tin của  
bệnh nhân đối với thầy thuốc. Khi khám bệnh phải nhẹ nhàng, không thô bạo, tránh làm  
đau hoặc làm mệt nhọc thêm bệnh nhân. Thầy thuốc khi khám bệnh cho người khác giới  
cần có người thứ 3 cùng dự (y tá, hộ lý, người thân của bệnh nhân...). Đối với người cao  
tuổi cần có thái độ nhã nhặn, kính trọng, nhưng vẫn phải hỏi bệnh tỉ mỉ, khám bệnh kỹ  
càng. Vì người cao tuổi thường mắc cùng lúc nhiều bệnh và các triệu chứng không điển  
hình như lúc trẻ tuổi.  
Tóm lại, nghề y đòi hỏi người thầy thuốc phải hiểu biết tâm lý người bệnh, có năng  
lực chuyên môn vững vàng, tận tâm, tận lực, hết lòng cảm thông, yêu thương, phục vụ  
không điều kiện vì phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.  
Phần I.  
CHƯƠNG CẤP CỨU  
DỊ ỨNG PENICILLIN  
MỤC TIÊU  
1. Mô tả được các triệu chứng dị ứng Penicillin.  
2. Trình bày được nguyên tắc xử trí và xử trí ban đầu khi dị ứng penicillin.  
3. Giáo dục mọi người không dùng thuốc bừa bãi và thử phản ứng trước khi dùng thuốc.  
NỘI DUNG  
Ngày nay trong y học sử dụng nhiều kháng sinh để điều trị, trong đó có Penicillin là loại  
kháng sinh thông dụng, ít độc, dễ sử dụng, nhưng dễ gây dị ứng, nhiều trường hợp gây tử  
vong.  
1. ĐIỀU KIỆN GÂY TAI BIẾN  
-
Loại thuốc: tất cả các loại Penicillin có thể gây dị ứng, thường gặp nhất là Penicillin  
G
-
Đường dùng: Tất cả mọi đường dùng đều có thể gây dị ứng, nhưng tiêm hay gặp và  
nguy hiểm nhất  
-
-
Liều lượng: Không phụ thuộc vào liều lượng, tuy nhiên liều cao thì càng nặng  
Tiền sử  
+ Có thể xảy ra khi tiêm lần đầu, những người tiêm nhiều lần dễ tăng dần cường độ phản  
ứng.  
+ Dễ gặp người có cơ địa dị ứng: hen, dị ứng thời tiết, thức ăn…  
2. TRIỆU CHỨNG  
-
Phản ứng nhanh: xảy ra ngay lập tức hoặc sau 5-10 phút sau khi tiêm, nếu không  
xử trí kịp thời có thể tử vong.  
-
Phản ứng chậm: Xuất hiện sau vài ngày hoặc sau 1-2 tuần.  
2.1. Trường hợp nhẹ  
-
-
-
Nổi mẩn ngứa, đỏ da, mày đay.  
Đau mỏi cột sống lưng.  
Thể này không điều trị có thể tự khỏi, nhưng nếu dùng lại lần sau có thể gây phản  
ứng nặng hơn.  
2.2. Thể trung bình  
-
-
-
-
-
-
-
Ngoài các dấu hiệu của thể nhẹ, biểu hiện.  
Choáng váng nhẹ, đau đầu.  
Phù mặt kiểu phù quinke.  
Nói khàn, ho.  
Khó thở kiểu hen.  
Rối loạn tiêu hoá  
Thể này có thể chuyển sang thể nhẹ hoặc thể nặng nên cần phải theo dõi 24-48h.  
2.3. Thể nặng (sốc phản vệ)  
Xảy ra ngay lập tức sau khi rút mũi tiêm.  
-
+ Sau khi tiêm bệnh nhân cảm giác sợ hãi, choáng váng, khó thở, tím tái, sùi bọt mép ngã  
vật ra và hôn mê.  
+ Khám mạch nhanh, huyết áp tụt, có thể không có mạch, huyết áp. Nếu không cứu chữa  
kịp thời có thể truỵ mạch, hôn mê, tử vong.  
- Trường hợp xảy ra từ từ: sốt tăng dần, rét run, đau ngực, đau bung, ỉa ra máu, huyết áp  
hạ, có khi không đo được, có thể tử vong sau vài phút do không được xử trí hoặc 3-4h do  
truỵ mạch kéo dài.  
3. XỬ TRÍ  
3.1. Thể nhẹ và trung bình  
-
-
-
-
Giải thích để bệnh nhân yên tâm.  
Dùng kháng Histamin, an thần, trợ tim.  
Theo dõi sát mạch, huyết áp trong vòng 24-48h, để phòng chuyển sang thể nặng.  
Ghi vào hồ sơ y bạ để tránh dùng Penicillin lần sau.  
3.2. Thể nặng  
-
Ngay tức khắc tiêm Adrenalin 1mg tiêm 1/2-1 ống dưới da, nhắc lại liều như trên  
10-15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở về bình thường.  
Thở oxy 8-12l/phút.  
Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản hoặc hô hấp nhân tạo.  
Truyền dịch (qua 2 dây): NaCl 0,9%, Ringerlactat.  
Corticoid: Solu Medron, Depecsolon 30mg X 1-2 ống tiêm tĩnh mạch, sau đó pha  
dịch truyền tĩnh mạch.  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Kháng Histamin: Dimedron 0,01g X 2-4 ống, Prometazin 50mg X 1ống tiêm bắp.  
Giãn phế quản: Diaphylin 0,24g pha 10ml Glucose30% tiêm tĩnh mạch.  
Ủ ấm, nằm đầu thấp.  
2-4 ống, Prometazin 50mg X 1ống tiêm bắp.  
Giãn phế quản: Diaphylin 0,24g pha 10ml Glucose30% tiêm tĩnh mạch.  
Ủ ấm, nằm đầu thấp.  
4. PHÒNG BỆNH  
-
-
-
-
-
Cẩn thận khi dùng Penicillin bất kỳ dưới dạng nào, thử test trước khi dùng.  
Khi dùng Penicillin cho bệnh nhân chuẩn bị hộp chống sốc, kể cả khi thử phản ứng.  
Phải dè dặt ở bệnh nhân tiền sử dị ứng và dị ứng nhẹ Penicillin ở lần tiêm trước.  
Không pha trộn Penicillin với Novocain, Lidocain hoặc các loại thuốc khác.  
Ghi vào hồ sơ sổ y bạ.  
LƯỢNG GIÁ  
Câu 1. Nêu các điều kiện gây tai biến dị ứng Penicillin?  
Câu 2. Trình bày biểu hiện lâm sàng dị ứng Penicillin?  
Câu 3. Trình bày cách xử trí khi bị dị ứng Penicillin và cách phòng bệnh?  
DỊ ỨNG DỨA  
MỤC TIÊU  
1. Mô tả được triệu chứng của từng mức độ dị ứng dứa  
2. Xử trí được từng mức độ dị ứng dứa  
NỘI DUNG  
1. NGUYÊN NHÂN  
Trong mắt quả dứa có một loại nấm dễ gây dị ứng là Candila Tropicalis. Khi dứa bị ủng  
nấm xâm nhập vào thịt dứa dễ gây dị ứng.  
2. TRIỆU CHỨNG  
Sau khi ăn 30 phút – 1giờ xuất hiện các triệu chứng:  
-
-
-
-
Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy.  
Mệt mỏi, vật vã.  
Nổi mẩn ngứa khắp người.  
Trường hợp nặng  
+ Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, có khi không đo được.  
+ Khó thở, co thắt phế quản, nghe phổi có ran rít  
+ Xung huyết các niêm mạc nhất là mắt  
3. XỬ TRÍ  
3.1. Trường hợp nhẹ  
-
Để tự nhiên cũng khỏi, bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh  
3.2. Trường hợp nặng  
-
-
Thở oxy, ủ ấm.  
Dùng thuốc chống dị ứng.  
- Chống truỵ tim mạch, bù dịch điện giải.  
4. PHÒNG  
-
Không ăn dứa ủng dập.  
-
Không nên ăn dứa nữa khi đã bị dị ứng dứa.  
- Người có cơ địa dị ứng không nên làm nghề tiếp xúc với dứa.  
LƯỢNG GIÁ  
Câu 1. Trình bày triệu chứng lâm sàng khi bị dị ứng dứa?  
Câu 2. Xử trí và phòng bệnh dị ứng dứa?  
RẮN ĐỘC CẮN  
I. §¹i c ¬ng  
ViÖt Nam cã rÊt nhiÒu lo¹i r¾n, cã lo¹i ®éc vµ cã lo¹i kh«ng ®éc. Näc ®éc n»m ë trong  
n íc bät cña r¾n.  
- Mét sè lo¹i r¾n ®éc th êng gÆp lµ: Hæ mang, c¹p nong, c¹p nia, r¾n lôc vµ mét sè r¾n biÓn.  
- T¸c dông g©y ®éc cña näc r¾n ®éc.  
+ Näc g©y ®éc thÇn kinh: G©y liÖt  
+ Näc ®éc g©y shock: Shock ph¶n vÖ  
+ Näc ®éc g©y ho¹i tö: C¬, da  
+ Näc ®éc g©y ch¶y m¸u: Rèi lo¹n ®«ng m¸u  
II. TriÖu chøng  
1. T¹i chç  
- §au d÷ déi, s ng tÊy thµnh quÇng ®á  
- XuÊt hiÖn nh÷ng vÕt tÝm nhît, pháng n íc  
- Cã thÓ ch¶y m¸u liªn tôc ë miÖng vÕt c¾n  
- Ho¹i tö tæ chøc, chØ cßn g©n vµ x ¬ng  
2. Toµn th©n  
- Sau khi bÞ r¾n c¾n 15-30 phót, bÖnh nh©n thÊy cho¸ng v¸ng, to¸t må h«i, mÊt th¨ng  
b»ng vÒ vËn ®éng tù chñ, kh¸t n íc, n«n möa, Øa ch¶y, chuét rót.  
- M¹ch nhanh, lo¹n nhÞp, huyÕt ¸p kÑt  
- Sôp mi, nãi khã nuèt khã.  
- Rèi lo¹n h« hÊp: khã thë khi hÝt vµo, c¶m gi¸c bÕ t¾c ë ngùc (do liÖt c¬ h« hÊp)  
- Ch¶y m¸u r¨ng lîi  
- Sèt 38-390C, cã khi h¹ nhiÖt ®é.  
- BÖnh nh©n lÞm dÇn vµ cã thÓ chÕt do liÖt c¬ h« hÊp.  
III. Xö trÝ  
1. T¹i chç  
VÕt th ¬ng do r¾n ®éc c¾n ph¶i ® îc xö trÝ n¬i gÇn nhÊt  
- §éng viªn tinh thÇn ®Ó bÖnh nh©n yªn t©m, kh«ng ® îc ®i l¹i.  
- T¹i vÕt c¾n: Röa s¹ch, s¸t khuÈn, b¨ng bã vÕt th ¬ng b»ng g¹c v« khuÈn, b¨ng Ðp chÆt võa  
ph¶i tõ ngän chi ®Õn gèc chi.  
- Cã thÓ bÊt ®éng chi bÞ r¾n c¾n b»ng nÑp (®Ó h¹n chÕ näc ®éc trë vÒ tim).  
- ChuyÓn n¹n nh©n lªn tuyÕn trªn b»ng xe c¬ giíi, kh«ng ®Ó bÖnh nh©n tù ®i.  
2. Toµn th©n: Tuú theo tõng lo¹i näc ®éc.  
- Tiªm huyÕt thanh chèng näc r¾n ®Æc hiÖu nÕu cã.  
- Trî tim m¹ch.  
- Chèng sèc  
- Thë Oxy, h« hÊp nh©n t¹o, thë m¸y.  
- Kh¸ng sinh.  
- An thÇn.  
L îng gi¸  
C©u 1. Tr×nh bµy triÖu chøng cã thÓ x¶y ra khi bÞ r¾n ®éc c¾n?  
C©u 2. Tr×nh bµy s¬ cøu ban ®Çu r¾n ®éc c¾n?  
Say n¾ng, say nãng  
Môc tiªu  
1. M« t¶ ® îc c¸c triÖu chøng l©m sµng tõng tr êng hîp  
2. Xö trÝ n¹n nh©n t¹i chç vµ vËn chuyÓn n¹n nh©n lªn tuyÕn trªn kÞp thêi trong tr êng hîp  
qu¸ nÆng.  
3. Gi¸o dôc nh©n d©n c¸ch phßng tr¸nh.  
NI DUNG  
I. §¹i c ¬ng  
Say n¾ng lµ do t¸c dông cña ¸nh n¾ng mÆt trêi chiÕu lªn ®Çu trÇn vµ g¸y trong mét thêi gian  
dµi.  
-
Say nãng lµ t×nh tr¹ng c¬ thÓ bÞ nãng qu¸, hÖ thÇn kinh trung ¬ng bÞ rèi lo¹n, lµm  
cho mäi chuyÓn ho¸ c¬ thÓ còng bÞ rèi lo¹n  
-
(Rèi lo¹n chuyÓn ho¸ n íc vµ ®iÖn gi¶i, rèi lo¹n h« hÊp vµ tuÇn hoµn)  
II. TriÖu chøng  
TriÖu chøng l©m sµng cña say n¾ng, say nãng gÇn gièng nhau  
1. Tr êng hîp nhÑ  
- MÖt mái ng©y ngÊt, nhøc ®Çu, chãng mÆt, ï tai, hoa m¾t, mÆt ®á bõng, buån n«n  
vµ cã c¶m gi¸c tøc ngùc nh bÞ chÌn Ðp.  
2. Tr êng hîp nÆng  
- NhiÖt ®é t¨ng rÊt cao 40- 410C vµ cã thÓ h¬-n n÷a  
- M¹ch nhanh, thë nhanh n«ng cã thÓ 60 lÇn/phót.  
- N¹n cã thÓ ng· gôc ngay n¬i lµm viÖc, mª s¶ng co giËt, ®ång tö gi·n, kh«ng ph¶n  
øng víi ¸nh s¸ng.  
- NhiÖt ®é cµng t¨ng m¹ch cµng nhanh vµ yÕu, mÆt t¸i nhît, huyÕt ¸p h¹, rèi lo¹n h«  
hÊp vµ cã thÓ chÕt trong h«n mª.  
III. Xö trÝ  
1. Tr êng hîp nhÑ  
- §Æt ng êi bÖnh n¬i tho¸ng m¸t, yªn tÜnh, níi réng quÇn ¸o vµ qu¹t m¸t  
- Lau ng êi cho n¹n nh©n b»ng n íc m¸t, ch êm m¸t lªn ®Çu ngùc ch©n tay.  
- Cho uèng n íc pha Ýt muèi, n íc ORS  
- Dïng thuèc trî tim nÕu cÇn  
2. Tr êng hîp nÆng  
- Chèng truþ tim m¹ch vµ h« hÊp:  
Thë oxy vµ h« hÊp nh©n t¹o.  
Dïng thuèc trî tim m¹ch  
- Bï n íc vµ ®iÖn gi¶i b»ng c¸c dung dÞch truyÒn tÜnh m¹ch: Natriclorua 0,9%, Ringerlactat,  
Glucose 5%...  
- Chèng phï n·o nÕu cã b»ng Manitol 20%  
IV. §Ò phßng  
-
nhµ m¸y hÇm lß ph¶i cã qu¹t th«ng giã, cã ®ñ n íc uèng cho c«ng nh©n  
- Tr¸nh ra ngoµi khi trêi qu¸ n¾ng  
- Ra n¾ng ph¶i ®éi nãn mò réng vµnh hoÆc che kÝn g¸y b»ng kh¨n thÊm n íc  
- Mïa hÌ mÆc quÇn ¸o réng vµ tho¸ng m¸t.  
- ë nhµ m¸y hÇm lß ph¶i cã qu¹t th«ng giã, cã ®ñ n íc uèng cho c«ng nh©n  
- Tr¸nh ra ngoµi khi trêi qu¸ n¾ng  
- Ra n¾ng ph¶i ®éi nãn mò réng vµnh hoÆc che kÝn g¸y b»ng kh¨n thÊm n íc  
- Mïa hÌ mÆc quÇn ¸o réng vµ tho¸ng m¸t.  
L îng gi¸  
C©u 1. Nªu triÖu chøng l©m sµng khi bÞ say n¾ng, say nãng?  
C©u 2. Tr×nh bµy c¸ch xö trÝ ban ®Çu khi say n¾ng, say nãng?  
ĐIỆN GIẬT  
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
1. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng bệnh nhân điện giật  
2. Trình bày được cách xử trí bệnh nhân bị điện giật.  
NỘI DUNG  
1. ĐẠI CƯƠNG  
Tai nạn điện giật khá thường gặp trong sinh hoạt và lao động do sơ xuất chạm vào vật dẫn  
điện.  
-
Xử trí điện giật cần phải tiến hành ngay tại chỗ và phải rất kiên trì mới có thể cứu  
sống được nạn nhân.  
2. TRIỆU CHỨNG  
2.1. Tình huống khi bị điện giật.  
- Nạn nhân có thể bắn ra xa, có thể bị chấn thương.  
- Nạn nhân bị dán chặt vào nơi truyền điện, cần đề phòng ngã gây chấn thương khi ngắt  
điện hoặc bỏng tại nơi tiếp xúc với điện.  
2.2. Ngừng tim, ngừng thở  
-
-
-
Mặt trắng bệch rồi tím dần, hôn mê, ngừng thở.  
Mạch không bắt được.  
Đồng tử dãn nếu tim ngừng lâu.  
2.3. Dòng điện cao thế có thể gây:  
Bỏng: có khi bỏng rất nặng nếu tiếp xúc lâu.  
-
- Hội chứng suy thận: đái ít, nước tiểu đỏ, sau vô niệu.  
3. XỬ TRÍ  
3.1. Nguyên tắc  
-
Xử trí nhanh ngay tại chỗ, chỉ có 3 phút cấp cứu nếu ngừng tuần hoàn.  
- Cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp đúng phương pháp.  
3.2. Cụ thể  
- Ngắt điện ngay (chú ý không để nạn nhân ngã).  
- Xác định xem có ngừng tuần hoàn không, nếu có cần hồi sinh tim phổi ngay.  
- Đặt bệnh nhân nằm ưỡn cổ.  
- Đấm vào vùng trước tim 5 cái và tiến hành hồi sinh tim phổi ngay.  
- Khi có cấp cứu lưu động đến:  
+ Đặt nội khí quản, bóp bóng oxy 100%  
+ Tiêm Adrenalin tĩnh mạch 1mg/3-5 phút.  
+ Trên đường đi tiếp tục cấp cứu.  
- Ở khoa cấp cứu:  
+ Tiếp tục các động tác hồi sinh tim phổi.  
+ Sốc điện.  
+ Tiêm Adrenalin tĩnh mạch.  
+ Thở oxy.  
+ Tiếp tục ép tim nếu tim chưa đập trở lại.  
+ Ghi điện tâm đồ, theo dõi điện tim 24h  
+ Truyền Nabicar 1,4%  
+ Chống sốc: truyền dịch, Dopamin.  
+ Chống suy thận cấp, vô niệu: Furocemid, lọc màng bụng, thận nhân tạo.  
LƯỢNG GIÁ  
Câu 1. Trình bày triệu chứng có thể xảy ra khi bị điện giật?  
Câu 2. Trình bày cách xử trí khi bị điện giật?  
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN  
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn  
2. Trình bày được cách xử trí ngộ độc thức ăn.  
NỘI DUNG  
1. ĐỊNH NGHĨA  
- Ngộ độc thức ăn là một danh từ chung chỉ các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn  
do thức ăn gây ra.  
- Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn  
chứa độc chất.  
2. NGUYÊN NHÂN  
2.1. Thức ăn và nước uống bị nhiễm độc  
-
-
-
-
Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiếc, Hg, Asen…  
Hoá chất hữu cơ: các thuốc màu…  
Thuốc diệt côn trùng, vật hại…  
Các chất phóng xạ.  
2.2. Virus, vi khuẩn, nấm mốc có trong thực phẩm  
- Virus: Adenovirus, Rotavirut…  
- Vi khuẩn: có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, phẩy khuẩn tả, vi khuẩn yếm khí…  
- Nấm mốc phát triển thức ăn bị ẩm, thối  
2.3. Các chất độc tự nhiên có trong thực phẩm  
- Cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, mật cá trắm… ( ngộ độc cho thận).  
- Da cóc, gan trứng cóc gây rối loạn nhịp tim.  
2.4. Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi: với các thực phẩm chứa tyramin (sữa), monosodoum  
glutamat (bột ngọt).  
3. TRIỆU CHỨNG  
3.1. Lâm sàng  
- Sau khi ăn, uống thức ăn bị nhiễm độc triệu chứng đột ngột xảy ra sau vài phút tới vài  
giờ, có khi tới một ngày:  
+ Buồn nôn và nôn  
+ Đau bụng  
+ Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu  
+ Có thể sốt hoặc không  
- Các triệu chứng nặng nguy hiểm:  
+ Mất nước và điện giải  
. Đái ít, nước tiểu sẫm màu  
. Khô miệng, khô môi, khát nước,  
. Da khô, nhăn nheo, độ chun giãn da giảm  
. Mắt trũng sâu  
. Mạch nhanh  
. Thở nhanh, sâu  
. Sốt, mệt lả, co giật  
+ Truỵ tim mạch: mạch nhanh nhỏ khó bắt, HA tụt  
+ Có thể bị sốc nhiễm khuẩn  
3.2. Xét nghiệm  
-
-
-
-
-
Giữ lại các thực phẩm đã ăn làm xét nghiệm  
Giữ lại chất nôn, phân để nghiệm  
Cấy phân  
Cấy máu nếu có sốt  
Xét nghiệm nước tiểu và máu nếu nghi có hoá chất độc.  
4. XỬ TRÍ  
4.1. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo ngăn chặn chất độc vào máu  
-
-
-
Gây nôn.  
Cho uống than hoạt 20-30g.  
Uống thuốc nhuận tràng: Sorbitol 20g.  
4.2. Chống mất nước và điện giải  
Uống ORS hoặc các dung dịch thay thế ORS.  
-
- Truyền tĩnh mạch các dung dịch đẳng trương.  
4.3. Các biện pháp khác  
-
-
-
-
-
Rửa dạ dày khi ngộ độc nhiều.  
Uống kháng độc tố khi biết rõ độc chất.  
Dùng kháng sinh nếu có sốt hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn.  
Hồi sức tuần hoàn, hô hấp nếu suy tuần hoàn, suy hô hấp.  
Đánh giá mức độ nặng dựa vào mạch, huyết áp, mức độ mất nước, nguyên nhân.  
LƯỢNG GIÁ  
Câu 1. Nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?  
Câu 2. Trình bày triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn?  
Câu 3. Nêu cách xử trí ngộ độc thức ăn?  
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU  
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
1. Trình bày được triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu.  
2. Trình bày được cách xử trí ban đầu và gửi lên tuyến trên trường hợp ngộ độc thuốc trừ  
sâu.  
3. Hướng dẫn nhân dân cách sử dụng và bảo quản thuốc trừ sâu.  
NỘI DUNG  
1. NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ  
1.1. Lâm sàng  
- Hoàn cảnh gây ngộ độc: tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, sản phẩm có thuốc trừ sâu  
* Biểu hiện 3 hoàn cảnh:  
- Hội chứng Muscarin:  
. Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đái ỉa không tự chủ.  
. Suy hô hấp: khó thở, rì rào phế nang giảm, nhiều ran ẩm, đôi khi có ran rít.  
. Nhịp tim chậm, huyết áp hạ.  
. Co đồng tử, chảy nước mắt.  
- Hội chứng Nicotin: khi ngộ độc nặng.  
. Giật cơ, máy cơ, co cứng cơ, liệt cơ.  
- Hội chứng thần kinh trung ương.  
. Lo lắng, bồn chồn, rối loạn ý thức, nói khó, nhược cơ.  
. Hôn mê, mất phản xạ.  
. Ngộ độc nặng: Ức chế trung tâm hô hấp, tuần hoàn dẫn đến ngừng thở, truỵ tim mạch,  
hôn mê sâu, tử vong nhanh.  
* Ngộ độc nhẹ:  
-
-
Nhức đầu chóng mặt, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, mệt, buồn nôn, cảm giác kiến  
bò đầu chi.  
Đồng tử co, mạch chậm, huyết áp bình thường.  
* Ngộ độc trung bình:  
- Nhức đầu dữ dội, vật vã, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi, chuột rút, giật cơ, co đồng  
tử, mạch chậm.  
- Có thể sốt cao, phổi có nhiều ran ẩm.  
- Men Cholinestenase giảm.  
- Nếu không được điều trị dẫn đến hôn mê sâu, liệt khu trú, tử vong.  
- Nếu được điều trị sớm tích cực có thể khỏi hoàn toàn.  
* Ngộ độc nặng:  
- Ngay sau khi bị ngộ độc thấy khó chịu, tăng tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi như tắm, nôn  
ỉa chảy đau bụng quằn quại, khó thở nhiều, tím tái, thở khò khè, phổi có nhiều ran ứ đọng  
- Đồng tử co nhỏ.  
- Men Cholinestenase hạ thấp, protein niệu.  
- Nếu không được điều trị bệnh nhân hôn mê, chết sau vài giờ.  
- Nếu được điều trị khỏi hôn mê, hết co giật, nhưng mệt, run cơ, nhức đầu kéo dài.  
1.2. XÉT NGHIỆM  
+ Các xét nghiệm cơ bản  
-
Các xét nghiệm đặc hiệu  
+ Cholinestenase (ChE) giảm hơn 50%  
+ Các xét nghiệm tìm thấy Phospho hữu cơ trong dịch dạ dày, máu, nước tiểu  
2. NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU CLO HỮU CƠ  
-
-
Da tái, máy cơ, co giật, tăng tiết, suy hô hấp, co đồng tử…  
Xét nghiệm: ChE không giảm, ngấm Atropin nhanh.  
- Xét nghiệm có Clo hữu cơ trong dịch dạ dày, nước tiểu  
3. NGỘ ĐỘC CÁC HỢP CHẤT TRỪ SÂU CARBAMAT  
-
Hội chứng cường Cholin nhưng nhẹ hơn, chủ yếu là hội chứng Muscarin và đáp ứng  
tốt với điều trị Atropin  
-
Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn sau 48-72h  
- Xét nghiệm thấy Carbamat trong nước tiểu, dịch dạ dày, trong máu.  
4. XỬ TRÍ  
4.1. Ngộ độc phospho hữu cơ  
- Thuốc đặc hiệu:  
+ Atropin sulphat 1g tiêm tĩnh mạch trong 10 phút, rồi truyền tĩnh mạch 0,5g/h cho đến khi  
thấm Atropin  
+ PAM: chỉ cho sau khi đã dùng Atropin tiêm tĩnh mạch chậm 500mg, 2g/ngày. (Trung hoà  
chất độc)  
-
-
Đảm bảo hô hấp: thở oxy, hút đờm dãi, bóp bóng hoặc thở máy.  
Hạn chế sự hấp thu:  
+ Qua hô hấp: thông khí nhân tạo  
+ Qua da: Cởi bỏ quần áo, rửa nơi tiếp xúc với chất độc.  
+ Qua tiêu hoá: Rửa dạ dày  
- Đảm bảo tuần hoàn: truyền đủ dịch, duy trì thuốc nâng huyết áp (Dopamin)  
- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải theo điện giải đồ  
4.2. Ngộ độc Clo hữu cơ  
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu  
- Loại trừ chất độc bằng các biện pháp trên  
- Hồi sức hô hấp, tuần hoàn, điều trị triệu chứng.  
5. PHÒNG BỆNH  
-
Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu, đúng đói tượng, đúng liều, có  
phòng hộ lao động, đúng kỹ thuật, không ăn uống hút thuốc khi pha thuốc.  
Không để người già, trẻ em, phụ nữ có thai pha thuốc  
Không dùng thuốc để bôi ghẻ, diệt chấy  
Có kho để riêng, có chế độ xuất nhập cẩn thận  
Quy định rõ thời gian từ lúc phun thuốc đến lúc thu hoạch, rửa sạch rau quả đã được  
phun thuốc  
-
-
-
-
- Người tiếp xúc với thuốc trừ sâu kéo dài cần khám định lượng men ChE  
-
Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu, đúng đói tượng, đúng liều, có  
phòng hộ lao động, đúng kỹ thuật, không ăn uống hút thuốc khi pha thuốc.  
Không để người già, trẻ em, phụ nữ có thai pha thuốc  
-
-
Không dùng thuốc để bôi ghẻ, diệt chấy  
-
-
Có kho để riêng, có chế độ xuất nhập cẩn thận  
Quy định rõ thời gian từ lúc phun thuốc đến lúc thu hoạch, rửa sạch rau quả đã được  
phun thuốc  
- Người tiếp xúc với thuốc trừ sâu kéo dài cần khám định lượng men ChE  
LƯỢNG GIÁ  
Câu 1. Trình bày triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu?  
Câu 3. Trình bày xử trí khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu?  
CHẢY MÁU TIÊU HÓA  
MỤC TIÊU HỌC TẬP  
1. Chẩn đoán xác định và đánh giá được mức độ nặng nhẹ của chảy máu tiêu hóa.  
2. Nêu được những nguyên nhân thường gặp của chảy máu tiêu hóa.  
3. Xử lý được bước đầu chảy máu tiêu hóa tại tuyến y tế cơ sở, sau đó chuyển kịp thời bệnh  
nhân lên tuyến trên.  
NỘI DUNG HỌC TẬP  
1. ĐẠI CƯƠNG  
Chảy máu tiêu hóa là một cấp cứu thường gặp. Đòi hỏi người thầy thuốc phải có chẩn đoán  
khẩn trương, để xử lý kịp thời, vì chảy máu tiêu hóa nặng có thể đe dọa tính mạng của bệnh  
nhân.  
2. TRIỆU CHỨNG  
Chảy máu tiêu hóa biểu hiện bởi nôn ra máu, sau đó là ỉa phân đen, hoặc chỉ ỉa phân đen.  
2.1. Nôn ra máu  
- Có thể đau bụng, buồn nôn, hoặc đột ngột nôn ra máu đỏ tươi, có khi lẫn máu cục màu  
đen, có thể lẫn với thức ăn.  
- Số lượng máu nôn ra có thể trung bình (100 - 200ml) hoặc nhiều, vài trăm ml đến một lít.  
- Một, hai ngày sau ỉa phân đen.  
Chảy máu tiêu hóa biểu hiện bởi nôn ra máu, sau đó là ỉa phân đen, hoặc chỉ ỉa phân đen.  
2.2. Ỉa phân đen:  
-
-
Có thể không nôn ra máu, mà chỉ ỉa phân đen, sền sệt, như bồ hóng, bã cà phê.  
Số lần nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng máu đã chảy.  
2.3. Dấu hiệu toàn thân:  
- Nếu chảy máu ít, mệt mỏi, chóng váng thoáng qua, mạch hơi nhanh, HA bình thường.  
- Nếu chảy máu vừa và nặng, mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh,  
mạch nhanh, Huyết hạ, khát nước, đái ít, vô niệu.  
- Sốc mất máu (nặng nhất) thường xuất hiện sau khi nôn ra máu nhiều hoặc sau khi ỉa phân  
đen.  
+ Da xanh tái, vã mồ hôi.  
+ Niêm mạc, môi, mắt trắng bệch.  
+ Chân tay lạnh, thở nhanh.  
+ Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp thấp và kẹt.  
2.4. Cần phân biệt  
- Nôn ra máu với ho ra máu rồi nuốt vào dạ dày.  
-
Ỉa phân đen với phân đen sau khi ăn tiết canh, uống một số thuốc như Bismut, than  
thảo mộc, sắt…  
2.5. Đánh giá mức độ nặng nhẹ của xuất huyết tiêu hóa  
Trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa rất cần được đánh giá mức độ mất máu nặng  
hay nhẹ, để xử trí cấp cứu phù hợp và hiệu quả.  
- Mạch và huyết áp là dấu hiệu rất có giá trị. Lấy mạch và đo huyết áp khi bệnh nhân nằm  
và sau đó ngồi trong 5 phút.  
+ Mất máu càng nặng: mạch càng nhanh, nhỏ, có khi không bắt được, huyết áp hạ nhiều có  
khi không đo được.  
Mạch > 100 lần/phút, huyết áp tối đa < 100mmHg, đó là biểu hiện của mất máu khoảng 1  
lít.  
Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit: Nhưng những giờ đầu sau khi chảy máu, bao  
giờ cũng có hiện tượng cô máu, nên số liệu chưa chính xác. Phải đến 36 giờ sau, mới có  
giá trị.  
+ Số lượng hồng cầu trên 3 triệu: mất máu trung bình.  
+ Số lượng hồng cầu trên 2 triệu: mất máu nặng.  
+ Số lượng hồng cầu dưới 2 triệu: mất máu rất nặng.  
3. NGUYÊN NHÂN  
3.1. Chảy máu tiêu hóa trên:  
3.1.1. Tổn thương trực tiếp ở dạ dày – tá tràng.  
- Loét dạ dày – tá tràng.  
- Viêm cấp dạ dày – tá tràng (do thuốc Aspirin, Corticoid, Phenylbutazon, Kali…)  
- Ung thư dạ dày.  
- Polip ở dạ dày – tá tràng.  
3.1.2. Do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa.  
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, tắc tĩnh mạch  
trên gan  
- Chảy máu đường mật (ở bệnh viêm đường mật, sỏi mật).  
- Bệnh lý ở tủy xương gây rối loạn đông máu và chảy máu  
3.2. Nguyên nhân chảy máu ở phần dưới của ống tiêu hóa.  
- Trĩ hậu môn  
- Viêm loét chảy máu ở trực tràng, đại tràng.  
- Polip trực tràng, đại tràng (viêm chảy máu)  
- Ung thư trực tràng, đại tràng.  
4. XỬ TRÍ  
4.1. Tại tuyến y tế cơ sở  
- Để bệnh nhân nằm yên, đầu thấp  
- Thở oxy, nếu có khó thở  
- Truyền dịch: NaCl 0,9%, Ringerlactat, nếu truỵ mạch truyền 2 dây. (15phút hết 500 ml).  
Nếu truyền trên 1,5lít mà huyết áp không lên truyền dd cao phân tử,  
- Cimetidin 1 ống 200mg, pha trong dung dịch mặn đẳng trương, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.  
- Seduxen 10mg 1 èng tiªm b¾p.  
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khẩn trương khi điều kiện cho phép.  
4.2. Tại tuyến trên  
- Hồi sức và hồi phục thể tích máu đã mất bằng cách truyền máu, truyền dịch tùy trường  
hợp.  
- Cầm máu bằng thuốc và cầm qua nội soi.  
- Điều trị nguyên nhân chảy máu tránh chảy máu tái phát.  
- Nếu điều trị nội khoa tích cực không có kết quả thì phải phẫu thuật để cầm máu.  
LƯỢNG GIÁ  
Câu 1. Trình bày triệu chứng xuất huyết tiêu hóa?  
Câu 2. Trình bày xử trí xuất huyết tiêu hóa ở tuyến cơ sở?  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 202 trang Thùy Anh 05/05/2022 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếp xúc người bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tiep_xuc_nguoi_benh.pdf