Giáo trình Kỹ thuật điều dưỡng y sỹ

Bài 1  
TẦM QUAN TRỌNG  
CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH  
MỤC TIÊU  
1. Nêu được các qui định về công tác chăm sóc người bệnh.  
2. Nêu được tầm quan trọng và trách nhiệm chăm sóc người  
bệnh toàn diện.  
NỘI DUNG  
1. Qui chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện  
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư  
thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu,  
phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.  
1.1.Qui định chung:  
Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc điều trị  
của bác sỹ, điều dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh  
cả về thân thể và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện,  
không áp dụng hình thức phân công theo công việc.  
Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.  
1.2.Qui định cụ thể  
1.2.1.Chăm sóc người bệnh toàn diện  
- Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực điều  
dưỡng chăm sóc người bệnh theo qui định, đầu tư đủ thiết bị và dụng  
cụ phục vụ chăm sóc.  
- Mỗi người bệnh phải được một bác sỹ một điều dưỡng chịu  
trách nhiệm cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện.  
1.2.2. Điều dưỡng có trách nhiệm  
- Thực hiện đúng y lệnh, đúng qui định kỹ thuật bệnh viện.  
1
- Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực  
các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm  
sóc, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sỹ để xử  
trí kịp thời.  
- Người bệnh được bác sỹ, điều dưỡng phổ biến kiến thức y học  
phổ thông và hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc.  
1.2.3. Phân cấp chăm sóc:  
- Chăm sóc cấp 1:  
+ Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục  
của điều dưỡng.  
+ Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê,  
suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải được nằm bất động và một số yêu  
cầu đặc biệt của chuyên khoa.  
+ Nội dung chăm sóc:  
. Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc  
các chỉ số sinh tồn, tình trạng và các diễn biến của người  
bệnh theo chỉ định của bác sỹ.  
. Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân  
thể, đại tiện, tiểu tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải  
giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động trị liệu, an ủi  
động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn  
bệnh hiểm nghèo.  
- Chăm sóc cấp 2:  
+ Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh  
+ Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay  
đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền  
máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức  
năng.  
+ Nội dung chăm sóc:  
2
. Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm  
sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sỹ điều trị.  
. Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại  
tiện, tiểu tiện, tập vận động, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên,  
an ủi, giáo dục sức khỏe khuyến khích người bệnh cùng  
phối hợp điều trị để sức khỏe chóng phục hồi.  
- Chăm sóc cấp 3:  
+ Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.  
+ Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động, tự phục  
vụ.  
+ Nội dung chăm sóc:  
. Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm  
sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sỹ.  
. Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên  
truyền giáo dục sức khỏe, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên,  
an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối hợp điều  
trị.  
2. Trách nhiệm và tầm quan trọng trong chăm sóc người bệnh  
toàn diện  
2.1. Bác sỹ điều trị  
- Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo  
dõi, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.  
- Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,  
động viên, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.  
- Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm tra,  
giám sát điều dưỡng chăm sóc thực hiện y lệnh.  
2.2. Điều dưỡng trưởng khoa  
- Phân công, giám sát điều dưỡng và hộ lý thực hiện việc theo  
dõi, chăm sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc.  
3
- Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp  
hàng ngày.  
- Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình  
người bệnh; giải quyết những ý kiến đóng góp công tác chăm sóc và  
báo cáo cấp trên giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm  
vi trách nhiệm giải quyết.  
- Tham gia chăm sóc người bệnh.  
2.3. Điều dưỡng chăm sóc  
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sỹ điều trị.  
- Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sỹ điều trị  
để xử lý kịp thời.  
- Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu qui định.  
- Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc  
và động viên an ủi người bệnh và gia đình người bệnh.  
2.4. Hộ lý  
- Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ  
đựng chất thải.  
- Phụ điều dưỡng di chuyển và chăm sóc người bệnh.  
2.5. Người bệnh và gia đình người bệnh  
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội qui bệnh viện và qui định quyền  
lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh với bệnh viện.  
- Gia đình người bệnh chỉ được tham gia chăm sóc khi bác sỹ  
điều trị cho phép và sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người  
bệnh. Người nhà người bệnh không được thực hiện các kỹ thuật  
chuyên môn.  
Tự lượng giá:  
1. Trình bày quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.  
4
2. Trình bày trách nhiệm và tầm quan trọng trong công tác  
chăm sóc người bệnh toàn diện của điều dưỡng chăm sóc  
Bài 2  
QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH, GIƯỜNG BỆNH  
TẠI NHÀ, TẠI TRẠM Y TẾ XÃ  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý buồng  
bệnh.  
2. Mô tả được cách thay đổi không khí, ánh sách trong buồng  
bệnh.  
3. Phân tích được yêu cầu của một buồng bệnh.  
NỘI DUNG  
1. Tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh  
Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng  
cho bệnh nhân, nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu  
đáo. Tuy phải hết sức đơn giản những cần phải có đầy đủ điều kiện  
vệ sinh cần thiết, đảm bảo cho bệnh nhân được thoải mái, an toàn.  
Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọng đối với tinh thần người  
bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóng hồi phục  
sức khỏe.  
5
Quản lý buồng bệnh là một phần công việc hàng ngày của nhân  
viên y tế. Các nhân viên y tế phải thấy rõ một buồng bệnh sạch sẽ,  
ngăn nắp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái an toàn khi làm việc.  
Nhưng bệnh viện, trạm y tế hiện nay thường chưa thỏa mãn được  
yêu cầu của người bệnh, nên nhân viên y tế cần dựa vào khả năng  
hiểu biết của mình, căn cứ vào tình hình của bệnh nhân và kế hoạch  
điều trị của thầy thuốc, tạo những điều kiện thuận lợi và có ích nhất  
trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh.  
2. Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh  
2.1. Nhiệt độ:  
Nhiệt độ lý tưởng vào khoảng 18-22oC vừa phải không lạnh,  
đồng thời cũng không làm đổ mồ hôi. Trong trường hợp đặc biệt phải  
thay đổi nhiệt độ cho phù hợp. Đối với trẻ em và người già nhiệt độ  
có thể để hơi tăng. Đối với bệnh nhân sốt nóng nhiệt độ cần giảm  
xuống một ít. Mùa rét cần ấm hơn. Để tránh nhiệt độ thay đổi bất ngờ  
mỗi buồng bệnh nên có một hàn thử biểu để thường xuyên kiểm tra  
nhiệt độ trong buồng bệnh.  
Mùa đông tốt nhất là có hơi ấm để cho buồng bệnh ấm áp. Tốt  
nhất là dùng máy điều hòa nhiệt độ vì không có tro, khói, khí CO2 và  
mùi khét.  
Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chưa thể sử dụng máy điều hòa  
nhiệt độ rộng rãi, ta có thể dùng lò sưởi điện, lò sưởi than… Nếu  
dùng lò sưởi nhất thiết phải làm ống khói để khí CO, CO2… được  
hút ra ngoài.  
2.2. Độ ẩm  
Độ ẩm trong buồng bệnh thích hợp nhất là 60% nhưng đối với  
một số bệnh nhân như viêm phế quản cần độ ẩm cao hơn, có thể nâng  
lên 80%.  
6
Trái lại trong buồng bệnh nhân hen xuyễn thì cần không khí khô  
ráo, có thể giảm độ ẩm xuống 20% đến 10%.  
Chúng ta có thể điều hòa độ ẩm trong buồng bệnh cho thích hợp  
như mùa đông làm ẩm bằng cách nhân tạo. Trong buồng bệnh thường  
bị khô quá có thể đặt ấm nước trên lò sưởi để nước bốc hơi.  
Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không  
khí trong buồng mát mẻ vì nước dễ bốc hơi. Điều hòa nhiệt độ và độ  
ẩm được đúng mức, không khí trong buồng bệnh sẽ ấm áp dễ chịu  
rất có lợi cho sức khỏe.  
2.3. Không khí lưu thông và trong sạch:  
Khi chen chúc trong phòng đông người, ta thường thấy khó chị  
vì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng lên cao, tình trạng này ở buồng  
bệnh lại càng khó chịu hơn, vì ngoài hơi người trong buồng bệnh còn  
có mùi của các chất bài tiết (nước tiểu, phân…) dễ có mùi tanh, hôi  
nên việc thay đổi không khí trong buồng bệnh có tầm quan trọng rất  
lớn. Muốn vậy cần:  
- Yêu cầu về diện tích, không khí: Mỗi bệnh nhân phải có 6-  
7m2, mỗi giường cách nhau 2,4m, bệnh nhân truyền nhiễm phải cho  
nằm buồng bệnh để đề phòng nước bọt hoặc bụi có vi khuẩn truyền  
nhiễm.  
- Cửa sổ và ống thông hơi: Buồng bệnh phải có nhiều cửa sổ, cửa  
chớp để không khí lưu thông dễ dàng, nhưng không được kê giường  
bệnh sát cửa sổ để tránh gió lùa.  
- Quạt điện: Về mùa nóng dùng quạt điện nên dùng quạt trần nhẹ,  
không để quạt thẳng vào bệnh nhân, tránh bệnh nhân bị cảm lạnh.  
- Giờ giấc thực hiện:Thường thay đổi không khí sau giờ vệ sinh  
buổi sáng, trước khi ngủ trưa và ngủ tối hoặc khi có mùi hôi thối  
trong buồng bệnh.  
3. Ánh sáng trong buồng bệnh  
7
Hàng ngày sáng, chiều cần mở cửa sổ và cửa ra vào cho buồng  
sáng sủa, để lấy ánh sáng mặt trời cho bệnh nhân, mặt khác để thuận  
lợi cho việc khám bệnh, điều trị và săn sóc bệnh nhân. Những buổi  
trưa sau bữa ăn cần khép cửa, buông rèm làm cho buồng tối lại để  
bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa.  
4. Yêu cầu của một buồng bệnh  
4.1. Trang trí  
Buồng bệnh phải gọn gàng, sạch sẽ, cần tạo cho khung cảnh của  
buồng bệnh vui tươi lành mạnh, phải tránh buồn tẻ vì sẽ làm cho bệnh  
nhân chán nản, vì vậy trang trí phòng cần hết sức đơn giản để tẩy uế  
tránh lây bệnh.  
4.2. Vệ sinh  
Bệnh tật phần lớn do tình trạng mất vệ sinh mà ra. Trong buồng  
bệnh thường xuyên có bệnh nhân nằm nhất là những người phải nằm  
liệt giường, ăn uống, đại tiểu tiện đều tại giường nên càng mất vệ  
sinh. Vì vậy, việc tẩy uế là hết sức quan trọng.  
Thường kỳ phải giặt chăn, màn, chiếu, lau giường, tủ đầu giường.  
Khi bệnh nhân khỏi bệnh, về nhà phải giặt chăn màn, chiếu, phơi  
đệm và thay đệm khác.  
Nếu bệnh nhân tử vong phải tẩy uế lần cuối giường, màn, chiếu,  
chăn và các vật dụng khác… bằng các biện pháp lau rửa, ngâm thuốc  
sát khuẩn…  
Khi lau chùi cần dùng khăn lau ướt để tránh bụi bay lên.  
Khi quét nhà cần vẩy nước trước khi quét, ở một số nước người  
ta sử dụng máy hút bụi để làm vệ sinh buồng bệnh. Sau khi quét cần  
dùng khăn khô lau nhà sau đó tẩy uế bằng dung dịch không mùi hoặc  
có mùi thơm dễ chịu như dầu sả. Nhất thiết không được dùng các  
chất thơm để làm át mùi hôi thối trước khi cọ rửa cho mất mùi.  
8
Các dụng cụ như bô, xô, đại tiểu tiện dùng xong phải đổ ngay  
vào nơi qui định, rửa sạch và có thể được khử khuẩn rồi mới đem về  
phòng.  
Trong buồng bệnh cần phải diệt: Ruồi, muỗi, rận, rệp, gián,  
chuột…  
Mỗi buồng bệnh phải có một thùng rác có nắp đậy, đổ và rửa  
sạch hàng ngày.  
4.3. Yên tĩnh  
Tiếng ồn có thể làm cho bệnh tật của người bệnh tăng lên.  
Ví dụ:  
+ Cơn giật tăng lên  
+ Vết mổ đau thêm  
+ Bệnh nhân mất ngủ thêm  
Cho nên phải làm thế nào để giảm tiếng động trong buồng bệnh,  
nhất là những tiếng động bất thình lình vì vậy cần: Tránh nói to, gọi  
nhau, cười đùa, đi guốc, đóng cửa mạnh và tiếng đồ dùng va chạm  
vào nhau…  
Không những nhân viên y tế phải phục tùng nội qui buồng bệnh  
mà ngay cả bệnh nhân cũng phải đảm bảo đúng nội qui yên tĩnh trong  
buồng bệnh.  
Những bệnh nhân kêu la rên rỉ cần được nằm ở buồng riêng để  
tránh làm ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.  
4.4. An toàn  
Khi bị bệnh sức khỏe bị giảm sút, mắt hay bị mờ, đi lại mệt nhọc,  
dễ bị vấp ngã. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người bệnh cần thực  
hiện:  
+ Mặt đất bằng phẳng.  
+ Nhà cửa sáng sủa  
9
+ Không để những thứ có thể di chuyển được ở chỗ nhiều  
người qua lại  
- Tủ đầu giường để ở sát giường và để đồ đạc ở chỗ bệnh nhân  
dễ lấy, đồng thời luôn luôn nhắc nhở bệnh nhân phải cẩn thận khi lấy  
đồ dùng ở cạnh giường để khỏi ngã.  
- Đối với bệnh nhân nặng cần có ổ bấm chuông điện ở đầu giường  
để báo cho nhân viện trực.  
- Nếu chân giường có bánh xe, lúc thường không cần di động  
phải khóa lại.  
- Bệnh nhân nặng cần phải theo dõi để đề phòng bệnh nhân ngã,  
bệnh nhân tự tử.  
- Kê giường bệnh gần nơi làm việc của nhân viên y tế và theo  
dõi chặt chẽ cả ngày lẫn đêm.  
- Không để bệnh nhân đến gần cửa sổ, gần những vật sắc như  
dao, kéo…  
- Đồng thời phải động viên an ủi, nói năng thận trọng, giữ bí mật  
chuyên môn với người bệnh.  
- Có phương tiền phòng hỏa hoạn.  
- Các dụng cụ điện phải đảm bảo an toàn, dây điện phải được bọc  
kín.  
- Trong buồng bệnh không được hút thuốc để phòng ngừa hỏa  
hoạn, đồng thời giữ cho không khí trong buồng bệnh luôn trong sạch.  
- Các bình oxy phải được bảo quản tốt.  
Tự lượng giá:  
1. Trình bày được cách thay đổi không khí trong buồng bệnh.  
2. Nêu được yêu cầu của một buồng bệnh.  
10  
Bài 3  
CHĂM SÓC VỆ SINH  
CHO NGƯỜI BỆNH NẶNG, HÔN MÊ, MÊ SẢNG  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và các mức độ của  
bệnh nặng, hôn mê, mê sảng.  
2. Lập được bảng chăm sóc và theo dõi bệnh nhân nặng, hôn  
mê, mê sảng.  
NỘI DUNG  
1. Định nghĩa  
Hôn mê là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân mà người  
bệnh mất liên hệ với ngoại cảnh, song chức năng sống vẫn còn.  
Gồm:  
3 mất:  
3 còn:  
- Mất trí tuệ.  
- Phổi còn thở.  
- Tim còn đập.  
- Bài tiết còn.  
- Mất vận động tự chủ.  
- Mất cảm giác.  
2. Chăm sóc bệnh nhân nặng, hôn mê, mê sảng  
Khi tiếp nhận một bệnh nhân hôn mê người nhân viên y tế phải  
xác định tình trạng bệnh nhân và đặt ra được yêu cầu chăm sóc nhằm:  
+ Ngăn chặn tử vong.  
+ Duy trì hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.  
+ Phòng ngừa biến chứng.  
+ Phục hồi chức năng.  
+ Giáo dục sức khoẻ và các biện pháp tự theo dõi, chăm sóc  
cho gia đình sau khi xuất viện.  
2.1. Nhận định chăm sóc  
11  
- Quan sát bệnh nhân.  
- Đánh giá mức độ hôn mê.  
- Phân loại được hôn mê có triệu chứng thần kinh chỉ điểm hay  
không?  
- Lấy mạch, nhiệt độ, HA.  
- Nhịp thở, tần số, kiểu thở có rối loạn không?  
- Có các dấu hiệu cơ năng: Nhức đầu, nôn.  
- Hỏi: Tiền sử bệnh nhân có mắc bệnh gì không? Có vướng mắc  
gì về tình cảm trong gia đình và xã hội không? (khâu này phải hỏi  
qua người nhà bệnh nhân)  
- Người nhân viên y tế thu thập mọi giấy tờ, y bạ có liên quan  
đến bệnh nhân để giúp quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.  
2.2. Chẩn đoán chăm sóc  
- Rối loạn hoặc mất ý thức.  
- Tắc nghẽn hô hấp do thông khí kém.  
- Bội nhiễm do nằm lâu.  
- Loét mục do nằm lâu.  
- Teo cơ, tắc mạnh do không vận động.  
- Suy mòn do dinh dưỡng kém.  
2.3. Kế hoạch chăm sóc:  
- Theo dõi các chức năng sống phát hiện dấu hiệu bất thường để  
xử lý kịp thời.  
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ .  
- Vệ sinh thân thể.  
- Phòng chống loét.  
- Nuôi dưỡng.  
- Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.  
- Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập.  
2.4. Thực hiện kế hoạch:  
12  
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (chức năng sống):  
+ Tùy từng nguyên nhân hôn mê mà có kế hoạch theo dõi 15  
phút; 30 phút; 1 giờ hoặc 3 giờ một lần.  
+ Theo dõi nước tiểu 24 giờ để có kế hoạch bù nước và điện  
giải và giúp bác sĩ điều chỉnh lượng nước ra vào của cơ thể.  
+ Phải ghi vào các phiếu theo dõi, thấy bất thường phải thông  
báo ngay.  
- Thực hiện các y lệnh đầy đủ và chính xác.  
- Duy trì lưu thông đường hô hấp:  
+ Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu.  
+ Hút đờm dãi khi tăng tiết.  
+ Đặt Canyl Mayo đề phòng tụt lưỡi.  
+ Thở oxy khi có tím tái.  
+ Thay đổi tư thế nằm 1 giờ/1 lần.  
+ Nếu hôn mê sâu đặt mội khí quản, hút đờm dãi và hỗ trợ hô  
hấp khi cần thiết.  
- Nuôi dưỡng:  
+ Cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, mỗi lần bơm không  
quá 200 ml cách nhau 3 giờ. Cho thêm các loại thức ăn có vitamin  
A, B, C.  
+ Chú trọng Protit: bảo đảm cho cơ thể tiếp nhận 1 - 1,5  
g/kg/ngày.  
+ Lượng Calo: 30 - 50 Calo/kg thể trọng/ngày.  
+ Chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh và cân đối theo khẩu phần:  
Theo tỷ lệ P : L : G = 1 : 1 : 4.  
+ Nước uống : Vnu = Vnt + (300 hoặc 500) ml- Vdt.  
Trong đó: Vnu = số ml nước uống trong ngày.  
Vnt = thể tích nước tiểu /24 giờ tính bằng ml.  
Vdt = thể tích dịch truyền tính bằng ml.  
13  
(500 ml áp dụng khi có sốt, vã mồ hôi hoặc có hỗ trợ  
hô hấp)  
- Phòng chống loét:  
+ Cho bệnh nhân nằm đệm hoặc phao chống loét.  
+ Nếu không có đệm nước phải giữ cho ga giường khô, sạch,  
không có nếp nhăn.  
+ Trở mình cho bệnh nhân 2 giờ/lần.  
+ Có vết trợt: Điều trị ngay tránh để nhiễm khuẩn và loét.  
. Bôi thuốc hoặc chất làm sạch da (Rivanol)  
. Dùng đệm kê thích hợp.  
+ Đã loét: Cắt lọc phần tế bào hoại tử, rửa sạch, đổ đường  
trắng vào vết loét băng lại, hàng ngày thay băng và đổ đường nhiều  
lần. Chăm sóc đến khi vết loét đầy và kín miệng.  
- Chăm sóc mắt: Chống khô giác mạc và tổn thương do va chạm  
(do bệnh nhân không còn phản xạ chớp mắt)  
+ Nhỏ mắt theo y lệnh.  
+ Đắp gạc có tưới dung dịch NaCl lên mắt.  
+ Khép mi lại.  
- Duy trì bài tiết nước tiểu: Đặt Sonde dẫn lưu nước tiểu tránh  
làm bẩn và ướt da, tránh nhiễm trùng ngược dòng.  
- Duy trì thân nhiệt:  
+ Ủ ấm nếu hạ thân nhiệt.  
+ Hạ nhiệt nếu có sốt cao.  
- Chống ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối:  
+ Tập vận động thụ động.  
- Chăm sóc khớp:  
+ Thay đổi tư thế.  
+ Vận động các khớp.  
14  
- Chăm sóc răng miệng: Lau rửa ngày 2 lần có thể dùng Glyxerin  
hoặc nước chanh làm ẩm niêm mạc miệng.  
- Vệ sinh thân thể:  
+ Lau người, rửa bộ phận sinh dục sau khi đi đại tiểu tiện hàng  
ngày.  
+ Thay ga giường, quần áo ngày một lần.  
+ Nên tắm toàn thân và gội đầu tại giường 3 ngày/lần vào buổi  
chiều. Nếu trời lạnh phải ủ ấm bệnh nhân.  
- Chăm sóc tâm lý: Dù cho bệnh nhân hôn mê sâu cũng nên hỗ  
trợ kích thích não bằng cách:  
+ Nói với bệnh nhân.  
+ Gọi tên.  
+ Sờ lên da.  
+ Nhắc nhở người nhà tăng cường liên hệ giao tiếp với bệnh  
nhân để tăng cường cảm giác hồi tỉnh.  
- Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập:  
+ Hướng dẫn gia đình bệnh nhân biết chế độ chăm sóc và vệ  
sinh hàng ngày.  
+ Chế độ ăn uống và dùng thuốc hàng ngày: ăn đủ lượng và  
chất, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.  
+ Luyện tập hàng ngày từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều.  
3. Đánh giá quá trình chăm sóc:  
- Bệnh nhân không mắc các biến chứng đã kể trên.  
- Toàn trạng tiến triển tốt lên và hồi tỉnh.  
- Được nuôi dưỡng đảm bảo, biểu hiện không sụt cân.  
- Gia đình bệnh nhân yên tâm, cộng tác với nhân viên y tế chăm  
sóc tốt bệnh nhân.  
Tự lượng giá:  
15  
1. Trình bày được nhận định và lập kế hoạch chăm sóc và thực  
hiện chăm sóc bệnh nhân nặng, hôn mê, mê sảng.  
16  
Bài 4  
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI, TỬ VONG  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được các giai đoạn cuối cuộc đời của người bệnh.  
2. Trình bày được những biểu hiện của giai đoạn hấp hối và  
dấu hiệu của cái chết.  
3. Trình bày được cách chăm sóc người bệnh ở giai đoạn hấp  
hối - tử vong.  
NỘI DUNG  
1. Các giai đoạn cuối của cuộc đời người bệnh  
1.1. Sự từ chối  
Giai đoạn này người bệnh không chấp nhận cái chết, người bệnh  
thường nghĩ cái chết không thể xảy ra với họ. Đây là phản ứng đầu  
tiên của người bệnh.  
1.2. Sự tức giận  
Có thể biểu hiện bằng sự giận dữ một cách vô cớ với nhân viên  
bệnh viện hoặc người nhà người bệnh vì một lý do nào đó.  
1.3. Sự mặc cảm  
Ở giai đoạn này người bệnh mặc cả với việc chữa bệnh, muốn  
tìm cách để có sự thay đổi khác về kết quả của sự việc. Người bệnh  
có thể yêu cầu gọi thầy cúng, thầy mo, mục sư…thậm chí có sự trăng  
trối liên quan đến tội lỗi.  
1.4. Sự buồn rầu  
17  
Người bệnh rất lo lắng, buồn rầu vì biết cái chết sắp đến với  
họ. Họ tiếc những ngày đã qua đi và mong muốn được kể lể, tâm sự  
với người thân hoặc nhân viên y tế.  
1.5. Sự chấp nhận  
Đây là giai đoạn tuyệt vọng, người bệnh đã chấp nhận cái chết.  
Ở giai đoạn này giao tiếp với người bệnh thường khó khăn, người  
bệnh thường trầm lặng hoặc lại nói nhiều (khi hấp hối người bệnh  
muốn gặp người thân để nói lời trăng trối, di chúc, cách bố trí tang  
lễ).  
2. Những biểu hiện của giai đoạn hấp hối và dấu hiệu của cái chết  
- Chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, móng tay tím tái (đây là biểu  
hiện của sự lưu thông máu giảm).  
- Người bệnh có thể vã mồ hôi đầm đìa (do rối loạn vận mạch).  
- Trương lực cơ giảm, cơ thể trở nên ủ rũ, thiếu sinh lực, hàm trễ  
xuống, miệng lệch, mũi vẹo, nói khó, nuốt khó, dần dần mất phản xạ  
hoàn toàn.  
- Mắt lõm xuống, đờ dại không cử động.  
- Hô hấp thay đổi: người bệnh thở chậm và khó thở, ứ đọng đờm  
và chất nhầy. Khi thở có thể gây ra âm thanh gọi là “tiếng nấc hấp  
hối”.  
- Mạch nhanh nhỏ, rối loạn khó bắt.  
- Ý thức lú lẫn.  
- Trước lúc người bệnh ngừng thở, mạch sẽ mờ dần đi và không  
sờ thấy mạch nữa.  
- Chú ý:  
Trong lúc này người nhân viên y tế phải luôn có mặt ở cạnh  
người bệnh, phát hiện kịp thời các dấu hiệu sống và sự thay đổi về  
tình trạng người bệnh để báo cáo ngay cho điều dưỡng trưởng hoặc  
18  
bác sỹ biết. Sự có mặt thường xuyên của nhân viên y tế sẽ là nguồn  
an ủi lớn đối với họ và nhân thân.  
3. Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn hấp hối - tử vong  
3.1. Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn hấp hối  
3.1.1. Nguyên tắc chăm sóc  
- Chuyển người bệnh đến phòng riêng, tránh gây ồn ào và tiện  
cho việc chăm sóc không ảnh hưởng đến người bệnh khác.  
- Giúp đỡ người bệnh về mặt tâm lý, sinh lý và tinh thần.  
- Thực hiện khẩn trương y lệnh và bằng mọi cách làm giảm đau  
khổ, các triệu chứng cho người bệnh.  
- Tận tình chăm sóc cứu chữa người bệnh đến phút cuối cùng.  
- Đảm bảo cho người bệnh và thân nhân không bị đơn độc trong  
giai đoạn cuối này.  
- Khi người bệnh hấp hối nếu không có thân nhân bên cạnh,  
người bệnh có trăng trối điều gì nhân viên y tế phải ghi chép đầy đủ  
để báo cáo cho thân nhân hoặc cơ quan biết.  
3.1.2. Đáp ứng nhu cầu cho người bệnh  
- Đáp ứng nhu cầu cá nhân: tắm, lau người, vệ sinh răng miệng  
cho người bệnh.  
- Nhu cầu tư thế: luôn thay đổi tư thế ít nhất 2 giờ 1 lần để người  
bệnh thoái mái, ngăn ngừa loét.  
- Nhu cầu giao tiếp: bệnh nhân còn tỉnh táo nhân viên y tế luôn  
ở bên cạnh an ủi bệnh nhân, lưu ý không nói những điều liên quan  
đến bệnh.  
- Nhu cầu về thị giác: phòng bệnh sạch sẽ, thoáng khí đủ ánh  
sáng.  
- Nhu cầu về dinh dưỡng: bệnh nhân còn ăn được cho ăn lỏng dễ  
tiêu, chia nhiều bữa trong ngày. Nếu không ăn được cho ăn qua sonde  
hoặc truyền dịch.  
19  
- Nhu cầu về bài tiết:  
+ Bệnh nhân tăng tiết nhiều đờm dãi phải hút hết đờm.  
+ Bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ phải thay quần áo, giữ  
vệ sinh sạch sẽ.  
- Nhu cầu về liệu pháp Oxy: thở oxy qua sonde (nếu cần).  
- Nhu cầu về tinh thần: tôn trọng nhu cầu tình cảm của bệnh nhân,  
tuân theo tôn giáo và những yêu cầu tại thời điểm bệnh nhân chết.  
3.1.3. Đối với thân nhân  
- Mọi công việc phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhanh  
gọn, có hiệu quả tránh người nhà hiểu lầm.  
- Khi thân nhân hỏi nhân viên y tế chỉ được trả lời những câu hỏi  
trong phạm vi cho phép.  
- Phải tế nhị, lịch sự, nhẹ nhàng cảm thông với người nhà.  
- Đôi khi phải thông báo và giải thích cho thân nhân về việc mình  
cần làm và yêu cầu gia đình bệnh nhân ra ngoài.  
3.1.4. Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn hấp hối.  
- Chuẩn bị bệnh nhân:  
+ Chuyển người bệnh sang phòng riêng, nếu không có phòng  
riêng phải có bình phong để tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.  
+ Động viên người bệnh và thân nhân họ.  
+ Thông báo tình trạng của người bệnh cho thân nhân được  
biết, để họ khỏi bị sang chấn tinh thần.  
- Chuẩn bị người nhân viên y tế:  
+ Nhân viên y tế có đủ mũ, áo, khẩu trang.  
+ Rửa tay thường quy.  
- Chuẩn bị dụng cụ:  
+ Chăn, lò sưởi (nếu người bệnh lạnh).  
+ Dụng cụ hút đờm dãi (nếu có tăng tiết đờm rãi).  
+ Dụng cụ thở oxy (nếu người bệnh thiếu oxy).  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 224 trang Thùy Anh 05/05/2022 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật điều dưỡng y sỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_dieu_duong_y_sy.pdf