Giáo trình Bệnh học nhi

Chương I. Nhi khoa đại cương  
Bài 1. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM  
MỤC TIÊU  
1. Nêu được giới hạn của 6 thời kỳ phát triển của trẻ em.  
2. Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng thời kỳ.  
3. Vận dụng được những đặc điểm sinh lý và bệnh lý của các thời kỳ vào việc chăm  
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phòng bệnh cho trẻ em.  
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể  
đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất  
lượng (sự hoàn thiện về chức năng các cơ quan). Trong quá trình phát triển, cơ thể  
trẻ em có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và bệnh lý mang tính đặc trưng cho  
từng lứa tuổi. Dựa vào đặc điểm này, có thể chia ra thành 6 thời kỳ phát triển của trẻ  
em.  
1. Thời kỳ phát triển trong tử cung  
1.1. Giới hạn  
Thời kỳ phát triển trong tử cung được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi trẻ  
ra đời (cắt rốn), trung bình là 270 - 280 ngày. Thời kỳ này được chia ra 2 giai đoạn:  
- Giai đoạn phôi thai: 3 tháng đầu.  
- Giai đoạn rau thai: 6 tháng cuối.  
1.2. Đặc điểm sinh lý  
- 3 tháng đầu là thời kỳ hình thành các phủ tạng và tạo dáng thai nhi.  
- 6 tháng cuối là thời kỳ phát triển thai nhi. Đây là thời kỳ thai nhi lớn rất nhanh về  
khối lượng và hoàn thiện dần về chức năng các cơ quan.  
- Sự hình thành và phát triển thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ  
(thể chất, tinh thần, xã hội và bệnh tật) của người mẹ.  
1.3. Đặc điểm bệnh lý  
Trứng được thụ tinh phát triển liên tục trong suốt 38 tuần cho đến khi được đẻ ra.  
Bệnh lý của thời kỳ này liên quan đến tình trạng sức khoẻ của người mẹ, cấu tạo gen  
của phôi, sự tác động (công kích) của một số tác nhân và thời điểm bị tác động:  
- Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus như cúm, á  
cúm, rubeole, adenovirus hoặc sử dụng một số thuốc chống ung thư, hay một số  
thuốc khác như Tetracyclin, Gacdenal... có thể sẽ gây rối loạn quá trình hình thành  
thai nhi, dẫn đến quái thai hoặc các dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, tim  
bẩm sinh, tịt hậu môn vv...  
- 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai là giai đoạn phát triển thai nhi bằng cách tăng  
sinh về số lượng và kích thước tế bào. Sự tác động quá mức đến thai nhi thông qua  
người mẹ như mẹ ăn uống kém, lao động nặng, bị ngã hoặc bị các bệnh mạn tính có  
thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ yếu...  
1.4. Chăm sóc và quản lý thai nghén  
Để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt, cần hướng dẫn cho bà mẹ thực hiện tốt  
những điểm sau:  
- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng, trong  
đó cần đặc biệt chú ý đến chất đạm.  
- Tạo mọi điều kiện để người mẹ được thoải mái về tinh thần, tránh lao động nặng,  
tránh té ngã, không đi lại nhiều trên đường gồ ghề, nhất là trong 3 tháng cuối của  
thời kỳ thai nghén.  
- Tránh tiếp xúc với các chất độc như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuỷ ngân; tránh dùng  
các loại thuốc như Tetracyclin, thuốc phiện, thuốc lá, thuốc chống ung thư hoặc thuốc  
an thần nGacdenal ...  
- Phòng tránh các bệnh lây do virus như cúm, á cúm, rubeole, adenovirus, sốt phát  
ban và các bệnh do ký sinh trùng như giun móc, toxoplasmosis hay các bệnh hoa liễu  
như lậu, giang mai... nhất là trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.  
- Không nên có thai khi người mẹ bị bệnh mạn tính như bệnh van tim, suy tim, suy  
gan, suy thận, suy tuỷ, xơ phổi, tâm thần...  
- Đi khám thai định kỳ, đều đặn để có những lời khuyên kịp thời, xác đáng và hữu  
ích.  
- Hướng dẫn bà mẹ có thai đi tiêm phòng uốn ván.  
- Chăm sóc bà mẹ khi có thai và đỡ đẻ an toàn.  
2. Thời kỳ sơ sinh  
2.1. Giới hạn  
Tính từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ.  
2.2. Đặc điểm sinh lý  
- Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của đứa trẻ với cuộc sống  
bên ngoài tử cung. Ngay sau khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu thở  
bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần hoàn rau  
thai, trẻ bắt đầu bú, hệ tiêu hoá bắt đầu làm việc, thận bắt đầu đảm nhiệm việc điều  
hoà môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Tất cả các nhiệm vụ này, trước đây đều  
do rau thai đảm nhiệm.  
- Cơ thể trẻ lúc này còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được  
hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong tình trạng bị ức chế, cho nên trẻ  
ngủ suốt ngày.  
- Một số hiện tượng sinh lý xảy ra trong thời kỳ này là: đỏ da sinh lý, vàng da sinh  
lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, tăng trương lực cơ sinh  
lý, rụng rốn, ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định.  
2.3. Đặc điểm bệnh lý  
- Do cơ thể của trẻ rất non yếu cho nên trẻ dễ bị bệnh và bệnh thường diễn biến nặng,  
dễ dẫn đến tử vong. Qua thống kê cho thấy lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong cao nhất.  
- Đứng đầu về bệnh tật trong lứa tuổi sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng như viêm rốn,  
uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác.  
- Đứng thứ hai là các bệnh do rối loạn quá trình hình thành và phát triển thai nhi:  
quái thai, đẻ non, các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở vòm miệng, tịt hậu môn, lộ  
bàng quang, tim bẩm sinh...  
- Sau cùng là các bệnh liên quan đến quá trình sinh đẻ: ngạt, bướu huyết thanh, gãy  
xương, chảy máu não - màng não...  
2.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng  
- Nếu có thể, cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt.  
- Giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh: Rốn, da, tã lót sạch sẽ.  
- Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng.  
- Hướng dẫn cho bà mẹ về cách cho con bú.  
- Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con, cho trẻ uống Vitamin K liều dự phòng  
xuất huyết não - màng não.  
- Hướng dẫn để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng kỳ hạn.  
- Hướng dẫn cho bà mẹ biết theo dõi các hiện tượng sinh lý của trẻ và biết khi nào  
phải đưa trẻ đi khám.  
3. Thời kỳ bú mẹ  
3.1. Giới hạn  
Tính từ khi trẻ được 4 tuần lễ cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.  
3.2. Đặc điểm sinh lý  
- Ở thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh: Chỉ sau 12 tháng, trọng lượng của trẻ tăng gấp 3  
lần, chiều cao tăng gấp rưỡi, vòng đầu tăng thêm 35% so với lúc trẻ ra đời.  
- Để đảm bảo cho trẻ lớn nhanh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong lứa tuổi này rất  
cao: 120 - 130 kcal/kg/ngày.  
- Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá chưa hoàn thiện, do vậy để đảm bảo nhu cầu  
dinh dưỡng cao thì thức ăn tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này là sữa mẹ. Sau 5 tháng tuổi  
nên bắt đầu cho trẻ ăn sam.  
- Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp được hình thành, trẻ phát triển nhanh về tâm  
thần và vận động: Lúc ra đời trẻ chỉ biết khóc và có một số phản xạ bẩm sinh; khi 1  
tuổi, trẻ đã biết đứng, biết cầm đồ vật, tập nói và hiểu được nhiều điều.  
3.3. Đặc điểm bệnh lý  
- Do nhu cầu dinh dưỡng cao, trẻ lớn rất nhanh nhưng chức năng của ống tiêu hoá  
chưa hoàn thiện, cho nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, suy dinh dưỡng và còi  
xương.  
- Trẻ dưới 6 tháng ít bị bệnh lây như sởi do có kháng thể từ mẹ truyền sang. Đây là  
miễn dịch thụ động.  
- Trẻ trên 6 tháng hay bị các bệnh lây như sởi, ho gà, thuỷ đậu, do hệ thống đáp ứng  
miễn dịch còn yếu, miễn dịch thụ động lại giảm dần.  
3.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng  
- Thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Cần giáo dục để bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu.  
- Sau 5 tháng tuổi cho trẻ ăn bổ sung. Cần hướng dẫn cho bà mẹ biết cách cho trẻ ăn  
bổ sung:  
+ Ăn từ ít đến nhiều, thay thế dần dần những bữa bú mẹ bằng các bữa ăn bổ sung.  
+ Ăn từ loãng đến đặc dần.  
+ Tập cho trẻ quen dần với từng món ăn một.  
+ Thức ăn phải dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi và phải đầy đủ các chất dinh dưỡng,  
muối khoáng và vitamin.  
+ Phải đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.  
- Giáo dục bà mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng 7 bệnh truyền nhiễm theo đúng lịch.  
4. Thời kỳ răng sữa  
4.1. Giới hạn  
Thời kỳ này được tính từ khi trẻ 1 tuổi cho đến 6 tuổi và chia ra 2 giai đoạn:  
- Tuổi vườn trẻ: trẻ từ 1 - 3 tuổi.  
- Tuổi mẫu giáo: trẻ từ 4 - 6 tuổi.  
4.2. Đặc điểm sinh lý  
- Ở thời kỳ này, trẻ lớn chậm hơn so với thời kỳ bú mẹ. Chức năng các bộ phận được  
hoàn thiện dần.  
- Chức năng vận động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh: Lúc 1 tuổi trẻ mới tập đi, 2  
tuổi trẻ đi lại rất nhanh, 3 - 4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản  
để tự phục vụ mình (ăn bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tập vẽ,  
tập viết.  
- Hệ thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1 - 2 tuổi trẻ mới tập nói, 3 tuổi  
trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.  
- Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn  
bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vậy những hành vi xấu, tốt của người lớn đều  
ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ.  
- Sau 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Khi trẻ được 24 - 30 tháng thì trẻ đã có đủ  
20 răng sữa.  
4.3. Đặc điểm bệnh lý  
- Do tiếp xúc rộng rãi với môi trường xung quanh, cho nên trẻ dễ mắc các bệnh lây  
như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bại liệt, lao, bệnh giun.  
- Trẻ 1 - 3 tuổi hay bị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiêu chảy.  
- Trẻ 3 - 6 tuổi, do hệ thống đáp ứng miễn dịch đã phát triển, cho nên dễ bị các bệnh  
dị ứng hay nhiễm trùng - dị ứng như: mẩn ngứa, hen, viêm cầu thận cấp, thận nhiễm  
mỡ.  
4.4. Chăm sóc và giáo dục  
Chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành  
nhân cách của trẻ sau này:  
- Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh như rửa tay trước khi ăn, không ăn những gì đã  
rơi xuống đất, rửa tay sau khi đại tiểu tiện, không chơi ở nơi bẩn bụi, thường xuyên  
phải tắm rửa, giữ gìn áo quần sạch sẽ...  
- Tạo điều kiện để trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời.  
- Hướng dẫn cách ăn mặc, đi giày dép đúng theo mùa.  
- Sớm cách ly các cháu bị bệnh.  
- Hướng dẫn bà mẹ, người trông giữ trẻ về cách phòng tránh tai nạn tại nhà: rơi ngã,  
bỏng nước sôi, điện giật, chết đuối...  
5. Thời kỳ thiếu niên  
5.1. Giới hạn  
Tính từ khi trẻ được 6 tuổi cho đến 15 tuổi và được chia ra 2 giai đoạn:  
- Tuổi học sinh nhỏ: 6 - 12 tuổi.  
- Tuổi học sinh lớn hay tuổi tiền dậy thì: 12 - 15 tuổi.  
5.2. Đặc điểm sinh lý  
- Cấu tạo và chức năng các bộ phận đã hoàn chỉnh.  
- Trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh: Trẻ có khả năng tiếp thu học đường, tư duy,  
sáng tạo và ứng xử khéo léo.  
- Tâm sinh lý giới tính phát triển rõ rệt.  
- Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.  
- Hệ thống cơ phát triển mạnh.  
- Trẻ 6 - 7 tuổi phát triển nhanh về chiều cao.  
- Trẻ 8 - 12 tuổi phát triển rất chậm về chiều cao.  
- Trẻ 13 - 18 tuổi chiều cao lại bắt đầu lớn rất nhanh.  
5.3. Đặc điểm bệnh lý  
- Bệnh lý ở lứa tuổi này gần giống người lớn.  
- Trẻ hay bị các bệnh nhiễm trùng - dị ứng như thấp tim, hen, viêm họng, viêm  
amydal.  
- Trẻ có thể bị các bệnh do sai lầm về tư thế khi ngồi học như gù, vẹo cột sống, cận  
thị.  
5.4. Giáo dục phòng bệnh  
- Giáo dục cho trẻ làm tốt vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm lạnh.  
- Phát hiện sớm bệnh viêm họng, thấp tim để điều trị kịp thời.  
- Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, bàn ghế trong nhà trường phải có kích cỡ phù  
hợp với từng lứa tuổi.  
- Phát hiện những trẻ bị cận thị, điếc để đeo kính hoặc đeo máy nghe giúp cho trẻ  
học tập tốt.  
6. Thời kỳ dậy thì  
6.1. Giới hạn  
Giới hạn của thời kỳ dậy thì không cố định mà phụ thuộc vào giới và môi trường xã  
hội:  
- Trẻ gái, tuổi dậy thì đến sớm hơn, thường bắt đầu từ 13 - 14 tuổi, kết thúc lúc 18  
tuổi.  
- Trẻ trai, tuổi dậy thì đến muộn hơn, thường bắt đầu từ 15 - 16 tuổi, kết thúc lúc 19  
- 20 tuổi.  
6.2. Đặc điểm sinh lý  
- Trẻ lớn rất nhanh.  
- Biến đổi nhiều về tâm sinh lý.  
- Hoạt động của các tuyến nội tiết, nhất là tuyến sinh dục chiếm ưu thế.  
- Chức năng của cơ quan sinh dục đã trưởng thành.  
6.3. Đặc điểm bệnh lý  
- Trẻ em ở lứa tuổi này rất ít bị các bệnh nhiễm khuẩn.  
- Lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong thấp nhất.  
- Trẻ dễ bị các rối loạn về tâm thần và tim mạch.  
- Thường phát hiện thấy những dị tật ở cơ quan sinh dục.  
- Biểu hiện lâm sàng của các bệnh ở lứa tuổi này cũng giống như ở người lớn.  
6.4. Giáo dục sức khoẻ  
- Cần giáo dục để trẻ biết yêu thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần cho cơ  
thể phát triển tốt, cân đối.  
- Giáo dục giới tính, quan hệ nam nữ lành mạnh.  
- Đề phòng các bệnh do quan hệ tình dục, do nghiện hút gây nên.  
Bài 2.  
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được đặc điểm cấu tạo sinh lý và phát triển của hệ da, cơ, xương  
2. Nêu được các đặc điểm về giải phẫu và sinh lý hệ hô hấp  
3. Trình bày được các đặc điểm riêng biệt về hệ thống tuần hoàn máu, tiêu hóa, và  
tiết niệu trẻ em.  
1. DA TRẺ EM  
1.1. Đặc điểm cấu tạo  
- Da trẻ mềm mại, mỏng, xốp, có nhiều nước, nhiều mao mạch, sờ vào mịn như  
nhung, các sợi cơ và đàn hồi phát triển ít, tuyến mồ hôi trong 3-4 tháng đầu phát triển  
nhưng chưa hoạt động.  
- Sau đẻ trên da trẻ có một lớp chất gây màu trắng xám, lớp gây này có tác dụng  
bảo vệ da (đỡ mất nhiệt cơ thể, miễn dịch, dinh dưỡng nuôi da, do đó không nên lau  
sạch, chỉ cần thấm mạch máu, sau 48 giờ cần lau sạch để tránh hăm đỏ tại các nếp  
gấp).  
- Lớp mỡ dưới da được hình thành tháng thứ 7-8 trong thời kỳ bào thai, vì vậy  
trẻ đẻ non tháng lớp mỡ dưới da mỏng, bề dày của lớp mỡ dưới da trẻ từ 3-6 tháng  
là 6-7mm, 1 tuổi là 10-12mm, 7-10 tuổi là 7mm, từ 11-15 tuổi là 8mm.  
- Thành phần lớp mỡ dưới da của trẻ bao gồm nhiều acid béo no (acid panmatic,  
stearic) ít acid béo không no (acid oleic). Khi bị lạnh trẻ dễ bị cứng bì.  
- Tóc trẻ em mềm mại vì chưa có lõi tóc, tóc có thể rậm, thưa, đen hoặc hơi vàng.  
1.2. Đặc điểm sinh lý  
1.2.1. Chức năng bảo vệ  
Da trẻ mỏng nên dễ gây xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.  
1.2.2. Chức năng bài tiết  
Những tháng đầu sau đẻ chưa tiết mồ hôi, song diện tích của da so với trọng  
lượng cơ thể trẻ tương đối lớn do đó sự mất nước qua da lớn hơn người lớn.  
1.2.3. Chức năng điều nhiệt  
Da trẻ điều hòa nhiệt kém dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá.  
1.2.4. Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng  
Da trẻ tham gia vào chuyển hóa nước. Dưới tác dụng của tia cực tím có trong  
ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm chất tiền vitamin D ở dưới da chuyển thành  
vitamin D.  
2. HỆ CƠ  
2.1. Đặc điểm cấu tạo  
- Hệ cơ phát triển dần đến tuổi trưởng thành chiếm 42% trọng lượng cơ thể.  
Trong khi đó ở trẻ mới đẻ hệ cơ chiếm 23% cân nặng cơ thể.  
- Sợi cơ mảnh, thành phần cơ có nhiều nước, ít đạm và mỡ.  
- Vì vậy khi mắc bệnh tiêu chảy trẻ dễ mất nước nặng và nhanh sút cân.  
2.2. Đặc điểm về phát triển cơ  
- Cơ của trẻ em phát triển không đồng đều, các cơ lớn như cơ đùi, cơ mông, cơ  
cánh tay, cơ vai... phát triển trước.  
- Các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay... phát triển sau.  
- Vì vậy trẻ dưới 15 tuổi không nên bắt trẻ lao động quá sức, cần hướng dẫn  
cho trẻ luyện tập hệ cơ phát triển.  
- Trong những ngày đầu sau đẻ trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý.  
3. HỆ XƯƠNG  
3.1. Đặc điểm cấu tạo  
- Xương của trẻ em phát triển kém, hầu hết là sụn. Quá trình hình thành xương  
phát triển dần cho đến lúc 20-25 tuổi mới kết thúc. Điểm cốt hóa thường ở giữa các  
đầu xương và xuất hiện theo từng lứa tuổi. Dựa vào các điểm cốt hóa để xác định  
tuổi xương của trẻ em và đánh giá sự phát triển cơ thể.  
Ví dụ: điểm cốt hóa ở xương cổ tay: từ 3-6 tháng xuất hiện hai điểm cốt hóa  
xương cả và xương móc, lúc 3 tuổi có thêm điểm cốt hóa ở xương tháp.  
- Xương của trẻ nhỏ chứa nhiều nước, ít muối khoáng, càng lớn lượng nước  
càng giảm, lượng muối khoáng tăng lên. Vì vậy xương trẻ em mềm, dễ gãy kiểu cành  
cây tươi.  
3.2. Đặc điểm của một số xương  
3.2.1. Xương sọ  
- Hộp sọ của trẻ tương đối to so với kích thước của cơ thể, hộp sọ phát triển  
nhanh trong những năm đầu.  
- Trên xương sọ có hai thóp, thóp trước rộng hơn thóp sau, thóp trước kín vào  
lúc 12 tháng, muộn nhất là vào lúc 18 tháng, thóp sau nhỏ hơn, 3 tháng sau thì kín.  
Trong bệnh não bé thóp kín nhanh, bệnh còi xương thóp chậm liền.  
3.2.2. Xương cột sống  
- Lúc mới đẻ, cột sống thẳng, khi trẻ biết ngẩng đầu cột sống cong về phía  
trước, khi trẻ biết ngồi cột sống cong về phía sau. Đến 7 tuổi cột sống có hai đoạn  
cong là ở cổ và ở ngực, đến tuổi dậy thì thêm một đoạn cong ở thắt lưng.  
- Để trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế dễ bị gù vẹo cột sống.  
3.2.3. Xương chi  
- Trẻ mới đẻ xương chi cong đến 1-2 tháng thì hết.  
- Trẻ bị còi xương chi bị cong nhiều hơn.  
3.2.4 Xương chậu  
Gồm có hai xương cánh chậu, xương cùng và xương cụt. Dưới 6 tuổi thì khung  
chậu của trẻ em trai và trẻ em gái giống nhau, khi lớn lên khung chậu của trẻ gái phát  
triển nhiều hơn trẻ trai.  
3.2.5. Răng  
- Trẻ bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6.  
- Trẻ 1 tuổi mọc được 8 răng.  
- Trẻ 2 tuổi mọc được 20 răng sữa và kết thúc thời kỳ mọc răng sữa.  
Có thể tính số răng sữa của trẻ theo công thức sau:  
Số răng = Số tháng - 4  
- Từ 5-7 tuổi trẻ mọc răng hàm  
- Từ 6-7 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.  
4. HỆ HÔ HẤP  
4.1. Đặc điểm giải phẫu  
4.1.1. Mũi  
- Hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu nhỏ và ngắn, lỗ  
mũi và ống mũi hẹp.  
- Niêm mạc mũi mỏng, mềm mại có nhiều mạch máu. Hấp thu thuốc qua niêm  
mạc mũi rất mạnh đặc biệt là các thuốc co mạch nên dễ gây ngộ độc toàn thân. Chức  
năng hàng rào bảo vệ của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ kém nên trẻ dễ bị viêm mũi.  
- Các xoang phát triển chưa đầy đủ chẳng hạn như các tế bào của xương sàng  
chưa biệt hóa đầy đủ. Đến 2 tuổi xoang hàm mới phát triển. Do đó trẻ nhỏ ít bị viêm  
xoang.  
4.1.2. Họng hầu  
Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tổ chức bạch huyết ít phát triển, thường chỉ thấy VA  
(amydal vòm) mà chưa thấy amydal khẩu cái phát triển.  
- Từ 2 tuổi trở lên, amydal khẩu cái mới phát triển rõ và có thể nhìn thấy được.  
- Vòng bạch huyết Waldayer phát triển mạnh khi trẻ được từ 4-6 tuổi cho đến  
tuổi dậy thì. Vì vậy ở tuổi này trẻ dễ bị viêm họng.  
4.1.3. Thanh khí phế quản  
- Khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao.  
- Từ 12 tuổi thanh đới con trai dài hơn thanh đới con gái nên giọng nói trầm.  
- Khí quản hình phễu, trẻ sơ sinh khí quản dài 4cm.  
- Phế quản: phế quản phải rộng hơn phế quản trái nên dị vật dễ rơi vào nhánh  
bên phải.  
Thanh khí phế quản của trẻ em có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển,  
vòm sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu vì vậy khi viêm nhiễm  
trẻ dễ bị khó thở.  
4.1.4. Phổi  
- Phổi của trẻ em lớn dần theo tuổi. Trọng lượng và thể tích phổi tăng lên rất  
nhanh. Thể tích phổi của trẻ sơ sinh từ 65-67ml. Đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần lúc đẻ.  
- Tổ chức phổi có chứa nhiều mạch máu ít tổ chức đàn hồi khi viêm nhiễm thì  
dễ bị sung huyết, xẹp phổi, khí phế thũng.  
- Hạch bạch huyết quanh rốn phổi có 4 nhóm (nhóm cạnh khí quản, nhóm khí  
phế quản, nhóm phế quản phổi - phổi, nhóm ở chỗ khí quản chia đôi).  
4.1.5. Màng phổi  
Màng phổi mỏng dễ bị giãn khi tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi.  
4.1.6. Lồng ngực  
- Lồng ngực trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hình trụ, xương sườn nằm ngang, cơ liên  
sườn kém phát triển, cơ hoành nằm cao nên trẻ thở chủ yếu bằng cơ hoành.  
- Khi trẻ lớn lên các xương sườn dần nằm chếch xuống dưới. Đường kính ngang  
lồng ngực tăng nhanh hơn đường kính trước sau, tạo điều kiện tốt cho trẻ dần xuất  
hiện kiểu thở ngực.  
4.2. Đặc điểm sinh lý  
4.2.1. Đường thở  
Không khí thở vào chủ yếu qua đường mũi để sưởi ấm và lọc sạch trước khi  
vào phổi.  
4.2.2. Nhịp thở  
Số lần thở của trẻ giảm dần theo lứa tuổi:  
- Sơ sinh: 40-60 lần/phút.  
- 6 tháng: 40-35 lần/phút.  
- 7-12 tháng: 35-30 lần/phút.  
- 2-4 tuổi: 30-25 lần/phút.  
- 5-9 tuổi: 25-20 lần/phút.  
- 10-15 tuổi: 20-16 lần/phút.  
- Người lớn: 16-15 lần/phút.  
Trẻ sơ sinh thường thở không đều và hay có cơn ngừng thở ngắn.  
Thể tích khí trong một lần thở vào hay còn gọi là thể tích lưu thông (Vt) là:  
- Trẻ sơ sinh đủ tháng: 25ml.  
- 1 tuổi: 70ml.  
- 4 tuổi: 120ml.  
- 8 tuổi: 170ml.  
- 14 tuổi: 300ml.  
- Người lớn: 500ml.  
4.2.3. Kiểu thở  
- Trẻ sơ sinh và bú mẹ: thở cơ hoành (thở bụng) là chủ yếu.  
- Trẻ 2 tuổi: thở hỗn hợp ngực bụng.  
- Trẻ 10 tuổi trở lên: con trai chủ yếu thở bụng, con gái chủ yếu thở ngực.  
4.2.4. Quá trình trao đổi khí  
Quá trình trao đổi khí ở phổi trẻ em mạnh hơn người lớn.  
Ví dụ: trẻ dưới 3 tuổi hít không khí trong 1 phút nhiều gấp đôi, trẻ 10 tuổi nhiều  
gấp 10 lần so với người lớn.  
4.2.5. Điều hòa hô hấp  
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu vỏ não và trung tâm hô hấp chưa  
phát triển hoàn chỉnh nên trẻ dễ rối loạn nhịp thở.  
5. HỆ TUẦN HOÀN  
5.1. Vòng tuần hoàn rau thai và sau đẻ  
- Khi thai ở trong bụng mẹ, từ cuối tháng thứ hai, vòng tuần hoàn rau thai được  
hình thành và tiếp tục phát triển. Trong bào thai, phổi chưa hoạt động, sự trao đổi  
oxygen được thực hiện ở rau. Vòng tuần hoàn rau thai là không phân chia được rõ  
đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn, do vậy máu nuôi dưỡng thai nhi là máu pha trộn  
giữa động mạch và tĩnh mạch.  
- Ngay sau khi đẻ, trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Sau khi cắt rốn, vòng tuần hoàn  
rau thai ngừng hoạt động, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, tiểu tuần hoàn tách  
biệt khỏi đại tuần hoàn. Lúc này lỗ bầu dục ở vách ngăn liên nhĩ và ống động mạch  
nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi đóng lại, tách biệt rõ máu động mạch và  
máu tĩnh mạch.  
5.2. Tim  
5.2.1. Vị trí tim  
Do cơ hoành ở cao nên tim của trẻ trong những tháng đầu nằm ngang. Đến gần  
1 tuổi, lúc biết đi, tim ở tư thế chếch chéo nghiêng và đến gần 4 tuổi do phát triển  
của phổi, lồng ngực, tim ở tư thế thẳng giống người lớn.  
5.2.2. Hình thể và cấu trúc  
- Tim trẻ sơ sinh có hình thể tương đối tròn. Khi trẻ lớn lên thì bề dài phát triển  
nhiều hơn bề ngang, đặc biệt trong 2 năm đầu và vào lúc trẻ dậy thì.  
- Tỷ lệ bề dày thất trái/thất phải:  
+ Sơ sinh: 1,4/1  
+ 4-6 tháng: 2/1  
+ 15 tuổi: 2,76/1  
5.2.3. Vị trí mỏm tim và vùng đục của tim trên lồng ngực  
Bảng 2.1: Diện tim theo tuổi  
Tuổi  
Dưới 1 tuổi  
2-7 tuổi  
7-12 tuổi  
Vị trí  
Mỏm tim  
Liên sườn 4: 1- Liên sườn 5: Liên sườn 5  
2cm ngoài 1cm ngoài trên đường vú  
đường vú trái đường vú trái hay 1cm trong  
đường vú trái  
Bờ trên  
Xương sườn 3 Liên sườn 3  
Xương sườn 4  
Vùng  
đục  
đục  
Bờ trái  
Giữa đường vú trái và đường cạnh xương ức trái  
Đường ức trái  
tuyệt đối  
Bờ phải  
Chiều ngang  
Bờ trên  
2-3cm  
5,5cm  
Xương sườn 2  
Xương sườn 3  
Vùng  
Bờ trái  
1-2cm đường ngoài vú trái  
tương đối  
Bờ phải  
Đường cạnh Giữa đường 0,5-1cm ngoài  
xương ức phải xương ức và đường xương  
cạnh đường ức phải  
xương ức phải  
Chiều ngang  
6-9cm  
< 55%  
8-12cm  
50%  
9-14cm  
<50%  
Chỉ số X quang tim/ngực  
5.3. Mạch máu  
- Trẻ càng lớn thì đường kính tĩnh mạch phát triển hơn đường kính động mạch.  
+ Tỷ lệ đường kính tĩnh mạch/động mạch.  
Ở trẻ sơ sinh là 1/1.  
Ở người lớn là 2/1.  
+ Tỷ lệ đường kính động mạch chủ/động mạch phổi:  
Ở trẻ < 1 tuổi: > 1  
Ở trẻ 10-12 tuổi: = 1  
Trẻ dậy thì: < 1  
- Hệ thống mao mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển mạnh trong 2 năm đầu  
và ở tuổi dậy thì.  
5.4. Các chỉ số huyết động  
5.4.1. Mạch  
Mạch trẻ em nhanh hơn người lớn, càng nhỏ tuổi thì mạch càng nhanh. Mạch  
của trẻ rất dễ thay đổi khi trẻ khóc, sốt, sợ hãi, gắng sức..., vì vậy tốt nhất nên lấy  
mạch khi trẻ ngủ hoặc nằm yên tĩnh.  
Mạch của trẻ sơ sinh:  
Mạch trẻ 1 tuổi:  
140- 160 lần/phút.  
120- 125 lần/phút  
100 lần/phút  
Mạch trẻ 5 tuổi:  
Mạch trẻ 7 tuổi:  
90 lần/phút  
Mạch trẻ 15 tuổi:  
80 lần/phút  
5.4.2. Huyết áp động mạch  
Huyết áp trẻ em thấp hơn người lớn, trẻ càng ít tuổi huyết áp càng thấp.  
- Huyết áp trẻ sơ sinh: tối đa 75mmHg, tối thiểu 45mmHg.  
- Huyết áp tối đa trẻ từ 3-12 tháng: 75-80mmHg.  
- Để tính huyết áp tối đa của trẻ trên 1 tuổi, có thể áp dụng công thức:  
Huyết áp tối đa = 80 + 2n (n=số tuổi)  
5.4.3. Khối lượng máu tuần hoàn  
Khối lượng máu tuần hoàn cho 1kg cơ thể ở trẻ lớn hơn người lớn. Khối lượng  
máu tuần hoàn tính theo khối lượng kg cơ thể.  
- Sơ sinh: 110 - 150ml/kg.  
- Dưới 1 tuổi: 75 -100ml/kg.  
- Từ 1 tuổi trở lên: 50 - 90ml/kg.  
6. HỆ TẠO MÁU  
6.1. Sự tạo máu sau đẻ  
Sau khi đẻ ở trẻ đủ tháng, tủy xương là cơ quan chủ yếu sinh ra tế bào máu. Ở  
trẻ nhỏ tất cả các tủy xương đều hoạt động sinh máu. Tủy đỏ là tổ chức sinh máu có  
ở đầy các khoang tủy xương. Từ 4 tuổi trở lên tủy đỏ ở các thân xương dài dần dần  
bị nhiễm mỡ biến thành tủy vàng. Khi đó hoạt động tạo máu chủ yếu ở đầu xương  
dài và các xương dẹt như xương chậu, xương ức, xương sườn, xương sọ, xương bả  
vai, xương đòn và xương cột sống. Sự tạo máu ở trẻ tuy mạnh nhưng chưa ổn định,  
vì vậy khi trẻ bị bệnh ngoài cơ quan tạo máu cũng ảnh hưởng đến sự tạo máu. Đồng  
thời các cơ quan tạo máu cũng dễ bị loạn sản khi bị bệnh về máu hoặc cơ quan tạo  
máu. Khi đó gan lách hạch thường to lên.  
6.2. Đặc điểm máu ngoại biên  
6.2.1. Hồng cầu  
- Trẻ mới sinh đủ tháng, số lượng hồng cầu rất cao từ 4,5 - 6,0 x 1012/l.  
- Từ ngày thứ 2-3 sau đẻ hồng cầu bị vỡ một số và xuất hiện vàng da sinh lý.  
Đến cuối thời kỳ sơ sinh hồng cầu còn khoảng 4,0-4,5 x 1012/l.  
- Ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là từ 6-12 tháng số lượng hồng cầu giảm xuống một  
chút do trẻ lớn nhanh nhưng sự tạo máu không đáp ứng đủ.  
- Trẻ trên 1 tuổi số lượng hồng cầu ổn định dần. Từ 2 tuổi trở lên số lượng hồng  
cầu 4,0 x 1012/l.  
6.2.2. Huyết sắc tố  
- Trẻ mới đẻ số lượng huyết sắc tố (HST) cao 170 - 190g/l.  
- Trẻ dưới 1 tuổi số lượng HST giảm còn 100-120g/l.  
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên lượng HST tăng dần và đến 3 tuổi thì ổn định ở mức 130-  
140 g/l.  
6.2.3. Bạch cầu  
- Trẻ mới sinh số lượng bạch cầu cao thay đổi từ 10-30 x 109/l.  
- Sau 24-48 giờ số lượng hồng cầu giảm dần và đến ngày thứ 7- 15 thì bạch cầu  
giảm xuống còn 10-12 x 109/l.  
- Trên 1 tuổi số lượng bạch cầu trung bình là 11 x 109/1.  
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên số lượng bạch cầu từ 6-8 x 109/1.  
- Công thức bạch cầu thay đổi theo lứa tuổi.  
- Trẻ sơ sinh bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 45-65%, dưới 1 tuổi rất thấp  
30-40%, trên 1 tuổi tăng dần, đến 6 tuổi đạt 50-60%.  
- Bạch cầu lympho khi mới đẻ 20-30%, khi 1 tuổi cao 40-60%, trên tuổi giảm  
dần còn 20-30% giống người lớn.  
6.2.4. Tiểu cầu  
Tiểu cầu ít thay đổi: trẻ sơ sinh tiểu cầu từ 100-400 x 109/1. Ngoài tuổi sơ sinh  
số lượng tiểu cầu giống người lớn là từ 150-300 x 109/1.  
7. HỆ TIÊU HOÁ  
7.1. Miệng  
Miệng trẻ sơ sinh nhỏ, lưỡi tương đối lớn, có nhiều nang và gan lưỡi. Niêm  
mạc mềm mại, có nhiều mạch máu. Trong mấy tháng đầu sau đẻ niêm mạc khô vì  
tuyến nước bọt tiết ít.  
Đến tháng thứ 3-4 tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, sau 3-4 tháng số  
lượng nước bọt tăng dần, nước bọt của trẻ em tính nhẹ, trong nước bọt có men  
amylase, ptyalin, maltase hoạt tính của men tăng dần theo lứa tuổi.  
7.2. Thực quản  
Thành thực quản của trẻ em mỏng hơn người lớn, niêm mạc thực quản có nhiều  
mạch máu, chiều dài thực quản tăng theo tuổi.  
- Trẻ sơ sinh: 10-11cm.  
- 1 tuổi: 12cm  
- 5 tuổi: 16cm  
- 10 tuổi: 18cm  
- Người lớn: 25-32cm  
Khoảng cách từ răng đến tâm vị tính theo công thức sau:  
X = 1/5 chiều cao + 6,3 m  
7.3. Dạ dày  
- Dạ dày của trẻ nhỏ nằm ngang. Khi trẻ lớn dần lên thì dạ dày đứng dọc như trẻ  
lớn và người lớn.  
- Dung tích dạ dày:  
Trẻ sơ sinh 30-35ml  
Trẻ 3 tháng: 100ml  
Trẻ 1 tuổi: 250ml.  
- Các tuyến tiêu hóa của dạ dày chưa phát triển đày đủ. Chức năng bài tiết của  
dạ dày ở trẻ sơ sinh còn yếu khoảng 1ml/kg/giờ. Chức năng này tăng dần theo tuổi  
và đạt được 2-3ml/kg/giờ lúc trẻ 1-2 tuổi. Bài tiết của dạ dày còn thấp, ở tháng thứ 3  
chỉ đạt được bằng 1/4 đến 1/2 so với người lớn. Bài tiết pepsin của dạ dày cũng còn  
yếu ở trẻ nhỏ.  
- Khả năng hấp thụ:  
+ Nếu trẻ bú sữa mẹ thì 25% sữa mẹ được hấp thụ ở dạ dày.  
+ Nếu trẻ ăn sữa bò thì dạ dày chỉ hấp thu được 1 số ít đường, muối khoáng, 1  
phần đạm và nước đã hòa tan. Còn lại phần lớn sữa bò phải đi vào ruột để tiêu hóa.  
7.4. Ruột  
- Ruột trẻ em dài hơn (so với chiều dài cơ thể), niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn,  
nhiều lông, nhiều mạch máu, do đó dễ hấp thụ, xong dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập.  
- Ruột thừa của trẻ dưới 1 tuổi thường nằm sau manh tràng.  
- Mạc treo ruột dài nên dễ bị xoắn ruột, manh tràng di động nên vị trí ruột thừa  
không cố định.  
- Trực tràng trẻ dưới 1 tuổi tương đối dài hơn so với người lớn.  
- Thức ăn tiêu hóa của ruột nhờ tác dụng của các men trong dịch ruột, dịch tụy,  
mật: trypin, amylase, lipase, malttase... thức ăn ở ruột trung bình từ 12-16 giờ.  
- Vi khuẩn ở ruột trẻ em: Ruột trẻ mới đẻ không có vi khuẩn. Chỉ 8 giờ sau đẻ  
ruột đã có vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào qua miệng, trực tràng. Ở trẻ bú mẹ  
vi khuẩn Bifidus có nhiều, còn ở trẻ ăn nhân tạo vi khuẩn coli có nhiều.  
7.5. Phân  
- Phân su có từ tháng 4 trong bào thai. Sau đẻ từ 36-48 giờ trẻ bài tiết phân su,  
phân có màu xanh thẫm, không mùi gồm có tế bào thượng bì bilirubin, cholesterol,  
mỡ, acid béo và không có vi khuẩn.  
- Phân của trẻ bú mẹ : màu vàng, mùi chua sền sệt, sau đẻ mỗi ngày trẻ ỉa từ 4-5  
lần, sau đó giảm xuống 2-3 lần, cuối năm 1-2 lần.  
- Phân của trẻ ăn sữa bò: phân đặc, dẻo, màu nhạt, mùi nặng hơn, số lượng nhiều  
hơn.  
7.6. Gan  
- Gan trẻ sơ sinh chiếm 4,5 trọng lượng cơ thể (người lớn 2% trọng lượng cơ thể  
).  
- Gan trẻ sơ sinh dễ di động.  
- Tổ chức gan có nhiều mạch máu, tổ chức gan chưa ổn định vì vậy dễ bị thoái  
hóa khi bị bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.  
8. HỆ TIẾT NIỆU  
8.1. Đặc điểm về giải phẫu  
8.1.1. Thận  
- Thận trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các thùy nên nhìn ngoài thấy nhiều múi.  
- Thận trẻ em dễ di động vì tổ chức mỡ xung quanh thận chưa phát triển.  
- Thận trái thường lớn hơn và nằm cao hơn thận phải tương đương với 4 đốt sống  
thắt lưng đầu tiên.  
- Kích thước và trọng lượng của thận tăng theo lứa tuổi ví dụ (theo Trarenko  
1983):  
+ Thận trẻ sơ sinh nặng 11-12g.  
+ 1 tuổi: 36-37g  
+ 5 tuổi: 55-56 g  
+ 15 tuổi: 115-120 g  
+ Chiều dài thận: của trẻ dưới 1 tuổi (cm) = 4,98 + 1,155 x tuổi (tháng)  
của trẻ từ 1 tuổi trở lên (cm) = 6,97 + 0,22 x tuổi (năm)  
+ Tỉ lệ giữa phần vỏ và phần tủy: ở trẻ sơ sinh là 1:4  
ở trẻ bú mẹ và người lớn là 1:2  
8.1.2. Đài bể thận  
Mỗi thận có từ 10-12 đài xếp thành 3 nhóm: trên, giữa và dưới. Hình dáng đài  
bể thận thay đổi theo lứa tuổi theo nhu động co bóp để tiết nước tiểu.  
8.1.3. Niệu quản  
Ở trẻ sơ sinh niệu quản đi ra từ bể thận tạo thành một góc vuông, ở trẻ lớn tạo  
thành góc tù. Niệu quản trẻ tương đối dài nên dễ bị gấp hoặc xoắn.  
8.1.4. Bàng quang  
Bàng quang ở trẻ nhỏ nằm cao hơn trẻ lớn và người lớn nên dễ sờ cầu bàng  
quang hơn. Dung tích bàng quang lớn dần theo tuổi:  
- Trẻ sơ sinh là 30-80ml  
- Trẻ bú mẹ 60-100ml  
- 6 tuổi 100-250ml  
- 10 tuổi 150-350ml  
- 15 tuổi 200-400ml.  
8.1.5. Niệu đạo  
Do bàng quang nằm cao nên niệu đại của trẻ em hơi dài. Niệu đạo dài ra dần  
theo lứa tuổi, con gái từ 2-4cm, con trai từ 6-15cm.  
Niệu đạo trẻ gái thẳng và ngắn hơn trẻ trai nên dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng  
hơn.  
8.2. Đặc điểm sinh lý  
8.2.1. Chức năng thận  
- Chức năng lọc của cầu thận ở trẻ sơ sinh thấp, chỉ đạt được khoảng 1/4 trị số  
trung bình so với trẻ lớn.  
+ Khi mới sinh độ thanh thải inulin có chỉnh lí chỉ bằng 10-50% so với trị số  
bình thường ở trẻ lớn.  
+ Độ thanh thải PAH (Para-aminohippurat) ở trẻ bú mẹ tính theo diện tích da  
còn thấp. Đến 2 tuổi mới đạt được trị số như ở trẻ lớn và người lớn.  
- Khả năng cô đặc nước tiểu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng kém. Tỷ trọng  
nước tiểu rất thấp. Khả năng cô đặc tối đa đạt 400-450mosm/l trong khi đó ở trẻ lớn  
800-1200mosm/l. Do vậy khi bị mất nước thì trẻ sơ sinh và trẻ còn bú không thể cô  
đặc nước tiểu như trẻ lớn.  
8.2.2. Đặc điểm sinh lý nước tiểu  
- Số lần đi tiểu của trẻ em giảm dần theo lứa tuổi do tăng dần dung tích bàng  
quang.  
* Số lần đi tiểu  
- Theo Laugier và Gold. F hầu hết (92%) trẻ sơ sinh bình thường đi tiểu lần đầu  
tiên trong 24 giờ đầu sau đẻ, 7% đi tiểu lần đầu ở ngày thứ 2 và chỉ có 1% đi tiểu lần  
đầu ở ngày thứ 3.  
- Trong những ngày đầu sau đẻ trẻ đi tiểu rất ít, sau đó số lần đi tiểu tăng dần  
theo tuổi (Bảng 2.2)  
Bảng 2.2: Số lần đi tiểu và số lượng nước tiểu trong ngày  
Tuổi  
Số lượng nước tiểu (ml)/24  
Số lần đi tiểu/24 giờ  
giờ  
Ngày 1 và 2  
Ngày 3 đến 10  
Ngày 10 đến 2 tháng  
2 tháng đến 1 tuổi  
1-3 tuổi  
30-60  
2-6  
20-50  
18-20  
15-20  
10-14  
8-10  
7-8  
100-300  
250-450  
400-500  
500-600  
600-700  
650-1000  
800-1400  
3-5 tuổi  
5-8 tuôi  
8-14 tuổi  
5-6  
8.2.3. Số lượng và thành phần nước tiểu  
Số lượng và thành phần nước tiểu phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tình trạng chức  
năng thận và các bệnh lí khác ngoài thận. Số lượng nước tiểu trong ngày thay đổi  
theo tuổi (Bảng 2.2)  
* Số lượng  
Cũng có thể tính số lượng nước tiểu trung bình của trẻ em trên 1 tuổi theo công  
thức:  
Số ml nước tiểu/24 giờ = 600 +100 (n-1)  
(n là số tuổi của trẻ tính theo năm; 100 là số lượng nước tiểu được tăng lên mỗi  
năm)  
* Thành phần nước tiểu  
- Độ toan của nước tiểu trẻ em gần giống như người lớn.  
- Tỷ trọng nước tiểu của trẻ nhỏ rất thấp.  
- Bài tiết kali của trẻ nhỏ nhiều hơn trẻ lớn, còn bài tiết natri thì ngược lại, trẻ  
lớn bài tiết nhiều hơn.  
- Bài tiết ure và creatinin ở trẻ bú mẹ kém hơn trong khi đó bài tiết aminiac và  
acid amin lại nhiều hơn trẻ lớn.  
9. HỆ THẦN KINH  
9.1. Đặc điểm về giải phẫu  
- Não và các dây thần kinh ở trẻ sơ sinh chưa được myelin hoá, đến 3 tuổi mới  
được myelin hoá hoàn toàn.  
- Não trẻ sơ sinh có đầy đủ cấu trúc như người lớn, nặng khoảng 370-390g,  
gồm 14 tỉ tế bào thần kinh, khi trẻ được 1 tuổi khối lượng não tăng gấp 2,5 lần.  
- Ở thời kỳ sơ sinh, vỏ não chưa phát triển nên hoạt động chủ yếu là dưới vỏ  
chiếm ưu thế.  
- Dịch não tuỷ:  
Ở trẻ sơ sinh: 15-20ml  
1 tuổi: 35ml  
5 tuổi: 60ml  
Trưởng thành: 120-150ml  
9.2. Đặc điểm sinh lý  
- Do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá nên phản ứng của vỏ não có xu hướng  
lan toả, bất kỳ một kích thích nào cũng gây nên một phản ứng toàn thân.  
- Trẻ sơ sinh khả năng hưng phấn của vỏ não yếu, những kích thích của ngoại  
cảnh thường quá mạnh nên trẻ có tình trạng ức chế bảo vệ ngủ suốt ngày (20-22  
giờ/ngày).  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 182 trang Thùy Anh 05/05/2022 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học nhi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_nhi.pdf