Giáo trình môn Bệnh học sản

TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN  
MỤC TIÊU  
1. Định nghĩa được sức khỏe sinh sản  
2. Trình bày được 10 nội dung của sức khỏe sinh sản  
3. Nêu 7 mục tiêu chiến lược của chăm sóc sức khỏe sinh sản  
NỘI DUNG  
Ngày 28/11/2000 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2000/QĐ  
TTg về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn  
2001 – 2010 với các mục tiêu sau:  
Mục tiêu chung  
Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm  
được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng, bằng cách đáp ứng tốt hơn những  
nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) phù hợp với điều kiện của  
các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó  
khăn.  
Mục tiêu cụ thể  
Mục tiêu 1: Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam  
kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp nhân dân,  
trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các tổ chức, đoàn thể.  
Mục tiêu 2: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa  
chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có  
thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo, hút thai.  
Mục tiêu 3: Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ  
bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa  
các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng chính  
sách.  
Mục tiêu 4: Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các  
bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS  
và tình trạng vô sinh.  
Mục tiêu 5: CSSKSS tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, phát  
hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sản  
nam và nữ.  
Mục tiêu 6: Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành  
niên, thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợp với lứa  
tuổi.  
Mục tiêu 7: Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình  
dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an  
toàn, có trách nhiệm bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản  
(SKSS) và chất lượng cuộc sống.  
1. Vì sao cần sức khỏe sinh sản  
Vì cần có sự hài hòa giữa nhịp độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế, cần có  
một dân số ổn định. Hiện nay số vị thành niên tới hơn một tỷ người, chiếm 15% dân số  
thế giới, người già trên 60 tuổi quá ít.  
Ở Việt Nam tỷ lệ người trẻ đông đảo chưa từng thấy trong quá trình phát triển,  
50% dân số dưới 20 tuổi, và chỉ có chừng 5% dân số già trên 65 tuổi, vị thành niên 10  
- 19 tuổi có tới trên 23% dân số tức là 17 triệu người.  
1.1. Vì mọi người, mỗi gia đình cần có sức khỏe tốt, đặc biệt là sức khỏe phụ  
nữ  
Trên thế giới có:  
- 120 triệu cặp vợ chồng có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình mà không được thỏa  
mãn.  
- 60 - 80 triệu cặp vợ chồng vô sinh.  
- 70 triệu người phá thai hàng năm và trong đó có 20 triệu người phá thai không  
an toàn.  
- 585 ngàn người phụ nữ chết do thai nghén và sinh đẻ, mà 955 có thể tránh được.  
Sự chết này xảy ra ở các nước đang phát triển.  
- 25 triệu trẻ em đẻ ra hàng năm có cân nặng dưới 2.500g (suy dinh dưỡng từ  
trong bào thai).  
- 9 triệu trẻ đẻ dưới 1 tuổi chết hàng năm, trong đó có trên 4 triệu chết ngay trong  
tháng đầu sau sinh.  
- 330 triệu trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, 30  
triệu HIV dương tính (LHQ/1998).  
- Môi trường sống đang bị hủy hoại vì dân số tăng quá nhanh.  
1.2. Vì HIV/AIDS đang vẫn còn nguy cơ lan tràn rất nhanh ở khu vực các  
nước đang phát triển nhất là ở Châu Phi và Châu Á. Mỗi ngày có thêm 8 ngàn thanh  
niên (10 – 24 tuổi) bị lây nhiễm. Mỗi năm có tới 1,7 triệu người mắc HIV ở Châu Phi  
và Châu Á có tới 7 trăm ngàn người mắc thêm.  
1.3. Hàm ý của sức khỏe sinh sản  
- Làm cho con người có thể sinh sản và điều hòa khả năng sinh sản của mình.  
- Phụ nữ có thể trải qua thai nghén và sinh nở an toàn, nghĩa là cả mẹ và con đều  
hoàn toàn khỏe mạnh.  
- Các cặp vợ chồng được hưởng vui thú tình dục mà không lo có thai ngoài ý  
muốn và không lo bị lây theo đường tình dục (Fathalla, 1987).  
- Sức khỏe sinh sản có phạm vi hoạt động rộng hơn sức khỏe trẻ em và kế hoạch  
hóa gia đình. Nó bao gồm tất cả những hoạt động tình dục của cả cuộc đời con người  
và các nhu cầu của sức khỏe sinh sản trong cả cuộc đời.  
1.4. Sự khác nhau giữa sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch  
hóa gia đình  
Sức khỏe bà mẹ trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình  
Sức khỏe sinh sản  
Chú trọng đến.  
Toàn diện hơn nhiều, chú ý tất  
cả về các hoạt động nhằm  
mục tiêu sinh sản và hạn chế  
sinh sản (KHHGĐ) và mục  
tiêu không sinh sản (tình dục)  
. Thai nghén - sinh đẻ.  
. Nuôi con.  
. Trách nhiệm chung cho cả  
. Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) làm nam, nữ  
hạ tỷ lệ sinh.  
. Nhằm thực hiện quyền sinh  
. Chữa bệnh.  
sản  
. Chất lượng liên tục chú trọng  
và nâng cao, đảm bảo tính bền  
vững.  
Như vậy  
. Nặng về số lượng.  
. Ít chú ý đến chất lượng và các yếu tố bền vững.  
. Nặng về sinh đẻ và hạn chế sinh đẻ.  
. Ít chú ý đến nam giới.  
. Đề phòng dị dạng thai và thai  
nhẹ cân  
. Chú ý cả phòng và chữa vô  
sinh  
. Các bệnh nhiễm khuẩn kể cả  
bệnh lây truyền qua đường  
tình dục bao gồm cả  
HIV/AIDS tạo cơ sở để lồng  
ghép và tổ chức, sử dụng  
nguồn lực hợp lý.  
Có một số thay đổi và đặc biệt khi vận hành chương trình sức khỏe sinh sản so  
với chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình:  
. Thay đổi trong mục đích: Từ mục đích giảm sinh đẻ, giảm gia tăng dân số,  
chuyển thành mục đích chất lượng con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, của  
các cặp vợ chồng và của gia đình về sức khỏe sinh sản.  
. Thực hiện chương trình sức khỏe sinh sản đòi hỏi một thay đổi tư duy từ thực  
hiện các chương trình có mục tiêu số lượng chuyển thành các chương trình có mục tiêu  
chất lượng có dịch vụ tốt.  
. Các chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm sinh, chuyển sang mục  
tiêu quan tâm thật sự đến việc thỏa mãn các nhu cầu sức khỏe sinh sản của mỗi cá nhân,  
để giảm những gánh nặng của thai nghén không có kế hoạch, ngoài ý muốn, giảm ốm  
đau và tử vong, dẫn tới giảm nhu cầu sinh đẻ và giảm dân số gia đình. Các chính sách  
kinh tế xã hội rộng lớn hơn cần được đáp ứng cho việc hoàn thành mục tiêu dân số ở  
tầng vị mô.  
2. Định nghĩa sức khỏe sinh sản  
Định nghĩa sức khỏe sinh sản được suy ra từ định nghĩa chung về sức khỏe của  
Tổ chức y tế Thế giới (1948).  
Sức khỏe là tình trạng phát triển hài hòa của mỗi người về thể lực, trí tuệ và khả  
năng hòa nhập cộng đồng, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật, ốm đau hoặc không  
tàn phế.  
2.1. Từ đó “SKSS là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, của  
tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không  
phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”  
Hoạt động của bộ máy sinh sản nhằm hai mục tiêu:  
- Mục tiêu sinh sản là sinh đẻ.  
- Mục tiêu không sinh sản là những hoạt động tình dục.  
Cả hai mục tiêu đều mang tính xã hội rộng rãi và tính tự nhiên vốn có.  
2.2. Vì thế có thể định nghĩa SKSS đơn giản và cụ thể: Khả năng nam và nữ  
tiến hành hoạt động tình dục an toàn, mong muốn có thai hoặc không, và nếu mong  
muốn thì quá trình mang thai đủ tháng an toàn, đẻ con ra khỏe mạnh và được chuẩn bị  
nuôi dưỡng tốt.  
Tuy cả nam và nữ đều cùng tham gia vào các hoạt động sinh sản, song việc mang  
thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là đặc quyền của phụ nữ. Do đó, phụ nữ vẫn là  
trung tâm của sức khỏe sinh sản. Sức khỏe sinh sản là cốt lõi của sức khỏe phụ nữ. Sức  
khỏe phụ nữ lại chịu tác động của nhiều yếu tố cũng như sức khỏe sinh sản, đó là:  
- Phát triển kinh tế, mức độ thu nhập của gia đình và xã hội.  
- Trình độ văn hóa giáo dục của bản thân phụ nữ và trình độ học vấn chung của  
xã hội.  
- Các chính sách và tục lệ đối với vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.  
- Các dịch vụ sức khỏe và khả năng tiếp cận với các dịch vụ đó của phụ nữ.  
Sức khỏe sinh sản được quy ước thành 6 phạm vi lớn: làm mẹ an toàn, kế hoạch  
hóa gia đình, phá thai, vô sinh, bệnh nhiễm khuẩn và bệnh lây qua đường tình dục và  
vấn đề tình dục học.  
Nhưng mỗi nước, mỗi khu vực lại có những vấn đề ưu tiên riêng của mình nên  
các tổ chức tham gia vào việc thực hiện chương trình sức khỏe sinh sản chi tiết hóa  
thành 10 nội dung:  
- Làm mẹ an toàn bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và sau đẻ, mẹ và  
con an toàn.  
- Kế hoạch hóa gia đình: làm cho mức sinh sản tự nhiên phù hợp với nhịp độ phát  
triển kinh tế giúp việc thực hiện quyền sinh sản.  
- Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn.  
- Sức khỏe vị thành niên.  
- Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: viêm tiểu khung, viêm âm đạo, viêm  
cổ tử cung.  
- Các bệnh lây theo đường tình dục như: lậu, giang mai, trùng roi, viêm gan B và  
cả HIV/AIDS.  
- Ung thư vú và các ung thư bộ máy sinh dục khác (đang phát triển theo đà phát  
triển kinh tế).  
- Vô sinh (đang có xu hướng tăng dần).  
- Giáo dục tình dục học.  
- Công tác thông tin giáo dục truyền thông: dễ hiểu, dễ làm cho nhiều đối tượng  
ở cấp quản lý các chương trình quốc gia, những người cung cấp dịch vụ SKSS và những  
người sử dụng dịch vụ SKSS. Những vấn đề hàng đầu cho các nước Châu Á là làm mẹ  
an toàn, KHHGĐ và giảm nạo phá thai.  
3. Chất lượng sức khỏe sinh sản  
Chương trình sức khỏe sinh sản gồm nhiều bộ phận khác nhau nên khái quát  
chung tất chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản là:  
Chương trình sức khỏe sinh sản được thiết kế theo hướng thỏa mãn nhu cầu của  
người dùng, nhu cầu đó ngày một tăng thêm, cho nên chất lượng dịch vụ cũng không  
ngừng tăng lên, xuất phát từ mong muốn của người sử dụng. Ở Trung Quốc và nhiều  
nước khác, đối tượng của sức khỏe sinh sản là cá nhân có nhu cầu, chứ không phải chỉ  
là các cặp vợ chồng.  
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng: có khoảng cách giữa người cung cấp và  
người sử dụng dịch vụ. Để lấp bớt khoảng cách này, chính sách phải tập trung quan tâm  
nhiều hơn để triển vọng của người sử dụng dịch vụ trong khuôn khổ của hệ thống dịch  
vụ sức khỏe sinh sản, trong phạm vi chung của Chăm sóc sức khỏe ban đầu.  
- Cần đặc biệt quan tâm đến phụ nữ vì họ là nhóm khách hàng đông đảo nhất của  
toàn bộ chương trình sức khỏe sinh sản và cũng là nhóm có những vấn đề lớn nhất về  
khả năng đạt được cả về dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ sức khỏe sinh sản nói riêng.  
- Điểm mấu chốt là việc cải thiện chất lượng dịch vụ, sẽ mang đến sự an toàn và  
hiệu quả cao, làm khách hàng hài long và sử dụng lâu dài dịch vụ, ví như các biện pháp  
tránh thai và do đó làm giảm tỷ lệ sinh sản, và giảm bớt được nhu cầu phá thai.  
- Nếu nhu cầu của khách hàng được đáp ứng bằng dịch vụ có chất lượng cao,  
chương trình sức khỏe sinh sản hoàn thành được những mục tiêu cơ bản, không những  
chỉ làm giảm tỷ lệ sinh, giảm gia tăng dân số và cũng còn làm giảm được cả tỷ lệ tử  
vong và bệnh tật do sinh sản và nâng cao sức khỏe phụ nữ, giảm được tỷ lệ vô sinh  
ngày càng đang lên cao.  
- Động viên vai trò của nam giới, tăng cường trao đổi ý kiến giữa nam và nữ, tạo  
ra sự bình đẳng về giới giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội cũng  
như gia đình và cuộc sống riêng tư, cũng có nghĩa là bình đẳng trong quyền sinh sản.  
Từng dịch vụ riêng biệt cần được nghiên cứu kỹ càng để nâng cao liên tục chất  
lượng của dịch vụ.  
Thí dụ chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được tổng kết từ những kinh  
nghiệm của Châu Mỹ La Tinh gồm những điểm chính sau đây:  
Các yếu tố chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình:  
- Có đầy đủ các biện pháp tránh thai để khách hàng lựa chọn.  
- Khách hàng được cung cấp thông tin đầy đủ về các biện pháp đó.  
- Người cung cấp có kỹ năng cao để thực hiện tốt các dịch vụ.  
- Quan hệ giữa người cung cấp và khách hàng tốt, bình đẳng.  
- Chăm sóc liên tục khách hàng được khám và điều trị bất cứ lúc nào nếu thấy  
cần.  
- Có dịch vụ thích hợp để hỗ trợ cho dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.  
Các mặt hoạt động trong phạm vi sức khỏe sinh sản ở nước ta đã được tiến hành,  
nhất là các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình và  
chúng ta đã đạt được một số thành tích đáng tự hào so với các nước đang phát triển  
khác trên thế giới và trong khu vực. Song, cũng có nhiều mặt còn yếu kém.  
4. Làm mẹ an toàn  
4.1. Về chăm sóc sức khỏe bà mẹ: Sức khỏe các bà mẹ đã được quan tâm song  
chưa đủ, hàng vạn tai biến sản khoa hàng năm vẫn xảy ra và tử vong còn nhiều.  
Dịch vụ cấp thiết cho việc sinh nở an toàn, làm mẹ an toàn bao gồm:  
Trong thời kỳ thai nghén: Mỗi người có thai cần được đăng ký và thăm khám  
thai ngay từ trong quý I và có lịch thăm thai cho suốt thời kỳ thai nghén thuận tiện cho  
từng thai phụ: thăm thai tại nhà và tại cơ sở y tế, ít nhất 3 lần trong mỗi thai kỳ.  
Cần chú ý những điểm quan trọng sau đây:  
- Tình trạng sinh đẻ, thiếu máu và nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở phụ nữ  
có thai.  
- Phát hiện các nguy cơ cũ và mới nảy sinh cho thai phụ, chuyển lên tuyến trên  
khi cần.  
- Tiêm phòng uốn ván, cho uống viên sắt/axit Folic.  
- Điều trị thích hợp ngay các bất thường mới nảy sinh.  
Trong khi đẻ:  
- Sinh đẻ phải được cán bộ y tế có huấn luyện sản khoa hỗ trợ.  
- Hệ thống cấp cứu và chuyển viện phải có sẵn và tốt. Dùng biểu đồ chuyển dạ ở  
các tuyến, ngạt thai là một nguyên nhân của sự đần độn, tâm thần, động kinh sau này.  
Sau đẻ:  
Chăm sóc cả hai mẹ con, nằm cùng một giường, bú ngay 15 - 30 phút sau đẻ, ăn  
uống đủ năng lượng, cho bú hoàn toàn (không cho trẻ ăn sam hay sữa bò) trong vòng 4  
- 6 tháng sau đẻ.  
Thăm khám ít nhất 2 lần vào tuần đầu và tuần thứ 6 sau đẻ.  
4.2. Tử vong mẹ: là vấn đề sức khỏe của các nước đang phát triển, ở nước ta còn  
là 1 trong 15 nguyên nhân tử vong chính.  
Bảng 1. Tình hình tử vong mẹ ở Việt Nam  
Năm/cơ quan  
ước tính  
Ước tính của  
Ước tính của Bộ Điều tra của Bộ  
Y tế Y tế  
TCYTTG  
Năm 1985  
380/100.000 lần 110/100.000 lần Không có điều tra  
đẻ con sống đẻ con sống  
Năm 1995  
160/100.000 lần 110/100.000 lần 137/100.000 lần  
đẻ con sống đẻ con sống đẻ con sống  
Song 90% số các bà mẹ này có thể tránh được cái chết không đáng có, nếu đủ  
nữ cán bộ y tế cho xã và có hệ thống cấp cứu chuyển viện tốt hơn,  
Mỗi năm có khoảng 2500 - 2800 phụ nữ trẻ (15 - 49 tuổi)chết, nghĩa là cứ mỗi  
ngày có 7 người chết vì sinh đẻ. Phần lớn những người này chết ở nông thôn miền núi,  
miền xa rải rác khắp cả ngày và đêm, nên không gây tiếng vang lớn. Theo thống kê phụ  
nữ đẻ trong các trạm xá và cơ sở y tế là gần 60%, nghĩa là còn 40% các ca đẻ xảy ra  
những nơi không đảm bảo cho cả tính mạng người mẹ và con.  
5. Sức khỏe trẻ em  
Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai.  
Trẻ em nước ta được nhiều tổ chức quan tâm chăm sóc. Quyền trẻ em được nhà  
nước công nhận và bảo vệ. Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đã giảm từ 300 -  
400‰ trước cách mạng xuống chỉ còn 44‰ và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 62‰  
(1995). Đó là một thành tích đáng tự hào, song thể chất của trẻ em chưa tốt thể hiện ở  
chỗ 40% trẻ em dưới 5 tuổi còn bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ đó nói lên rằng cứ 1000 trẻ đẻ  
ra sống thì khi chúng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 chỉ còn 938 em và trong đó có hơn  
400 em bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ tử vong trẻ em nước ta tương đối thấp, nhưng tỷ lệ  
suy dinh dưỡng lại quá cao. Ngoài ra tỷ lệ trẻ bị tật bẩm sinh đang là một báo động tồi  
tệ, nhất là những trẻ em do bố mẹ bị nhiễm các chất độc hóa học, các hóa chất độc dùng  
trong công nghiệp và nông nghiệp, môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng.  
Bảng 2: Tỷ lệ tử vong trẻ em được cải thiện rõ rệt qua từng thời kỳ (Đơn vị ‰)  
Thời kỳ  
Tử vong trẻ <1 Tử vong trẻ 1 – Tử vong trẻ 0 –  
tuổi  
5 tuổi  
5 tuổi  
1979 1983  
1984 1988  
1989 - 1993  
54,79  
28,76  
82,12  
46,04  
44,18  
24,85  
18,23  
68,69  
62,41  
(Nguồn: Kết quả chủ yếu điều tra nhân khẩu học giữa kỳ. Tổng cục thống kê –  
1995 trang 97)  
Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng góp phần tích cực vào việc giảm tử  
vong của trẻ em. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy: có mối liên quan  
chặt chẽ giữa khoảng cách sinh với khả năng sinh ra sống của trẻ em.  
Nếu lấy khoảng cách sinh 61 tháng có hệ số tử vong trẻ em chưa hợp lý và môi  
trường chưa tốt, nên trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét còn  
nhiều. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn tiến triển chậm: từ 51% thập kỷ 80, nay  
vẫn còn mức trên 40%. Cần tìm rõ nguyên nhân để bảo đảm cho thế hệ sau khỏe mạnh  
và thông minh hơn.  
Có một khu vực của sức khỏe trẻ em còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, đó là:  
sức khỏe của trẻ em ngay trước và sau khi đẻ còn gọi là sức khỏe chu sinh (hoặc chu  
sản). Tử vong trẻ trong khu vực này ở nước ta ước đoán khoảng 20 - 25‰ (Bộ Y tế  
chưa xuất bản).  
6. Phá thai  
6.1. Ở nhiều tỉnh và thành phố số phá thai (nạo và hút thai) hàng năm gấp  
1,5 đến 2 lần số đẻ. Nhìn chung trong nước ta số nạo hút thai tương đương số đẻ.  
6.2. Nạo hút thai làm cho phụ nữ nước ta chịu nhiều tổn thất: mỗi năm có khoảng  
70 người chết nghĩa là cứ 5 ngày thì có một người chết vì phá thai (chưa kể số tự tử)  
(Bộ Y tế 1997). Các biến chứng như thủng tử cung, sót rau, nhiễm khuẩn, băng huyết,  
viêm phúc mạc, năm nào cũng có. Có lẽ tại nhiễm khuẩn do nạo hút thai mà tỷ lệ vô  
sinh ở phụ nữ nước ta cũng tăng lên khá cao: Có tới trên 10% cặp vợ chồng.  
6.3. Giảm bớt nạo hút thai là một nhu cầu cấp bách cho sức khỏe của phụ  
nữ, góp phần xóa đói giảm nghèo, là một nhu cầu phát triển của xã hội.  
6.4. Trong khi nghiên cứu giải quyết giảm phá thai thì cần nghiên cứu phá  
thai an toàn cho những người có nhu cầu phá thai. Những tiến bộ gần đây chứng tỏ có  
thể tiến hành chấm dứt những thai nghén ngoài ý muốn một cách an toàn bằng cách:  
. Hút thai khi phôi thai còn dưới 12 tuần lễ bằng cách sử dụng các bơm hút  
Karman 2 van hoặc các bơm hút chân không bằng điện.  
. Nong và nạo theo cách cổ điển vẫn dùng nhưng phải chú ý giảm đau và phòng  
mất máu nhiều.  
. Đối với những thai đã lớn trên 12 tuần là nên hạn chế tối đa việc phá thai. Hiện  
nay, chúng ta có thể dùng phương pháp ít nguy hiểm hơn là đặt thuốc Misoprostol thay  
cho phương pháp Kovắc trước đây.  
. Nhiều nước như Trung Quốc, Thụy Điển, Anh, Pháp đã sử dụng rộng rãi thuốc  
uống Mifepristone để chấm dứt thai nghén khi tuổi thai dưới 10 tuần.  
. Phá thai bằng hút hay nạo đều cần tôn trọng các nguyên tắc vô khuẩn và không  
được để sót rau, phá thai bằng thuốc đang có xu hướng sử dụng rộng rãi. Hạn chế của  
nó là sợ bị lạm dụng và chi phí cao, giá đắt.  
6.5. Số cặp vợ chồng dùng biện pháp tránh thai đã tăng dần từ 45% năm  
1988 đến 68,3% năm 1996 và đến nay là 75%.  
Trong đó số người dùng các biện pháp tránh thai hiện đại có hiệu quả cao như  
vòng tránh thai, thuốc tránh thai, bao cao su và triệt sản chiếm phần lớn tới 80%.  
Khoảng 20% là các biện pháp truyền thống, đơn giản và tỷ lệ thất bại cao.  
6.6. Số con trung bình cho một phụ nữ (15 - 49 tuổi) đã giảm từ 3,8 con (1988)  
xuống 2,7 con (1996) và triển vọng có thể đạt được mức sinh thay thế là 2,1 con vào  
năm 2005 trước dự kiến 10 năm. Tuy sự phát triển là liều thuốc tránh thai tốt nhất (Hội  
nghị Dân số và phát triển lần 1 Bucarest 1974) nhưng chương trình KHHGĐ cũng có  
phần công lao đáng kể, nhất là những năm trong thập kỷ 90.  
Tự lượng giá  
1. Định nghĩa thế nào là sức khỏe sinh sản?  
2.Em hãy trình bày 10 nội dung của sức khỏe sinh sản?  
3. Em hãy nêu 7 mục tiêu chiến lược của Chăm sóc sức khỏe sinh sản?  
PHẦN I. SẢN THƯỜNG  
Bài 2.  
GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ  
MỤC TIÊU  
1. Kể tên và chỉ trên tranh hoặc mô hình đầy đủ các thành phần của bộ phận sinh dục  
nữ và các liên quan của nó.  
2. Trình bày được cấu trúc và chức năng của tử cung.  
3. Trình bày được hoạt động nội tiết có chu kỳ của buồng trứng và kinh nguyệt.  
4. Kể tên và số đo các đường kính của khung chậu nữ.  
I. GIẢI PHẪU BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ  
1. Âm hộ  
Âm hộ gồm tất cả những phần bên ngoài nhìn thấy được từ xương vệ (xương mu)  
đến tầng sinh môn. Bao gồm:  
- Đồi vệ nữ (vùng mu): Là lớp tổ chức mỡ nằm trên xương vệ, có lông bao phủ bên  
ngoài.  
- Âm vật: tương đương với dương vật ở nam giới nhưng không có thể xốp và không có  
niệu đạo nằm trong. Âm vật dài khoảng 1- 2cm, đường kính ngang khoảng 0,5cm. Âm  
vật có nhiều mạch máu, là cơ quan tạo cảm trong sinh dục.  
- Hai môi lớn: ở hai bên âm hộ nối tiếp với đồi vệ nữ đến vùng tầng sinh môn. Sau tuổi  
dậy thì cũng có lông bao phủ.  
- Hai môi bé: là hai nếp gấp của da ở trong 2 môi lớn, không có lông, có nhiều tuyến  
nhiều dây thần kinh cảm giác.  
- Lỗ niệu đạo: nằm trong vùng tiền đình (1 ng hình tam giác giới hạn phía trước là  
âm vật, hai bên là hai môi bé, phía sau là mép sau âm hộ), nằm ở ngay dưới âm vật, hai  
bên lỗ niệu đạo có hai tuyến Skene tác dụng tiết chất nhờn khi giao hợp.  
- Màng trinh và lỗ âm đạo: Màng trinh có nhiều dạng hác nhau, có nhiều dây thần kinh  
cảm giác, không có sợi cơ trơn, che ống âm đạo bên trong, chỉ thừa một lỗ nhỏ ở giữa  
để máu kinh nguyệt ra ngoài. Hai bên lỗ âm đạo có tuyến Bartholin có nhiệm vụ tiết  
dịch nhầy giúp cho âm đạo không bị khô và bôi trơn khi giao hợp.  
Âm hộ nhận máu từ động mạch thẹn trong và máu trở về qua tĩnh mạch thẹn trong.  
Đường bạch huyết đến các hạch vùng bẹn. Âm hộ có các đầu dây thần kinh thẹn trong.  
Hình 2.1. Âm hộ  
Hình 2.2. Âm vật  
(Ken hình 2 trang 8 chăm sóc sức khỏe phụ nữ  
2. Âm đạo  
Là một ống cơ trơn nối từ âm hộ đến cổ tử cung, nó nằm giữa niệu đạo và bàng quang  
ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Âm đạo bình thường là một ống dẹt gồm có thành  
trước và thành sau áp vào nhau:  
+ Thành trước dài 6,5cm.  
+ Thành sau dài 9,5cm.  
+ 2 bên thành 7,5cm.  
Âm đạo tham gia vào cuộc đẻ có thể dãn mở rộng để thai nhi đi ra ngoài.  
- Vòm âm đạo tiếp cận với các túi cùng, ở phía sau, vòm âm đạo ngăn cách với trực  
tràng qua cùng đồ sau và túi cùng Dougalas đây là điểm thấp nhất trong ổ bụng có tầm  
quan trọng trong phát hiện các bệnh lý phụ khoa và ngoại khoa.  
- Niêm mạc âm đạo bao gồm nhiều nếp nhăn ngang, nó chịu ảnh hưởng của nội tiết  
Estrogen và Progesteron niêm mạc âm đạo có PH 3,5- 4,6 luôn ẩm do các chất tiết từ  
cổ tử cung và buồng tử cung chảy ra.  
- Thành âm đạo có lớp cơ trơn với thớ cơ dọc ở nông và thớ vòng ở sâu, các thớ cơ liên  
tiếp với lớp cơ ở cổ tử cung nuôi dưỡng âm đạo bởi nhiều nguồn:  
+ 1/3 trên do nhánh cổ tử cung- âm đạo của động mạch tử cung.  
+ 1/3 giữa do động mạch bàng quang dưới.  
+ 1/3 dưới do nhánh của động mạch trực tràng giữa và động mạch thẹn trong.  
Tĩnh mạch: Có rất nhiều tĩnh mạch nối với nhau để tạo thành các đám rối tĩnh mạch  
nằm ở dưới lớp niêm mạc rồi đổ về tĩnh mạch hạ vị.  
Bạch mạch:  
1/3 trên đổ vào các hạch bạch huyết quanh động mạch chậu chung.  
1/3 giữa đổ về các hạch bạch huyết quanh động mạch hạ vị.  
1/3 dưới đổ về các hạch bạch huyết vùng bẹn.  
Thần kinh: bình thường âm đạo không có đầu nhánh dây thần kinh chi phối.  
Hình 2.3. Âm đạo  
(trang 9 giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ)  
Thiết đồ cắt đứng dọc âm đạo  
3. Tầng sinh môn  
Thiết đồ cắt đứng ngang âm đạo  
Tầng sinh môn hay đáy chậu gồm tất cả các phần mềm, cân cơ, dây chằng bịt phía dưới  
của khung chậu. Tầng sinh môn có dạng hình trám, giới hạn ở phía trước là bờ dưới  
xương vệ, hai bên là hai ụ ngồi, phía sau là đỉnh xương cụt. Đường nối hai ụ ngồi chia  
tầng sinh môn ra làm hai phần: Tầng sinh môn trước hay đáy chậu niệu sinh dục và  
tầng sinh môn sau hay đáy chậu hậu môn (giữa nam và nữ, tầng sinh môn trước khác  
nhau còn tầng sinh môn sau giống nhau).  
Hình 2.4. Tầng sinh môn  
(trang 9 giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ)  
Tầng sinh môn trước ở nữ là mộ vùng được giới hạn bởi phía trước là mép sau âm hộ  
và phía sau là hậu môn. Đó là một khối hình tam giác đều mỗi cạnh 4cm gồm da, tổ  
chức mỡ và cơ. Tầng sinh môn lấp kín phần hở giữa trực tràng và âm đạo, là trung tâm  
của các cơ tạo thành đáy chậu.  
Từ sâu ra nông, tầng sinh môn gồm 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng  
gồm có cơ và được bao bọc bởi một lớp cân riêng.  
- Tầng sâu: gồm có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt, được bao bọc bởi hai lá của tầng  
sinh môn sâu.  
- Tầng giữa: gồm có cơ ngang sâu và cơ thất niệu đạo. Cả hai cơ này đều nằm ở tầng  
sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá của cân tầng sinh môn giữa.  
- Tầng nông: gồm 5 cơ là: cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn  
và cơ thắt hậu môn. Cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, 4 cơ còn lại đều nằm ở  
tầng sinh môn trước và được phủ bởi cân tầng sinh môn nông.  
Các cơ nâng hậu môn, cơ ngang sâu, cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ khít âm môn, cơ  
thắt hậu môn và cơ thắt niệu đạo đều bám vào nút thớ trung tâm đáy chậu. Đó là nút cơ  
và sợi nằm giữa ống hậu môn và các cơ của tầng sinh môn trước.  
Tầng sinh môn có nhiệm vụ  
Giải phẫu của tầng sinh môn:  
- Tầng sinh môn có dạng hình trám giới hạn.  
- Phía trước bờ dưới xương mu.  
- Phía sau đỉnh xương cùng.  
- Hai bên là hai ụ ngồi.  
Đường nối hai ụ ngồi chia tầng sinh môn làm hai phần:  
+ Tầng sinh môn trước hay gọi đáy chậu niệu sinh dục.  
+ Tầng sinh môn sau hay gọi đáy chậu hông.  
Từ nông ra sâu tầng sinh môn gồm ba tầng:  
- Tầng sâu: Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng  
sinh môn sâu.  
- Tầng giữa: Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ đều nằm ở tầng sinh môn  
trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.  
- Tầng nông: Gồm năm cơ (cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm  
môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, 4 cơ  
n lại nằm ở tầng sinh môn trước và được phủ bởi cân tầng sinh môn nông.  
Các cơ nâng hậu môn, cơ ngang sâu, cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ khít âm môn, cơ  
thắt hậu môn và cơ thắt niệu đạo đều bám vào nút thớ trung tâm đáy chậu. Đó là một  
nút cơ và sợi nằm giữa ống hậu môn và các cơ của tầng sinh môn trước.  
Tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung (bàng quang, tử  
cung, âm đạo, trực tràng). Khi sinh đẻ, tầng sinh môn phải giãn mỏng và mở ra để ngôi  
thai và các phần của thai thoát ra ngoài. Trong giai đoạn sổ thai, nếu tầng sinh môn  
không giãn tốt có thể bị rách và có thể tổn thương đến nút thớ trung tâm đáy chậu.  
Trường hợp tầng sinh môn bị nhão do đẻ nhiều lần hoặc do rách mà không được khâu  
phục hồi sẽ dễ bị sa sinh dục về sau.  
4. Tử cung là cơ quan tạo thành bởi các lớp cơ trơn dày. Đây là nơi làm tổ và phát triển  
của trứng đã thụ tinh cho tới khi thai trưởng thành. Khối lượng tử cung thay đổi tùy  
theo giai đoạn phát triển của người phụ nữ, theo chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai  
nghén.  
4.1. Hình thể và cấu trúc.  
Hình 2.5. Tử cung  
(trang 11 giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ)  
4.1.1. Thân tử cung  
* Thân tử cung: Có dạng hình thang rộng ở trên (gọi là phần đáy), có sừng ở hai bên,  
sừng tử cung là nơi vòi trứng thông với tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn và  
dây chằng tử cung- buồng trứng. Thân tử cung dài 4cm, rộng 4-5cm, trọng lượng thân  
tử cung khoảng 50g. (ở những người đẻ nhiều, kích thước tử cung có thể lớn hơn một  
chút).  
* Cấu trúc thân tử cung gồm 3 phần:  
- Phủ ngoài tử cung là phúc mạc (thanh mạc).  
+ Từ mặt trên của bàng quang, phúc mạc lách xuống giữa bàng quang và tử cung tạo  
thành túi cùng bàng quang - tử cung rồi lật lên che phủ mặt trước, đáy và mặt sau tử  
cung. Sau đó phúc mạc lách xuống giữa tử cung và trực tràng (sâu đến tận 1/3 trên của  
thành sau âm đạo) tạo thành túi cùng tử cung - trực tràng 9 túi cùng Douglas). Phúc  
mạc ở mặt trước và sau nhập lại ở hai bên và kéo ra đến vách chậu tạo thành dây chằng  
rộng.  
+ Ở dưới do phúc mạc không phủ hết nên còn để hở một phần eo và cổ tử cung, dài  
khoảng 1,5cm ở phía trên chỗ bám của âm đạo và cổ tử cung.  
- Cơ tử cung gồm 3 lớp:  
+ Lớp ngoài gồm những sợi cơ dọc.  
+ Lớp giã dày nhất, gồm những sợi cơ đan chéo bao quanh các mạch máu. Sau khi đẻ,  
các sợi cơ này co rút lại, chèn ép vào các mạch máu làm cho máu tự cầm.  
+ Lớp trong là cơ vòng. Các lớp cơ ở thân tử cung tạo thành một hệ thống có tính chất  
vữa giãn vừa co.  
- Trong cùng là niêm mạc tử cung. Đó là lớp biểu mô tuyến gồm 2 lớp: lớp đáy mỏng,  
ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và bong  
ra khi hành kinh. Niêm mạc tử cung là biểu mô trụ, chỉ có một lớp tế bào.  
4.1.2. Eo tử cung  
Eo tử cung: Là chỗ thắt nhỏ lại, nơi tiếp giáp giữa thân tử cung và cổ tử cung dài 0,5cm.  
Vào tháng cuối của thời kỳ thai nghén và khi chuyển dạ, eo tử cung sẽ giãn ra và trở  
thành đoạn dưới tử cung.  
Eo tử cung chỉ có hai lớp cơ: cơ dọc và cơ vòng, không có cơ chéo. Vì vậy, khi vỡ tử  
cung thường vỡ ở đoạn dưới tử cung.  
4.1.3. Cổ tử cung  
+ Cổ tử cung: Là một khối mô hình nón cụt, đáy là phần tiếp giáp với eo tử cung còn  
đầu chúc vào âm đạo, phía trước phần trên âm đạo là phần dưới sau bàng quang, hai  
bên là đáy dây chằng rộng có niệu quản và bó mạch thần kinh đi qua, phía sau là phúc  
mạc vén lên phủ trực tràng tạo thành túi cùng Douglas.  
Cổ tử cung bình thường dài khoảng 2-3cm, rộng 2cm. Lúc chưa đẻ cổ tử cung tròn đều,  
mật độ chắc, lỗ ngoài cổ tử cung tròn. Khi người phụ nữ đã đẻ, cổ tử cung dẹp lại, mật  
độ mềm hơn, lỗ ngoài cổ tử cung rộng ra và không tròn như lúc chưa đẻ. Càng đẻ nhiều,  
lỗ cổ tử cung càng rộng ra theo chiều ngang.  
- Niêm mạc ống cổ tử cung là những tuyến tiết ra chất nhầy, còn mặt ngoài cổ tử cung  
được bao phủ bởi lớp tế bào lát, không chế tiết.  
4.2. Mạch máu và thần kinh  
4.2.1. Động mạch  
Động mạch tử cung là một nhánh của động mạch hạ vị, ở vùng eo tử cung thì bắt chéo  
niệu quản, cho các nhánh cấp máu:  
- Nhánh niệu quản.  
- Nhánh bàng quang - âm đạo.  
- Nhánh cổ tử cung - âm đạo có 5-6 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ chia ra làm 2 ngành cho  
mặt trước và sau âm đạo, cổ tử cung.  
- Các nhánh tử cung: đi vào đáy tử cung, phát triển nhiều khi có thai để cấp máu nuôi  
dưỡng thai.  
Động mạch trái và phải ít tiếp nối nhau nên có đường vô mạch ở đoạn giữa thân tử cung  
và cổ tử cung. Trên lâm sàng, khi làm thủ thuật cần kẹp cổ tử cung (thường kẹp ở điểm  
12 giờ hoặc 6 giờ).  
- Các nhánh cấp máu nuôi dưỡng ống dẫn trứng và buồng trứng tiếp nối với các nhánh  
của động mạch buồng trứng.  
4.2.2. Tĩnh mạch  
Tĩnh mạch lớp nông chạy cùng theo động mạch tử cung, cùng với động mạch bắt chéo  
ở mặt trước niệu quản. Tĩnh mạch lớp sâu đi sau niệu quản. Cả hai tĩnh mạch đổ vào  
tĩnh mạch hạ vị.  
4.2.3. Bạch mạch  
Bạch mạch tạo thành một hệ thống chi chít ở nền dây chằng rộng phía trong chỗ bắt  
chéo của động mạch tử cung và niệu quản, đổ vào nhóm hạch cạnh động mạch chủ  
bụng và nhóm hạch động mạch hạ vị.  
4.2.4. Thần kinh  
Có rất nhiều nhánh tách ra từ đám rối hạ vị, chạy theo dây chằng tử cung - cùng đến eo  
tử cung.  
4.3. Vị trí liên quan  
- Vị trí liên quan: Tử cung nằm trong tiểu khung, dưới phúc mạc, giữa bàng quang ở  
phía trước và trực tràng ở phía sau.  
- Thân tử cung thường gập trước so với trục của cổ tử cung một góc 100˚ - 120˚ đa số  
phụ nữ có tử cung ngả trước (trục của tử cung tạo thành so với trục của âm đạo một góc  
90˚).  
- Liên quan tử cung chia làm hai phần:  
+ Phần tử cung ở trên âm đạo: qua phúc mạc liên quan phía trước với bàng quang, phía  
sau với trực tràng, phía trên với quai ruột non.  
+ Phần tử cung ở trong âm đạo: gồm có đoạn dưới của cổ tử cung. Âm đạo bám vào cổ  
tử cung theo một đường vòng và tạo ra các cùng đồ trước, sau và hai bên. Vì đường  
bám của thành âm đạo vào cổ tử cung chếch từ 1/3 dưới ở phía trước cổ tử cung đến  
2/3 trên ở phía sau cổ tử cung, nên cùng đồ sau sâu hơn cùng đồ trước. Cùng đồ sau của  
âm đạo liên quan đến túi cùng Douglas. Khi trong ổ bụng có dịch hoặc có máu (chửa  
ngoài tử cung vỡ) thăm khám thấy cùng đồ sau phồng lên và đau.  
Hình 2.6. Thiết đồ cắt đứng dọc qua chậu hông  
(trang 14 giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ)  
4.4. Các phương tiện giữ tử cung tại chỗ  
Tử cung được giữ chắc chắn trong tiểu khung là nhờ các tổ chức bám chắc từ tử cung  
đến các bộ phận xung quanh và các dây chằng.  
Các cơ nâng hậu môn, nút thớ trung tâm đáy chậu giữ chắc âm đạo, tại chỗ, mà âm đạo  
lại bám chắc vào cổ tử cung nên tạo thành một khối âm đạo - tử cung chắc chắn. Độ  
nghiêng của tử cung so với âm đạo là 90o giúp tử cung không bị tụt ra khi đứng.  
Các dây chằng giữ tử cung.  
- Dây chằng rộng: là nếp phúc mạc trùm lên ở hai mặt trước và sau và kéo dài ra tận  
thành bên của vách chậu.  
- Dây chằng tròn: là một dây chằng nửa sợi, nửa cơ đi từ phần trước của sừng tử cung  
tới lỗ sâu của ống bẹn, rồi tới lỗ nông của ống bẹn. Tại đây nó tạo thành các sợi chạy  
vào tổ chức liên kết của môi lớn và vùng mu (đồi vệ nữ).  
- Dây chằng tử cung – cùng là một dây chằng chắc nhất gồm các sợi liên kết và các sợi  
cơ trơn đính phần dưới tử cung vào xương cùng.  
Hình 2.7. Dây chằng (trang 15 giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ)  
5. Buồng trứng  
Là cơ quan vừa nội tiết (tiết Etrogen từ tuổi vị thành niên đến tuổi mãn kinh), vừa  
ngoại tiết (phóng noãn).  
5.1. Hình thể và vị trí:  
Buồng trứng có hình hạt, dẹt, có hai mặt trong và ngoài, hai đầu trên và dưới, nằm áp  
vào thành bên của chậu hông, phía sau dây chằng rộng, chếch vào trong và ra trước.  
Buồng trứng có kích thước khoảng 3,5cm x 2cm x 1cm. Trước tuổi vị thành niên, buồng  
trứng nhẵn đều. Từ tuổi vị thành niên, buồng trứng không nhẵn nữa vì hàng tháng có  
nang DeGraaf vỡ ra, giải phóng noãn rồi tạo thành sẹo. Sau tuổi mãn kinh, buồng trứng  
trở lại nhẵn bóng.  
Hình 2.8. Buồng trứng và ống dẫn trứng  
(trang 15 giáo tình chăm sóc sức khỏe phụ nữ)  
5.2. Liên quan  
Mặt ngoài buồng trứng liên quan với thành bên tiểu khung. Ở đó buồng trứng nằm trong  
hố buồng trứng. Hố buồng trứng nằm giữa các nhánh của động mạch chậu. Trên thực  
tế, khi người phụ nữ đã sinh đẻ, buồng trứng không còn nằm trong hố buồng trứng mà  
sa xuống dưới, có khi xuống hẳn sau túi cùng Douglas. Đáy hố có dây thần kinh bịt  
chạy qua, nên có thể bị đau khi viêm buồng trứng.  
Mặt trong buồng trứng liên quan với ống dẫn trứng và các quai ruột. Ở bên phải còn  
liên quan với manh tràng và ruột thừa, bên trái liên quan với đại tràng sigma. Nhiễm  
khuẩn ở buồng trứng có thể lan tới ống dẫn trứng và ruột thừa.  
5.3. Mạch máu, thần kinh  
5.3.1. Động mạch có 2 nguồn:  
- Động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ ở ngay dưới động mạch thận, cho  
3 nhánh: nhánh ống dẫn trứng, nhánh buồng trứng và nhánh nối. Nhánh nối tiếp nối với  
nhánh nối buồng trứng của động mạch tử cung, tạo nên một cung nối dưới buồng trứng.  
Nhờ vậy, khi cắt tử cung hoặc ống dẫn trứng, ít khi xảy ra rối loạn dinh dưỡng và chức  
năng nội tiết của buồng trứng.  
- Động mạch tử cung tách ra hai nhánh: nhánh buồng trứng và nhánh nối để nối tiếp  
với động mạch buồng trứng.  
5.3.2. Tĩnh mạch  
Chạy kèm theo động mạch đổ vào tĩnh mạch buồng trứng. Tĩnh mạch buồng trứng phải  
đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, còn tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh mạch thận trái.  
5.3.3. Bạch mạch  
Chạy theo động mạch buồng trứng về các hạch cạnh bên động mạch chủ.  
5.3.4. Thần kinh  
Gồm những nhánh của đám rối liên mạc treo và đám rối thận.  
5.4. Các phương tiện giữ buồng trứng  
- Mạc treo buồng trứng là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào mặt sau của dây chằng  
rộng. Phúc mạc dính vào buồng trứng theo một đường chạy dọc ở bờ trước gọi là đường  
Farre, nên có khoảng 1/3 buồng trứng không có phúc mạc phủ lên. Nhờ đó noãn rơi  
thẳng vào ổ bụng và được ống dẫn trứng hng lấy dẫn vào tử cung.  
- Dây chằng tử cung - buồng trứng là một thừng tròn, dẹt, nối phía sau sừng tử cung  
với đầu dưới buồng trứng.  
- Dây chằng thắt lưng - buồng trứng dính buồng trứng vào thành chậu hông. Trong hai  
lá của dây chằng này có động mạch buồng trứng và nhiều thớ sợi dây thần kinh nên khi  
bị viêm ống dẫn trứng có thể gây đau vùng thắt lưng.  
- Dây chằng ống dẫn trứng - buồng trứng đi từ loa ống dẫn trứng đến đầu trên của buồng  
trứng. Có một tua lớn của ống dẫn trứng bám vào dây chằng gọi là tua Richard.  
Hình 2.9. Tử cung và các phần phụ.  
6. Ống dẫn trứng (vòi trứng)  
Ống dẫn trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu mở vào ổ bụng  
để đón noãn còn đầu kia thông với buồng tử cung. Noãn thường được thụ tinh trong  
ống dẫn trứng, sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung. Nếu vì một lý do nào đó trứng  
thụ tinh không vào được buồng tử cung, thì trứng sẽ phát triển ở ống dẫn trứng gây nên  
chửa ngoài tử cung.  
6.1. Hình thể và cấu trúc  
- Ống dẫn trứng dài 10-12cm. Lỗ thông vào buồng tử cung có đường kính khoảng 3mm,  
còn lỗ thông vào ổ bụng thì rộng hơn, khoảng 8mm.  
- Ống dẫn trứng được chia làm 4 đoạn:  
+ Đoạn kẽ nằm trong thành tử cung dài khoảng 1cm, chạy chếch lên trên và ra ngoài.  
+ Đoạn eo chạy ngang ra ngoài, dài 3-4cm, đó là chỗ cao nhất của ống dẫn trứng.  
+ Đoạn bóng dài khoảng 7cm, chạy dọc theo bờ trước của buồng trứng.  
+ Được loa tỏa ra như hình phễu, có khoảng 10-12 tua, mỗi tua dài 1-1,5cm. Tua dài  
nhất là tua Richard dính vào dây chằng ống dẫn trứng, buồng trứng, hứng noãn bào  
chạy vào ống dẫn trứng.  
- Ống dẫn trứng có 4 lớp từ ngoài vào trong: lớp thanh mạc (phúc mạc), lớp liên kết  
(trong đó có các mạch máu và dây thần kinh), lớp cơ (với thớ dọc ở ngoài và thớ vòng  
ở trong) và lớp niêm mạc.  
6.2. Mạch máu và thần kinh  
- Động mạch: có hai nguồn động mạch là động mạch tử cung và động mạch buồng  
trứng. Hai nhánh của các động mạch này tiếp nối với nhau trong mạc treo của ống dẫn  
trứng.  
- Tĩnh mạch: đi kèm theo động mạch của ống dẫn trứng.  
- Bạch mạch: chạy vào hệ bạch mạch của buồng trứng.  
- Thần kinh: cùng nguồn gốc như của buồng trứng.  
6.3. Các dây chằng và mạc treo  
- Mạc treo vòi là một nếp phúc mạc mỏng hình tam giác, đỉnh ở tử cung, đáy là dây  
chằng ống dẫn trứng – buồng trứng.  
- Dây chằng ống dẫn trứng – buồng trứng là một nhánh của dây treo buồng trứng.  
II. SINH LÝ SINH DỤC NỮ  
1. Chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của buồng trứng  
Bắt đầu từ tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động có chu kỳ và thể hiện ra ngoài  
bằng chu kỳ kinh nguyệt. Chính những hormon sản xuất ra trong chu kỳ hoạt động của  
buồng trứng đã quyết định chu kỳ kinh nguyệt, cho nên hai chu kỳ này có liên quan mật  
thiết với nhau.  
1.1. Kinh nguyệt  
Kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng niêm mạc tử cung  
và chủ yếu là sự giảm estrogen và progesteron trong máu, nhưng vai trò của estrogen  
là quyết định.  
Đặc tính của kinh nguyệt.  
- Theo quy ước chung, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh (là  
ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu hành kinh lần này đến ngày bắt đầu có  
kinh lần sau.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 218 trang Thùy Anh 05/05/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Bệnh học sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_benh_hoc_san.pdf