Giáo trình môn Dược lý

GIỚI THIỆU MÔN HỌC  
DƯỢC LÝ  
Đối tượng: Y sỹ  
- Số đơn vị học trình :  
- Số tiết:  
03(2/1)  
60 tiết  
30 tiết  
+ Lý thuyết:  
+ Thực hành:  
30 tiết  
- Thời điểm thực hiện:  
Học kỳ 1  
MỤC TIÊU HỌC PHẦN :  
1. Trình bày được số phận của thuốc trong cơ thể, các cách tác dụng của thuốc, các  
yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và các biện pháp hạn chế phản ứng có hại của  
thuốc.  
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định,  
cách dùng và liều dùng của một số thuốc thông thường.  
3. Tư vấn, hướng dẫn tốt cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phòng và điều  
trị một số bệnh.  
4. Rèn luyện thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong tư vấn và hướng dẫn sử dụng  
thuốc trong lâm sàng, hạn chế các nhầm lẫn trong sử dụng thuốc.  
NỘI DUNG CHI TIẾT  
STT  
1
2
3
4
5
6
7
8
Nội dung bài học  
Dược lý đại cương  
Thuốc an thần, gây ngủ và chống co giật  
Thuốc kích thích thần kinh trung ương  
Thuốc giảm đau trung ương  
Thuốc hệ hô hấp  
Số tiết  
Trang  
3
2
1
1
1
2
3
2
1
2
3
1
2
1
2
2
23  
33  
37  
44  
52  
71  
79  
86  
Thuốc hệ tiêu hóa  
Thuốc chuyên khoa mắt- tai- mũi- họng  
Thuốc chữa bệnh ngoài da  
Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm Phi steroid  
Thuốc kháng sinh - Sulfamid  
Thuốc chống dị ứng  
Vitamin và khoáng chất  
Dung dịch tiêm truyền  
Thuốc nội tiết  
Thuốc chống viêm Steroid  
9
10  
11  
12  
13  
14  
15  
98  
124  
131  
148  
160  
172  
1
16  
17  
18  
Thuốc tim mạch, lợi tiểu  
Thuốc chống lao  
Thuốc điều trị sốt rét  
Phần đọc thêm: cấp cứu sốc phản vệ  
Tổng số  
2
1
1
180  
193  
200  
209  
212  
30  
ĐÁNH GIÁ  
- Hình thức thi: Tự luận  
- Thang điểm: 10  
- Cách cho điểm:  
+ Điểm thường xuyên: 1 bài kiểm tra hệ số 1  
+ Điểm kiểm tra định kỳ: 1 bài kiểm tra hệ số 2  
+ Điểm thi kết thúc môn học: 1 điểm tương ứng 70 %  
Công thức tính:  
(Điểm TX + Điểm ĐK x 2)/3 x 30% + điểm thi kết thúc môn học x 70%  
2
Bài 1  
DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được khái niệm về thuốc, phân loại, liều lượng thuốc và quan niệm  
dùng thuốc.  
2. Trình bày được sự hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc trong cơ  
thể.  
3. Trình bày được các cách tác dụng của thuốc.  
4. Trình bày được các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc.  
NỘI DUNG  
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC  
1.1. Khái niệm về thuốc  
Thuốc là các chất hoặc hợp chất dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh,  
điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.  
1.2. Phân loại thuốc theo nguồn gốc:  
- Thực vật: Morphin lấy từ nhựa quả của cây thuốc phiện, quinin từ vỏ thân cây  
Cankina, Atropin từ cà độc dược.  
- Động vật: Insulin từ tụy tạng, Progesteron từ tuyến sinh dục, huyết tương khô,  
vaccin, các huyết thanh và globulin miễn dịch, các Vitamin A, D từ dầu gan cá...  
- Khoáng vật: Kaolin, Iod, Magnesi sulfat..  
- Tổng hợp hóa học: Sulfamid, ether, procain, cloroquin...  
1.3. Hàm lượng thuốc:  
Hàm lượng thuốc là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm (1  
viên, 1 ống……). Một thuốc có thể có nhiều loại thành phẩm với hàm lượng khác nhau, vì  
vậy khi dùng phải chú ý.  
Ví dụ: Viên Gardenal 0,1g và 0,01g.  
Ống Novocain 0,02 và 0,06g.  
1.4. Liều lượng thuốc: Là số lượng thuốc dùng cho người bệnh.  
- Dựa vào cường độ tác dụng.  
+ Liều tối thiểu: là số lượng thuốc nhỏ nhất có tác dụng, có gây biến đổi nhẹ  
nhưng chưa chuyển bệnh.  
+ Liều điều trị: là liều có hiệu lực và được áp dụng để điều trị.  
+ Liều tối đa: là liều quy định giới hạn cho phép. Nếu dùng vượt quá có thể  
bị ngộ độc.  
+ Liều độc: là liều gây nhiễm độc cho cơ thể.  
Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nhưng với liều cao vượt quá mức chịu đựng  
của người bệnh thì thuốc trở nên độc, giữa liều độc và liều điều trị có một khoảng cách gọi  
là phạm vi điều trị hay còn gọi là chỉ số điều trị (I)  
Mức độ an toàn của thuốc được biểu thị qua chỉ số điều trị I:  
3
I = LD50/ED50  
I: Chỉ số điều trị  
LD50 : Liều gây chết 50% súc vật thí nghiệm.  
ED50 : Liều tác dụng 50% súc vật thí nghệm  
Về nguyên tắc nên sử dụng những thuốc có chỉ số an toàn cao (thông thường I ≥ 10) .  
Tuy nhiên ngoại lệ có những thuốc chỉ số an toàn thấp nhưng tác dụng điều trị tốt và chưa  
có thuốc thay thế thì vẫn sử dụng nhưng với sự cẩn trọng hơn. Ví dụ chỉ số an toàn của  
glycoside tim rất thấp (vào khoảng 2) nhưng hiệu quả điều trị suy tim của chúng rất tốt và  
chưa có thuốc nào thay thế nên vẫn được sử dụng.  
- Dựa vào thời gian:  
+ Liều 1 lần.  
+ Liều 1 ngày.  
+ Liều 1 đợt điều trị (tổng liều).  
- Dựa vào giai đoạn của bệnh: liều tấn công, liều duy trì.  
- Liều dùng cho trẻ em: trong trường hợp nhà sản xuất không đưa ra liều dùng cụ  
thể cho trẻ em thì có thể tính theo một trong các công thức sau đây:  
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo tháng:  
Tuổi TE (tính theo tháng)  
Liều TE = Liều người lớn x  
150  
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo cân nặng:  
Cân nặng của bệnh nhi (kg)  
Liều TE = Liều người lớn x  
70  
(công thức này áp dụng với trẻ em lớn hơn 2 tuổi)  
Nếu trẻ béo phì thì phải tính theo cân nặng lý tưởng:  
[Chiều cao (cm)]2*1.65  
CNLT =  
1000  
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo tuổi:  
Tuổi TE  
LiềuTE = Liều người lớn x  
Tuổi TE + 12  
(công thức này áp dụng với trẻ em lớn hơn 1 tuổi)  
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo diện tích da (Sda TE  
)
Sda TE  
Liều TE = Liều người lớn x  
1.8  
4
Bảng 1:1: Bảng mối tương quan giữa tuổi, cân nặng, chiều cao, diện tích bề mặt của cơ  
thể với phần trăm liều thuốc dùng cho các lứa tuổi  
Diện tích bề  
Cân nặng  
lý tưởng (kg)  
Chiều cao  
Phần trăm  
liều người lớn  
Tuổi  
mặt cơ thể  
(m2)  
0,23  
(cm)  
Sơ sinh  
1 tháng  
3 tháng  
6 tháng  
1 năm  
3,4  
4,2  
5,6  
7,7  
10  
50  
55  
59  
67  
76  
12,5  
14,5  
18  
22  
25  
0,26  
0,32  
0,40  
0,47  
3 năm  
14  
94  
0,62  
33  
5 năm  
7 năm  
12 năm  
Người lớn  
Nam  
18  
23  
37  
108  
120  
148  
0,73  
0,88  
1,25  
40  
50  
75  
68  
56  
173  
163  
1,80  
1,50  
100  
100  
Nữ  
1.5. Quan niệm dùng thuốc:  
Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh: Nhiều bệnh  
không cần dùng thuốc cũng khỏi. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn của nó  
(ngay cả với liều thường dùng), nếu dùng liều cao thì thuốc càng độc. “Sai một ly đi một  
dặm” nên người thầy thuốc cần rất thận trọng tỷ mỷ trong từng khâu: đọc kỹ nội dung nhãn  
thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng, tránh nhầm lẫn, tránh dùng thuốc quá phẩm chất, quá tuổi  
thọ, tránh dùng sai liều lượng và khi dùng phải cân nhắc kỹ cho điều trị cụ thể cho từng  
người bệnh chứ không chỉ đơn thuần điều trị cho 1 bệnh chung chung.  
Cơ chế tác dụng của thuốc rất phức tạp: khỏi bệnh là kết quả tổng hợp của thuốc  
cùng với săn sóc hộ lý, chế độ dinh dưỡng, môi trường xung quanh, giải trí, rèn luyện…vì  
vậy muốn đạt hiệu quả cao, cần chú ý tới mọi mặt đó, tức là phòng bệnh và điều trị rèn  
luyện chứ không phải cứ hễ nói đến bệnh là nghĩ ngay đến thuốc.  
Dùng thuốc rồi, người thầy thuốc vẫn phải nghe ngóng người bệnh để xem thuốc có  
gây trở ngại gì không? Khi thấy thuốc có tác dụng phụ đặc biệt cần phản ứng ngay lên tuyến  
trên để có xử lý kịp thời.  
2. SỐ PHẬN CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ  
2.1. Sự hấp thu của thuốc:  
2.1.1. Sự hấp thu của thuốc qua da:  
- Thuốc dùng ngoài da: dạng bôi, xoa, cao dán, miếng dán (thuốc chống say tàu xe,  
thuốc tránh thai…) có thể có tác dụng nông tại chỗ nhưng cũng có khi thấm sâu bên trong  
và có tác dụng toàn thân. Ngày nay, dạng thuốc dùng thuốc qua da dưới dạng miếng dán  
được sử dụng ngày càng nhiều do có ưu điểm có thể duy trì được nồng độ thuốc ở trong  
huyết tương ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên dạng thuốc này có nhược điểm là  
5
thể gây dị ứng hoặc kích ứng tại chỗ. Trong trường hợp đó nên thay đổi vị trí dán khoảng  
3 ngày/ lần, thậm chí có thể ngắn hơn.  
Các thuốc hay được bào chế dưới dạng miếng dán liều dùng thấp (< 10 mg /ngày) và  
những thuốc này có nửa đời sinh học rất ngắn hoặc chuyển hoá bước một qua gan cao như  
nitrofurantoin, nitroglycerin, propranolol, alprenolol, lidocain….  
Sử dụng thuốc dùng ngoài da trong trường hợp sau sẽ tăng hấp thu thuốc:  
- Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc  
- Da tổn thương mất lớp sừng  
- Da trẻ sơ sinh có lớp sừng mỏng  
- Băng ép thuốc sau khi bôi thuốc  
2.1.2. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc lưỡi:  
Thuốc đặt dưới lưỡi sẽ thấm qua niêm mạc lưỡi vào tĩnh mạch lưỡi  
cảnh ngoài tĩnh mạch chủ trên qua tim và vào đại tuần hoàn.  
tĩnh mạch  
Như vậy thuốc không bị huỷ bởi dịch vị và các Enzym đường tiêu hoá.  
Một số thuốc đặt dưới lưỡi như:  
Nitro Glycerin: chữa đau thắt ngực.  
Adalate: chữa cơn tăng huyết áp.  
Chú ý: Không nên ngậm các loại viên nén dùng cho đường uống vì tá dược không phù hợp  
để dẫn thuốc thấm sâu qua niêm mạc và có thể gây loét.  
2.1.3. Sự hấp thu thuốc qua dạ dày:  
Sự hấp thu thuốc qua dạ dày bị hạn chế vì niêm mạc dạ dày ít được tưới máu.  
Chú ý: Các thuốc kích ứng dạ dày phải uống trong hay sau khi ăn.  
Ví dụ: Corticoid, thuốc chống viêm phi Steroid, chế phẩm chứa sắt, muối Kali, các  
Tetracyclin……  
2.1.4. Sự hấp thu thuốc qua ruột non:  
Hình 1.1: Con đường di chuyển của thuốc  
sau khi được hấp thu qua dạ dày và ruột non  
Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn. Các van ngang, các nhung mao ruột làm cho  
bề mặt tiếp xúc ở ruột non rất lớn. Niêm mạc ruột non lại được tưới máu nhiều, nhu động  
ruột thường xuyên nhào nặn phân phối đều thuốc trên diện tích rộng lớn đó. Vì vậy, ruột  
non là nơi hấp thu thuốc rất tốt.  
Sự hấp thu thuốc qua đường uống phụ thuộc vào nhiều yếu tố:  
- Do đặc điểm của thuốc nên mức độ hấp thu thuốc khác nhau:  
6
Ví dụ: Uabain không được hấp thu, Lincomycin được hấp thu 20 – 35%, Amoxicilin  
được hấp thu 80 – 90%.  
- Nhu động ruột: nhu động ruột tăng (ví dụ trong trường hợp tiêu chảy) sẽ làm giảm  
hấp thu thuốc và ngược lại nhu động ruột giảm sẽ làm tăng hấp thu thuốc.  
- Lưu lượng máu ở ruột: Lúc nằm nghỉ lưu lượng máu ở ruột tăng thuốc được hấp  
thu tốt hơn so với lúc vận động. Vì lúc vận động, máu qua cơ nhiều mà qua ruột ít.  
- Thuốc tẩy, thuốc nhuận tràng làm giảm hấp thu các thuốc khác.  
- Ảnh hưởng của thức ăn và đồ uống: (xem mục 4.2.6.).  
2.1.5. Sự hấp thu thuốc qua ruột già:  
Thuốc đặt trực tràng có khoảng 50-70% lượng dược chất được hấp thu vào thẳng hệ  
tuần hoàn mà không phải qua gan, không bị phân hủy ở gan trước khi gây tác dụng. Nếu  
viên thuốc được đặt ở vùng tĩnh mạch trực tràng dưới thì lượng dược chất được hấp thu  
theo đường thứ nhất (qua nhánh 1,2) là 70% và theo đường thứ hai (qua nhánh 3) là 30%.  
Nếu đặt viên thuốc ở vùng tĩnh mạch trực tràng giữa thì dược chất được hấp thu theo mỗi  
đường là 50%  
Hình 1.2: Hấp thu thuốc qua trực tràng  
1. Tĩnh mạch trực tràng dưới  
2. Tĩnh mạch trực tràng giữa  
3. Tĩnh mạch trực tràng trên  
4. Tĩnh mạch cửa  
5. Tĩnh mạch chủ dưới  
2.1.6. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm dưới da:  
- Khi tiêm dưới da, thuốc sẽ thấm vào máu và có tác dụng toàn thân.  
- Trộn lẫn thuốc với thuốc co mạch hay giãn mạch sẽ làm thay đổi sự hấp thu thuốc.  
Ví dụ: Trộn Novocain với Adrenalin để gây tê. Do tác dụng co mạch của Adrenalin làm  
cho Novocain thấm vào máu chậm, đạt nồng độ cao ở chỗ tiêm nên kéo dài thời gian gây  
tê tại chỗ.  
- Nếu giảm tính tan trong nước của thuốc sẽ làm chậm hấp thu thuốc khi tiêm dưới  
da và kéo dài tác dụng của thuốc.  
Ví dụ: Insulin mất tác dụng nhanh.  
Insulin Protamin kẽm tác dụng kéo dài.  
2.1.7. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm bắp  
7
Tuần hoàn máu trong cơ vân rất phát triển. Khi cơ vận động, lòng mao mạch giãn  
rộng làm cho diện tích trao đổi và lưu lượng máu tăng lên hàng trăm lần. Vì vậy, khi tiêm  
bắp thuốc được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da.  
Mặt khác, ở cơ có ít sợi thần kinh cảm giác hơn dưới da niên tiêm bắt ít đau hơn  
tiêm dưới da.  
Tuyệt đối không tiêm vào bắp các chất: Calci Clorid, Uabain, Noradrenalin, dung  
dịch ưu trương…………vì gây hoại tử.  
2.1.8. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch:  
Tiêm tĩnh mạch, thuốc được hấp thu nhanh và hấp thu hoàn toàn, tác dụng nhanh  
(sau 15 giây). Có thể tiêm tĩnh mạch những chất không đưa vào cơ thể được bằng những  
con đường khác như: các chất thay thế huyết tương, chất gây hoại tử khi tiêm bắp.  
Không tiêm vào tĩnh mạch dung môi dầu, dịch treo vì gây tắc mạch.  
Một số thuốc khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể gây rối loạn tim và hô hấp, giảm  
huyết áp như: Diazepam, Aminazin (do nồng độc thuốc tức thời quá cao ở tim, phổi, động  
mạch).  
2.1.9. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc khí, phế quản và biểu mô phế nang:  
Diện tích trao đổi của nhu mô phổi rất rộng (khoảng 100m2), được tưới máu nhiều,  
tính thấm mạnh nên hấp thu tốt các thuốc dễ bay hơi như: salbutamol, budesonid, ete mê,  
……..Người ta dùng thuốc qua con đường này để điều trị một số bệnh như: hen phế quản,  
gây mê……..  
2.1.10. Sự hấp thu thuốc qua màng khớp:  
Có thể tiêm thuốc vào ổ khớp để chữa bệnh tại khớp nhung phải triệt để vô khuẩn vì  
dễ gây viêm khớp mủ do không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm.  
Ngoài các con đường trên, người ta còn đưa thuốc vào cơ thể bằng con đường khác  
như: động mạch, màng phổi, màng bụng…….  
2.2. Sự phân bố thuốc  
2.2.1. Sự gắn bó thuốc vào Protein huyết tương:  
Sau khi được hấp thu vào máu, thuốc gắn với Protein huyết tương tạo thành một  
phức hợp Thuốc- Protein.  
Thuốc + protein  
Thuốc- protein  
Thuốc ở dạng phức hợp với Protein huyết tương thì chưa có tác dụng (dạng dự trữ).  
Phức hợp này sẽ nhả dần thuốc ra dạng tự do, khi thuốc ở dạng tự do thuốc mới có tác dụng.  
Khả năng gắn thuốc vào Protein huyết tương mạnh hay yếu tuỳ từng thuốc. Phần lớn  
các thuốc được gắn với Albumin huyết tương, một số ít các thuốc gắn với Globulin huyết  
tương.  
Nếu thuốc gắn nhiều với Protein huyết tương, khi lượng Protein thay đổi do yếu tố  
sinh lý (trẻ em hay người già) hay bệnh lý (xơ gan, suy thận, chấn thương, bỏng)….thì sẽ  
có ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của thuốc (như theophylin, phenylbutazon, rifampicin,  
lincomycin, quinin, diazepam, erythromycin, wafarin….), làm tăng độc tính và tác dụng  
của các thuốc  
2.2.2. Sự gắn thuốc vào Receptor:  
8
Khi được giải phóng ra dạng tự do, thuốc thường gắn đặc hiệu với 1 loại phân tử hay  
một vị trí của phân tử để phát huy tác dụng. Nơi gắn thuốc đó gọi là Recceptor hay thụ thể.  
Ví dụ: Cimetidin gắn vào tế bào thành dạ dày.  
2.2.3. Sự phân phối vào thần kinh trung ương:  
Não và dịch não tuỷ được bảo vệ bởi một hệ thống “hàng rào”. Những “hàng rào”  
này ngăn cản không cho nhiều thuốc thấm vào não. Khi màng não bị viêm, thuốc dễ thấm  
vào não.  
2.2.4. Sự phân phối thuốc qua rau thai:  
Bề mặt hấp thu của rau thai khoảng 50m2 . Lưu lượng máu của tuần hoàn rau thai  
rất cao. Vì vậy, hầu hết các thuốc qua được rau thai.  
Khi dùng thuốc cho người có thai phải hết sức cân nhắc. Nhiều thuốc có thể gây quái  
thai nhất là trong 12 tuần đầu của thời kỳ thai nghén. Những tháng sau thì hiện tượng gây  
quái thai có giảm đi nhưng nhiều thuốc vẫn gây độc cho thai. Những tháng cuối của thời  
kỳ thai nghén, rau thai biến chất để lọt nhiều thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi.  
Một số thuốc cấm dùng khi có thai:  
Co – trimoxazol (Bactrim, Biseptol) Cloramphenicol, Tetracyclin, kháng sinh họ  
Aminoglycosid (12 tuần đầu), Sulfamid, Metronidazol, Mebendazol, Quinin, Ethanol,  
thuốc lá, thuốc lào, thuốc chống thụ thai, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch,  
Vitamin A liều cao (trên 10.000 U.I/ngày)………..  
2.2.5. Sự tích luỹ thuốc:  
Một số thuốc không thải trừ hết ngay mà tích luỹ lại ở một số bộ phận của cơ thể.  
dụ: Chì và một số kim loại nặng được tích luỹ ở hệ thống sừng, lông, tóc.  
Tetracyclin gắn nhiều vào sụn, răng trẻ em.  
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid tích luỹ ở thận, ốc tai.  
2.3. Sự chuyển hoá thuốc:  
Chuyển hoá là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể dưới ảnh hưởng của các  
enzyme tạo nên những chất ít nhiều khác với chất mẹ, được gọi là chất chuyển hoá. Bản  
chất chuyển hoá của thuốc là quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể từ phân cực yếu thành  
phân cực mạnh để dễ đào thải.  
Chuyển hoá thuốc có thể sảy ra ở các tổ chức khác nhau như thận, phổi, lách,  
máu…nhưng chủ yếu xảy ra ở gan. Gan giữ vai trò quan trọng nhất trong chuyển hóa thuốc  
cho nên người có bệnh lý về gan cần có sự điều chỉnh liều. Hệ men chịu trách nhiệm chuyển  
hoá thuốc ở pha I chủ yếu là cytocrom P450 (CytP450). Do đó những yếu tố ảnh hưởng đến  
quá trình sinh tổng hợp hoặc ức chế enzyme ở gan sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.  
2.3.1. Cảm ứng enzyme.  
Cảm ứng enzym là hiện tượng tăng cường mức độ enzyme chuyển hoá thuốc dưới  
ảnh hưởng của một chất nào đó. Chất gây tăng cường mức độ enzym chuyển hoá thuốc  
được gọi là chất gây cảm ứng enzym.  
Bảng 1.2: Chất gây cảm ứng Enzym  
Chất gây cảm ứng enzyme  
Chất bị tăng chuyển hoá  
9
Phenobarbital  
Clorpromazin, thuốc tránh thai (uống), dicoumarol,  
grisefulvin, cortisol, wafarin…  
Cortisol, wafarin, dicoumarol…  
Thuốc tránh thai (uống)  
Pentobarbital  
Phenylbutazon  
Rifampicin  
Diazepam  
Cloralhydrat  
Barbital  
dicoumarol…  
Dicoumarol…  
Glutethimid  
Griseofulvin  
Wafarin  
Wafarin  
2.3.2. Ức chế enzyme.  
Chất ức chế enzyme là chất làm giảm quá trình chuyển hoá thuốc dẫn đến tăng tác  
dụng và tăng độc tính của thuốc.  
Bảng 1.3: Chất gây ức chế Enzym  
Chất gây ức chế enzyme  
Cimetidin  
Chất bị giảm chuyển hoá  
Diazepam, thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin,  
theophylln…  
Disulfiram  
Ethanol, thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin.  
thuốc chống đông máu (uống)  
thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin  
Phenyltoin  
Metronidazol  
Chloramphenicol  
Isoniazid  
2.4. Sự thải trừ thuốc:  
2.4.1. Qua thận:  
- Phần lớn những thuốc tan trong nước được thải trừ qua thận. Sau khi uống khoảng  
5 – 15 phút thuốc đã có mặt trong nước tiểu. Sự thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc 3 cơ chế.  
+ Lọc qua mao mạch cầu thận.  
+ Thải qua tế bào biểu mô ống thận.  
+ Tái hấp thu qua tế bào biểu mô ống thận.  
- Độ pH của nước tiểu có liên quan đến sự thải trừ thuốc:  
+ pH Acid giúp các chất kiềm nhẹ dễ thải trừ. Vì vậy, khi ngộ độc các thuốc  
có tính chất kiềm yếu như: Quinin, Morphin, Atropin…., người ta đã toan hoá nước tiểu để  
giải độc.  
+ pH kiềm giúp các chất Acid nhẹ dễ thải trừ. Vì vậy, khi ngộ độc các chất  
có tính Acid nhẹ như: Sulfamid, Phenobarbital, Streptomycin……, người ta kiềm hoá nước  
tiểu bằng Natri Bicarbonat để giải độc.  
- Khi chức năng thận suy giảm thì thải trừ thuốc kém nên dễ bị ngộ độc thuốc.  
2.4.2. Qua mật:  
Một số thuốc được thải trừ từ gan qua mật rồi theo phân ra ngoài. Có thuốc khi thải  
trừ đến ruột non lại được tái hấp thu trở lại gan. Đó là “chu kỳ gan – ruột” làm cho thuốc  
tồn tại lâu trong cơ thể và tác dụng thuốc kéo dài.  
Thuốc có “chu kỳ gan – ruột” như: Cloramphenicol, Morphin, Tetracyclin…..  
10  
2.4.3. Qua sữa:  
Một số thuốc thải trừ qua sữa. Có thuốc thải trừ qua sữa gây độc cho trẻ bú mẹ.  
Phụ nữ cho con bú không được dùng các thuốc sau: Tetracyclin, Cimetidin,  
Cloramphenicol, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thụ thai,  
Hormon sinh dục…..  
Một số thuốc có thể dùng cho phụ nữ cho con bú nhưng phải theo dõi tác dụng phụ  
ở trẻ bú mẹ như: Sulfamid, Diazepam, Phenobarbital, Aspirin, Rimifon, Cortison,  
Theophylin……..  
Trong thực tế, nếu nhu cầu điều trị bệnh cho mẹ là cấp bách thì vẫn dùng thuốc cho  
mẹ và tạm ngừng cho con bú nhưng phải vắt sữa thường xuyên để tránh mất sữa.  
2.4.4. Qua phổi:  
Phổi thải trừ qua hơi thở các chất dễ bay hơi như rượu, thuốc mê bay hơi, tinh dầu…..  
2.4.5. Qua các đường khác:  
- Qua mồ hôi: Quinin, Long não….  
- Qua da, sừng, lông, tóc: hợp chất chứa Asen.  
3. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC  
3.1. Tác dụng tại chỗ và toàn thân:  
- Tác dụng tại chỗ:  
Ví dụ:  
+ Tác dụng của thuốc sát khuẩn trên da.  
+ Thuốc tê.  
+ Uống thuốc bọc niêm mạc ống tiêu hoá………  
- Tác dụng toàn thân:  
Ví dụ:  
+ Tiêm Morphin Hydroclorid vào dưới da sau đó thuốc vào máu rồi có tác  
dụng giảm đau, ức chế hô hấp…….  
+ Bôi mỡ Trinitrat Glycerin vào da vùng trước tim, thuốc thấm vào máu và  
có tác dụng chống đau thắt ngực.  
Chú ý: Thuốc bôi trên diện da rộng hay da bị tổn thương (bỏng, chàm…..) có thể xảy ra tác  
dụng toàn thân và gây độc do thuốc được hấp thu quá nhanh vào máu.  
dụ: Ethanol hấp thu kém nếu da nguyên vẹn nhưng có thể hấp thu tăng lên hàng trăm  
lần nếu da bị tổn thương.  
Gội đầu trừ chấy bằng Wofatox có thể gây chết người.  
3.2. Tác dụng chính và phụ:  
- Tác dụng chính thường là tác dụng có lợi và được áp dụng trong điều trị.  
- Tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn, tác dụng ngoại ý) thường không có  
lợi, cần cố tránh.  
Ví dụ: Aspirin.  
Tác dụng chính của Aspirin là hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống kết dính tiểu  
cầu. Các tác dụng này đã dùng trong điều trị.  
c dụng phụ của Aspirin là kích ứng niêm mạc dạ dày. Trong điều trị cần tránh tác  
dụng phụ này bằng cách:  
11  
+ Uống sau khi ăn (thức ăn làm giảm kích ứng dạ dày của thuốc).  
+ Dùng kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.  
+ Bào chế dạng viên bao tan ở ruột (Aspirin pH8), nhờ có màng bao viên mà  
Aspirin không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày nên giảm được kích ứng dạ dày.  
3.3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục:  
- Tác dụng hồi phục.  
Ví dụ: gây tê bằng Procain thì thần kinh cảm giác chỉ bị ức chế nhất thời sau đó trở lại bình  
thường.  
- Tác dụng không hồi phục:  
Ví dụ: Tetracyclin dùng cho trẻ nhỏ làm vàng răng, hỏng men răng và ảnh hưởng đến sự  
phát triển của xương do Tetracyclin gắn bền vững với Calci trong xương và răng trẻ nhỏ.  
3.4. Tác dụng chọn lọc:  
Thuốc ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nhưng được gọi là chọn lọc vì tác dụng xuất  
hiện đặc hiệu và sớm với một cơ quan.  
Ví dụ: Morphin tác dụng chọn lọc trên trung tâm đau.  
Codein tác dụng chọn lọc trên trung tâm ho.  
3.5. Tác dụng đối kháng – tác dụng hiệp đồng:  
- Thuốc A có tác dụng a.  
- Thuốc B có tác dụng b.  
Khi phối hợp hai thuốc A và B với nhau, thu được tác dụng c.  
Nếu c < a + b. Đó là tác dụng đối kháng.  
Nếu c> a + b. Đó là tác dụng hiệp đồng.  
- Nếu dùng phối hợp thuốc có tác dụng đối kháng thì tác dụng thuốc sẽ giảm.  
Ví dụ: Tetracyclin dùng cùng với thuốc có Calci, sắt, nhôm……..thì Tetracyclin sẽ gắn với  
các kim loại trên thành một phức hợp khó hấp thu làm cho tác dụng của Tetracyclin giảm.  
Thuốc kháng sinh nhóm - Lactam (có tính Acid) trộn lẫn với kháng sinh  
nhóm Aminoglycosid (có tính base) sẽ tạo ra tương tác hoá học làm giảm tác dụng thuốc.  
Diazepam đối kháng với Cafein trên thần kinh trung ương.  
Người ta áp dụng tác dụng đối kháng để điều trị ngộ độc. Như ngộ độc thuốc kích  
thích thần kinh trung ương thì dùng thuốc ức chế thần kinh trung ương để điều trị và ngược  
lại.  
Ngộ độc khi uống phải kiềm thì cho uống Acid Acetic loãng để điều trị.  
Ngộ độc Quinin, Atropin ……..cho uống Tanin để kết tủa thuốc, làm giảm hấp thu  
thuốc.  
- Nếu phối hợp hai thuốc có tác dụng hiệp đồng thì tác dụng thuốc sẽ tăng.  
Ví dụ: Adrenalin trộn với Procain tiêm dưới da để gây tê thì tác dụng gây tê của Procain  
kéo dài hơn. Như vậy Adrenalin có tác dụng hiệp đồng với Procain, Sulfamethoxazol kết  
hợp với Trimethoprim thì tác dụng trên vi khuẩn mạnh hơn nhiều so với dùng đơn độc từng  
thuốc.  
4. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC  
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc:  
4.1.1. Độ tan:  
12  
Một thuốc muốn được hấp thu tốt phải vừa tan được trong nước vừa tan được tỏng  
Lipid. Nếu thuốc nào chỉ tan trong nước hoặc chỉ tan trong Lipid sẽ không được hấp thu  
khi uống.  
Ví dụ: Barisulfat (barit) không tan trong nước nên không được hấp thu.  
4.1.2. Dạng thuốc và cách bào chế:  
- Độ tán nhỏ:  
Thuốc càng mịn thì độ hoà tan càng lớn, sẽ được hấp thu càng nhanh và hoạt  
tính càng cao.  
- Trạng thái tồn tại:  
Nhiều thuốc tồn tại ở 2 dạng: dạng khan và dạng ngậm nước. Dạng khan dễ  
tan và tác dụng mạnh hơn dạng ngậm nước vì vậy liều dùng thường nhỏ hơn.  
Ví dụ: Natri Sulfat khan liều dùng chỉ bằng một nửa Natri Sulfat ngậm nước nhưng tác  
dụng cũng tương đương.  
- Ảnh hưởng của tá dược: Tá dược không phải chỉ là chất “cho thêm” vào dạng  
thuốc mà có khi ảnh hưởng lớn đến hiệu lực thuốc làm thay đổi sự khuyếch tán, hoà tan của  
thuốc.  
Ví dụ: Nếu thay thế tá dưực Calci sulfat bằng Lactose khi sản xuất viên Sodanton sẽ gây  
ngộ độc giống như uống quá liều.  
4.1.3. Cấu trúc hoá học của thuốc:  
Cấu trúc hoá học cảu thuốc quyết định tính chất lý hoá, tác dụng của thuốc. Khi cấu  
trúc thay đổi dẫn đến thay đổi tác dụng của thuốc.  
Ví dụ:  
COOH  
COO - Na  
Acid benzoic  
Natri benzoat  
Acid benzoic có tác dụng sát khuẩn.  
Natri benzoat có tác dụng giảm ho, long đờm.  
4.2. Các yếu tố thuộc về người bệnh:  
4.2.1. Tuổi:  
* Trẻ em:  
“Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại” vì ở chúng có nhiều đặc điểm mà khi  
dùng thuốc phải chú ý.  
Ở đây muốn nhấn mạnh là trẻ sơ sinh mà đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng.  
- Hấp thu thuốc:  
Do nhu động ruột thất thường, niêm mạc ruột chưa trưởng thành, chức năng mật  
chưa phát triển đầy đủ nên sự hấp thu thuốc qua ống tiêu hoá trẻ sơ sinh rất thất thường  
13  
(tăng hấp thu Penicilin, Ampicilin…….nhưng lại chậm hấp thu Paracetamol,  
Rifampicin…..).  
Sự hấp thu thuốc qua trực tràng trẻ sơ sinh rất tốt.  
Ví dụ: đặt thuốc đạn Diazepam thì nồng độ Diazepam trong máu trẻ sơ sinh ngang với tiêm  
tĩnh mạch.  
Ở trẻ sơ sinh, lưu lượng máu ở cơ vân và sự co bóp cơ vân còn kém nên tiêm bắp ở  
trẻ sơ sinh thuốc cũng hấp thu chậm hơn ở người lớn.  
Sự hấp thu thuốc qua da trẻ sơ sinh nhanh. Một số thuốc bôi ngoài da có thể gây độc  
toàn thân như: rượu Ethylic, long não, thuôc đỏ, Iod……….  
Nhỏ mũi các thuốc chứa tinh dầu, Naphazolin, hơi Amoniac cho trẻ nhỏ có thể gây  
phản xạ ngừng tim, ngừng thở dẫn đến tử vong.  
- Phân phối thuốc.  
Ở trẻ sơ sinh, Protein huyết tương giảm về số lượng và kém về chất lượng nên khả  
năng gắn thuốc với Protein huyết tương kém, thuốc dạng tự do tăng lên làm cho tác dụng  
và độc tính của thuốc cũng tăng theo.  
- Chuyển hoá thuốc:  
Gan trẻ sơ sinh chưa đủ Enzym chuyển hoá thuốc nên chuyển hoá thuốc kém, tác  
dụng và độc tính của thuốc tăng lên.  
- Thải trừ thuốc:  
Chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh nên thải trừ thuốc kém. Cần thận trọng khi  
dùng kháng sinh thải qua thận như: Gentamicin, Streptomycin…………….  
Ngoài những đặc điểm trên, cần chú ý: trẻ em không chịu được thuốc làm giảm nước  
và thay đổi chất điện giải (thuốc tẩy, nhuận tràng, gây nôn, lợi niệu……..).  
Thận trọng khi dùng Hormon sinh dục hoặc thuốc làm ảnh hưởng đến sự phát triển  
của trẻ.  
Từ những đặc điểm trên nên trẻ em dễ bị ngộ độc thuốc, phải thận trọng khi dùng  
thuốc cho trẻ em và luông nhớ “để thuốc xa tầm tay của trẻ”.  
* Người cao tuổi:  
Trong thực tế, tai biến do dùng thuốc ở lứa tuổi 60 – 70 gấp đôi so với lứa tuổi 30 –  
40. Ở người cao tuổi khuynh hướng chung là thuốc chậm hấp thu ở ống tiêu hoá, gắn kém  
vào Protein huyết tương. Gan, thận “già cỗi” nên chuyển hoá và thải trừ thuốc kém. Do đó,  
người cao tuổi dễ nhậy cảm với độc tính của thuốc.  
- Người cao tuổi giảm tiết nước bọt, giảm phản xạ nuốt nên khi uống thuốc với ít  
nước hoặc uống ở tư thế nằm thuốc dễ dính lại ở thực quản. Có thể gây loét thực quản đối  
với thuốc gây kích ứng niêm mạc.  
- Do mắt mờ, tay run, hay quên nên người cao tuổi tự dùng thuốc rất dễ bị nhầm  
lẫn, sai lệch về liều lượng đường dùng…….dẫn đến ngộ độc thuốc.  
- Tỷ lệ kháng sinh ở người cao tuổi lớn hơn so với người trẻ.  
Vì vậy, đối với người cao tuổi thì nên cố gắng áp dụng biện pháp phòng và điều trị  
bệnh mà chưa cần dùng đến thuốc ngay. Nếu phải dùng thuốc thì nên dùng ít thuốc, chọn  
thuốc có nguồn gốc thảo mộc, hạn chế dùng thuốc hoá chất. Lựa chọn liều thích hợp vừa  
14  
công hiệu vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. Khi dùng thuốc cho người cao tuổi phải  
do nhân viên y tế hoặc người nhà trực tiếp thực hiện.  
4.2.2. Giới: ở phụ nữ có một số thời kỳ sinh lý cần chú ý khi dùng thuốc.  
- Thời kỳ kinh nguyệt: nên tránh các thuốc làm tăng chảy máu như Aspirin.  
- Thời kỳ có thai: không được dùng những thuốc gây quái thai, gây độc cho thai.  
- Thời kỳ cho con bú: tránh dùng các thuốc gây mất sữa, thay đổi mùi vị của sữa,  
thuốc thải trừ qua sữa gây độc cho trẻ bú mẹ.  
4.2.3. Cân nặng:  
- Thuốc tan trong Lipid, thuốc tích lũy ở mỡ (thuốc mê, thuốc ngủ) thường phải  
dùng liều cao hơn cho người béo (vì thuốc tích lũy trong mỡ). Ngược lại, người gầy dễ  
nhậy cảm hơn với các thuốc trên.  
- Đối với người phù: Khi tính liều lượng thuốc theo cân nặng phải dựa vào cân nặng  
của bệnh nhân trước khi phù.  
4.2.4. Quen thuốc và nghiện thuốc:  
Những người này chịu được liều thuốc cao hơn người bình thường. Với liều vẫn  
dùng dể điều trị thì những người này đáp ứng yếu.  
- Quen thuốc là muốn tiếp tục dùng thuốc (nhưng không bắt buộc) vì dùng có cảm  
giác dễ chịu.  
+ Rất ít có khuynh hướng tăng liều.  
+ Thuốc làm thay đổi một phần tâm lý, nhưng khi bỏ thuốc không gây rối  
loạn nhiều cho cơ thể.  
Một số thuốc gây quen thuốc như: Diazepam, Meprobamat, Cafein, Nicotin…..  
- Nghiện thuốc là thèm thuốc mãnh liệt, xoay sở mọi cách để có thuốc dùng.  
+ Có khuynh hướng tăng liều.  
+ Thuốc làm thay đổi về tâm lý, thể xác rõ rệt, nô lệ hoàn toàn vào thuốc, khi  
cai thuốc có rối loạn mạnh về tâm lý và sinh lý.  
+ Có hại cho bản thân và xã hội.  
Thuốc gây nghiện như: rượu, chế phẩm của thuốc phiện.  
4.2.5. Dị ứng thuốc:  
- Một số thuốc hay gây dị ứng như: Penicilin, Ampicilin, Streptomycin, Vacxin,  
huyết thanh……  
- Đặc điểm của dị ứng thuốc:  
+ Nghiêm trọng có thể tử vong.  
+ Tác động đến nhiều cơ quan và chức phận của cơ thể.  
+ Tính đa dạng về biểu hiện lâm sàng, không có đặc hiệu.  
- Biện pháp hạn chế dị ứng thuốc:  
+ Trước khi kê đơn phải khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân.  
+ Phải thử phản ứng trước khi tiêm đối với những thuốc hay gây dị ứng.  
+ Khi tiêm phải chuẩn bị sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu, phải theo dõi nếu  
phát hiện thấy cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi……) phải ngừng tiêm  
và xử trí như sốc phản vệ.  
15  
+ Sau khi tiêm, để người bệnh chờ 15 phút (phòng sốc phản vệ xảy ra muộn  
hơn).  
4.2.6. Dinh dưỡng của người bệnh:  
- Ảnh hưởng của thức ăn tới tác dụng của thuốc:  
+ Uống thuốc lúc đói, thì sau 10 – 30 phút thuốc qua dạ dày xuống ruột và  
được hấp thu. Uống thuốc lúc no, thì sau 1 – 4 giờ thuốc cùng thức ăn mới qua được dạ  
dày.  
+ Thuốc nào tan mạnh trong Lipid (Griseofulvin, Sulfamid) thì được hấp thu  
tốt hơn, nếu uống sau bữa ăn có nhiều dầu, mỡ.  
+ Chế độ ăn thiếu đạm, mỡ sẽ làm giảm hoạt tính của men chuyển hoá thuốc  
ở gan, làm cho chuyển hoá thuốc chậm, tác dụng và độc tính tăng lên.  
+ Một số thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu như: Penicilin V, Ampicilin,  
Rifampicin, Rimifon………Những thuốc này nên uống xa bữa ăn.  
+ Một số thuốc cũng tăng hấp thu nhờ thức ăn như: Griseofulvin, Vitamin B6,  
muối khoáng, Hypothiazid…..Nhưng thuốc này nên uống sau bữa ăn.  
+ Thức ăn làm giảm kích ứng của thuốc trên niêm mạc tiêu hoá.  
- Ảnh hưởng của đồ uống đến tác dụng thuốc:  
+ Nước: Giúp thuốc nhanh chóng xuống tá tràng, tăng độ tan của thuốc, làm  
thuốc nhanh chóng được hấp thu. Nếu uống thuốc với quá ít nước hoặc nuốt chửng viên  
thuốc thì thuốc lưu lại ở thực quản lâu dễ gây loét thực quản đối với thuốc kích ứng niêm  
mạc. Nước uống còn tăng thải thuốc qua đường tiết niệu.  
+ Sữa: làm giảm hấp thu một số thuốc như: muối sắt, Tetracyclin,  
Lincomycin, Clindamycin, Penicilin V, Erythromycin do các thuốc này kết hợp với Calci  
có trong sữa tạo thành phức hợp khó hấp thu.  
Sữa có độ pH khá cao nên làm giảm sự kích ứng dạ dày của một số thuốc Acid.  
+ Nước chè, cà phê: trong nước chè, cà phê có chứa Tanin.  
Chất Tanin làm kết tủa một số thuốc như: thuốc có chứa sắt, Atropin, Ephedrin,  
Papaverin……do đó làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của các thuốc này.  
Do có tác dụng lợi tiểu, nên nước chè, cà phê làm tăng thải trừ một số thuốc.  
Cà phê kích thích thần kinh trung ương nên đối kháng với thuốc an thần, gây ngủ.  
Ví dụ: Khi uống cà phê cùng Seduxen sẽ làm mất tác dụng gây ngủ của Seduxen.  
+ Rượu Ethylic:  
Liều cao rượu làm giảm hấp thu Penicilin V, Diazepam, Vitamin……..  
Rượu làm tăng tính thấm một số thuốc mà lúc thường rất khó thấm như thuốc chống  
giun sán.  
Rượu làm tăng kích ứng dạ dày của thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.  
Rượu dùng cùng Paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.  
+ Nước hoa quả, nước có ga: có thể làm hỏng thuốc hoặc làm thuốc hấp thu  
quá nhanh.  
Như vây, nên dùng nước đun sôi nguội để uống thuốc vì không xẩy ra tương tác khi  
hoà tan.  
16  
Thông thường, dùng khoảng 50 – 100ml nước để uống thuốc. Một số trường hợp  
đặc biệt cần uống thuốc một lượng nước ít hơn (thuốc tẩy sán Niclosamid). Một số thuốc  
cần uống với nhiều nước như Sulfamid và thuốc có chứa Sulfamid.  
4.2.7. Trạng thái bệnh lý:  
Trạng thái bệnh lý cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.  
Ví dụ:  
- Người suy gan dùng các thuốc: Aspirin, kháng Vitamin K có thể gây xuất huyết  
nặng.  
- Người suy thận dùng kháng sinh nhóm Amino Glycosid dễ gây điếc.  
- Paracetamol chỉ hạ nhiệt ở người đang sốt, không hạ nhiệt ở người bình thường.  
4.3. Về bảo quản và sử dụng thuốc:  
4.3.1. Bảo quản thuốc:  
Thuốc phải được bảo quản theo đúng quy chế, tránh các yếu tố làm ảnh hưởng đến  
tác dụng của thuốc. Nếu bảo quản không tốt sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.  
Ví dụ:  
Thuốc viên để ẩm dễ bị bở, mốc.  
Thuốc bột để ẩm dễ bị vón.  
Vacxin cần được bảo quản lạnh. Nếu để ở nhiệt độ thường sẽ mất tác dụng.  
4.2.3. Liều dùng thuốc:  
Liều dùng khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau:  
Ví dụ: Uống Magnesi sulfat liều 2 – 5g có tác dụng nhuận tràng, thông mật, liều 15 – 30g  
có tác dụng tẩy xổ.  
Uống Terpin Hydrat 0,2 – 0,3g/ngày có tác dụng long đờm, lợi tiệu nhẹ nhưng nếu  
uống trên 0,6g/ngày thì tác dụng ngược lại: (Không long đờm và tiểu tiện ít).  
4.3.3. Đường dùng:  
Đường dùng khác nhau có thể dẫn đến tác dụng khác nhau.  
Ví dụ: Uống Magnesi sulfat có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, tẩy xổ (tuỳ theo liều). Tiêm  
tĩnh mạch Magnesi sulfat có tác dụng an thần, chống co giật, chống phù não.  
4.3.4. Thời điểm dùng thuốc:  
Hiệu quả của thuốc có thể khác nhau khi đưa vào cơ thể ở các thời điểm khác nhau.  
Cho đến nay đã tìm thấy nhiều thuốc có hoạt tính và độc tính biến đổi nhịp nhàng  
theo thời gian 24 giờ (1 ngày đêm). Vì vậy, cần tìm thời điểm dùng thuốc tối ưu để đạt hiệu  
lực cao mà ít gây tác hại, tránh thời điểm mà cơ thể có sức đề kháng yếu nhất với thuốc.  
Ví dụ:  
- Penicilin: tiêm chiều tối bao giờ cũng có nồng độ trong máu cao hơn tiêm ban  
ngày.  
- Theophylin: uống buổi sáng có tác dụng tốt nhất.  
- Corticoid: dùng lúc 7 – 8 giờ sáng có tác dụng tốt hơn và ít độc tính hơn.  
- Thuốc nên uống vào bữa ăn như.  
+ Thuốc kích thích tiêu hoá (rượu khai vị).  
+ Thuốc kích ứng niêm mạc tiêu hoá:  
- Thuốc nên uống xa bữa ăn (trước bữa ăn 1 giờ hay sau ăn 2 giờ).  
17  
+ Thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn.  
+ Thuốc cần đi nhanh qua dạ dày (viên bao tan ở ruột).  
4.3.5. Ảnh hưởng của dung môi:  
Mỗi thuốc chỉ ổn định ở môi trường và điều kiện nhất định. Nếu thay đổi dung môi  
hay pH của dung dịch sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.  
Ví dụ:  
+ Penicilin G ổn định ở vùng pH từ 5 – 8. Nếu phan vào dung dịch Glucose  
5 10% hay dung dịch Natri Hydrocarbonat sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.  
+ Kháng sinh nhóm - Lactam và Aminoglycosid có tác dụng hiệp đồng  
nhưng phải dùng riêng nếu trộn lẫn sẽ xẩy ra tương tác làm giảm tác dụng.  
LƯỢNG GIÁ  
* Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 21 bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:  
1. Thuốc dùng để:  
A.………………………..  
B. Chữa bệnh  
C. ……………………….  
D. Điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.  
2. Thuốc dùng để:  
A. Phòng bệnh  
B. …………………………..  
C……………………………  
D. Điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.  
3. Nhu động ruột cũng ảnh hưởng tới hấp thu thuốc cụ thể là: nhu động ruột tăng sẽ  
(A)………hấp thu thuốc và nhu động ruột giảm sẽ (B)………….hấp thu thuốc.  
4. Hàm lượng thuốc là (A) ………………cso trong (B)…………………  
5. Da trẻ sơ sinh do có (A)…………………mỏng nên sự hấp thu thuốc qua da  
(B)……………. so với người lớn.  
6. Tiêm bắp thuốc được hấp thu (A)……………tiêm dưới da vì ở bắp có nhiều  
(B)………………..  
7. Cấm tiêm dung môi đầu vào (A)……………vì gây (B)…………………  
8. Cấm tiêm Uabain vào (A)………….vì gây (B)……………………  
9. Gan đóng vai trò (A)……………..trong chuyển hoá thuốc vì ở gan có nhiều  
(B)…………………xúc tác cho phản ứng chuyển hoá thuốc.  
10. pH nước tiểu tăng sẽ tăng thải trừ các thuốc là (A)……………………..pH nước tiểu  
giảm sẽ tăng thải trừ các thuốc là (B)………….  
11. Tác dụng không mong muốn của Aspirin trên tiêu hoá là (A)………………vậy phải  
uống lúc (B)……………………………  
12. Morphin tác dụng chọn lọc trên (A)………………………….  
Codein tác dụng chọn lọc trên (B)………………………………..  
13. Tác dụng chính của Aspirin là:  
A. Hạ sốt  
18  
B. ……………………………….  
C…………………………………  
D. Chống kết dính tiểu cầu.  
14. Adrenalin có tác dụng (A) ………………………….với Novocain, Cafein có tác dụng  
(B)……………………với Diazepam.  
15. Thuốc càng mịnh thì độ hoà tan càng (A)……………………..và được hấp thụ càng  
(B)…………………………………..  
16. Các cách tác dụng của thuốc là:  
A. Tác dụng tại chỗ và toàn thân.  
B………………………………..  
C. Tác dụng chọn lọc  
D…………………………………  
E. Tác dụng đối kháng.  
17. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc là:  
A. Về phía thuốc.  
B……………………………..  
C……………………………..  
18. Uống thuốc lúc đói thì thuốc qua dạ dày sau thời gian (A)…………………..  
Uống thuốc lúc no thì thuốc qua dạ dày sau thời gian (B)………………………..  
19. Ở bắp có (A)……………………………..mạch máu hơn ở dưới da nhưng lại có  
(B)………………………đầu mút thần kinh hơn.  
20. Thuốc có nguồn gốc từ:  
A. Động vật.  
B. ……………………………….  
C. Khoáng vật.  
D. ………………………………  
21. Các con đường thải trừ của thuốc là:  
A…………………………………  
B. Qua phân.  
C. Qua mồ hôi.  
D…………………………………  
E. Qua phổi.  
* Phân biệt đúng sai các câu từ 22 đến 41 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu  
đúng, cột B cho câu sau.  
A
B
22. Một thuốc có thể có nhiều loại thành phẩm với hàm lượng khác nhau.  
23. Thuốc là phương tiện duy nhất dùng để phòng và chữa bệnh.  
24. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn.  
25. Thuốc dùng ngoài da cũng có thể gây độc toàn thân.  
19  
26. Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc làm cho thuốc chậm hấp thu.  
27. Bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương thì thuốc chậm hấp thu hơn so vơi  
bôi vào vùng da lành.  
28. Cấm dùng cồn xoa bóp cho trẻ sơ sinh.  
29. Thuốc đặt dưới lưỡi chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ.  
30. Thuốc đặt dưới lưỡi không bị dịch vị phá huỷ.  
31. Thuốc kích ứng dạ dày phải uống trong hay sau khi ăn.  
32. Tiêm bắp đau hơn tiêm dưới da.  
33. Cấm tiêm bắp những thuốc gây hoại tử.  
34. Trẻ dưới 2 tuổi không được nhỏ nhỏ mũi thuốc chứa tinh dầu.  
35. Cấm tiêm dung dịch ưu trương vào tĩnh mạch.  
36. Thuốc đặt trực tràng chỉ có tác dụng tại chỗ.  
37. Hầu hết các thuốc đều qua được rau thai.  
38. Để tăng thải trừ thuốc ngủ Barbituric, cần toan hoá nước tiểu.  
39. Phụ nữ cho con bú không được dùng thuốc tránh thai.  
40. Rượu làm giảm hấp thu thuốc tẩy giun sán.  
41. Sữa làm giảm hấp thu Tetracyclin.  
* Chọn 1 ý đúng nhất cho các câu từ câu 42 đến 60 bằng cách khoanh tròn vào chữ  
cái đầu ý đã chọn:  
42. Phải uống Aspirin vào lúc:  
A. Sáng sớm lúc đói.  
B. Trước bữa ăn 1 giờ.  
C. Sau khi ăn.  
D. Trước khi ngủ.  
43. Khi uống thuốc, thuốc được hấp thu nhiều nhất ở:  
A. Miệng.  
B. Dạ dày.  
C. Ruột non.  
D. Ruột già.  
44. Dùng Calci clorid theo đường:  
A. Tiêm trong da.  
B. Tiêm dưới da.  
C. Tiêm bắp.  
D. Tiêm tĩnh mạch.  
45. Trong các thuốc sau, thuốc có tác dụng tốt nhất để điều tri ngộ độc thuốc ngủ Barbituric  
là:  
A. Dung dịch Glucose 5%.  
B. Dung dịch Natri Clorid 0,9%.  
C. Dung dịch Natri Bicarbonat 1,4%.  
D. Dung dịch Kaliclorid 2%.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 212 trang Thùy Anh 05/05/2022 6600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Dược lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_duoc_ly.pdf