Giáo trình Bệnh học cơ sở

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN  
BỆNH HỌC CƠ SỞ  
Đối tượng : Cao đẳng XN, HA, PHCN, Dược  
Số tín chỉ :  
04 (4/0)  
Số tiết:  
60 tiết  
+ Lý thuyết:  
+ Tự học:  
60 tiết( 4 tiết/ 1 tuần)  
120 giờ  
+ Thực hành :  
0 tiết  
Thời điểm thực hiện:  
Học kỳ IV  
MỤC TIÊU HỌC PHẦN :  
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biến chứng một số  
bệnh nội khoa, truyền nhiễm, chuyên khoa ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa thường  
gặp.  
2. Trình bày được hướng điều trị và tư vấn phòng bệnh một số bệnh nội khoa,  
truyền nhiễm, chuyên khoa ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa thường gặp.  
3. Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau về triệu chứng lâm sàng, cận lâm  
sàng của 1 số bệnh nội khoa, truyền nhiễm, chuyên khoa ngoại khoa, nhi khoa, sản  
khoa thường gặp để có hướng xử trí đúng.  
4. Nhận định được các triệu chứng trong một số tình huống lâm sàng cụ thể để  
có hướng xử trí và dự phòng  
5. Tư vấn được cách phát hiện bệnh, điều trị, dự phòng một số bệnh lý chuyên ngành  
6. Thực hiện được 1 số các kĩ thuật chuyên nghành để chẩn đoán, chăm sóc,  
theo dõi người bệnh trong 1 số tình huống cụ thể  
7. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhận định các triệu chứng của1 số  
bệnh để chỉ định kỹ thuật y học phối hợp trong việc phát hiện, chẩn đoán, xử trí và tư  
vấn sử dụng thuốc đúng, kịp thời, hiệu quả  
NỘI DUNG HỌC PHẦN  
Trang  
STT  
Nội dung  
Chương I : Hô hấp  
Viêm phế quản cấp  
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)  
Hen Phế Quản  
Viêm phổi thùy  
Tâm phế mạn  
5
8
12  
16  
20  
24  
1
2
3
4
5
Tràn dịch màng phổi  
6
Chương II: Tim mạch - Nội tiết  
7
8
9
Suy tim  
Tăng huyết áp  
Nhồi máu cơ tim  
27  
31  
35  
39  
10 Đái tháo đường  
1
11 Bệnh Basedow  
43  
Chương III: Tiêu hóa- tiết niệu  
12 Xơ gan  
47  
51  
55  
58  
63  
13 Loét dạ dày - tá tràng  
14 Viêm ống thận cấp  
15 Suy thận mạn  
16 Viêm đài bể thận cấp  
Chương IV: Huyết học - Cơ xương khớp- Thần kinh- Cấp cứu  
17 Viêm khớp dạng thấp  
18 Gout  
19 Đột qụy não  
20 Bệnh Bạch cầu cấp, bạch cầu kinh  
21 Shock  
66  
72  
75  
78  
82  
Chương V : Đại cương về bệnh truyền nhiễm xã hội, một số bệnh  
truyền nhiễm lây theo đường hô hấp  
22 Đại cương về bệnh truyền nhiễm  
23 Bệnh cúm  
86  
90  
24 Bệnh thủy đậu  
93  
25 Bệnh quai bị  
95  
26 Bệnh viêm màng não mủ  
27 Bệnh lao phổi  
98  
101  
Chương VI : Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hóa  
28 Bệnh lỵ trực khuẩn  
29 Bệnh lỵ Amip  
30 Bệnh tả  
31 Bệnh thương hàn  
32 Bệnh viêm gan virus  
Chương VII : Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, da niêm mạc  
33 Bệnh dịch hạch  
34 Bệnh Dengue xuất huyết  
35 Bệnh sốt rét  
107  
110  
112  
115  
119  
123  
127  
131  
136  
139  
143  
36 Bệnh Leptospirae  
37 Bệnh dại  
38 HIV-AIDS  
Chương VIII: Bệnh giun sán  
39 Bệnh giun đũa  
40 Bệnh giun móc  
41 Bệnh giun kim  
42 Bệnh sán lá nhỏ ở gan  
43 Bệnh Sán lá ruột  
147  
149  
151  
153  
155  
157  
44 Bệnh sán dây lợn  
Chương IX: Vết thương phần mềm và nhiễm khuẩn ngoại khoa  
45 Đại cương cấp cứu ngoại khoa vùng bụng  
46 Vết thương mạch máu  
47 Nhiễm khuẩn ngoại khoa  
48 Chín mé  
159  
164  
168  
172  
2
49 Viêm tấy bàn tay  
50 Viêm xương tủy  
51 Hoại thư sinh hơi  
52 Vết thương ngực  
53 Vết thương phần mềm  
175  
178  
182  
186  
190  
Chương X: Gãy xương và chấn thương sọ não  
54 Đại cương gãy xương  
55 Gãy cột sống  
56 Gãy thân xương đùi  
57 Gãy 2 xương cẳng chân  
58 Gãy xương đòn  
59 Gãy thân xương cánh tay  
60 Gãy thân 2 xương cẳng tay  
61 Gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau- Colles  
62 Chấn thương sọ não  
Chương XI: Bệnh tiêu hóa  
63 Viêm ruột thừa cấp  
64 Thủng dạ dày  
65 Tắc ruột  
66 Lồng ruột cấp ở trẻ em còn bú  
67 Thoát vị bẹn nghẹt  
68 Viêm màng bụng  
194  
199  
203  
207  
210  
212  
215  
218  
221  
225  
229  
234  
238  
241  
244  
247  
250  
253  
256  
260  
263  
69 Hẹp môn vị  
70 Vết thương bụng  
71 Chấn thương bụng  
72 Áp xe gan  
73 Tắc ống mật chủ do sỏi  
74 Ung thư dạ dày  
Chương XII: Bệnh lý đường tiết niệu, hậu môn, trực tràng và khớp.  
75 Sỏi thận  
76 Sỏi niệu quản  
77 Sỏi bàng quang  
78 Chấn thương niệu đạo  
79 Hẹp bao quy đầu  
80 U xơ tiền liệt tuyến  
81 Tràn dịch màng tinh hoàn  
82 Trĩ  
267  
271  
274  
277  
280  
282  
284  
286  
Chương XIII: Sản thường và cấp cứu sản khoa  
83 Sự thụ tinh làm tổ và phát triển của trứng  
84 Chẩn đoán thai nghén, vệ sinh thai nghén  
85 Chăm sóc sản phụ sau đẻ  
86 Chăm sóc sơ sinh ngay đẻ  
87 Chửa ngoài tử cung  
88 Thai chết trong tử cung  
89 Rau tiền đạo  
292  
297  
302  
305  
308  
311  
314  
318  
90 Rau bong non  
3
Chương XIV: Tai biến sản khoa, các bệnh phụ khoa và dân số  
/KHHGĐ  
Chảy máu sau đẻ  
92 Cao huyết áp thai nghén - Sản giật.  
93 Vỡ tử cung  
94 Các bệnh phụ khoa thường gặp  
95 Viêm âm hộ, âm đạo  
96 Các biện pháp tránh thai  
321  
327  
334  
337  
341  
346  
Chương XV : Đặc điểm sự phát triển ở trẻ em, dinh dưỡng trẻ em và  
các bệnh dinh dưỡng  
97 Các thời kì của trẻ em  
98 Đặc điểm giải phẫu sinh lý trẻ em  
99 Dinh dưỡng trẻ em  
100 Suy dinh dưỡng và chăm sóc  
101 Bệnh còi xương và chăm sóc  
102 Thiếu máu do thiếu sắt  
353  
356  
364  
376  
380  
383  
Chương XVI: Bệnh lý nhi khoa, các chương trình y tế quốc gia  
103 Viêm phế quản phổi  
104 Hen phế quản  
386  
389  
395  
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) và Chương trình phòng chống nhiễm  
khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em (ARI)  
105  
106 Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em  
107 Lồng ghép xử trí trẻ bệnh  
108 Xuất huyết não- màng não trẻ em  
Tổng  
401  
409  
414  
416  
ĐÁNH GIÁ:  
Hình thức thi: Tự luận  
Thang điểm: 10  
Cách tính điểm:  
Điểm thường xuyên: 02 bài kiểm tra tự luận – Hệ số 1  
Điểm định kỳ: 01 bài kiểm tra – Hệ số 2  
Điểm thi kết thúc học phần: Thi tự luận trọng số 70%  
4
Bài 1  
VIÊM PHẾ QUẢN CẤP  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, của viêm phế quản cấp.  
2. Trình bày được hướng điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cấp.  
NỘI DUNG  
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và  
phế quản trung bình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, nhưng gặp nhiều ở trẻ em  
và người già, thường vào mùa lạnh đầu mùa xuân. Biểu hiện lâm sàng chính là ho  
và khạc đờm nhầy mủ, khi khỏi không để lại di chứng, nhưng cũng có thể làm khởi  
phát cơn hen phế quản nhiễm khuẩn.  
1. Nguyên nhân  
- Nhiễm khuẩn dường hô hấp trên do vi khuẩn và vi rút: viêm mũi, viêm  
xoang, viêm amidan. Thường do Staphylococus, hoặc do Streptococuspneumonia  
(68,5% theo Nguyễn Văn Thành). Adenovirus, Hemophylus  
- Do bệnh truyền nhiễm: cúm, sởi, ho gà  
- Hít phải hơi độc: Chlore, amoniac, khói thuốc lá, dung môi công nghiệp  
- Yếu tố dị ứng: Cơ địa dị ứng  
- Yếu tố thuận lơị: Cơ th suy yếu, suy tim, ẩm, lạnh, khói bụi  
2. Triệu chứng  
2.1. Triệu chứng lâm sàng  
Bệnh bắt đầu bằng viêm long đường hô hấp trên, sổ mũi, hắt hơi, rát họng ho  
khan. Khi viêm nhiễm lan xuống đường hô hấp dưới là bệnh toàn phát, gồm 2 giai  
đoạn:  
* Giai đoạn khô:  
Bệnh nhân cảm thấy cảm giác rát bỏng sau xương ức, tăng khi ho. Ho khan  
hoặc ông ổng, ho từng cơn, khản tiếng.  
Triệu chứng toàn thân: sốt có thể sốt cao 39 - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi, biếng  
ăn. Khám phổi có rải rác ran rít và ran ẩm to hoặc vừa hạt.  
* Giai đoạn ướt:  
Cảm giác rát bỏng sau xương ức giảm và hết, khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy,  
đờm vàng mủ. Nghe phổi có ran rít , ran ngáy, ran ẩm to và vừa hạt. Diễn biến 4 - 10  
ngày thì khỏi hẳn. Có trường hợp ho khan kéo dài vài tuần.  
Có thể bệnh bắt đầu rầm rộ biểu hiện sốt cao, ho nhiều, ho ra máu  
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng  
- Xquang phổi: rốn phổi đậm.  
- Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng.  
3. Chẩn đoán  
3.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào:  
- Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên:  
+ Nhẹ: viêm họng đỏ, chảy nước mũi.  
+ Nặng: viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa.  
5
- Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới:  
+ Nhẹ: ho, khản tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên,  
nghe phổi có ran rít.  
+ Nặng: ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím,  
nhịp thở nhanh trên 50 lần/ phút. Nghe phổi thấy có ran rít ran ẩm ở vùng đáy phổi  
phía sau lưng.  
3.2. Chẩn đoán phân biệt  
- Hen phế quản tăng tiết dịch: sau cơn hen thì hết các triệu chứng.  
- Ứ đọng phổi trong suy tim: có biểu hiện suy tim.  
- Một số bệnh phổi có biểu hiện viêm phế quản: lao phổi, bệnh bụi phổi, ung thư  
phổi: không nghĩ đến viêm phế quản nếu triệu chứng nghe phổi chỉ ở một bên.  
4. Điều trị và phòng bệnh  
4.1. Điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cấp  
* Thể nhẹ: nghỉ ngơi tại giường.  
Uống đủ nước  
Cho Codein  
Không cần dùng kháng sinh  
* Thể nặng: có viêm mũi mủ, viêm amiđan, viêm VA, viêm tai giữa, viêm phế  
quản:  
- Cho kháng sinh:  
Nhóm Macrolid:  
Erythromycin uống 2g/ngày  
Azythromycin 0.5 g/ngày đầu sau đó 250mg x 4 ngày  
hoặc dựng Biseptol 0,48g x 4vn/ngày cho 10 ngày.  
Nhóm Quinolon  
Ciprofloxacin uống 200 - 400mg/ ngày  
- Nên cho kháng histamin khi có dấu hiệu co thắt phế quản.  
- Hạ sốt, giảm đau.  
- Long đờm: Acemux, Mucomys 200 mg x 4 gói/ ngày  
- Điều trị nguyên nhân.  
- Phòng bệnh:  
+ Loại bỏ các yếu tố kích thích: tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm.  
+ Giữ gìn sức khoẻ, giữ ấm trong mùa lạnh.  
+ Tiêm vaccin chống virus, vi khuẩn.  
4.2. Phòng bệnh  
- Bỏ, hạn chế các yếu tố kích thích: thuốc lá thuốc lào.  
- Bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi như  
công nhân làm việc ở hầm mỏ.  
- Xây dựng các xí nghiệp xa vùng dân cư và ngược chiều gió.  
- Tiêm phòng cúm vào mùa thu - đông.  
- Điều trị tốt các ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên.  
LƯỢNG GIÁ  
1. Anh (chị) hãy kể những nguyên nhân chính của viêm phế quản cấp.  
2. Anh (chị) trình bày hướng xử trí bệnh nhân viêm phế quản cấp?  
6
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:  
3. Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán viêm phế quản cấp là:  
A. Ho, khạc đờm  
B. Sốt  
C. Nghe phổi có ran ẩm to vừa hạt  
D. Khó thở  
E. X quang có hình ảnh rốn phổi đậm  
7
Bài 2  
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được nguyên nhân thường gặp và triệu chứng của bệnh phổi  
tắc nghẽn mạn tính.  
2. Trình bày được phác đồ điều bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng các  
thuốc thông thường.  
3. Trình bày được cách hướng dẫn người bệnh phòng các biến chứng của  
NỘI DUNG  
1. Định nghĩa:  
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới  
hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng  
khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối  
với các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng.  
Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục.  
2. Dịch tễ học  
BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh  
mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương  
về BPTNMT lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái  
Bình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên  
cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi.  
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.  
3. Những yếu tố nguy cơ  
Hút thuốc lá: liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là do  
những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị BPTNMT, khoảng  
15-20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốc  
lá.  
Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động với  
thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai  
cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát  
triển phổi trong tử cung.  
Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi  
nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá.  
Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài  
nhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt  
cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT.  
Nhiễm khuẩn: nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây BPTNMT ở  
thời kỳ trưởng thành.  
8
4. Triệu chứng  
Đa số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn tắc nghẽn mạn tính trên 40 tuổi,  
thường liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhưng sau 20- 30 năm các triệu  
chứng mới xuất hiện  
Triệu chứng cơ năng  
Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho cách  
khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm có  
trường hợp không ho.  
Khạc đờm: vào buổi sáng thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít sau  
nhiều đợt ho thường trên 50ml/ ngày, đợt bùng phát ho khạc đờm mủ.  
Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnh  
nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy  
ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức  
năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn cảm giác thiếu không khí, nặng ngực, thở  
rít.  
Triệu chứng thực thể:  
Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, những triệu chứng  
thường gặp là:  
+ Tím trung tâm.  
+ Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.  
+ Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong  
nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).  
+ Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông.  
+ Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng  
khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.  
+ Nghe phổi rì rào phế nang giảm có rale rít, rale ngáy, rale nổ, rale ẩm  
Cận lâm sàng  
- Chụp X quang phổi: có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nang  
trong đợt cấp có thể thấy hình ảnh tổn thương phế quản phổi  
- Xét nghiệm máu: trong đợt cấp thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng  
tăng  
- Xét nghiệm đờm: tìm vi khuẩn gây bệnh, chú ý tìm BK  
- Thăm dò chức năng hô hấp: thường thấy giảm dung tích sống  
5. Chẩn đoán  
5.1. Chẩn đoán xác định  
Các yếu tố định hướng chẩn đoán  
- Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ  
- Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục  
- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát  
- Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp  
- Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, rale  
nổ  
5.2. Chẩn đoán đợt bùng phát  
Có hội chứng nhiễm trùng  
Khó thở tăng  
Ho khạc đờm số lượng tăng, đờm đang trong chuyển thành đục, xanh hoặc vàng  
9
6. Điều trị  
6.1. Trong đợt cấp  
- Thở oxy:2l/ phút thở qua mũi hoặc mặt nạ  
- Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực  
- Cho các thuốc làm loãng đờm: Mucomyst, Acemux  
- Cho thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Khí dung:  
sabutamol hoặc Berodual  
Hoặc uống Salbutamol uống 4- 6 viên/ ngày  
Hoặc Diaphylin 4.8% x 1-2 ống pha dung dịch Glucose truyền tĩnh mạch  
chậm...  
Salbutamol 0.5mg pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch  
- Cho corticoid nếu có phù nề và tăng tiết dịch nhiều  
- Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: ampicillin, gentamicin, Cephalosporin  
thế hệ 3  
6.2. Ngoài đợt cấp  
Chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng và hạn chế bệnh  
- Bỏ thuốc lá  
- Thuốc giãn phế quản  
- Dùng Corticoid  
7. Phòng bệnh  
- Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào  
- Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có  
nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ...  
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên  
- Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào  
mùa đông và mùa thu.  
LƯỢNG GIÁ  
1. Anh (chị) hãy nêu 2 tiêu chuẩn để định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?  
2. Trình bày hướng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?  
Khoanh tròn vào ý đúng nhất các câu từ 3-6  
3.Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:  
A. Môi trường ô nhiễm  
B. Hóa chất độc hại  
C. Hút thuốc lá  
D. Mắc các bệnh đường hô hấp cấp thường xuyên  
4.Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải vào viện trong bệnh COPD là:  
A. Ho mạn tính  
B. Khạc đờm nhiều vào buổi sáng  
C. Sốt  
D. Khó thở  
5.Triệu chứng thực thể nào ít gặp trong bệnh COPD  
E. Lồng ngực biến dạng hình thùng  
F. Ran rít, ran ngáy, ran ẩm hai bên phổi  
G. Rì rào phế nang giảm  
H. Gõ vang  
10  
6.Triệu chứng nào sau đây không có giá trị chẩn đoán COPD  
A. Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ  
B. Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục  
C. Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát  
D. Khám phổi có hội chứng đông đặc  
E. Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp  
F. Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm,  
rale nổ  
11  
Bài 3  
HEN PHẾ QUẢN  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng của cơn hen  
phế quản.  
2. Trình bày được hướng điều trị và phòng bệnh hen phế quản.  
3. Trình bày được các phương pháp phòng bệnh hen phế quản  
NỘI DUNG  
1. Định nghĩa:  
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của  
nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu  
ái toan (E), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính (N) và các tế bào biểu  
mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm gây nên những triệu chứng phổ biến như tắc  
nghẽn phế quản, sự tắc nghẽn này có thể hồi phục ngẫu nhiên hoặc do điều trị, cộng  
với tính tăng phản ứng của đường thở do nhiều tác nhân kích thích.  
2. Nguyên nhân:  
- Có cơ địa dị ứng  
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp  
- Có thể trạng thần kinh dễ bị mất thăng bằng.  
- Hệ hô hấp dễ bị kích thích.  
3. Triệu chứng lâm sàng  
- Cơn hen thường xảy ra về đêm, nhân một cơ hội thuận lợi:  
+ Thay đổi thời tiết.  
+ Ăn uống, ngửi mùi vị đặc biệt.  
+ Làm việc quá sức, cảm súc, viêm nhiễm.  
Trong thể điển hình, cơn hen thường qua 3 thời kỳ:  
Triệu chứng báo trước: mệt mỏi, hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, đỏ mắt, ho khan,  
đau tức ngực như có gì chẹn làm cho khó thở.  
Cơn hen  
Triệu chứng cơ năng: Khó thở. Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất của hen.  
- Khó thở dữ dội tăng dần lên. Bệnh nhân đang nằm phải ngồi dậy để thở. Cảm  
thấy lo sợ, ngột ngạt, tắc nghẽn.  
- Khó thở chậm: tần số 8 - 16 lần/phút.  
- Khó thở ra: thở ra khó, nên người bệnh phải há mồm và tỳ tay lên thành  
giường để thở. Thở ra rất khó nhọc và kéo dài, rồi hít vào nhanh và dễ dàng, gây ra  
tiếng khò khè, cò cử mà chính bệnh nhân cũng nghe thấy. Vì khó thở nhiều lần nên rất  
mệt mỏi, nói hổn hển, ngắt quãng.  
Cơn hen có thể lâu hay chóng, dài hay ngắn. Có cơn từ 10 phút đến nửa giờ  
hoặc một vài giờ. Có cơn nặng kéo dài hàng buổi hoặc vài ba ngày, làm bệnh nhân hết  
sức lo sợ hoang mang.  
Triệu chứng thực thể: khám phổi sẽ thấy:  
- Nhìn: lồng ngực nở ra nhưng ít di động.  
12  
- Sờ: Rung thanh vẫn bình thường.  
- Gõ: Tiếng gõ trong hơn bình thường.  
- Nghe: Rì rào phế nang giảm nhiều, có nhiều ran khô (ran rít và ran ngáy) ở  
khắp hai bên phổi.  
Triệu chứng X.quang:  
Lúc thở, lồng ngực không di động, cơ hoàng cũng kém di động. Các khoang  
liên sườn giãn rộng. Hai phế trường sáng khác thường, nhưng hai bên rốn phổi có  
những vết đen hơn (do ứ huyết).  
Hết cơn:  
Lúc bắt đầu hết cơn bệnh nhân ho khạc ra nhiều đờm, lúc đầu dính về sau dễ  
khạc hơn. Càng khạc ra nhiều đờm, bệnh nhân càng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, dễ  
chịu, dễ thở và yên tâm. Đờm trong, óng ánh và dính.  
4. Triệu chứng cận lâm sàng  
X quang lồng ngực: Ít khi chỉ định trong cơn khó thở  
Lồng ngực căng ứ khí, có thể thấy xẹp phổi  
Xét nghiệm đờm thấy có nhiều bạch cầu ái toan và có nhiều tinh thể Saccô  
lâyden (Charcot Layden).  
Phân tích khí máu  
5. Chẩn đoán  
5.1. Chẩn đoán xác định. Dựa vào:  
- Cơn hen phế quản.  
- Cơn hen xảy ra trong những điều kiện giống nhau: ban đêm, khi thay đổi thời  
tiết.  
- Chứng kiến được cơn hen.  
- Thời gian: Có các cơn hen xuất hiện trong 2 năm.  
Như vậy có thể chẩn đoán xác định được cơn hen phế quản từ tuyến cơ sở.  
5.2. Chẩn đoán phân biệt  
- Hen tim: Bệnh nhân có cơn khó thở kịch phát, khó thở 2 thì, khó thở nhanh,  
nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt ở đáy phổi lan nhanh lên đỉnh phổi.  
Chiếu hoặc chụp phổi thấy phổi mờ do ứ huyết.  
Có thể xẩy ra ở người bị bệnh hẹp van 2 lá, tăng huyết áp.  
- Viêm phế quản mạn đợt cấp: Thường ở người lớn tuổi, người già, người có  
viêm phế quản nặng, có cơn khó thở giống như hen, có biểu hiện nhiễm khuẩn đường  
hô hấp.  
- Khối u và polop khí phế quản: Bệnh nhân khó thở liên tục, cò cử. Cần soi phế  
quản để xác định.  
- Dị vật phế quản: cần khai thác tiền sử kết hợp soi phế quản để xác định.  
- Hạch trung thất và khối u trung thất: chèn ép vào khí phế quản gây khó thở,  
nghe phổi có ran rít. Cần chụp phổi, chụp phế quản để xác định.  
- Cơn khó thở do gắng sức: nghỉ ngơi sẽ hết.  
6. Điều trị  
6.1. Điều trị trong cơn  
Nguyên tắc:  
- Tăng khả năng thông khí.  
- Giãn cơ trơn phế quản.  
- Điều hoà nước và điện giải.  
Cụ thể:  
- Với cơn hen nhẹ:  
13  
Salbutamol 2mg 4 6 viên/ ngày  
+ Khí dung Ventolin, hoặc Berodual  
+ Có thể châm cứu hoặc bấm huyệt.  
- Với cơn hen trung bình:  
+Nằm đầu cao, hút đờm dãi.  
+Thở oxy qua bình nước, thở hỗn hợp oxy 70 - 75% qua sonde.  
+Aminophylin 0,24g x 1 ống (tiêm tĩnh mạch chậm 5 - 10 phút).  
+ Salbutamol 0,5mg truyền tĩnh mạch  
+ Hoặc Adrenalin 1mg x 1 ống (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da).  
+ Nếu không đỡ, sau 1 giờ tiêm nhắc lại.  
+ Khí dung Ventolin hoặc Berodual.  
+ Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm  
+ Khi điều trị cơn hen nhẹ và trung bình, phương thức điều trị này là phù  
hợp với tuyến cơ sở.  
- Với cơn hen nặng:  
+ Nằm đầu cao, hút đờm dãi, thở oxy. Nếu có suy hô hấp nặng phải đặt  
nội khí quản, thở máy.  
+ Corticosteroid: Depersolon hoặc Solumedrol truyền tĩnh mạch, có thể  
kết hợp Aminophylin.  
+ Điều hoà nước và điện giải: Qua đường uống và truyền dịch: Dung dịch  
Glucose 5%, dung dịch Natribicacbonat 140/00  
+ Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm  
+ Nếu không đỡ, phải chuyển tuyến trên điều trị. tránh suy hô hấp và  
nguy cơ tử vong.  
6.2. Điều trị ngoài cơn (dự phòng)  
- Hạn chế và loại bỏ tiếp xúc với dị nguyên: thuốc lá, thuốc lào, bụi...  
- Giải mẫn cảm bằng dị nguyên đặc hiệu.  
- Kháng viêm Corticoid dạng hít.  
- Điều trị các ổ nhiễm trùng ở mũi, họng, xoang ...  
- Thay đổi nơi làm việc và sinh sống, làm sạch môi trường sống.  
- Tránh mọi sang chấn tinh thần.  
- Tập thể dục liệu pháp.  
- Bảo vệ sự bền vững của màng tế bào Mastocyte: Coromolyn (Intal, zaditen).  
- Điều trị ngoại khoa: cắt hạch giao cảm ngực (kết quả không rõ).  
7. Phòng bệnh  
Ngăn ngừa những cơ hội thuận lợi gây bệnh và đề phòng những cơn hen tái phát:  
- Không hút thuốc lào, thuốc lá, tránh các thức ăn hay vật dụng có khả năng  
gây cơn hen.  
- Thay đổi và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho hợp lý.  
- Tăng cường thể dụng liệu pháp, luyện tập khí công.  
- Giữ ấm khi trời lạnh và tìm nơi khí hậu thích hợp.  
LƯỢNG GIÁ  
*. Khoanh tròn vào các ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:  
Bệnh nhân A vào viện vì khó thở, ho khạc đờm nhầy, trắng, sốt nhẹ, mệt mỏi,  
nhìn lồng ngực có co kéo hõm trên xương ức và các khoang liên sườn. Khám phổi  
trong hơn bình thường, nghe đầy ran rít, ran ngáy, rì rào phế nang giảm.  
1. Trong các tiền sử cần khai thác sau đây, tiền sử nào có giá trị nhất  
14  
A. Tiền sử tiếp xúc bệnh nhân lao  
B. Tiền tử nhiễm trùng đường hô hấp trên  
C. Tiền sử dị ứng  
D. Tiền sử hút thuốc lá  
2. Chẩn đoán nào sau đây là hợp lý nhất:  
E. Viên phổi thùy  
F. COPD  
G. Lao phổi  
H. Hen phế quản  
3. Bệnh nhân A có hội chứng nào sau đây:  
I. Hội chứng đông đặc  
J. Hội chứng 3 giảm  
K. Hội chứng phế quản  
L. Hội chứng tràn khí màng phổi  
4. Bệnh nhân có thể bị biến chứng nào sau đây:  
M. Bội nhiễm phổi  
N. Tràn khí màng phổi  
O. Tâm phế mạn  
P. Tràn dịch màng phổi  
5. Thuốc nào được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân  
Q. Kháng sinh + Salbutamol  
R. Salbutamol + Thở oxy + glucocorticoid  
S. Berodual + Salbutamol  
T. Gentamycine + Penicilline  
15  
Bài 4  
VIÊM PHỔI THUỲ  
MỤC TIÊU  
1. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của viêm phổi thuỳ.  
2. Trình bày được chẩn đoán, hướng điều trị và phòng bệnh viêm phổi thùy.  
NỘI DUNG  
1. Định nghĩa:  
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang,  
túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng.  
Nguyên nhân do vi khuẩn, virus, ký sinh vật.  
2. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi  
* Nguyên nhân  
- Phế cầu là nguyên nhân hay gặp nhất (ở người trẻ tuổi)  
- Liên cầu, tụ cầu gặp ở trẻ em và người già yếu  
- Klebsiella pneumoniae: gặp ở người suy kiệt, bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao.  
* Điều kiện thuận lợi:  
- Lạnh.  
- Nghiện rượu.  
- Chấn thương sọ não, hôn mê.  
- Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu.  
- Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống.  
- Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.  
- Cơ thể suy nhược, còi xương, gầy yếu.  
3. Triệu chứng  
* Cơ năng:  
- Bệnh thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi.  
- Bắt đầu bằng cơn rét run khoảng 30 phút, t0 39 - 400C, mạch nhanh, mặt đỏ,  
sau vài giờ thấy khó thở, toát mồ hôi, môi tím, có mụn herpet ở môi, mép.  
ở người già, người nghiện rượu có lú lẫn, trẻ em có co giật.  
- Đau ngực bên tổn thương.  
- Ho: lúc đầu ho khan, sau có đờm hoặc màu rỉ sắt.  
- Có khi nôn mửa, chướng bụng.  
* Thực thể:  
- Lúc đầu thấy rì rào phế nang giảm bên tổn thương, gõ và sờ bình thường. Có  
thể có tiếng cọ màng phổi và ran nổ cuối thì thở vào.  
- Thời kỳ toàn phát: Có hội chứng đông đặc rõ, có tiếng thổi ống.  
* Cận lâm sàng:  
- X quang: thấy 1 đám mờ của một thùy hay 1 phân thuỳ hình tam giác, đáy  
quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.  
16  
phổi phải  
phổi trái  
Hình 4.1. Ảnh viêm thuỷ trên  
Hình 4.2. Ảnh viêm thuỳ dưới  
- Xét nghiệm máu: BC tăng 15.000 - 25.000/mm, 80 - 90% là BC đa nhân trung  
tính. Tốc độ lắng máu tăng. Cấy máu có khi có phế cầu.  
- Nước tiểu: có protein thoángqua.  
* Tiến triển: Thường sốt khoảng tuần, sau đó giảm sốt ra nhiều mồ hôi, đái  
được nhiều, bệnh nhân dễ chịu và khỏi bệnh. Khám phổi vẫn còn hội chứng đông đặc,  
hình ảnh X quang tồn tại vài tuần nữa.  
Nếu có biến chứng thì triệu chứng nặng lên.  
4. Chẩn đoán  
4.1. Chẩn đoán xác định  
Dựa vào:  
- Khởi phát đột ngột ở người trẻ.  
- Cơn rét run, sốt cao 39 - 400C.  
- Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng, đái ít.  
- Đau ngực bên tổn thương.  
- Ho, khạc đờm màu rỉ sắt.  
- Hội chứng đông đặc phổi.  
- X quang phổi có đám mờ đều hình tam giác đáy quay ra ngoài.  
Tại cơ sở chẩn đoán thường dưạ vào hai biểu hiện :  
+ Hội chứng nhiễm khuẩn  
+ Hội chứng đông đặc.  
Do vậy việc thăm khám lâm sàng là rất quan trọng.  
4.2. Chẩn đoán phân biệt  
- Xẹp phổi: trung thất bị kéo về bên xẹp, cơ hoành lên cao.  
- Tràn dịch màng phổi: vừa viêm vừa tràn dịch (chọc dò để chẩn đoán).  
- Nhồi máu phổi: đau ngực dữ dội, sốc, sốt, ho ra máu. Thường xảy ra ở người  
có bệnh tim, hoặc phẫu thuật vùng hố chậu.  
- Áp xe phổi giai đoạn đầu: dựa vào diễn biến của bệnh.  
- Ung thư phổi: sau điều trị hết nhiễm khuẩn mà tổn thương còn tồn tại > 1  
tháng nhất ở ở người có tuổi, nghiện thuốc lá.  
- Giãn phế quản bội nhiễm: ho, khạc đờm kéo dài, nên chụp phế quản có cản  
quang để chẩn đoán.  
5. Biến chứng  
5.1. Biến chứng tại phổi  
- Bệnh lan rộng 2 hoặc nhiều thuỳ phổi: khó thở tăng lên, tím môi, mạch  
nhanh, có thể chết.  
17  
- Xẹp một thuỳ phổi: do cục đờm gây tắc phế quản một thuỳ.  
- áp xe phổi: sốt dai dẳng, đờm nhiều mủ, X quang có 1 hoặc nhiều hình hang  
có mức nước mức hổi.  
- Viêm phổi mạn tính: Bệnh tiến triển kéo dài, thùy phổi bị tổn thương xơ hoá.  
5.2. Biến chứng ngoài phổi  
- Tràn dịch màng phổi: thường nhẹ, chóng khỏi.  
- Tràn mủ màng phổi: sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ.  
- Viêm màng ngoài tim: Đau vùng trước tim, có tiếng cọ màng ngoài tim.  
- Viêm nội tâm mạc cấp tính do phế cầu: (ít gặp): sốt rét run, lách to.  
- Viêm khớp do phế cầu: khớp sưng đỏ, nóng, đau.  
- Viêm màng não do phế cầu ít gặp.  
- Viêm phúc mạc: hay gặp ở trẻ em.  
- Viêm tai xương chũm.  
- Loạn nhịp ngoại tâm thu, suy tim.  
- Sốc.  
6. Điều trị  
* Chống nhiễm khuẩn.  
Nên dùng kháng sinh sớm.  
Dùng kháng sinh phổ rộng  
Nhóm Macrolid:  
Erythromycin uống 2g/ngày  
Azythromycin 0.5 g/ngày đầu sau đó 250mg x 4 ngày  
Nhóm Quinolon  
Ciprofloxacin uống 400-1000mg/ ngày  
Hoặc dùng đường tiêm  
Cefalosporin thế hệ 3 : Cefotaxim 2-3g /ngày, Ceftriaxone 2-3g/ ngày cùng với  
nhóm Macrolid hoặc Quinolon, hoặc kết hợp với gentamycin 80 - 120 mg/24 h.  
Đến khi hết sốt 4 - 5 ngày  
* Điều trị triệu chứng.  
- Giảm đau ngực: cho codein 2 - 4v/24h. Đau quá có thể dùng Morphin 0,01g x  
1 ống (tiêm dưới da).  
- Nếu có mất nước: cho ăn lỏng, bồi phục nước và điện giải bằng dung dịch  
đẳng trương (Rirger lac tat, dung dịch glucose 5%).  
- Chuyển tuyến trên nếu điều trị không đỡ hoặc có biến chứng.  
7. Phòng bệnh  
- Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng, nhất là viêm xoang có mủ,  
viêm amiđan có mủ viêm họng: bằng kháng sinh hoặc khí dung  
- Điều trị: tốt đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: bằng kháng sinh uống mỗi  
tháng 10 ngày trong 5 tháng mùa đông.  
- Loại bỏ yếu tố kích thích có hại: bỏ thuốc lá, thuốc lào.  
- Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.  
- Tiêm vaccin phòng bệnh.( Vaccin phế cầu đa giá).  
Tóm lại: Viêm phổi là vấn đề quan trọng của y tế mặc dù đã có nhiều loại  
kháng sinh mạnh có tác dụng, việc chẩn đoán sớm tại cộng đồng là rất quan trọng giúp  
điều trị hiệu quả tránh biến chứng.  
18  
LƯỢNG GIÁ  
*. Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau:  
Nghiên cứu tình huống: Bệnh nhân A, 36 tuổi, vào viện vì sốt cao, rét run, vẻ  
mặt nhiễm trùng, ho khạc đờm nhầy, quánh, khó thở nhẹ. Khám thấy 1/3 dưới phổi  
phải có rung thanh tăng, gõ đục, ran nổ, có tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm.  
1. Bệnh nào được nghĩ đến nhiều nhất ở bệnh nhân A  
A. Hen phế quản  
B. Viêm phế quản cấp  
C. Viêm phổi thùy  
D. Abces phổi  
2. Bệnh nhân A không có hội chứng nào sau đây:  
E. Hội chứng 3 giảm  
F. Hội chứng đông đặc  
G. Hội chứng nhiễm trùng  
H. Hội chứng khó thở  
3. Nguyên nhân nào được nghĩ đến nhiều nhất ở bệnh nhân A  
I. Tụ cầu vàng  
J. Phế cầu khuẩn  
K. Liên cầu khuẩn  
L. Lao  
4. Sau 4 ngày điều trị bệnh nhân sốt cao 400, vẻ mặt xanh xao, hốc hác, đau  
ngực phải nhiều hơn, tăng lên khi ho, hắt hơi. Cần nghĩ đến biến chứng nào  
sau:  
M. Sốc  
N. Nhiễm trùng huyết  
O. Abces phổi  
P. Tràn dịch màng phổi  
19  
Bài 5  
TÂM PHẾ MẠN  
MỤC TIÊU  
1. Trình bày được các nguyên nhân, triệu chứng tâm phế mạn (TPM).  
2. Trình bày được hướng điều trị TPM.  
3. Mô tả được cách dự phòng TPM tại cộng đồng.  
NỘI DUNG  
1. Định nghĩa  
Tâm phế mạn là toàn bộ cơ chế thích ứng của tim chủ yếu là phì đại tâm thất  
phải do tăng áp lực động mạch phổi bởi nguyên nhân tại phổi hoặc liên quan đến phổi  
gây nên.  
2. Dịch tế học  
- Tỷ lệ mắc bệnh nam > nữ (3/1)  
- Tuổi từ 40 - 60 tuổi  
- Gặp ở các nước công nghiệp và xứ lạnh.  
3. Các nguyên nhân gây tâm phế mạn  
3.1. Bệnh phổi tắc nghẽn  
- Viêm phế quản mạn tính.  
- Hen phế quản  
- Giãn phế nang.  
- Giãn phế quản.  
3.2. Các bệnh phổi hạn chế  
- Xơ phổi  
- Viêm dày dính màng phổi.  
- Bệnh bụi phổi  
3.3. Bệnh thuộc về động mạch phổi  
* Bệnh thành mạch:  
- Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.  
- Viêm nút quanh động mạch.  
- Viêm động mạch khác.  
* Viêm tắc mạch.  
- Tắc mạch phổi tiên phát.  
- Tắc mạch phổi trong bệnh thiếu máu hình lưỡi liềm.  
* Nghẽn mạch:  
- Nghẽn mạch do cục máu động ngoài phổi.  
- Nghẽn mạch do sán máng.  
* Tăng áp lực động mạch phổi.  
- Do chèn ép bởi khối u trung thất, phồng quai động mạch chủ.  
3.4. Bệnh lồng ngực  
- Gù vẹo cột sống.  
- Cắt nhiều xương sườn.  
3.5. Nguyên nhân khác  
- Bệnh thần kinh cơ mạn tính  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 416 trang Thùy Anh 05/05/2022 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_co_so.pdf