Giáo trình môn học Vệ sinh phòng bệnh

Bài 1  
MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE  
TÁC HẠI CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI  
MỤC TIÊU  
Sau khi học xong bài này, học sinh có khnăng:  
1. Nêu được định nghĩa về môi trường và sức khe.  
2. Trình bày được phân loại môi trường, tác động ca ô nhiễm môi trường không khí  
đến sc khe con người và biện pháp đphòng.  
3. Đánh giá được tác động của môi trường nước, đất đến sức khỏe con người và biện  
pháp đề phòng.  
NỘI DUNG  
I. ĐẠI CƯƠNG  
- Nguyên lý ca sinh thái học hiện đại là mi tương quan qua lại gia con người và  
môi trường.  
- Mt cá thể, mt quần thể đều sng trong môi trường đặc trưng ca mình; không có  
môi trường thì sinh vật không thể tồn tại được.  
- Khi môi trường thích hợp thì sinh vt ssống n định và phát trin, nhưng khi môi  
trường bsuy thoái thì sinh vt cũng bsuy giảm vslượng và cht lượng.  
- Môi trường mà con người sống trong đó gọi là môi trường sống gồm môi trường  
bên ngoai (ngoại môi) là tự nhiên và xã hội, môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Con  
người bị tác động và chi phối bởi môi trường sống. Gặp môi trường tốt thì cơ thể khỏe  
mạnh, không bệnh tật và trường thọ. Ngược lại môi trường xấu sẽ làm suy giảm sức khỏe  
và phát sinh nhiều bệnh tật. Trên thế giới, có những nước, vùng tuổi thọ của người dân rất  
cao điển hình như nước Nhật, nhưng cũng có những vùng tuổi thọ của người dân rất thấp.  
Hiện nay do tình trạng nghèo đói và bệnh AIDS, có những nước tuổi thọ trung bình của  
người dân giảm rất nhanh chỉ còn 35 tuổi.  
- Môi trường tự nhiên là những yếu tố thời tiết, khí hậu và các điều kiện tự nhiên  
khác phụ thuộc vào địa lý của từng vùng miền lãnh thổ như độ cao, gió màu và các yếu tố  
liên quan đến nó. Ở nước ta là nhiệt đới gió mùa, miền Bắc với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông  
mà người xưa đã khái quát: xuân sinh, hạ trưởng, thu liệm, đông tàn và con người đã lợi  
dụng các yếu tố tự nhiên cớ lợi cho sức khoẻ đó là sống hài hòa với thiên nhiên . Miền Nam  
2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Với đặc điểm nhiệt độ, độ ẩm, gió mùa và các yếu tố  
liên quan như cây cối, sông ngòi, côn trùng nên mỗi vùng có những bệnh đặc thù riêng. Dù  
khác nhau nhưng thiên nhiên bao giờ cũng có nắng, gió, lạnh, ẩm, khô, nóng hàng ngày,  
1
hàng giờ tác động vào con người. Khi có sự thay đổi bất thường con người không thích  
ứng kịp, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm làm cho bệnh phát sinh, phát triển.  
- Các yếu tgiàu nghèo, lối sống văn hóa nhất là văn hóa ẩm thực, thói quen ăn  
uống, quan niệm vbệnh tật, ý thức phòng bệnh kcthói quen dùng thuốc đều có tác  
động tích cực, tiêu cực đến đời sống, sức khỏe con người. Ngày nay đô thhóa nhanh, công  
nghiệp phát triển, tình trạng di dân, phong cách sống mới, ô nhiễm môi trường đang làm  
thay đổi cơ cấu và tình trạng bệnh tật, một sbệnh nhà giàu đang tăng nhanh nhất là tai nạn  
giao thông, các tnn ma túy mại dâm, AIDS phá huỷ trầm trọng sức khỏe con người và  
làm suy thoái giống nòi.  
- Cùng với môi trường bên ngoài, môi trường bên trong con người (nội môi) càng  
đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Các dịch th, các men, các yếu tsinh hóa,  
huyết học... cần cho ssống và là chbáo khi cơ thbbệnh.  
- Các trạng thái, tâm lý, tinh thần và tình cảm của con người nếu không được cân  
bằng cũng gây bệnh tật.  
- Các yếu tố ăn uống, lao động, hít th... vừa có yếu tnội môi vừa có yếu tnội  
môi. Thức ăn tbên ngoài là yếu tnội môi qua quá trình tiêu hóa thành chất dinh dưỡng  
là yếu tnội môi. Không khí tbên ngoài nội môi khi qua phổi ôxi thành cácboníc là nội  
môi. Lao động ở môi trường ngoại môi nhưng cơ bắp hoạt động tăng cường ôxi.. đào thải  
mhôi là nội môi.  
Như vậy thiên nhiên- xã hội - con người là tổng thcần có shài hòa.  
II. MÔI TRƯỜNG  
2.1. Môi trường là gì?  
Theo luật bảo vệ sức khỏe môi trường Việt nam (2005): Môi trường bao gồm các  
yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh mt người hoặc một nhóm người và có ảnh  
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật.  
2.2. Sức khỏe là gì?  
Sc khe là tình trạng thoải mái cvthchất, tâm thần và xã hi, chkhông  
chỉ đơn thuần không có bệnh tật.  
2.3. Sức khỏe môi trường là gì?  
Sức khỏe môi trường tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để  
nâng cao sức khỏe cộng đồng.  
2.4. Môi trường lành mạnh:  
2.4.1. Bầu không khí trong sạch: Không khí rất cần cho sự sống, nếu thiếu không khí con  
người sẽ chết chỉ sau và phút.  
2.4.2. Đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt  
2
Trung bình mỗi người cần uống tối thiểu 2l/nước/ngày. Nếu sau 4 ngày không có  
nước con người sẽ chết. Nước rất cần thiết cho thực vật, động vật và nông nghiệp.  
2.4.3. Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn:  
Thực phẩm cung cấp năng lượng cho con người, tùy vào trọng lượng cơ thể và các  
hoạt động về thể lực mà con người cần khoảng 1000- 2000calo năng lượng/ngày. Nếu  
không có thực phẩm con người sẽ chết sau 4 tuần.  
III. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE  
Khi môi trường trong sạch, thì sức khe con người cũng được duy trì và phát triển;  
khi môi trường bắt đầu có sô nhiễm, suy thoái hay hy hoại thì bắt đầu có nhng tác  
động xu đến sức khỏe con người.  
3.1. Ô nhiễm môi trường  
3.1.1. Tác động của môi trường ti sc khe:  
- Tác động trực tiếp: Mt syếu tố có nguy cơ tác động trc tiếp ti các cơ quan:  
mắt, tai, da và niêm mc như: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, độ m, chất phóng xạ…  
- Tác động gián tiếp: Mt syếu tố có nguy tác động vào thcon người  
qua mt môi trường trung gian như: không khí, đất, nước,…  
Các yếu tố tác động: nhiệt độ, ánh sáng,  
Cơ thể người  
chất phóng xạ, tiếng ồn, độ ẩm…  
Hình 1.Tác động trực tiếp  
Môi trường trung gian:  
Cơ thể người  
Các yếu tố tác động  
đất, nước, không khí…  
Hình 2. Tác động gián tiếp  
3.1.2. Các yếu tố của môi trường tác động đến sức khỏe con người:  
3.1.2.1. Các yếu tố vật lý: khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng,bức xạ,gánh nặng lao  
động. Bên cạnh yếu tố vật lý còn có những yếu tố hóa học như bụi, hóa chất,  
thuốc men, chất kích thích da, thực phẩm...  
3.1.2.2. Môi trường sinh học: Động vật, thực vật, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,  
các yếu tố di truyền...  
4.1.2.3. Môi trường xã hội như stress, mối quan hệ giữa con người với con  
người, môi trường làm việc, trả lương, làm ca...  
3.2 Tác động của ô nhiễm môi trường không ktới sức khe  
3.2.1. Định nghĩa  
3
Ô nhiễm không khí là hậu quả của sự phát thải các chất nguy hại vào khí  
quyển với nồng độ vượt qua ngưỡng chịu đựng của các quá trình tự nhiên  
gây ra những tác động có hại cho người và sinh vật.  
3.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí  
*Có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí:  
- Nguồn ô nhiễm thiên nhiên như núi lửa, đất, sa mạc, nước biển bay hơi, lũ lụt.  
- Nguồn nhiễm nhân tạo do các hoạt động của con người gây ra như các quá trình sản  
xuất công nghiệp, giao thông, sinh hoạt.  
* Nguồn ô nhiễm công nghiệp:  
Hình 1. Ô nhiễm không khí do các chất thải của nhà máy  
- Công nghiệp luyện kim: các chất gây ô nhiễm SO , H S, NH , CO, CO  
2
2
3
2.  
các chất gây ô nhiễm SO , CO, NO  
2.  
- Công nghiệp vật liệu xây dựng:  
2
các chất gây ô nhiễm là bụi than, SO , CO.  
- Công nghiệp nhiệt điện:  
- Công nghiệp hóa chất và luyện kim màu: là hơi axit  
2
, VCO3, florua, xyanua.  
SO , CO, NO  
2, HCL, HF...  
- Các lò đốt khí thải:  
2
* Nguồn ô nhiễm do giao thông: là khí CO, NOX và bụi...  
* Nguồn ô nhiễm do công nghiệp xây dựng: là bụi PM10, bụi này mắt thường không  
nhìn thấy được, bụi diesel- DPM bụi này có chứa bồ hóng, sunfat, silicat...  
* Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người đó là lò sưởi, bếp đun sử dụng nhiên liệu  
đốt như than, ga...  
3.2.3. Những ảnh hưởng ca ô nhiễm không khí  
* nh hưởng ca ô nhiễm không khí lên sức khỏe  
Con người tiếp xúc vi môi trường không khí bô nhim, tùy theo mc độ và thời  
gian tiếp xúc vi các yếu tố đó mà con người có thmắc phải mt sbệnh:  
-Gây nên tình trạng nhiễm độc cấp.  
- Gây các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính.  
4
- Gây các bệnh dị ứng.  
- Gây các bệnh ung thư.  
* nh hưởng ca ô nhiễm không khí lên môi trường  
Hình 2. Hiệu ứng nhà kính  
- Hiệu ứng nhà kính: Sự tăng lượng CO2 trong khí quyển do việc đốt cháy các nhiên  
kiệu hóa thạch là nguyên nhân gây nên việc nóng lên của trái đất.  
- Khói quang hóa được tạo ra do sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời cácbuahidro và ôxít  
nitơ kết quả là ôzôn tích tụ lại sinh ra 1 số chất như andehyt, fomaldehyt...  
- Mưa a xít: do khí ôxit sulful và khí ôxit nitơ tạo thành a xít sunfuric và axít nitric  
- Sự nghịch đảo nhiệt: ở tầng đối lưu trong điều kiện bình thường thì càng lên cao nhiệt  
độ không khí càng giảm, ngược lại càng lên cao nhiệt độ không khí càng tăng.  
- Phá hủy tầng ôzôn.  
- Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến vật liệu, cây trồng, tầm nhìn...  
- Hiện tượng “mây nâu châu Á” là 1 lớp khí ô nhiễm bao phủ cả miền rộng lớn ở Nam  
Á, làm lạnh đất và nước trên trái đất nhưng làm nóng bầu khí quyển.  
3.2.4 Mt số biện pháp chính bo vệ môi trường không khí:  
- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho  
mọi người.  
- Tăng cường phổ biến luật môi trường, kiểm tra, xử lý triệt để các hành vi vi phạm luật  
môi trường.  
- Quy hoạch đô thvà btrí các khu công nghiệp phải được tính toán, dự báo tác  
động ca các khu vc đó trong tương lai để không gây ô nhiễm cho môi trường chung.  
- Sử dng hthng cây xanh để bảo vmôi trường không khí: Các khu rừng, khu  
công viên trong, xung quanh thành phcác khu công nghiệp là nhng “lá phổi” ca  
thành ph, vì cây xanh có tác dng che nng, hút bt bức xmặt tri, hút và giữ bụi, lc  
5
sạch không khí, che chắn tiếng ồn…  
- Kiểm soát và xlý các nguồn chất thải từ các khu vực đô thị, khu công nghiệp có  
khnăng gây ô nhiễm không khí tại chỗ và khu vực xung quanh.  
3.3 Tác động của ô nhiễm môi trường nước đến sức khe  
3.3.1 Định nghĩa  
Ô nhiễm môi trường nước là sbiến đổi các thành phần ca nước khác vi trạng  
thái ban đầu khi ca bô nhim. Đó là sbiến đổi vlý tính, hóa tính và vi sinh vật, làm  
cho nước trở nên độc hại.  
3.3.2 Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước  
Hình 3. Ô nhiễm môi trường nước  
- Các chất thải btrong quá trình sinh hoạt hằng ngày ca người dân như: nước thải  
sinh hoạt (nước tắm rửa, giặt giũ) từ các khu dân cư, khu vc công cng, hệ thng hố tiêu…  
Nếu nhng chất thải này không được xlý, làm sạch trước khi đổ vào hệ thống nước  
chung (sông, hồ…).  
- Các chất thải từ các nhà máy, xí nghip(đặc biệt là những nhà máy đường, nhà  
máy giấy, nhà máy sản xuất phân bón, thuc trừ sâu…). Vì những nhà máy này đào thi ra  
nhiu chất độc hại như các khí SO , H S, SO , NH Acseenic, Mangan…  
3,  
2
2
3
- Các chất thải từ các bnh viện, trạm y tế, phòng khám bnh chứa nhiu vi khuẩn và  
virut gây bnh như: vi khuẩn tả, l, thương hàn, virut viêm gan, bại liệt…  
3.3.3 Hậu quả ô nhiễm nước  
- Gây bùng phát ổ dịch.  
- Gây ngộ độc cấp tính và mãn tính.  
- Gây ô nhiễm thực phẩm.  
- Mắc các bệnh đường tiêu hóa, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da…  
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia.  
3.3.4. Mt số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường nước  
6
- Giáo dục tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin về ý thức bảo vệ nguồn nước  
và tiết kiệm nước.  
- Phổ biến luật môi trường chú trọng bảo vệ và khai thác , sử dụng tài nguyên nước.  
- Làm sạch các ngun nước bmặt nước ngầm: Vì những ngun nước này cung  
cấp nước hằng ngày cho con người.  
- Những ngun nước ngầm cung cấp nước cho nhà máy nước phải được bảo vchặt  
chnhư: không được có nhà dân, có các vườn rau xanh bón các loại phân, không có các  
chung gia súc… ở trong khu vc nhà máy.  
- Giám sát môi trường nước: Định kỳ thanh kiểm tra các cơ sở cung cấp nước và các  
nguồn nước thiên nhiên, đặc biệt chú ý các nguồn nước xung quanh khu vực sản suất, chế  
biến công nông nghiệp...  
3.4 Tác động của ô nhiễm môi trường đất đến sức khe  
3.4.1. Khái niệm  
Ô nhiễm đất là những tập quán phản vệ sinh, do hoạt động nông nghiệp, do những  
chất ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất. Ô nhiễm đất liên quan chặt chẽ với sự xuất  
hiện cuối cùng của các chất được thải ra trong quá trình tuần hoàn tự nhiên của các chất cặn  
bã.  
3.4.2 Các yếu tố gây ô nhim đất  
Hình 4. Ô nhiễm môi trường đất Hình 5. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường  
- Các chất thải bỏ trong sinh hoạt từ phạm vi gia đình đến các khu dân cư đô thị… Chất  
thải bao gm nước: phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước tắm rửa, giặt giũ… do  
đó trong thành phn chc nhiều loại vi sinh vật gây bnh, nhiu khí thối (H S, CH ,  
2
4
NH …).  
3
- Chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ…  
- Các hóa chất bo vthực vật, thuc trừ sâu, thuc diệt cỏ xâm nhập, ứ đọng trong  
đất và tích tvà các cây trng như cà rt, củ cải… Mt shóa cht ngầm xâm nhập vào  
ngun nước ung gây ô nhim.  
- Các chất thải trong quá trình sản xuất từ các ngun nước thải ở các khu công nghiệp,  
7
nhà máy hoặc trong không khí lắng đọng và trong đất làm cho hàm lượng các cht hóa học  
như Fe, Cu, Hg, Mn… cao hơn tiêu chun và ảnh hưởng tới sc khe con người.  
3.4.3 nh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới sức khỏe  
- Nhiều bnh ở đường tiêu hóa do ô nhiễm môi trường đất gây ra như: tả, l, thương  
hàn, viêm gan, bại liệt… Các bệnh nhiễm ký sinh trung như giun, sán…  
- Nhiều loi côn trùng trung gian như rui, muỗi, chut, dán… sinh sản và phát trin  
từ đất, chúng có khnăng truyn bệnh cho con người.  
3.4.4 Mt số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đất  
- Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phân, nước, rác, chất thải...  
- Quản lý thu gom: Chế biến các chất thải đặc và lng ca người và động vật thành  
phân bón hữu cơ để ng màu mcho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trng. Mun  
thực hiện được biện phát này thật tt thì ở các vùng nông thôn phải xây dng loại htiêu  
hai ngăn ủ phân tại chỗ đúng tiêu chuẩn quy định, hoặc các loại htiêu khác tùy theo vùng  
địa lý như: htiêu thấm dội nước, hố tiêu chìm, hố tiêu biôga… Ở các khu đô ththì xây  
dựng hố tiêu tự hoi. Có hthng cng dẫn các loại nước thải chảy vào.  
- Tăng cường công tác kiểm tra áp dụng và xử lý nghiêm các chế tài sử phạt đối với tập  
thể, cá nhân vi phạm (đặc biệt các khu công nghiệp, điện nguyên tử...)  
- Ngừng hoạt động đối với nhà máy thiết kế không có qui trình xử lý chất thải ( khí  
thải, nước thải...)  
TỰ LƯỢNG GIÁ  
1. Hãy nêu các khái niệm vmôi trường, sức khe, sức khỏe môi trường, môi trường lành  
mạnh?  
2. Nêu tên các loại môi trường?  
3. Kể tên các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và biện pháp bảo vệ môi  
trường nước, đất, không khí..  
4. Trình bày biện pháp chính để bảo vệ môi trường không khí.  
a)........................................................................................  
b)........................................................................................  
c)........................................................................................  
d)........................................................................................  
5. Bổ sung các ý vào sơ đồ sau cho đầy đủ.  
8
Cơ thể  
người  
Cơ  
thể  
người  
Tác động trực tiếp  
Tác động gián tiếp  
9
Bài 2  
ĐẠI CƯƠNG DỊCH TỄ HỌC  
MỤC TIÊU:  
1. Trình bày được định nghĩa, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của dịch  
tễ học.  
2. Giải thích được một số thuật ngữ thường dùng trong dịch tễ học.  
NỘI DUNG:  
I. ĐỊNH NGHĨA DỊCH TỄ HỌC  
Trong quá trình phát triển, đã có nhiều định nghĩa về môn dịch tễ học, mỗi định  
nghĩa đều đánh dấu một bước phát triển ở thời kỳ đó. Gần đây, các nhà dịch tễ học đã đưa  
ra một định nghĩa như sau:  
Dịch tễ học là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các  
bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó.  
Trong định nghĩa này, chúng ta cần chú ý tới hai thành phần có quan hệ chặt chẽ với  
nhau đó là:  
Sự phân bố tần số.  
Các yếu tố quy định sự phân bố đó.  
Sự phân bố: các tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất định được  
nhìn dưới ba góc độ của dịch tễ học: con người - không gian -thời gian, để trả lời được câu  
hỏi là một bệnh trạng nào đó được phân bố như thế nào? Nghĩa là phải trả lời rõ là có làm  
mắc hay không làm mắc, mắc nhiều hay ít, những ai mắc (tuổi nào, nghề nghiệp nào, dân  
tộc nào, nam giới hay nữ giới… chúng ta phải nhân thức được rằng trong rất nhiều bệnh,  
do hành vi lối sống giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt rõ ràng.  
Ví dụ: tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở nam giới là 85% trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ  
chiếm 15%, sự khác biệt này do rất nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân rất quan  
trọng là tỷ lệ nam giới tiêm chích ma túy cao hơn nữ giới mà đường lây truyền HIV/AIDS  
ở Việt Nam chủ yếu theo con đường này), ở đâu (vùng địa lý nào, nước nào…) vào thời  
gian nào (trước kia, hiện nay, vào những năm tháng nào…).  
Các yếu tố quy định sự phân bố: các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội và ngoại  
sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau có ảnh hưởng đến sự mất cân bằng sinh học  
đối với một cơ thể, khiến cơ thể đó không duy trì được tình trạng sức khỏe bình thường  
nữa. Nghiên cứu những yếu tố quy định sự phân bố tần số bệnh trạng đó để xem tại sao lại  
có sự phân bố bệnh trạng như vậy từ đó mới có thể giải thích được các yếu tố nguyên nhân  
và yếu tố nguy cơ hoặc các yếu tố phòng ngừa đối với từng bệnh trạng nhất định.  
10  
Cả hai thành phần của định nghĩa này đều có liên quan chặt chẽ đến tần số mắc và  
tần số chết. Nói khác đi là phải định lượng được các hiện tượng sức khỏe đó dưới các dạng  
số tuyệt đối, đo đếm chính xác và dưới các dạng tỷ số để có thể đem so sánh được.  
Sự hiểu biết và nắm vững hai thành phần liên quan chặt chẽ với nhau đó trong định  
nghĩa dịch tễ học là một bước phát triển rất lớn và rất quan trọng trong quá trình lập luận  
dịch tễ học. Quá trình lập luận dịch tễ học thường được bắt đầu bằng sự nghi ngờ về những  
ảnh hưởng có thể có của một phơi nhiễm đặc thù nào đó đến sự xuất hiện, duy trì diễn biến,  
suy tàn của một bệnh trạng nhất định. Sự nghi ngờ này có thể nảy sinh từ những thực hành  
lâm sàng, xét nghiệm, những báo cáo thu thập tình hình các bệnh trạng, từ những nghiên  
cứu mô tả dịch tễ học các bệnh trạng để phác thảo nên những giả thuyết về quan hệ nhân -  
quả này sẽ được kiểm định bằng các nghiên cứu dịch tễ học trên quần thể với một nhóm  
chủ cứu và một nhóm đối chứng để so sánh một cách hợp lý, để xác định xem có một kết  
hợp thống kê hay không, bao hàm cả việc loại trừ các yếu tố sai số hệ thống, loại trừ các  
may rủi và nhiễu. Sau đó tiến hành một luận cứ xem kết hợp thống kê đó có hoặc không có  
biểu thị một kết hợp nhân - quả giữa một phơi nhiễm và bệnh.  
II. LỊCH SƯ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH TỄ HỌC  
Dịch tễ học phát triển dựa trên cơ sở một quan niệm bao trùm là mọi bệnh trạng của  
con người không thể tự nó xuất hiện ngẫu nhiên được, mà tất cả các bệnh trạng đều có  
những yếu tố quy định nhất định. Những yếu tố này đều có thể xác định được nhờ những  
tìm tòi nghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản, rộng lớn, kiên trì với các phương pháp dịch  
tễ học.  
Dịch tễ học là một môn hóa học rất cổ. Từ đầu thế kỷ thứ IV trước công nguyên,  
trong sách của mình, Hyppocrate đã xác định rằng điều tra y học thích hợp cần phải quan  
tâm tới các mùa trong năm, nguồn nước, phương hướng của nghiên cứu. Hyppocrate đã chỉ  
ra rằng sự phát triển bệnh tật của con người có thể liên quan đến các yếu tố môi trường bên  
ngoài. Có thể nói, Hyppocrate là người đặt nền móng cho môn học này. Nhưng vào thời kỳ  
đó và một thời gian dài tiếp theo, dịch tễ học phát triển rất chậm.  
Từ đó đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học cơ bản và y học cơ sở,  
hiện nay dịch tễ học đã có thể cung cấp những phương pháp dịch tễ học tin cậy trong việc  
hình thành nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của y học. Một trong những phương pháp đáng  
chú ý nhất là các phương pháp thiết kế nghiên cứu dịch tễ học và các kỹ thuật thu thập và  
phân tích các dữ kiện dịch tễ học. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học đã tạo điều kiện dễ  
dàng cho việc đánh giá vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với một bệnh mãn tính (ví dụ  
bệnh Pellagra do thiếu vitamin trong chế độ ăn) cũng như áp dụng những nguyên lý, phương  
pháp nghiên cứu dịch tễ học, tiến hành và phân tích các thực nghiệm lâm sàng để nghiên  
cứu các yếu tố nguy cơ các yếu tố dự phòng khác.  
11  
Với sự phát triển của máy vi tính và các phần mềm ứng dụng, các kỹ thuật và phương  
pháp dịch tễ học ngày nay có thể triển khai trên quy mô rộng lớn, với nhiều diễn biến khác  
nhau trong những thời gian khá dài đã làm tăng độ chính xác và độ tin cậy của các công  
trình nghiên cứu dịch tễ học trong mọi lĩnh vực y tế tiến hành trên quần thể người, góp  
phần giải quyết dịch trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng ngay cả trước khi  
những cơ chế cơ bản của một bệnh trạng đặc biệt nào đó chưa được biết.  
III. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC  
Với những quan điểm và định nghĩa như dịch tễ học đã nêu, dịch tễ học có mục tiêu  
khái quát là đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, kiểm  
soát, hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khỏe con người. Từ đó,  
mọi hoạt động của dịch tễ học nói chung đều nhằm vào những mục tiêu sau:  
3.1. Xác định sự phân bố cá hiện tượng sức khỏe - bệnh trạng, sự phân bố các yếu tố  
nội, ngoại sinh trong quần thể theo 3 góc độ con người - không gian - thời gian, nhằm định  
hướng cho sự phát triển các chương trình và các dịch vụ sức khỏe.  
3.2. Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên của tình hình sức khỏe – bệnh  
trạng đó nhằm phục vụ cho các kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, kiểm soát hoặc  
thanh toán các bệnh trạng.  
3.3. Cung cấp những phương pháp đánh giá hiệu lực của các biện pháp áp dụng trong  
các dịch vụ y tế giúp cho việc lựa chọn, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh  
trạng, cải thiện sức khỏe cộng đồng.  
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA DỊCH TỄ HỌC  
Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật phát sinh và diễn biến của các hiện tượng sức  
khỏe khác nhau xảy ra trong quần thể người (cộng đồng) trên những quy mô nhất định làm  
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cộng đồng và sức khỏe sản xuất của xã hội.  
Sự phát sinh (xuất hiện, tái diễn) và sự diễn biến (gia tăng, thu hẹp, giữ nguyên, lụi  
tàn, kết thúc) của một bệnh trạng dù với quy mô nào cũng tuân theo những quy luật riêng  
của nó trong một quần thể bất kỳ, trong những điều kiện nhất định của tự nhiên, xã hội sinh  
thái của chính chủ thể con người đang sống, lao động bình thường.  
Các bệnh trạng được kể ở đây bao gồm:  
Các bệnh đã được định nghĩa rõ ràng: các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mãn tính  
nổi lên rõ nét hiện nay như tiểu đường, ung thư, tim mạch, các bệnh do cơ địa,  
các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh di truyền.  
Mọi trạng thái không bình thường về thể chất, tâm thần, xã hội của dân chúng.  
Cũng như đối với các phạm trù khác, các bệnh trạng đó phát sinh và diễn biến, mà  
ngày nay người ta dần dần nhận thức được một cách sáng tỏ với một quan niệm bao trùm  
12  
là một bệnh trạng đều không phải tự nhiên vô cớ sinh ra, mà nhất định phải có những  
nguyên nhân nhất định, và các nguyên nhân đó nhất định có thể tìm ra được.  
Trong mối quan hệ của chúng, các bệnh trạng chịu ảnh hưởng tác động qua lại chặt  
chẽ nhiều hoặc ít của vô vàn yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau. Những yếu tố này  
sẽ được con người dần dần khai thác qua sự hiểu biết của mình để phục vụ cho công cuộc  
bảo vệ sức khỏe con người.  
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học là quy luật phân bố của các bệnh  
trạng xảy ra trong quần thể dân chúng nhất định với các yếu tố nguyên nhân chi phối  
tình trạng phân bố đó trong những điều kiện nhất định theo thời gian, không gian và  
chủ thể con người (nam giới và nữ giới).  
Chúng ta hiểu sự phân bố đó cùng với những yếu tố căn nguyên không tĩnh tại mà  
thay đổi không đồng đều theo không gian và thời gian và theo các chủ thể bên trong, các  
phản ứng của cơ thể con người trước những yếu tố của môi trường xung quanh trong mối  
tương tác thời gian, không gian và quần thể mà các cá thể đó đang sống.  
Trong mối liên hệ thời gian, ngoài việc chứng kiến một cách hiếm hoi một vài bệnh  
bị tiêu diệt và phát sinh, người ta thường quan tâm đến diễn biến của các bệnh trạng hoặc  
ổn định hoặc tăng giảm trong những khoảng thời gian ngắn hoặc dài tùy theo tính chất của  
từng bệnh trạng, tùy theo khả năng phản ứng và nhận thức của con người về bệnh trạng đó  
(như mấy chục năm gần đây, người ta thấy xu hướng tăng nhiều của ung thư hô hấp, giảm  
nhiều của ung thư dạ dày và ổn định của ung thư đại tràng).  
Trong mối quan hệ không gian, cùng với những giới hạn lệ thuộc, người ta có thể  
nghiên cứu những quy mô khác nhau, từ những khu vực rộng lớn như quốc gia này, quốc  
gia khác đến những vùng địa lý hành chính nhỏ hơn khi có những đặc thù khác nhau, ảnh  
hưởng khác nhau đến bệnh trạng của quần thể dân cư.  
Đối với chủ thể của con người, bên cạnh những đặc điểm về tuổi, nam giới và nữ  
giới, phong tục tập quán, chủng tộc, dân tộc ... người ta còn quan tâm đến cả những đặc  
thù sinh học, tâm lý học ... trong mối tương tác toàn diện (lồng ghép giới) với các đặc điểm  
tự nhiên, xã hội trong đó các cá thể trong quần thể sinh sống bình thường.  
Ngoài ba góc độ kể trên được nghiên cứu riêng biệt, nhiều khi người ta còn nghiên  
cứu các hiện tượng sức khỏe dưới tập hợp từng cặp hoặc dưới cả ba góc độ đó cùng một  
lúc như không gian - thời gian, hiện tượng tập quần cùng khoảng sinh, hiện tượng di cư.  
V. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DỊCH TỄ HỌC  
Ứng dụng các kiến thức và thành tựu của các ngành y học liên quan, cùng với những  
phương pháp riêng của mình, dịch tễ học có khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến lược  
của mình là: xác định căn nguyên của các hiện tượng sức khỏe cộng đồng ở mức thấp  
nhất đồng thời tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với những yếu tố nguy cơ nghi  
13  
ngờ chi phối sự phát sinh, phát triển và diễn biến của bệnh trạng để rồi từ đó đề xuất  
những biện pháp đúng đắn hữu hiệu nhằm hạn chế và thu hẹp dần phân bố tần số các  
bệnh trạng tiến tới thanh toán các bệnh trạng đó trong quần thể.  
Để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược đó, dịch tễ học có một tập hợp các nhiệm  
vụ thông qua các nội dung hoạt động cụ thể sau:  
- Mô tả bệnh với sự phân bố tần số của chúng dưới các góc độ: chủ thể con người –  
không gian – thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể cùng với yếu  
tố nội, ngoại sinh nhằm làm bộc lộ ra những yếu tố manh tính căn nguyên của các bệnh  
trạng trong quần thể để có phác thảo, hình thành nên những giả thuyết về mối quan hệ nhân  
quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh trạng: Dịch tễ học mô tả.  
- Phân tích các dữ kiện thu thập được từ dịch tễ học mô tả cùng với việc tìm cách  
giải thích những yếu tố căn nguyên có thể chịu trách nhiệm với bệnh trạng, tiến hành những  
nghiên cứu phân tích về cả thống kê học và y sinh học để xác định căn nguyên đặc thù đó  
cùng với các tác động của chúng trên hiện tượng sức khỏe nghiên cứu. Thực chất là kiểm  
định những giả thuyết được hình thành từ dịch tế học mô tả, trên cơ sở đó đề xuất các biện  
pháp can thiệp thích hợp: Dịch tễ học phân tích.  
- Để kiểm tra,đánh giá và xác nhận một cách chủ động tính chính xác và sát hợp  
những kết luận của dịch tễ học phân tích về phân bố bệnh trạng với những tác động của các  
yếu tố căn nguyên đặc thù của chúng, dịch tễ học tìm cách thử nghiệm lại mô hình tương  
tác giữa bệnh trạng và căn nguyên của chúng trong tự nhiên để đối chiếu, so sánh lại một  
cách chắc chắn và xác nhận tính đúng đắng của những giả thuyết đã hình thành và kiểm  
định: Dịch tễ học thực nghiệm.  
- Xây dựng những mô hình lý thuyết của bệnh trạng đã được nghiên cứu, trên cơ sở  
khái quát hóa sự phân bố cùng với những mối tương tác có căn nguyên của chúng giúp cho  
việc phòng ngừa, ngăn chặn khả năng phát hiện, xu hướng gia tăng và phân bố rộng rãi của  
bệnh trên thực tế trong những quần thể tương tự khác: Dịch tễ học lý thuyết khái quát.  
Những nhiệm vụ cụ thể trên đây cũng là những phương hướng chiến lược của dịch  
tễ học và chúng quy định những phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học tương ứng mà  
chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp ở phần sau. Với những nội dung cụ thể của nó trong các phương  
pháp điều tra quan sát, mô tả, phân tích, thực nghiệm, lý thuyết toán dịch tễ.  
VI. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC  
Hình thành giả  
thuyết nhân quả  
14  
NC phân tích  
NC mô tả  
Dịch tễ học bắt đầu từ những nghiên cứu mô tả sự phân bố của bệnh trong những  
nhóm quần thể theo ba góc độ: con người – không gian - thời gian nhằm cung cấp số liệu  
cho việc kế hoạch hoá, xây dựng các chương trình y tế và hình thành các giả thuyết về  
nguyên nhân bệnh. Sau đó là các nghiên cứu phân tích nhằm kiểm định lại kết luận từ các  
nghiên cứu mô tả.  
Sau khi giả thuyết đề xuất từ các nghiên cứu mô tả được kiểm định là đúng bởi các  
nghiên cứu phân tích tiến hành trên quần thể thì tất yếu phải có một nghiên cứu can thiệp.  
Nghiên cứu này đề xuất những biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả  
năng mắc hoặc chết với bệnh. Nếu các biện pháp của nghiên cứu can thiệp không hoàn toàn  
vô hại, trước khi áp dụng ở quần thể thì phải tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm trên  
Labo (Vacxin, thuốc diệt muỗi...)  
15  
Để xác định hiệu quả của các biện pháp can thiệp người ta tiến hành các cuộc điều  
tra đánh giá.  
Với các bước như vậy, nếu chân lý được tiếp cận, người ta có thể xây dựng  
được các mô hình dịch tễ của bệnh trạng đã nghiên cứu.  
TỰ LƯỢNG GIÁ  
1. Trình bày định nghĩa, mục tiêu của dịch tễ học.  
2. Trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học  
3. Hãy đánh dấu X vào ô cho là đúng trong các câu dưới đây:  
STT  
Nội dung  
Đ
S
1
2
Ba góc độ của dịch tễ học là con người, không gian, thời gian  
Trong nghiên cứu dịch tễ học sự phân bố nam giới và nữ giới  
không quan trọng  
3
4
5
Qui luật phát sinh gồm : sự xuất hiện, sự tái diễn  
Dịch tễ học mô tả là kiểm định giả thuyết  
Dịch tễ học có nhiệm vụ xác định căn nguyên của hiện tượng  
sức khỏe  
16  
Bài 3  
CUNG CẤP NƯỚC SẠCH  
MC TIÊU  
Sau khi học xong bài, học sinh khnăng:  
1. Nêu được vai trò quan trọng ca nước sch đối với sức khoẻ con người.  
2. Trình bày được tiêu chuẩn vt lý, hoá hc, vi sinh vt ca ngun nước sạch. Kể tên  
các nguồn nước trong thiên nhiên.  
3. Kể được các hình thức cung cấp nước chủ yếu ở các vùng địa cht.  
4. Phân tích được các biện pháp làm sch nước khi bị nhiễm bẩn.  
NỘI DUNG  
I. ĐẠI CƯƠNG  
- Như không khí, nước và thc phẩm rất cần thiết cho ssng ca con người và các  
sinh vật.  
- Cung cp nước đầy đủ về số lượng và chất lượng là mt trong những điu kiện cơ  
bản để bo vệ sức khoẻ của con người.  
II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH.  
Hình 1 và 2. Nguồn nước sạch bị thu hẹp  
2.1. Nước là thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý cơ thể  
- Nước là mt thành phần quan trọng trong cơ thể con người: Nước chiếm khoảng  
63% trng lượng toàn thể, riêng trong huyết tương phủ tạng có tỷ lệ cao hơn  
17  
- Nước tham gia vào quá trình chuyn hoá các chất, đảm bảo sự cân bng các chất  
điện giải trong điều hoà thân nhiệt.  
2.2. Nước là mt ngun cung cp cho cơ thnhững nguyên tố cần thiết như: iod, flo,  
mangan, km, st... để duy tsự sống.  
2.3. Nước là môi trường trung gian:  
- Lan truyền các bện dịch: tả, lỵ, thương hàn..  
- Nước hòa tan các chất thải, chất độc hóa học....  
2.4. Nước rất cần thiết cho các nhu cầu vsinh cá nhân, vệ sinh i công cng và các  
u cầu của sản xut.  
2.5. Nước có thể đưa vào cơ thể các chất độc hại như chì, thủy ngân, thạch tín, hóa chất  
trừ sâu và những chất gây ung thư....  
Trung bình mi ngày, mt người cần từ 1,5 lít đến 2,5 lít nước để uống. Khát nước  
là dấu hiệu đầu tiên của cơ thbị thiếu nước.  
III. TIÊU CHUẨN MỘT NGUỒN NƯỚC SẠCH  
Mt ngun nước được gọi là sạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh sau đây:  
Nước sạch dùng cho sinh hoạt luôn là vấn đề cấp thiết với người dân  
3.1. Tiêu chun về số lượng  
Số lượng nước cung cấp phải đủ để đảm bo cho nhu cầu ăn, uống, vsinh cá nhân...  
cho mt người trong mt ngày. nước ta hiện nay quy định về số lượng cho mt người  
dùng trong 1 ngày đêm như sau:  
- Ở các thành phố và thị xã:  
- Ở thị trấn:  
100- 150 lít.  
40 lít.  
- Ở nông thôn:  
30 lít.  
3.2. Tiêu chun về chất lượng: Bộ y tế ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo  
Quyết định số 01/2009/BYT  
18  
3.2.1. Tiêu chuẩn về lý học  
- Độ trong: Ngun nước phải trong, khi nước bị đục có nghĩa là ngun nước đã  
bị nhiễm bùn, đất... và có dấu hiệu nhiễm bẩn.  
- Màu: ngun nước sạch phải không có màu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường.  
- Mùi, v: ngun nước uống không đưc có mùi, vị lạ.  
- pH: 6,5- 8,5  
3.2.2. Tiêu chuẩn về hoá học  
* Chất hu cơ, có 2 loại chất hữu cơ: Chất hữu cơ động vật và chất hữu cơ thực vật.  
Chất hữu cơ động vật rất nguy him.  
- Tiêu chun chất hữu cơ thc vật từ 2 - 4 mg O /lít nước.  
2
- Các chất dẫn xut ca Nitơ.  
+Amoniac (NH )  
3
. Là chất phân giải đầu tiên ca chất hu cơ bắt đầu thối rữa.  
. Tiêu chuẩn vsinh cho phép là 0-3 mg/lít nước.  
( Hà Nội cho phép 5- 6mg/ lit nước.  
+ Nitrit (NO ) do quá trình ôxy hoá ca chất đạm hữu NH biến thành NO .  
2
3
2
Tiêu chun vệ sinh cho phép là 3mg/lít  
+ Nitrat (NO ) do chất NO bôxy hoá thành  
3
2
. NO là sản phẩm cui cùng ca chất hữu cơ trong quá trình phân hu.  
3
. Tiêu chuẩn cho phép 50mg/ 1 lít nước.  
* Mui Clorua  
- Tiêu chuẩn cho phép 60 - 70mg/lít nước.  
- Riêng các vùng ven bin, nng độ mui có thể  
* St (Fe)  
cao hơn (400-500mg/lít nước).  
- Sắt là mt trong các chỉ số có ý nghĩa vmặt sinh hot. Khi lượng sắt hoà tan hoặc  
không hoà tan trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép slàm cho nước có màu vàng  
và có vị tanh mùi sắt. Tắm bị nga khó chu.  
- Tiêu chun cho phép là 0,5 mg/lít nước.  
* Độ cứng  
++  
++  
- Nước cứng là nước có nhiều muối Ca và Mg , độ cng ca nước cao có nh  
hưởng tới sinh hoạt...  
- Tiêu chun độ cứng tính theo CaC03: 300mg/lít.  
* Clo : 0,3 - 0,5mmg/lít.  
3.2.3. Tiêu chun vi sinh vt  
* Ngun nước sạch phải là ngun nước không được có các loại vi khuẩn gây bnh và các  
19  
vi khun khác.  
*Có 3 loại vi khuẩn biểu hiện sự nhiễm phân người trong nước, đó là: Vi khun Escherichia  
Coli (E.Coli); Vi khun yếm khí có nha bào: Clostridium Perfringens; Thc khuẩn thể.  
- Khi có mặt của E.Coli trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó mi bị nhiễm phân  
người.  
- Khi có mặt ca Clostridium Perfringens trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó bị  
nhiễm phân từ lâu ngày.  
- Khi có mặt ca thực khun thgây bệnh ở trong nước, có nghĩa là ngun nước đó  
đang có mặt loại vi khun gây bnh tương ng vi thc khuẩn thể đã tìm thấy.  
*Tiêu chun vệ sinh:  
- E.coli là nguồn gốc của các trực khuẩn, lỵ, thương hàn trong quá trình tiến hóa từ  
lối sống tự do, dần dần coli có khả năng ăn bám vào cơ thể con người, rồi từ đó tạo ra trực  
khuẩn thương hàn, lỵ. E.coli có rất nhiều trong ruột già, 1g phân người có 10 triệu đến 1tỷ  
E.coli, khi có E.coli là nước mới bị nhiễm phân. Số E.coli trong nước được đo bằng Coli  
titre.  
+ Coli titre là thể tích nước nhỏ nhất (biểu thị bằng số lượng nước) chứa 1 E.Coli  
(Coli titre = 333).  
Ví dụ Coli titre 333 tức là trong 333ml nước có 1 E.coli  
+ Chỉ số Coli index là số lượng E.Coli có trong 1 lít nước (Thí dụ Coli index = 3  
nghĩa là trong 1 lít nước có 3 coli).  
Qui định nước sinh hoạt E.coli hoặc Colifom chịu nhiệt 0 vi khuẩn/100ml  
- Cl.Welchi (Cl.Perfringen) là vi khuẩn kỵ khí. Nước có Cl.Perfringen biểu thị nước  
bị nhiễm phân từ lâu.  
Qui định nước sạch là nước không có Cl.Welchi.  
3.2.4. Các vi yếu tố  
Có mt svi yếu tố ở trong nước ảnh hưởng ti sức khoca con người, nếu hàm  
lượng các vi yếu tố này tha hoặc thiếu đều có khnăng gây bnh cho người. Ví dụ: iod,  
fluo.  
- Iốt:  
+ Cơ thể cần 200µm Iốt để tuyến giáp làm việc bình thường. Nếu thiếu Iốt sẽ sinh ra  
bệnh bướu cổ.  
+ Trong nước lượng Iốt trung bình 5-6mg/lít. Nước biển là kho dự trữ Iốt.  
- Fluo: Trong nước mạch ngầm nhiều hơn nước bề mặt.  
+ Nồng độ thích hợp Việt Nam: 0,7mg/lít.  
+ Nếu < 0,5mg/l làm sâu răng, nếu > 1,5 mg/l làm hoen ố răng. nếu > 5mg/lít dùng lâu  
sẽ tổn thương xương.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 102 trang Thùy Anh 05/05/2022 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Vệ sinh phòng bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_ve_sinh_phong_benh.pdf