Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên cao đẳng Sư phạm Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÒA BÌNH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM  
-----------------------------  
f
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống  
cho sinh viên cao đẳng Sư phạm Tiểu học trường CĐSP Hòa Bình  
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hương  
Khoa: Tiểu học  
Năm 2020  
LỜI CAM ĐOAN  
 
Tôi xin cam đoan đây đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện  
Các số liệu kết luận nghiên cứu trình bày trong đề tài chưa từng  
được công bố trong các nghiên cứu khác.  
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.  
Giảng viên  
Nguyễn Thị Thu Hương  
LỜI CẢM ƠN  
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn  
chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Sư phạm Hòa Bình, hội  
đồng thẩm định đề tài cấp cơ sở, gia đình và các đồng chí đồng nghiệp khoa  
Tiểu học - trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, đã tạo điều kiện, đóng góp ý  
kiến có giá trị để giúp tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu khoa học của mình.  
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên CĐTH khóa 25, CĐTH  
khóa 26 đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm đề tài này.  
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn đã động viên, khích lệ, tạo  
điều kiện để tôi hoàn thành đề tài.  
Tôi xin chân thành cảm ơn.  
Hòa Bình, tháng 05 năm 2020  
MỤC LỤC  
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Theo UNESCO: “…Ba thành tố hợp thành năng lực của con người là:  
kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò  
quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên  
nghiệp”…[3]. Kỹ năng sống (KNS) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc  
thay đổi cách nhìn nhận bản thân, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ  
tích cực động lực cho bản thân. KNS còn giúp con người vượt qua những  
rủi ro trong cuộc sống, giúp làm chủ cảm xúc, làm chủ giao tiếp biết hợp  
tác. Trên trang SAGE Aca demy ngày 27/6/2018, học giả người Mỹ Kinixti  
đã nhận định Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật  
chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử  
thế của người đó”; theo Brett Taylor-Holmes - Giáo viên dạy kĩ năng sống  
người Úc cũng đã nói về vai trò của kỹ năng sống như sau: “Nếu như trước  
đây giáo dục chỉ tập trung vào các bài học chuyên môn thì giờ đây, kỹ năng  
sống đóng một vai trò vô cùng quan trọng được Tây Úc đặc biệt chú  
trọng”… vậy, trong thời đại ngày nay mỗi cá nhân không những cần phải  
trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn phải thường xuyên rèn luyện các kỹ  
năng cần thiết cho công việc như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ  
năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, viết các  
báo cáo, kỹ năng sống (KNS), ... Những kỹ năng mềm này không phải tự  
nhiên có mà nó sẽ được hình thành trong quá trình học tập, làm việc và tích  
lũy kinh nghiệm. Do đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên là  
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo của  
các trường học nói chung và bậc đại học, cao đẳng nói riêng.  
Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ  
hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. vậy, kỹ năng sống sẽ là  
hành trang không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, nó thực sự vô cùng cần thiết  
 
đối với một nhà giáo để biết sống, làm việc, ước mơ thành đạt là không quá  
xa vời, là khát khao chính đáng khi biết trang bị cho mình những kỹ năng  
sống cần thiết hữu ích.  
Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới,  
tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực động lực cho bản thân, tự  
mình quyết định số phận của mình.  
Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong  
mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành  
động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.  
Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong  
thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động, con người luôn đối  
diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng  
cao trong quan hệ hội, trong công việc cả trong quan hệ gia đình. Quá  
trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,  
ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên  
quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi.  
Bởi vậy, giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý  
thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách  
hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Cuộc đời một hành  
trình mà bằng cấp chuyên môn giống như một bệ phóng, còn kỹ năng sống  
chính là động lực đẩy con người vươn lên tầm cao thành đạt.  
Rèn luyện kỹ năng sống một quá trình lâu dài, bền bỉ. Do đó, việc  
làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống lồng nó  
vào các môn học để nâng cao năng lực, hiệu quả công việc để đáp ứng yêu  
cầu đối với nguồn nhân lực ở thế kỷ XXI là nhu cầu bức thiết.  
Trên thực tế, việc hình thành kỹ năng cho học sinh được thể hiện ngay  
từ khi xây dựng chương trình, nội dung dạy học, giáo viên đều phải xây dựng  
3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, đây là  
yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học mọi giáo viên đều nhận thức  
sâu sắc yêu cầu này. Trong thời gian gần đây, tại trường Cao Đẳng Sư phạm  
Hòa Bình (CĐSP HB) giáo dục KNS cho học sinh cũng được quan tâm nhiều  
hơn. Giáo dục KNS đã được đưa vào chương trình học của sinh viên và các  
trường phổ thông hiện nay KNS không chỉ bố trí thành một môn học riêng  
trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông mà KNS còn được lồng  
ghép vào các môn học để giáo dục học sinh (HS) mọi lúc, mọi nơi khi có điều  
kiện, cơ hội phù hợp. Giáo dục KNS ngoài việc thực hiện thông qua từng môn  
học còn được thực hiện trong từng hoạt động giáo dục, do đó đòi hỏi sinh  
viên Sư phạm phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng các đổi  
mới ở trường phổ thông.  
Cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều rất đa dạng, thể đề cập  
tới một số phương thức tổ chức sau: tích hợp thông qua dạy học các môn học;  
qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động  
trải nghiệm, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục  
như sinh hoạt đầu tuần, các chuyên đề bảo vệ môi trường, phòng chống ma  
tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, … tạo nhiều cơ hội  
điều kiện để giáo viên triển khai giáo dục KNS đến học sinh. các nước  
nền giáo dục phát triển, trẻ em đã được giáo dục KNS từ rất sớm. Ở Việt  
Nam, trong những năm gần đây, KNS đã được Bộ Giáo dục Đào tạo quan  
tâm, thể hiện trong Quyết định số 5323- QĐ- BGDĐT: Học sinh, sinh viên  
được giáo dục, định hướng tốt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; được  
hỗ trợ, tạo điều kiện để rèn luyện, phát huy năng lực sáng tạo, kỹ năng thực  
hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm hội. Khắc phục tình  
trạng sa sút về đạo đức, lối sống; thiếu kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp  
trong một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay [16].  
Tuy nhiên, do chưa bộ chuẩn về giáo dục KNS nên mỗi trường có  
một cách dạy riêng. Cũng thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải  
chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh  
hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học  
sinh, sinh viên nhất kỹ năng ứng xử với hội, ứng phó và hòa nhập với  
cuộc sống. Trong thông báo 242-TB/TW của Bộ Chính trị (khóa X), đã nêu  
một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ  
thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến  
“dạy người”, kỹ năng sống “dạy nghề” cho thanh thiếu niên [14].  
Theo báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam cho  
thấy “Có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do yếu thiếu  
các yếu tố kỹ năng thực hành xã hội, 83% bị các nhà tuyển dụng đánh giá  
thiếu các KNS” [14]. vậy vẫn còn một bộ phận sinh viên khi ra trường cầm  
trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng lại thiếu đi các kỹ năng  
(KN) quan trọng, sinh viên thiếu cách ứng phó trước những tình huống trong  
cuộc sống, thiếu kĩ năng hợp tác với người khác, thiếu khả năng thiết lập mối  
quan hệ, hạn chế trong việc quản cảm xúc bản thân… Theo số liệu lưu tại  
khoa Tiểu học năm học 2016- 2027, có 25/64 sinh viên khi đi thực tập 1, còn  
nhút nhát, chưa biết cách tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh. Thống  
của năm học 2017- 2028 có 27/65 sinh viên còn lúng túng khi tổ chức các  
hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao và sinh hoạt lớp…lý do sinh  
viên CĐSPHB rất ít cơ hội đrèn các KNS thông qua các hoạt động thực tiễn,  
việc tự học tự bồi dưỡng chưa được chú trọng. Đây hậu quả trực tiếp của sự  
thiếu hụt các KNS, điều này còn dẫn đến một số sinh viên ham hưởng thụ, sa  
vào các tệ nạn hội, bạo lực học đường.  
Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đtài Một số biện pháp rèn  
luyện kỹ năng sống cho sinh viên cao đẳng Sư phạm Tiểu học trường CĐSP Hòa  
Bình” đê nghiên cứu.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Chỉ ra tầm quan trọng những hạn chế trong việc giáo dục kỹ năng  
sống cho học sinh, sinh viên trong thời đại mới từ đó đề xuất biện pháp  
giúp sinh viên CĐTHK26 tìm ra những biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống  
cho bản thân.  
Giúp sinh viên biết lồng ghép KNS vào các môn học ở tiểu học qua chủ  
đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải  
 
nghiệm và các hoạt động giáo dục như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng  
chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên.  
Góp phần nâng cao ý thức rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết cho  
sinh viên Sư phạm đó là: Kỹ năng học tự học, Kỹ năng quan sát, nhận xét,  
kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống  
trong dạy học, kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng sư phạm…  
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu  
3.1. Khách thể nghiên cứu  
Sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học trường CĐSP Hòa Bình  
Quy trình rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên cao đẳng Sư phạm ngành  
Giáo dục Tiểu học trường CĐSP Hòa Bình  
3.2. Đối tượng nghiên cứu  
Một số biện pháp nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên  
cao đẳng Sư phạm Tiểu học trường CĐSP Hòa Bình  
4. Nhiệm vụ nghiên cứu  
Nghiên cứu luận thực tiễn có liên quan đến công tác rèn luyện kỹ  
năng sống  
Nghiên cứu thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng sống của sinh viên  
sư phạm.  
Đề xuất một số biện pháp và một số giải pháp để giúp sinh viên cao  
đẳng Sư phạm Tiểu học trường CĐSP Hòa Bình nâng cao ý thức rèn luyện các kỹ  
năng sống câng thiết đối với sinh viên ngành sư phạm.  
Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.  
5. Giả thuyết khoa học  
Nếu có các biện pháp tích cực, hiệu quả để giúp sinh viên cao đẳng sư  
phạm tiểu học trường CĐSP Hòa Bình nâng cao ý thức rèn luyện các kỹ năng  
sống thì sẽ giúp sinh viên có khả năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả các tình  
huống xảy ra trong cuộc sống và trong dạy học.  
         
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài  
6.1. Nội dung nghiên cứu  
Nghiên cứu cơ sở luận để lựa chọn biện pháp rèn kỹ năng sống cho  
sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học trường CĐSP Hòa Bình  
Một số giải pháp để giúp sinh viên nâng cao ý thức rèn luyện các kỹ  
năng sống để khả năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả các tình huống xảy ra  
trong cuộc sống và trong dạy học.  
6.2. Thời gian nghiên cứu  
Thu thập xử tư liệu: từ 10/9/ 2019.  
Hoàn thành đề cương chi tiết vào: 1/10 /2019.  
Nộp đề tài cho hội đồng khoa học: tháng 5/2017.  
6.3. Phạm vi nghiên cứu  
Xây dng quy trình giúp sinh viên nâng cao ý thức rèn luyện các kỹ  
năng sống để khả năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả các tình huống xảy ra  
trong cuộc sống và trong dạy học.  
Vận dụng quy trình để rèn kỹ năng sống tổ chức một số hoạt động  
rèn kỹ năng sống cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm tiểu học.  
7. Phương pháp nghiên cứu  
7.1. Phương pháp nghiên cứu thuyết  
Nghiên cứu các tài liệu khoa học giáo dục để giải quyết nhiệm vụ của  
đề tài.  
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến rèn kỹ năng sống  
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
Nghiên cứu một số kinh nghiệm vcông tác rèn kỹ năng sống trên thực  
tế và trên mạng Internet để có thêm cách nhìn mới đề ra biện pháp hữu  
hiệu để giúp sinh viên nâng cao ý thức rèn luyện các kỹ năng sống  
* Quan sát: Quan sát quá trình tham gia các hoạt động giáo dục trên  
lớp và quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh  
viên khi ở trường và trong cuộc sống.  
             
* Thực nghiệm: Một số biện pháp để giúp sinh viên nâng cao ý thức rèn  
luyện các kỹ năng sống.  
* Phân tích sản phẩm hoạt động: Phân tích những ưu điểm hạn chế  
của công tác công tác rèn kỹ năng sống đối với sinh viên sư phạm.  
* Thống kê các số liệu  
* Tổng hợp: Tổng hợp các kết quả trước và sau khi áp dụng các biện  
pháp, giải pháp.  
* So sánh: So sánh, đối chiếu kết quả thu được trước và sau khi sau  
khi áp dụng các biện pháp, giải pháp để kịp thời điều chỉnh cách thức rèn  
luyện sinh viên cho phù hợp.  
8. Cấu trúc của đề tài  
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài  
gồm 3 chương:  
Chương 1: Cơ sở luận thực tiễn  
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu  
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới  
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước  
1.2. Cơ sở luận  
1.2.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài  
1.2.1.1. Kỹ năng, Kỹ năng sống.  
1.2.1.2. Vai trò của kỹ năng sống trong xã hội ngày nay  
1.2.1.3. Những kỹ năng sống cần được rèn luyện cho sinh viên Sư  
phạm Tiểu học  
1.2.1.4. Các phương pháp và hình thức rèn kỹ năng sống cho sinh viên  
sư phạm tiểu học.  
1.2.2. Ý nghĩa của công tác rèn kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm  
1.3. Cơ sở thực tiễn  
1.3.1. Nhận thức của sinh viên sư phạm tiểu học về kỹ năng sống  
1.3.2. Nhận thức về sự cần thiết của việc rèn kỹ năng sống  
 
1.3.3. Thực trạng của việc rèn kỹ năng sống của sinh viên CĐSP tiểu  
học- trường CĐSP Hòa Bình  
Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên cao đẳng sư  
phạm tiểu học trường CĐSP Hòa Bình  
2.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của kỹ năng sống  
2.2. Tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng thực hành liên  
tục để hình thành kỹ năng bản thân  
2.3. Coi kỹ năng sống như một môn học chính khóa  
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm  
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN  
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu  
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới  
Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống cho  
học sinh rất được chú trọng, dụ như ở Nhật Bản - một quốc gia thường  
xuyên xảy ra động đất và các thảm họa thiên nhiên, nên việc giáo dục các kỹ  
năng tự phòng vệ cho học sinh được thực hiện ngay từ cấp mầm non với  
những tình huống phỏng giống như thực tế nhằm giúp cho học sinh biết  
cách tự bảo vệ bản thân. Ở Cộng hòa Liên bang Nga đã một số chương  
trình giáo dục kỹ năng hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến kỹ năng tự bảo  
vệ bản thân trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh các  
chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng nhiều tác phẩm hỗ trợ sự  
hoàn thiện các kỹ năng này cho người học như “Tuyển tập những câu chuyện  
vàng về khả năng tự bảo vệ mình” của tác giả Bạch Băng- NXB Kim Đồng –  
2013 [11] , giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ  
bản thân thông qua các câu chuyện diễn ra trong chính cuộc sống của các em;  
Tác phẩm “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong [2],  
được nhà xuất bản thông tin và truyền thông dịch, xuất bản năm 2011, đã  
trình bày đan xen giữa thuyết thực hành giúp trẻ nhận biết được các mối  
nguy hiểm, nâng cao cảnh giác, biết bảo vệ mình và thoát hiểm với ngôn ngữ  
gần gũi, hình ảnh sinh động. Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các  
nhà tâm lý học đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng và quá trình hình thành  
các kỹ năng giảng dạy của người giáo viên, có thể kể đến công trình nghiên  
cứu tiêu biểu như “ Hình thành các kỹ năng kỹ xảo sư phạm cho sinh viên  
trong điều kiện của nền giáo dục đại học” của X.I.Kixegof, công trình nghiên  
cứu về kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng của Swest, Paul.W (1995). Các tài liệu  
này nghiên cứu chuyên sâu về thực hành sư phạm dành cho sinh viên đại học,  
làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm kỹ năng riêng biệt của quá trình giảng  
dạy…  
     
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước  
Ở Việt Nam vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập trong nhiều  
nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ “Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi tỉnh  
Tuyên Quang qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” của tiến sĩ Phạm Thị Thu  
Thủy- năm 2016 [7] ; Nghiên cứu về luận dạy học của PGS- TSKH-  
Nguyễn Văn Hộ- Nhà xuất bản Giáo dục 2002 [10].; Giáo trình Lý luận dạy  
học hiện đại: cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học - TG  
Nguyễn Văn Cường- NXB Đại học Sư phạm- 2016 [5]. Luận văn thạc sĩ-  
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố  
Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên - chuyên ngành giáo dục học- số 601401-  
Học viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh- năm 2009 [7]...  
Nhìn chung các tác giả trong và ngoài nước đã tập trung làm rõ tầm  
quan trọng của một số kỹ năng sống đối với học sinh, những yêu cầu đối với  
việc tiếp cận giảng dạy các kỹ năng sống trong trường học nói chung và  
yêu cầu tiếp cận, giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên  
chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu việc rèn các kỹ năng cần thiết dành cho  
đối tượng là sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.  
1.2. Cơ sở luận  
1.2.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài  
1.2.1.1. Kỹ năng, kỹ năng sống  
* Kỹ năng là gì?  
Theo WikiPedia thì Kỹ năng (Tiếng Anh: Skill; Tiếng Pháp: Capacité)  
khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một  
nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý  
và giao tiếp...  
Trong cuộc sống, con người cần rất nhiều kỹ năng để sống, hòa nhập  
với cộng đồng, đóng góp cho nền kinh tế hiện đại. dụ như, một cử nhân Sư  
phạm muốn thực hành nghề nghiệp tốt không chỉ cần khả năng nói, viết,  
trình bày… mà phải cả kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề cả kỹ  
năng giao tiếp… Trong giáo dục, người ta coi kỹ năng một phần của thực  
       
hành và hoạt động quản lý. Kỹ năng cùng với thái độ sẽ tạo ra khả năng thực  
hành.  
* Kỹ năng sống là gì?  
Nói một cách dễ hiểu, kỹ năng sống tập hợp những hành vi tích cực  
khả năng thích ứng với môi trường sống giúp cho mỗi nhân đối mặt giải  
quyết những thách thức hằng ngày. Kỹ năng sống được hình thành từ quá  
trình giáo dục hay trải nghiệm trực tiếp trong đời sống. Ngày nay, có thể nói  
rằng, kỹ năng sống là tiêu chí mà bất kỳ bậc phụ huynh, nhà trường hay một  
tổ chức nào cũng mong muốn con em, học sinh, nhân viên của mình được  
trang bị tốt.  
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra một số kỹ năng sống quan  
trọng như: Kỹ năng tự học, Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, nhóm kỹ  
năng sư phạm: tả cảm xúc, mô tả vấn đề, cung cấp thông tin, hài hước, kỹ  
năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…  
1.2.1.2. Vai trò của kỹ năng sống trong xã hội ngày nay  
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây  
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực  
trên cơ sở giúp học sinh (HS) có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân  
thích hợp với thực tế hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay  
đổi hành vi của HS, chuyển tthói quen thụ động thành thành những hành vi  
mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống  
cá nhân và góp phần phát triển hội bền vững.  
Giáo dục KNS còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối  
mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp  
hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó.  
Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con  
người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những đang có.  
vậy, mỗi con người cần những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát  
triển. những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát  
 
triển của HS, chúng ta càng thấy sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi  
giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích  
cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính  
mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ hội. Nắm  
được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - “cái mình biết” và thái độ,  
giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”… thành những hành động cụ thể  
trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây  
dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh  
như vũ bão của khoa học công nghệ vững vàng, tự tin bước tới tương lai.  
Cụ thể là:  
Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieo những  
kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể biến hành động  
thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho  
mình.  
Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọng ông  
bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động  
viên, an ủi nhau khi gia quyến chuyện chẳng lành.  
Trong quan hệ với hội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xử  
thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật  
tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường  
thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành  
mạnh, bớt đi những tệ nạn hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của  
chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội  
tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu quyền lợi nghĩa vụ trong  
cộng đồng.  
Tóm lại, kỹ năng sống giúp chúng ta quyết mọi vấn đề trong cuộc sống,  
khiến cuộc sống của mỗi người, tích cực và ý nghĩa. Những người kỹ năng  
sống sẽ dễ đạt được thành công hơn và góp phần xây dựng hội văn minh,  
giàu đẹp.  
1.2.1.3. Những kỹ năng sống cần được rèn luyện cho sinh viên Sư  
phạm Tiểu học  
Giáo dục kỹ năng sống một trong những vấn đề quan trọng trong  
việc giáo dục toàn diện cho sinh viên. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh  
viên tốt nghiệp đòi hỏi mỗi trường đại học, cao đẳng không chỉ trang bị  
những kiến thức chuyên môn nền tảng cho sinh viên mà còn phải trang bị  
nhiều “kỹ năng mềm” khác cho họ, đặc biệt kỹ năng sống cơ bản để họ có  
thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Đối với sinh  
viên sư phạm nói chung và sinh viên Trường CĐSP Hòa Bình nói riêng thì  
điều này càng quan trọng do tính lan tỏa trong nghề nghiệp nhà giáo để họ  
còn truyền đạt đến học sinh của mình sau này. Vì thế, các kỹ năng sống phải  
được coi là những kỹ năng người giáo viên đứng lớp cần để thực hiện tốt  
nhất trọng trách mà xã hội trao cho họ.  
Giáo dục kỹ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội  
hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi,  
thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học cả kiến thức, giá trị, thái độ.  
rất nhiều kỹ năng sống sinh viên mong được tiếp cận. Bài viết đề cập đến  
tầm quan trọng của bốn trong số các kỹ năng sống cốt lõi, rất cần thiết với lứa  
tuổi sinh viên là: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xác  
định mục tiêu phù hợp kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng.  
Nhiều người cho rằng, làm giáo viên là một công việc nhẹ nhàng. Tuy  
nhiên, mỗi ngành nghề đều những yêu cầu, quy định chuẩn mực riêng mà  
không phải ai cũng thể làm được. Giáo viên cũng vậy, những kỹ năng sau  
những điều bất cứ giáo viên tiểu học nào cũng không nên bỏ qua khi  
muốn trở thành một người cô, người thầy dạy giỏi.  
a. Kỹ năng quan sát, nhận xét: Kết quả học tập của các học sinh tiểu  
học bây giờ đều do giáo viên đánh giá nên kĩ năng quan sát, nhận xét không  
thể thiếu với các giáo viên. Các thầy phải thường xuyên quan sát các em để  
thể đưa ra đánh giá đúng, khách quan và công bằng nhất. như vậy, phụ  
huynh mới nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.  
 
Ngoài ra nhờ kỹ năng quan sát tốt, các giáo viên có thể phán đoán được học  
sinh của mình có năng khiếu nổi bật nào không, qua đó thông báo cho gia  
đình chọn môn năng khiếu phù hợp cho các em.  
b. Kỹ năng tự học: Học hỏi một quá trình không có điểm dừng,  
chính vì vậy bản thân giáo viên nên hình thành và duy trì nhận thức không  
ngừng tự học hỏi và hoàn thiện suốt đời nếu không muốn mình trở thành một  
người “đi sau”. Dù đứng ở bất kỳ cương vị nào, là giáo viên thực tập hay giáo  
viên chính thức thì mỗi giáo viên luôn phải trang bị cho mình kỹ năng tự học.  
Những kiến thức học ở giảng đường chỉ những kiến thức nền tảng và  
sự thay đổi trong giáo dục để phù hợp vời thời đại điều tất yếu xảy ra, vì  
vậy giáo viên phải không ngừng trau dồi, cập nhật những kiến thức chuyên  
ngành, kỹ năng, công nghệ mới nhất để kịp thời để làm tốt việc giảng dạy của  
mình.  
Trong nền giáo dục đang ngày một thay đổi như hiện nay, giáo viên  
tiểu học cũng cần nhanh nhạy cập nhật và linh hoạt với những thay đổi mới.  
Bên cạnh đó cũng phải không ngừng học hỏi những phương pháp mới, cách  
dạy mới tiến bộ để kịp cập nhật cho học sinh của mình.  
Giáo viên phải trang bị cho mình phương pháp dạy học và thói quen  
làm việc khoa học ở mỗi môn học, mỗi bài học để đạt được hiệu quả cao  
trong giảng dạy. Cần xác định được mục tiêu của bài. Đặc biệt cần dành tâm  
sức trí tuệ thời gian cho việc dạy học. Việc thiết kế bài dạy phải căn cứ  
vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, tính chất của môn học, điều  
kiện vật chất thể sử dụng được trong quá trình dạy học. Trước khi lên lớp  
người giáo viên cần phải xác định được:  
Dạy cái gì ? (Xác định nội dung dạy học). Sau khi học xong học sinh cần biết  
hoặc biết làm cái gì? (Xác định mục tiêu). Kiến thức thực của học sinh như  
thế nào? Học sinh đã biết gì? (Đánh giá những điều học sinh đã biết trước khi  
học và sau khi học). Dạy bài học đó như thế nào? (Lựa chọn phương pháp và  
kỹ năng dạy học). Giáo viên cần hiểu biết về những đặc điểm của học sinh,  
lứa tuổi, thói quen trình độ học sinh, trẻ bị tật, trẻ có gia đình khó khăn…  
Cần chú ý đến cách mở đầu bài học sao cho hứng thú trong học tập với  
học sinh và cách kết thúc bài học để giúp học sinh rèn kỹ năng sống và áp  
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.  
c. Kỹ năng giao tiếp: Đây kĩ năng cần của bất kỳ thầy cô nào.  
Thầy cô không chỉ giao tiếp với học sinh trên phương diện nội dung bài học  
mà còn phải ứng xử với các tình huống khác phát sinh trong và ngoài nhà  
trường, trao đổi với phụ huynh học sinh,… Với mỗi đối tượng giao tiếp thì  
giáo viên phải lựa chọn một phong cách giao tiếp phù hợp để vừa duy trì được  
mối quan hệ tốt vừa giữ đúng tác phong sư phạm của mình và giúp học sinh  
biết giải quyết các tình huống phát sinh trong dạy học.  
d. Chuẩn tác phong sư phạm: Trong nhận thức của mỗi học sinh tiểu  
học, giáo viên chính là hình mẫu để các học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên  
tiểu học cần để ý đến các chuẩn mực về cư xử, hành vi ở cả trong và ngoài  
trường học. Tác phong nền tảng cần có là sự nhã nhặn, từ tốn, khả năng xử lí  
tình huống một cách linh hoạt.  
e. Lắng nghe, kiên nhẫn với học sinh: Ở bậc tiểu học, các em vẫn  
chưa thể đi vào nề nếp, kỉ luật như ở bậc lớn hơn. Hơn thế, các em cũng vẫn  
chỉ những đứa trẻ nên rất cần đến sự quan tâm của các thầy cô khi ở trường.  
Những vấn đề xoay quanh các em không chỉ trong các giờ học mà còn có  
trong giờ ra chơi, các mối quan hệ bạn bè,… đều cần các thầy cô có thể hiểu v  
à kịp giải đáp những thắc mắc khi cần.  
g. Kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm: Đây cũng một kỹ năng cần có  
với các giáo viên tiểu học để gắn kết các học sinh lại với nhau hơn. Đơn giản  
vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung mặt mạnh của từng  
người bổ sung những mặt hạn chế cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng  
đáng hết mọi việc. Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả  
năng từng người dựa trên chuyên môn vủa họ. Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký  
công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn bị cho lần hoạt động sau.  
Các hoạt động nhóm trong giờ học, giờ ngoại khóa với học sinh tiểu học sẽ  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 65 trang Thùy Anh 04/05/2022 6480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên cao đẳng Sư phạm Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_song_cho_sinh_vien.doc