Đề tài Biện pháp hướng dẫn sinh viên Cao đẳng giáo dục Mầm non tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÒA BÌNH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM  
---------  
HẢI DIỆU  
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
Biện pháp hướng dẫn sinh viên cao đẳng giáo dục mầm non  
tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)  
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm  
HÒA BÌNH - 2020  
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm xuyên suốt trong  
thiết kế, xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Điều này thể hiện  
rất rõ trong Chương trình Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục Đào tạo), điểm nổi  
bật nhất chương trình được thiết kế theo kiểu chương trình khung. Chương trình  
giáo dục mầm non ở cấp độ các nhà trường được thiết kế theo các chủ đề, theo  
quan điểm tích hợp, quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Thể hiện ở việc các nội dung  
xoay quanh một chủ đề, việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, điều  
kiện, phương tiện, môi trường giáo dục… căn cứ vào hứng thú, nhu cầu, khả năng  
của trẻ.  
Học phần Phát triển tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non,  
nằm trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) trình độ cao đẳng  
nhằm giúp cho sinh viên có kiến thức kĩ năng phát triển chương trình trong các  
cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Thực tiễn trong quá trình giảng dạy sinh viên  
học tập học phần Phát triển tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non  
chúng tôi nhận thấy những thuận lợi đó là: giảng viên, sinh viên có giáo trình  
chính để học tập, giảng dạy; đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, có kinh  
nghiệm trong giảng dạy học phần, Chương trình GDMN đã được thực hiện tại các  
Cơ sở GDMN từ năm 2009 nên các nhà trường đã có kinh nghiệm trong phát triển  
tổ chức thực hiện chương trình. Mặt khó khăn trong quá trình thực hiện học  
phần đó là: thời lượng học trên lớp chỉ đủ cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản, các  
kiến thức kĩ năng chuyên sâu sinh viên cần chủ động, tự giác, tích cực tìm hiểu  
để nâng cao… Vì thế việc định hướng và giúp các em sinh viên có kĩ năng thực  
hiện Chương trình, vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong thực  
hiện chương trình GDMN là vô cùng quan trọng cần thiết, đảm bảo cho việc  
thực hiện đúng quan điểm của chương trình GDMN trong thực tiễn.  
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu biện pháp hướng dẫn sinh  
viên cao đẳng giáo dục mầm non tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ  
2
(4-5 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích giúp các em được tăng  
cường thêm các kiến thức, kĩ năng trong tổ chức thực hiện chủ đề theo quan điểm  
lấy trẻ làm trung tâm từ đó các em ứng dụng vào thực tiễn phát triển thực hiện  
chương trình GDMN đạt hiệu quả.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Đề xuất các biện pháp hướng dẫn sinh viên cao đẳng giáo dục mầm non  
(CĐGDMN) tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo hướng  
lấy trẻ làm trung tâm.  
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu  
3.1. Khách thể nghiên cứu  
Quá trình tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) của sinh  
viên CĐGDMN trường CĐSP Hòa Bình.  
3.2. Đối tượng nghiên cứu  
Một số biện pháp hướng dẫn sinh viên CĐGDMN khóa 26 trường CĐSP  
Hòa Bình tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo hướng  
lấy trẻ làm trung tâm.  
4. Nhiệm vụ nghiên cứu  
Nghiên cứu cơ sở luận thực tiễn của việc hướng dẫn sinh viên  
CĐGDMN khóa 26 của trường CĐSP Hòa Bình tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ  
mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
Đề xuất biện pháp hướng dẫn sinh viên CĐGDMN khóa 26 của trường  
CĐSP Hòa Bình tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo  
hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
5. Giả thuyết khoa học  
Các biện pháp đề xuất nếu có tính khả thi sẽ góp phần vào việc nâng cao  
chất lượng đào tạo, rèn kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên CĐGDMN và giáo viên  
mầm non trong việc tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ tại Cơ sGDMN.  
3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu  
Nghiên cứu cách tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)  
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm của của sinh viên CĐGDMN khóa 26, trường  
CĐSP Hòa Bình.  
Nghiên cứu biện pháp hướng dẫn sinh viên hướng dẫn sinh viên CĐGDMN  
khóa 26, trường CĐSP hòa Bình tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ  
(4-5 tuổi) theo hướng lấy trlàm trung tâm.  
7. Cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu  
7.1. Phương pháp nghiên cứu luận  
Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề luận có  
liên quan đến đề tài nghiên cứu.  
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
- Phương pháp điều tra  
Điều tra bằng phiếu ankét đối với một số giảng viên, giáo viên để tìm hiểu  
nhận thức đánh giá của họ đối với việc hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện  
chủ đề theo hướng lấy trlàm trung tâm.  
- Phương pháp đánh giá  
Đánh giá cách tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 -5 tuổi)  
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm của sinh viên CĐGDMN khóa 26.  
- Phương pháp toán thống kê  
Nhằm xử lí các số liệu thu thập được.  
8. Thời gian nghiên cứu  
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019  
4
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LUẬN THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ  
NGHIÊN CỨU  
1.1. Cơ sở luận  
1.1. 1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu  
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT) được triển khai rộng  
rãi trong giáo dục (GD) nói chung và GDMN nói riêng, bắt đầu từ các nghiên cứu  
của các nhà tâm lí học, giáo dục học Liên Xô (cũ). Đến nay, giáo dục LTLTT trở  
thành quan điểm cơ bản trong xây dựng thực hiện, đánh giá việc thực hiện  
Chương trình GDMN của các nhà quản lí giáo dục, cũng như định hướng cho giáo  
viên mầm non (GVMN) trong xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức môi trường  
giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non (MN). Thực  
tiễn các nước nền GDMN tiên tiến cho thấy: khi áp dụng quan điểm giáo dục  
LTLTT một cách hiệu quả sẽ dẫn đến kết quả phát triển toàn diện của trẻ em và  
chất lượng GDMN từng bước được khẳng định đáp ứng yêu cầu của hội trong  
thời đại mới.  
Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học trên thế  
giới cho thấy: để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động học tập của người  
học thì giáo dục nói chung và giáo dục trong nhà trường nói riêng phải chú trọng  
“LTLTT”, đề cao vai trò của người học, qua việc phát huy tính tích cực, tự giác,  
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự  
học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Những thành  
công trong việc ứng dụng vào thực tiễn của các nhà giáo dục học trên thế giới sẽ  
những bài học quý giá cho việc tiếp tục nghiên cứu áp dụng quan điểm giáo  
dục LTLTT vào thực tiễn Việt Nam một cách hiệu quả.  
Bên cạnh các nhà nghiên cứu lớn trên thế giới, các nhà nghiên cứu trong  
nước cũng quan tâm nhiều đến vấn đề dạy học tích cực lấy người học làm trung  
tâm nhằm phát huy tính tích cực hoạt động, phát huy năng lực nhận thức cho  
người học. Các công trình nghiên cứu trong nước đã nhấn mạnh việc dạy học “lấy  
5
người học làm trung tâm”. Nguyễn Kì (1996) đưa ra khẩu hiệu hành động: Tất cả  
năng lực tự học sáng tạo của học sinh thân yêu” [11; tr 121]. Trong đó, tác giả  
đã chỉ ra rõ mô hình dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Hà Thế Ngữ  
- Đặng Vũ Hoạt (1987) viết Quá trình dạy học phải đảm bảo được sự thống nhất  
giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của trò và vai trò chủ đạo của thầy” [12; tr  
204]. Ngoài ra, một số đề tài luận văn, luận án đã nghiên cứu vấn đề liên quan.  
Ở bậc học mầm non, tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết với công trình nghiên  
cứu Thực trạng việc vận dụng PPDH tích cực vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-  
6 tuổi tại một số trường MN quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minhđã tập trung tìm  
hiểu vấn đề dạy học tích cực đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu  
quả việc vận dụng các PPDH tích cực cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Đây một trong  
số ít đề tài nói đến việc dạy học tích cực cho trẻ ở bậc học mầm non. Trong luận  
án của Nguyễn Thị Hòa “Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6  
tuổi trong trò chơi học tậpđã nhìn nhận đứa trlà trung tâm, là người quyết định  
chính với việc học chơi của trẻ, còn giáo viên là người tổ chức - hướng dẫn và  
tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng. Gần  
đây nhất là tài liệu Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT  
trong trường MNcủa nhóm tác giả Hoàng Thị Dinh, Nguyễn ThThanh Giang,  
Bùi Thị Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Quyên, Bùi Thị Lâm, Hoàng  
Thị Thu Hương (2017) đã cung cấp 6 tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo  
dục LTLTT cũng như hướng dẫn quy trình thực hiện các tiêu chí này cho các  
trường MN [13]. Đây điểm sáng mới, đóng góp mới của nhóm tác giả về quan  
điểm giáo dục LTLTT.  
Bên cạnh đó nhiều bài viết đã đề cập đến vấn đề lấy trẻ làm trung tâm  
trong GDMN: Lập kế hoạch theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; Thiết kế môi trường  
giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức các hoạt động theo hướng lấy  
trẻ làm trung tâm… Cùng đó là các buổi tập huấn cho giáo viên mầm non và các  
nhà trường về kĩ năng triển khai, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo  
quan điểm LTLTT.  
6
1. 1. 2. Một số quan điểm trong thực hiện chương trình GDMN  
Chương trình GDMN căn cứ để chỉ đạo công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  
trong các cơ sở GDMN đảm bảo tính thống nhất trong cả nước và phù hợp với  
tình hình thực tế địa phương, đồng thời chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên mầm  
non, tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình  
GDMN có chất lượng.  
Thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình GDMN được thực hiện theo  
các quan điểm sau:  
Quan điểm quán triệt mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới  
Chương trình giáo dục mầm non phải đảm bảo phát triển đưa trẻ một cách  
toàn diện nhằm hình thành những khả năng, năng lực chung, đặt nền tảng ban đầu  
của nhân cách con người, chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1,  
tạo tiền đề cho thực hiện phổ cập tiểu học.  
Quan điểm hoạt động nhân cách và phát triển  
Xem trẻ em là nhân cách trọn vẹn, trẻ em phát triển tốt nhất trong quá trình  
hoạt động. Xây dựng chương trình phải tổ chức các hoạt động phù hợp với trình  
độ phát triển chung trong cùng độ tuổi và tính đến đặc điểm cá nhân, đáp ứng nhu  
cầu ngày càng cao ở trẻ. Kích thích sự phát triển tối đa của trẻ ở trong hoạt động.  
Quan điểm giáo dục hướng vào trẻ (quan điểm lấy trẻ làm trung tâm)  
Nội dung của chương trình phải xuất phát từ nhu cầu, khả năng, trình độ,  
năng lực điều kiện cụ thể của từng trẻ. Đổi mới chương trình hướng vào đổi  
mới cách tổ chức các hoạt động tích cực của trẻ, phát huy tính chủ động của trẻ  
trong quá trình hoạt động đphát triển.  
Quan điểm tích hợp  
Nhìn nhận đứa trẻ sự phát triển của chúng mang tính tổng thể trên các  
mặt: thể chất, tâm lí và xã hội. Trẻ sống lĩnh hội những tri thức hiểu biết trong  
môi trường tự nhiên – xã hội đan quyện vào nhau và không chia cắt. Hoạt động  
7
thúc đẩy phát triển một mặt nào đó thì cũng thúc đẩy phát triển các mặt khác của  
trẻ.  
Hiện nay trên thế giới một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu  
đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình  
đã từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới  
được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)… Từ thực tiễn cho  
thấy, cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non đó lấy trẻ làm trung tâm  
ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ  
động, khả năng tư duy độc lập giải quyết vấn đề cho trẻ TS.Đặng Lộc Thọ  
Như vậy, thực hiện quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển tổ  
chức thực hiện chương trình GDMN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các  
sở đào tạo GVMN cũng như cơ sở GDMN trong đào tạo bồi dưỡng GVMN.  
1. 1. 3. Tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) ở trường  
mầm non  
1.1.3.1. Khái niệm về chủ đề  
Chủ đề trong GDMN được hiểu một phần nội dung kiến thức, kĩ năng  
cùng phản ánh một vấn đề nào đó trẻ thể tìm hiểu, khám phá và học theo  
nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng  
thời gian thích hợp. Chủ đề thể rộng (lớn) hoặc hẹp (nhỏ). Một chủ đề lớn có  
thể gồm nhiều chủ nhánh. Chủ đề thể cụ thể, trừu tượng, thể mang tính địa  
phương, mang tính chung. Trẻ càng nhỏ thì chủ đề càng phải cụ thể, gần gũi, mang  
tính địa phương, có quy mô nhỏ để trẻ thể liên hệ với những hiểu biết và kinh  
nghiệm đã của mình.  
1.1.3.2. Yêu cầu , các cách lựa chọn chủ đề  
Lựa chọn chủ đề học cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:  
Tính đến nhu cầu, hứng thú, những kiến thức bắt nguồn từ cuộc sống của  
trẻ. Phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi, trẻ càng nhỏ thì chủ đề càng  
phải cụ thể, mang tính địa phương, gần gũi phạm vi nội dung hẹp. Tạo được  
8
nhiều cơ hội để trẻ khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ học tốt nhất. Có chứa đựng  
những giá trị hội trẻ cần để sống. Giáo viên có đủ nguồn đcung cấp kinh  
nghiệm cho trẻ bao gồm cả kinh nghiệm, kiến thức, khả năng tổ chức những ý  
tưởng thành chủ đề, thể tổ chức các các hoạt động với các đồ vật, đồ chơi, vật  
thật; các hoạt động đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, các hoạt động sử dụng  
các giác quan. Tên chủ đề gần gũi, dễ hiểu với trẻ. Chủ đề cần được tiến hành tối  
thiểu trong thời gian một tuần.  
Lựa chọn chủ đề, có nhiều cách khác nhau:  
Cách thức nhất, lựa chọn chủ đề xuất phát từ trẻ: Dựa trên sự quan tâm,  
hứng thú, kinh nghiệm của trẻ.  
Cách thứ hai, lựa chọn chủ đề xuất phát từ giáo viên: Do giáo viên chủ động  
đưa ra dựa trên các chủ đề gợi ý.  
Cách thứ ba, lựa chọn chủ đề xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng diễn  
ra xung quanh trẻ: Căn cứ vào các sự kiện, hiện tượng diễn ra xung quanh cũng  
như hứng thú, sự quan tâm của trẻ để lựa chọn.  
1.1.3.3. Tổ chức thực hiện chủ đề  
Việc thực hiện chủ đề được tiến hành theo 3 giai đoạn:  
a) Giai đoạn 1: Chuẩn bị: Lập kế hoạch thực hiện chủ đề; Thiết kế môi trường  
học tập để thực hiện chủ đề; Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên về chủ đề.  
b. Giai đoạn 2: Thực hiện chủ đề, gồm có 3 bước:  
* Bước 1: Bắt đầu chủ đề (Mở chủ đề)  
Mục đích: Tạo sự chú ý, quan tâm và kích thích hứng thú của trẻ với chủ  
đề, khai thác kinh nghiệm sẵn của trẻ đhình thành vấn đề cần tìm hiểu.  
Cách tiến hành: Giới thiệu chủ đề với trẻ theo nhiều cách khác nhau:  
Trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kiến thức và kinh nghiệm  
liên quan đến chủ đề.  
9
Các hoạt động thể hiện kinh nghiệm của trẻ về chủ đề như vẽ, hát, kể  
chuyện, minh hoạ bằng động tác để tăng cảm xúc.  
Giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra các vấn đề trẻ chưa biết, chưa  
trả lời được hay chưa giải quyết được để kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu của  
trẻ. Tiếp đến giáo viên thu hút trẻ cùng tham gia xây dựng kế hoạch và bàn phư-  
ơng án tìm câu trả lời. Thông báo với gia đình trẻ về chủ đề mới đề xuất gia  
đình trẻ sưu tầm những thứ liên quan đến chủ đmang đến lớp.  
* Bước 2: Khám phá chủ đề  
Mục đích: Cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết liên quan  
đến chủ đề để trả lời cho câu hỏi đặt ra trong kế hoạch. Phát triển chủ đề, duy trì  
tối đa hứng thú của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ ứng dụng những kiến thức, kĩ năng trong  
tất cả các lĩnh vực hoạt động. Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm những cảm xúc khác  
nhau, hình thành thái độ đúng đắn với MTXQ, hình thành tính độc lập, tự tin vào  
bản thân.  
Cách tiến hành  
tổ chức các hoạt dộng để trẻ khám phá, trả lời các câu hỏi giải quyết  
các vấn đề đặt ra trong bản kế hoạch.  
Giáo viên xác định và xây dựng kế hoạch cho hoạt động chính.  
Kích thích trẻ tự khám phá qua sách, tranh ảnh, xem tivi, qua người khác...  
Thu hút gia đình trẻ cùng tham gia vào quá trình thực hiện chủ đề.  
Giáo viên chú trọng đến vấn đề khơi gợi cảm xúc, hình thành mối quan hệ,  
thái độ đúng đắn của trẻ đối với TGXQ, bản thân bằng cách kích thích trẻ nói lên  
cảm nhận, bày tỏ tình cảm, thái độ hành vi ứng xử của con người đối với thế giới  
xung quanh. Giáo viên phải tạo cho trẻ trải qua cảm xúc vui sướng, hài lòng, cảm  
thấy có ý nghĩa, mong muốn hiểu biết nhiều hơn nữa.  
10  
Giáo viên cần quan tâm, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu  
đề ra trong chủ đề, đồng thời đưa thêm các câu hỏi, nêu lên các vấn để để trẻ tiếp  
tục tìm hiểu, khám phá.  
Sử dụng sản phẩm của trẻ để kích thích trẻ học lẫn nhau, chú ý và đánh giá  
công việc của nhau, đồng thời trẻ thể tham khảo để làm việc của mình tốt hơn.  
thể sử dụng một sản phẩm nào đó để bắt đầu trò chuyện với trẻ về một khía  
cạnh nội dung của chủ đề.  
* Bước 3: Kết thúc chủ đề (Đóng chủ đề)  
Mục đích: Tổng kết những trẻ đã khám phá, tìm hiểu về chủ đề nhằm  
gây ấn tượng khắc sâu hơn những kiến thức và tình cảm của trẻ về chủ đề đó  
qua. Tạo cho trẻ sự hào hứng, tự tin, tự hào về những gì mình đã làm được, kích  
thích nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá những chủ đề tiếp theo.  
Cách tiến hành  
Nên kết thúc chủ đề khi: Trẻ đã hết hứng thú, không tích cực tham gia hoạt  
động khám phá chủ đề. Giáo viên đã đạt được mục tiêu của chương trình. Nguồn  
để trẻ khám phá về chủ đề thực tế đó hết.  
Giáo viên chọn một sự kiện đỉnh điểm để kết thúc chủ đề.  
c. Giai đoạn 3: Đánh giá việc thực hiện chủ đề  
Được tiến hành trong quá trình thực hiện chủ đề và khi kết thúc chủ đề. Do  
giáo viên tự thực hiện. Giáo viên tự đánh giá sự phát triển của trẻ, việc tổ chức  
các hoạt động chăm sóc, giáo dục tổ chức môi trường giáo dục của mình.  
Khi kết thúc chủ đề, căn cứ vào mục tiêu đề ra, đánh giá mức độ đạt được  
về các kiến thức, kĩ năng, thái độ theo 5 lĩnh vực phát triển. Trên cơ sở đó xác  
định kế hoạch biện pháp giáo dục trong chủ đề tiếp theo.  
Trong quá trình thực hiện chủ đề, giáo viên cũng cần quan sát, đánh giá trẻ  
để những bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho các hoạt động giáo dục trẻ tiếp theo.  
1.1.3.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)  
11  
a. Hoàn thiện hoạt động vui chơi sự hình thành xã hội trẻ em  
Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động phát triển tới mức hoàn thiện, được thể  
hiện ở những đặc điểm sau đây: Trẻ thể hiện rệt tính tự lực, tự do và chủ động.  
Trẻ đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong pvới các bạn cùng chơi:  
Một hội trẻ em được hình thành.  
b. Sự phát triển chú ý, ngôn ngữ  
Sự phát triển chú ý: Cả hai dạng chú ý có chủ định và không có chủ định  
đều phát triển mạnh ở trẻ 4 - 5 tuổi. Nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển  
nhanh do sự phát triển của ngôn ngữ duy. Sức tập trung chú ý của trẻ cao,  
sức bền vững của chú ý cao. Mặc dù chú ý có chủ định phát triển mạnh, nhưng  
nhìn toàn bộ lứa tuổi thì tính ổn định chưa cao, do vậy khi giao việc cần giải thích  
rõ ràng, nhắc lại khi cần thiết.  
Sự phát triển ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình  
huống. Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện  
tại với quá khứ thành một "văn cảnh".Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng  
từ điều quan trọng lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Đã hình  
thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết... Tuy nhiên dưới  
tác động của cảm xúc trẻ thể nghe nhầm, phát âm nhầm…  
c. Sự phát triển quá trình nhận thức  
Tri giác: Độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của  
chúng ngày càng chính xác và đầy đủ. Một số quan hệ không gian và thời gian  
được trẻ trẻ tri giác hơn trong tầm nhìn, nghe của trẻ. Khả năng quan sát của trẻ  
được phát triển không chỉ số lượng đồ vật cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính,  
màu sắc... Bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng cách  
hành động thao tác lắp ráp, vặn mở... phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu. Các loại tri  
giác nhìn, nghe, sờ mó... phát triển ở độ tinh nhạy.  
Trí nhớ: Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhận lại và  
nhớ lại các sự vật hiện tượng. Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên  
12  
đồ vật, hoa quả, thức ăn... Đồng thời với trí nhớ hình ảnh về đồ vật thì âm thanh  
ngôn ngữ được trtri giác, hiểu sử dụng chúng như một phương tiện giao tiếp  
ới những người xung quanh tuy ở mức độ đơn giản. Trí nhớ không chủ định của  
trẻ ở các dạng hoạt động phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh. Ở độ  
tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở  
mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực trong các hoạt  
động vui chơi, lao động, tạo hình... ở trẻ.  
duy: duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất  
lượng khác với trẻ 3 - 4 tuổi. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và  
chiếm ưu thế. Nhờ sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại  
duy trừu tượng. Một số đặc điểm trong duy ở trẻ 4 - 5 tuổi: Mức độ khái quát  
ngẫu nhiên giảm dần t4 đến 5 tuổi trong hoạt động tư duy của trẻ. Mức độ tích  
cực huy động vốn kinh nghiệm (liên tưởng) của trẻ tăng lên từ 4 - 5 tuổi. Sự khái  
quát các dấu hiệu chung giảm dần từ 4 - 5 tuổi, nhường chỗ cho các chi tiết đặc  
thù của các sự vật hiện tượng.  
Tưởng tượng: Nhờ sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng  
tưởng tượng của trẻ được nâng lên. Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa  
mang tính chủ quan cảm xúc rõ nét. Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng  
cao nhờ sự nhận thức được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật  
tạo hình. Trẻ thể xé dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục... những chủ  
đề gần gũi thân quen đối với trẻ... nếu được hướng dẫn chu đáo.  
d. Sự phát triển xúc cảm, tình cảm, ý chí  
Đời sống xúc cảm và tình cảm: Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển  
ngày càng rõ nét hơn so với mẫu giáo bé. Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ , tình  
cảm thẩm mỹ đều đã phát triển ở trẻ. Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ  
phong phú nhưng những đặc điểm sau đây: Dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc,  
dễ cười. Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối  
với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ.  
13  
Ý chí: Tính mục đích phát triển từ tuổi lên 2 khi trẻ đã làm chủ được một  
số hành vi của mình. Từng bước một, trẻ 4 tuổi thể điều khiển được quá trình  
ghi nhớ nhớ lại một "tài liệu" nào đó do người lớn giao cho, ghi nhớ một bài  
thơ ngắn trẻ thích. Do hiểu được nhiều hành vi ngôn ngữ biết sử dụng những  
hành vi ngôn ngữ, trẻ thể bước đầu vận dụng để lập kế hoạch hành động chỉ  
đạo hành động, trẻ thường nói to khi hành động. Việc phát triển, bộc lộ ý chí của  
trẻ mẫu giáo nhỡ phụ thuộc vào các nhiệm vụ người lớn giao cho trẻ (nhiệm  
vụ phải vừa sức với trẻ).  
e. Sự phát triển động cơ sự hình thành hệ thống động cơ  
Từ tuổi mẫu giáo nhỡ, những động cơ " vì xã hội" bắt đầu chiếm vị trí ngày  
càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ và  
lớn trở nên nhiều màu nhiều vẻ: động cơ muốn tự khẳng định mình, động cơ muốn  
nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ hội...  
Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động  
cơ, được gọi hệ thống thứ bậc các động cơ. Hệ thống thứ bậc các động cơ được  
hình thành ở tuổi này khiến cho toàn bộ hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng  
nhất định.  
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ trở đi, hành vi của chúng tương đối dễ xác định. Nếu  
động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo  
đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế  
thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá  
nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức hội.  
Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có  
hiệu quả để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.  
1.1.3.5. Biện pháp tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)  
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm  
Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng.  
14  
Căn cứ vào quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Căn cứ vào các yêu  
cầu, cách lựa chọn tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ; Căn cứ vào đặc điểm tâm  
của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi); Chúng tôi đưa ra khái niệm về biện pháp tổ  
chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm  
trung tâm như sau:  
Biện pháp tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo  
hướng lấy trẻ làm trung tâm là cách thức lựa chọn chủ đề, tổ chức thực hiện chủ  
đề (lập kế hoạch, thiết kế môi trường giáo dục, tổ chức thực hiện chủ đề) căn cứ  
vào nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ và các điều kiện thực tiễn của địa phương,  
trường, lớp.  
1. 2. Cơ sở thực tiễn  
1.2.1. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện chủ đề của sinh viên CĐGDMN  
trường CĐSP Hòa Bình qua điều tra  
1.2.1.1. Mục tiêu  
Điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng về nhận thức của giảng viên và sinh viên  
về sự cần thiết, cách tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm  
cũng như quá trình và biện pháp hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện chủ đề  
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
1.2.1.2. Nội dung  
Nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết của việc hướng dẫn  
sinh viên CĐSPMN tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
Cách tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
Biện pháp hướng dẫn sinh viên tổ chức chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung  
tâm.  
1.2.1.3.Cách tiến hành  
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 07 giảng viên giảng dạy tại  
khoa Mầm non và 80 sinh viên khối CĐSPMN khóa 26 trường CĐSP Hòa Bình.  
15  
1.2.1.4. Kết quả điều tra  
Nhận thức của giảng viên sư phạm và sinh viên về sự cần thiết của việc  
hướng dẫn sinh viên CĐSPMN tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm  
trung tâm  
100% giảng viên sư phạm và sinh viên đều cho rằng, việc hướng dẫn sinh  
viên CĐSPMN tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm rất cần  
thiết.  
Cách tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
100% giảng viên và sinh viên đều cho rằng, tổ chức thực hiện chủ đề theo  
hướng lấy trẻ làm trung tâm bao gồm: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch chủ đề, thiết  
kế môi trường giáo dục, tổ chức thực hiện chủ đề. Thực hiện các nội dung đều  
phải căn cứ vào trẻ điều kiện thực tiễn.  
Biện pháp hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ  
làm trung tâm.  
100% giảng viên và sinh viên đều cho rằng cần có các biện pháp đề hướng  
dẫn sinh viên CĐSPMN cách tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm  
trung tâm. Các biện pháp được đề xuất, đó là: Hướng dẫn sinh viên lựa chọn chủ  
đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch chủ đề  
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; Hướng dẫn sinh viên thiết kế môi trường giáo  
dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; Hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện chủ  
đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.  
Kết quả trên cho thấy:  
Hướng dẫn sinh viên CĐSPMN cách tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng  
lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết. Tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ  
làm trung tâm bao gồm quá trình lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch chủ đề, thiết kế  
môi trường giáo dục, tổ chức thực hiện chủ đề. Giảng viên sư phạm cần có các  
biện pháp để hướng dẫn sinh viên cách tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy  
trẻ làm trung tâm: Hướng dẫn sinh viên lựa chọn chủ đề theo hướng lấy trẻ làm  
16  
trung tâm; Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung  
tâm; Hướng dẫn sinh viên thiết kế môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm  
trung tâm; Hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm  
trung tâm.  
1.2.2. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện chủ đề theo hướng lấy trẻ làm  
trung tâm của sinh viên CĐGDMN trường CĐSP Hòa Bình qua khảo sát  
1.2.2.1. Mục tiêu khảo sát  
Đánh giá khả năng tổ chức chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm của  
sinh viên: về cách lựa chọn chủ đề; cách lập kế hoạch; cách thiết kế môi trường  
giáo dục; cách tổ chức thực hiện chủ đề.  
1.2.2.2. Nội dung khảo sát  
Khảo sát cách lựa chọn chủ đề  
Khảo sát cách lập kế hoạch  
Khảo sát cách thiết kế môi trường giáo dục  
Khảo sát cách tổ chức thực hiện chủ đề  
1.2.2.3. Mẫu khảo sát  
Khảo sát 80 sinh viên CĐSPMN khóa 26 trường CĐSP Hòa Bình.  
1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá  
Tiêu chí 1: Lựa chọn chủ đề  
Mức độ 1: Lựa chọn chủ đề phù hợp.  
Mức độ 2: Lựa chọn chủ đề tương đối phù hợp.  
Mức độ 3: Lựa chọn chủ đề chưa phù hợp.  
(Yêu cầu: Xác định tên chủ đề, sắp xếp thứ tự các chủ đề, thời gian thực  
hiện chủ đề, số lượng chủ đề trong năm sự phù hợp với chương trình GDMN,  
trẻ điều kiện thực tế)  
Tiêu chí 2: Lập kế hoạch chủ đề  
17  
Mức độ 1: Kế hoạch chủ đề khoa học và phù hợp.  
Mức độ 2: Kế hoạch chủ đề tương đối khoa học và phù hợp.  
Mức độ 3: Kế hoạch chủ đề chưa khoa học và phù hợp.  
(Yêu cầu: Xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, hoạt động giáo  
dục đảm bảo theo yêu cầu chương trình GDMN, trẻ điều kiện thực tế: Mục tiêu  
giáo dục về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở 5 lĩnh vực giáo dục. Nội dung giáo dục  
5 lĩnh vực giáo dục sự sắp xếp theo trình tự; sự đan xen các nội dung;  
Hoạt động giáo dục theo chế độ sinh hoạt, sắp xếp, đan xen các hoạt động).  
Tiêu chí 3: Thiết kế môi trường giáo dục  
Mức độ 1: Môi trường giáo dục phù hợp.  
Mức độ 2: Môi trường giáo dục tương đối phù hợp.  
Mức độ 3: Môi trường giáo dục chưa phù hợp.  
(Yêu cầu: Môi trường giáo dục sự phù hợp với chủ đề, với hoạt động,  
điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa phương, trẻ; phong phú, đa dạng, mang  
tính mở).  
Tiêu chí 4: Tổ chức thực hiện chủ đề  
Mức độ 1: Tổ chức chủ đề phù hợp  
Mức độ 2: Tổ chức chủ đề tương đối phù hợp  
Mức độ 3: Tổ chức chủ đề chưa phù hợp  
( Yêu cầu: Thực hiện chủ đề theo các bước: mở chủ đề, khám phá chủ đề,  
kết thúc chủ đề; vai trò của giáo viên và trẻ được thể hiện đúng; các hoạt động  
được tổ chức hấp dẫn, gây hứng thú, phù hợp với trẻ, điều kiện thực tế đạt mục  
tiêu đề ra).  
Cách cho điểm ở từng tiêu chí và xếp loại  
Mức độ 1: 5 điểm  
Mức độ 2: 4 điểm  
18  
Mức độ 3: 3 điểm  
Xếp loại:  
Loại tốt: từ > 12 - 15 điểm  
Loại khá: từ > 9 - 12 điểm  
Loại trung bình: từ 9 và < 9 điểm  
1.2.2.5. Cách tiến hành khảo sát  
Khảo sát lựa chọn chủ đề: Yêu cầu sinh viên thực hiện bài tập: Xác định  
chủ đề trong năm học cho trẻ độ tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi).  
Khảo sát lập kế hoạch chủ đề: Yêu cầu sinh viên thực hiện bài tập: Căn cứ  
vào các chủ đề của năm học lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), hãy lựa chọn một chủ  
đề lập kế hoạch chủ đề đó.  
Khảo sát thiết kế môi trường giáo dục: Yêu cầu sinh viên thực hiện bài tập:  
Thiết kế môi trường giáo dục để thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)  
theo kế hoạch đã lập.  
Khảo sát tổ chức thực hiện chủ đề: Yêu cầu sinh viên thực hiện bài tập: Tổ  
chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo kế hoạch đã lập.  
1.2.2.6. Kết quả khảo sát  
Kết quả khảo sát lựa chọn chủ đề:  
100% sinh viên đã xác định được tên chủ đề, sắp xếp thứ tự các chủ đề cũng  
như thời gian thực hiện chủ đề. Tuy nhiên việc thực hiện có các mức độ khác  
nhau, đó là:  
06 sinh viên (7,5%) đạt mức độ tốt khi lựa chọn chủ đề: xác định phù hợp,  
đã nêu được lí do lựa chọn chủ đề.  
28 sinh viên (37%) đạt mức độ khá, xác định tương đối phù hợp, nêu được  
từ một đến hai lí do lựa chọn chủ đề.  
19  
46 sinh viên (61%) đạt mức độ trung bình, sinh viên lựa chọn chưa sự  
phù hợp, thể hiện: sắp xếp các chủ đề chưa phù hợp, thời gian chưa hợp lí, chưa  
đưa ra được các căn cứ lựa chọn phù hợp với chương trình GDMN, trẻ điều  
kiện thực tế.  
Từ kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên đã biết cách lựa chọn chủ đề, đảm  
bảo các thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên kĩ năng lựa chọn, sắp xếp chủ đề căn  
cứ, lí do chọn chủ đề thì sinh viên còn nhiều hạn chế, đa số ở mức độ trung bình.  
Bảng 1: Mức độ lựa chọn chủ đề  
Mức độ  
Loại  
Tốt  
Số sinh viên  
Tỷ lệ %  
7,5%  
1
2
3
6
Khá  
28  
46  
35%  
Trung bình  
57,5%  
Kết quả khảo sát lập kế hoạch chủ đề:  
100% sinh viên đều lập được kế hoạch tổ chức chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ  
(4-5 tuổi) đảm bảo về cấu trúc, nội dung phù hợp tiêu đề đặt ra. Tuy nhiên, các  
mức độ đạt được khác nhau. Cụ thể:  
Số sinh viên đạt mức độ tốt ở nội dung lập kế hoạch chủ đề là không có  
sinh viên nào.  
Ở mức độ khá, có 12 sinh viên, chiếm tỷ lệ 15%, sinh viên đã xác định được  
mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục đảm bảo theo đúng yêu  
cầu chung, tương đối phù hợp. Mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở  
một số lĩnh vực giáo dục được diễn đạt khá đầy đủ, cụ thể, tường minh. Việc sắp  
xếp nội dung giáo dục ở 5 lĩnh vực giáo dục đã đi theo trình tự từ dễ đến khó; có  
đan xen các nội dung; các hoạt động phù hợp với chế độ sinh hoạt, sắp xếp hợp  
lý, tuy nhiên sinh viên chưa đưa ra được lí do tại sao.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 49 trang Thùy Anh 04/05/2022 6600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp hướng dẫn sinh viên Cao đẳng giáo dục Mầm non tổ chức thực hiện chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxde_tai_bien_phap_huong_dan_sinh_vien_cao_dang_giao_duc_mam_n.docx