Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và con người

Chương 6  
TƯ TƯỞNG HCM VỀ VĂN HOÁ,  
ĐẠO ĐỨC VÀ CON NGƯỜI  
(5,5-1,5-0,0)  
Bộ môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học  
Trường Đại học Thương Mại  
130  
NỘI DUNG CƠ BẢN  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC  
6.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI  
6.4. XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT  
NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH  
131  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa  
với các lĩnh vực khác  
a. HCM quan niệm về văn hóa  
Năm 1943, HCM nêu ra một quan niệm về văn hóa:  
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo  
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,  
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở  
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó tức là  
văn hoá. Văn hoá là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những  
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu  
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.  
Đây là quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng (ghi trong mục “Đọc sách”  
Cuối tập “Nhật ký trong tù”).  
Từ sau Cách mạng Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hóa,  
nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là KTTT, là toàn bộ đời sống tinh  
thần của xã hội.  
132  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa  
với các lĩnh vực khác  
b. Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác  
* Quan hệ giữa văn hóa với chính trị: Theo HCM:  
- Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội có vai trò quan trọng ngang nhau, có tác  
động qua lại lẫn nhau.  
- Nước ta phải tiến hành cách mạng GPDT, lập nhà nước của dân, do dân và  
vì dân, tức Chính trị giải phóng trước mở đường cho VH phát triển.  
- Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, văn hóa phải phục  
vụ cho chính trị…  
133  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các  
lĩnh vực khác  
b. Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác  
* Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế: HCM nhận thức rõ:  
- Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu tác động mang tính quyết định  
của kinh tế. Vì vậy, kinh tế là cơ sở quan trọng, tạo điều kiện cho văn hóa  
kiến thiết và phát triển.  
- Tuy vậy, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế, văn hóa  
không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế. Văn hóa có tính độc lập tương đối,  
có tác động tích cực đến kinh tế.  
134  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với  
các lĩnh vực khác  
b. Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác  
* Quan hệ giữa văn hóa với xã hội:  
Xã hội thế nào văn hóa thế ấy  
“Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy…  
Dưới chế độ thực dân và phong kiến,  
nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng  
bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển  
XH giải phóng VH có điều  
kiện phát triển  
được” (HCM)  
135  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.2. Quan điểm của HCM về quan hệ giữa VH với các lĩnh vực khác  
b. Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác  
* Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:  
- “Bản sắc VHDT” là những giá trị VH bền vững của cộng đồng các DTVN; là  
thành quả của quá trình lao động, SX, chiến đấu và giao lưu của con người VN.  
- HCM chú trọng giữ gìn bản sắc VHDT. Trong đó về nội dung: yêu nước, thương  
nòi, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc... Còn về hình thức: cốt cách văn  
hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách  
cảm và nghĩ...  
- Đồng thời HCM chú trọng chắt lọc tiếp thu tinh hoa VH nhân loại. Mục đích tiếp  
thu VH nhân loại là để làm giàu cho VH Việt Nam…  
136  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.2. Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa  
a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng  
* Văn hóa là mục tiêu:  
- Mục tiêu của cách mạng VN là ĐLDT và CNXH. Cùng với CT, KT, XH, VH nằm  
trong mục tiêu chung của tiến trình CMVN.  
- Quan niệm của HCM “VH là mục tiêu” biểu hiện ở các nội dung lớn sau:  
+ Quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.  
+ Khát vọng của nhân dân VN về các giá trị Chân - Thiện - Mỹ.  
+ Một xã hội DC, công bằng, văn minh; ai cũng có sơm ăn, áo mặc, được học hành;  
một XH mà đời sống VC và TT của ND không ngừng nâng cao, con người có điều  
kiện phát triển toàn diện.  
137  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.2. Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa  
a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng  
* Văn hóa là động lực  
- Theo HCM động lực bao gồm động lực VC và TT, động lực cộng đồng và cá nhân,  
nội lực và ngoại lực.  
- Theo nghĩa hẹp, động lực bao gồm các phương diện cụ thể sau:  
+ Văn hóa chính trị: Soi đường cho quốc dân thực hiện độc lập, tự chủ; tư duy biện  
chứng, động lập, tự chủ, sáng tạo… là động lực lớn của đất nước.  
+ Văn hóa văn nghệ: Góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách  
mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng.  
+ Văn hóa GD: Giúp diệt giặc dốt, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển; đào  
tạo con người, nguồn nhân lực chất lượng cho CM.  
+ Văn hóa đạo đức, lối sống: Giúp nâng cao phẩm chất, giá trị cho con người, hướng  
con người tới chân – thiện – mỹ…  
138  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.2. Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa  
b. Văn hóa là một mặt trận:  
- Đây là quan niệm Mác-xít Lê-nin-nít về văn nghệ.  
- HCM đã tiếp thu, vận dụng vào xây dựng nền văn hóa CMVN. Người chỉ rõ:  
+ Văn hóa là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí  
trong đấu tranh cách mạng.  
+ Văn nghệ sĩ phải có lập trường tư tưởng vững vàng, phải bám sát thực tiễn đời  
sống nhân dân để phê bình những cái xấu và ca ngợi cái tốt, giáo dục con người  
theo các định hướng giá trị chân – thiện – mỹ.  
+ Dân tộc ta là dân tộc anh hùng, thời đại ta là thời đại vẻ vang. Văn nghệ sỹ phải  
có những tác phẩm xứng đáng với với dân tộc và thời đại.  
139  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.2. Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa  
c. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:  
- Tư tưởng văn hóa của HCM hướng tới và phục vụ ND. Người quan niệm mọi hoạt  
động VH phải phản ánh được tư tưởng, tình cảm, khát vọng của QCND.  
- Văn hóa phục vụ QCND, theo HCM, là phải miêu tả hay, thật, hùng hồn về thực tiễn  
đời sống nhân dân, thực tiễn đấu tranh cách mạng...  
- Người yêu cầu đối với văn nghệ sĩ phải trả lời cho được các câu hỏi: Viết cho ai? Viết  
để làm gì? Viết như thế nào?..., và viết/nói cần ngắn gọn, thiết thực… phù hợp với nhận  
thức của QCND lao động.  
- HCM còn yêu cầu văn nghệ sĩ phải hiểu và đánh giá đúng QCND. Chính họ là những  
người cung cấp tư liệu, người sáng tác, đồng thời là người thẩm định khách quan, chính  
xác các tác phẩm. Họ cũng là người thụ hưởng các giá trị văn hóa…  
140  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới  
* Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Năm 1943, HCM nêu 5 điểm (5 trụ  
cột) về nền văn hóa sẽ XD ở VN trong tương lai. Đó là:  
Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường  
Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần  
chúng  
Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi  
của nhân dân  
Xây dựng chính trị: dân quyền  
Xây dựng kinh tế.  
141  
6.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA  
6.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới  
* Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:  
Nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học  
và đại chúng.  
* Trong thời kỳ xây dựng CNXH:  
Nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất DT  
“Dân ta phải biết sử ta  
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”  
142  
6.2. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC  
6.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức CM  
a. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của XH, của người CM  
- Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng  
+ Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng phát triển con người như gốc của  
cây, ngọn nguồn của sông suối  
+ Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu  
của người cách mạng  
“Cũng như sông có nguồn mới có nước,  
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải  
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người  
cách mạng thì phải có đạo đức,…”  
(HCM)  
143  
6.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC  
6.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức CM  
b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH  
* Theo Hồ Chí Minh:  
- Sức hấp dẫn của CNXH trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm  
chất của những người CS ưu tú chiến đấu cho lý tưởng XHCN thành hiện thực.  
- Phong trào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài  
người không chỉ ở chiến lược và sách lược của CMVS, mà còn do phẩm chất  
đạo đức cao quý làm cho CNCS trở thành một sức mạnh vô địch.  
* HCM là tượng trưng cho tinh hoa của DTVN, cho ý chí kiên cường, bất khuất  
của NDVN hàng ngàn năm lịch sử. Tấm gương đạo đức, nhân cách của HCM  
có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với NDVN và Thế giới.  
144  
6.2.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM  
a. Trung với nước,  
hiếu với dân  
Những phẩm chất đạo  
đức cơ bản của con  
người Việt Nam mới  
d. Tinh thần quốc tế  
thuỷ chung trong sáng  
b. Cần, kiệm, liêm,  
chính, chí công vô tư  
c. Yêu thương con  
người, sống có  
nghĩa tình  
145  
6.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC  
6.2.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM  
a. Trung với nước, hiếu với dân:  
* Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm  
chất đạo đức khác. Trung với nước gắn liền hiếu với dân.  
* HCM sử dụng hai khái niệm “trung”, “hiếu” với nội hàm mới. Trong đó:  
- Trung với nước = yêu nước, tuyệt đối trung thành với TQ, trung thành với  
sự nghiệp dựng nước và giữ nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho CM; là  
làm cho dân giàu, nước mạnh…  
- Hiếu với dân = Thương dân, tin dân, thân dân, học dân, kính trọng dân, lấy  
dân làm gốc, hết lòng hết sức phục vụ ND; phải thật sự tôn trọng quyền làm  
chủ của ND…  
146  
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:  
+ Phẩm chất đạo đức là nội dung cốt lõi của  
ĐĐCM, gắn liền với hoạt động hằng ngày của  
mỗi người, là đại cương đạo đức HCM  
CẦN  
CHÍ  
CÔNG VÔ  
TƯ  
CÁC  
ĐỨC  
TÍNH  
+ Là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của  
phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân"  
KIỆM  
+ Là những khái niệm đạo đức cũ được HCM  
tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những nội dung mới  
phù hợp với yêu cầu cách mạng  
CHÍNH  
LIÊM  
147  
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:  
+ Cần: siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, lao động cần cù,  
lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với  
tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng…  
+ Kiệm: tiết kiệm của cải, thời gian, công sức, "không xa xỉ,  
không hoang phí, không bừa bãi" không phô trương hình thức,  
không liên hoan, chè chén lu bù…  
+ Liêm: trong sạch, không tham lam, liêm khiết, tôn trọng của  
công và của dân, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng…  
148  
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:  
+ Chính: không tà, thẳng thắn, đứng đắn  
Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại”.  
Đối với người:… Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới.  
Thái độ phải chân thành, khiêm tốn,… Phải thực hành chữ Bác – Ái  
Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà  
+ Chí công vô tư: hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sức  
công bằng, không chút thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, của  
nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết.  
Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân  
Đối lập với “chí công vô tư” là “dĩ công vi tư”, đó là điều mà đạo đức mới  
đòi hỏi phải chống lại…  
149  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 38 trang Thùy Anh 13/05/2022 14840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_6_tu_tuong_ho_chi.pdf