Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay

Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn  
XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ  
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH  
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY  
Lê Đức Thọ  
Khoa Cơ bản, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng  
Email: ductho@danavtc.edu.vn  
Lịch sử bài báo  
Ngày nhận: 17/12/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 13/4/2021; Ngày duyệt đăng: 27/5/2021  
Tóm tắt  
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa tinh hoa văn  
hóa nhân loại, trên lập trường của Chủ nghĩa Mác - Lênin và từ thực tiễn hoạt động của Người. Đó là phong  
cách làm việc khoa học; phong cách làm việc dân chủ, tập thế; phong cách làm việc quần chúng và phong  
cách làm việc nêu gương. Qua đó, bài viết cũng chỉ ra giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của phong cách làm  
việc Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.  
Từ khóa: Cán bộ, đảng viên, phong cách làm việc, phong cách làm việc Hồ Chí Minh.  
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  
BUILDING A WORKING STYLE FOR CADRES  
AND PARTY MEMBERS FOLLOWING THAT OF HO CHI MINH  
IN THE COUNTRY’S CURRENT CONTEXT  
Le Duc Tho  
Faculty of Basic Education, Danang Vocational Training College  
Email: ductho@danavtc.edu.vn  
Article history  
Received: 17/12/2020; Received in revised form: 13/4/2021; Accepted: 27/5/2021  
Abstract  
Ho Chi Minh's working style is derived from the national traditional culture, inheriting the quintessence  
of human culture, on the stance of Marxism-Leninism and from the practice of his activities. This is a  
scientific working style, democratic, collective, public and exemplary. Thereby, the article also shows the  
theoretical and practical value of Ho Chi Minh's working style in building the working style for cadres and  
party members in the country’s current context.  
Keywords: Cadres and party members, Ho Chi Minh's working style, working style.  
Trích dẫn: Lê Đức Thọ. (2021). Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo phong cách làm việc Hồ  
Chí Minh ở nước ta hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 10(6), 114-120.  
114  
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 6, 2021, 114-120  
1. Đặt vấn đề  
PCLV Hồ Chí Minh được hình thành từ những  
cơ sở sau đây:  
Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh để lại  
cho những thế hệ đời sau nhiều bài học quý báu, trong  
đó có bài học: cách mạng là một khoa học, thực hành  
công việc là một khoa học. Nghĩa là làm cách mạng,  
2.1.1. Cơ sở lý luận  
PCLV Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những giá trị  
văn hóa truyền thống của dân tộc. Hồ Chí Minh đã  
thực hành công việc phải có phương pháp khoa học, kế thừa phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử  
dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Hồ  
Chí Minh đã hết sức khéo léo vận dụng các nguyên  
tắc biện chứng duy vật mác-xít song hành với các  
giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, đó là truyền thống  
“trọng dân”, “lấy dân làm gốc” trong thực hiện lãnh  
đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam.  
PCLV Hồ Chí Minh kế thừa những tinh hoa  
văn hóa của nhân loại. Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi  
và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông  
và phương Tây nên đã hình thành ở Người vốn hiểu  
biết sâu rộng. Hồ Chí Minh nhận thức được tầm  
quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học  
và thành thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa,  
Nga,... Hồ Chí Minh từng làm nhiều nghề để kiếm  
sống và đến đâu, Người cũng tìm hiểu, học hỏi văn  
hóa đến một mức khá uyên thâm. Hồ Chí Minh tiếp  
thu văn hóa một cách có chọn lọc, và Người đứng  
trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc để tiếp thu văn  
hóa nhân loại.  
lý thuyết khoa học thì mới thành công. Phong cách  
làm việc (PCLV) Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ  
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp  
thu giá trị của văn minh nhân loại, kế thừa tinh hoa  
của Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với những phẩm chất  
cá nhân Hồ Chí Minh. Đó là cách thức làm việc khoa  
học, cách mạng, hiện đại, trung thực, trách nhiệm,  
nêu gương, dân chủ,... PCLV Hồ Chí Minh là những  
bài học quý báu đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên  
và mọi tầng lớp nhân dân noi theo. Chính vì vậy, tìm  
hiểu về PCLV Hồ Chí Minh để rút ra giá trị vận dụng  
trong xây dựng PCLV cho đội ngũ cán bộ, đảng viên  
ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết  
2. Nội dung  
2.1. Cơ sở hình thành PCLV Hồ Chí Minh  
Qua nghiên cứu các tác phẩm, các bài viết, bài  
nói chuyện của Hồ Chí Minh cho thấy, Người thường  
dùng các thuật ngữ như: “cách làm việc”, “cách tổ  
chức”, “cách lãnh đạo”, “lối làm việc”, “tác phong”,  
“lề lối”, “kiểu cách”, “cách thức làm việc”, “cách làm  
khôn khéo”... để nói đến PCLV của đội ngũ cán bộ,  
đảng viên trong Đảng. Có thể thấy rằng, mặc dù Hồ  
Chí Minh dùng những thuật ngữ trên trong những  
hoàn cảnh cụ thể khác nhau nhưng về thực chất đó  
chính là quan điểm của Người về PCLV của người  
cán bộ, đảng viên.  
PCLV Hồ Chí Minh kế thừa quan điểm của  
Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng  
giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân. PCLV Hồ  
Chí Minh được bắt nguồn từ phương pháp luận của  
chủ nghĩa Mác - Lênin; phong cách ấy mang đậm  
hơi thở thực tiễn, có giá trị khoa học, cách mạng và  
nhân văn sâu sắc.  
2.1.2. Cơ sở thực tiễn  
PCLV Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng  
trong di sản vô giá mà Người đã để lại cho Đảng, dân  
tộc ta. Tổng hợp những bài viết, bài nói và từ trong  
thực tiễn làm việc Hồ Chí Minh, và từ những nghiên  
PCLV Hồ Chí Minh được hình thành qua quá  
trình hoạt động thực tiễn, chứa đựng tầm nhìn sâu  
rộng của Người đối với sự vận động của lịch sử trong  
thời đại mới. PCLV Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn  
cứu của các học giả về phong cách và PCLV Hồ Chí riêng, gắn liền với tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục  
đích sống của Người. Khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh đã  
sớm định hình một phong cách nền nếp, ngăn nắp,  
cần mẫn. Những năm tháng bôn ba nước ngoài, lăn  
lộn với cuộc sống của người lao động, hòa mình  
trong phong trào công nhân đã hình thành ở Người  
một PCLV khoa học, quý trọng thời gian và xắp xếp  
công việc hằng ngày một cách cụ thể, hợp lý.  
Minh, có thể quan niệm: PCLV Hồ Chí Minh là tập  
hợp những tác phong, lề lối, cung cách, cách thức  
làm việc của Người trong hoạt động công việc hàng  
ngày, trong hoạt động cách mạng, mang đặc trưng  
riêng của Hồ Chí Minh. “PCLV của Hồ Chí Minh  
không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm  
hóa cả trái tim con người. Qua PCLV của Hồ Chí  
Minh, mọi người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo  
của Đảng không phải chỉ bằng lý trí, mà còn bằng  
tình cảm sâu sắc của chính mình” (Đặng Xuân Kỳ,  
1997, tr. 179-180).  
2.1.3. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh  
Hồ Chí Minh là người có tình yêu quê hương,  
đất nước, yêu nhân dân sâu sắc, đồng thời, là người có  
chí hướng, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, lý  
115  
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn  
tưởng sống, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cứu dân,  
Theo Hồ Chí Minh, làm việc khoa học là phải  
cứu nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt xác định rõ phương hướng, mục đích. Trong nhiều  
Nam và nhân dân lao động toàn thế giới. Chí hướng tác phẩm, bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đều nhắc  
nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên và thanh  
niên rằng, làm bất cứ việc gì cũng phải xác định rõ  
phương hướng, mục đích. "Hăng hái không chưa đủ,  
phải có kế hoạch, có phương hướng. Trước khi làm  
một việc gì phải cẩn thận suy xét việc đó thành công  
thì ảnh hưởng thế nào, thất bại thì ảnh hưởng thế nào"  
(Hồ Chí Minh, 2011, tập 4, tr. 122). Người phê bình  
một số cán bộ, đảng viên trong làm việc và công tác  
chỉ quen ra lệnh, ra chỉ thị, thường cao giọng với mọi  
người phải thực hiện mục đích này, mục tiêu nọ, mà  
không tính đến điều kiện thực tế, thậm chí ra chỉ thị,  
mệnh lệnh xong rồi quên, chỉ ra lệnh cho người khác  
làm, mình không chịu làm bất cứ việc gì.  
ấy, niềm tin ấy bộc lộ ngay khi Người ra đi tìm đường  
cứu nước cho đến khi Người từ biệt chúng ta trở về  
cõi vĩnh hằng. Hồ Chí Minh luôn có cách nhìn, quan  
niệm đúng đắn sáng tạo, biện chứng về sự vật, hiện  
tượng, con người, nhất là những vấn đề có liên quan  
đến sự nghiệp cách mạng.  
Như vậy, có thể thấy, PCLV của Người chứa  
đựng những đặc trưng mới, độc đáo, riêng có của  
Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp những nguyên tắc  
phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa  
Mác - Lênin với những nhân tố duy vật biện chứng  
của triết học phương Đông và Việt Nam để tổ chức,  
xây dựng và tạo lập nên những nhân tố bảo đảm cho  
sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. PCLV Hồ Chí  
Minh là những bài học quý báu đối với cán bộ, đảng  
viên và nhân dân, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân,  
toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị  
quyết Trung ương số 04-NQ/TW về “Tăng cường xây  
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái  
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu  
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”  
gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016  
của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo  
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.  
Hồ Chí Minh làm việc theo chương trình, kế  
hoạch công tác cụ thể, chi tiết hằng năm, quý, tháng,  
tuần, từ dài hạn, trung hạn, đến ngắn hạn. Theo Người,  
chương trình, kế hoạch làm việc cần khoa học, cụ  
thể, chi tiết, không nên tham lam, thiết thực, vừa  
sức. Người yêu cầu, cần đặt kế hoạch cho sát hợp.  
Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ  
không phải để chiêm ngưỡng, tránh tình trạng “đánh  
trống bỏ dùi”. Người nhấn mạnh khi xây dựng chương  
trình, kế hoạch làm việc cần phải cụ thể, thiết thực,  
rõ ràng, đúng mực, phù hợp với điều kiện và hoàn  
cảnh thực tế; đồng thời phải làm cho từng người, từng  
gia đình, từng đơn vị được bàn bạc kỹ lưỡng để họ  
nắm vững, khi đã hiểu thấu đáo rồi thì họ sẽ tự giác  
và vui vẻ thực hiện. Ngoài ra, khi đặt chương trình,  
kế hoạch phải tuyệt đối tránh đơn giản, sơ sài, qua  
loa, đại khái, đồng thời cũng tránh đặt quá cao, quá  
phiền phức, miễn cưỡng. Người nói: Kế hoạch đặt  
ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải  
để chiêm ngưỡng, để đánh trống bỏ dùi. Nói tóm lại,  
kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm  
kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không  
2.2. Đặc trưng PCLV Hồ Chí Minh  
2.2.1. PCLV khoa học  
Theo Hồ Chí Minh, làm việc khoa học là "làm  
việc đúng hơn, khéo hơn" (Hồ Chí Minh, 2011, tập  
5, tr. 272-273), làm việc có kết quả; còn làm việc  
không có khoa học tức là làm việc "không đúng,  
không khéo", tùy tiện, gặp đâu làm đấy, nên thường  
mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm, hoặc không có kết  
quả, thậm chí thất bại. PCLV khoa học đòi hỏi khi  
xem xét và quyết định mọi việc đều phải điều tra,  
nghiên cứu, phân tích toàn diện, phải tôn trọng quy thực hiện được.  
trình ra quyết định, tranh thủ ý kiến của tập thể lãnh  
đạo và quần chúng. Làm việc phải cụ thể, kịp thời,  
thiết thực, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đi sâu,  
đi sát, phải kiểm tra để nắm người, nắm việc, nắm  
tình hình. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc là "phải  
chân đi, mắt thấy, tai nghe, óc nghĩ, miệng nói, tay  
làm” (Hồ Chí Minh, 2011, tập 5, tr. 126); phải cẩn  
thận mà nhanh nhẹn; phải làm đến nơi đến chốn; phải  
biết động viên mọi người, những bộ phận giúp việc,  
những người cộng sự.  
Làm việc khoa học đòi hỏi người cán bộ phải có  
cách đánh giá đúng người, đúng việc, sắp xếp công  
việc cho hợp lý. PCLV khoa học của Hồ Chí Minh  
đối lập hoàn toàn với lề lối, cách thức làm việc mang  
nặng cảm tính chủ quan, phất phơ cốt cho hết ngày  
không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả công việc;  
làm việc một cách tự do, tùy tiện, gặp chăng hay  
chớ, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu kế hoạch; thiếu  
ngăn nắp, luộm thuộm, lề mề, chậm chạp, không coi  
trọng thời gian, lãng phí sức người sức của; làm việc  
116  
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 6, 2021, 114-120  
thiếu cụ thể thiết thực; thiếu tầm nhìn xa trông rộng... kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình  
Những biểu hiện như thế đã được Hồ Chí Minh chỉ với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người  
ra và yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải kiên quyết khắc cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng,  
phục sửa chữa.  
sẵn sàng đóng góp ý kiến. Làm việc dân chủ là phải  
sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện  
vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt đời sống  
nhân dân; tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng  
nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng  
của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần  
chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.  
Hồ Chí Minh luôn suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới  
trong công việc, không cứng nhắc, bảo thủ, đóng  
khung, cố chấp, mà rất linh hoạt, mềm dẻo khi xử  
lý, giải quyết từng vấn đề, sự việc cụ thể. Một ví dụ  
để minh chứng cho nhận định trên: Khi dự thảo công  
văn cho Bác, anh em giúp việc thường dựa vào các  
văn bản cũ đã được Người duyệt để làm theo. Không  
ngờ, có lần Người lại sửa khác đi. Anh em giúp việc  
có ý thanh minh: Thưa Bác, cháu thấy trong văn bản  
trước Bác đã thông qua một câu như vậy rồi ạ. Người  
nói, lần trước Bác chưa nghĩ ra, lần này Bác thấy phải  
sửa tiếp cho tốt hơn (Ban Tuyên giáo Trung ương,  
2016, tr. 105). Có thể thấy, PCLV của Người là luôn  
đổi mới, sáng tạo, không cứng nhắc, không chấp nhận  
tư duy lối mòn, kinh nghiệm chủ quan, không bảo  
thủ, mà hướng tới sự mới mẻ, hiệu quả để ngày càng  
đạt kết quả tốt hơn. Người nói: “Tư tưởng bảo thủ  
là sợi dây cốt tay, cột chân người ta,... Muốn tiến bộ  
thì phải có tinh thần mạng dạn, dám nghĩ, dám làm”  
(Hồ Chí Minh, 2011, tập 4, tr. 26).  
2.2.3. PCLV quần chúng  
Hồ Chí Minh luôn chăm lo tăng cường mối liên  
hệ với quần chúng và xem đó là nguồn sức mạnh  
tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bác  
nói: “Nước lấy dân làm gốc”, “Gốc có vững thì cây  
mới bền; Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”; “Bao  
nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của  
quần chúng. Vì vậy cách tổ chức và cách làm việc nào  
không phù hợp với quần chúng, thì ta phải bỏ hoặc  
sửa lại…..” (Hồ Chí Minh, 2011, tập 5, tr. 247). Hồ  
Chí Minh cũng thường yêu cầu cán bộ, đảng viên  
"phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng".  
Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có PCLV  
quần chúng, xuất phát từ vấn đề có tính nguyên tắc  
về vai trò của quần chúng nhân dân: “Dễ mười lần  
không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng  
xong” (Hồ Chí Minh, 2011, tập 15, tr. 280). PCLV  
quần chúng yêu cầu người cán bộ phải gần gũi quần  
chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần  
chúng. Người cán bộ phải thường xuyên đi xuống cơ  
sở mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống,  
tâm tư, nguyện vọng của quần chúng.  
2.2.2. PCLV dân chủ, tập thể  
Hồ Chí Minh thường xuyên có PCLV tập thể và  
dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát  
huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy càng thấm  
sâu vào suy nghĩ và hành động của Người. Làm việc  
dân chủ được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ.  
Từ soạn thảo Tuyên ngôn độc lập đến viết một bài  
báo,... Người đều tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị,  
hay những người xung quanh. Người tuân thủ chặt  
chẽ quy trình ra quyết định. Mọi vấn đề về kinh tế,  
chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật,…  
Người đều dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong  
bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ,  
trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách  
của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải được cân  
nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải  
thay đổi, bổ sung.  
PCLV quần chúng của cán bộ, đảng viên thể hiện  
rõ trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người cán  
bộ phải giản dị, hòa đồng với quần chúng, không cho  
phép mình hưởng điều gì có tính chất “đặc quyền, đặc  
lợi”. Người cảnh tỉnh những suy nghĩ lệch lạc trong  
cán bộ, rằng “phải ăn mặc bảnh mới giữ được oai tín,  
giữ được thể diện”. Khi người cán bộ thấm nhuần tác  
phong quần chúng, họ sẽ được quần chúng nhân dân  
yêu thương, tin cậy, ủng hộ và khi đó, việc gì họ làm  
cũng thành công. Hồ Chí Minh không chỉ nói, viết để  
giáo dục cán bộ về PCLV sát quần chúng, hợp quần  
Người có tác phong làm việc dân chủ là người  
thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân  
phụ trách” để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của chúng mà Người đã thể hiện phong cách đó một cách  
nhiều người. Có công to, việc lớn gì cũng phải bàn mẫu mực để mọi người học tập và làm theo. Thực tế  
bạc kỹ lưỡng trong tập thể rồi mới ra quyết định và cho thấy, nhờ PCLV sát hợp quần chúng mà Hồ Chí  
động viên tất cả mọi người tích cực thực hiện. Người Minh đã "đưa chính trị vào giữa dân gian", hòa mình  
có tác phong làm việc dân chủ sẽ không bao giờ “độc với quần chúng để nghe được những điều quần chúng  
tôn chân lý” mà ngược lại, họ thành thực trưng cầu ý nói, thấu hiểu quần chúng để lãnh đạo họ.  
117  
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn  
2.2.4. PCLV nêu gương  
cán bộ phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo  
đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân,  
làm việc miệt mài, tận tâm, tận lực với công việc.  
Có như thế, mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện tác  
phong làm việc khoa học và có hiệu quả thiết thực  
cho công tác cách mạng, góp phần thực hiện thắng  
lợi việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong  
cách Hồ Chí Minh.  
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên đều  
phải làm gương trong mọi công việc, từ nhỏ đến lớn,  
thể hiện thường xuyên về mọi mặt; phải cần, kiệm,  
liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm.  
Người yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên đều phải  
nêu gương về đạo đức. Trước hết, mình phải tự làm  
gương, cán bộ “gắng làm gương trong anh em, và khi  
đi công tác, gắng làm gương cho dân”. Hồ Chí Minh  
cho rằng, cần nêu gương trên ba mối quan hệ với  
mình, với người, với việc. Đối với mình phải không  
tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo, luôn học tập cầu tiến  
bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi  
điều dở của bản thân; phải tự phê bình mình như rửa  
mặt hằng ngày. Đối với người, luôn giữ thái độ chân  
thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá,  
lừa lọc, khoan dung, độ lượng. Đối với việc, dù trong  
hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi  
thượng”, đặt việc công lên trên, lên trước việc tư.  
2.3. Giá trị của PCLV Hồ Chí Minh trong  
xây dựng PCLV cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở  
nước ta hiện nay  
2.3.1. Giá trị lý luận  
PCLV Hồ Chí Minh chứa đựng phương pháp  
luận của tư tưởng và phương pháp cách mạng Hồ Chí  
Minh. PCLV của Người được hình thành qua quá  
trình hoạt động thực tiễn, chứa đựng tầm nhìn sâu  
rộng của Hồ Chí Minh đối với sự vận động của lịch  
sử trong thời đại mới. Nó được bắt nguồn từ phương  
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; phong cách ấy  
mang đậm hơi thở thực tiễn, có giá trị khoa học, cách  
Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết gương mẫu mọi  
nơi, mọi lúc, trong công việc cũng như trong cuộc mạng và nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong PCLV  
sống đời thường. Người giải thích cho cán bộ về nghĩa của Người chứa đựng những đặc trưng mới, độc đáo,  
vụ “đi đầu” của người cán bộ: “Không ai bắt buộc ai riêng có của Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp những  
nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật của  
chủ nghĩa Mác - Lênin với những nhân tố duy vật  
biện chứng của triết học phương Đông và Việt Nam  
để tổ chức, xây dựng và tạo lập nên những nhân tố  
bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.  
vào Đảng làm chiến sỹ xung phong. Đó là do sự “tự  
giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện  
làm đảng viên, làm chiến sỹ xung phong. Đã vậy, thì  
mỗi người đảng viên phải cố gắng cho xứng đáng là  
một người trong những người đại biểu của dân tộc”  
(Hồ Chí Minh, 2011, tập 5, tr. 293). Hồ Chí Minh  
cho rằng, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi  
với làm. Nói đi đôi với làm không chỉ là một chuẩn  
mực trong đạo đức truyền thống mà còn là chuẩn mực  
đạo đức công vụ tối thiểu. Với cán bộ, đảng viên, sự  
thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đạo đức  
và nêu gương đạo đức cần đạt tới sự nhất quán trong  
công việc và trong đời sống riêng, giữa đạo đức người  
lãnh đạo và đạo đức đời thường. Địa vị càng cao, uy  
Trong PCLV Hồ Chí Minh, chúng ta học được  
phương pháp tư duy sáng tạo, bổ sung vào lý luận  
mà không đi theo lối mòn khô cứng của lý luận, nhất  
là trong công tác cán bộ. Rõ ràng, trong PCLV Hồ  
Chí Minh rất sâu sắc, rất thấu lý đạt tình, đạt nghĩa,  
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đó chính  
là tầm cao tư tưởng, với tư duy biện chứng sâu sắc,  
với tấm lòng bao dung, độ lượng và tình yêu bao la  
Hồ Chí Minh dành cho dân tộc Việt Nam. PCLV Hồ  
tín càng lớn, càng phải ra sức hoàn thiện về đạo đức, Chí Minh không chỉ tác động đến nhận thức mà còn  
thống nhất giữa nói và làm. Người đòi hỏi mỗi cán có sức cảm hoá con người, là phong cách của một vĩ  
nhân nhưng lại không xa lạ, khác thường mà rất gần  
gũi, ai cũng có thể học tập và làm theo.  
bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và  
lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với  
làm để quần chúng noi theo.  
2.3.2. Giá trị thực tiễn  
Như vậy, mỗi tác phong đều phản ánh một khía  
cạnh riêng trong việc tiến hành và giải quyết công  
việc của Người, song nó gắn bó chặt chẽ với nhau  
tạo nên một tác phong làm việc khoa học, hiệu quả.  
Đó chính là tác phong Hồ Chí Minh. Học tập và làm  
theo PCLV của Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi đảng viên,  
Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về PCLV  
khoa học; PCLV dân chủ, tập thể; PCLV quần chúng  
và PCLV nêu gương. Phong cách của Người không  
chỉ là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người  
cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho  
các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.  
118  
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 6, 2021, 114-120  
PCLV Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong việc  
quá trình học tập và làm theo để có những cách thức,  
biện pháp xử lý hiệu quả, chuyển hóa PCLV của Bác  
vào một công việc cụ thể, tránh tình trạng xây dựng kế  
hoạch một cách qua loa, đại khái, xây dựng cho xong.  
Ba là, hoàn thiện các quy định, chuẩn mực về lề  
xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách  
mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh  
còn chỉ rõ, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và  
PCLV của người cán bộ, đảng viên có mối quan hệ với  
nhau và thường xuyên thâm nhập vào nhau, chuyển  
hóa, hỗ trợ, tạo tiền đề cho nhau và là điều kiện của  
nhau. Phẩm chất, năng lực là cơ sở nền tảng, quyết  
định sự hình thành, phát triển và không ngừng hoàn  
thiện PCLV. Người coi phẩm chất chính trị, đạo đức  
là cái gốc, là cơ sở nền tảng, là những yếu tố quan  
trọng tạo nên năng lực và PCLV. Do đó, nếu phẩm  
chất, năng lực người đó yếu kém thì không thể có lối  
làm việc, phương pháp làm việc, cách thức làm việc  
tốt. Mặt khác, cán bộ, đảng viên làm việc không đúng,  
không khéo thì sẽ còn nhiều khuyết điểm, khuyết điểm  
nhiều thì thành tích ít, khuyết điểm ít thì thành tích  
nhiều. Như vậy, chất lượng của người cán bộ, đảng  
viên chân chính đó là sự thống nhất biện chứng giữa  
phẩm chất đạo đức, PCLV và được thể hiện ra ở kết  
quả hoàn thành nhiệm vụ.  
lối, phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản  
lý từng cấp, từng ngành, từng đơn vị... làm cơ sở cho  
đánh giá, giám sát, quản lý cán bộ, đảng viên. Phải  
tiếp tục cụ thể hóa để đo lường được lề lối, phong  
cách của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng cấp,  
từng ngành, từng đơn vị một cách phù hợp, làm cơ  
sở cho đánh giá, phân loại và giám sát cán bộ. Các  
quy định, chuẩn mực phải được cụ thể hóa dựa trên  
các nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá  
nhân phụ trách; các cơ chế phân quyền, trao quyền,  
ủy quyền, tản quyền,... phù hợp với từng cấp, từng  
ngành, từng loại hình hoạt động lãnh đạo và quản lý.  
Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể và  
cá nhân, cấp trên và cấp dưới, người chủ trì và người  
phối hợp, người chịu trách nhiệm chính và người hiệp  
quản, trình tự, thủ tục, thời gian... khi giải quyết một  
công việc cụ thể, đặc biệt là những công việc đòi hỏi  
phải phối hợp nhiều người, nhiều đơn vị tham gia. Hệ  
thống thể chế đó phải bảo đảm đồng bộ, liên thông  
giữa quy định của Đảng với luật pháp của Nhà nước.  
Bốn là, đổi mới quy trình của công tác cán bộ  
Để xây dựng lề lối, phong cách làm việc khoa  
học, dân chủ, chuyên nghiệp đối với cán bộ lãnh đạo,  
quản lý, bên cạnh những giải pháp chung, như thực  
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh  
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  
Hồ Chí Minh một số giải pháp cụ thể:  
hướng vào hoàn thiện lề lối, phong cách làm việc của  
cán bộ, đặc biệt là xây dựng phong cách làm việc khoa  
học, dân chủ, chuyên nghiệp. Mỗi khâu khác nhau của  
công tác cán bộ đều tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp  
vào hình thành và điều chỉnh lề lối làm việc, phong  
cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ. Ở khâu tuyển dụng  
cán bộ, vấn đề đặt ra không chỉ để sát hạch trình độ,  
kiến thức, kỹ năng xử lý các công việc chuyên môn  
mà còn phải coi trọng cả tác phong công vụ, cách thức  
xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khả năng  
đề ra và tuân thủ quy trình giải quyết công việc, năng  
lực làm việc nhóm và hợp tác, khả năng huy động và  
phân bổ nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực, tin lực,  
thời gian) cho tổ chức thực hiện, khả năng đối thoại  
với người có ý kiến khác... Ở khâu đánh giá cán bộ,  
phải thường xuyên đối chiếu thái độ, hành vi, phương  
pháp công tác trong thực tế hằng ngày với các tiêu chí  
được xây dựng trên khung lý thuyết làm công cụ đo  
lường để phân loại cán bộ sát đúng. Chính ở hành vi,  
thái độ, lề lối, tác phong, phương pháp công tác mới  
biểu hiện rõ nét chất lượng cán bộ, kiểm chứng tính  
nhất quán giữa tư tưởng và hành động, lời nói và việc  
làm, hình thức và nội dung,... nhờ đó khắc phục được  
tình trạng đánh giá “định tính” trừu tượng đối với các  
tiêu chuẩn thuộc về phẩm chất chính trị tư tưởng.  
Một là, tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng  
viên nhận thức rõ sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của  
việc rèn luyện PCLV Hồ Chí Minh, thấy được giá trị  
khoa học và thực tiễn của PCLV Hồ Chí Minh, hiện  
thực hóa phong cách Hồ Chí Minh thành nhu cầu và  
hoạt động tự thân của người cán bộ, đảng viên. Nâng  
cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên về học  
tập và làm theo PCLV Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng  
viên cần tích cực, tự giác trong học tập và làm theo  
PCLV Hồ Chí Minh, có ý chí phấn đấu, luôn nghiêm  
khắc và yêu cầu cao với chính mình, luôn biết đặt cho  
mình những mục tiêu đúng trong phấn đấu học tập,  
làm theo PCLV Hồ Chí Minh, gắn với cam kết giữ  
gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện  
suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội  
bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.  
Hai là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp  
rèn luyện để xây dựng PCLV của cán bộ, đảng viên  
theo PCLV Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch học tập  
và làm theo một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng và quyết  
tâm thực hiện theo kế hoạch đã xác định để học tập và  
rèn luyện hiệu quả. Từ kế hoạch đã được xây dựng, mỗi  
cán bộ, đảng viên đề ra những khâu, những bước học  
tập và làm theo, dự kiến tình huống có thể xảy ra trong  
119  
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn  
Năm là, phát huy dân chủ, thực hiện tốt công tác mạnh mẽ trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên  
giám sát của nhân dân và ứng dụng khoa học - công đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.  
Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và  
sức chiến đấu của các tổ chức đảng, củng cố niềm tin  
của nhân dân đối với Đảng - vấn đề cốt tử của Đảng  
ta trên cương vị cầm quyền.  
nghệ trong việc xây dựng PCLV của cán bộ, đảng  
viên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Huy  
động nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ và  
đổi mới công tác cán bộ; lấy ý kiến của quần chúng  
bằng nhiều cách khác nhau đối với các khâu tuyển  
dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, phân loại cán  
bộ; phát huy nhân dân rộng rãi tham gia giám sát lề  
lối, phong cách của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.  
Định hướng cho báo chí tham gia nhiều hơn vào tổng  
kết các mô hình nhân cách, gương điển hình tiên tiến  
có lề lối, phong cách làm việc khoa học, dân chủ,  
chuyên nghiệp để cổ vũ, phổ biến, nhân rộng. Đồng  
thời, báo chí có trách nhiệm phản biện, phê bình đối  
với những lề thói lạc hậu, phong cách quan liêu, hách  
dịch đi ngược lại lợi ích của nhân dân và cản trở tiến  
bộ xã hội. Cùng với phát huy vai trò của báo chí cần  
phải ứng dụng tốt hơn thành tựu khoa học - công nghệ  
vào lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là ứng dụng công nghệ  
thông tin để minh bạch hóa thái độ và hành vi công  
vụ của cán bộ, công chức khi thực hiện các quy trình  
giải quyết công việc, nhờ đó mà người dân có điều  
kiện giám sát cụ thể.  
Sáu là, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý  
thức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Phát huy  
tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của Hồ Chí  
Minh cần xuất phát từ tinh thần tự giác, sự thôi thúc  
của con tim, từ danh dự và lương tâm của chính bản  
thân mỗi người. Làm việc với một niềm hăng say,  
phấn khởi, tin tưởng, hạnh phúc, với mong muốn được  
cống hiến, đóng góp vào sự phát triển của cơ quan,  
đơn vị, tổ chức. Cần nhận thức rõ rằng, trở thành một  
cán bộ, công chức, một đảng viên là niềm vinh dự,  
tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn.  
Do đó, mỗi người cần phải cố gắng, phấn đấu, rèn  
luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, năng lực chuyên  
môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được tổ chức phân  
công, giao phó. Mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức  
rèn luyện phương pháp, tác phong làm việc khoa học,  
thiết thực, hiệu quả.  
3. Kết luận  
Như vậy, Hồ Chí Minh có PCLV khoa học;  
PCLV dân chủ, tập thể; PCLV quần chúng; PCLV  
nêu gương. PCLV Hồ Chí Minh là một trong những  
tài sản quý báu trong toàn bộ di sản của Người để lại  
cho dân tộc ta. Học tập và làm theo PCLV Hồ Chí  
Minh không chỉ mang tính lý luận mà còn có giá trị  
thực tiễn vô cùng phong phú cho cán bộ, đảng viên  
trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, mỗi cán bộ,  
đảng viên cần phải nhận thức sâu sắc giá trị lý luận và  
thực tiễn của PCLV Hồ Chí Minh, luôn đổi mới nội  
dung, hình thức, phương pháp rèn luyện theo PCLV  
Hồ Chí Minh. Hoàn thiện các quy định, chuẩn mực về  
lề lối làm việc tại các cơ quan, đơn vị; đổi mới các quy  
trình của công tác cán bộ; phát huy dân chủ, thực hiện  
tốt công tác giám sát của nhân dân, ứng dụng khoa  
học – công nghệ trong việc xây dựng PCLV của cán  
bộ, đảng viên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp  
4.0. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao  
ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn có  
ý thức phấn đấu hoàn thành công việc./.  
Tài liệu tham khảo  
Ban Tuyên giáo Trung ương. (2016). Những nội dung  
cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ  
Chí Minh. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia -  
Sự thật.  
Đặng Xuân Kỳ. (Chủ biên). (2010). Phương pháp và  
phong cách Hồ Chí Minh. Hà Nội: NXB Chính  
trị Quốc gia.  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 4. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 5. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 6. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 8. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 10. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 12. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
Tóm lại, học tập PCLV Hồ Chí Minh có ý nghĩa  
rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai  
đoạn hiện nay, nhất là trong khi toàn Đảng, toàn dân  
và toàn quân đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư  
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong tình  
hình hiện nay, việc học tập, rèn luyện theo PCLV Hồ  
Chí Minh là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ chính  
trị quan trọng của mỗi tổ chức Đảng, là trách nhiệm  
của mỗi cán bộ, đảng viên tạo nên sự chuyển biến  
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 15. Hà Nội: NXB  
Chính trị quốc gia - Sự thật.  
120  
pdf 7 trang Thùy Anh 12/05/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_phong_cach_lam_viec_cho_doi_ngu_can_bo_dang_vien_th.pdf