Vận dụng lý thuyết về địa tô trong quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA TÔ  
TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM  
PGS.TS. Phạm Văn Khôi  
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân  
Lời mở đầu  
Đất đai là phạm trù xuất hiện với tư cách là những yếu tố kinh tế của thị trường  
BĐS ở Việt Nam những năm cuối của thế kỷ XX, qua các giai đoạn tự phát trước năm  
1993, bùng nổ sôi động những năm 1999 - 2003, ngưng trệ (đóng băng) những năm 2004  
- 2006 và giai đoạn phục hồi những năm 2007 đến nay của thị trường bất động sản (BĐS)  
nói chung, thị trường đất đai nói riêng. Sự xuất hiện của đất đai vào thị trường BĐS đã  
góp phần quan trọng vào việc huy động nguồn vốn lớn từ các BĐS, nhất là đất đai vào  
phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả tài sản quý,  
trước hết là đất đai và các loại công sản khác thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại  
diện chủ sở hữu, kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách... Phát triển  
và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS, trong đó có đất đai sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc  
ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân cả ở đô thị và nông thôn, về gia tăng hiệu quả  
sử dụng đất và giảm thiểu các tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất đai. Trên thực tế, sự  
phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam đã bước đầu phát huy được những vai trò to lớn  
của thị trường đối với nền kinh tế.  
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, thị trường BĐS, nhất là thị trường  
quyền sử dụng đất ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều vấn đề tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh  
tế. Trong thời gian ngắn sự phát triển từ trạng thái nóng, bong bóng chuyển sang trầm  
lắng, đóng băng đã gây nhiều hệ lụy đến nền kinh tế nói chung, nhiều nhà kinh doanh  
BĐS nói riêng. Trong hàng loạt nguyên nhân, việc vận dụng các nguyên lý của kinh tế  
thị trường vào quản lý và sử dụng đất đai là một trong các nguyên nhân khiến thị trường  
BĐS phát triển thiếu bền vững, hiệu quả thấp. Bài viết đi sâu vào phân tích sự vận dụng  
lý thuyết về địa tô trong quản lý và kinh doanh BĐS nói chung, đất đai nói riêng để là rõ  
nhận định đó.  
1. Những lý thuyết cơ bản về địa tô và phân loại địa tô  
1.1. Những lý thuyết về địa tô của các nhà kinh tế học cổ điển  
Theo các nhà kinh tế chính trị học cổ điển, địa tô là một phạm trù kinh tế gắn liền  
đất đai và tồn tại trong chế độ sở hữu đất đai, ở đó có sự tách rời giữa quyền sở hữu và  
quyền sử dụng đất. Địa tô hiểu theo nghĩa chung nhất là các chi phí phải thanh toán để sử  
dụng đất vào các hoạt động kinh tế, xã hội, là một dạng hình đặc trưng của thu nhập mà  
chủ sở hữu đất nhận được khi cho thuê đất; ngày nay thường gọi là phí sử dụng đất. Ngoài  
việc nghiên cứu địa tô trong sử dụng đất đối với ngành nông nghiệp, các nhà kinh tế học  
cổ điển đã nghiên cứu sang địa tô khu vực xây dựng. Địa tô khu vực xây dựng cũng là sự  
thực hiện quyền sở hữu đất đai về kinh tế; địa tô đất xây dựng cũng tồn tại địa tô cấp sai  
213  
mà loại "địa tô cấp sai này" cũng "tuân thủ quy luật địa tô cấp sai nông nghiệp.  
Về mặt kinh tế, người sử dụng đất (thuê đất) phải trả địa tô cho chủ đất trước hết là  
vì quyền sở hữu về pháp lý cho phép chủ đất có quyền năng về sử dụng và khai thác mảnh  
đất và cho phép người khác sử dụng phần đất của mình trên cơ sở phân chia lợi ích. Thứ  
hai lợi nhuận siêu ngạch là kết quả chênh lệch được tạo ra do sử dụng đất so với các tài  
sản khác và giữa các loại đất khác nhau.  
Về mặt bản chất, giá trị của địa tô gắn liền với việc sử dụng đất vào các hoạt động  
kinh tế, xã hội. Do các đặc điểm về chất lượng của đất nên sử dụng đất vào các hoạt động  
kinh tế, xã hội sẽ tạo ra giá trị gia tăng và chất lượng khác nhau sẽ tạo ra giá trị gia tăng  
khác nhau. Tuy nhiên, giá trị gia tăng do sử dụng đất trong các hoạt động kinh tế, xã hội  
rất khó nhận diện. Vì vậy, việc nhận diện giá trị gia tăng do sử dụng đất thông qua phạm  
trù lợi nhuận. Người ta chỉ có thể nhìn thấy chúng khi có sự so sánh giữa lợi nhuận sử  
dụng đất với lợi nhuận không sử dụng đất.  
Về mặt nguồn gốc, địa tô hay khoản chênh lệch giá trị gia tăng do sử dụng đất vào  
các hoạt động kinh tế, xã hội do các nguồn gốc khác nhau. Căn cứ vào nguồn gốc hình  
thành, có thể phân địa tô thành các loại sau:  
(1) Địa tô tuyệt đối: Đây là loại địa tô mà người sử dụng đất, trước hết là các nhà  
tư bản kinh doanh nông nghiệp nhất thiết phải nộp cho chủ sở hữu đất, chủ yếu là địa chủ  
khi thuê quyền sử dụng đất để kinh doanh nông nghiệp.  
Về nguồn gốc của địa tô tuyết đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp  
thường thấp hơn trong công nghiệp. Vì vậy, với một lượng tư bản ứng ra như nhau, có tỉ  
suất giá trị thặng dư như nhau, nhưng giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp bao  
giờ cũng cao hơn trong công nghiệp. Sự chênh lệch của giá trị thặng dư là do trong đất  
có độ phì tự nhiên, những yếu tố dinh dưỡng được tạo ra từ tự nhiên, được sử dụng vào  
quá trình tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nếu không có chúng người kinh doanh nông  
nghiệp phải bỏ ra chi phí để đầu tư. Như vậy, kinh doanh nông nghiệp trên đất luôn chi  
ra các khoản chi phí thấp hơn chi phí cần đầu tư khi kinh doanh không phải trên đất. Sự  
chệnh lệch đó chuyển thành lợi nhuận siêu ngạch giữa kinh doanh nông nghiệp so với  
kinh doanh phi nông nghiệp và đó chính là địa tô tuyệt đối.  
Điều kiện để có địa tô tuyệt đối là có sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền sử  
dụng đất, tạo nên sự cần thiết phải phân chia và trả lại lợi ích tạo ra từ địa tô tuyệt đối cho  
chủ đất. Nếu chủ đất là người sử dụng đất, đương nhiên phần này thuộc họ, vì thế địa tô  
tuyệt đối xuất hiện và tồn tại là không cần thiết.  
(2) Địa tô chênh lệch: Địa tô chênh lệch là địa tô được tạo ra bởi sự chênh lệch  
giữa lợi nhuận từ sự kinh doanh đất có những điều kiện khác nhau. Trong đó có sự chênh  
lệch do tự nhiên mang lại và chênh lệch do con người tạo ra, căn cứ vào đó có thể phân  
thành địa tô chênh lệch 1 và địa tô chênh lệch 2.  
- Địa tô chênh lệch I: Địa tô chênh lệch I là khoản chênh lệch lợi nhuận được tạo  
ra do kinh doanh trên những mảnh đất có điều kiện chất về lượng và vị trí địa lý thuận lợi  
214  
hơn do các yếu tố tự nhiên mang lại của những người kinh doanh cùng loại (cùng sản  
xuất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp). Tức là nhờ chất lượng tốt, vị trí thuận lợi người  
sản xuất nông nghiệp hay phi nông nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn người sản  
xuất nông nghiệp hay phi nông nghiệp khác.  
Điều kiện ra đời và tồn tại của địa tô chênh lệch I: Sự xuất hiện của địa tô chênh  
lệch 1 do: (1) Có sự chênh lệch về các điều kiện tự nhiên của đất đai mà các chênh lệch  
đó phải dẫn đến chênh lệch về năng suất ruộng đất, về giá trị các sản phẩm phi nông  
nghiệp, trước hết là các công trình BĐS trên đất khác nhau. (2) Cần có sự tách rời giữa  
quyền sở hữu và quyền sử dụng đất như điều kiện của địa tô tuyệt đối. (3) Giá cả sản  
phẩm tạo ra từ đất, trước hết là giá cả nông sản sản xuất ra cần được tính trên loại đất có  
chất lượng xấu. Điều này một mặt tạo sự chênh lệch lợi nhuận giữa đất xấu với đất tốt;  
mặt khác đây cũng là điều kiện để đưa đất xấu vào các hoạt động kinh tế, xã hội, khi  
nguồn tài nguyên đất có hạn về số lượng, cần phải khuyến khích các nhà kinh doanh cả  
trên đất xấu và đất tốt.  
- Địa tô chênh lệch II: Địa tô chênh lệch II là phần lợi nhuận chênh lệch thu được  
từ việc đầu tư thêm của người sử dụng đất tạo ra. Về mặt bản chất địa tô chênh lệch II là  
phần lợi nhuận tăng thêm do tư thâm canh, khai thác thế mạnh phù hợp và đầu tư nhiều  
hơn để tạo ra nguồn thu trên cùng một đơn vị đất đai. Trên thực tế rất khó phân biệt giữa  
địa tô chênh lệch I và chênh lệch II. Giữa địa tô chênh lệch 1 và địa tô chênh lệch 2 có  
nguồn gốc khác nhau, người được hưởng thụ khác nhau nhưng biểu hiện của nó đều là  
phần lợi nhuận tăng thêm nếu xét trên cùng một mảnh đất.  
Địa tô chênh lệch I là tiền đề điều kiện để thu địa tô chênh lệch II. Ở những vùng có lợi  
thế, có địa tô chênh lệch I, người sử dụng đất cần đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo ra địa tô  
chênh lệch 2 . Như vậy nếu không có địa tô 1 thì sẽ không có điều kiện để phát triển địa tô 2.  
Và ngược lại khi đầu tư tạo ra địa tô chênh lệch 2 thì sẽ làm cho vị thế điều kiện của đất đai  
thay đổi, do đó sẽ làm tăng địa tô chênh lệch 1. Như vậy, địa tô chênh lệch I và địa tô chênh  
lệch 2 sẽ tác động lẫn nhau, hỗ trợ để cùng làm tăng địa tô chênh lệch, tạo nên giá trị gia tăng  
trong quá trình sử dụng đất. Tuy nhiên, sự chuyển hóa giữa địa tô chênh lệch I và địa tô chênh  
lệch II lại nảy sinh ra mâu thuẫn giữa người sở hữu và người sử dụng đất. Mâu thuẫn đó cần  
được giải quyết nếu không cả địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều bị triệt tiêu trong  
quá trình nảy sinh lợi ích nhóm và các nhóm lợi ích.  
1.2. Những lý thuyết về địa tô của các nhà kinh tế học tân cổ điển  
Lý luận địa tô của chủ nghĩa tân cổ điển phương Tây đã mở rộng lý thuyết địa tô  
của các nhà kinh tế học cổ điển từ sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp,  
trước hết là đất đô thị và đất xây dựng các công trình hạ tầng theo các hình thức đổi đất  
lấy cơ sở hạ tầng... Theo đó, các lý luận của địa tô đưa ra các khái niệm, phạm trù để giải  
quyết 2 vấn đề: (1) Giá đất đô thị và (2) Các lợi ích và biểu hiện khác nhau về lợi ích của  
địa tô. Cụ thể:  
215  
- Đối với giá đất đô thị: Alonso là nhà kinh tế học tân cổ điển đã phát triển lý luận  
địa tô với việc đưa ra công thức tính địa tô đất đô thị, thông qua công thực tính thu nhập  
như sau:  
Thu nhập = Đầu tư vào đất + Chi phí giao thông + Chi vào các hàng hoá khác.  
Trong đó, đầu tư vào đất đai là hàm số của giá đất P(t) và số lượng đất q; chi phí  
giao thông là hàm số của cự ly đến trung tâm thành phố t, tiền chi cho các hàng hoá khác  
được định bằng số lượng hàng hoá Z và đơn giá của nó Pz; từ đó, có thể thành lập công  
thức sau: Y = (Pz x Z) + (P(t) x q) + K(t)  
Qua phân tích mối quan hệ giữa số lượng đất q, số hàng hoá khác Z và cự ly cách  
trung tâm t với nhau, Alonso đã tìm ra điểm cân bằng vị trí khu đất được quyết định bởi  
tỷ lệ giữa 3 điều kiện là (q, z, t) để thoả mãn ở mức cao nhất ý muốn của người muốn có  
đất, nhưng bị ràng buộc bởi thu nhập; và từ thu nhập quan hệ giữa q, z, t sẽ chọn vị trí có  
độ mong muốn cao nhất có được mà Alonso gọi là sự cân bằng về vị trí; Alonso đã lấy  
không gian làm một trung tâm của vấn đề địa tô để tiến hành xem xét, và lần đầu tiên đưa  
ra khái niệm của chủ nghĩa tân cổ điển về cân bằng phân vùng (Locationa Leguilibrium),  
đây là khái niệm mới đồng thời đã giải quyết một cách thành công vấn đề phương pháp  
luận tính toán địa tô đô thị.  
Đặc biệt các nhà kinh tế học đô thị, trong “Lý thuyết Vị thế - chất lượng” đã đưa  
yếu tố địa tô đô thị (địa tô chệnh lệc I và Địa tô chênh lệch II) vào giá bất động sản, khi  
cho rằng, giá BĐS là sự kết hợp bởi hai yếu tố “vị thế” và “chất lượng” BĐS. Trong đó,  
chất lượng là thành phần vật lý của BĐS, chủ yếu do giá trị đầu tư của chủ sở hữu BĐS  
tạo thành, như diện tích, thiết bị và giá trị công trình trên đất…; còn vị thế BĐS được hiểu  
là sự mong muốn về mặt xã hội của BĐS, phần lớn lại do đầu tư công của nhà nước và  
xã hội mang lại như khoảng cách đến trung tâm thành phố, an ninh khu phố, loại đường,  
độ rộng đường.…  
- Về biểu hiện của địa tô đất đô thị: Kinh tế học tân cổ điển đã khái quát hóa thuyết địa  
tô và cho rằng chủ sở hữu của bất kỳ yếu tố đầu vào nào cũng có thể nhận được tô kinh tế (lợi  
ích từ đầu tư); địa tô chỉ là một trường hợp đặc biệt của tô kinh tế. Do đó, tô là khoản nhận  
được cho những ưu thế đặc biệt của bất kỳ loại hình đầu vào nào. Những khoản thu được  
không nhất thiết phải ở dạng tiền mà nó có thể là những đặc quyền nào đó.  
Đặc biệt, các nhà kinh tế học đã mở rộng các yếu tạo nên địa tô chênh lệch II, trong  
đó chú ý đến các vấn đề chủ yếu như:  
- Tác động của quy hoạch sử dụng đất (SDĐ): Các nhà kinh tế đã cho rằng, quy  
hoạch SDĐ là bản “tổng phổ” của phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế, quy hoạch SDĐ là  
quá trình phân phối tài nguyên đất đai với mục tiêu chung là phát huy hiệu quả cao nhất  
về kinh tế và môi trường gắn liền với nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội của từng thời kỳ  
và từng vùng; Quy hoạch SDĐ không chỉ để quản lý (giao đất, thu hồi đất, đền bù giải  
phóng mặt bằng…) mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết thị trường BĐS, gắn liền  
với việc nâng cao giá trị đất đai và có giới hạn về thời gian và không gian.  
216  
Về kinh tế, quy hoạch SDĐ là quá trình tối đa hoá giá trị của đất đai; Về xã hội, quy  
hoạch SDĐ đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu  
cầu sản xuất với đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu  
cầu đa dạng đối với đất đai của toàn xã hội. Đặc biệt, qui hoạch sử dụng đất tác động tất  
yếu đến giá trị đất đai tăng thêm. Thậm chí, không những làm cho giá đất tăng lên về mặt  
tổng lượng, mà còn do ảnh hưởng về vị trí mà phương án quy hoạch tạo nên sẽ gây ảnh  
hưởng đến giá cả từng mảnh đất cá biệt.  
- Tác động do chuyển mục đích sử dụng đất: Mục đích sử dụng đất thường phân  
thành 2 loại là sử dụng vào mục đích nông nghiệp và mục đích phi nông nghiệp. Giữa các  
mục đích sử dụng khác nhau sẽ cho kết quả và hiệu quả khác nhau, trong đó sử vào mục  
đích nông nghiệp thường có hiệu quả thấp hơn mục đích phi nông nghiệp. Bởi vì, đất phi  
nông nghiệp luôn có giá trị trao đổi cao hơn giá trị đất nông nghiệp, do đất phi nông  
nghiệp bị giới hạn bởi qui hoạch, hạn chế chuyển đất nông nghiệp, đất có rừng làm đất  
phi nông nghiệp, tạo ra tính khan hiếm của đất phi nông nghiệp. Hơn nữa, nhu cầu phát  
triển kinh tế từ sử dụng đất phi nông nghiệp trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của  
các quốc gia. Nhu cầu chuyển đổi đất đai tạo nên một áp lực rất lớn không chỉ ở các nước  
đang phát triển mà ở cả các nước rất phát triển. Tình trạng trên dẫn đến sự mất cân bằng  
trong quan hệ cung cầu về đất phi nông nghiệp, giá đất phi nông nghiệp có độ chênh lớn  
so với đất nông nghiệp.  
- Tác động bởi đầu tư vào đất đai: Theo các nhà kinh tế học, trên thực tế thị trường  
đất đai, rất ít đất thô (đất nguyên trạng ban đầu, đất nguyên thủy) được trực tiếp đi vào  
thị trường, thông thường đất giao dịch trên thị trường đều đã qua khai khẩn, đầu tư, là loại  
đất “thuộc” đã có các công trình hạ tầng nhất định. Thường giá trị các công trình hạ tầng  
chiếm tỷ trọng từ 35% đến 80%... Theo nhà kinh tế học Larry R.G Martin: “cấp hạng của hạ  
tầng, phương thức đầu tư và chất lượng hạ tầng” là ba nhân tố then chốt nhất, nếu xuất hiện  
các nhân tố đó không phù hợp với nhu cầu thực tế, thì tất yếu sẽ dẫn đến đầu tư vào đất đai  
không hiệu quả và làm cho TTBĐS bị thu hẹp. Mặt khác việc lựa chọn thời điểm xây dựng  
hạ tầng, tác động đến nguồn cung đất cho thị trường: thiếu đất thì giá đất tăng lên; ngược lại  
xây dựng hạ tầng sớm lại tạo ra nhiều đất thành lãng phí trong đầu tư; nếu kéo dài chu kỳ xây  
dựng hạ tầng thì vấn đề thời cơ trở thành vấn đề đặc biệt quan tâm.  
Như vậy, giá trị đất với tư cách là BĐS không chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tư mà  
còn phụ thuộc vào thời điểm đầu tư các công trình hạ tầng trên đất. Tức là, đầu tư, nhất  
là đầu tư vào các công trình hạ tầng trên đất tác động tới giá đất chủ yếu là cấp hạng, hệ  
số bảo đảm, mức độ đồng bộ và mật độ hạ tầng và dịch vụ phục vụ.  
- Tác động bởi các chính sách kinh tế - xã hội: Theo các nhà kinh tế, các yếu tố  
kinh tế - xã hội, nhất là các chính sách có tác động thường xuyên và chiếm vị trí quan  
trọng đối với giá trị gia tăng của BĐS. Cụ thể:  
(1) Về chính sách đất đai và giá đất. Về nguyên tắc, chính sách đất đai tạo lập môi  
trường kinh tế, pháp lý cho đất đai và BĐS găn liền với đất vận động theo đúng quy luật  
của nó. Trên thực tế, chính sách giao đất theo phương thức kết hợp giữa kinh tế với xã  
hội, trong đó ưu tiên các đối tượng xã hội đã dẫn đến đất bị chia nhỏ, manh mún, làm  
217  
chậm quá trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Chính sách đẩy mạnh CNH,  
HĐH với việc hình thành ồ ạt các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung dẫn đến  
việc chuyển đất lúa và tình trạng quy hoạch treo ở một số địa phương đã gây nên sự lãng  
phí đất đai. Đặc biệt, các chính sách tài chính, tín dụng với các nhà đầu tư kinh doanh bất  
động sản đã tác động 2 chiều đến sự phát triển của thị trường BĐS, dẫn đến giá BĐS lên  
quá cao hoặc xuống quá thấp.  
(2) Về sự gia tăng dân số và sự tăng trưởng kinh tế: Sự gia tăng dân số và tăng  
trưởng kinh tế đã làm cho lượng cầu về đất tăng mạnh cho các mục đích làm nhà ở, xây  
dựng các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng các công  
nghiệp, khu đô thị, các cơ sở kinh tế khác và bao hàm cả yếu tố do đầu cơ đất đai. Trong  
khi đó cung về đất là có giới hạn, cầu về đất tăng dẫn đến giá đất trên thị trường tăng.  
Đây cũng là những kết luận của các nhà kinh tế, khi xem xét yếu tố gia tăng giá trị đất đai  
trong thị trường BĐS.  
2. Vận dụng lý thuyết địa tô vào quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam  
Đặc điểm về địa tô, đặc điểm về nguồn gốc hình thành đất đai (vừa là sản phẩm của  
tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội) là cơ sở quan trọng để xác lập chế độ sở hữu đối  
với đất đai. Quan hệ sở hữu đất đai ở mỗi nước tùy thuộc vào quan hệ sản xuất, quan hệ  
chính trị của nước đó trong từng thời kỳ lịch sử.  
Ở Việt Nam, chế độ sở hữu đất đai có sự biến đổi qua từng giai đoạn. Từ chế độ đa  
sở hữu, nhiều thành phần (Hiến pháp 1959) chuyển sang chế độ sở hữu toàn dân (SHTD)  
về đất đai (Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992), Điều 19 Hiến pháp 1980 ghi rõ: "Đất đai,  
rừng núi,... thuộc sở hữu toàn dân". Đồng thời quy định: "... Những tập thể và cá nhân  
đang SDĐ được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình..."(Điều 20). Hiến  
pháp 1992 tiếp tục quy định "Đất đai... đều thuộc SHTD" và quy định thêm: "Nhà nước  
giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài…được chuyển quyền SDĐ  
đất…". Đến Hiến pháp năm 2013, các quy định về đất đai được sửa đổi, bổ sung chặt chẽ  
hơn thể hiện quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu  
và thống nhất quản lý.  
Như vậy chế độ SHTD về đất đai quy định Nhà nước là người đại diện; QSDĐ trở  
thành một loại quyền có tính độc lập tương đối và chuyển dịch đất đai là nhu cầu tất yếu,  
khách quan, tạo ra trên phạm vi toàn xã hội sẽ tiến hành được những điều chỉnh lớn về cơ  
cấu kinh tế, phân công lại lao động và phân phối lại các nguồn lực đầu tư cho phát triển  
(đất đai, vốn, vật tư sản xuất, lao động). Đó là sự vận dụng các nguyên lý về địa tô để xử  
lý các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong quản lý và sử dụng  
đất. Tuy nhiên, Nhà nước và các tổ chức kinh doanh BĐS, trong đó có đất đai, cần gia  
tăng các nội dung kinh tế trong quản lý, kinh doanh đất đai; vận dụng các lý thuyết về địa  
tô trong các vấn đề sau:  
Một là, nhà nước cần mở rộng thêm các nội dung về quản lý, nhất là các nội dung  
quản lý lợi ích và phân chia lợi ích kinh tế phát sinh trong quá trình đầu tư, khai thác sử  
dụng đất đai. Đây là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước đối với đất đai, trong bối  
218  
cảnh Nhà nước nắm quyền quản lý của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bởi vì,  
trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, giá trị được tạo ra từ địa tô tuyệt đối, địa tô chênh  
lệch I thuộc về toàn dân. Nhà nước có trách nhiệm thu, quản lý và sử dụng các lợi ích đó  
phục vụ cho các mục đích chung của xã hội, thông qua thuế quyền sử dụng và chuyển  
quyền sử dụng đất, nhất là đất phi nông nghiệp.  
Thu ngân sách nhà nước và bản chất của phân phối giá trị gia tăng dưới chế độ  
SHTD về đất đai trong nền kinh tế thị trường. Dưới chế độ SHTD về đất đai, Nhà nước  
đóng hai vai trò khi phân phối giá trị gia tăng qua thu tài chính đất đai: (1) Vai trò đại  
diện chủ SHTD về đất đai, Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao QSDĐ đất hoặc cho  
phép chuyển MĐSDĐ; (2) Vai trò phân phối giá trị gia tăng thông qua thu các sắc thuế  
có liên quan đến đất đai trong quá trình sử dụng hoặc chuyển dịch. V.I.Lê Nin chỉ ra: “Địa  
tô chênh lệch không tránh khỏi hình thành trong chế độ nông nghiêp tư bản chủ  
nghĩa,...Nếu chế độ tư hữu về ruộng đất bị xóa bỏ, thì NN sẽ nhận được địa tô ấy”. “Quốc  
hữu hóa đất đai là chuyển tất cả đất đai vào sở hữu nhà nước. Quyền sở hữu đất đai của  
nhà nước được thể hiện bằng quyền thu địa tô, quyền quy định các luật về việc chiếm  
hữu, phân phối, quản lý và SDĐ”.  
Hai là, làm tốt vấn đề quy hoạch đất đai theo hướng khai thác tiềm năng lợi thế của  
từng địa phương gắn với đất đai, gia tăng khai thác địa tô tuyệt đối, địa tô chênh lệch I  
trong bố trí, khai thác đất vào phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với  
nông nghiệp, việc bố trí đất đai phát triển các loại đặc sản là khai thác tiềm năng lợi thế,  
địa tô tuyệt đối là hướng đi đúng, khi ngành đang triển khai chương trình mỗi địa phương  
1 sản phẩm. Sự kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch, gắn du lịch với khai thác thời tiết  
khí hậu đặc thù, gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với du lịch ở các  
địa phương là mở rộng khai thác địa tô chênh lệch I ra các ngành phi nông nghiệp, trong  
đó có việc mở rộng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.  
- Ba là, quản lý tốt các quá trình triển khai quy hoạch. Khai thác giá trị gia tăng của  
đất từ quy hoạch và triển khai quy hoạch. Trên thực tế, giá đất và BĐS tăng nhanh đối  
với các địa phương triển khai quy hoạch, nhất là các quy hoạch phát triển các khu công  
nghiệp, khu đô thị, các công trình hạ tầng giao thông... Việc khai thác các giá trị gia tăng  
về đất của Nhà nước chưa thực sự tốt. Ngân sách nhà nước hầu như bị thất thoát, nhất là  
các công trình nhà nước đầu tư. Ví dụ: Tuyến nhà ven sông chạy qua các trường đại học  
Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh tế quốc dân khi chưa xây dựng mương kín chịu nhiều hôi  
thối nên giá đất rất thấp, khoảng 10 triệu/m2. Sau khi xây dựng mương kín, hình thành  
nên tuyến đường Trần Đại Nghĩa giá đất đã gia tăng lên trên 200 triệu/m2. Sự gia tăng đó  
chính là địa tô chênh lệch II. Theo nguyên lý của địa tô, ai đầu tư tạo ra địa tô chênh lệch  
II, người đó sẽ được hưởng giá trị gia tăng đó. Tuy nhiên, các tổ chức thu hồi đất, tổ chức  
xây dựng, mở rộng các tuyến đường này đã không tận dụng khai thác. Nguồn lực tài chính  
do nhà nước dùng vốn ngân sách, vốn vay ODA để đầu tư, nhưng nhà nước để người dân  
được hưởng.  
Việc mở rộng tuyến đường Trường Chinh theo nhiều giai đoạn đã chuyển hóa địa  
219  
tô chênh lệch II, thành địa tô chênh lệch I, khi mỗi lần thu hồi đất là một lần phải tăng gia  
bồi thường, khi mặt đường tốt hơn trước. Mức bồi thường tăng lên, khi triển khai quy  
hoạch không tập trung, dứt điểm không chỉ làm thất thoát địa tô chênh lệch II, còn đầu tư  
gia tăng địa tô chênh lệch I, và chính Nhà nước lại phải bồi thường theo mức địa tô được  
tạo ra do chính nhà nước đầu tư. Thất thoát kép được tạo ra do chính quá trình triển khai  
quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông.  
Tình trạng trên một mặt để lượng vốn đầu tư các tuyến đường gia tăng, các tuyến  
đường đắt nhất hành tinh xuất huyện (tuyến Xã Đàn 1,1 tỷ đồng/m đường, tuyến Hoàng  
Cầu - Voi Phục, 3,4 tỷ đồng/m đường); mặt khác nguồn lực tài chính rất lớn lớn nhà nước  
tạo ra nhưng không thu được. Kinh nghiệm thu hồi đất 15 - 30 m từ mặt đường vào trong  
của Nam Ninh Trung Quốc, của Thành phố Đà Nẵng khi quy hoạch mới và mở rộng các  
tuyến đường nội đô vừa tạo quỹ đất khai thác địa tô chênh lệch II cho đầu tư mở đường,  
vừa xóa tình trạng các nhà siêu mỏng, siêu méo ở các tuyến đường mới hoặc mở rộng là  
vấn đề cần được khuyến khích của quản lý nhà nước trong triển khai các quy hoạch, dự  
án đầu tư các cơ sở hạ tầng giao thông.  
Bốn là, đẩy mạnh thực thi các quyền sử dụng đất: Pháp luật về đất đai ở Việt Nam  
đã xác lập các quyền sử dụng đất đối với các tổ chức và cá nhân khi được Nhà nước giao  
đất. Tuy nhiên, trên thực tế các quyền sử dụng đất được thực thi rất hạn chế, nhất là  
chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đặc biệt là đất nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là  
Luật đất đai mới chỉ tạo lập các môi trường pháp lý; nhưng quyền pháp lý có được thực  
thi hay không còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế có thực sự hấp dẫn hay không.  
Trên thực tế, đất nông nghiệp ở Việt Nam rất manh mún theo từng mảnh ruộng quy  
mô nhỏ và phân tán trong từng hộ nông dân sản xuất nhỏ; các quyền về sử dụng đất đã  
được quy định rất thông thoáng theo Luật đất đai. Tuy nhiên, tích tụ và tập trung đất diễn  
ra vẫn rất chậm chạp. Nguyên nhân do môi trường kinh tế chưa tạo lập được các yếu tố  
cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, chưa xuất hiện người chuyển và người  
nhượng, nhất là đối với đất nông nghiệp. Người có đất nông nghiệp nếu chuyển cho người  
khác không có nguồn thu nhập ổn định thay thế. Người muốn nhượng đất nông nghiệp sử  
dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp và bấp bênh. Vì vậy tích tụ và  
tập trung đất đai qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất rất hạn chế. Trên thực tế, thị  
trường đất phi nông nghiệp khá sôi động, trong khi thị trường quyền sử dụng đất nông  
nghiệp rất trầm lắng. Sự phát triển của thị trường đất đai có sự thiên lệch.  
Để thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp cần giải quyết các vấn đề  
sau: (1) Phát triển các ngành nghề nông thôn, thu hút lao động, tạo việc làm, thu nhập ổn  
định gia tăng nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất của hộ nông dân (bán). (2) Nghiên cứu  
mức gia tăng thực tế theo hướng nâng cao giá trị địa tô tuyệt đối, địa tô chênh lệch I, từ  
đó gia tăng giá đất nông nghiệp, gia tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, gia tăng nhu  
cầu nhượng (mua) quyền sử dụng đất nông nghiệp, tính toán đầy đủ các sản phẩm được  
tạo ra từ nông nghiệp (oxy, cảnh quan, môi trường...), khuyến khích đầu tư phát triển  
nông nghiệp công nghệ cao gia tăng hấp dẫn đầu tư kinh doanh vào nông nghiệp, khai  
220  
thác đất đai.  
Năm là, hoàn thiện chính sách phân phối giá trị gia tăng từ đất và giải quyết mối  
quan hệ hài hòa lợi ích đất thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà  
nước thu hồi đất. Cụ thể:  
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về giá đất để bồi thường theo nguyên  
tắc phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi; Đối  
với đất nông nghiệp bổ sung các tiêu thức định giá phải theo hạng đất kết hợp với vị trí  
theo khu vực (xứ đồng) và theo vùng, để người dân có điều kiện kiểm giám sát việc định  
giá. Đối với đất phi nông nghiệp, đưa thêm các yếu tố về môi trường nhân văn, yếu tố  
phong thủy,...  
- Mở rộng hình thức dành một phần đất sau khi chuyển đổi MĐSDĐ và đầu tư  
KCHT để giao lại cho người bị thu hồi đất, để họ tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây  
nhà cho thuê, bán hàng tạp hoá, quán ăn, sửa chữa xe máy,... hoặc dành tầng trệt trong  
các khu chung cư cao tầng, khu tái định cư (đối với địa phương không còn hoặc hạn chế  
về quỹ đất) cho dân kinh doanh, phục vụ sinh hoạt cho các khu dân cư, khu đô thị, KCN,  
khu du lịch ....  
- Nghiên cứu xây dựng chính sách giá đất trước và sau khi thu hồi đất và thực hiện  
dự án để khấu trừ phần giá trị gia tăng do thu hồi chỉ một phần diện tích đất đang sử dụng,  
chủ yếu là các trường hợp thu hồi đất cho các dự án công trình giao thông.  
- Ban hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt về đời sống, việc làm cho những hộ gia  
đình, cá nhân bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp còn lại quá  
ít; nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí đối với người  
bị thu hồi đất nông nghiệp; phí bảo hiểm có thể trích từ tiền bồi thường, hỗ trợ theo  
phương thức nhà nước giữ lại lập quỹ bảo hiểm hưu trí; nghiên cứu ban hành chính sách  
coi người bị thu hồi đất là đối tượng có công đóng góp cho CNH và HĐH.  
Sáu là, các tổ chức kinh tế đầu tư kinh doanh BĐS cần đánh giá sức lan tỏa của các  
dự án để xác định giá trị mang lại của các dự án để xã hội có sự nhìn nhận tốt hơn về các  
hoạt động kinh doanh của mình.  
Trên thực tế, người dân, nhất là những người bị thu hồi đất cho các dự án đầu tư  
kinh doanh BĐS thường đánh giá chưa chính xác vấn đề xử lýlợi ích giữa họ và doanh  
nghiệp khi so sánh giữa giá bồi thường khi thu hồi đất với mức giá bán sau khi đầu tư hạ  
tầng ở các khu đô thi, hay giá cho thuê ở các khu công nghiệp. Đó là sự so sánh không  
đầy đủ về khía cạnh hiệu quả tài chính, do tính chuẩn xác và thông tin về đầu tư, do chưa  
tính tới sự gia tăng giá trị của phần đất liền kề, về sự lan tỏa do đầu tư của các doanh  
nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS, về tạo việc làm, tăng thu nhập của các doanh nghiệp hoạt  
động trên đất đầu tư của dự án. Việc tính toán đầy đủ và công khai các vấn đề trên sẽ giúp  
cho người thu hồi đất hiểu rõ hơn các mối quan hệ lợi ích, nhờ đó công tác thu hồi đất,  
giải phóng mặt bằng sẽ thuận lợi hơn khi triển khai dự án.  
221  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1995.  
TongHop/hienphapnam2013  
3. Nguyễn Đình Bồng và các cộng sự, 2005. Nghiên cứu đôi mới hệ thông quản lý đát  
đai để hình thành và phát triền thị trường BĐS ở Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước. Bộ  
Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.  
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) - Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phân  
phối giá trị tăng thêm từ đất phục vụ sửa đổi đất đai 2013. Đề tài cấp Bộ.  
222  
pdf 10 trang Thùy Anh 18/05/2022 540
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng lý thuyết về địa tô trong quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_ly_thuyet_ve_dia_to_trong_quan_ly_va_su_dung_dat_o.pdf