Tài liệu Vài nét về cơ sở Tâm lý học của dạy học phân hóa

DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
Vài nét về cơ sở Tâm lý hc  
ca dy hc phân hóa  
PGS.TS. Đào Thị Oanh *  
1. Vì sao phi thc hin dy hc phân hoá ở trường trung hc phthông?  
Trong lch sgiáo dc, vấn đề dy học phân hoá đã có từ lâu. Tuy nhiên, vào nhng  
năm đầu thế kỷ 20 đã dấy lên phong trào giáo dc hiện đại nhm khc phc nhng hn  
chế ca giáo dc truyn thng là nn giáo dục đã cho ra những sn phm "tiêu chun" mà  
không để ý đến skhác bit gia các cá nhân (cao thp, khoyếu, gii tính, khí cht, tính  
cách, nhu cu nguyn vọng…) do đó bị thiếu tính linh hot, khả năng ứng biến kém, xem  
nhcá tính, bo vsc ì và tính bo th.  
Ngày nay, học sinh đến trường quan tâm đến các cơ hội la chn ngành ngh, khả  
năng phát huy được tính sáng to, mức độ độc lp trong hc tp, khả năng cống hiến…Vì  
vy, giáo dục nhà trường nhn mnh vic giúp hc sinh nhn thc thế gii mt cách sáng  
to, linh hot, tích cc, chú trng phát trin cá tính, quan tâm phát huy sở trường ca hc  
sinh. Nhưng để làm được điều này, cn có những cơ sở khoa hc vnhng khác bit cá  
nhân người học, trong đó, kết qunghiên cu tâm lí hc là mt nguồn tư liệu quan trng.  
nhiều nơi trên thế gii, dy hc phân hoá từ lâu đã được quan tâm nghiên cu, thc hin  
và đạt được nhng kết qurất đáng khích lệ.  
Dy hc phân hoá có thể được xem xét trên hai cấp độ: Cấp độ xã hi và cấp độ cá  
nhân  
* cấp độ xã hi, thc hin dy hc phân hoá là thc hin dân chhoá nn giáo  
dc. Đây là xu thế rất được quan tâm nhiều nước trên thế gii nhm phát huy hết ngun  
lc của người hc, to mọi điều kiện để người hc khc phc nhng trngi, tiếp tc hc  
tp và phát trin không ngng tutheo sở trường, năng khiếu và điều kin cthca  
mình. cấp độ này, thc hin dy hc phân hoá là thc hin yêu cu phân lung sau  
THCS và THPT. Đó là nhiệm vquan trng và yêu cu khách quan ca hthng giáo dc  
quc dân: Mt mt làm cho hthng giáo dc có cu trúc hp lí, phù hp vi yêu cu phát  
trin kinh tế – xã hi; mt khác giúp hc sinh có thchủ động la chọn con đường tiếp tc  
hc tp, phù hp với năng lực, hng thú, hoàn cnh ca các em và yêu cu ca sphát  
trin kinh tế – xã hi.  
* cấp độ cá nhân, thc hin dy hc phân hoá sphát huy tối đa sự trưởng thành  
và phát trin cá nhân ca mi hc sinh, giúp hc sinh thành công thông qua việc đáp ứng  
* Vin Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Ni  
46  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
mt cách nhanh nhy nhng nhu cu, hng thú hc tập đa dạng, nhng khác bit vtrình  
độ nhn thc, ngôn ngữ…của học sinh. Đây cũng là cấp độ mà báo cáo này hướng đến khi  
phân tích cơ sở tâm lí hc ca dy hc phân hóa.  
2. Vì sao vic dy hc phân hoá phi dựa vào cơ sở tâm, sinh lí hc?  
Hiu mt cách chung nht, Tâm lí hc là khoa hc vcác quy lut phát trin và vn  
hành ca tâm lí với tư cách là một dạng đặc bit ca hoạt động sống. Đó là lĩnh vực kiến  
thc vthế gii ni tâm của con người. Tuy nhiên, Tâm lí hc không chlà khoa hc nhn  
thc về con người, mà còn là khoa hc xây dng và sáng to con người. Lí lun tâm lí hc  
và thc tin xã hi cho thấy, con người rất khác nhau. Do đó, để “xây dựng và sáng to  
con người” theo mục tiêu đặt ra, nhất định phi hiểu được nhng skhác bit ca con  
người nói chung, cũng như hiểu rõ tng cá thể người “có một không hai” đó. Tâm lí hc  
cung cp nhng cliu vskhác bit cá nhân của con người, đồng thi cung cp các  
phương pháp đo lường, đánh giá, xác định chính xác nhng khác bit cá nhân ca con  
người (trí tu, các phm cht nhân cách, skhác bit ca nhóm hc tập…) để cho các  
ngành khoa hc khác sdụng cũng với mục đích cuối cùng là phát triển con người, trong  
đó có Giáo dc hc.  
Trên thế gii, vào cui thế k19, các nghiên cu tâm lí hc rt quan tâm và nhn  
mạnh đến skhác biệt cá nhân con người. Skhác biệt được hiu là mt tp hp nhng  
du hiu di truyn, hình thái, gii phẫu sinh lí, đặc điểm tâm lí làm cho một người khác  
vi những người khác. Đến những năm giữa thế k20, khi tâm lí học đang trong giai đoạn  
phát trin vi nhng nghiên cu về các giai đoạn phát trin tâm lí trem và những phương  
pháp đo lường tâm lí, đã trở thành cơ sở lí lun quan trng ca các ci cách vkim tra,  
đánh giá, thi cử, đồng thời làm cơ sở cho vic biên son tài liu hc tập. Theo đó, trong  
biên soạn chương trình đào tạo, ngoài vic cn phi coi trng logic môn khoa hc, còn cn  
phi chú ý ti logic trong tâm lí ca hc sinh.  
Tâm lí hc nghiên cu nhiu vấn đề khác nhau liên quan đến ý thức con người,  
trong đó có vấn đề trí tuvà sphát trin trí tuệ. Cho đến nay nn Tâm lí hc thế giới đã  
gặt hái được nhiu thành tu to ln trên cả 2 phương diện va lí thuyết (lí lun vbn cht  
trí tu) vừa các phương pháp đo lường trí tu. Ngay tkhi xut hin nhng quan niệm đầu  
tiên về trí thông minh cho đến nay, có ththy các quan nim không đồng nht mà thm  
chí còn trái ngược nhau nhưng điều đó không làm cho vấn đề trnên ri rắm mà ngược li  
đã trở nên thc shp dn các nhà nghiên cu nhiều hơn. Bởi vì tt cả đều hướng đến  
mc tiêu quan trng là: tìm hiu vtrí tuệ con người còn nhằm để giáo dục con người.  
Chính vic hiu trí tuệ con người mi có thbiết về con người để giáo dục con người mt  
cách phù hp nhất như Xukhômlinxki đã nói: Muốn giáo dục con người vmi mt thì  
trước tiên cn thiết phi biết con người vmi mặt như thế.  
Các nghiên cu về trình độ phát trin trí tucủa con người nói chung cho thấy đó là  
một đường cong hình chuông. Hay các nghiên cu vsphát trin nhn thc ca Piaget  
cho thấy, các thao tác tư duy hình thức chxut hin trem sau tui lên 10. Ri các  
nghiên cu về trình độ phát trin nhn thc ca Bloom, ca Bruner với “Các mô hình của  
47  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
người học” đều đã được các nhà giáo dc học nước ngoài nghiên cu áp dng vào vic  
biên soạn chương trình, xây dựng phương pháp và thiết kế cách tchc dy hc hiu qu.  
Thc tin cho thy, mi học sinh bình thường, không có khuyết tật gì, đều có thể  
học được, nắm được chương trình phổ thông. Nhưng, giữa em này và em kia li có sự  
khác bit về đặc điểm tâm lí cá nhân khiến cho em này có khả năng, sở trường, hng thú  
nhiều hơn về mt này; còn em kia li có khả năng, sở trường vmặt khác…Nhiều nghiên  
cu cho thy, trem không hc vi tốc độ như nhau, đặc bit, không hc vi cách thc  
như nhau: Nhiều em có khả năng khái quát hóa rất nhanh và ngược li, nhng em khác li  
có khuynh hướng tìm ra nhng khác bit gia các vt thcó nhiu tính cht ging nhau;  
có nhng hc sinh thích hc nht các môn Khoa hc, mt skhác thích môn Âm nhc,  
Thdục…; có những hc sinh hc tt nht khi có mt mình, trong khi mt skhác li  
thành công khi hc tập theo nhóm…  
Mi gii thích ca Tâm lí hc phi da vào Sinh lí hc và mt skhoa hc khác vì  
hiện tượng tâm lí không thtự nhiên có được, mà phi có những cơ sở vt cht nhất định.  
Đó chính là cơ sở sinh lí hc.  
Lúc đầu, mi quan tâm ca các nhà sinh lí hc là nghiên cứu để gii thích cho câu  
hỏi: Cơ cấu của con người ảnh hưởng như thế nào đến vic quan sát của con người? Về  
sau, sự quan tâm này được đưa vào trong khoa học tâm lí. Phn ln ni dung ca tâm lí  
học sau này cũng như các phương pháp sử dụng để khai thác các ni dung ấy đều được  
cung cp bi chuyên ngành sinh lí học: Định lut Bell Magendie vtính cht bit lp  
ca các thn kinh cm giác và thn kinh vận động trong lĩnh vực gii phu sinh lí; Lí  
thuyết về các năng lượng thn kinh chuyên bit; Lí thuyết Young Helmholtz vthgiác  
màu sc; Lí thuyết về tri giác âm thanh; Định lut Weber vcm giác vận động, các  
nghiên cu vhoạt động ca não bộ… Để hiểu “Cái Tại sao” của các quá trình tâm lí thì  
phi hiu các quá trình thn kinh dẫn trước các quá trình tâm lí. Điều này lí gii vì sao bên  
cnh các nghiên cu tâm lí hc thì luôn có các nghiên cu sinh lí học được trin khai.  
Theo Carol Ann Tomlinson - mt chuyên gia vdy hc phân hóa, có 2 trong s4 yếu tố  
quan trng cn phải có để thc hin dy hc phân hóa, là: a/ Giáo viên phi hiu hết hc  
sinh ca lp mình dy cấp độ cá nhân và b/ Giáo viên phi hiu biết não người phát trin  
như thế nào mỗi giai đon phát trin.  
Kết qucác nghiên cu tâm lí hc trên hc sinh trung hc phthông Vit Nam cho  
thy nhng khác bit cá nhân là rất đa dạng, đưc thhin :  
- Phương pháp học  
- Trình đ/khả năng nhn thc  
- Tốc độ, nhịp độ hc tp  
- Những khó khăn trong hc tp  
- Khả năng, mức độ phát trin ngôn ngữ  
- Vn kiến thc, kinh nghim, tri nghim  
- Shng thú/say mê/khát vng thành tích  
48  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
- Động cơ học tp cá nhân.  
- Khả năng thực hiện ý tưởng hay khát vng cá nhân  
- Sphát trin tình cm xã hi ca cá nhân  
- Sự đa dạng trí tuệ  
- Sphát trin vthlực và điều kin phát trin thlực đáp ứng nhu cu hc tập…  
3. Mt slí thuyết tâm lí học làm cơ sở cho dy hc phân hoá phthông  
3.1. Lí thuyết Phát trin nhn thc ca J. Piaget (Cognitive Development  
Theory)  
Vn là mt nhà sinh hc nên quan nim ca Piaget vsphát trin trí tuệ mang hơi  
hướng sinh hc riêng bit, có nhiu sging nhau với phương pháp mà một nhà phôi hc  
suy nghĩ về sphát trin ca các cu trúc gii phẫu. Để mô tsphát sinh, phát trin trí  
tuca một cá nhân bình thường, J.Piaget đã dùng 4 khái nim có gc sinh học là: “Đồng  
hoá”; “Điều ứng”; “Sơ cấu” hay “Sơ đồ” và “Cân bằng”.  
Theo Piaget, giống như cơ thể, trí tuệ được hình thành bắt đầu từ đồng hoá. Nếu dạ  
dày tiếp nhn thức ăn và đồng hoá chúng thành chất dinh dưỡng của cơ thể, thì tương tự  
như vậy, não tiếp nhận thông tin và “tiêu hoá” chúng, biến thành cái có nghĩa cho bản  
thân, cái đó được gọi là sơ cấu. Các sơ cấu này hướng dn và kim soát mọi hành động  
ca cá nhân, to ra scân bng nht thi gia chthvới môi trường. Khi có kích thích  
mi, ti mức các sơ cấu cũ (kinh nghiệm, tri thức…) không đủ đáp ứng, dẫn đến mt cân  
bng, buc cá nhân phi tiến hành điều ng, tc là cu trúc lại các sơ cấu đã có, tạo ra sơ  
cu mi, nhờ đó chủ thcó scân bng mới, bước phát trin mi. Quá trình phát trin trí  
tutuệ đi từ các sơ cấu đơn giản nht, mang tính phn xạ (sơ cấu giác - động), như sơ cấu  
bú, mút, cầm… nhờ đồng hoá và điều ng liên tục, đã tạo ra sự tăng trưởng ca mỗi sơ  
cấu đã có và tạo ra sơ cấu mi, hình thành mạng lưới sơ cấu có quy mô rng lớn, đa dạng  
và sâu sc, ti mc có thsdụng trong tư duy như là một hthống logic. Khi đó chủ thể  
xut hin các thao tác trí tu, với các đặc trưng: có tính đảo ngược, bo tn và tính liên  
kết. Thời kì đầu, trem tiến hành các thao tác cthể. Sau đó, các vật liệu được thay bng  
kí hiu, khái nim, mệnh đề…Trí tuệ được phát trin ti mc thao tác hình thc là mc  
trưởng thành.  
Như vậy, theo Piaget, sphát trin trí tuthc chất là quá trình đồng hoá và điều  
ng nhm xây dng và liên kết các sơ đồ thao tác, vi chức năng tạo ra sthích ng tích  
cc của cơ thể với môi trường. Đồng hoá là tiếp nhn và ci biến thông tin vào sơ cấu đã  
có, làm cho nó tăng trưởng, hoàn thiện hơn. Điều ứng, ngược li, phá vcác cấu trúc đã  
có, xây dng các cơ cấu mi và chính các cấu trúc đã có, xây dựng các cơ cấu mi và  
chính các sơ cấu này lại được đồng hoá làm to ra, ln lên và hoàn thin bng thng hợp sơ  
cu mới vào sơ cấu đã có. Đồng hoá, điu ng, cân bng và mt cân bng liên tc sto ra  
sphát trin không ngng trong nhn thc ca mi cá nhân.  
Đối vi Piaget, mi mt hin thc tinh thn của đứa trlà mt kiến to duy nht ca  
riêng nó. Nhưng bởi vì tt cả chúng ta đều có mt bmáy sinh học như nhau để hành  
động và gii thích kinh nghim, cho nên tiến trình ca sphát triển đều ging nhau tt  
49  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
cmọi người. J.Piaget tin rng, trong sut thời kì thơ ấu, trem vận động qua mt chui  
kế tiếp các giai đoạn là nhng sci tổ tư duy một cách rõ rt vchất lượng. Do đó các  
tư tưởng ca ông khác với quan điểm trc nghiệm trí khôn đã thống trlâu dài trong vic  
nghiên cu trí thông minh ca trem M. Piaget tp trung vào mô tcác cu trúc nhn  
thức làm cơ sở cho hành vi trí tuệ và xác định các giai đoạn riêng biệt mà qua đó các cấu  
trúc này được biến đổi. Như vậy, trong hthng ca Piaget, các cu trúc mô tcái gì thay  
đổi, còn các chức năng cắt nghĩa sự thay đổi là như thế nào. Theo Piaget, có 4 giai đoạn  
chính ca sphát trin trí tu, là:  
- Giai đoạn cm giác vận động (từ 0 đến 2 tui)  
- Giai đoạn tin thao tác (từ 2 đến 7 tui)  
- Giai đoạn thao tác cth(từ 7 đến 11 tui)  
- Giai đoạn thao tác hình thc (t11 tui trở đi)  
Các giai đoạn phát trin nhn thc của Piaget đã cung cấp mt cái khung rõ ràng và  
tmỉ để xem xét chi tiết quá trình, mà nhnó trphát trin, bng cách nhn mnh vào vai  
trò trung tâm ca nhn thức. Như vậy, lí thuyết này cc kì có li cho các nhà giáo dc và  
những người làm vic vi trẻ em. Đặc bit trong việc định hướng xây dựng chương trình  
và trong vic giáo dc các bc cha mvstôn trng hợp lí đối vi con cái ca h. Lí  
thuyết của Piaget đã có tác động to lớn đến vic thiết kế các chương trình giáo dục cho trẻ  
em. Mt snguyên tc giáo dc thc thuyết của ông được dùng làm cơ sở cho việc đa  
dạng hoá chương trình đã được phát trin rng khp nhiều nước Tây Âu và M, trong  
đó có một nguyên tc gn vi vic dy hc phân hoá là “thừa nhn nhng khác bit cá  
nhân trong sphát triển”. Lý thuyết ca Piaget tha nhn rng mi trẻ em đều tri qua  
mt trình tphát trin giống nhau, nhưng chúng có những tốc độ khác nhau. Do đó, giáo  
viên cn phi cgắng để sp xếp các hoạt động trong lp hc cho các cá nhân và nhóm  
nhỏ hơn là cho cả lp. Ngoài ra, do nhng khác biệt cá nhân được coi trng nên việc đánh  
giá stiến bca hc sinh cần được thc hin da trên chiều hướng phát triển trước đó  
ca mỗi đứa trẻ hơn là dựa vào nhng tiêu chuẩn được đưa ra, hay dựa vào thành tích ca  
các trem cùng tui.  
Các chương trình giáo dục dựa trên tư tưởng của Piaget đều tha nhn vai trò quyết  
định ca stham gia tích cc ca trvào các hoạt động hc tp. Trong lp học được tổ  
chức theo tư tưng Piaget, vic gii thiu các kiến thc cho sẵn không được coi trng. Trẻ  
em được khuyến khích tmình khám phá thông qua sự tương tác tphát với môi trường.  
Do vy, thay vì ging dy mt cách sách v, giáo viên cung cp nhng hoạt động phong  
phú cho phép trẻ tác động trc tiếp vào thế giới đồ vật. Các chương trình đó cũng không  
chú trng vào nhng thc hành nhm cgắng làm cho tư duy ca trgiống như của ngưi  
ln, mà chp nhn nim tin vng chc ca ông rng, vic dy hc sm có thxấu hơn là  
không dy gì c. Bởi vì như thế ddẫn đến schp nhn hi ht nhng công thc ca  
người lớn hơn là sự hiu biết mang tính nhn thc thc s.  
Một điều cn nói thêm là, trong khi J.Piaget chchú tâm vào vic phát hin các quy  
lut sinh thành trí tuca trem, chquan tâm chyếu đến vic mô tnó ny sinh và phát  
triển như thế nào, mà ít quan tâm đến vic làm thể nào để chủ động phát trin nó, thì các  
50  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
nhà Tâm lí hc Liên Xô, vi những đại din tiêu biu là A.N.Leonchiev, P.Ia.Ganperin,  
Đ.B.Enconhin, V.V.Davydov…đã dày công tìm kiếm các cu trúc ca sphát trin nm  
bên ngoài đứa trvà xác lập cơ chế hình thành chúng, khả dĩ có thể kim soát và điều  
khiển được, chủ động tchc quá trình phát trin từ ngoài vào đa trẻ. Đó là sự gii quyết  
triệt để nhng vấn đề mà Piaget và các nhà tâm lí học có cùng xu hướng chưa nghiên cứu.  
Điều này gii thích vì sao trong những năm cuối thế k20, nhiu nước trên thế gii, trong  
đó có Việt Nam, Tâm lí hc Phát sinh ca Piaget và Tâm lí hc Hoạt động đang trở thành  
cơ sở khoa hc ca các chiến lược dy hc và giáo dc trem từ sơ sinh đến trưởng thành.  
3.2. Lý thuyết về “Vùng phát triển gn nhất” của L.X.Vygotsky  
Trong lịch sử phát triển giáo dục Xô viết, vấn đề về mối quan hệ giữa dạy học và sự  
phát triển trí tụê của học sinh đã được nêu ra từ những năm 20-30 của thế kỷ 20. Một  
trong những người có đóng góp to lớn là Vygotsky L. X. với học thuyết về sự phát triển  
các chức năng tâm lý cấp cao. Ông đã tiến hành phân tích lâm sàng tâm lý các hiện tượng  
bệnh lý do tổn thương các vùng trên não trẻ em và người lớn. Điều này có ý nghĩa to lớn  
bởi nó giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc thêm bản chất phát triển tâm lý con  
người cũng như vai trò của việc dạy học đối với qúa trình phát triển tâm lý. Ông gọi việc  
nghiên cứu sự phát triển và giáo dục trẻ em khuyết tật, câm điếc, trẻ chậm phát triển trí tuệ  
và các trẻ bị các bệnh tâm lý khác là “những thực nghiệm được sắp đặt bởi chính tự  
nhiên”.  
Tư tưởng của Vygotsky L. X. đã được các nhà Tâm lý hc thn kinh Xô viết tiếp  
tc nghiên cu, hoàn thin, phát trin và ng dng vào vic dy hc chnh tr(Remedial  
Teaching) cho nhng hc sinh gặp khó khăn trong học tp do tổn thương ở não. Trên thế  
gii có khong 15-25% hc sinh phthông học kém do các căn nguyên liên quan đến phát  
trin ca bộ não. Đối vi hc sinh tiu hc thì con số này còn cao hơn. Các học sinh này  
hàng ngày vn cắp sách đến trường, có thlc bình thường, hòa nhập bình thường vi các  
bn khác, không có khuyết tt vngôn nghay thính, thị giác nhưng khi đối mt vi vic  
hc tp thì bc lrõ những khó khăn về nhn thc và có nhng ri lon hành vi tác phong  
hc tp. Các học sinh này được xếp vào loi trchm phát trin ranh gii hay còn gi là  
trkhó hc. Nhng hc sinh này vn có thhc tập bình thường trong nhà trường nếu  
được phát hin sớm và được giúp đỡ kp thi vmặt sư phạm. Như vậy, có thnói, lý  
thuyết tâm lý hc ca Vygotsky L.X. là mt trong những cơ sở ca dy hc phân hoá  
trong nhà trường phổ thông đó là Giáo dục Đc bit (Special Education).  
Mt vấn đề khác đã được Vygotsky rt nhn mnh và có mt ng dng rt ln trong  
lĩnh vực dy học và được xem là cơ sở tâm lý hc ca dy hc phân hóa là lí thuyết về  
“vùng phát triển gần” (Zone of proximal development). Ông tha nhn rng, dy hc, về  
mt này hay mt khác, phi phù hp với trình độ phát trin ca trẻ. Nhưng ông cũng cho  
rng, muốn xác đnh mi quan hthc sgia qúa trình phát trin và khả năng dy hc thì  
không bao gichnên hn chế ở việc xác định trình độ phát trin. Theo ông, ít nht phi  
xác định hai trình độ phát trin ca trlà: trình độ phát trin hin ti và vùng phát trin  
gn nht.  
51  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
Cái mà đứa trcó thể làm được vi sự giúp đỡ của người ln cho ta thy vùng phát  
trin gn của nó. Điều này có nghĩa là, với phương pháp này, chúng ta có thể tính đến  
không chqúa trình phát triển được kết thúc vào ngày hôm nay, không chcác chu kỳ đã  
được hoàn tt ca nó, không chnhng qúa trình chín muồi đã có, mà cả nhng qúa trình  
hin bây giờ đang trong trạng thái hình thành, chúng mi chỉ đang hình thành, đang phát  
trin. Ông nhn mnh: Cái hôm nay trẻ làm được vi sự giúp đỡ của người ln, thì ngày  
mai nó có thtự làm được mt mình. Như vậy, vùng phát trin gần giúp xác định ngày  
mai của đứa trẻ, xác định được trạng thái động trong sphát trin ca tr. Ông khẳng định  
rng, shc vùng phát trin gn chcó thlà shc tt mà thôi, bi vì nó kéo theo sự  
phát triển, đi trước sphát trin.  
Trên cơ sở lý thuyết của mình, Vygotsky đã phê phán quan điểm dy học cũ được  
định hướng theo trình độ phát trin ca trvà chgii hn ở đó, không tạo ra qúa trình  
phát trin mà chbám theo sphát triển. Ông đã dẫn ra kinh nghim chua xót trong vic  
dy hc cho các trchm phát triển trước đây ở Liên Xô như sau: “Như chúng ta đã biết,  
trchm phát trin trí tuít có khả năng tư duy trừu tượng. Từ đây khoa sư phạm ca các  
trường dy trkhuyết tật đã rút ra kết lun mà thot nhìn thì có vẻ đúng: toàn bộ vic dy  
hc cho trvào loi này phi da vào tính trực quan… Thành thử mt hthng dy hc  
hoàn toàn da vào tính trực quan như vậy đã loại bkhi vic dy hc tt cnhng gì liên  
quan tới tư duy trừu tượng, chng những đã không giúp trkhc phục được nhng khuyết  
tt bẩm sinh, mà hơn thế, còn tăng cường khuyết tt y, làm cho trhoàn toàn quen với tư  
duy trc quan và làm tt mt nhng mm mng yếu t của tư duy trừu tượng ít nhiều cũng  
những đứa trẻ này”.  
Ngày nay, những tư tưởng và lý thuyết ca Vygotsky vẫn có ý nghĩa to lớn vmt  
phương pháp luận giáo dc không chỉ ở Vit Nam mà ctrên thế gii. Trong những năm  
cui ca thế k20, mt schuyên gia giáo dc Nht Bản đã nghiên cứu phát trin lí thuyết  
về “Vùng phát triển gần” của Vygotsky vn dng vào dy hc phân hóa (cá nhân hóa)  
dưới tên gọi “Tên lửa 2 tầng”.  
3.3. Lý thuyết “Phát huy bản ngã” hay “Tháp nhu cầu” của A.Maslow  
Maslow là mt trong những người sáng lập ra trường phái Tâm lí học Nhân văn,  
theo đó nhấn mnh giá trị độc lp ca mi cá th, tthhin mình là giá trcao nht ca  
con người. Điểm chính ca Tâm lí học Nhân văn là nó tập trung vào tính bit loi ca con  
người, vào cái phân biệt con người với các loài khác, coi con người như một nhân vị, như  
mt hu thcó tiềm năng phán đoán và hành động tlp, có khả năng suy tư về hin hu  
ca bn thân và to cho nó một ý nghĩa, một hướng đi. Tâm lí học Nhân văn đòi hỏi phi  
giúp đỡ con người tnhn thức và tin tưởng vào chính bn thân mình. Vì thế, giáo dc  
theo chủ nghĩa nhân văn giúp con người trthành chính mình.  
Theo Maslow, con người có mt hthng các nhu cầu vào chúng được sp xếp theo  
mt trt tnhất định. Càng các thbc thp thì các nhu cầu càng là cơ bản, càng gn  
vi các nhu cu ca loài vt. Các nhu cu càng thbậc cao càng đặc trưng cho con  
người. Các nhu cầu được sắp đặt sao cho khi người ta thomãn mt nhu cu thấp hơn thì  
người ta có thxlí mt nhu cầu cao hơn. Chẳng hn, khi các nhu cầu cơ thể (ăn, uống,  
52  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
mc, ) ca một người được thoả mãn, người ta có thxlí các nhu cu an toàn (bo vệ  
mình trách khỏi các đau đớn, các nguy him bt ngờ…); Khi các nhu cầu an toàn được  
thomãn hợp lí, người ta có thtdo xlí các nhu cu sthuộc (yêu và được yêu, được  
chia sẻ…); Khi nhu cầu sthuộc được thỏa mãn, người ta được tự do để nghĩ đến các nhu  
cầu được đánh giá, được tôn trng (có mt scng hiến cho li ích của động loi); Nếu  
nhu cu vstôn trọng được thoả mãn, người ta có thể đạt ti sphát huy bản ngã. Như  
vy, mt cá nhân sẽ hành động khác nhau trong cùng một môi trường khi các nhu cu ca  
người đó thay đổi. Vì vy, cn phi hiu biết các nhu cầu này trước khi có thhiu biết  
hành vi của cá nhân đó.  
Maslow cho rng, trong quá trình phát triển, con người tri qua nhiu giai đoạn để  
hướng ti chphát huy toàn btiềm năng của bn thân. Có ít người đạt đến trình độ phát  
trin cao nht. Những người này được gi là phát huy bn ngã. Phn ln mọi người dng  
li những trình độ thấp hơn. Theo Maslow, những người phát huy bn ngã là nhng  
người soi đường cho nhân loại để tiến ti sphát huy toàn btiềm năng của mình và họ  
được nhìn nhận như những ngn hải đăng. Các cá nhân khác nhau ở vtrí mà họ đang có  
trong bc thang nhu cu, tc là ở trình độ phát trin trong sphát huy bn ngã. Nhng  
người phát huy được bn ngã là những người phát huy được toàn btiềm năng có một  
không hai của mình. Đó là những người nhìn nhn thế gii chính xác và phân bit vi  
những người khác tính sáng tạo. Điều này có thể đạt được bằng con đường giáo dc do  
đó cần to ra những thay đổi trong các cơ sở đào tạo, cơ ssn xut, tchc các trung tâm  
đào tạo nâng cao để kích thích sphát trin ca cá nhân. Nhu cu phát huy bn ngã là nhu  
cu phát triển đầy đủ và triệt để các tiềm năng cá nhân con người, ví như các nhạc sĩ phải  
sáng tác nhc, các hoạ sĩ phải vẽ, các thi sĩ phải làm thơ nếu hmun cm thy hài lòng  
với chính mình. Con người có thlà gì thì hphải là như thế. Hphải là người đúng với  
bn tính ca h.  
Vì rất ít người có thể đạt tới đầy đủ tiềm năng của mình, nên Maslow cho rng,  
người phát huy được bản ngã là người đã thoả mãn thích đáng bậc thang các nhu cu. Và  
da trên vic nghiên cu mt snhân vt ni tiếng (Albert Einstein, Abert Schweitzer,  
Sigmund Freud, Jane Addams, William James, Abraham Lincoln), Maslow đã đưa ra một  
danh mục các đặc điểm ca những người được coi là đã phát huy được bản ngã. Điều này  
có thgiáo viên có thnhn din và vn dng vào quá trình giáo dc hc sinh.  
Chính lí thuyết của Maslow là cơ sở khoa hc cho công cuc ci cách giáo dc nói  
chung và giáo dục tài năng ở Hoa Kỳ vào năm 1972. Hiện nay nó vn có ảnh hưởng ln  
đến dy hc phân hoá Mỹ và các nước Tây Âu, đặc bit trong vic giáo dục và đào tạo  
tài năng.  
3.4. Lý thuyết Đa trí tuệ ca Howard Gardner  
Tthp niên 90 ca thế k20, mt lí thuyết tâm lí hc khác có ảnh hưởng mnh mẽ  
đến vic dy hc phân hoá Mvà Tây Âu là Lí thuyết Đa trí tuệ ca Howard Gardner.  
Lý thuyết đa trí tụê (Theory of Multiple Intelligence) ca Howard Gardner (1983)  
da trên quan điểm cho rng: Não bộ đã tạo ra các hthng riêng bit cho những năng lực  
tương ứng khác nhau và đưc H. Gardner gọi là “các trí tụê”. Ông đã đcập đến những cơ  
53  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
ssinh hc ca trí tuda trên nhng khám phá chung nht vnão và nhng khám phá  
trong sinh lí học. Có hai phương diện liên quan cht chgia trí tuệ và các cơ sở sinh lí  
hc là: a/ Sphát triển con người bao hàm tính mm dẻo, trong đó có trí tuệ ; b/ Bn sc,  
bn cht của các năng lực trí tucủa con người là có thphát triển được. Howard Gardner  
còn xem xét những cơ sở sinh lí hc ca vic hc tp. Theo ông, nếu tha nhn hc tp có  
ảnh hưởng chung đến sphát trin trí tuệ thì cơ sở sinh lí hc ca vic dy học cũng là  
mt trong nhng yếu tquan trọng khi xem xét cơ sở sinh lí hc ca trí tu.  
Theo Howard Gardner, có 8 kiu trí tukhác nhau và mi kiểu được phát triển đến  
mt mức độ khác nhau trong mi một con người.  
Trí tê ngôn ng(Linguistic Intelligence) là năng lực din tngôn ngddàng bng  
cách nói hay viết. Các nhà thơ, nhà văn, nhà báo là những thí drõ nht vloi trí tê này.  
Hrt nhy cm vi âm thanh, nhịp điệu và nghĩa của các t, nhy cm vi các chức năng  
khác nhau ca ngôn ng. Trí tungôn ngnm phn não trái: thùy trán trái kim soát  
các khả năng nói, còn thùy thái dương trái điều khin shiu biết ngôn ng. Trí tungôn  
nglà mt tn tại được đề cập trước hết vì ngôn nglà một trường hp ni tri nht ca  
trí tuệ con người.  
Trí tê âm nhc (Musical Intelligence) là năng lực tạo ra và thưởng thc các nhp  
điệu, cung bc (ca nt nhc), âm sắc; năng lực biết thưởng thc các dng biu cm ca  
âm nhc. Loi trí tụê này độc lập rõ hơn các loại khác. Một người tầm thường vâm nhc  
có thể đặc bit xut sc ở các lĩnh vực khác. Mt strtkli có khnăng chơi tốt mt  
nhc cụ nào đó. Tiêu biểu cho loi trí tê này là các nhà son nhc, các nghệ sĩ biểu din.  
Có lẽ đây là loại trí tê phát trin sm nht trem. Theo H.Gardner, gia âm nhc và  
toán hc có mi quan hnhất định, tc là trí tuâm nhc có gn bó mt thiết vi trí tuệ  
toán hc. Vic hc âm nhc mt cách cn thn có nhiu nét giống như thực hành toán hc.  
Việc đánh giá cấu trúc âm nhạc cơ bản và khám phá nhng yếu tcấu trúc đặc biệt cũng  
cần tư duy toán học ở trình độ khá cao. Đặc điểm chung ca nhiu nhà son nhc là sự  
nhy cm vi các mô hình.  
Trí tê logic toán hc (Logical Mathematical Intelligence) là năng lực tính toán  
phc hp và lí lun sâu sc. Tiêu biu cho loi trí tê này là các nhà toán hc và các nhà  
khoa hc nói chung. Trí tê này nm bán cầu não trái, nhưng không có liên hệ chuyên bit  
vi mt vùng nào. Cho nên nó dbị ảnh hưởng do ssuy thoái toàn bộ hơn là do các tổn  
thương, tai biến của não. Trường hp những người chm phát trin trí tê li có ththc  
hin các phép toán vi tốc độ cực nhanh (Idiots Savants) đã chứng tsttrca loi trí  
tê này. Trí tulôgíc toán hc có mi liên hrt gần gũi với trí tukhông gian.  
Trí tê không gian (Spatial Intelligence) bao gm các khả năng tiếp nhn thế gii thị  
giác không gian mt cách chính xác và khả năng thực hin nhng biến đổi đối vi các  
sự tri giác ban đầu của mình. Nó cho phép tưởng tượng hình dng ca các svt vi góc  
nhìn khác với người khác. Loi trí tê này cn thiết cho việc định hướng và trí nhthị  
giác của chúng ta, đặc bit là sự định hướng trừu tượng trong không gian. Người có loi  
trí tê này có thdin tả tư tưởng và dự định của mình dưới dng ký họa, mà điển hình  
cho loi trí tê này là các nhà hàng hi, các kth, ha sỹ và điêu khắc. Xét trong stn  
54  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
ti và phát trin ca mình, trí tuệ không gian có liên quan đến mt dng trí tukhác gn  
lin vi vic sdụng cơ thể mình và tnhững hành động của mình, tác động lên thế gii.  
Đó là trí tuệ cơ thể – vận đng.  
Trí tê vận động (Body Kinesthetic Intelligence) gm các thành tố cơ bản là các  
năng lực kim soát vận động của cơ thể và cm, nm, sdụng các đồ vt mt cách khéo  
léo. ở đây, cơ thể tham gia trc tiếp vào vic gii quyết các vấn đề thường nhanh hơn cả  
trí óc, nht là trong các tình hung nguy hiểm và trong khi chơi thể thao. Điển hình cho  
loi trí tê này là các nghsmúa, các vận động viên thdc dng c, các nghskch  
câm. Loi trí tunày nm trung khu vận động ca bán cầu não trái (đối vi phần cơ thể  
bên phi) và bán cu não phải (đối vi phần cơ thể bên trái).  
Trí tê vbn thân (Intrapersonal Intelligence) bao gồm các năng lực đánh giá các  
cm xúc ca bản thân mình, năng lực phân bit gia các cm xúc ấy và đưa chúng vào  
hướng dn hành vi; shiu biết vnhững điểm mnh và điểm yếu ca bn thân mình, về  
nhng ham mun và vtrí thông minh của mình. Người có trí tukiểu này là người hiu  
biết vbn thân mình mt cách cn kvà chính xác. Tuy nhiên, loi trí tê này có mi  
người vi các mức độ khác nhau. Thùy trán là trung tâm ca loi trí tê này.  
Trí tê về người khác (Interpersonal Intelligence) bao gồm các năng lực nhn thc  
rõ ràng và năng lực đáp ứng li các tâm trng, khí chất, động cơ, ham muốn của người  
khác mt cách thích hợp. Người có trí tê loi này có khnăng xâm nhập vào tư tưởng  
của người khác, có khả năng khích lệ và nâng đỡ người khác. Tiêu biu cho loi trí tê  
này là các nhà trliệu, người bán hàng, các linh mục, nhà sư phạm. Thùy trán cũng có vai  
trò quan trọng đối vi loi trí tê này. Các tổn thương thùy trán có thlàm mt khả năng  
thu hiểu người khác và làm thay đổi hoàn toàn nhân cách.  
Trí tê tnhiên (Naturalist Intelligence) là năng lực phân bit mt cách tinh tế gia  
hthc vt và hệ động vt ca thế gii tnhiên hoc gia các mu vt và nhng thiết kế  
do con người to ra. Tiêu biu cho loi trí tê này là nhà thc vật, người đu bếp…  
Từ khi ra đi, Lý thuyết Đa trí tụê của H. Gardner đã thu hút sự chú ý không chca  
gii nghiên cu tâm lý hc mà cnhững người làm công tác giáo dc, trong đó có các  
giáo viên. Vào cui những năm 90, ở Mỹ đã có nhiều giáo viên nghiên cu và áp dng lý  
thuyết ca Gardner vào qúa trình dy hc tt ccác cp hc thuc hchính quy và  
không chính quy (tiu hc, trung học, các chương trình dành cho người ln). Mt trong  
những nguyên nhân để các giáo viên ng hcách tiếp cn này là vì quan niệm đa trí tụê  
cho phép đa dạng hóa dy hc. Giáo viên có thddàng xây dng các bài hc thú v,  
được phân hóa và cá bit hóa mt cách rõ rệt cho các đơn vị kiến thc tích hp. Giáo viên  
còn có thcp nht và mrng cho các bài học và chương trình cũ mà không cần phi nỗ  
lc nhiu.  
Giáo viên cần đảm bảo để tt chc sinh hc tp và tri nghim sthành công.  
Mun thế hphải quan tâm đến nhu cu ca tng hc sinh, cung cp cho các em nhng  
kỹ năng cần thiết, tìm hiu cách thc phát triển chương trình, lưu ý đến tt ccác loi trí  
tê khi lp kế hoch và tchc bài hc. Lý thuyết Đa trí tụê giúp giáo viên đáp ứng nhu  
cu ca nhiu loi hc sinh mt cách ddàng thông qua hình thc dy hc kết hp phân  
55  
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  
hóa vi tích hợp, đồng thi cng cnim tin cho giáo viên, hc sinh và phhuynh hc  
sinh rng, tt ctrẻ em đều có những năng lực khác nhau. Song, điều quan trng nht là lí  
thuyết này góp phần thúc đẩy sphát trin ca tng cá nhân hc sinh mt cách tích cc.  
TÀI LIU THAM KHO  
1. Viên Quc Chn (2001). Lun vci cách giáo dc. NXB Giáo dc. Hà Ni.  
2. Hergenhahn B.R. (2003). Nhp môn Lch sTâm lí hc. NXB Thng kê. Hà Ni.  
3. Howard Gardner (2011). Đa trí tuệ trong lp hc. NXB Giáo dc Vit Nam. Hà  
Ni.  
4. Trn Trng Thy (Chbiên)(2006). Các chsố cơ bản vsinh lí và tâm lí hc sinh  
phthông hin nay. NXB Giáo dc. Hà Ni.  
7. Phm Minh Hạc, Đặng Xuân Hoài, Trn Trng Thủy (Đồng chbiên)(2002).  
Hoạt động Giao tiếp và Chất lượng giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội.  
56  
pdf 11 trang Thùy Anh 13/05/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Vài nét về cơ sở Tâm lý học của dạy học phân hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_vai_net_ve_co_so_tam_ly_hoc_cua_day_hoc_phan_hoa.pdf