Tài liệu Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019

LỜI NÓI ĐẦU  
Doanh nghiệp Việt Nam là khu vực kinh tế đóng góp quan trọng nhất vào quy mô và  
tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao,  
hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách, Nghị quyết nhằm thúc  
đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả khu vực doanh nghiệp được ban hành và đi vào cuộc  
sống như: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển  
doanh nghiệp đến năm 2020; Các Nghị quyết 19/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những  
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh  
tranh quốc gia đến năm 2020, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phát triển nhanh, đóng  
góp tích cực vào tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế.  
Để đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý, nghiên cứu sử dụng thông tin phục vụ mục  
tiêu phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương, từ năm 2019 Bộ Kế hoạch và  
Đầu tư (Tổng cục Thống kê) biên soạn và công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam  
thường niên. Nội dung "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019" (năm đầu tiên  
phát hành) gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước  
và các địa phương giai đoạn 2016-2018, gồm 5 phần:  
Phần I: Bối cảnh phát triển doanh nghiệp năm 2018  
Phần II: Tổng quan phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2018  
và giai đoạn 2016-2018  
Phần III: Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp  
Phần IV: Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp 2018 và giai đoạn 2016-2018  
(Toàn quốc)  
Phần V: Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp 2018 và giai đoạn 2016-2018  
(Địa phương)  
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng cám ơn sự quan tâm chỉ đạo biên soạn Sách trắng  
doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. Trân  
trọng cám ơn Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh  
nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cung cấp thông tin và phối hợp  
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư biên soạn Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019.  
Lần đầu tiên biên soạn Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  
mong nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà nghiên cứu và người dùng tin  
trong nước và quốc tế để các ấn phẩm tiếp theo phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin./.  
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ  
3
MỤC LỤC  
LỜI NÓI ĐẦU  
3
7
KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ  
Phần I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2018  
I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC  
11  
13  
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN  
KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018  
15  
15  
17  
17  
18  
18  
18  
19  
19  
19  
19  
19  
20  
20  
1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước  
2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa  
3. Thu hút đầu tư nước ngoài  
4. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán  
5. Thu, chi ngân sách nhà nước  
6. Khách quốc tế đến Việt Nam  
7. Lạm phát được kiểm soát  
III. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM  
A. Kết quả đạt được  
1. Về xếp hạng môi trường kinh doanh  
2. Về đổi mới sáng tạo  
3. Về cắt giảm điều kiện kinh doanh  
B. Hạn chế, tồn tại  
Phần II. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  
NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2018  
23  
I. TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG  
VÀ DOANH NGHIỆP CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH  
25  
25  
25  
26  
1. Doanh nghiệp đang hoạt động  
2. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân  
3. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh  
4. Lao động của doanh nghiệp đang hoạt động  
có kết quả sản xuất kinh doanh  
29  
5
5. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp  
đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh  
31  
6. Doanh thu của doanh nghiệp đang hoạt động  
có kết quả sản xuất kinh doanh  
34  
36  
7. Lợi nhuận  
8. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp  
đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh  
38  
44  
9. Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp  
II. TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI, QUAY TRỞ LẠI  
HOẠT ĐỘNG; DOANH NGHIỆP TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG  
VÀ DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ  
45  
45  
47  
48  
48  
49  
51  
53  
56  
1. Doanh nghiệp thành lập mới  
2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động  
3. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký  
4. Doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể  
5. Doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể  
Phần III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP  
Đề xuất đối với cơ quan nhà nước  
Đề xuất đối với doanh nghiệp  
PHỤ LỤC: HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ XẾP HẠNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN  
DOANH NGHIỆP CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG  
57  
67  
Phần IV. BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN  
DOANH NGHIỆP NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018  
(TOÀN QUỐC)  
Phần V. BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN  
DOANH NGHIỆP NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018  
(ĐỊA PHƯƠNG)  
183  
6
KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ  
1. Doanh nghiệp: Tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, được  
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm: công  
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.  
2. Doanh nghiệp đang hoạt động: Doanh nghiệp được cấp Giấy Chứng nhận đăng  
ký doanh nghiệp, có mã số thuế, đang thực hiện việc kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ  
thuế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đang hoạt động không bao gồm doanh  
nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký  
hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.  
3. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp  
trong năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có kết quả tạo ra hàng hóa, dịch vụ và  
có doanh thu hoặc phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh. Thuật ngữ này không bao gồm  
doanh nghiệp đang đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp đã  
đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu, chi  
phí SXKD; doanh nghiệp tạm ngừng và ngừng hoạt động có thời hạn...  
4. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động: Doanh nghiệp từ các trạng thái tạm  
ngừng hoạt động kinh doanh hoặc không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc chờ giải  
thể chuyển sang trạng thái đang hoạt động.  
5. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký: Doanh nghiệp đăng ký tạm  
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh dưới 1 năm, sau đó quay lại hoạt động sản xuất kinh  
doanh (tổng thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên  
tiếp không quá 2 năm).  
6. Loại hình doanh nghiệp  
a) Doanh nghip khu vc nhà nước: Bao gồm Công ty TNHH một thành viên  
100% vốn Nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn Nhà nước lớn hơn 50%.  
Doanh nghiệp khu vực nhà nước trong ấn phẩm này quy ước bao gồm toàn bộ các doanh  
nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thành viên cấp 1,2,3,4.  
b) Doanh nghip khu vc ngoài nhà nước: Các doanh nghiệp có vốn trong nước  
thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu Nhà nước nhưng  
chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: Doanh  
nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân; Công ty TNHH có vốn Nhà  
7
nước từ 50% trở xuống; Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; Công ty cổ phần có  
vốn Nhà nước từ 50% trở xuống.  
c) Doanh nghip khu vc có vn đầu tư nước ngoài: Các doanh nghiệp có vốn đầu  
tư của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn góp. Khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài  
gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước  
ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.  
7. Ngành sản xuất kinh doanh  
Mỗi doanh nghiệp được xếp vào một ngành kinh tế duy nhất – ngành có giá trị sản  
xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp.  
8. Doanh thu thuần: Số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, thành  
phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các  
khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ  
báo cáo.  
9. Lao động trong doanh nghiệp: Toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử  
dụng và trả lương, trả công.  
10. Thu nhập của người lao động: Tổng các khoản người lao động nhận được do  
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao  
động bao gồm:  
- Tin lương, tin thưởng và các khon phcp, thu nhp khác có tính cht như  
lương gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; các  
khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí và giá  
thành sản phẩm.  
- Bo him xã hi trthay lương: Khoản cơ quan BHXH chi trả cho người lao động  
của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động... theo quy định  
hiện hành.  
- Các khon thu nhp khác không tính vào chi phí sn xut kinh doanh: Các khoản  
chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất có nguồn chi  
lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các  
nguồn khác.  
11. Nguồn vốn: Toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn  
chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp:  
8
- Ngun vn chshu: Toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp,  
của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh  
phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp...  
- Nphi tr: Tổng các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp phải trả, phải thanh  
toán cho các chủ nợ, bao gồm: nợ tiền vay ngắn hạn, dài hạn, vay trong nước, vay nước  
ngoài; các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước; các khoản phải trả cho công  
nhân viên và các khoản phải trả khác.  
12. Lợi nhuận trước thuế: Số lợi nhuận thu được trong năm của doanh nghiệp từ  
các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh  
trong năm trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế là tổng lợi  
nhuận của toàn doanh nghiệp.  
13. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Tỷ lệ giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ  
các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh  
trong năm của doanh nghiệp so với vốn bình quân năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản  
ánh một đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra trong năm sinh lời được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  
Lợi nhuận trước thuế  
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)  
=
Vốn bình quân  
14. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận trước thuế thu  
được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác  
phát sinh trong năm của doanh nghiệp so với tổng doanh thu thuần. Chỉ tiêu phản ánh kết  
quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.  
Tỷ suất lợi nhuận trên  
doanh thu (%)  
Lợi nhuận trước thuế  
Doanh thu thuần  
=
15. Hiệu suất sử dụng lao động: Phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động của  
doanh nghiệp xét trên giác độ tạo ra doanh thu của người lao động.  
Hiệu suất sử dụng  
lao động (lần)  
Doanh thu thuần bình quân một lao động  
Thu nhập bình quân một lao động  
=
16. Chỉ số nợ: Phản ánh thực tế nợ và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính bên  
ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.  
Tổng nợ bình quân  
Chỉ số nợ (lần)  
=
Tổng vốn tự có bình quân  
9
17. Chỉ số quay vòng vốn: Phản ánh khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp để tạo  
ra doanh thu thuần.  
Tổng doanh thu thuần  
Chỉ số quay vòng vốn  
(lần)  
=
Tổng nguồn vốn bình quân  
18. Hiệu suất sinh lợi  
- Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản sử  
dụng trong SXKD.  
Tổng lợi nhuận trước thuế  
Tổng tài sản bình quân  
ROA (%)  
=
- Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh khả năng sinh lợi của vốn  
chủ sở hữu trong SXKD.  
Tổng lợi nhuận trước thuế  
ROE (%)  
=
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân  
- Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) phản ánh khả năng sinh lợi của  
doanh thu.  
Tổng lợi nhuận trước thuế  
Tổng doanh thu thuần  
ROS (%)  
=
19. Phạm vi số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản: Trong cuốn sách này, các chỉ  
tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp gồm: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả  
sản xuất kinh doanh, số lao động, nguồn vốn, tài sản và các chỉ tiêu về kết quả sản xuất  
kinh doanh của doanh nghiệp như: Doanh thu, lợi nhuận… chỉ tính cho các doanh nghiệp  
đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh.  
10  
Phần I  
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP  
NĂM 2018  
11  
I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC  
Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục  
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016-2020. Kinh tế - xã  
hội nước ta năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm  
ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong  
chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến  
phức tạp. Lạm phát toàn cầu những tháng đầu năm có xu hướng tăng cao hơn năm 2017  
do giá năng lượng, đặc biệt giá dầu bình quân tăng mạnh. Bên cạnh đó, căng thẳng thương  
mại giữa các nước lớn cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có tác động  
đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong nước, bên cạnh  
những thuận lợi từ kết quả tích cực trong năm 2017, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình  
hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới  
mục tiêu kiểm soát lạm phát; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Năm 2018 thương mại  
quốc tế tuy có yếu tố tích cực nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do:  
(1) Tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, xung đột xảy ra ở nhiều  
nơi, xuất hiện những nhân tố mới có tầm ảnh hưởng sâu, rộng, kéo theo hàng loạt động  
thái lớn về chính sách của các quốc gia, nền kinh tế lớn;  
(2) Giá hàng hóa thế giới tăng cao, tạo áp lực không nhỏ cho công tác điều hành  
trong nước. Bên cạnh đó, quy mô kinh tế nước ta nhỏ, độ mở cao, dư địa tài khóa, tiền tệ  
hạn hẹp, trong khi nhu cầu nguồn lực rất lớn, không chỉ cho đầu tư phát triển, mà còn đáp  
ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh,...  
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra tại các Nghị quyết của  
Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 với  
tinh thần xuyên suốt, tập trung vào các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế  
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị  
quyết số 01/NQ-CP), gồm:  
(1) Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn  
của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  
nhanh và bền vững;  
(2) Tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược;  
(3) Tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới  
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh  
tranh của nền kinh tế;  
13  
(4) Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,  
phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội;  
(5) Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên  
tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;  
(6) Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính;  
xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn,  
hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại,  
tố cáo;  
(7) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cứu  
hộ, cứu nạn; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế;  
(8) Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông;  
(9) Tăng cường công tác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan của Đảng, Nhà  
nước, các đoàn thể quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp đề ra.  
Với phương châm hành động "kcương, liêm chính, hành động, sáng to, hiu  
qu", ngay từ đầu năm Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban  
hành các chương trình, kế hoạch hành động, tích cực triển khai và tập trung tháo gỡ khó  
khăn, xây dựng kịch bản tăng trưởng đối với các ngành, lĩnh vực và thường xuyên kiểm  
tra, đôn đốc thực hiện; Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển  
nhanh, bền vững, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao  
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả  
và toàn diện tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, cải thiện  
môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thể chế, thực thi pháp luật, phòng chống tham  
nhũng, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,... nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch  
đề ra ở mức cao nhất.  
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, quyết  
tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, các bộ,  
ngành và địa phương đã tích cực triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết phiên  
họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ và chỉ  
đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp ổn định kinh tế vĩ  
mô; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất, tiêu thụ sản  
phẩm nông nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,  
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2018;  
khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lũ, hạn hán, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu;  
14  
giải quyết các vấn đề xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;...  
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục duy trì đà chuyển biến tích cực, thực hiện đạt  
và vượt 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao (9 chỉ tiêu vượt kế hoạch và 3 chỉ tiêu đạt kế hoạch).  
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  
NĂM 2018  
Kinh tế Vit Nam năm 2018 khi sc trên cba khu vc sn xut, cung - cu ca  
nn kinh tế cùng song hành phát trin. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so vi  
năm 2017 - mc tăng cao nht 11 năm qua. Cht lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư  
kinh doanh được ci thin, doanh nghip thành lp mi tăng mnh. Nn tng kinh tế vĩ  
được cng cvà tng bước được tăng cường. Tltht nghip, thiếu vic làm có xu  
hướng gim dn. An sinh xã hi được quan tâm thc hin.  
1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước  
Tổng sản phẩm trong nước năm 2018 ước tính tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể  
từ năm 2008 trở về đây. Mức tăng trưởng này vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều  
hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa  
phương, cộng đồng doanh nghiệp và khối SXKD cá thể trong cả nước. Trong mức tăng  
trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%,  
đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng  
8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.  
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đạt mức tăng trưởng cao nhất  
trong 7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt  
trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch  
theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền  
thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tế cao. Mặc dù diện  
tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa  
cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017. Nuôi trồng  
thủy sản tăng khá, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính cả năm đạt 4,2 triệu tấn,  
tăng 6,7%.  
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, trong đó ngành công nghiệp chế  
biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng  
cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng  
các năm 2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Kết quả  
15  
tăng trưởng cho thấy nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và  
tài nguyên khi năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp công nghiệp khai khoáng tăng trưởng âm  
(giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn  
nền kinh tế.  
Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-  
2016, trong đó các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng  
GDP như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và  
ăn uống; vận tải, kho bãi... đều đạt mức tăng trưởng khá. Hoạt động thương mại và dịch  
vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng  
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017.  
Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ nét:  
- Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất  
các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5%, bình quân giai  
đoạn 2016-2018 đạt 43,3%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn  
2011-2015. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện/GDP năm 2018 đạt 33,5%, đảm bảo  
mục tiêu Quốc hội đề ra từ 33-34%.  
- Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể  
theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực  
ASEAN. Tính theo giá so sánh, NSLĐ năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, bình quân  
giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn  
2011-2015.  
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện qua hệ số ICOR đang dần được cải thiện, từ  
mức 6,42 năm 2016 giảm xuống còn 6,11 năm 2017 và ước tính năm 2018 là 5,97, bình  
quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn mức 6,25 của giai đoạn  
2011-2015.  
- Độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu  
hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được  
thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới.  
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông,  
lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.  
Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế khác đã cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh  
tế: Theo báo cáo của Nikkei, tâm lý kinh doanh rất lạc quan khi chỉ số nhà quản trị mua  
16  
hàng (PMI) luôn ở mức mở rộng. Chỉ số này tăng từ mức 51,6 điểm trong tháng 3, tăng  
cao 55,7 điểm trong tháng 6, đạt đỉnh 56,5 điểm trong tháng 11. Kết quả này báo hiệu sự  
cải thiện mạnh mẽ sức khỏe trong lĩnh vực sản xuất và các điều kiện kinh doanh của các  
nhà sản xuất Việt Nam, từ đó tạo đà cho một năm 2019 phát triển tích cực.  
2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa  
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 243,5 tỷ USD, tăng 13,2% so  
với năm 2017 (vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng 7%-8% và Nghị quyết số 01 của  
Chính phủ là tăng 8%-10%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 69,8 tỷ USD, tăng  
16,9% so với năm 2017, chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; khu vực có  
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 173,7 tỷ USD, tăng 11,8%, chiếm 71,3% (giảm  
1 điểm phần trăm so với năm 2017). Năm 2018, khu vực kinh tế trong nước chuyển biến  
tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư  
nước ngoài với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm 20171. Trong  
năm 2018 có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng  
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,2%.  
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2018 ước tính đạt 236,7 tỷ USD, tăng 11,1% so  
với năm trước, trong đó có 36 mặt hàng ước tính kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD,  
chiếm 90,4% tổng kim ngạch, trong đó có 4 mặt hàng trên 10 tỷ USD, chiếm 44,2%.  
Sơ bộ cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ lục  
mới với 480,2 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 6,8 tỷ USD, là năm có giá  
trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn nhiều mức xuất siêu 2,1 tỷ USD của năm  
2017, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là tỷ lệ nhập siêu dưới 3%.  
3. Thu hút đầu tư nước ngoài  
Trong năm 2018 tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của  
nhà đầu tư nước ngoài đạt 36,3 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: có  
3.147 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới  
đạt 18,49 tỷ USD, bằng 83,5% so với cùng kỳ năm 2017; có 1.195 lượt dự án đăng ký  
điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,76 tỷ USD, bằng 90% so với  
cùng kỳ năm 2017; có 6.712 lượt góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp của nhà đầu tư  
nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 10,1 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ 2017. Vốn đầu  
1
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5% so với năm trước, chiếm 27,7%  
tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 23,1%, chiếm 72,3%.  
17  
tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với  
năm 2017.  
4. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán  
Năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,41% so với năm 2017 (cùng kỳ năm  
2017 tăng 14,97%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,61% (cùng kỳ năm  
2017 tăng 14,99%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 13,89% (cùng kỳ năm 2017  
tăng 18,24%).  
Thị trường bảo hiểm năm 2018 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, doanh thu phí bảo  
hiểm toàn thị trường ước tính đạt 131,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm trước.  
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng tài  
sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước tính đạt 384,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21,1% so với  
năm trước; vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 319,6 nghìn  
tỷ đồng, tăng 29,5%.  
Năm 2018 quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt trên 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7%  
so với năm 2017. Giá trị giao dịch cổ phiếu năm 2018 tăng 29% so với năm 2017. Trên thị  
trường trái phiếu, giá trị niêm yết đạt 1.122 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2017.  
Tổng giá trị trái phiếu giao dịch năm 2018 đạt 2.217 nghìn tỷ đồng.  
5. Thu, chi ngân sách nhà nước  
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2018 ước tính đạt 1.358,4 nghìn tỷ đồng, tăng  
5,4% so với năm 2017, trong đó thu thường xuyên đạt 1233,4 nghìn tỷ đồng (chiếm  
90,8% tổng thu ngân sách nhà nước), tăng 6,9%; thu về vốn (thu từ bán nhà ở và thu tiền  
sử dụng đất) đạt 120 nghìn tỷ đồng (chiếm 8,8%), giảm 5,8%; thu từ viện trợ đạt 5 nghìn  
tỷ đồng (chiếm 0,4%), giảm 36,8%.  
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2018 ước tính đạt 1.562,4 nghìn tỷ đồng, tăng  
6,8% so với năm trước, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 418,4 nghìn tỷ đồng (chiếm  
26,8% tổng chi ngân sách nhà nước), tăng 14,5%; chi thường xuyên đạt 1.104,8 nghìn tỷ  
đồng (chiếm 70,7%), tăng 8,7%.  
6. Khách quốc tế đến Việt Nam  
Hoạt động du lịch trong năm 2018 đạt được kết quả ấn tượng với số khách quốc tế  
đến nước ta đạt mức kỷ lục 15,5 triệu lượt người, tăng 19,9% so với năm 2017 (tăng hơn  
2,6 triệu lượt khách). Khách từ châu Á đạt 12.075,5 nghìn lượt người, tăng 23,7% so với  
18  
năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 2.037,9 nghìn lượt người, tăng 8,1%; khách đến từ  
châu Mỹ đạt 903,8 nghìn lượt người, tăng 10,6%; khách đến từ châu Úc đạt 437,8 nghìn  
lượt người, tăng 4%; khách đến từ châu Phi đạt 42,8 nghìn lượt người, tăng 19,2% so với  
năm 2017.  
7. Lạm phát được kiểm soát  
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, dưới  
mục tiêu Quốc hội đề ra; CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017. Lạm phát  
cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017.  
III. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM  
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC  
Với chỉ đạo kiên quyết, liên tục, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về  
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và sự vào cuộc  
tích cực của một số Bộ, ngành, địa phương, những năm qua môi trường kinh doanh của  
Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể:  
1. Về xếp hạng môi trường kinh doanh  
Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (Doing Business 2019), Việt Nam cùng với  
Indonesia là nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 16 năm qua, với 42 cải cách. Trong  
đó, chỉ riêng 5 năm từ khi thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những  
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh  
tranh quốc gia, Việt Nam đã có 18 cải cách được ghi nhận, đáng chú ý là chỉ số Nộp thuế  
và bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng. Năm 2018, môi trường kinh doanh của Việt Nam  
được cải thiện 13 bậc so với năm 2016, từ thứ 82 lên thứ 69 trong tổng số 190 nền kinh tế  
được khảo sát, trong đó: chỉ số thành phần Tiếp cận điện năng tăng 69 bậc (từ thứ 96 lên  
thứ 27), Nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 36 bậc (từ thứ 167 lên thứ 131), Khởi sự kinh  
doanh tăng 17 bậc (từ thứ 121 lên thứ 104), Chỉ số Hiệu quả logistics tăng 25 bậc (từ thứ  
64 lên thứ 39), Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 14 bậc (từ thứ 59 lên thứ 45)...  
2. Về đổi mới sáng tạo  
Trong 5 năm gần đây, thứ hạng các trụ cột Đổi mới sáng tạo của Việt Nam có xu  
hướng cải thiện liên tục. Năm 2018, chỉ số Đổi mới sáng tạo của nước ta được Tổ chức sở  
hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp vị trí thứ 45/126 nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2017.  
19  
Xếp hạng chung về Đổi mới sáng tạo của nước ta năm 2018 so với năm 2014 tăng  
26 bậc với 6/7 chỉ số thành phần tăng hạng. Trong đó, Thể chế tăng 43 bậc (từ vị trí  
121/143 lên thứ 78/126); Nguồn nhân lực và nghiên cứu tăng 23 bậc (từ vị trí 89 lên vị trí  
66); Cơ sở hạ tầng cải thiện 21 bậc (thứ 99 lên vị trí 78); Trình độ phát triển của thị trường  
tăng 59 bậc (từ vị trí 92 lên thứ 33); Sản phẩm kiến thức và công nghệ tăng 14 bậc (từ thứ  
49 lên vị trí 35); Sản phẩm sáng tạo cải thiện 12 bậc (từ thứ 58 lên thứ 46).  
Ngoài ra, xem xét mối tương quan giữa mức thu nhập (GDP bình quân đầu người)  
và năng lực Đổi mới sáng tạo (điểm số), WIPO đánh giá Việt Nam tiếp tục có kết quả Đổi  
mới sáng tạo tốt hơn nhiều so với mức độ phát triển GDP.  
3. Về cắt giảm điều kiện kinh doanh  
Trong năm 2018, đa số Bộ, ngành đã hoàn thành việc xây dựng các Nghị định về  
điều kiện kinh doanh và được Chính phủ thông qua. Trong đó, một số điều kiện kinh  
doanh không cần thiết, không hợp lý, thiếu rõ ràng đã được cắt bỏ, rút ngắn yêu cầu về  
thời gian, giảm các yêu cầu về số lượng, cắt bỏ và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh về  
địa điểm và cơ sở vật chất… Theo báo cáo của các Bộ, ngành, hầu hết kết quả cắt giảm  
điều kiện kinh doanh đạt trên 50%, trong đó đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh  
doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, đạt mục tiêu Nghị  
quyết số 19/NQ-CP đề ra. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đã rà soát bãi bỏ, đơn giản  
hóa trên 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; chuyển 91% sản phẩm hàng hóa thuộc diện  
kiểm tra chuyên ngành sang hậu kiểm, giảm thời gian kiểm tra từ 23 ngày xuống còn 01  
ngày, vượt yêu cầu ASEAN+4 (90 giờ).  
B. HẠN CHẾ, TỒN TẠI  
Bên cạnh những mặt đạt được, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn còn một số  
bất cập, hạn chế cần nhanh chóng khắc phục, từ đó tạo động lực cho hoạt động sản xuất  
kinh doanh phát triển, đó là:  
(1) Thủ tục hải quan và quản lý, kiểm tra chuyên ngành tuy đã có những bước cải  
thiện nhưng còn chậm, làm cho thứ bậc của Việt Nam bị giảm. Thực tế cho thấy, rào cản  
trong quản lý chuyên ngành, nhất là thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng là  
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kéo dài thời gian thông quan.  
(2) Chỉ số Đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản2 trong nhiều năm không có bất  
kỳ cải cách gì và thứ hạng liên tiếp giảm bậc qua các năm. Chỉ đến năm 2018, chỉ số này  
2Thủ tục chuyển nhượng tài sản (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất), không  
phải đăng ký mới.  
20  
được ghi nhận tăng bậc nhờ rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng (từ 57,5  
ngày xuống còn 53,5 ngày). Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19, chỉ số này của nước  
ta giảm 27 bậc (từ vị trí 33 xuống vị trí 60).  
(3) Về xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo kết quả xếp hạng của Diễn đàn  
kinh tế thế giới năm 2018, chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) của Việt Nam giảm 3  
bậc (từ 74 xuống vị trí 77). Đáng chú ý là 7/12 trụ cột giảm điểm, trong đó đánh giá về Kỹ  
năng giảm 1,5 điểm (từ 55,8 xuống 54,3); yếu tố Thể chế giảm 1,2 điểm (từ 50,7 xuống  
49,5); yếu tố Cơ sở hạ tầng, Hiệu quả thị trường hàng hoá, Hiệu quả thị trường tài chính  
giảm 0,6 điểm mỗi trụ cột; Năng lực Đổi mới sáng tạo giảm 0,5 điểm và Mức độ năng  
động trong kinh doanh giảm 0,3 điểm. Kết quả này cho thấy các động lực thúc đẩy đổi  
mới sáng tạo để theo kịp xu thế 4.0 của Việt Nam còn yếu và chưa hiệu quả. Trong đó, thủ  
tục hành chính vẫn là rào cản nặng nề, văn hoá doanh nhân giảm điểm, mức độ trao đổi và  
đa dạng hoá còn thấp, mức độ thương mại hoá hạn chế.  
21  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 563 trang Thùy Anh 18/05/2022 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_doanh_nghiep_viet_nam_nam_2019.pdf