Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội

N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
nNgày nhận bài: 07/10/2021 nNgày sửa bài: 15/11/2021 nNgày chấp nhận đăng: 29/12/2021  
Quy hoch phát trin cm công nghip  
cho các doanh nghip công nghip nhỏ  
và va ti Hà Ni  
Industrial clusters planning and development for small and medium-sized industrial  
enterprises in Hanoi  
> TS NGUYỄN CAO LÃNH  
Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội  
Email: lanhnc@nuce.edu.vn  
TÓM TT  
Abstract  
Doanh nghip công nghip nhvà va là mt bphn quan trng không  
ththiếu ca nn kinh tế các nước đang phát trin. Ti Vit Nam, các  
doanh nghip này, nht là các doanh nghip nh, thường có mô hình tổ  
chc gn lin vi sn xut tiu thcông nghip hgia đình, phnghhay  
làng ngh. Các khu, cm công nghip hin nay đã gii quyết được nhu cu  
phát trin cho các doanh nghip công nghip ln và trung nhưng chưa  
thích hp để gii quyết nhu cu ca doanh nghip nhvà va do đặc thù  
tchc hn hp này. Bài báo nghiên cu nhm xác định ra các đặc trưng  
không gian phát trin riêng ca doanh nghip công nghip nhvà va. Từ  
đó, cùng vi các tin đề và kinh nghim phát trin cm công nghip hin  
nay, nghiên cu đxut mô hình cùng vi các gii pháp quy hoch, tchc  
cm công nghip mi cho các doanh nghip này ti Hà Ni.  
Tkhóa: Khu công nghip; cm công nghip; doanh nghip nghip  
nhvà va.  
Small and medium-sized industrial enterprises (SMEs) are an  
important and essential part of the economy in developing  
countries. In Vietnam, these SMEs, especially small ones, are often  
organized in forms of household handicraft production, craft  
streets or craft villages. The current industrial parks and clusters  
have addressed the developmemt requirement of large industrial  
enterprises, but are not suitable to meet the requirement of SMEs  
due to their mixed-form characteristics. This study aims to identify  
the spacial characteristics of SMEs and on the back of premise and  
experience from current industrial cluster development, the study  
proposes new industrial clusters model for these SMEs in Hanoi  
along with planning and design solutions.  
Keyword: Industrial park; industrial cluster; small and medium-  
sized enterprise.  
2017 [3]. So với quy định mới nhất của Chính phủ về KCN tại Nghị  
định số 82/2018/NĐ-CP năm 2018 [4] thì về bản chất, mô hình CCN  
vẫn là KCN có thêm giới hạn về quy mô và loại hình doanh nghiệp.  
Mô hình CCN này chưa thực sự phù hợp với các đặc thù tổ chức hỗn  
hợp của phần lớn các DNCNNVV gắn liền với sản xuất tiểu thủ công  
nghiệp (TTCN) hộ gia đình và làng nghề truyền thống. Một số thử  
nghiệm khác như CCN nông thôn, CCN làng nghề, điểm công  
nghiệp làng nghề,… cũng chỉ là các mô hình thu nhỏ của KCN mang  
tính địa phương và chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Một số  
các nghiên cứu về CCN, CCN nông thôn và các mô hình đề xuất cũng  
tương tự như vậy. Đây chính là lý do và sự cần thiết của nghiên cứu.  
Đối tượng của nghiên cứu là mô hình quy hoạch CCN (giới hạn  
trong chức năng và không gian) tại Hà Nội đến năm 2030. Nghiên cứu  
đã: đánh giá tổng hợp mô hình phát triển của các DNCNNVV tại Hà Nội  
để xác định các đặc trưng phát triển và đặc thù không gian riêng của  
chúng; Đồng thời phân tích các tiền đề, tính toán các dự báo phát triển  
của DNCNNVV trong bối cảnh chung; Từ đó, đề xuất mô hình CCN phù  
hợp với đặc thù phát triển riêng của DNCNNVV tại Hà Nội.  
1. GIỚI THIỆU  
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng  
trong nền kinh tế các nước đang phát triển như Việt Nam. Tính đến  
hết năm 2020, Việt Nam có khoảng 600.000 DNNVV, hầu hết là  
doanh nghiệp tư nhân, chiếm tới 98,3% tổng số doanh nghiệp và  
thu hút khoảng 50% lực lượng lao động toàn quốc, đóng góp  
khoảng 40% GDP [1]. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 30%  
cho ngân sách nhà nước, khoảng 33% giá trị sản lượng công nghiệp  
và khoảng 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Số lượng DNNVV là rất  
lớn nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp  
vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số [2]. Chính bởi quy mô nhỏ nên  
hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa  
(DNCNNVV) này đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các vấn đề về  
tài chính và quỹ đất phục vụ cho phát triển sản xuất.  
Tiếp sau mô hình khu công nghiệp (KCN) nhằm giải quyết sự  
phát triển cho doanh nghiệp lớn và trung (DNLVT), mô hình cụm  
công nghiệp (CCN) nhằm giải quyết nhu cầu phát triển cho các  
DNCNNVV đã được quy định trong Nghị định 68/2017/NĐ-CP năm  
112  
01.2022  
ISSN 2734-9888  
Kết quả nghiên cứu là mô hình CCN mới cho các DNCNNVV tại  
Hà Nội với sự thay đổi cơ bản so với mô hình CCN hiện tại từ đặc  
trưng, cấu trúc chức năng đến giải pháp quy hoạch phát triển. Các  
kết quả nghiên cứu này góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về  
quy hoạch phát triển KCN, CCN tại Việt Nam và có thể áp dụng vào  
thực tiễn quy hoạch, xây dựng các CCN trên cả nước.  
vực đô thị và các làng nghề, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng  
sản xuất và đe dọa ô nhiễm môi trường; 2) Quỹ đất của Nhà nước:  
Đây là quỹ đất một số doanh nghiệp được thuê lại của Nhà nước hay  
của doanh nghiệp Nhà nước từ trước, không phù hợp với các quy  
định quản lý đất đai hiện hành và đang bị thu hồi; 3) Quỹ đất trong  
các KCN, CCN: Đây là quỹ đất tốt cho các doanh nghiệp nhưng trên  
thực tế với nguồn lực tài chính hạn hẹp và mô hình tổ chức hỗn hợp  
của mình, DNNVV rất khó có thể thuê được đất trong các KCN, CCN  
này. Với quỹ đất hạn chế như vậy, việc phát triển và mở rộng của các  
DNNVV hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.  
2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CỦA DNCNNVV  
TẠI HÀ NỘI  
2.1. Khái niệm và vai trò của DNCNNVV  
Khu vực sản xuất và kinh doanh: Theo thống kê của Phòng  
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với các doanh nghiệp trên  
50 lao động, diện tích lô đất thường là 0,1-0,5ha, cá biệt lên tới 0,7-  
0,8ha, diện tích sàn trung bình khoảng 25-35m2/lao động, mật độ  
xây dựng trong lô đất khoảng 50-75%. Với các doanh nghiệp dưới  
50 lao động, diện tích sàn trung bình khoảng 15-30m2/lao động,  
thậm chí là 5-10m2/lao động đối với các hộ gia đinh cá thể, mật độ  
xây dựng rất lớn, thậm chí là 100% [7];  
Khu vực ở: Đối với các doanh nghiệp dạng mô hình hỗn hợp,  
không gian ở luôn bị nhu cầu phát triển sản xuất và ô nhiễm môi  
trường đe dọa. Theo số liệu thống kê của TP. Hà Nội, diện tích sàn ở  
bình quân tại các khu vực phố nghề của Hà Nội trung bình chỉ  
khoảng 4-6m2/người [7]. Với các chỉ tiêu về sử dụng đất hiện tại thấp  
như vậy, có thể thấy nhu cầu phát triển không gian của các  
DNCNNVV là rất cao trong tương lai.  
DNNVV được xác định là doanh nghiệp có: Số lao động tham gia  
bảo hiểm xã hội bình quân ≤200 người/năm; Tổng doanh thu của  
năm ≤ 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤100 tỷ đồng [5]. Trong  
sản xuất, DNNVV thường làm vệ tinh chế tạo các bộ phận, chi tiết  
cho các DNLVT, sản xuất TTCN phục vụ nhu cầu hàng ngày hay thực  
hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú cho sản xuất công nghiệp,  
TTCN. Chính nhờ tính chất hoạt động này mà các DNNVV có lợi thế  
nổi trội về tính linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thay đổi sản  
phẩm, chuyển hướng sản phẩm hay thậm chí chuyển cả địa điểm  
sản xuất, kinh doanh. DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt  
Nam, khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ về lao động  
cũng như tài nguyên. [6]  
2.2. Mô hình tổ chức của các DNCNNVV tại Hà Nội  
Có hai mô hình tổ chức của các DNCNNVV, được thể hiện trong  
Hình 1, gồm:  
2.4. Hiện trạng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật và môi  
trường  
1) Mô hình độc lập: Là mô hình chỉ có sản xuất hoặc sản xuất và  
kinh doanh của doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa. Các  
doanh nghiệp này sử dụng lao động làm thuê (thường từ 30-50 lao  
động, một số trên 100 đến 200 lao động), chủ yếu sản xuất theo đơn  
đặt hàng số lượng lớn (sản xuất lặp lại), công nghệ đang dần hiện  
đại hóa, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các đô thị và các vùng nội địa,  
một phần xuất khẩu [7];  
Giao thông vận chuyển bên ngoài lô đất: Phần lớn các DNCNNVV  
hiện nay nằm xem kẽ hay cạnh các khu dân cư nên việc sử dụng  
chung hệ thống giao thông, vận chuyển có nhiều khó khăn như:  
Hạn chế về thời gian; Xung đột các luồng giao thông; Kích thước  
lòng đường nhỏ; Ô nhiễm môi trường khu dân cư;…  
Giao thông vận chuyển bên trong lô đất: Do quy mô lô đất nhỏ  
nên thường xảy ra xung đột giữa các luồng nguyên liệu, sản phẩm,  
chất thải và sinh hoạt trong lô đất.  
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT): Những DNCN nằm độc lập hay  
trong các KCN, CCN thì kết nối sử dụng hệ thống HTKT riêng biệt.  
Còn phần lớn những DNCN nằm xen kẽ trong khu dân cư thì ngoài  
hệ thống điện và thu gom rác thải được tách riêng, các hệ thống  
HTKT khác vẫn sử dụng chung với khu dân cư (cấp nước, thu gom  
nước mưa và nước thải,…) gây ảnh hưởng lớn và quá tải hệ thống  
chung.  
Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển tự phát không theo quy hoạch  
của các DNCNNVV xen lẫn với khu dân cư dẫn tới các vấn đề về môi  
trường. Công nghệ cũ, sản xuất quá tải đã gây nên sự ô nhiễm cục  
bộ ngay trong cơ sở và phát thải ra môi trường xung quanh mà  
không có biện pháp xử lý triệt để [8]. Theo kết quả khảo sát nguồn  
nước tại 292 làng nghề giai đoạn 2017-2020, có 139 làng nghề ô  
nhiễm nghiêm trọng (47,6%), 95 làng nghề ô nhiễm (32,5%), 58 làng  
nghề không ô nhiễm (chiếm 19,9%), tỷ lệ nước thải làng nghề được  
thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2% [9].  
2) Mô hình hỗn hợp: Là mô hình có sự kết hợp với khu vực ở, gồm  
sản xuất và ở hay sản xuất, kinh doanh và ở. Mô hình này là đặc trưng  
riêng của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ kiểu hộ gia  
đình tại đô thị và các làng nghề. Các doanh nghiệp này thường sử  
dụng lao động trong gia đình và một số lao động làm thuê ở cùng  
(thường từ 5-30 lao động tùy ngành nghề), sản xuất theo đơn đặt  
hàng cá nhân, số lượng nhỏ và theo thời vụ (sản xuất không lặp lại),  
công nghệ còn lạc hậu, thị trường tiêu thụ hạn chế tại chỗ và các  
vùng lân cận [7]. Đây là mô hình rất phù hợp trong giai đoạn quá độ  
công nghiệp hóa ở Việt Nam với ưu điểm quản lý gọn nhẹ, tiết kiệm  
chi phí, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm mặt bằng, sản xuất kinh doanh  
hiệu quả.  
Hình 1. Mô hình tổ chức của các DNCNNVV tại Việt Nam  
2.3. Hiện trạng sử dụng đất của các DNCNNVV tại Hà Nội  
3. HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CCN TẠI HÀ NỘI  
3.1. Khái niệm cụm công nghiệp  
Đối với các DNNVV của Nhà nước, đất đai cho sản xuất, kinh  
doanh được Nhà nước cấp (chủ yếu từ trước thời kỳ Đổi mới năm  
1986), trong quá trình đô thị hóa đã bị các khu dân cư bao quanh và  
đang có yêu cầu phải di dời. Đối với các DNNVV tư nhân, quỹ đất sản  
xuất, kinh doanh được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: 1) Quỹ  
đất của tư nhân: Đây là quỹ đất có sẵn, mua hay thuê lại của tư nhân,  
nằm xen kẽ trong các khu dân cư, chiếm chủ yếu trong quỹ đất cho  
các DNNVV. Hiện nay, quỹ đất này còn rất hạn chế, đặc biệt là ở khu  
CCN là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công  
nghiệp, TTCN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống,  
được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các DNNVV, hợp tác xã, tổ  
hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh. CCN có quy mô diện tích  
không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha” và “CCN làng nghề là CCN  
phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNNVV, hợp tác  
xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề  
01.2022  
113  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng  
nghề ở địa phương” [3]. Với quy định như vậy, CCN thực chất là một  
dạng KCN quy mô nhỏ, phục vụ đối tượng DNCNNVV nhất định.  
Cũng theo quy định “không có dân cư sinh sống” trên, CCN chỉ có thể  
phù hợp với các DNCNNVV có mô hình tổ chức độc lập chiếm tỷ lệ  
nhỏ. Phần lớn các DNCNNVV còn lại với mô hình tổ chức hỗn hợp lại  
không thể phù hợp.  
3.2. Tình hình phát triển các cụm công nghiệp tại Hà Nội  
Theo UBND TP. Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 70 CCN  
đang hoạt động với tổng diện tích gần 1.400ha, thu hút hơn 1.000  
doanh nghiệp. Trong đó, 16 CCN đã phát triển tương đối hoàn thiện,  
54 CCN đang cần hoàn thiện thêm về đồng bộ hạ tầng, xử lý nước  
thải, phòng cháy, chữa cháy, cây xanh. Riêng trong năm 2021, Hà  
Nội dự kiến khởi công thêm 43 CCN và xây dựng HTKT ít nhất 20  
CCN đã có quyết định thành lập. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xúc tiến  
thu hút đầu tư thành lập mới thêm 46 CCN nữa để đủ 159 CCN theo  
kế hoạch. [10]  
xe đạp riêng hoàn toàn không có.  
Theo khảo sát thực tế tại các KCN đã xây dựng, hệ thống HTKT  
chỉ được xây dựng với chất lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu của các  
doanh nghiệp tại đây. Hệ thống điện và thông tin thường đi nổi trên  
cột, hệ thống cấp nước được chôn ngầm trực tiếp xuống đất chứ  
không có hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước mưa sử dụng mương  
hở và kín là chủ yếu (Xem Hình 3). Hệ thống thu gom và xử lý nước  
thải chưa được xây dựng đồng bộ mà phần lớn các doanh nghiệp  
phải tự xử lý trước khi thoát ra hệ thống chung. Các trạm điện, trạm  
nước cũng được xây dựng với diện tích tối thiểu.  
3.3. Hiện trạng quy hoạch các cụm công nghiệp tại Hà Nội  
Về quy hoạch chung: Phần lớn các CCN được quy hoạch gắn với  
tuyến giao thông đối ngoại hiện có (đường quốc lộ, tỉnh lộ) và là  
một thực thể độc lập “có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư  
sinh sống” với các khu vực xung quanh, các mối liên kết về chức  
năng hoàn toàn chưa được tính toán đến.  
Về sử dụng đất CCN: Theo khảo sát của nghiên cứu (bản quy  
hoạch đã duyệt và thực tế xây dựng tại các CCN hiện nay ở Hà Nội),  
tỷ lệ diện tích đất dành cho cho nhà máy, kho tàng là rất cao, chiếm  
tới 65-70% tổng diện tích đất CCN. Tỷ lệ diện tích đất cho quản lý  
điều hành (~1%), giao thông (10-12%), dịch vụ hỗ trợ và cây xanh  
(15-20%), các công trình kỹ thuật thấp (~1%), chỉ ở ngưỡng tối thiểu  
so với quy định [11].  
Về giải pháp quy hoạch CCN: Cũng theo khảo sát của nghiên cứu,  
tất cả các CCN đều có quy hoạch theo kiểu ô cờ với mạng lưới đường  
giao thông vuông góc với nhau, hình thành các khu đất vuông vắn  
để bố trí các cơ sở sản xuất (Xem Hình 2). Đây là giải pháp hiệu quả  
nhất về sử dụng đất cũng như đầu tư hệ thống HTKT.  
Về kiến trúc cảnh quan: Theo khảo sát tại một số CCN đã xây  
dựng, quy hoạch kiến trúc cảnh quan tại đây thường nghèo nàn.  
Vườn hoa cây xanh được thiết kế với chất lượng thấp, ít được đầu tư  
nâng cấp và cũng không được người lao động sử dụng vì thiếu sự  
hấp dẫn.  
Hình 3. Mặt cắt giao thông và giải pháp bố trí hệ thống HTKT trong CCN.  
4. CÁC CƠ SỞ ĐỂ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CCN CHO  
DNCNNVV TẠI HÀ NỘI  
4.1. Bối cảnh chung  
Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,  
xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu mà một trong  
những điểm đến là Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển,  
trước hết là trong lĩnh vực sản xuất. Việt Nam sẽ đón nhận đầu tư  
của các tập đoàn lớn trên thế giới và các DNLVT tại Việt Nam sẽ tận  
dụng được cơ hội này để phát triển lớn mạnh theo. Điều này sẽ kéo  
theo sự phát triển của các DNCNNVV khi trở thành vệ tinh sản xuất  
cho các DNLVT trong nước và quốc tế.  
4.2. Các chính sách phát triển DNCNNVV và CCN  
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã không ngừng triển  
khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn  
thiện khung pháp lý nhằm đổi mới, tạo động lực cho DNNVV phát  
triển như: Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017; Nghị định số 39/2019/NĐ-  
CP về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV; Nghị định  
số 34/2018/NĐ-CP về Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo  
lãnh tín dụng cho DNNVV; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP về Đầu tư  
cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo,...  
Tại Hà Nội, UBND Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch phát triển  
cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm  
2030 theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 với 159  
CCN, tổng diện tích là 3.204 ha, lập danh mục 68 CCN để kêu gọi đầu  
tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. UBND Thành phố cũng  
đã kịp thời ban hành đề án Hỗ trợ DNNVV trên địa bàn TP. Hà  
Nội giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày  
29/12/2020, trong đó nhấn mạnh việc phát triển CCN và hỗ trợ  
DNCNNVV thuê mặt bằng trong các CCN.  
4.3. Nhu cầu phát triển DNCNNVV và CCN  
Tỷ lệ trung bình người dân trên doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn ở  
mức rất thấp là 256 người/doanh nghiệp trong khi tỷ lệ này ở khối  
các nước ASEAN là 80-100 người/doanh nghiệp [12]. Theo dự thảo  
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của TP. Hà Nội,  
Hà Nội sẽ có tổng số 159 CCN so với 70 CCN đã hoạt động hiện nay,  
tăng 89 CCN [10]. Điều này cho thấy nhu cầu phát triển của  
DNCNNVV cũng như nhu cầu phát triển CCN tại Hà Nội là rất lớn.  
Vấn đề là cần đưa ra mô hình phát triển CCN như thế nào để đáp  
ứng được nhu cầu thực tế của phần lớn các DNCNNVV.  
Hình 2. Giải pháp quy hoạch theo kiểu ô cờ của các CCN hiện nay ở Hà Nội.  
3.4. Hiện trạng hệ thống giao thông, HTKT và môi trường  
Theo khảo sát của nghiên cứu, các CCN hiện nay tại Hà Nội đều  
sử dụng hệ thống giao thông đường bộ, có thể chia ra làm 2 loại cơ  
bản là đường chính và đường nhánh, được thể hiện trong Hình 3.  
Chiều rộng mặt cắt đường chính khoảng 25-30m cho 4 làn xe,  
đường nhánh khoảng 13,5-17,5m cho 2 làn xe. Các tuyến đi bộ hay  
4.4. Các mô hình tăng trường của DNCNNVV  
Khả năng tăng trưởng là yếu tố quyết định tới nhu cầu diện tích  
114  
01.2022  
ISSN 2734-9888  
của doanh nghiệp. Theo nhóm nghiên cứu JICA [13], có bốn mô  
hình tăng trưởng cho DNVVN: 1) Doanh nghiệp đạt tốc độ tăng  
trưởng cao và trở thành DNLVT, nhu cầu về không gian thường  
xuyên thay đổi, mở rộng; 2) Doanh nghiệp lúc đầu đạt tốc độ tăng  
trưởng nhanh, tuy nhiên sẽ dừng lại sau khi trở thành DNLVT, nhu  
cầu không gian thay đổi nhanh trong thời gian đầu; 3) Doanh  
nghiệp đạt mức độ tăng trưởng nhất định nhưng không vượt khỏi  
mức DNVVN, thuộc loại ít biến đổi, nhu cầu sử dụng không gian cố  
định và lâu dài; 4) Doanh nghiệp không đạt được sự tăng trưởng,  
tiếp tục là doanh nghiệp nhỏ, hình thành và kết thúc trong thời gian  
ngắn, nhu cầu sử dụng không gian tạm thời, không ổn định. Để có  
sự tăng trưởng kinh tế thì cần phải nuôi dưỡng các doanh nghiệp  
loại 1 và 2. Tuy nhiên, các doanh nghiệp loại 3 và 4 là cơ sở bên dưới  
cho sự phát triển của loại 1 và 2. Bốn mô hình tăng trưởng này sẽ  
luôn tồn tại song song và do đó, nhu cầu không gian của doanh  
nghiệp sẽ biến đổi rất đa dạng theo các mô hình tăng trưởng.  
4.5. Nhu cầu diện tích của các DNCNNVV  
5. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CCN CHO DNCNNVV TẠI HÀ NỘI  
5.1. Quan điểm và nguyên tắc  
CCN mới phải đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh  
nghiệp có mô hình tổ chức dạng hỗn hợp (sản xuất, kinh doanh và  
ở) đang chiếm tỷ lệ chủ yếu trong các DNCNNVV tại Việt Nam hiện  
nay. Điều này sẽ làm thay đổi căn bản cấu trúc chức năng vốn có của  
các CCN.  
Mô hình tổ chức hỗn hợp là sự liên kết tương hỗ giữa khu vực  
sản xuất và khu vực ở nên CCN mới phải có sự gắn kết hữu cơ với  
các khu vực phát triển xung quanh nó, không thể là một khu vực  
độc lập như các CCN hiện tại. CCN mới sẽ là một đơn vị phát triển  
đặc thù dựa trên sản xuất công nghiệp, TTCN trong cấu trúc quy  
hoạch chung.  
Mô hình tổ chức hỗn hợp đã được phát triển dưới dạng các phố  
nghề, làng nghề và đã trở thành di sản đặc trưng của Việt Nam trong  
thời gian qua nhưng luôn phải đối mặt với các vấn đề về xã hội và  
môi trường trong quá trình đô thị hóa. CCN mới phải rút kinh  
nghiệm từ điều này để đảm bảo sự phát triển bền vững và có thể trở  
thành di sản đặc trưng hay điểm du lịch văn hóa trong tương lai.  
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi dần mọi  
phương diện của quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như cuộc  
sống của con người. CCN mới cần phải tính đến các yếu tố tác động  
trong bối cảnh mới này để có thể phát triển phù hợp và theo kịp sự  
thay đổi.  
Cũng theo số liệu nhóm nghiên cứu JICA [13] trong Bảng 1, đối  
với các DNCNNVV trên 30 lao động dạng độc lập thì chỉ tiêu lao  
động khoảng 200-300 người/ha, tương ứng với nhu cầu lô đất  
khoảng 0,1-0,8 ha.  
Bảng 1. Nhu cầu diện tích các DNCNNVV dạng độc lập trên 30  
lao động  
Quy mô doanh nghiệp  
(lao động)  
Chỉ tiêu (lao  
động/ha)  
200-250  
Nhu cầu diện tích  
(ha)  
5.2. Đặc trưng cơ bản  
Với quan điểm và nguyên tắc phát triển như trên, CCN mới sẽ có  
các đặc trưng cơ bản sau đây:  
50-200  
0,2-1,0  
30-50  
250-300  
0,1-0,2  
Tính hỗn hợp và liên kết: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của mô  
hình CCN thế hệ mới, sự khác biệt rõ nhất so với các mô hình CCN  
hiện có, thể hiện qua sự hỗn hợp chức năng sản xuất, kinh doanh, ở  
trong CCN và sự tương tác, liên kết với các khu vực chức năng khác  
xung quanh.  
Tính cộng đồng: Đây là đặc trưng riêng của CCN mới khi có sự  
phát triển và liên kết của cộng đồng dân cư bên trong và bên ngoài  
CCN. Việc này cũng củng cố thêm sự hòa nhập của CCN với các khu  
vực chức năng khác xung quanh.  
Theo tổng hợp số liệu của Phòng thương mại Công nghiệp Việt  
Nam [7], nhóm nghiên cứu JICA [13] và Những dữ liệu của kiến trúc  
sư [14] trong Bảng 2, các DNCN nhỏ và siêu nhỏ 10-30 lao động có  
chỉ tiêu lao động khoảng 300-350 người/ha, nhu cầu diện tích thấp  
nhất chỉ khoảng 200 m2, trung bình khoảng 0,05-0,12 ha và cao  
nhất khoảng 0,15-0,21 ha (mật độ xây dựng trong lô đất khoảng  
65%).  
Bảng 2. Nhu cầu diện tích của các DNCN nhỏ và rất nhỏ từ 10-30  
lao động  
Tính linh hoạt: Đây là đặc trưng của CCN mới phù hợp với sự phát  
triển đa dạng và luôn thay đổi của các DNCNNVV thích ứng với thị  
trường cũng như phù hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cuộc  
cách mạng công nghiệp 4.0.  
Nhu cầu  
diện tích  
(m2)  
200-830  
460-2.050  
325-1.300  
385-1.600  
Tiêu chuẩn diện  
tích (m2 sàn/lao  
động)  
Ngành nghề công nghiệp,  
TTCN  
Điện và điện tử  
Cơ khí chế tạo  
Dệt may  
Chế biến lương thực thực  
phẩm  
Chế biến sản xuất nhựa  
Chế biến gỗ, song, mây, thủ  
công mỹ nghệ  
13-18  
30-45  
21-28  
25-35  
5.3. Các hình thức phát triển  
Chuyển đổi từ các CCN cũ: Các CCN đã xây dựng, hoạt động  
nhưng chưa lấp đầy và còn nhiều đất trống có thể chuyển đổi sang  
mô hình mới khi nhu cầu phát triển tại khu vực gia tăng. Ví dụ như  
CCN Tản Lĩnh (Ba Vì) có tỷ lệ lấp đầy mới chỉ 10%, CCN Đông Phú  
Yên (Chương Mỹ) có tỷ lệ lấp đầy 25% [17].  
Chuyển đổi từ các CCN đã quy hoạch: Các CCN đã quy hoạch  
nhưng chưa xây dựng có thể chuyển đổi sang mô hình mới để có  
thể mang lại hiệu quả cao hơn cho cả chủ đầu tư CCN và sự phát  
triển của địa phương. Ví dụ như CCN Sơn Đông (Sơn Tây), CCN Văn  
Từ (Phú Xuyên), CCN làng nghề Xuân Thu (Sóc Sơn).  
Quy hoạch mới: Các CCN dự kiến phát triển sẽ được quy hoạch  
theo mô hình CCN mới. Ví dụ như CCN Lệ Chi (Gia Lâm), CCN Thạch  
Xá (Thạch Thất).  
370-1.450  
620-2.100  
24-32  
40-46  
Để đảm bảo nhu cầu về diện tích đất (sản xuất, kinh doanh, ở)  
cũng như các yêu cầu về vệ sinh môi trường, kiến trúc cảnh quan,  
theo kinh nghiệm một số khu vực cho DNCNVVN trên thế giới, các  
lô đất cho doanh nghiệp dạng hỗn hợp không nên nhỏ hơn 200m2  
và mật độ xây dựng không nên lớn hơn 70%. Đối với các nhu cầu  
nhỏ hơn phải xây dựng các nhà xưởng cho thuê hoặc hình thành  
các dãy nhà xưởng liên kế. [7]  
Bộ phận ở được xác định trên cơ sở nhu cầu sử dụng của hộ gia  
đình và lao động làm thuê. Đối với hộ gia đình, tiêu chuẩn diện tích  
và chất lượng ở có thể lấy theo tiêu chuẩn chung cư, tối thiểu 25 m2  
sàn/người [15]. Đối với người làm thuê, tiêu chuẩn diện tích và chất  
lượng ở có thể lấy theo tiêu chuẩn ký túc xá, tối thiểu 4 m2 sàn/người  
[16].  
5.4. Quy mô và các bộ phận chức năng  
Theo quy hoạch các CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến  
năm 2030 [11], quy mô các CCN phần lớn khoảng 20-30 ha và dưới  
50 ha, cá biệt một số 50-75 ha. Quy mô như vậy hoàn toàn phù hợp  
với một đơn vị phát triển trong cấu trúc quy hoạch chung.  
Từ các quan điểm, nguyên tắc và đặc trưng phát triển nói trên,  
cùng với các kinh nghiệm phát triển các dạng CCN, CCN làng nghề  
01.2022  
115  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
tại Việt Nam và trên thế giới, có tính đến sự phát triển bền vững và  
đặc thù văn hóa trong tương lai, các khu vực chức năng và tỷ lệ  
chiếm đất trong CCN mới được để xuất tại Bảng 3. Bao gồm các khu  
vực chức năng: Hành chính và dịch vụ; Sản xuất; Phát triển hỗn hợp;  
Cây xanh, Cung cấp kỹ thuật và Giao thông. Trong đó, tăng cường  
tỷ lệ đất dịch vụ (nhằm tăng cường giao thương và liên kết với khu  
vực xung quanh), cây xanh (tăng cường cảnh quan) và kỹ thuật (đảm  
bảo xử lý môi trường) đồng thời giảm tỷ lệ đất sản xuất (hạn chế tập  
trung mật độ cao).  
Khu vực phát triển hỗn hợp: Đây là khu vực bố trí các lô đất cho  
các DNNCNVV có mô hình tổ chức hỗn hợp. Lô đất được phân chia  
trên cơ sở modul (10-15) x (20-25) m (200-300 m2). Các nhu cầu lớn  
hơn sẽ được tổ hợp từ các modul chuẩn này. Diện tích kinh doanh  
và ở chiếm tối đa 25% diện tích lô đất. Mật độ xây dựng trong lô đất  
≤ 70%. Chiều cao công trình sản xuất ≤ 3 tầng, kinh doanh và ở ≤ 5  
tầng. Mặt sau lô đất nên bố trí đường nội bộ rộng 3,5-5,5m để đảm  
bảo an toàn phòng cháy và thuận tiện phân chia luồng lưu thông  
giữa sản xuất và ở. Có thể bố trí các dãy nhà xưởng thấp tầng kết  
hợp với ở, được xây dựng sẵn và cho thuê. Khu vực này về lâu dài sẽ  
hình thành nên một dạng “phố nghề” mới, có tính đặc thù du lịch  
văn hóa riêng.  
Bảng 3. Các khu vực chức năng và tỷ lệ chiếm đất của chúng  
trong CCN mới  
Chức năng  
Khu vực hành chính, dịch vụ  
Khu vực sản xuất và phát triển hỗn  
hợp  
Tỷ lệ chiếm đất (%)  
5-10  
55-65  
Khu vực cây xanh  
Khu vực cung cấp kỹ thuật  
Giao thông  
10-15  
4-5  
10-15  
5.5. CCN mới trong cấu trúc quy hoạch chung  
CCN mới được xác định là một đơn vị phát triển đặc thù dựa trên  
sản xuất công nghiệp, TTCN trong tổng thể cấu trúc quy hoạch  
chung, có mối liên kết với các khu vực chức năng khác của đô thị  
cũng như nông thôn. Cấu trúc này được thể hiện tại Hình 4.  
Hình 6. Tổ chức chia lô đất khu vực phát triển hỗn hợp trong CCN mới.  
Khu vực cây xanh: Đây là khu vực bố trí các dạng công viên, vườn  
hoa hay mặt nước, bao gồm cả cây xanh cách ly. Kết hợp với các yếu  
tố tự nhiên, khu vực này có thể được tổ hợp như là một lõi xanh,  
phục vụ nhu cầu dân cư cả trong và ngoài CCN.  
Khu vực cung cấp kỹ thuật: Đây là khu vực bố trí các công trình  
hạ tầng như trạm điện, trạm xăng dầu, trạm cấp nước, trạm xử lý  
chất thải,… đảm bảo cho hoạt động và môi trường của CCN và có  
thể cho cả khu dân cư xung quanh.  
Hệ thống giao thông: Đường giao thông trong CCN mới được  
phân chia cả theo tính chất hoạt động (đường kinh doanh và sản  
xuất) và theo quy mô (được chính và đường nhánh). Đường kinh  
doanh dành cho các khu vực hành chính, dịch vụ, cây xanh, khu vực  
sản xuất hỗn hợp, không hạn chế phương tiện, dân cư trong và  
ngoài CCN. Đường sản xuất chỉ dành riêng cho khu vực sản xuất, có  
quản lý riêng. Chiều rộng mặt cắt đường chính khoảng 25-30m cho  
4 làn xe, đường nhánh khoảng 13,5-17,5m cho 2 làn xe. Có thể bố trí  
thêm các tuyến xe đạp riêng trong khu vực cây xanh.  
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Các tuyến HTKT được quy hoạch xây  
dựng đồng bộ trong các hào kỹ thuật kết hợp đi nổi, đảm bảo sự  
phát triển và thay đổi của công nghệ, nhu cầu trong tương lai.  
Tổ chức đường giao thông điển hình và giải pháp bố trí hệ thống  
HTKT được trình bày trong Hình 7.  
Hình 4. CCN mới trong cấu trúc quy hoạch chung của đô thị và nông thôn  
5.6. Tổ chức các khu vực chức năng trong CCN mới  
Khu vực hành chính và dịch vụ: Đây là khu vực bố trí các công  
trình quản lý điều hành CCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp và TTCN  
và các công trình tiện ích xã hội của cư dân (tùy thuộc vào quy mô  
dân cư của CCN theo các cấp độ nhóm ở hay đơn vị ở). Khu vực này  
có thể được tổ hợp với khu vực cây xanh (công viên, vườn hoa, mặt  
nước) để trở thành một trung tâm cộng đồng nổi bật của CCN và  
khu dân cư xung quanh. Các chỉ tiêu về kiến trúc, quy hoạch lấy theo  
quy định chung của khu vực dân dụng.  
Khu vực sản xuất: Đây là khu vực bố trí các lô đất sản xuất cho  
các DNNCNVV có mô hình tổ chức độc lập. Lô đất được phân chia  
đa dạng trên cơ sở modul (20-25) x 50 m (0,1-0,125 ha). Các nhu cầu  
lớn hơn sẽ được tổ hợp từ các modul chuẩn này. Trong lô đất, mật  
độ xây dựng ≤ 65%, công trình cao không quá 3 tầng. Có thể bố trí  
các dạng nhà xưởng cao tầng xây sẵn để cho các doanh nghiệp có  
nhu cầu diện tích nhỏ hơn thuê.  
Hình 7. Tổ chức hệ thống giao thông và bố trí hệ thống HTKT trong CCN mới.  
5.7. Các giải pháp quy hoạch CCN mới  
Với quy mô nhỏ, CCN mới có thể áp dụng các giải pháp quy  
hoạch của một đơn vị phát triển đặc thù sản xuất công nghiệp, TTCN  
điển hình như quy hoạch theo dải chức năng, theo nhóm chức năng,  
theo lõi chức năng hay các giải pháp khác. Các giải pháp này được  
thể hiện trong Hình 8.  
Hình 5. Tổ chức chia lô đất khu vực sản xuất trong CCN mới.  
116  
01.2022  
ISSN 2734-9888  
Hình 8. Các giải pháp quy hoạch CCN mới.  
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018.  
6. KẾT LUẬN  
[6] Trang tin điện tử SME Connect, VPBank SME. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa  
chinh/vai-tro-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-doi-voi-nen-kinh-te.677/, truy cập ngày  
20/2/2019.  
[7] Lãnh, N.,C. (2000). Quy hoạch phát triển khu công nghiệp cho các doanh nghiệp công  
nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Xây dựng.  
[8] Báo Nhân dân (2020). Tìm hướng xử lý cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư.  
cu-458550/, truy cập 18/5/2020.  
[9] Báo Nhân dân (2020). Xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.  
621521/, truy cập ngày 22/10/2020.  
[10] Báo Công thương điện tử, Bộ Công thương. Hà Nội: Sẽ có gần 100 cụm công nghiệp  
moi-de-thu-hut-dau-tu-155631.html, truy cập ngày 21/4/2021.  
[11] UBND thành phố Hà Nội (2018). Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Thành phố  
Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018.  
[12] Đông, P.,T. (2019). Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát triển trong giai  
đoạn hiện nay. Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 10/2019.  
[13] Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (1999). Khuyến khích phát triển doanh  
nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Báo cáo tháng 10/1999.  
[14] Neufert, E. (1997). Những dữ liệu của Kiến trúc sư. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ  
thuật, Hà Nội.  
[15] QCVN 04:2021/BXD (2021). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư. Thông tư  
03/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021.  
Mô hình CCN mới hỗn hợp các chức năng sản xuất, kinh doanh và  
ở sẽ là sự phát triển tất yếu trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu  
của phần lớn các DNNCNVV, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu  
nhỏ hiện nay tại Hà Nội. Dưới quan điểm nhìn nhận về một mô hình  
đặc trưng của sản xuất TTCN và du lịch văn hóa bền vững trong tương  
lai cũng như đáp ứng sự thay đổi trong cách mạng công nghiệp 4.0,  
mô hình CCN mới nhấn mạnh tính hỗn hợp và liên kết, tính cộng đồng  
và tính linh hoạt. CCN mới sẽ là một đơn vị phát triển đặc thù trong  
cấu trúc quy hoạch chung của khu vực đô thị và nông thôn xung  
quanh. Các giải pháp quy hoạch, tổ chức các khu vực chức năng, tổ  
chức giao thông và phân chia lô đất đều được đề xuất để phù hợp với  
đặc thù phát triển riêng của DNCNNVV về sản xuất, kinh doanh cũng  
như sinh hoạt của người lao động. Đây là các vấn đề cơ bản nhất về  
quy hoạch và tổ chức không gian để hình thành mô hình CCN mới, bổ  
sung vào hệ thống các mô hình phát triển KCN, CCN tại Việt Nam, đáp  
ứng kịp thời nhu cầu phát triển của thực tiễn.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhân tố quan  
nghiep-nho-va-vua-la-nhan-to-quan-trong-phat-trien-kinh-te-575361.html, truy cập  
ngày 27/2/2021.  
[2] Hải, C.,T. (2019). Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Tạp  
chí Khoa ho  
[3] Chính phủ (2017). Quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định 68/2017/NĐ-CP  
ngày 25/5/2017.  
̣c xã ̣i Việt Nam, số 11-2019.  
[16] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2018). Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng  
diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thông tư số 38/2018/TT-  
BLĐTBXH ngày 28/12/2018.  
[17] UBND thành phố Hà Nội (2021). Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công  
nghiệp trên địa bản thành phố Hà Nội năm 2021. Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 17/3/2021.  
[4] Chính phủ (2018). Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Nghị định số  
82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/1008.  
[5] Chính phủ (2018). Hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định số  
01.2022  
117  
ISSN 2734-9888  
pdf 6 trang Thùy Anh 18/05/2022 800
Bạn đang xem tài liệu "Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfquy_hoach_phat_trien_cum_cong_nghiep_cho_cac_doanh_nghiep_co.pdf