Pháp luật về chuyển giới ở Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (Phần 2)
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật chuyển đổi giới tính
và bài học cho Việt Nam
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN GIỚI Ở
HOA KỲ VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM (2)
ThS.Nguyễn Thùy Dương
(Khoa Luật ĐHQG Hà Nội)
1. Một số quy định có liên quan đến chuyển đổi giới
tính ở Hoa Kỳ
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định chính phủ liên bang có thẩm
quyền liên quan đến việc quy định thuế, thương mại giữa các bang,
cấp phép thông hành quốc tế. Như vậy, chính phủ liên bang có
thẩm quyền cấp hộ chiếu và thiết lập hệ thống đăng ky số căn cước
cho cá nhân, việc này có liên quan trực tiếp đến thuế, việc làm và
các lợi ích công mà cá nhân có thể nhận. Tuy nhiên, từng bang
cũng có thẩm quyền quy định dịch vụ chăm sóc sức khỏe công
cộng và an sinh xã hội trong phạm vi bang mình miễn là không
mâu thuẫn Hiến pháp Hoa Kỳ và luật pháp của chính bang đó. Cả
chính phủ liên bang và chính quyền các bang đều trao trách nhiệm
liên quan đến hồ sơ cá nhân cho các đại diện cơ quan khác nhau,
với những quy tắc khác nhau cho từng loại tài liệu và loại đăng ky
mình phụ trách. Công dân và người định cư tại Hoa Kỳ có thể phải
tiến hành đăng ky nhân dạng nhiều lần và mỗi lần đăng ky hoàn
toàn độc lập với các đăng ky khác, do vậy, thay đổi một loại giấy tờ
có thể không gây ảnh hưởng đến các loại khác.50
Cá nhân muốn thay đổi giới tính trên các loại giấy tờ cá
50 Jameson Garland, “Pháp luật về người chuyển giới ở Hoa Kỳ”, trong
cuốn “Pháp luật về người chuyển giới” (Jens M. Scherpe – Biên tập),
Cambridge – Antwerp – Portland, 2015.
57
Pháp luật về chuyển giới ở
Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (2)
nhân thường gặp phải rất nhiều rào cản về mặt hành chính, hệ quả
của sự đa dạng về quy định giữa các bang, thường không có sự
thống nhất với nhau. Theo báo cáo gần đây nhất, khoảng 21%
người chuyển giới tại Mỹ sửa lại giới tính trên tất cả các các loại
giấy tờ tùy thân và có 41 % người chuyển giới không sửa lại giới
tính trên thẻ căn cước. Bên cạnh đó, có đủ điều kiện tài chính để
tiếp cận chăm sóc y tế cũng là một gánh nặng đối với người
chuyển giới. Hầu hết người chuyển giới không có đủ điều kiện về
tài chính để tiến hành phẫu thuật chuyển giới cho dù có bảo hiểm.
Ngoài ra, người chuyển giới cũng gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm các dịch vụ y tế liên quan. Mặc dù vậy, phần lớn các bang
đòi hỏi các cá nhân phải tiến hành phẫu thuật chuyển giới mới có
thể thay đổi giới tính trên giấy tờ. Như vậy, việc thay đổi giới tính
trên giấy tờ của người chuyển giới tại Mỹ không chỉ bị ảnh hưởng
bởi thủ tục hành chính mà còn bởi việc tiếp cận được các dịch vụ
y tế liên quan trên thực tế.
Phẫu thuật liên quan đến giới tính ở Mỹ bắt đầu từ những
năm 1800, trước khi thực hiện việc đăng ky nhận dạng giới trên
toàn liên bang, và bắt đầu gia tăng từ những năm 1920. Phẫu thuật
đem lại hệ quả là việc thay đổi nhận dạng giới về cả mặt xã hội và
pháp lý. Tuy nhiên phải đến cuối những năm 1960, phẫu thuật
chuyển giới mới chính thức được công nhận bởi trước đó, việc
phẫu thuật cắt bỏ bộ phận tự nhiên, bình thường trên cơ thể con
người bị cấm theo luật hình sự. Kể từ đó, một số bang của Mỹ
thông qua luật cho phép thay đổi lại giới tính trên giấy khai sinh,
một số khác giới hạn đối với những người phát triển không điển
hình về giới tính.
Hầu hết những giấy tờ tùy thân quan trọng đều có mục
nhận diện về giới, hai trong số đó có thể kể đến là giấy khai sinh
và thẻ căn cước. Giấy khai sinh được cấp tại nơi sinh và là giấy tờ
tùy thân đầu tiên để cá nhân trên cơ sở đó đăng ky các loại giấy tờ
58
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật chuyển đổi giới tính
và bài học cho Việt Nam
khác. Giấy khai sinh rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, trong
việc làm thẻ căn cước, hộ chiếu hay đăng ky tới trường. Việc cải
chính hay sửa chữa giấy khai sinh được quy định khác nhau giữa
các bang, một số bang cho phép việc sửa lại giấy khai sinh cũ,
một số bang khác lại giữ lại giấy khai sinh cũ và cấp giấy khai
sinh mới. Hiện nay, giấy khai sinh được lưu trên máy tính theo
yêu cầu cầu của liên bang để có thể truy cập trong tình huống cần
thiết. Một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng khác là bằng
lái xe hoặc thẻ căn cước của người không lái xe, trên những giấy
tờ này luôn có ảnh, địa chỉ, tên và giới tính. Cục Đăng kiểm ở mỗi
bang (DMV - Department of Motor Vehicles) kiểm soát việc đăng
ký những giấy tờ trên của cả những người lái xe và những người
không lái xe. Những giấy tờ này không được cấp vĩnh viễn mà sẽ
được làm mới khi có thay đổi về thông tin chủ thể, trong đó có
thông tin về giới tính, đồng nghĩa người chuyển giới buộc phải
thông báo việc chuyển giới của mình với DMV nếu họ không
muốn thẻ căn cước hoặc bằng lái xe của mình mất hiệu lực. Bên
cạnh giấy khai sinh và thẻ căn cước, số bảo hiểm xã hội (Social
Security Number – SSN) và hộ chiếu cũng đều lưu giữ thông tin
về giới tính của chủ thể. Do vậy, việc thay đổi giới tính trên một
loạt các loại giấy tờ tùy thân hoặc trong hồ sơ của cơ quan quản lý
số bảo hiểm xã hội cũng là một trở ngại không hề nhỏ đối với
người chuyển giới tại Mỹ.
2. Quy trình và yêu cầu đối với việc thay đổi giới tính
đổi giới tính theo pháp luật
Do mỗi loại giấy tờ, hồ sơ nhân thân có chứa thông tin về
giới tính lại được kiểm soát bởi các cơ quan đại diện độc lập của
liên bang, tiểu bang hoặc chính quyền địa phương, không có thủ
tục chung để thay đổi đồng thời tất cả các loại giấy tờ. Thêm vào
đó, mỗi loại giấy tờ không hiệu lực trực tiếp đối với những loại
giấy tờ còn lại nên không thể chỉ thay đổi một loại nhất định mà
59
Pháp luật về chuyển giới ở
Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (2)
buộc phải thay đổi từng loại một. Để nhận được giấy tờ nhân thân
với giới tính và tên họ mới, người chuyển giới ở Mỹ cần trình
lệnh của tòa án về về việc thay đổi những thông tin nhất định đã
đăng ky trước đây. Như vậy, người chuyển giới cần đến tòa án
bang để xin lệnh trước khi đến cơ quan đại diện quản lý hồ sơ.
Cần chú ý rằng, lệnh của tòa án không có giá trị ràng buộc chính
phủ liên bang mà chỉ có thể được sử dụng là bằng chứng trong
đơn nộp lên cơ quan nhà nước.
Để thay đổi giới tính theo pháp luật, người chuyển giới
cần thay đổi những loại giấy tờ/hồ sơ cá nhân sau:
1. Thay đổi giấy khai sinh và thẻ căn cước
Đối với giấy khai sinh và những giấy tờ tùy thân cơ bản
khác, điều đầu tiên cần làm là xác định nơi quản lý giấy tờ cần
thay đổi. Giấy khai sinh sẽ được quản lý tại bang, nơi người
chuyển giới sinh ra chứ không phải là nơi người đó hiện cư trú,
còn đối với giấy phép lái xe và thẻ căn cước lại được quản lý bởi
bang người đó cư trú thông qua Cục Đăng kiểm của bang. Khi
một cá nhân chuyển sang bang khác định cư, người đó sẽ phải
đăng ky lại với cục đăng kiểm nơi mình đến định cư cho dù người
đó có bằng lái xe còn hiệu lực tại bang khác. Quyền tự do đi lại
trong phạm vi quốc gia là quyền con người cơ bản ở Hoa Kỳ, do
vậy, các cá nhân có thể chuyển đến bang khác nơi có thể dễ dàng
hơn trong việc lấy được bằng lái xe hoặc những giấy tờ tùy thân
khác sử dụng trong đời sống hang ngày, tuy nhiên không thể áp
dụng tương tự với giấy khai sinh. Do vậy, cá nhân sinh ra tại
những bang không khuyến khích việc chuyển giới, như Alabama,
cho dù có thể chuyển đến nơi khác, những nơi khuyến khích vấn
đề chuyển giới, chẳng hạn như California, để thay đổi giới tính
trong bằng lái xe và các giấy tờ tùy thân khác, nhưng vẫn phải
quay lại nơi sinh để thay đổi giấy khai sinh. Tất cả các bang và
60
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật chuyển đổi giới tính
và bài học cho Việt Nam
Washington DC đều cho phép thay đổi giới tính trên giấy phép lái
xe và thẻ căn cước, tuy nhiên có 5 bang không cho phép thay đổi
giới tính trên giấy khai sinh. Trong số các bang cho phép thay đổi
giấy khai sinh (45 bang và Washington DC) chỉ có 09 bang có
đưa ra những yêu cầu về y tế để thay đổi toàn bộ giấy tờ, hồ sơ cá
nhân. Thêm vào đó, thẩm quyền của các bang có thể được phân
loại dựa trên mức độ yêu cầu về y tế được yêu cầu đối với việc
thay đổi giới tính trên giấy tờ, tuy nhiên quy định của các bang
thường có ngôn ngữ mơ hồ và khác nhau giữa các bang. Ở hầu
hết các bang, yêu cầu của việc thay đổi giới tính trên bằng lái xe
thường ít khắt khe hơn so với việc thay đổi giấy khai sinh, do nhu
cầu có giấy tờ tùy thân là nhu cầu bức thiết và cũng như việc thỏa
mãn các yêu cầu về y tế để sống với một giới tính cụ thể trước khi
tiến hành những thủ tục sửa chữa trên giấy tờ theo pháp luật hoặc
có những can thiệp sâu hơn về y tế. Điều này thường gây bối rối
cho những người không am hiểu về thủ tục pháp ly đặc biệt là
những người cần thay đổi giấy tờ ở nhiều nơi khác nhau, cụ thể là
những người sinh ra ở một bang và định cư ở bang khác.
Đối với việc thay đổi tên họ, tất cả các bang đều yêu cầu
lệnh của tòa án cho thủ tục này. Về cơ bản, thủ tục này khá đơn
giản, hầu như các bang đều cung cấp một mẫu đơn giản có thể
điền và nộp ngay cho tòa án, thông thường, tòa án sẽ tán thành
yêu cầu này mà không cần đương sự phải trình bày thêm bởi
không có bang nào có yêu cầu đối với việc thay đổi tên họ của cá
nhân phải phù hợp với giới tính hoặc cá nhân cần có can thiệp về
y tế mới có thể đổi tên. Tuy nhiên, thủ tục thay tên có thể mất thời
gian và liên quan đến việc sửa chữa các giấy tờ khác. Một mặt,
các đương đơn có thể hợp nhất yêu cầu thay đổi tên và giới tính
trong cùng một đề nghị lên tòa án, để nhận được lệnh gửi đến cơ
quan tiến hành thủ tục thay đổi giấy khai sinh và bằng lái xe. Mặt
khác, việc hợp nhất trong cùng một yêu cầu có thể khiến thủ tục
thay đổi tên họ không còn đơn giản, dễ dàng như ban đầu mà sẽ
61
Pháp luật về chuyển giới ở
Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (2)
trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thủ tục hơn.
Liên quan đến việc chẩn đoán và chăm sóc tâm ly, các
bang không có yêu cầu một cách chính thức việc phải có chẩn
đoán tâm ly hoặc có sự sai khác về bản dạng giới mới có thể thay
đổi giới tính và họ tên trên bằng lái xe hoặc thẻ căn cước. Trong
số các bang cho phép thay đổi giới tính trên giấy khai sinh, hiện
chỉ có Virginia đòi hỏi chứng nhận của bác sĩ về tình trạng giới
tính của đương đơn. Trên thực tế, không có luật nào trên toàn liên
bang đòi hỏi phải có chẩn đoán về tâm ly trước khi tiếp nhận các
phương pháp trị liệu về giới tính tiếp theo. Đồng thời, cũng không
có luật đòi hỏi người chuyển giới thực hiện các trị liệu trên trong
bất kì hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những ảnh
hưởng nhất định quá trình trị liệu y tế, cụ thể, hầu hết các bang
đều yêu cầu chứng nhận y tế xác nhận giới tính mà đương đơn
yêu cầu thay đổi trên thẻ căn cước là giống nhất với giới tính của
đương đơn trong tương lai. Để tiếp cận dịch vụ y tế, người chuyển
giới cũng đồng thời được đòi hỏi trải qua một vài đánh giá về tâm
lý và thời gian chờ đợi trước khi được khuyến nghị phẫu thuật
hoặc các phương pháp trị liệu khác. Mọi thẩm quyền cho phép
thay đổi giới tính trên bằng lái xe hoặc giấy khai sinh đều đòi hỏi
tối thiểu một vài tài liệu y khoa chứng minh việc thay đổi giới
tính trên giấy tờ là phù hợp. Ở hầu hết các bang chẩn đoán y khoa
không xác định có thể cần thiết để người chuyển giới có thể nhận
được thêm những dịch vụ y tế khác và tiến hành thay đổi giới tính
ghi trên giấy tờ.
Washington DC, thành phố New York và 45 bang của
nước Mỹ đều không đòi hỏi người chuyển giới phải phẫu thuật
hoặc các loại điều trị khác để thay đổi tên họ, tuy nhiên lại đòi hỏi
họ phải trải qua một số dạng điều trị y khoa để có thể thay đổi
giới tính trên giấy khai sinh. Các bang khác nhau lại có những yêu
cầu khác nhau đối với việc thay đổi giới tính trên giấy khai sinh
62
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật chuyển đổi giới tính
và bài học cho Việt Nam
và những giấy tờ tùy thân khác. Đối với việc thay đổi giới tính
trên giấy khai sinh, Washington DC, thành phố New York và 06
bang khác đòi hỏi cần có điều trị y tế phù hợp, trong khi 05 bang
khác lại không có yêu cầu về phẫu thuật hoặc chính sách rõ ràng.
Không có bang nào đòi hỏi người chuyển giới cần phẫu thuật để
thay đổi giới tính trên thẻ căn cước, hay bằng lái xe, tuy nhiên có
04 bang có biểu thị rằng giới tính cần được thay đổi hoặc thay thế
bằng phương pháp y học. Trong số các bang còn lại, 34 bang đòi
hỏi phẫu thuật xác định lại giới tính để thay đổi giấy khai sinh và
09 bang trong số này cũng đồng thời khẳng định rõ ràng cần có
phẫu thuật để thay đổi thẻ căn cước. Trong số 05 bang không cho
phép thay đổi giới tính trên giấy khai sinh, cả 05 bang đều cho
phép thay đổi giới tính trên giấy phép lái xe và thẻ căn cước, 02
bang đòi hỏi phẫu thuật xác định lại giới tính, 02 bang đòi hỏi các
phương pháp điều trị thích hợp và 01 bang đòi hỏi có phương
pháp điều trị theo tiêu chuẩn của WPATH. 51
2. Thay đổi các loại giấy tờ hồ sơ khác
Đối với việc thay đổi giới tính ghi trên hộ chiếu hoặc
những tai liệu quản lý dữ liệu về an sinh xã hội, người chuyển
giới (đã là người trưởng thành) cần tiến hành các bước sau:
ꢀ Thứ nhất, trình diện tại cơ quan phụ trách việc thay đổi giới
tính trong các loại giấy tờ/hồ sơ trên;
51 WPATH (The World Professional Association for Transgender Health)
là Hiệp hội chuyên nghiệp quốc tế về sức khỏe chuyển giới, có nhiệm vụ là
thúc đẩy ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về chăm sóc sức khỏe cho cá nhân
thông qua sự kết nối của Những tiêu chuẩn về chăm sóc sức khỏe
(Standards of Care - SOC) cho người chuyển giới, người có giới tính không
association_webpage_menu=1351.
63
Pháp luật về chuyển giới ở
Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (2)
ꢀ Thứ hai, xin/nộp đơn xin thay đổi giới tính;
ꢀ Thứ ba, nộp chứng cứ về những điều trị y khoa thích hợp;
ꢀ Thứ tư, nộp bản sao lệnh của tòa án.
Việc thay đổi những giấy tờ/dữ liệu này đều không đòi hỏi
phẫu thuật. Đối với hộ chiếu, người chuyển giới có yêu cầu sẽ
được cấp hộ chiếu mới và trả lại hộ chiếu cũ đã vô hiệu. Đối với
mã số an sinh xã hội, do bản thân mã số này không thể hiện giới
tính của cá nhân nên đối với trường hợp của người chuyển giới,
chỉ cần thay đổi lại dữ liệu, việc thay đổi dữ liệu được thực hiện
bởi cơ quan quản lý mã số an sinh xã hội.
3. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính theo pháp luật
Người chuyển giới tại Hoa Kỳ hiện nay phải đối mặt với
những hệ quả nghiêm trọng đơn giản chỉ bởi vì họ là người
chuyển giới, không tính đến những giấy tờ liên quan đến nhân
thân hoặc họ đã trải qua trị liệu y khoa hay chưa. Hoa Kỳ đã ban
hành một số luật quốc gia nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên
giới tính và những đạo luật này là cơ sở pháp lý bảo vệ cho người
chuyển giới.
Cụ thể, người chuyển giới ở Hoa kỳ được bảo đảm các
quyền dân sự theo pháp luật. Luật liên bang nghiêm cấm mọi
hành vi phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới trong các lĩnh vực
việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hay các chương
trình từ các quỹ tài trợ liên quan đến giáo dục. Tòa án liên bang
cho rằng phân biệt đối xử chống lại một cá nhân vì họ là người
không xác định giới tính là phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới.
Kết quả là hiện nay, chính phủ liên bang đặt sự phân biệt đối xử
dựa trên cơ sở giới dưới sự điều chỉnh của Đạo luật về các quyền
dân sự (Civil Rights Act) và Đạo luật về nhà ở (Fair Housing
64
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật chuyển đổi giới tính
và bài học cho Việt Nam
Act). Đạo luật về bảo vệ người bệnh và dịch vụ y tế (Patient
Protection and Affordable Care Act) mở rộng sự bảo vệ đến các
cơ sở chăm sóc sức khỏe và các chương trình nhận tài trợ từ liên
bang. Washington DC và 18 bang của nước Mỹ nghiêm cấm phân
biệt đối xử dựa trên cơ sở giới trong lĩnh vực lao động việc làm,
nhà ở, lợi ích công, giáo dục. Khoảng 100 thị trấn, thành phố và
khu đô thị hỗn hợp có các đạo luật tương tự. Tuy nhiên, những
đạo luật này vẫn còn một số tồn tại có thể kể đến như không có
đạo luật nào yêu cầu các cơ sở đào tạo cập nhật tên họ và giới tính
đối với các cá nhân thay đổi tên họ và giới tính. Thêm vào đó, chỉ
có một vài nơi đảm bảo việc tiếp cận của người chuyển giới đối
với nhà vệ sinh công cộng hoặc phòng thay đồ tại các phòng tập.
Năm 2013, California thông qua luật trên toàn bang cho phép sinh
viên tiếp cận nhà vệ sinh và chương trình thể thao theo bản chất
giới tính của mình, không tính đến đến giới tính đã được đăng ky
trước đó trong hồ sơ sinh viên hoặc những giấy tờ khác.
Liên quan đến vấn đề kết hôn, Hiến pháp Mỹ không trao
thẩm quyền lập pháp hoặc cấp đăng ky kết hôn cho chính phủ liên
bang, quyền lực này thuộc về các bang với thẩm quyền chung là
lập pháp trong lĩnh vực sức khỏe và phúc lợi công cộng. Tuy
nhiên, Tòa án tối cao Mỹ đã chỉ ra rằng Hiến pháp đã đặt ra giới
hạn cho các bang trong việc xử phạt và hạn chế việc tiếp cận đăng
ký kết hôn vì kết hôn là quyền con người cơ bản, cũng như các
quy định do các bang ban hành phải đảm bảo quy định về bình
đẳng theo Hiến pháp. Cụ thể, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã chỉ ra
rằng luật pháp các bang không thể hạn chế quyền tự do lựa chọn
trong hôn nhân.
Trong quan hệ gia đình, việc thay đổi giới tính trên giấy tờ
về cơ bản không ảnh hưởng đến quyền làm cha mẹ của người
chuyển giới, kể cả những người đã phẫu thuật. Tuy nhiên, người
chuyển giới vẫn có thể bị tổn thương do sự phân biệt đối xử vì
65
Pháp luật về chuyển giới ở
Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (2)
đơn giản họ là người chuyển giới.
4. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Tính đến tháng 9/2015, có 61 nước trên thế giới hợp thức
hóa quyền chuyển đổi giới tính trên giấy tờ. Tuy nhiên ở châu Á
chỉ có 10 quốc gia và các vùng lãnh thổ cho phép điều này, bao
gồm: Iran, Israel, Syria, Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan, Phillipines, Singapore. Như vậy sau khi Điều 37 bộ luật
dân sự sửa đổi 2015 được thông qua, Việt Nam đã chính thức trở
thành quốc gia thứ 11 cho phép chuyển đổi giới tính trên giấy tờ,
điều này được xem là một bước tiến trong nhận thức lập pháp của
Việt Nam. Tuy nhiên quy định này còn chung chung, bên cạnh đó
thực trạng cho thấy người chuyển giới ở Việt Nam hiện còn gặp rất
nhiều khó khăn trong việc thay đổi giới tính trên giấy tờ cũng như
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do vậy, hệ thống pháp luật
và chính sách về quyền của người chuyển giới ở Việt Nam vẫn
đang cần được hoàn thiện trong tương lai. Khác với Hoa Kỳ với hệ
thống pháp luật đa dạng bao gồm cả pháp luật quốc gia (liên bang)
và pháp luật từng bang, Việt Nam có một hệ thống pháp luật thống
nhất áp dụng trong cả nước. Học tập kinh nghiệm từ các quốc gia
khác cũng như từ các khuyến nghị của những khuyến nghị của Cao
ủy Liên hợp quốc về nhân quyền trong cuốn cẩm nang “Sinh ra tự
do và bình đẳng – Xu hướng Tính dục và Bản dạng giới” và Bộ
nguyên tắc Yogyakarta về Áp dụng Luật nhân quyền quốc tế trong
mối liên hệ với Bản dạng giới và Xu hướng tính dục, pháp luật về
chuyển đổi giới tính của Việt Nam có thể sửa đổi, bổ sung theo
những hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, mở rộng nguyên tắc bình đẳng về giới trong
hiến pháp và các đạo luật có liên quan để bảo đảm ngăn ngừa sự
phân biệt đối xử không chỉ về giới mà còn về bản dạng giới và xu
hướng tính dục. Cụ thể, nên mở rộng quy định “Cấm mọi hành
66
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật chuyển đổi giới tính
và bài học cho Việt Nam
động phân biệt đối xử về giới” trong Hiến pháp nawm 2013,
thành “Cấm mọi hành động phân biệt đối xử về giới, nhận dạng
giới và xu hướng tính dục”. Theo hướng đó, cần sửa đổi để mở
rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Bình đẳng giới năm 2006, hoặc
xây dựng một đạo luật riêng về chống phân biệt đối xử dưới mọi
hình thức, trong đó có phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và
xu hướng tính dục. Những sửa đổi như vậy sẽ tạo nền tảng pháp
lý vững chắc cho việc thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và chống
phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển
giới nói riêng.
Thứ hai, đưa ra các quy định rõ ràng về thủ tục thay đổi họ
tên giới tính của người chuyển giới trên các giấy tờ tùy thân quan
trọng (giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe, hộ
khẩu) phù hợp với bản dạng giới mới, qua đó giúp họ tránh khỏi
những rắc rối, phức tạp trong cuộc sống. Việc thay đổi này cần có
một số bằng chứng về y khoa thực hiện bởi các chuyên gia về tâm
lý.
Thứ ba, nên xem xét sửa đổi những quy định trong pháp
luật tố tụng hình sự liên quan đến việc khám xét thân thể và giam
giữ để bảo vệ người chuyển giới. Thực tế hiện nay có nhiều người
chuyển giới đã gần như biến đổi hoàn toàn về hình thể, kể cả cơ
quan sinh dục (qua phẫu thuật). Vì vậy, nếu tiếp tục áp dụng
những quy định pháp luật tố tụng hình sự về khám xét thân thể
(nam khám nam, nữ khám nữ) và giam giữ (nam nữ giam riêng)
sẽ không phù hợp, và trong một số trường hợp dẫn đến việc họ bị
lạm dụng tình dục (ví dụ, việc giam giữ một người đã phẫu thuật
chuyển giới từ nam sang nữ trong phòng giam toàn bị can hay tù
nhân là nam).
67
Tài liệu tham khảo
Jameson Garland, “Pháp luật về người chuyển giới ở Hoa Kỳ”,
trong cuốn “Pháp luật về người chuyển giới” (Jens M.
Scherpe – Biên tập), Cambridge – Antwerp – Portland,
2015.
68
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật về chuyển giới ở Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
phap_luat_ve_chuyen_gioi_o_hoa_ky_va_goi_mo_cho_viet_nam_pha.pdf