Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HOÀNG XUÂN ĐÀN*
Thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp là hai chức năng cơ bản của
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Tuy là hai chức năng độc lập nhưng chúng có mối quan
hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau. Bài viết làm rõ mối quan hệ giữa hai chức năng này trong
hoạt động của VKSND, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.
Từ khóa: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân.
Ngày nhận bài: 19/5/2021; Biên tập xong: 21/5/2021; Duyệt đăng: 10/8/2021
Although exercising the right to prosecution and supervising judicial activities
which are two basic functions of the People’s Procuracy are independent, they have
close relationship with each other. The article clarifies the relationship between these
two functions in the operation of the People’s Procuracy, contributing to ensuring the
strict and uniform law observance.
Keyword: Exercise the right to prosecution, supervise judicial activities, the
People’s Procuracy.
rong bất kỳ nhà nước nào, yêu cầu giải pháp để “làm thế nào cho trong toàn bộ
tuân thủ và chấp hành pháp luật
luôn là tối thượng, có ý nghĩa quan
nước cộng hoà có một sự nhận thức thật sự
nhất trí về pháp chế, dù là ở các địa phương
có những đặc điểm và những ảnh hưởng
như thế nào chăng nữa”1. Người cũng nêu
rõ, “nếu chúng ta không áp dụng cho bằng
được điều kiện cơ bản ấy để thiết lập pháp chế
thống nhất trong toàn liên bang thì không
T
trọng nhằm duy trì và ổn định trật tự xã
hội. Các thiết chế để bảo đảm cho việc
tuân thủ, chấp hành pháp luật trong các
kiểu nhà nước khác nhau có những đặc
thù riêng và được phát triển, hoàn thiện
dần qua các giai đoạn lịch sử. Vladimir thể nào nói đến vấn đề bảo vệ và xây dựng
Ilyich Lenin (V.I. Lênin) là người đầu tiên bất cứ một nền văn hoá nào được”2. Từ đó,
Người khẳng định sự cần thiết và tính tất
yếu phải thành lập một hệ thống cơ quan
độc lập có nhiệm vụ thiết lập và bảo đảm
pháp chế trong toàn nước Nga, “không
bao giờ lùi bước trước bất cứ ảnh hưởng nào
của địa phương”3 và trực thuộc vào một cơ
quan Trung ương duy nhất, đó chính là
Viện kiểm sát (VKS).
có quan điểm về tổ chức cơ quan có chức
năng kiểm tra và giám sát việc tuân thủ
pháp luật của các cơ quan nhà nước và
những người thực thi công quyền, nhằm
bảo đảm cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Quan điểm
đó đã được thể hiện trong tác phẩm “Bàn
về chế độ song trùng, trực thuộc và pháp
chế”. Lênin đã trăn trở về việc tìm ra một
Cùng với sự phát triển của quan điểm
về vị trí, vai trò, chức năng của VKS trong
1ꢀ V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mát- cơ va.
In theo bản dịch của Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 233.
2ꢀ V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, tlđd, tr. 233.
3ꢀ V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, tlđd, tr. 236.
* Tiến sĩ, Phó Trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Số 04 - 2021
Khoa học Kiểm sát 33
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ...
bộ máy nhà nước, bắt đầu từ năm 2001, hành nghiêm chỉnh, thống nhất. Kiểm
với việc sửa đổi một số điều của Hiến sát HĐTP còn là quá trình kiểm tra tính
pháp năm 1992 và Luật tổ chức VKSND
năm 2001, VKSND không thực hiện kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong các
lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội nữa
mà chỉ giới hạn trong phạm vi “kiểm sát
hoạt động tư pháp”. Từ đó đến nay, thuật
ngữ “kiểm sát các hoạt động tư pháp” đã
được sử dụng rộng rãi trong các văn bản
pháp lý, các diễn đàn khoa học với nhiều
quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm
đều có những hạt nhân hợp lý nhất định
về kiểm sát hoạt động tư pháp (HĐTP).
Theo tác giả, kiểm sát HĐTP trước hết
là chức năng hiến định của VKS, chủ thể
thực hiện chức năng này chỉ có thể là VKS.
Trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ triệt
để quy định của pháp luật. Đó là yêu cầu
tối thượng, không một cơ quan, tổ chức
hay cá nhân nào có thể đứng trên pháp
luật. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, đòi hỏi
phải có cơ quan giám sát việc tuân thủ
và chấp hành pháp luật trên phạm vi
toàn quốc. Nhiệm vụ này thuộc về VKS.
Như đã phân tích, đối tượng của hoạt
động kiểm sát chủ yếu là các cơ quan tư
pháp, ngoài ra còn có các cơ quan khác
được giao thẩm quyền thực hiện một số
HĐTP. VKS không tiến hành kiểm sát đối
với mọi hoạt động của các cơ quan này
mà chỉ là những HĐTP của các cơ quan
này mà thôi. Đó là quá trình giám sát
mang tính nhà nước của cơ quan có thẩm
quyền (VKS) đối với các cơ quan tư pháp
và các cơ quan được giao thực hiện một
số HĐTP trong quá trình giải quyết các
vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình,
hành chính, kinh tế, kinh doanh thương
có căn cứ và tính hợp pháp đối với hành
vi, quyết định của các chủ thể thực hiện
HĐTP thông qua việc sử dụng những
quyền năng, biện pháp do pháp luật quy
định để phát hiện, loại trừ vi phạm pháp
luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh, thống nhất. Do đó,
có thể đưa ra khái niệm về kiểm sát các
HĐTP như sau:
Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng
hiến định của Viện kiểm sát, có nội dung là
giám sát tính hợp pháp đối với hành vi, quyết
định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, trong việc giải quyết vụ án hành
chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi
hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về
tư pháp, nhằm bảo đảm cho pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Như vậy, thực hành quyền công tố
và kiểm sát HĐTP là hai chức năng độc
lập của VKSND các cấp, có sự khác nhau
nhất định.
Về nội hàm, thực hành quyền công tố
(THQCT) là hoạt động buộc tội của Nhà
nước đối với người phạm tội, còn kiểm
sát HĐTP là quá trình giám sát, kiểm tra
tính hợp hiến, hợp pháp của quyết định
tố tụng, hành vi tố tụng.
Về phạm vi, THQCT chỉ có trong tố
tụng hình sự, còn kiểm sát HĐTP có trong
cả quá trình giải quyết các vụ án hình sự,
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động; việc thi hành án, việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp.
Về mục đích, hoạt động THQCT là
mại, lao động và hoạt động thi hành án… nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội
nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp và người phạm tội đều phải được phát
34 Khoa học Kiểm sát
Số 04 - 2021
HOÀNG XUÂN ĐÀN
hiện và xử lý. Trong khi đó, mục đích của chức năng nhằm ngăn ngừa, đấu tranh,
kiểm sát HĐTP là kịp thời phát hiện mọi phòng chống tội phạm có hiệu quả. Việc
vi phạm pháp luật trong HĐTP, từ đó có
biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh.
thực hiện hai chức năng này có sự gắn bó
chặt chẽ với nhau, đan xen nhau, chỉ có
một số biện pháp thể hiện tính độc lập
tương đối. Hoạt động THQCT có tính
độc lập tương đối với hoạt động kiểm
sát HĐTP nhưng phải luôn đặt chúng
trong mối liên hệ biện chứng với nhau,
tác động lẫn nhau, không được tách rời
việc thực hiện hai chức năng này.
Ngay từ lúc mới hình thành, chức
năng của VKSND không chỉ giới hạn ở
THQCT mà còn giám sát hoạt động điều
tra, giám sát đối với các HĐTP trong
lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, thi
hành án... Hiến pháp năm 1959 lần đầu
tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta ghi
nhận sự ra đời của một loại hình cơ quan
nhà nước mới trong bộ máy nhà nước,
đó là Cơ quan VKS. Điều 105 Hiến pháp
năm 1959 quy định: “Viện kiểm sát nhân
dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các
cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan
Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan
Nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát
nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân
sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật
định”. Sự ra đời của mô hình VKSND gắn
liền với yêu cầu của nhiệm vụ bảo đảm
pháp chế, đó là điều kiện nền tảng cho
việc xây dựng nhà nước kiểu mới.
Nội dung cụ thể của hoạt động
THQCT là: Các hoạt động phê chuẩn,
không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết
định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền
trong tố tụng hình sự; Yêu cầu hoặc
trực tiếp tiến hành một số hoạt động tố
tụng; Quyết định việc truy tố, buộc tội
bị cáo tại phiên tòa; Kháng nghị bản án,
quyết định của Tòa án trong trường hợp
VKSND phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội
phạm, người phạm tội… Trong khi đó,
nội dung của kiểm sát HĐTP là yêu cầu,
kiến nghị, kháng nghị nhằm loại trừ vi
phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.
* Mối quan hệ giữa thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
trong tố tụng hình sự
Như đã phân tích, theo quy định tại
Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS) năm 2003, BLTTHS năm
2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014,
VKSND có hai chức năng là THQCT và
kiểm sát HĐTP. Đây là hai chức năng độc
lập của VKSND nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. THQCT là tiền đề cho
hoạt động kiểm sát các HĐTP và ngược
lại, kết quả của hoạt động kiểm sát các
HĐTP là cơ sở cho hoạt động THQCT
có hiệu quả. “Hai chức năng này của Viện
kiểm sát có mối quan hệ hỗn hợp, tác động lẫn
nhau nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng
được tiến hành một cách khách quan, toàn
diện và đầy đủ; bảo đảm việc giải quyết vụ
án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”4.
Do gắn kết với nhau trong suốt quá trình
tố tụng, nên VKS không có hai bộ phận
riêng biệt mà đồng thời thực hiện cả hai
Xét về khía cạnh thực tiễn, hai chức
năng hiện nay của VKS có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, chức năng kiểm sát
các HĐTP luôn là tiền đề cho chức năng
THQCT, đó là mối liên hệ hữu cơ giữa hai
chức năng. Những sai sót, vi phạm trong
HĐTP luôn có khả năng dẫn đến những
thiệt hại không thể bù đắp được. Do vậy,
HĐTP phải chịu sự kiểm tra, giám sát
4ꢀ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, (2008), Hà Nội, tr.54 của nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm
Số 04 - 2021
Khoa học Kiểm sát 35
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ...
cả cơ chế tự kiểm tra bên trong hệ thống ra quyết định, thời gian ra quyết định,
và cơ chế giám sát bên ngoài hệ thống,
cơ chế giám sát trực tiếp và gián tiếp.
Những cơ chế này phải thường xuyên, có
tính chuyên nghiệp cao. Thực tiễn kiểm
sát HĐTP của VKSND thời gian qua đạt
được những kết quả rất quan trọng, hằng
năm, VKSND các cấp đã phát hiện, ban
hành hàng nghìn kiến nghị, kháng nghị,
yêu cầu các cơ quan tư pháp khắc phục
vi phạm. Thực tiễn cho thấy, VKS các
cấp luôn quán triệt quan điểm đấu tranh
phòng chống tội phạm gắn liền với đấu
tranh phòng chống vi phạm pháp luật
trong hoạt động tố tụng hình sự, nhằm
bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người
phạm tội đều phải được phát hiện kịp
thời, việc điều tra, xử lý phải tuân thủ
đúng quy định pháp luật. Mối quan hệ
trên thể hiện qua những nội dung sau:
- Ngay từ khi cơ quan có thẩm quyền
tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, quyền
công tố được phát động cũng là lúc VKS
thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
thủ pháp luật của các cơ quan có thẩm
quyền nhằm phát hiện, loại trừ kịp thời
vi phạm, bảo đảm tính hợp pháp của
chứng cứ thu thập được.
- Trong quá trình nghiên cứu, xác định
tính có căn cứ, hợp pháp trong các quyết
định tố tụng của Cơ quan điều tra, các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra, VKS có thể
đồng ý với các quyết định bắt người, tạm
giữ, tạm giam, khởi tố vụ án, khởi tố bị
can… hoặc ra quyết định hủy bỏ, không
phê chuẩn các quyết định của Cơ quan
điều tra, các cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Đó chính là những hoạt động thuộc nội
dung THQCT của VKS. Mặt khác, VKS
còn phải kiểm tra tính hợp pháp của các
căn cứ để ra quyết định… có phù hợp với
các quy định của pháp luật hay không, từ
đó kịp thời phát hiện vi phạm để yêu cầu
khắc phục. Đó chính là nhiệm vụ kiểm
sát tuân theo pháp luật trong tố tụng
hình sự.
- Trong thực tiễn, hoạt động THQCT
dựa trên kết quả của hoạt động kiểm sát
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình
sự. Các quyết định như khởi tố vụ án,
khởi tố bị can; hủy quyết định khởi tố
vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp ngăn
chặn; hủy bỏ các quyết định trái pháp
luật của Cơ quan điều tra… được củng
cố thêm về sự chính xác và bảo đảm tính
khách quan khi dựa trên kết quả của hoạt
động kiểm sát tuân theo pháp luật, tức
là quá trình kiểm tra tính có căn cứ và
hợp pháp trong các tình tiết của vụ án
để từ đó thực hiện các quyền năng thuộc
phạm vi quyền công tố. Ngược lại, hoạt
động THQCT chính là sự thể hiện quyền
năng của VKS trong tố tụng hình sự, là
một trong những biện pháp để bảo đảm
tính khả thi trong hoạt động phát hiện
và loại trừ vi phạm pháp luật. Mục đích
của hoạt động THQCT là nhằm chứng
minh tội phạm và người phạm tội. Mục
đích của hoạt động kiểm sát các HĐTP là
nhằm đảm bảo cho hoạt động giải quyết
tin báo, tố giác tội phạm; hoạt động khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử được khách
quan, đầy đủ, tiến hành theo đúng trình
tự, thủ tục, nội dung do pháp luật quy
định. Cả hai chức năng này đều có chung
mục đích đảm bảo mọi hành vi phạm tội
và người thực hiện tội phạm đều được
phát hiện, xử lý kịp thời, việc khởi tố,
điều tra, xét xử tuân thủ đúng quy định
quyết định đó như: Thẩm quyền người pháp luật./.
36 Khoa học Kiểm sát
Số 04 - 2021
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_thuc_hanh_quyen_cong_to_va_kiem_sat_hoat_do.pdf