Giáo trình Kiểm toán

CHƯƠNG I  
TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN  
1. Khái niệm kiểm toán  
Việt Nam: trước năm 1975 đã có dịch vụ kiểm toán độc lập của công ty nước ngoài.  
Tháng 5/1991 Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) được thành lập theo giấy phép số 957-  
PPLT của HĐBT và Quyết định số 165/TC - - TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính và  
chính thức hoạt động từ 7/91. Cũng trong năm này Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và  
Kiểm toán (AASC) cũng được thành lập.  
Kiểm toán nhà nước được thành lập bằng NĐ số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của  
Chính Phủ, hoạt động của kiểm toán nhà nước trong giai đoạn này hoạt động theo Quyết  
định số 61/TT ngày 25/01/1995 của Thủ tướng Chính Phủ. Theo NĐ nêu trên thì Kiểm toán  
NN là cơ quan thuộc Chính phủ giúp Thủ tướng chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác  
nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ  
quan NN, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế NN và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức  
xã hội sử dụng kinh phí do NSNN cấp.  
Đến năm 2003 hoạt động của KTNN được thay thế bằng NĐ số 93/2003/NĐ-CP ngày  
13/08/2003 của Chính phủ. NĐ này mở rộng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như  
cơ cấu tổ chức của KTNN.  
Đến kỳ họp QH khóa XI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005 QH đã phê chuẩn Luật  
KTNN và Luật KTNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật KTNN ra đời, địa vị pháp lý của  
KTNN có sự thay đổi cơ bản: “KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính  
NN do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật”  
1.1. Các quan điểm về kiểm toán  
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính thể hiện ở chỗ kết quả công việc kế toán  
là đưa ra các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) và những chỉ tiêu phân tích, đề xuất  
giúp cho người lãnh đạo, điều hành đưa ra quyết định đúng đắn. Vì thế, mọi người sử dụng  
thông tin từ BCTC đều mong muốn nhận được các thông tin trung thực và hợp lý.  
Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của  
các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; để nâng cao sự tin  
tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán.  
1
Kiểm toán có gốc từ latin là “audit”. từ “auditing” có nguồn gốc từ động từ “audive”  
có nghĩa là “nghe”. Hình ảnh của kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra về tài sản, phần lớn  
được thực hiện bằng cách người ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập “nghe” rồi chấp  
nhận.  
Theo Liên đoàn kế toán Quốc tế ( International federation of Accountants - IFAC) - là  
việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài  
chính.  
Đối tượng kiểm toán: báo cáo tài chính  
Nội dung: kiểm tra và bày tỏ quan điểm  
Người thực hiện: Kiểm toán viên độc lập  
1.2. Khái niệm về kiểm toán  
Theo tiến sĩ Rober N. Anthor (đại học Harvard) – Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra  
các ghi chép kế toán bởi các Kiểm toán viên công cộng được thừa nhận độc lập và ở bên  
ngoài tổ chức kiểm tra.  
Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) "Kiểm toán là việc các kiểm  
toán viên (KTV) độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC".  
Theo chuẩn mực kế toán Vương quốc Anh – Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và bày  
tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một đơn vị do Kiểm toán viên được bổ nhiệm để  
thực hiện các công việc đó theo đúng các nghĩa vụ pháp định có liên quan.  
Theo Nghị định 07/CP ban hành ngày 29/1/94 của Chính Phủ - kiểm toán độc lập là  
việc kiểm tra, xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài  
liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể,  
tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này.  
Có rất nhiều khái niệm về kiểm toán, nhưng theo các tác giả Alvin A.An và James  
K.Loebbecker trong giáo trình "Kiểm toán" đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như  
sau:  
“Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và thẩm quyền thu thập và đánh giá  
các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm  
mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn  
mực đã được thiết lập.”  
2
Các thuật ngữ trong khái niệm này được hiểu như sau:  
Các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền: các chuyên gia này có thể là kiểm toán viên độc  
lập, kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên nội bộ. Tuy có thể có những đặc điểm khác  
nhau, song các kiểm toán viên phải là những người độc lập và có thẩm quyền đối với đối  
tượng được kiểm toán.  
- Về tính độc lập: kiểm toán viên phải độc lập đối với đối tượng được kiểm toán trên 2 mặt:  
+ Độc lập về mặt tình cảm: kiểm toán viên không có quan hệ về mặt tình cảm đối với lãnh  
đạo đơn vị được kiểm toán: anh, chị , em, bố, me, vợ, chồng, ….  
+ Độc lập về mặt kinh tế: kiểm toán viên không có quan hệ về mặt kinh tế đối với đơn vị  
được kiểm toán: như không có các hợp đồng kinh tế, không có cổ phần cổ phiếu ở đơn vị  
được kiểm toán, …  
Như vậy, độc lập về mặt kinh tế thể hiện là kiểm toán viên không có bất cứ một lợi ích  
phát sinh nào từ đơn vị được kiểm toán. Tính độc lập chỉ là một khái niệm tương đối nhưng  
nó phải là mục tiêu hướng tới và phải đạt được ở mức độ nhất định. Khi tính độc lập bị vi  
phạm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Chính vì vậy, khi cuộc kiểm toán bị giới hạn  
bởi tính độc lập kiểm toán viên phải khắc phục và nếu không loại trừ được tính hạn chế,  
kiểm toán viên phải giải trình và nêu sự ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán trong báo cáo  
kiểm toán.  
- Về tính thẩm quyền:  
Kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên nội bộ có mức  
độ thẩm quyền khác nhau đối với đơn vị được kiểm toán, song dù ở mức độ nào cũng phải  
được quy định trong các văn bản pháp quy.  
Thu thập và đánh giá các bằng chứng:  
Bằng chứng kiểm toán: là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập  
được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành  
nên ý kiến của mình.  
Bằng chứng kiểm toán có rất nhiều hình thức, gồm cả các bằng chứng bằng miệng (lời  
khai), bằng văn bản (bản giải trình, công văn, hợp đồng, hóa đơn, báo cáo, nghị quyết của  
HĐQT…)  
3
Thực chất quá trình kiểm toán viên là quá trình kiểm toán viên sử dụng các phương  
pháp, các kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.  
Các thông tin có thể định lượng được của 1 đơn vị:  
Các thông tin có thể định lượng được của 1 đơn vị bao gồm nhiều dạng khác nhau.  
Những thông tin này có thể là các thông tin trong BCTC của một đơn vị, hoặc giá trị quyết  
toán của 1 hợp đồng xây dựng, hoặc 1 bản kê khai thuế, ….  
Các thông tin định lượng có 2 dạng:  
+ Thông tin tài chính có thể định lượng được, đo lường bằng tiền tệ  
+ Thông tin phi tài chính là các tác nghiệp và điều hành.  
Các chuẩn mực đã được xây dựng và thiết lập:  
Các chuẩn mực này là các quy phạm có tính chất nghề nghiệp, các tiêu chuẩn quy  
định nó là cơ sở để đánh giá thông tin. Có 2 loại chuẩn mực:  
+ Các văn bản, các quy định có tính pháp luật và pháp quy của mọi lĩnh vực.  
+ Các quy định có tính chất nội bộ của từng đơn vị, loại này có tính chủ quan cao nên kiểm  
toán viên cần phải thẩm định lại tính hợp pháp của các quy định nội bộ này.  
Đơn vị được kiểm toán:  
Một đơn vị được kiểm toán có thể là pháp nhân độc lập, thể nhân, đơn vị phụ thuộc,...  
o cáo kết quả:  
Là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán và sản phẩm cuối cùng của quá trình kiểm  
toán – Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải thông báo các phát hiện cho người đọc  
báo cáo. Hình thức khác nhau tuỳ thuộc từng loại kiểm toán có thể là một bản báo cáo bằng  
văn bản rất chuẩn mực (thường là các báo cáo tài chính), nhưng cũng có thể chỉ là các báo  
cáo bằng miệng (trong trường hợp cuộc kiểm toán tiến hành cho một người nào đó). Song  
đều giống nhau ở chỗ nội dung đều phải trình bày ý kiến nhận xét của Kiểm toán viên về  
mối tương quan giữa các thông tin đã thu thập được với các chuẩn mực đã được xây dựng.  
2. Các chức năng của kiểm toán  
2.1. Chức năng xác minh  
Chức năng xác minh là chức năng cơ bản nhất, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát  
triển của hoạt động kiểm toán. Chức năng này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài  
liệu và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính. Mức  
4
độ của chức năng xác minh thay đổi phụ thuộc vào đối tượng cụ thể của kiểm toán, là các  
nghiệp vụ kinh tế cụ thể hay báo cáo tài chính hoặc toàn bộ tài liệu kế toán phản ánh tính  
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.  
Do tính chất phức tạp và yêu cầu pháp lý ngày càng cao nên việc xác minh BCTC cần  
có 2 yêu cầu sau:  
- Tính trung thực của các số liệu  
- Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính  
2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến  
Chức năng bày tỏ ý kiến của hoạt động kiểm toán ra đời muộn hơn chức năng xác  
minh (cuối thế kỷ XX) tuy nhiên ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình.  
Trong giai đoạn hiện nay cách thức thực hiện chức năng bày tỏ ý kiến có sự khác biệt giữa  
các khách thể kiểm toán.  
- Ở khu vực kinh tế công (các DNNN, các đơn vị sự nghiệp …) đều có sự kiểm soát của  
kiểm toán nhà nước. Trong quan hệ này chức năng xác minh và chức năng bày tỏ ý kiến của  
kiểm toán có quan hệ mật thiết và đều được chú trọng.  
- Ở khu vực kinh doanh hoặc dự án nước ngoài người ta thường thiên về chức năng bày tỏ ý  
kiến và được thực hiện qua phương thức tư vấn. Do đó trong trường hợp này nếu sản phẩm  
của chức năng xác minh là “Báo cáo kiểm toán” thì sản phẩm của chức năng bày tỏ ký kiến  
là “Thư quản lý”.  
3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán  
3.1. Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm  
Trong cơ chế thị trường, có nhiều người quan tâm tới tình hình tài chính và sự phản  
ánh của nó trong tài liệu kế toán. Trong “thế giới” của nhứng người quan tâm có cả các cơ  
quan Nhà nước, nhà đầu tư, nhà quản lý, khách hàng và người lao động…  
Các cơ quan nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế  
bằng hệ thống pháp luật hay chính sách kinh tế nói chung của mình với mọi thành phần kinh  
tế, với mọi hoạt động xã hội. Đặc biệt, các khoản thu chi của Ngân sách nhà nước, các khoản  
vốn liếng và kinh phí Nhà nước đầu tư cho các đơn vị kinh doanh hoặc sự nghiệp và tài sản,  
tài nguyên quốc gia…càng cần được giám sát chặt chẽ theo hướng đúng pháp luật và hiệu  
quả. Chỉ có hoạt động kiểm toán phát triển trên cơ sở khoa học thực sự mới đáp ứng được  
5
những yêu cầu thông tin cho những quyết sách của Nhà nước và kế toán mới thực sự trở  
thành “cái nền” vững chắc cho cả sự can thiệp trực tiếp lẫn quản lý gián tiếp của Nhà nước.  
Các nhà đầu tư cần có tài liệu tin cậy để trước hết có hướng đầu tư đúng đắn, sau đó  
thể điều hành sử dụng vốn đầu tư và cuối cùng có tài liệu trung thực về ăn chia phân phối  
kết quả đầu tư. Trong cơ chế thị trường, do tính đa phương hóa đầu tư và đa dạng hóa các  
thành phần kinh tế nên các nhà đầu tư không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà  
đầu tư nước ngoài; với đầu tư trong nước cũng không chỉ có Nhà nước mà còn có cả tư nhân,  
các cổ đông, các xã viên và các nhà đầu tư khác; trong đầu tư cũng không chỉ có đầu tư trực  
tiếp mà còn có cả đầu tư gián tiếp…Để thu hút vốn của các nhà đầu tư và tạo cơ hội thuận  
lợi cho việc sử dụng hợp lý mọi nguồn vốn đầu tư, cần có những thông tin trung thực và  
khách quan về tình hình tài chính trước hết và chủ yếu thông qua kiểm toán toàn bộ các bảng  
khai tài chính về tài sản, về thu nhập, về chi phí cùng các bảng thuyết minh kèm theo.  
Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác cần thông tin trung thực  
không chỉ trên các bảng khai tài chính mà còn thông tin cụ thể về tài chính, về hiệu quả và  
hiệu năng của mỗi bộ phận để có những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp  
nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản  
lý…Những thông tin đó chỉ có được thông qua hoạt động kiểm toán khoa học.  
Người lao động cũng cần có thông tin đáng tin cậy về kết quả kinh doanh, về ăn chia  
phân phối, về thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm…Nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng  
thông qua hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh.  
Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác cũng cần hiểu rõ thực  
chất về kinh doanh và về tài chính của các đơn vị được kiểm toán về nhiều mặt: Số lượng và  
chất lượng sản phẩm hàng hóa, cơ cấu tài sản và khả năng thanh toán, hiệu năng và hiệu quả  
các bộ phận cung ứng, tiêu thụ hoặc sản xuất ở đơn vị được kiểm toán.  
Tất cả những người quan tâm này không cần hoặc không thể biết tất cả các kỹ thuật  
nghiệp vụ của nghề tài chính, kế toán nhưng cần biết thực trạng của hoạt động này. Chỉ có  
kiểm toán mới mang lại cho họ niềm tin vào những xác minh độc lập và khách quan. Có thể  
nói việc tạo ra niềm tin cho những người quan tâm là yếu tố quyết định sự ra đời và phát  
triển của kiểm toán với tư cách là một hoạt động độc lập.  
3.2. Kiểm toán góp phần hướng nghiệp vụ  
6
Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cổ nề nếp hoạt động tài chính kế  
toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung.  
Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính, đều bao gồm những mối quan hệ đa  
dạng, luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Để hướng các nghiệp  
vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các mối quan hệ trên, không chỉ cần có định hướng đúng  
và thực hiện tốt mà còn cần thường xuyên soát xét việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ  
vào quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa, chính định hướng và tổ chức thực hiện cũng chỉ được  
thực hiện tốt trên cơ sở những bài học từ soát xét và uốn nắn thường xuyên những lệch lạc  
trong quá trình thực hiện.  
Hoạt động tài chính lại bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân  
phối, về thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ  
giữa các mối quan hệ tài chính với lợi ích của con người. Trong khi đó, thông tin kế toán là  
sự phản ánh của hoạt động tài chính. Ngoài việc chứa đựng những phức tạp của các quan hệ  
tài chính, thông tin kế toán còn là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp  
kỹ thuật rất đặc thù. Do đó, nhu cầu hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp trong quan lý  
tài chính có đòi hỏi thường xuyên và ở mức độ cao hơn.  
Đặc biệt nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế trong đó có các quan  
hệ tài chính, chế độ kế toán thay đổi nhiều lần cùng với sự “bung ra” của các thành phần  
kinh tế và các hoạt động kinh doanh khác nhau ở các tổ chức kinh tế xã hội khác nhau.  
Trong khi đó, ở nhiều nơi và nhiều lúc, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chuyển hướng kịp  
thời, dẫn tới tình trạng kỷ cương bị buông lỏng; nhiều kỷ cương trong kế toán, tài chính đã  
được tạo lập trước đây cũng bị phá vỡ, nhiều tổ chức kế toán và đơn vị kinh doanh ngoài  
quốc doanh không làm kế toán… Thực tiễn đó, đặc biệt ở thời kỳ đầu của công cuộc đổi  
mới, đã nảy sinh quan điểm cho rằng chưa thể tiến hành cải cách công tác kiểm tra trong khi  
chưa triển khai toàn diện và rộng khắp công tác kế toán. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế đã  
chỉ rõ, chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán mới có thể nhanh chóng đưa công tác tài  
chính kế toán đi vào nề nếp. Thực tiễn đó đã chứng minh rõ tác dụng hướng dẫn nghiệp vụ  
và củng cố nền nếp tài chính kế toán của kiểm toán.  
3.3. Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý  
7
Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý: rõ ràng, kiểm toán  
không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý. Có thể thấy đặc  
biệt rõ tác dụng của vai trò tư vấn này trong kiểm toán hiệu năng và hiệu quả quản lý. Vai  
trò này phát huy đặc biệt rõ trong các đơn vị được kiểm toán thường xuyên. Trong điều kiện  
đó, việc tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn sẽ là cơ sở cho những bài học cho tương lai. Điều  
đó cũng có thể giải thích từ tính phức tạp và đa dạng trong việc giải quyết các mối quan hệ  
kinh tế - xã hội trong đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt trong những bước chuyển đổi cơ chế  
kinh tế, có nhiều quan hệ mới, phức tạp nảy sinh. Trong cả nhận thức lẫn thực tiễn, có thể  
thấy rõ tính phức tạp của các mối quan hệ này từ chính những đặc trưng của kinh tế thị  
trường: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, công bằng xã hội, phúc lợi xã hội không còn đủ  
các điều kiện thuận lợi duy trì và phát triển trong cơ chế thị trường thuần túy. Cạnh tranh là  
quy luật đặt tới lợi nhuận, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh và bình đẳng  
trước pháp luật. Kinh tế mở cửa, đa phương hóa, đầu tư và mở rộng, các quan hệ quốc tế có  
lợi ích kinh tế trực tiếp, xong không phải mọi quan hệ này đều chỉ đơn thuần về kinh  
tế…Đặc biệt trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý kinh tế chưa  
hoàn chỉnh, kinh nghiệm và chuyên gia giỏi về quản lý chưa có nhiều, trong điều kiện đó,  
duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng và chỉ có thể có được trên cơ sở xây  
dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực để trên cơ sở tính lũy  
kinh nghiệm từ xác minh đến tư vấn cho mọi lĩnh vực hoạt động.  
Từ tất cả những điều trình bày trên, có thế thấy rõ kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều  
mặt: đó là “quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt cho hiện tại và người cố vấn  
sáng suốt cho tương lai”.  
4. Mục đích và phạm vi của kiểm toán  
4.1. Mục đích của kiểm toán  
Chúng ta đều biết rằng, các báo cáo tài chính hàng năm (Bảng cân đối kế toán, báo  
cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) do doanh nghiệp lập ra là mối quan  
tâm của nhiều người như: các chủ doanh nghiệp, các cổ đông, các doanh nghiệp bạn, các nhà  
đầu tư, các ngân hàng … Tuy nhiên, mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của  
doanh nghiệp trên nhiều giác độ khác nhau, nhưng tất cả cần một báo cáo tài chính có độ tin  
cậy cao, chính xác và trung thực. Do vậy, cần phải có một bên thứ ba độc lập và khách quan  
8
có kiến thức nghề nghiệp, uy tín và trách nhiệm pháp lý để kiểm tra, xem xét và đưa ra kết  
luận là các báo cáo tài chính lập ra có phù hợp với các phương pháp và chuẩn mực kế toán  
hay không, có phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không. Đó  
chính là công việc của kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty kiểm toán chuyên nghiệp.  
Luật pháp của nhiều nước đã quy định rằng, chỉ có báo cáo tài chính đã được xem xét và có  
chữ ký xác nhận của kiểm toán viên mới được coi là hợp pháp để làm cơ sở cho Nhà nước  
tính thuế cũng như các bên quan tâm giải quyết các mối quan hệ kinh tế khác đối với doanh  
nghiệp.  
Như vậy, giữa kế toán và kiểm toán có mối liên hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ  
chức năng kế toán với chức năng kiểm toán và những người nhận thông tin do kiểm toán  
cung cấp có thể khái quát bằng sơ đồ về chu trình thẩm tra thông tin như sơ đồ sau:  
(1)  
(4)  
Hoạt động  
kinh tế trong  
nội bộ doanh  
Những người  
nhận thông  
tin  
(5)  
Chức  
năng  
kiểm toán  
Chức  
năng kế  
toán  
Thông tin kế  
toán tài chính  
(2)  
(3)  
Diễn giải:  
(1) Số liệu phát sinh từ hoạt động kinh tế được xử lý thông qua chức năng kế toán.  
(2) Các thông tin trong báo cáo tài chính được lấy từ số liệu kế toán đã được xử lý.  
(3) Các thông tin trong báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán viên độc lập kiểm  
tra và báo cáo tiếp sau đó.  
(4) KTV thẩm định kiểm tra báo cáo tài chính và hệ thống kế toán, hệ thống kiểm toán nội  
bộ của doanh nghiệp được kiểm toán.  
(5) KTV báo cáo về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính.  
4.2. Phạm vi kiểm toán  
- Được Kiểm toán viên xác định phù hợp với yêu cầu của luật pháp, nội dung Hợp đồng  
9
kiểm toán và đặc điểm của đơn vị được kiểm toán.  
- Để có kết luận chính xác phạm vi kiểm toán phải rộng. Nhưg nếu phạm vi kiểm toán  
mở rộng đến mức không hạn chế vẫn có thể có rủi ro vì bản chất của kiểm toán, hạn  
chế vốn có của công tác kiểm toán, hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB.  
- Phạm vi của kiểm toán có thể bị hạn chế do:  
+ DN áp đặt: các điều khoản của Hợp đồng kiểm toán qui định. Lẩn tránh hoặc từ chối  
trả lời thông tin...  
+ Do hoàn cảnh: hạn chế về thời gian nên không trực tiếp kiểm kê tài sản được,...  
5. Các loại kiểm toán  
5.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng  
5.1.1. Kiểm toán hiệu quả (hoạt động)  
Định nghĩa: Là việc kiểm tra và đánh giá tính hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của  
một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị.  
Tính hữu hiệu là mức độ hoàn thành các nhiệm vụ hay mục tiêu đã đề ra.  
Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.  
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh  
doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản, thiết bị  
mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị… Vì thế, khó có thể  
đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá  
trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung  
thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá  
thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang nặng tính  
chủ quan.  
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán,  
tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Kiểm toán hoạt động sử dụng nhiều biện pháp, kỹ  
năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản  
giải trình, nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.  
5.1.2. Kiểm toán tuân thủ  
Định nghĩa:  
10  
Là việc kiểm tra và đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có tuân thủ pháp luật và các  
quy định (do các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị đã quy định) hay không để kết luận về sự  
chấp hành pháp luật và các quy định của đơn vị. Vì vậy, kiểm toán tuân thủ còn được gọi là  
kiểm toán tính quy tắc.  
Ví dụ:  
- Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vị  
- Kiểm toán của cơ quan nhà nước đối với DNNN, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN về việc  
chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán.  
- Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với đơn vị sử dụng  
vốn vay của ngân hàng.  
5.1.3. Kiểm toán BCTC  
Định nghĩa: Là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số  
liệu kế toán và BCTC của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin  
trên BCTC của đơn vị.  
Công việc kiểm toán BCTC thường do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để phục  
vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và các nhà đầu tư, cho người bán, người  
mua. Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường  
chiếm 70% - 80% công việc của các doanh nghiệp kiểm toán.  
5.2. Phân loại kiểm toán theo chủ đề kiểm toán  
5.2.1. Kiểm toán độc lập  
Định nghĩa: Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập  
làm việc trong các doanh nghiệp kiểm toán. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ nên chỉ  
được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng  
kinh tế.  
Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân  
doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ  
nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo  
rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm  
căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình.  
11  
Điều 2 NĐ số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ quy định “Kiểm toán  
độc lập và việc kiểm tra và xác nhận của KTV và DNKT về tính trung thực và hợp lý của  
các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị  
được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”.  
5.2.2. Kiểm toán nhà nước  
Định nghĩa: Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV làm việc trong cơ quan  
Kiểm toán nhà nước, là tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thuộc bộ máy hành chính nhà  
nước, là kiểm toán theo luật định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra  
và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.  
Điều 13, 14 Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH 11 do Quốc hội thông qua  
14/06/2005) quy định “Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài  
chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. “Kiểm  
toán nhà nước có chức năng kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối  
với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước”.  
5.2.3. Kiểm toán nội bộ  
Định nghĩa: Là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ  
yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ  
thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác kế toán, tài chính… của đơn vị.  
Phạm vi áp dụng của kiểm toán nội bộ rất linh hoạt tùy thuộc yêu cầu quản lý điều hành của  
lãnh đạo đơn vị. Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ doanh nghiệp, không có  
giá trị pháp lý và chủ yếu xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu  
quả của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB cũng như chất lượng thực thi trong những trách  
nhiệm được giao.  
6. Kiểm toán viên  
6.1. Khái niệm – phân loại kiểm toán  
Hiện nay ở nước ta có 3 loại kiểm toán viên:  
a. Kiểm toán viên nhà nước:  
Là các công chức nhà nước đã qua các lớp đào tạo, kỳ thi về kiểm toán do kiểm toán  
nhà nước tổ chức và được Tổng kiểm toán nhà nước cấp chứng chỉ (Kiểm toán viên cao cấp,  
Kiểm toán viên chính và kiểm toán viên dự bị).  
12  
b. Kiểm toán viên độc lập  
Là những người đã tốt nghiệp các khóa đào tạo về kiểm toán do Bộ tài chính tổ chức  
và được Bộ trưởng Bộ tài chính cấp chứng chỉ công nhận. KTV độc lập làm việc cho các  
doanh nghiệp kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán. Họ là nhà tư vấn về tài chính, kế toán từ  
bên ngoài do doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế thuê mướn họ thực hiện kiểm toán.  
Tiêu chuẩn của KTV độc lập được quy định tại điều 13 NĐ 105/2004/NĐ_CP như  
sau:  
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.  
- Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính- Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế  
toán – Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc  
thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở DNKT từ 4 năm trở lên.  
- Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính.  
- Có chứng chỉ KTV do Bộ trưởng Bộ tài chính cấp.  
c. Kiểm toán viên nội bộ  
KTV nội bộ là các cán bộ, công nhân viên của đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ  
kiểm toán các báo cáo của chính đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý cho HĐQT (nếu  
có) và Ban giám đốc. Do các KTV này là người của chính đơn vị nên gọi là KTV nội bộ và  
cũng chính là người của đơn vị nên tính độc lập, khách quan của loại KTV nội bộ không cao  
bằng KTV nhà nước và KTV độc lập.  
6.2. Trách nhiệm - quyền hạn của kiểm toán viên độc lập  
Theo điều 16 và điều 17 trong NĐ của CP số 105/2004/NĐ – CP ngày 30/3/2004 về  
kiểm toán độc lập có quy định trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên hành nghề như  
sau:  
- Quyeàn cuûa kieåm toaùn vieân haønh ngheà  
1. Ñoäc laäp veà chuyeân moân nghieäp vuï.  
2. Ñöôïc thöïc hieän kieåm toaùn baùo caùo taøi chính vaø caùc dòch vuï cuûa doanh  
nghieäp kieåm toaùn quy ñònh.  
3. Yeâu caàu ñôn vò ñöôïc kieåm toaùn cung caáp ñaày ñuû, kòp thôøi taøi lieäu keá  
toaùn vaø caùc taøi lieäu, thoâng tin khaùc coù lieân quan ñeán hôïp ñoàng dòch vuï.  
13  
4. Kieåm tra, xaùc nhaän caùc thoâng tin kinh teá, taøi chính coù lieân quan ñeán ñôn  
vò ñöôïc kieåm toaùn ôû trong vaø ngoaøi ñôn vò. Ñeà nghò caùc ñôn vò, caù nhaân coù  
thaåm quyeàn giaùm ñònh veà maët chuyeân moân hoaëc laøm tö vaán khi caàn thieát.  
- Traùch nhieäm cuûa kieåm toaùn vieân haønh ngheà  
1. Chaáp haønh caùc nguyeân taéc hoaït ñoäng kieåm toaùn ñoäc laäp quy ñònh .  
2. Trong quaù trình thöïc hieän dòch vuï, kieåm toaùn vieân khoâng ñöôïc can thieäp  
vaøo coâng vieäc cuûa ñôn vò ñang ñöôïc kieåm toaùn.  
3. Kyù baùo caùo kieåm toaùn vaø chòu traùch nhieäm veà hoaït ñoäng ngheà nghieäp  
cuûa mình.  
4. Töø choái laøm kieåm toaùn cho khaùch haøng neáu xeùt thaáy khoâng ñuû naêng  
löïc chuyeân moân, khoâng ñuû ñieàu kieän hoaëc khaùch haøng vi phaïm quy ñònh cuûa  
Nghò ñònh naøy.  
5. Thöôøng xuyeân trau doài kieán thöùc chuyeân moân vaø kinh nghieäm ngheà  
nghieäp. Thöïc hieän chöông trình caäp nhaät kieán thöùc haøng naêm theo quy ñònh cuûa  
Boä Taøi chính.  
6. Kieåm toaùn vieân haønh ngheà vi phaïm pháp luật, thì tuyø theo tính chaát vaø  
möùc ñoä vi phaïm seõ bò taïm ñình chæ, caám vónh vieãn ñaêng kyù haønh ngheà kieåm  
toaùn hoaëc phaûi chòu traùch nhieäm theo quy ñònh cuûa phaùp luaät.  
7. Caùc traùch nhieäm khaùc theo quy ñònh cuûa phaùp luaät.  
CHƯƠNG II  
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN  
1. Đối tượng kiểm toán  
1.1. Khái quát chung về đối tượng và khách thể  
1.1.1. Đối tượng kiểm toán  
14  
Đối tượng quan tâm trực tiếp của tất cả các phía là sản phẩm cuối cùng của kế toán  
(các BCTC). Tuy nhiên, để xác minh tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trong các  
bảng khai này, kiểm toán phải tiến hành đối chiếu với số dư của các tài khoản, thậm chí cả  
chứng từ kế toán. Như vậy, đối tượng kiểm toán trước hết là các tài liệu kế toán.  
Tuy nhiên với mọi người quan tâm, các con số và tài liệu khác của kế toán không có ý  
nghĩa nếu như không gắn với thực trạng của tài sản hay rộng hơn là thực trạng tài chính. Do  
tính phức tạp của quan hệ tài chính và giới hạn của trình độ và phương tiện xử lý thông tin,  
kế toán không thể thu thập được tất cả lượng thông tin tài chính hiện có…Để xác minh và  
phân định về tình hình tài chính, kiểm toán không chỉ giới hạn đối tượng ở tài liệu kế toán  
mà còn mở rộng ra thực trạng của hoạt động tài chính kể cả phần đã được phản ánh trong tài  
liệu kế toán và phần chưa được phản ánh trong tài liệu này. Đặc biệt trong thập kỷ cuối của  
thế kỷ XX, ngoài lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm toán còn quan tới các lĩnh vực khác của  
quản lý như hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu năng của các chương trình, mục tiêu, dự án.  
Như vậy, đối tượng của kiểm toán là thực trạng tài chính cùng hiệu quả, hiệu năng của các  
nghiệp vụ hay dự án cụ thể.  
1.1.2. Khách thể kiểm toán  
Khách thể của kiểm toán có thể là đơn vị kế toán như các xí nghiệp, các đơn vị sự  
nghiệp hoặc quản lý hay cá nhân…Song khách thể của kiểm toán cũng có thể là một công  
trình hay dự án… với sự tham gia của nhiều đơn vị kế toán hoặc một bộ phận của một đơn vị  
nào đó.  
Tất nhiên việc phân chia các khách thể trong quan hệ với chủ thể kiểm toán chỉ là  
những nguyên tắc và nghệ thuật tổ chức kiểm toán. Trong khi đó, đối tượng kiểm toán lại  
không thể phân cho từng khách thể riêng biệt, đó là đối tượng chung của kiểm toán.  
Tùy mục tiêu đặt ra cho từng cuộc kiểm toán của từng khách thể để xác định đối  
tượng trực tiếp và gián tiếp cho cuộc kiểm toán đó.  
1.2. Thực trạng hoạt động tài chính - đối tượng chung của kiểm toán  
15  
Hoạt động tài chính – hiểu theo nghĩa chung nhất – là dùng tiền để giải quyết các mối  
quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới  
lợi ích kinh tế xác định.  
Với quan niệm trên, các quan hệ kinh tế chính là nội dung bên trong của hoạt động tài  
chính, tiền chỉ là hình thức biểu hiện, là phương tiện để giải quyết các mối quan hệ kinh tế  
đó.  
Để giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế nói trên theo mục tiêu đã xác định, hoạt  
động tài chính phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:  
- Hoạt động tài chính phải có kế hoạch  
Trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế có liên quan đến nhiều khách thể khác  
nhau, mỗi cân đối cụ thể giữa các khâu, các giai đoạn khác nhau của hoạt động này đều có  
những hiệu quả khác nhau về kinh tế và xã hội. Do đó, trong hoạt động tài chính phải có  
định hướng cho từng thời kỳ cụ thể, ở từng công việc cụ thể. Hơn nữa trong những định  
hướng này cần lượng hóa những cân đối khác nhau thành những dự án cụ thể và lựa chọn  
phương án tốt nhất.  
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi  
Lợi ích là mục tiêu của hoạt động tài chính. Trong kinh doanh, lợi ích phải là lợi  
nhuận thực hiện. Trong lĩnh vực xã hội, lợi ích phải là kết quả thực hiện mục tiêu của  
chương trình, dự án cụ thể. Trong mọi trường hợp việc tiết kiệm cần thực hiện trên từng  
công việc, từng khoản chi trên quan điểm hướng tới lợi ích cuối cùng.  
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và thể chế tài chính  
Giải quyết các mối quan hệ kinh tế có liên quan đến nhiều khách thể khác nhau là nội  
dung của hoạt động tài chính. Mặt khác, các quan hệ giữa các bên có liên quan đã được xác  
định trong pháp luật và được cụ thể hóa trong các chế độ tài chính cụ thể. Để giải quyết tốt  
các mối quan hệ kinh tế, nhất thiết hoạt động tài chính phải tuân thủ các chuẩn mực đã được  
xác định trong hệ thống pháp lý trong từng giời gian cụ thể.  
Trong quan hệ với tính xác định các thông tin thu được, thực trạng của hoạt động tài  
chính bao gồm hai phần rõ rệt: Một phần được phản ánh trong tài liệu kế toán và phần còn  
16  
lại chưa được phản ánh trong tài liệu này. Với mỗi phần, cơ sở xác minh của kiểm toán cũng  
khác nhau: với phần thực trạng đã được phản ánh trong tài liệu kế toán, kiểm toán đã có  
chứng từ, tài liệu kế toán để thực hiện chức năng của mình. Kiểm toán trên cơ sở những  
chứng từ, tài liệu kế toán như vậy gọi là kiểm toán chứng từ.  
Ngược lại với phần chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán, kiểm toán cần có những  
phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp. Kiểm toán thực hiện trên cơ sở chưa có tài liệu  
làm căn cứ như vậy được gọi là kiểm toán ngoài chứng từ.  
1.3. Tài liệu kế toán - đối tượng cụ thể của kiểm toán  
Tài liệu kế toán, trước hết là các bảng khai tài chính, là đối tượng trực tiếp và thường  
xuyên của mọi cuộc kiểm toán. Điều đó được lý giải trước hết ở vị trí của tài liệu kế toán  
(đặc biệt là các bảng khai tài chính) trong quan hệ với những người quan tâm tới thông tin  
tài chính trong cơ chế thị trường. Trong cơ chế này, tài liệu kế toán không chỉ là cơ sở để  
tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng hơn, cũng không chỉ để kiểm tra lưu giữ tài liệu và bảo  
vệ tài sản mà là cơ sở cho mọi người quan tâm ra các quyết định về quản lý, về đầu tư, về  
thanh toán, về phân phối… Mặt khác, trong cơ chế thị trường với tự do cạnh tranh, rủi ro  
trong kinh doanh và trong đầu tư rất lớn. Trong điều kiện đó, số lượng người quan tâm đến  
tài liệu kế toán cũng tăng lên song quan trọng là đòi hỏi của họ với chất lượng tài liệu kế  
toán cũng cao hơn. Ngoài ra cũng phải kể đến tính phức tạp của quá trình xử lý thông tin kế  
toán cũng như kết cấu của các bảng công bố tài chính. Hậu quả của tình trạng này là không  
phải tất cả những người quan tâm đều am hiểu được các tài liệu đó mà đôi khi chính các kế  
toán viên cũng gặp khó khăn trong việc phản ánh các quan hệ phức tạp, đặc biệt là những  
quan hệ mới phát sinh. Tính phức tạp này ngày càng tăng lên theo rất nhiều nguyên nhân  
khác nhau: do quy mô của các khách thể kiểm toán không ngừng mở rộng, do tính phức tạp  
của đối tượng kế toán – hoạt động tài chính – có thể có nhiều bên cùng tham gia đầu tư kinh  
doanh với các phương thức tham gia khác nhau, do có nhiều quan hệ kinh tế mới phát sinh  
thâm nhập vào hoạt động này… Ngoài ra cũng phải kể đến sự cách biệt về chuẩn mực kế  
toán và các điều kiện thực hiện nó giữa các nước, giữa các thời kỳ… dẫn đến sự nhận thức  
khác nhau và tổ chức khác nhau, nhất là sự thay đổi của chế độ kế toán… Tất cả những thực  
tế đó đòi hỏi kiểm toán phải được thực hiện trước tiên đối với tài liệu kế toán để tạo niềm tin  
17  
cho người quan tâm và thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nền nếp và cải tiến tổ  
chức… để nâng cao chất lượng kế toán.  
Để đáp ứng nhu cầu trên, đối tượng cụ thể của kiểm toán thuộc phạm vi tài liệu kế  
toán bao gồm:  
- Tính hiện thực của các thông tin kế toán (thông tin lượng hóa được).  
- Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu này.  
- Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát  
sinh.  
- Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài chính.  
Trong trường hợp kiểm toán chỉ giới hạn ở đối tượng là tài liệu kế toán thì kiểm toán  
được gọi là kiểm toán chứng từ. Tuy nhiên trên thực tế để kiểm toán các đối tượng trên  
thường phải thử nghiệm (trắc nghiệm), điều tra hoặc kiểm kê trên thực tế, lấy thực tế làm  
tiêu chuẩn đánh giá tính hiện thực của tài liệu và tính hợp pháp trong việc thực hiện các pháp  
luật, chuẩn mực và chế độ kế toán.  
1.4. Thực trạng tài sản, nghiệp vụ tài chính - đối tượng cụ thể của kiểm toán  
Trong một đơn vị kinh doanh hay sự nghiệp, tài sản đều biểu hiện dưới nhiều hình thái  
vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng… khác nhau,  
lại được lưu trữ trên nhiều kho, bãi khác nhau với những người quản lý khác nhau. Mối liên  
hệ giữa những người quản lý với nhau cũng như giữa người quản lý với người sở hữu tài sản  
được thực hiện theo những xu hướng và phương thức khác nhau song có xu hướng ngày  
càng tăng dần sự cách biệt giữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tài sản. Mặt  
khác, khi sản xuất phát triển, quy mô tài sản cũng tăng lên, quy mô kinh doanh mở rộng, các  
mối liên kết kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp. Cộng vào đó là sự phong phú thêm của các  
tài sản vô hình, các quan hệ vay – mua, thuê – mua, các hậu quả của rủi ro dẫn đến những  
thu nhập hoặc tổn thất bất thường về tài sản, sự thâm nhập của các quan hệ thị trường, giá  
cả, tỷ giá mở rộng ra trong phạm vi quốc tế… Tất cả những yếu tố này dẫn đến khả năng  
cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán… Thực tế đó đã thúc  
18  
đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng  
kiểm toán.  
Tài sản trong kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động khác đều thường  
xuyên vận động. Quá trình vận động này được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể. Các  
nghiệp vụ cụ thể này có thể quy về các nghiệp vụ cơ bản như xuất, nhập, tồn kho hoặc mua  
bán, sản xuất (hoặc dịch vụ). Tuy nhiên, do đặc tính của từng loại tài sản cũng như mối quan  
hệ kinh tế của mỗi loại tài sản… cũng khác nhau, sự đa dạng về chủng loại nghiệp vụ cũng  
như đặc tính của tài sản chứa đựng nghiệp vụ đòi hỏi phải chia công tác kiểm toán các  
nghiệpvụ này thành những phần hành kiểm toán khác nhau. Khác với phần hành kế toán,  
phần hành về kỉểm toán được phân chia trước hết trên cơ sở đầu mối của các mối quan hệ tài  
chính và sau nữa là vị trí và đặc điểm của từng loại nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, cần chia đối  
tượng kiểm toán ra các phần hành kiểm toán cơ bản, với kiểm toán nghiệp vụ các phần hành  
cơ bản gồm:  
- Các nghiệp vụ về tiền mặt (thu, chi và tồn quỹ).  
- Các nghiệp vụ về thanh toán (không phân biệt vay, nợ, phải thu, phải trả).  
- Các nghiệp vụ về tài sản cố định (đầu tư, xây dựng, mua sắm).  
- Các nghiệp vụ về hàng hóa (bảo quản, sử dụng).  
- Các nghiệp vụ về kinh doanh (mua, bán, sản xuất hoặc dịch vụ, hoặc các nghiệp vụ mang  
tính sự nghiệp, xã hội… đối với các đơn vị phi kinh doanh).  
- Các nghiệp vụ về tài chính (tạo vốn, phân phối kết quả kinh doanh).  
Tùy theo đặc điểm của mỗi đơn vị về quy mô, về phương hướng hoạt động, về tổ chức  
kinh doanh và tổ chức quản lý và tùy theo loại hình cũng như yêu cầu kiểm toán cụ thể, có  
thể lược bỏ, tách riêng hay sát nhập các loại nghiệp vụ cơ bản trên để có được những phần  
hành kiểm toán phù hợp với đơn vị cụ thể và mục tiêu kiểm toán. Tuy nhiên trong tất cứ điều  
kiện nào, các nghiệp vụ tài chính vẫn là đối tượng kiểm toán.  
1.5. Hiệu quả, hiệu năng - đối tượng cụ thể của kiểm toán  
Tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính là đối tượng cụ thể gắn liền  
với sự phát sinh và phát triển của kiểm toán. Theo quan điểm truyền thống, đó là toàn bộ đối  
19  
tượng của kiểm toán. Tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, đối tượng kiểm toán còn bao gồm  
cả hiệu năng và hiệu quả. Việc mở rộng đối tượng kiểm toán như vậy cũng xuất phát từ  
những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh và hoạt động sự  
nghiệp ngày càng đòi hỏi mở rộng, trong khi nguồn lực ngày càng bị giới hạn. Đặc biệt trong  
kinh doanh, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, để thực hiện tiết kiệm, để thắng thế trong cạnh  
tranh… vấn đề hiệu quả, hiệu năng cần được đặt ra cho từng nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể.  
Rõ ràng, đây là đối tượng mới của kiểm toán, cần xây dựng những chuẩn mực cụ thể  
để đánh giá hiệu quả và hiệu năng. Tuy nhiên, trên góc độ đối tượng kiểm toán, cần nhận  
thức rõ hiệu quả và hiệu năng là một bộ phận của kiểm toán nghiệp vụ và gắn liền với một  
nghiệp vụ hoặc một dự án hay chương tình cụ thể.  
Từ những nghiên cứu cụ thể về đối tượng kiểm toán có thể thấy, đối tượng chung của  
kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính và hiệu quả thực hiện các hoạt động, chương  
trình hay dự án. Có thể phân chia đối tượng đó thành các đối tượng cụ thể khác nhau như tài  
liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, cùng hiệu quả, hiệu năng của các  
nghiệp vụ, các chương trình, các dự án… Tùy theo tính trọn vẹn của sự thể hiện đối tượng  
đó trong một hay nhiều đơn vị kế toán để xác định khách thể kiểm toán là một xí nghiệp,  
một đơn vị sự nghiệp hay một công trình, một dự án cụ thể. Từ đó có thể thấy đối tượng  
kiểm toán rất rộng lại được thể hiện trên nhiều khách thể. Để thực hiện tốt chức năng kiểm  
toán rõ ràng phải có nghệ thuật trong tổ chức kiểm toán; lý luận kiểm toán cũng không thể  
né tránh những vấn đề cơ bản nảy sinh từ đối tượng kiểm toán và liên quan đến thực hiện các  
chức năng của kiểm toán như gian lận và sai sót, trọng yếu và rủi ro, cơ sở dẫn liệu và bằng  
chứng kiểm toán…  
2. Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán  
2.1. Cơ sở dẫn liệu  
Cơ sở dẫn liệu là một khái niệm cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kiểm  
toán. Cơ sở dẫn liệu có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu kiểm toán từng bộ phận cấu  
thành các bản khai tài chính cũng như mục tiêu kiểm toán toàn diện các báo cáo tài chính nói  
chung. Việc nắm vững khái niệm này có ý nghĩa quan trọng đối với cả 3 giai đoạn của quá  
trình kiểm toán là: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 121 trang Thùy Anh 05/05/2022 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kiem_toan.pdf