Giáo trình Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần 2)
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, TƯ VẤN PHÁP LUẬT
CHO PHẠM NHÂN TẠI VIỆT NAM
3.1. Giải pháp đối với các trại giam tại Việt Nam
3.1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho
phạm nhân, cần có các giải pháp hoàn thiện pháp luật sau:
3.1.1.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật hướng
dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật
cho phạm nhân trong trại giam bao gồm: Luật Phổ biến, giáo dục pháp
luật năm 2012, Luật Thi hành án Hình sự năm 2010, Thông tư liên tịch
số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BGDĐT ngày 6/2/2012 Hướng dẫn việc tổ
chức dạy văn hóa, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính
sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân và Thông tư số
39/2013/TT-BCA ngày 10/5/2013 của Bộ Công an quy định về giáo dục
và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Những văn bản
quy phạm pháp luật nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai
công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân
cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Thông tư liên tịch số
02/2012/TTLT-BCA-BQP-BGDĐT theo hướng tách riêng nội dung giáo
dục công dân và nội dung giáo dục pháp luật thay vì quy định chung tại
Điều 8 của Thông tư này. Bởi vì, theo khoản 1, Điều 28 Luật Thi hành án
hình sự quy định: “Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và
được học văn hóa, học nghề”. Theo đó, việc học pháp luật phải được đặt
ngang hàng với giáo dục công dân. Cần phải sửa đổi, bổ sung Điều 8
Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BGDĐT theo hướng
tách riêng hai nội dung này để các chủ thể giáo dục pháp luật dễ dàng
72
xây dựng các chương trình giáo dục công dân, giáo dục pháp luật phù
hợp, tránh hiện tượng nhầm lẫn hoặc xem nhẹ một trong hai phần nội
dung quan trọng trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Năm 2009, Tổng cục VIII đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) biên soạn Bộ tài liệu “Giáo dục
công dân” gồm 03 tập dành cho 03 đối tượng phạm nhân đang chấp hành
án tại các trại giam thuộc Bộ Công an. Trong Bộ tài liệu này, nội dung
giáo dục pháp luật cho phạm nhân chỉ là một chủ đề thuộc nội dung giáo
dục công dân. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng cán bộ giáo dục pháp luật
xem nhẹ phần giáo dục pháp luật và về mặt hình thức trình bày cũng như
tên gọi của Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” nhiều người nhầm tưởng
không có phần giáo dục pháp luật. Vì vậy, phải tách chủ đề giáo dục
pháp luật ra khỏi Bộ tài liệu và biên soạn thành tài liệu với tên gọi “Giáo
dục pháp luật cho phạm nhân” trong đó vẫn gồm 03 phần: Phần I dành
cho phạm nhân mới đến trại giam chấp hành án phạt tù, Phần II dành cho
phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, Phần III dành cho phạm nhân sắp
chấp hành xong án phạt tù.
Bên cạnh đó, phải thay đổi phần nội dung pháp luật về Thi hành án
phạt tù và Quy chế trại giam trong Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” hiện
hành vì chúng đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011 khi Luật
Thi hành án hình sự chính thức có hiệu lực. Việc biên soạn tài liệu “Giáo
dục pháp luật cho phạm nhân” phải kế thừa những nội dung giáo dục
pháp luật phù hợp trong tài liệu “Giáo dục công dân” hiện hành mặc khác
phải bổ sung những nội dung giáo dục pháp luật mới được quy định tại
Khoản 1, Điều 21 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Khoản
2, Điều 8 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT
nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về giáo dục
pháp luật cho phạm nhân tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
3.1.1.2. Ban hành văn bản pháp luật quy định về tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư liên tịch số
02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 Hướng dẫn
việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ
73
biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí
cho phạm nhân, thì: “Giáo viên dạy pháp luật, giáo dục công dân cho
phạm nhân là lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ làm công tác giáo dục của các
trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện
có trình độ từ đại học trở lên”. Theo đó, cần có các quy định chi tiết về
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm
nhân, như: phải có trình độ chuyên môn từ cử nhân luật trở lên; được tập
huấn, bồi dưỡng các chuyên đề về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tin học,
phương pháp giảng dạy và các kỹ năng mềm khác (thuyết phục, làm việc
nhóm, soạn giáo án điện tử, kỹ năng đánh giá,...); cần xác định cụ thể lộ
trình để mỗi cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân có thể đạt được các
tiêu chuẩn đó. Cùng với đó, những cán bộ, giảng viên được mời về giảng
dạy tại trại giam cũng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
3.1.1.3. Cần quy định chi tiết về việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo, sơ kết,
tổng kết công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác giáo dục
pháp luật cho phạm nhân còn chưa phản ánh đúng thực tế công tác giáo
dục pháp luật tại các trại giam. Để đảm bảo cho công tác giáo dục pháp
luật cho phạm nhân đi vào thực chất, chiều sâu cần có các quy định chi
tiết, cụ thể, đánh giá đúng kết quả đạt được của công tác này.
Đầu tiên, cùng với việc các trại giam dùng Bản thu hoạch khảo sát
kết quả học tập pháp luật của phạm nhân để kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục pháp luật cho phạm nhân thì cần có các quy định chi tiết, cụ thể
về vấn đề tổ chức đánh giá và cho điểm, thông báo công khai kết quả
điểm cho phạm nhân biết. Kết quả này cần được quy định làm căn cứ để
đánh giá, xếp loại phạm nhân, để xét giảm thời hạn chấp hành án hoặc
đặc xá đối với kết quả cao và phải viết lại hoặc yêu cầu học lại đối với
kết quả thấp.
Tiếp đến, cần có các quy định về việc báo cáo, sơ kết, tổng kết
công tác giáo dục pháp luật của các trại giam đến cơ quan quản lý thi
hành án hình sự - Tổng Cục VIII. Trong đó, nên quy định kết quả khảo
sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân phải
lập thành biên bản, thể hiện rõ các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn
74
chế, nguyên nhân và hướng khắc phục, các bài học kinh nghiệm được rút
ra, các kiến nghị,... có như vậy thì mới có thể đánh giá đúng kết quả của
công tác này.
3.1.1.4. Cần quy định chi tiết phương thức phối hợp giữa trại giam với
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động xã hội
hóa công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Theo quy định tại Điều 4 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2012 thì “Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện
đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ
biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ
mang tính chất chung chung và hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vì mục đích nhân đạo.
Mặt khác, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ quy định trách
nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phạm nhân đối với trại
giam mà chưa quy định cụ thể phương thức phối hợp giữa trại giam với
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động xã hội
hóa công tác giáo dục pháp luật nên không có một trách nhiệm pháp lý
nào bảo đảm cho hoạt động này. Đó cũng là nguyên nhân khiến các
chương trình giáo dục pháp luật đã được lên chương trình, kế hoạch phải
thay đổi do một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện.
Vì vậy, cần có các quy định chi tiết phương thức phối hợp giữa trại
giam với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động
xã hội hóa công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân; cần quy định
trách nhiệm pháp lý giữa các chủ thể bằng các biên bản ghi nhớ và thống
nhất kế hoạch, phối hợp giữa trại giam với các chủ thể tham gia.
3.1.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật
Cần xây dựng các giải pháp bảo đảm từ phía cơ quan quản lý thi
hành án hình sự - Tổng cục VIII, Bộ Công an đến cơ quan trực tiếp tổ
chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
75
3.1.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt
động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình giáo dục pháp luật
cho phạm nhân là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên đối với hoạt động triển khai thực hiện giáo dục
pháp luật cho các đối tượng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới
nhằm định hướng, bảo đảm cho công tác này diễn ra đúng quy định pháp
luật; đánh giá được kết quả của công tác giáo dục pháp luật, từ đó định
hướng và theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch giáo dục và tư
vấn hàng năm, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình
giáo dục và tư vấn đạt hiệu quả cao cho các trại giam thực hiện.
3.1.2.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của
cơ quan quản lý thi hành án hình sự - Tổng cục VIII, Bộ Công an
Dựa trên cơ sở các quy định pháp luật về giáo dục pháp luật cho
phạm nhân, Tổng cục VIII, Bộ Công an có trách nhiệm cụ thể hóa, xây
dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn tổ chức, thực
hiện việc giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam thuộc Bộ
Công an; còn tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho
phạm nhân là nhiệm vụ của từng trại giam. Để có thể tăng cường hơn nữa
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đối với giáo dục pháp luật
cho phạm nhân trong các trại giam, thì Tổng cục VIII phải có những biện
pháp cụ thể sau:
Một là, tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt sâu sắc tới Đảng ủy,
Ban Giám thị trại giam, tới đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm
nhân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho phạm
nhân. Phải xem đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện
nay; yêu cầu các chủ thể giáo dục pháp luật thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
các quy định về tiến độ, chương trình, nội dung, hình thức và thời lượng
giáo dục pháp luật cho phạm nhân theo đúng văn bản hướng dẫn của Tổng
cục VIII. Định kỳ hàng năm, trại giam phải tổ chức tổng kết, đánh giá công
tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân, chỉ ra cụ thể những thuận lợi, khó
khăn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, xác định
bài học kinh nghiệm, phương hướng tháo gỡ, biện pháp khắc phục. Kết
76
quả tổng kết, đánh giá công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân phải tập
hợp thành Báo cáo tổng hợp và gửi về Tổng cục VIII.
Hai là, thường xuyên hoặc định kỳ hàng quý gửi văn bản đôn đốc,
nhắc nhở Ban giám thị trại giam xây dựng chương trình, kế hoạch, thời
gian biểu và yêu cầu đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân
trong trại giam làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho cả ba nhóm đối
tượng phạm nhân (mới đến trại giam chấp hành án phạt tù, đang chấp
hành án phạt tù và sắp chấp hành xong án phạt tù); phải bảo đảm cho tất
cả các phạm nhân đang chấp hành án đều được học tập pháp luật theo
quy định.
Ba là, định kỳ hoặc đột suất tổ chức các đoàn công tác của Tổng
cục VIII đi khảo sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục pháp luật cho
phạm nhân trong các trại giam. Việc kiểm tra, đánh giá công tác cho
phạm nhân phải bao quát từ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và
học, giáo án của mỗi cán bộ giáo dục pháp luật, tài liệu học của phạm
nhân cho đến kế hoạch, thời khóa biểu, nhật ký giảng dạy, sĩ số lớp học,
bài thu hoạch kết quả học tập pháp luật của phạm nhân,...; có thể phỏng
vấn, trao đổi thêm với một số cán bộ trực tiếp làm công tác giáo dục pháp
luật và một số phạm nhân để nắm bắt thêm tình hình giảng dạy của cán
bộ giáo dục pháp luật và tình hình học tập pháp luật của phạm nhân.
3.1.2.3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của
Đảng ủy, Ban Giám thị, cán bộ trại giam
Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ phía Đảng ủy, Ban Giám thị, cán
bộ chỉ huy đối với công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân của các
trại giam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động
giáo dục pháp luật theo hướng ngày càng hiệu quả. Để phát huy vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng ủy, Ban giám thị, cán bộ chỉ huy công
tác giáo dục pháp luật cần thực hiện:
Một là, Đảng ủy trại giam cần dành sự quan tâm, lãnh đạo sát sao
hơn đối với công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân, coi đó là nhiệm
vụ chính trị quan trọng của Đảng ủy và các chi bộ trực thuộc trong trại
giam. Đảng quán triệt sâu sắc tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên
trong trại giam các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
77
của Nhà nước, các văn bản pháp quy hướng dẫn của Bộ Công an, Tổng
cục VIII về công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Bên cạnh đó,
Đảng ủy trại giam cần ban hành một Nghị quyết riêng về tăng cường lãnh
đạo công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân, trong đó phải xác định
rõ: phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho phạm
nhân; các yêu cầu về triển khai thực hiện nội dung giáo dục pháp luật, cải
tiến, đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân;
đánh giá thực trạng những mặt đã làm được và chưa làm được trong công
tác này; trên cơ sở đó, đề ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm tổ
chức và thực hiện trong những năm tới phù hợp với điều kiện của trại
giam.
Hai là, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy trại giam, Ban Giám thị
trại giam cần phải chủ động chỉ đạo Đội giáo dục - hồ sơ phối hợp với
các đội nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, thống nhất nội dung chương trình
giáo dục pháp luật cho phạm nhân; căn cứ vào số lượng phạm nhân để bố
trí hội trường, phòng học, tổ chức lớp học, phân công cán bộ giáo dục
pháp luật; chuẩn bị tài liệu học tập cho phạm nhân. Ban Giám thị các trại
giam thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo
dục pháp luật cho phạm nhân; biểu dương, khen thưởng những cán bộ
giáo dục pháp luật hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phê bình, có biện pháp
xử lý kỷ luật đối với những cán bộ giáo dục pháp luật còn mắc sai sót,
khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vị được giao. Bên cạnh đó, cần tạo
điều kiện, chế độ bồi dưỡng, động viên đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật
chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các khóa
đào tạo, tập huấn chuyên đề pháp luật mới.
Ba là, cán bộ chỉ huy Đội Giáo dục - Hồ sơ cần phát huy vai trò
tiên phong, gương mẫu trong hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm
nhân. Có trách nhiệm trực tiếp đứng lớp, xây dựng thời khóa biểu, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ giáo dục pháp luật; nhắc nhở,
động viên từng cán bộ giáo dục pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình, chủ động nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ. Ngoài ra, giữa các đội nghiệp vụ: Quản giáo, trinh sát, hậu
cần, giáo dục - hồ sơ phải xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp
78
nhàng, hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân học tập pháp luật
một cách hiệu quả.
3.1.2.4. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho phạm
nhân tại Trại giam các trại giam, cần bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật
chất và nguồn nhân lực. Điều này phụ thuộc rất lớn đến nguồn kinh phí
Nhà nước cấp và sự hỗ trợ từ phía Bộ Công an, Tổng cục VIII đối với
trại giam.
Một là, tăng cường đầu tư kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị, học liệu phục vụ công tác giáo dục pháp luật
cho phạm nhân, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục
pháp luật cho phạm nhân tại các trại giam rất cần đến sự quan tâm, đầu tư
kinh phí thỏa đáng từ phía Nhà nước và Bộ Công an. Các trại giam cần
có kiến nghị đến Bộ Công an về việc cho xây dựng cơ chế bố trí ngân
sách dành riêng cho công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân; tăng
cường việc huy động kinh phí từ các đề án, chương trình và các nguồn
kinh phí khác trong phạm vi quyền hạn của Bộ. Và khi đã có nguồn kinh
phí đầu tư, trại giam cần sử dụng vào các mục đích sau đây:
Thứ nhất, các trại giam cần tiến hành củng cố, nâng cấp, xây dựng
mới cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân,
như: hội trường, phòng học, bàn ghế; mua sắm sách vở, giấy bút, học liệu
phục vụ việc học tập của phạm nhân; trang bị các phương tiện truyền
thông đa phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động hoạt động giảng dạy
pháp luật, gồm loa, đài, âmly, máy vi tính, máy chiếu, máy ghi âm, kết
nối mạng Internet... nhằm tạo cho bài giảng pháp luật trở nên sinh động,
hấp dẫn.
Thứ hai, các trại giam cần mua bổ sung các loại sách, báo, tạp chí,
tài liệu về pháp luật phục vụ việc xây dựng và nâng cấp thư viện, tủ sách
pháp luật dành cho cán bộ, chiến sỹ và thư viện, tủ sách pháp luật dành
cho phạm nhân; tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ giáo dục pháp
luật, cán bộ quản giáo tự nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật những thông tin,
kiến thức pháp luật mới; giúp các phạm nhân có điều kiện tự học tập,
nghiên cứu thêm ngoài giờ lên lớp.
79
Hai là, bảo đảm kinh phí để củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Để củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo
dục pháp luật cho phạm nhân tại các trại giam cần có một nguồn kinh phí
bảo đảm từ phía cơ quan quản lý thi hành án hình sự để tổ chức các lớp
tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm,
phương pháp giảng dạy pháp luật dành cho đội ngũ cán bộ làm công tác
giáo dục pháp luật. Nguồn kinh phí này còn giúp chi trả chế độ bồi
dưỡng, thù lao thỏa đáng để mời các chuyên gia pháp luật giỏi trực tiếp
lên lớp tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Bên cạnh đó, với nguồn kinh phí được bảo đảm từ Bộ Công giao
cho các trại giam, trại giam cần sử dụng để chi trả chế độ thù lao cho
những cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho phạm nhân
tại trại giam. Ngoài ra, đối với cán bộ giáo dục pháp luật làm việc ngoài
giờ hành chính nếu không bố trí nghỉ bù thì phải tính thêm lao động
ngoài giờ hành chính theo quy định của Bộ luật Lao động. Bởi, đây là sự
ghi nhận giá trị lao động trí óc của cán bộ giáo dục pháp luật, có tác dụng
khơi dậy sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật đối
với công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Ba là, nâng cao trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm
nhân.
Trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ sư
phạmcủa đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật có vai trò quyết
định đối với sự thành công, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho
phạm nhân. Vì vậy, việc nâng cao trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật là
nhiệm vụ cấp thiết của các Trại giam trong quá trình nâng cao hiệu quả
hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Thứ nhất, Các trại giam cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm
công tác giáo dục pháp luật tham gia các lớp “Tập huấn chuyên đề pháp
luật”do Bộ Công an, Tổng cục VIII phối hợp với các cơ sở đào tạo luật
80
hoặc Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức. Hướng đến trang bị cho đội
ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật ở trại giam những thông tin,
kiến thức pháp luật về các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản
quy phạm pháp luật dưới luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, liên
quan trực tiếp đến nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Thứ hai, để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán
bộ làm công tác giáo dục pháp luật ở trại giam, các cán bộ giáo dục pháp
luật cần được trại giam tạo điều kiện tham gia các lớp “Bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ sư phạm” do Bộ Công an, Tổng cục VIII phối hợp với
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các trường Đại học sư phạm tổ chức,
hướng tới bổ sung, cung cấp lại, trang bị mới, cập nhật cho cán bộ làm
công tác giáo dục pháp luật những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cụ thể,
thiết thực đối với hoạt động giảng dạy, bao gồm các phương pháp giảng
dạy tương tác, tổ chức thảo luận nhóm, giải quyết tình huống; các kỹ
năng thuyết trình, soạn giáo án điện tử, khơi gợi sự chủ động, tích cực
của người học.
Ngoài ra, nếu có thể, cần tạo điều kiện trang bị thêm cho đội ngũ
cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật những kiến thức, hiểu biết cần
thiết về một số lĩnh vực giáo dục học, tâm lý học tội phạm, xã hội học
pháp luật, xã hội học tội phạm... những kiến thức, hiểu biết này có tính
chất bổ trợ cho chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp
luật, hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân theo đó mà đạt hiệu
quả cao hơn.
Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm
nhân, mỗi cán bộ giáo dục pháp luật cần có thái độ nghiêm túc, cầu thị,
học hỏi, tự tìm hiểu, cập nhật thông tin về các chính sách, văn bản pháp
luật mới, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
thi hành án hình sự; tự trau dồi, rèn luyện những kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm, phương pháp giảng dạy sao cho thành thục, hấp dẫn, lôi cuốn được
người nghe. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân
còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống
lành mạnh; chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân; có văn hóa
ứng xử phù hợp với phạm nhân. Chỉ khi có đủ những phẩm chất đạo đức
81
đó mới cảm hóa được phạm nhân, đưa họ trở lại với con đường lương
thiện, trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội.
3.1.2.5. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những nội dung trong chương
trình giáo dục pháp luật, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức
giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Đổi mới giáo dục pháp luật cho phạm nhân là một giải pháp có ý
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho
phạm nhân. Theo đó, cần đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức
giáo dục pháp luật cho phạm nhân nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu thông
tin, kiến thức pháp luật của phạm nhân.
Thứ nhất, về nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Cùng với công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân theo khung
chương trình do Bộ Công an, Tổng cục VIII quy định, cán bộ giáo dục
pháp luật cho phạm nhân cần phải có thêm sự linh hoạt, sáng tạo trong
việc kết hợp giữa giảng dạy những nội dung trong sách, tài liệu với sự
liên hệ thực tiễn pháp luật bên ngoài xã hội, mở rộng phạm vi nghiên cứu
để các phạm nhân dễ dàng hiểu và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình phạm nhân, đặc biệt là đối với nhóm phạm
nhân tái phạm, tái phạm nguy hiểm, cán bộ giáo dục pháp luật cần chủ
động đề xuất với Ban Giám thị trại giam xây dựng thêm những chuyên
đề giáo dục pháp luật có tính hẹp và chuyên sâu để giảng dạy cho nhóm
phạm nhân đó, nhằm ngăn ngừa tình trạng phạm nhân sau khi chấp hành
xong án phạt tù lại tái phạm tội.
Thứ hai, về phương pháp giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Cần đổi mới các phương pháp giáo dục pháp luật mang tính tích cực,
sáng tạo, nhanh chóng khắc phục tình trạng giáo dục pháp luật cho phạm
nhân theo phương pháp độc thoại, truyền thống. Đó là, sử dụng phương
pháp giảng dạy tương tác “lấy người học làm trung tâm” bằng cách tổng
hợp, linh hoạt nhiều phương pháp giáo dục pháp luật, đặt các câu hỏi, gợi
mở những vấn đề, sự kiện, tình huống pháp lý có tính chất tranh luận và
dành nhiều thời gian để các phạm nhân cùng thảo luận, phát biểu ý kiến.
Tạo ra được những giờ học, thảo luận sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn phạm nhân
xây dựng bài học pháp luật, tạo sự húng thú, tăng cường tính tích cực, chủ
82
động trong hoạt động nhận thức của phạm nhân. Cùng với đó là tăng
cường sử dụng công nghệ thông tin phục vụ có hiệu quả công tác giáo dục
pháp luật cho phạm nhân, soạn giáo án điện tử, cài đặt âm thanh, hình ảnh,
video minh họa tạo sự sinh động, hấp dẫn và thu hút phạm nhân.
Thứ ba, về hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân.
Ngoài hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân bằng việc học
tập trung tại hội trường, cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật
phù hợp với điều kiện của các trại giam, đó là:
- Tăng cường cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cho phạm
nhânthông qua việc nâng cấp thư viện, tủ sách pháp luật dành cho phạm
nhân, trang bị thêm nhiều sách, báo, tạp chí chuyên ngành luật; các loại
tài liệu pháp luật nói chung, liên quan đến thi hành án hình sự nói riêng;
giáo trình, tập bài giảng theo nội dung chương trình giáo dục pháp luật
dành cho phạm nhân.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả của hình thứcniêm yết thông tin pháp
luật tại bảng tin của phân trại/phân trại, ở buồng giam phạm nhân với
nội dung chính gồm quy chế trại giam, nội quy buồng giam, chế độ,
chính sách, quy định của pháp luật đối với phạm nhân.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hình thức giáo dục pháp luật
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa truyền
thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động đã được lắp đặt trong trại giam,
cần xây dựng băng ghi âm, ghi hình có chất lượng để thường xuyên
truyền tải thông tin, kiến thức pháp luật đến phạm nhân một cách rộng rãi
và có hiệu quả; cần thường xuyên trang trí, thay mới pa-nô, áp-phích,
tranh cổ động với hình ảnh, màu sắc bắt mắt, để phạm nhân dễ dàng chú
ý và tiếp thu.
- Định kỳ hàng năm tổ chức cho phạm nhân thi tìm hiểu pháp luật
về thi hành án hình sự, tìm hiểu chính sách của Nhà nước đối với phạm
nhân và các nội dung pháp luật đã được học theo hình thức có thưởng đối
với phạm nhân có kết quả cao.
- Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào chương
trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh
hoạt tổ, đội của phạm nhân. Bằng cách đóng các tiểu phẩm pháp luật,
83
chơi các trò chơi, tổ chức hoạt động giao lưu, mời những người hoàn
lương tiến bộ đến để nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm tái hòa nhập cộng
đồng với phạm nhân.
3.1.3. Nhóm giải pháp nâng cao ý thức tự giác, chủ động, tích cực của
phạm nhân trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục pháp luật
Chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật chỉ thực sự được nâng cao
khi có được sự hợp tác tích cực từ phía phạm nhân. Chỉ khi phạm nhân tự
giác, chủ động, tích cực tiếp nhận giáo dục pháp luật thì tất cả các giải
pháp nêu trên mới không trở nên vô nghĩa.
3.1.3.1. Xâydựng môi trường họctập pháp luật cho phạmnhân tại cáctrại giam
Để mỗi phạm nhân yên tâm học tập, cải tạo, các trại giam cần tạo
dựng cho phạm nhân một môi trường sống, lao động, học tập, sinh hoạt,
rèn luyện thuận lợi, bảo đảm quyền con người của mỗi phạm nhân:
Một là, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo yêu cầu
“xanh, sạch, đẹp”, chủ động, tích cực tổ chức cho phạm nhân thực hiện
khẩu hiệu “Nếp sống kỷ cương, trật tự, văn minh” và “Trật tự, kỷ cương,
tình thương, trách nhiệm”; tổ chức các phong trào thi đua cải tạo, học
tập, rèn luyện, như:“Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng”,
“Không hút thuốc lá, thuốc lào trong buồng giam và nơi công cộng trong
trại giam”...; thực hiện nghiêm túc Quy định về văn hóa ứng xử giữa cán
bộ, chiến sỹ với phạm nhân và thân nhân phạm nhân30.
Hai là, chăm lo nơi ở bảo đảm đủ ánh sáng, không khí; bảo đảm
khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, nước uống hợp vệ sinh và an toàn thực
phẩm theo quy định; xây dựng môi trường sống trong lành, sạch sẽ.
Ba là, cấp phát, trang bị đầy đủ quần áo mặc và đồ dùng sinh hoạt bảo
đảm sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông; bảo đảm các điều
kiện chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho phạm nhân thông qua việc tăng
cường đội ngũ cán bộ y tế, phối hợp với các cơ quan y tế địa phương trong
việc khám, chữa bệnh cho phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
30Xem: Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (2014), Quyết định số
2536/QĐ-C81-C86 ngày 26/9/2014 Quy định về văn hóa ứng xử giữa cán bộ, chiến sĩ
với phạm nhân và thân nhân phạm nhân, Hà Nội.
84
Bốn là, bảo đảm đúng quy định việc phạm nhân được gặp thân
nhân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với nhân thân,
đáp ứng nhu cầu chính đáng và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ phạm nhân
lao động, rèn luyện, học tập tốt để nhanh chóng được trở về đoàn tụ với
gia đinh.
Khi đã được các trại giam đảm bảo các điều kiện về môi trường
sống, lao động, học tập, sinh hoạt, rèn luyện thuận lợi. Bản thân mỗi
phạm nhân cần nhận thức được rằng, những chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước dành cho mình là những chính sách pháp luật mang
tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Trong đó, hoạt động giáo dục pháp luật
cho phạm nhân là hoạt động nhằm mục đích giáo dục, cải tạo phạm nhân
trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn
ngừa phạm tội mới. Từ đó, mỗi phạm nhân mới tự xác định cho mình
mục tiêu của việc học tập pháp luật, gạt bỏ tự ti, mặc cảm, nâng cao ý
thức tự giác học tập pháp luật để có thể sớm trở về đoàn tụ với gia đình,
tái hòa nhập cộng đồng xã hội.
3.1.3.2. Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, có chế tài khen thưởng kịp thời, kỷ
luật nghiêm minh đối với phạm nhân trong quá trình giáo dục pháp luật
Hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân là hoạt động mang
tính chất mệnh lệnh - chấp hành giữa cán bộ làm công tác giáo dục pháp
luật và phạm nhân trên các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Do đó,
kỷ luật, kỷ cương trong quá trình tham gia học tập pháp luật của phạm
nhân trong trại giam bắt buộc phải được thực hiện nghiêm chỉnh, nghiêm
minh. Mỗi phạm nhân phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nội quy,
quy chế học tập của trại giam; có thái độ tôn trọng giảng viên giáo dục
pháp luật; giữ trật tự trong lớp học, chú ý lắng nghe; chủ động, tích cực
tham gia phát biểu xây dựng bài; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bài
tập mà cán bộ giáo dục pháp luật giao; hăng hái, nhiệt tình tham gia các
hoạt động giáo dục pháp luật khác do trại giam tổ chức. Đó vừa là giải
pháp giúp phạm nhân có sự chú ý, tập trung trong quá trình học tập pháp
luật vừa là một trong những tiêu chuẩn thi đua, xếp loại phạm nhân để
mỗi phạm nhân cố gắng phấn đấu cải tạo, học tập tiến bộ.
85
Cùng với việc giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, Giám thị trại giam,
cán bộ giáo dục pháp luật cần có chế tài khen thưởng kịp thời, kỷ luật
nghiêm minh đối với phạm nhân trong quá trình tham gia giáo dục pháp
luật. Đối với những phạm nhân có ý thức tự giác chấp hành tốt nội quy,
quy chế học tập, đạt kết quả, thành tích cao trong học tập thì cần được
biểu dương, khen thưởng bằng tinh thần lẫn vật chất nhằm động viên,
khích lệ những đối tượng phạm nhân này đồng thời cổ vũ, làm gương cho
các phạm nhân khác. Đối với những phạm nhân vi phạm kỷ luật học tập
thì cần có biện pháp kỷ luật nghiêm minh để nhắc nhở, chấn chỉnh và
ngăn ngừa những phạm nhân khác vi phạm.
3.2. Giải pháp đối với các chủ thể phối hợp tham gia giáo dục, tư vấn
pháp luật cho phạm nhân
Theo quy định tại Điều 4, Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm
2012, trại giam có thể phối hợp với các cơ quan, các doanh nghiệp, cá
nhân tổ chức các đợt giáo dục pháp luật cho phạm nhân, như: Hội Luật
gia, Sở tư pháp, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm giới thiệu việc làm,...
để phối hợp giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạm nhân. Ngoài ra, theo
quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BCA năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Công An về giáo dục và tư vấn pháp luật cho các phạm nhân sắp chấp
hành xong án phạt tù thì “Các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện có thể mời giáo viên, báo cáo viên hoặc
người có chuyên môn về pháp luật, giáo dục công dân có trình độ đại
học hoặc cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác, có kiến
thức về giáo dục, tâm lý, sư phạm của Cơ quan quản lý thi hành án hình
sự Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ sở giáo dục
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp thanh niên và
Hội Luật gia của các tỉnh, thành phố tham gia giảng bài cho phạm nhân
sắp chấp hành xong án phạt tù”31. Với các quy định trên, thì các chủ thể
phối hợp có chuyên môn, có đủ điều kiện được pháp luật cho phép, phối
hợp với các trại giam để thực hiện hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật
31
Xem: Khoản 2, Điều 9, Thông tư 39/2013/TT-BCA về quy định giáo dục và tư vấn
cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
86
cho phạm nhân. Trên thực tế, với việc huy động các nguồn kinh phí từ
các tổ chức phi chính phủ, các nguồn kinh phí tự cân đối, một số chủ thể
phối hợp đã tổ chức giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân nhiều
đợt mang đến nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các hoạt động này
thường mang tính chất “thời vụ”, mang tính chất “từ thiện”, không có kế
hoạch cụ thể, cơ chế phối hợp hàng năm, không bền vững, do hết nguồn
kinh phí hoạt động, hoặc do các nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong hoạt động
giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân trong các chủ thể phối hợp
cần có những giải pháp phù hợp.
Thứ nhất, tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo chủ thể
phối hợp giáo dục, trong các hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho
phạm nhân, thông qua việc xây dựng mối quan hệ mật thiết với các trại
giam, xây dựng cơ chế phối hợp, thỏa thuận và thống nhất các hình thức
giáo dục, tư vấn đa dạng, nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong thời
gian tới. Để thực hiện được giải pháp này, các chủ thể phối hợp phải xây
dựng chương trình phối hợp hàng năm, cùng thỏa thuận các kế hoạch cụ
thể với các trại giam, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng đơn vị khi tham gia vào chương trình giáo dục, tư vấn pháp luật cho
phạm nhân.
Thứ hai, xây dựng chương trình giáo dục dành riêng cho phạm
nhân, áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, mang tính tương tác
cao như đóng vai, chơi trò chơi, nhận định đúng sai… thu hút sự tham
gia của phạm nhân trong các hoạt động, hạn chế các phương pháp thuyết
giảng mang tính giáo điều. Tổ chức phân loại phạm nhân theo các đặc
điểm mức án, giới tính, sức khỏe, độ tuổi, tiến tới tổ chức các chương
trình giáo dục, các hoạt động tư vấn với các đối tượng có cùng đặc điểm
và cùng mối quan tâm. Ngoài ra, đối mới các nội dung giáo dục liên quan
các vấn đề xã hội thu hút sự quan tâm của phạm nhân như ma túy, mại
dâm, tệ nạn xã hội, các vấn đề tái nhập cộng đồng… đặc biệt áp dụng,
dẫn chứng các vụ việc trong thực tế và cách thức giải quyết để phạm
nhân có thể nắm bắt cụ thể hơn.
Thứ ba, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cho đội ngũ cộng
tác viên căn cứ để phấn đấu và hoàn thiện. Hiện nay, tại các chủ thể phối
87
hợp, tham gia giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạm nhân đa phần là do
các cộng tác viên đăng ký tham gia, chưa có sự sàng lọc đội ngũ cộng tác
viên chất lượng cho hoạt động giáo dục phạm nhân, cần thiết xây dựng
các bộ tiêu chí “chuẩn đầu ra” đối với các cộng tác viên của chương
trình, các cộng tác viên đạt “chuẩn đầu ra” sẽ được tham gia vào chương
trình. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cộng tác viên thông qua việc
tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về quyền con người, về kỹ năng thực
hành có sự tham ra hỗ trợ kỹ năng từ các chuyên gia trong và ngoài nước,
ví dụ như chuyên gia từ các tổ chức Hội luật gia, Đoàn luật sư…
Thứ tư, phát triển các hoạt động tư vấn cá nhân tại trại giam, thông
qua việc xây dựng khung chương trình cụ thể, quy định rõ nội dung, hình
thức và phương pháp sử dụng tư vấn, các điểm lưu ý khi tư vấn tại trại
giam, xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo an ninh trong quá trình tư vấn
với các trại giam , vừa đảm bảo an toàn vừa có thể tiếp cận gần gũi với
các phạm nhân để chia sẻ, giải quyết các vấn đề pháp lý cho phạm nhân.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế với các trại giam về việc đặt các hộp thư pháp
luật tại các phân trại, được trại giam kiểm tra nội dung và bàn giao hàng
tháng cho cộng tác viên của chương trình, quy định rõ trách nhiệm, thời
hạn giao nhận và trả lời các câu hỏi của phạm nhân thông qua hộp thư
lưu động.
Thứ năm, triển khai viết cẩm nang pháp luật cho phạm nhân, phát
hành miễn phí, cẩm nang pháp luật sẽ tập hợp các quy định pháp luật liên
quan tới phạm nhân và các câu hỏi được tập hợp sau mỗi đợt tư vấn, cẩm
nang vừa là cơ sở thông tin cho các cộng tác viên khi trả lời các hỏi của
phạm nhân, vừa tạo nguồn thông tin cho các phạm nhân muốn tự tìm
hiểu các vấn đề về pháp luật. Triển khai “tủ sách pháp luật” tại các trại
giam, với các đầu sách gắn liền với nhu cầu của phạm nhân như đặc xá,
thi hành án hình sự, xóa án tích, lao động… đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
pháp luật của phạm nhân, và cán bộ quản giáo.
Thứ sáu, phát hành sản phẩm ghi âm bằng băng, đĩa hoặc file mềm
do các chủ thể phối hợp thực hiện thông qua quá trình thu âm, dàn dựng,
có thể phát qua loa truyền thanh của trại giam (chương trình “Radio pháp
luật” được Đại học kinh tế luật Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành
công tại trại giam Xuân Lộc - Đồng Nai). Nội dung của các sản phẩm
này là quy định của pháp luật, giải đáp các vụ việc cụ thể liên quan phạm
88
nhân. Hình thức giáo dục được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả bởi lẽ, đây
là hình thức hữu hiệu nhất để tuyên truyền, giáo dục mà không cần phải
tổ chức hoạt động trực tiếp tại trại giam.
Thứ bảy, phát triển đội ngũ cộng tác viên đảm nhiệm tư vấn cả về số
lượng và chất lượng phục vụ cho các hoạt động tư vấn cá nhân. Về số
lượng, đáp ứng số phạm nhân có nhu cầu tư vấn thông qua phiếu khảo sát,
thông thường 1 cán bộ tư vấn đảm nhiệm 5 phạm nhân/buổi tư vấn cá nhân
(mỗi phạm nhân khoảng 30 phút). Về chất lượng, các cộng tác viên tư vấn
phải là giảng viên hoặc các sinh viên năm 4 có kiến thức sâu rộng về nhiều
lĩnh vực pháp luật khác nhau và có kỹ năng tư vấn cần thiết đáp ứng các
yêu cầu của buổi tư vấn, ngoài ra mỗi cán bộ tư vấn sẽ được sự hỗ trợ của
2 sinh viên trong quá trình tư vấn, vừa hỗ trợ thông tin cho cán bộ tư vấn
vừa học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn.
Thứ tám, tăng cường sự phối hợp giữa các trại giam và các chủ thể
phối hợp giáo dục thông qua việc cùng nhau xây dựng chương trình hoạt
động hàng năm, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, đặc điểm, tâm lý phạm
nhân để có các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, nhóm
đối tượng. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên là cán bộ trại giam, cầu nối
giữa các cơ sở đào tạo luật và các trại giam trong việc tổ chức các hoạt
động. Xây dựng mạng lưới các cơ sở tham gia giáo dục pháp luật cho
phạm nhân bao gồm các chủ thể phối hợp giáo dục trong nước, các cơ
quan, tổ chức như Hội luật gia, Sở tư pháp, Hội liên hiệp thanh niên Việt
Nam…nhằm trao đổi chuyên môn, chuyển giao tài liệu và kinh nghiệm
giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân.
Thứ chín, xây dựng cơ chế tài chính bền vững thông qua các đối
tác, một là thông qua việc tìm kiếm các chương trình, dự án phi chính
phủ về nhân quyền, về mục đích xã hội và nhân đạo. Hai là, tranh thủ sự
ủng hộ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã
hội-nghề nghiệp như Sở tư pháp, Hội luật gia, Hội phụ nữ, Hội liên hiệp
thanh niên Việt Nam…Ba là, kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp và
người dân, xã hội hóa công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Tư là,
xây dựng cơ chế chia sẻ tài chính cho các hoạt động giữa các trại giam và
các chủ thể phối hợp giáo dục, giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các
chủ thể phối hợp giáo dục.
89
PHỤ LỤC
90
PHỤ LỤC 1
CƠ CẦU TÌNH HÌNH PHẠM NHÂN
Phụ lục 1a
SỐ LIỆU PHẠM NHÂN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2014
Đơn vị tính: người
Tổng số tăng
Diễn biến tăng qua các năm
TT
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng
số
Trại giam
Nam
Nữ
1
2
3
Kênh 7
1108
1216 1549 1195 1144 984
851
879
1208 957
11091
12130
8234
0
11091
15420
8234
Phú Sơn 4 2352
1288 1145 1073 1584 1268 978
1631 1981 2120
3290
0
Vĩnh
1390
616
675
553
749
541
719
587
726
976
747
868
675
840
925
766
1097
Quang
4
Mỹ Phước
0
1255 1055
7051
475
7526
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
- giao_trinh_hoat_dong_giao_duc_va_tu_van_phap_luat_cho_pham_n.pdf