Bình luận án lệ số 39/2020/AL về giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không xảy ra

BÌNH LUN ÁN LS39/2020/AL VGIAO DCH DÂN SỰ CÓ ĐIU KIN  
VÔ HIỆU DO ĐIỀU KIN KHÔNG XY RA  
Lê ThDiễm Phương395  
Án ls39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện  
không thể xảy ra  
Ngun án l:  
Quyết định giám đốc thm s29/2019/DS-GĐT ngàỵ 12-11-2019 ca Hội đồng  
Thm phán Tòa án nhân dân ti cao vvụ án “Tranh chấp hợp đồng nhnhà ở” tại  
Thành phHChí Minh giữa nguyên đơn là cụ Trn Vân C vi bị đơn là ông Nguyễn  
Công H, bà Trn ThC1 và Công ty TNHH mt thành viên Du lịch T; người có quyn  
lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 03 người.  
Vtrí ni dung án l:  
Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.  
Khái quát ni dung ca án l:  
Tình huống án lệ:  
Người thuê nhà thuc shữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá  
nhà của nhà nước schuyển nhượng quyn shu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận  
tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhn  
quyn shu nhà.  
Giải pháp pháp lý:  
Trường hp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyn shu nhà là giao  
dch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kin ca hợp đng không thxy ra.  
Quy định ca pháp luật liên quan đến án l:  
Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406  
Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015);  
Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014);  
Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm  
2015).  
Ni dung án l: “...Như vậy, có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần  
căn nhà số 182 đường A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được  
Nhà nước hóa giá, hay nói cách khác, giao dịch giữa cụ C và bà C1 là giao dịch dân sự có  
điều kiện, khi nào cụ C được Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực.  
Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: “Trong trường hợp các bên thỏa  
395 NCS.Ths Lê Thị Diễm Phương giảng viên khoa luật dân sự Trường Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh.  
227  
thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó  
xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt”. Điều kiện thỏa thuận trong hợp  
đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong  
phần nhà đất cụ C thỏa thuận chuyển nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong  
lộ giới, Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất  
của cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó không xảy ra. Vì vậy, sự thỏa thuận giữa cụ C với  
bà C1 không phát sinh hiệu lực, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu là có căn  
cứ.”  
Khái quát án l: Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau  
khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua.  
Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và  
không công nhận quyền sở hữu nhà. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển  
nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện  
của hợp đồng không thể xảy ra.  
Dn nhập. BLDS năm 2015 không nêu khái niệm giao dch dân sự có điều kin,  
BLDS năm 2015 chỉ quy định vgiao dch dân sự có điều kiện như sau: “trường hp các  
bên có tha thun về điều kin phát sinh hoc hy bgiao dch dân sự thì khi điều kin  
đó xảy ra, giao dch dân sphát sinh hoc hy bỏ” (khoản 1 Điều 120 BLDS 2015). Mt  
khác, BLDS năm 2015 có nêu khái niệm vloi hợp đồng có điều kiện. Ngoài Điều 120  
nêu trên thì BLDS năm 2015 đề cập đến loi hợp đồng này ở các điều lut cthể như  
Điều 284, khoản 6 Điều 402, Điều 462. Theo đó, giao dịch có điều kin là loi giao dch  
mà vic thc hin phthuc vào việc phát sinh, thay đổi hay chm dt mt skin nht  
định (khoản 6 Điều 402 BLDS 2015). Các quy định ca pháp lut chuyên ngành vbt  
đng sản như Luật Đất đai, Luật Nhà , Lut Kinh doanh bất động sn... không có nhng  
quy định riêng đối vi loi giao dịch có điều kiện. BLDS năm 2015 quy định: “giao dịch  
dân slà hợp đồng hoc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoc chm  
dt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 116 BLDS năm 2015). Nhng giao dch vbất động  
sn có thgn lin vi những điều kin nhất định. Tuy nhiên, điều kin trong giao vbt  
đng sản được hiểu như thế nào? Điều kin có thể được thothun hay theo luật định?  
Trong các quy định ca pháp lut vbất động sn, nhà không tn tại riêng quy định  
này, nhưng những giao dch cthể liên quan đến hợp đồng và tha kế vbất động sn thì  
gn lin vi nhiều điều kin nht định. Án lsố 39 ra đời liên quan đến việc xác định  
giao dch dân sự có điều kin vnhà vô hiu sẽ là cơ sở để Toà án gii quyết các tranh  
chấp liên quan đến loi giao dịch có điều kin này. Trong phm vi ca bài viết, tác giả  
phân tích, bình lun mt snội dung liên quan đến tính thuyết phục cũng như chưa thuyết  
phc ca án lnày.  
1. Vtính thuyết phc ca án lệ  
Thnhất, trường hp thuê nhà và mua bán nhà hoá giá thuc shữu nhà nước  
theo Nghị định 61/1994 có trường hợp người thuê nhà thothun sau khi mua hoá giá  
nhà của nhà nước schuyển nhượng quyn shữu nhà cho bên mua, người bán đã nhận  
tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó nhà nước không hoá giá và không công nhn  
228  
quyn shu nhà, dẫn đến nhiều trường hp các bên tranh chấp do người bán không chu  
trtiền cho người mua. Án lnày góp phn gii quyết tranh chấp liên quan đến mua nhà  
hoá giá thuc shữu nhà nước, giúp các bên trong giao dịch, đặc biệt là người mua được  
hoàn li khon tiền đã trả.  
Thhai, việc xác định giao dch chuyển nhượng nhà nêu trên với điều kiện “sau  
khi mua hoá giá nhà của nhà nước schuyển nhượng quyn shữu nhà cho bên mua” là  
giao dịch có điều kin là phù hp, vì trên thc tế các bên chưa thể giao kết hợp đồng mua  
bán nhà mà chcó thothun về điều kin cam kết “sau khi mua hóa giá nhà của nhà  
nước schuyển nhượng quyn shữu nhà cho bên mua”, phù hợp với quy định vhp  
đồng có điều kin. Theo Từ điển Tiếng Việt: “điều kiện” là “thứ cn phải có để cho cái  
khác có thtn ti396 hay “điều cn thiết phải có để đạt mt mục đích, cơ sở ca mt sự  
thothuận”397. Hợp đồng có điều kiện được hiểu là những hợp đồng mà khi giao kết, các  
bên còn thỏa thuận để xác định về một sự kiện mà khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng  
phát sinh, thực hin hoặc chấm dứt. BLDS năm 2015 đã đưa ra định nghĩa khái quát về  
hợp đồng có điều kiện. Để đảm bo tính hp pháp và hn chế tranh chp có thxy ra,  
điều kin trong hợp đồng phi tuân thnhững quy định chung như: thứ nht; chth, ni  
dung, mục đích của hợp đồng phải thoả mãn các điều kin có hiu lc ca hợp đồng, các  
ni dung ca hợp đồng cũng bao gồm những điều khon nhất định (Điều 398 BLDS năm  
2015). Thhai, hợp đồng có điều kin là loi hợp đồng mang tính chất đặc thù được hình  
thành trên cơ sở những điều kin nhất định như điều kiện phát sinh, điều kin thc hin,  
điều kin hubhợp đồng. Điều kin này có thhiu là những nghĩa vụ pháp lý hay sự  
kin pháp lý. Thothuận như trong nội dung ca án lphù hp vi bn cht ca hp  
đồng có điều kin (là loi hợp đồng mà vic thc hin phthuc vào vic phát sinh, thay  
đi hay chm dt mt skin nhất định)398, khi nào đã tiến hành hoá giá thì các bên sẽ  
tiến hành thtc mua bán.  
Hơn nữa, trường hp này không tháp dụng Điều 129399 để công nhn hiu lc  
mặc dù người mua đã trả tin và nhận nhà, vì Điều 129 cháp dụng đối vi giao dch chỉ  
vi phm vhình thc. Trong hoàn cảnh như án lệ, vic Toà án không tuyên vô hiu do vi  
phm vhình thc là hợp lý, mà xác định đây là giao dịch có điều kin là hoàn toàn phù  
hp vi thothun của các bên vì căn nhà vẫn chưa được hoá giá, vẫn chưa hợp thc hoá  
chquyền và các bên cũng chỉ thothun về điều kin này (nếu xảy ra) trong tương lai sẽ  
396 Trung tâm Khoa hc xã hội và Nhân văn quốc gia (2005), Từ điển Tiếng Vit, Nxb. Văn hoá Sài Gòn, tr. 921.  
397 Nguyn Lân (2004), Từ đin và tngVit Nam, Nxb. Tp. HCM, tr. 629.  
398 Khoản 6 Điều 402 BLDS năm 2015.  
399 Điều 129 BLDS năm 2015 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:  
Giao dch dân svi phạm quy định điều kin có hiu lc vhình thc thì vô hiu, trừ trường hợp sau đây:  
1. Giao dch dân sự đã được xác lập theo quy định phi bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định ca lut  
mà mt bên hoc các bên đã thực hin ít nht hai phần ba nghĩa vụ trong giao dch thì theo yêu cu ca mt bên  
hoc các bên, Tòa án ra quyết định công nhn hiu lc ca giao dịch đó.  
2. Giao dch dân sự đã được xác lp bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bt buc vcông chng, chng thc mà  
mt bên hoặc các bên đã thực hin ít nht hai phần ba nghĩa vụ trong giao dch thì theo yêu cu ca mt bên hoc  
các bên, Tòa án ra quyết định công nhn hiu lc ca giao dịch đó. Trong trường hp này, các bên không phi thc  
hin vic công chng, chng thc.  
229  
tiến hành vic chuyển nhượng. Thc tin gii quyết tranh chấp Tòa án cũng xác định đây  
là loi hợp đồng có điều kin. Theo mt vviệc : “Ông Dũng, bà Huyền lập “hợp đồng  
mua bán hoặc sang nhượng” căn nhà cho ông Hùng với điều kiện “bên mua phải đặt 50  
lượng vàng SJC, sau đó giao tiếp từ 50 đến 150 lượng vàng SJC cho bên bán; bên bán  
giao giy tờ liên quan đến căn nhà cho bên mua, để bên mua liên hvới cơ quan nhà  
nước có thm quyn làm thtc hp thức hóa cho bên bán; khi bên bán đứng tên chủ  
quyn nhà thì bên mua phải giao vàng đủ, bên bán sgiao giy tnhà và ký các giy tờ  
để sang tên nhà cho bên mua… Theo Toà án đây là giao dịch dân s(vmua bán nhà )  
có điều kin và giao dch này chỉ phát sinh sau khi ông Dũng, bà Huyền có quyn shu  
shu hợp pháp căn nhà, giao dịch trên phù hp với Điều 131, Điều 134 BLDS 1995 400  
nên là giao dch hp pháp và có hiu lc thi hành401. Tương tự, mt vvic khác: Ông  
Thanh, bà Lp thothun bán nhà cho ông Gia. Ti thời điểm ký kết hợp đồng, căn nhà  
thuc shữu nhà nước. Các bên tha thun tại “hợp đồng chuyển nhượng” các bước thc  
hin thtc giy tờ pháp lý cho đến khi ông Thanh, bà Lập được shữu nhà nước thì  
mi ký hợp đồng mua bán ti phòng công chứng nhà nước. Theo Toà án đây là hợp đồng  
có điều kin402. Theo án ls39 , người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam  
kết điều kiện sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà  
cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước  
không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Trong phần nội dung án lệ, Toà án  
có nhận định“có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần căn nhà số 182 đường  
A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được Nhà nước hóa giá, hay  
nói cách khác, giao dịch giữa cụ C và bà C1 là giao dịch dân sự có điều kiện, khi nào cụ  
C được Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực”403. Như vậy, các bên  
có thoả thuận rõ về điều kiện trong hợp đồng mua bán nhà, mặc dù hợp đồng mua bán  
nhà chưa có hiệu lực nhưng giữa các bên đã thoả thuận điều kiện và Toà án chấp nhận sự  
tồn tại của điều kiện và xác định đây là giao dịch có điều kiện. Tác gicho rng vic xác  
định giao dịch như tình huống ca án llà giao dịch có điu kin là phù hp.  
Thba, việc Toà án xác định “giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do  
điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra” là tương đối hợp lý, vì đối tượng của giao dịch  
là căn nhà chưa hoá giá, từ thời điểm các bên tiến hành giao dịch thì bên bán chỉ thuê nhà  
thuộc sở hữu nhà nước và nhà ở chưa được hoá giá; các bên khi tiến hành giao dịch cũng  
không thể biết được căn nhà có thể được cấp chủ quyền hay không? Điều kiện không thể  
xảy ra là do nguyên nhân khách quan, chứ không phải từ ý chí chủ quan của các bên.  
2. Tính chưa thuyết phc ca án lệ  
Bên cnh những điểm thuyết phc nêu trên, tác gicho rng án lnày tn ti  
mt shn chế nhất định:  
400Điều 117, 120 BLDS 2015.  
401Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18-8-2006 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.  
402Quyết định số 03/2014/DS-GĐT ngày 09-01-2014 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.  
403 Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra.  
230  
Thnht, án lệ chưa đưa ra cơ sở để xác định ti sao giao dịch có điều kin này vô  
hiu? Toà chỉ đưa ra nhận định “phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu  
nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể  
xảy ra” nhưng trường hợp “vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra là như  
thế nào? Giao dịch này từ ban đầu là giao dịch có điều kiện và thoả mãn các điều kiện có  
hiệu lực của hợp đồng (trong phần nội dung án lệ cũng đã ghi nhận). Toà án xác “điều  
kiện trong hợp đồng không thể xảy ra” là cơ sở dẫn đến giao dịch vô hiệu, theo chúng tôi  
là chưa đủ cơ sở, nên nêu rõ thêm điều kiện không thể xảy ra là do “nguyên nhân khách  
quan” hoặc hợp đồng vô hiệu do “hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện” thì sẽ rõ  
ràng hơn.  
Thứ hai, về xác định “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện, trong phn ni dung  
ca án lToà án có vin dẫn: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là  
điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải  
được thực hiện hoặc chấm dứt”, nhưng Toà án chưa xác định cụ thể đây là loại điều kiện  
thực hiện hay chấm dứt, tuy nhiên với hướng giải thích của Toà án nêu trong phần nội  
dung án lệ “điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp  
luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong phần nhà đất cụ C thỏa thuận chuyển  
nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá và  
không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của cụ C cho nên phần lớn điều kiện  
đó không xảy ra” thì dường như Toà án đang theo hướng đây là điều kiện thực hiện hợp  
đồng. Tình huống án lệ xảy ra khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1991 có hiệu lực và  
Toà án viện dẫn quy định của pháp lệnh, Pháp lệnh chỉ có duy nhất tại Điều 23 quy định  
về “hợp đồng có điều kiện”, và theo pháp lệnh là có hai loại điều kiện “điều kiện thực  
hiện” hoặc “điều kiện chấm dứt”, nhưng cũng không đưa ra khái niệm cụ thể giải thích  
thế nào là điều kiện thực hiện? Thế nào là điều kiện chấm dứt? Vậy, nếu xem hướng giải  
thích theo hướng Toà án là điều kiện thực hiện thì theo tác giả là chưa phù hợp vì khi  
điều kiện thực hiện chưa xảy ra, đã tồn tại nghĩa vụ có điều kiện, nghĩa vụ này có giá trị  
pháp lý và ràng buộc các bên như nghĩa vụ thông thường khác, nhưng bên phải thực hiện  
nghĩa vụ chưa phải thực hiện nghĩa vụ, và cho đến khi điều kiện xảy ra, nghĩa vụ đang có  
hiệu lực mới chuyển sang giai đoạn thực hiện. Trong tình huống các bên có thoả thuận  
“khi nào cụ C được nhà nước hoá giá thì giao dịch phát sinh hiệu lực”. Nếu hiểu là điều  
kiện thực hiện thì khi điều kiện xảy ra các bên phải đi vào thực hiện hợp đồng, có nghĩa  
là thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã thoả thuận. Trường hợp này, các  
bên thoả thuận theo hướng khi nào điều kiện “nhà nước hoá giá nhà” thì giao dịch phát  
sinh hiệu lực, dường như các bên thoả thuận về điều kiện phát sinh “việc nhà nước hoá  
giá” thì mới bắt đầu việc mua bán nhà.  
Tuy nhiên, vì căn cứ vào thời điểm áp dụng thì việc áp dụng quy định của pháp  
lệnh hợp đồng dân sự 1991 tương ứng với thời điểm của vụ việc, mà pháp lệnh chưa quy  
định về điều kiện phát sinh nên có thể xem điều kiện các bên thoả thuận theo hợp đồng là  
điều kiện thực hiện.  
Khác với Pháp lệnh HĐDS 1991, đến BLDS 1995, quy định này đã có những sửa  
đổi khi quy định “điều kiện phát sinh” và điều kiện huỷ bỏ. Cụ thể, Điều 134 BLDS 1995  
231  
quy định “Trong trường hợp các bên có thoả thuận về điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ  
giao dịch dân sự, thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc bị huỷ bỏ”.  
Sau này, BLDS 2005, 2015 cũng quy định theo hướng này. Điều kiện phát sinh được hiểu  
là những hiện tượng, sự kiện, sự việc phát sinh trong đời sống xã hội và khi sự kiện đó  
xảy ra là điều kiện để xác lập hoặc chấm dứt giao dịch. Sự kiện mà các bên thoả thuận  
mang tính chất là sự kiện “tiên liệu”, “dự đoán”, có thể xảy ra hoặc không và nếu xảy ra  
thì sẽ phát sinh giao dịch mua bán. Sự kiện làm phát sinh hợp đồng có điều kiện là những  
sự kiện thực tế hợp pháp mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh hợp đồng  
có điều kiện. Nội dung thoả thuận như án lệ cho thấy tồn tại “điều kiện phát sinh” và khi  
điều kiện xảy ra giao dịch mua bán được tiến hành, nếu điều kiện không xảy ra thì giao  
dịch không thực hiện được. Vì vậy, tác giả cho rằng đối với tình huống, việc toà án nhận  
diện là giao dịch có điều kiện là phù hợp, nhưng nên nêu rõ là điều kiện phát sinh thì sẽ  
rõ ràng hơn.  
Thba vhquca giao dịch, như phân tích vì điều kin nêu trên là cơ sở phát  
sinh hiu lc ca hợp đồng, nếu điều kin không xy ra, hợp đồng mua bán không phát  
sinh nữa. Như vậy, thông thường các bên sẽ không đi vào giao kết, thc hin hợp đồng.  
Trường hợp này Toà án xác định hợp đồng vô hiệu như đã phân tích trên là chưa có cơ sở  
rõ ràng và có phần “miễn cưỡng”. Nhưng vì trong vụ việc, “người bán” đã giao nhà và  
“người mua” đã trả tin nên việc đưa ra một cơ sở pháp lý phù hợp để gii quyết hqa  
hợp đồng, bo vquyn và li ích ca các bên trong giao dch là cn thiết.  
3. Kiến nghca tác giả  
Thnht, mrng quan hpháp lut dân strong áp dng Án l39. Theo quan  
điểm ca cá nhn tác ginên mrng vic có tháp dng án lcho hoàn cảnh tương tự  
như thoả thun chuyển nhượng quyn sdụng đất với điều kin hp thc hoá chquyn;  
hợp đồng ha mua ha bán nhà , quyn sdụng đất (thời điểm giao dịch nhà, đất chưa  
có chquyn và các bên cam kết khi nào có chquyn thì stiến hành giao dch); hp  
đng tng cho nhà , tng cho quyn sdụng đất có điều kin; hợp đồng thuê mua nhà ở  
xã hi, nhà ở tái định cư (thời điểm thothun nhà ở chưa đủ điều kiện để mua bán theo  
lut nhà và các bên thothuận khi đủ điều kin stiến hành giao dch).  
Thứ hai, về hậu quả khi xử lý giao dịch vô hiệu. Trong thực tế có những vụ việc  
tương tự như A thoả thuận sẽ chuyển nhượng căn nhà cho B với điều kiện khi đã được cơ  
quan nhà nước có thẩm quyền hoàn tất thủ tục liên quan đến chủ quyền nhà hoặc đất như  
nêu trên khá nhiều, mặt khác, trong thoả thuận có kèm theo hệ quả nếu bên nào vi phạm  
nghĩa vụ hoặc làm cho hợp đồng bị vô hiệu sẽ bồi thường thiệt hại hoặc bị phạt cọc. Khi  
điều kiện “hoàn tất thủ tục pháp lý” đã hoàn thành nhưng A không thực hiện việc mua  
bán, chuyển nhượng cho B hoặc một trong hai bên huỷ cam kết hoặc do sự kiện khách  
quan thì bên vi phạm có chịu phạt cọc hay không? Vấn đề đã có tồn tại hợp đồng có điều  
kiện hay thỏa thuận của các bên chỉ là giai đoạn giao kết hợp đồng? Theo quan điểm của  
tác giả, nếu chỉ tồn tại thỏa thuận đơn thuần là các bên thỏa thuận hợp đồng mua bán nhà  
hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay thì có thể xem như hợp  
đồng chưa có hiệu lực vì chưa tuân thủ hình thức theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất  
232  
đai. Còn đối với thỏa thuận thêm điều kiện như trong hoàn cảnh của án lệ này thì theo  
quan điểm của tác giả đã tồn tại “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận đề nghị giao  
kết” giữa các bên, và hợp đồng đã được giao kết, khi điều kiện là căn nhà đã có chủ  
quyền xảy ra thì sẽ phát sinh hợp đồng mua bán nhà. Như vậy, giữa các bên đã xác lập  
hợp đồng có điều kiện, nhưng hợp đồng mua bán nhà chưa có hiệu lực, nên nếu một bên  
vi phạm không thực hiện nghĩa vụ khi điều kiện phát sinh thì có thể yêu cầu bồi thường  
thiệt hại, nếu có tồn tại hợp đồng đặt cọc thì bên nào vi phạm giao kết thì sẽ bị phạt cọc,  
nếu do sự kiện khách quan thì không bị phạt cọc.  
Tác giả cho rằng hợp đồng có điều kiện là loại hợp đồng mang tính chất đặc biệt vì  
việc giao kết, phát sinh hiệu lực và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào các điều kiện đã  
thoả thuận. Đây cũng là loại hợp đồng phức tạp hơn so với những loại hợp đồng thông  
thường, vì vậy việc xác định sự tồn tại của điều kiện sẽ có ý nghĩa trong việc xác định  
đúng những cam kết về điều kiện, thời điểm giao kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của  
hợp đồng để từ đó giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồng này. Vì vậy, khi áp dụng  
những hoàn cảnh như tình huống nêu trong án lệ tác giả cho rằng toà án cần lưu ý thêm  
những hậu quả kèm theo nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên trong quan hệ hợp  
đồng.  
233  
pdf 7 trang Thùy Anh 8160
Bạn đang xem tài liệu "Bình luận án lệ số 39/2020/AL về giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không xảy ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbinh_luan_an_le_so_392020al_ve_giao_dich_dan_su_co_dieu_kien.pdf