Đề thi Kết thúc học phần Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(số câu trong đề thi: 19)
KHOA LUẬT KINH TẾ
Thời gian làm bài: 60 phút
Họ và tên : …………………………………….. MSSV: …………………………..
NỘI DUNG ĐỀ THI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là:
a. Tổ chức kinh tế
c. Ngân hàng thương mại
Câu 2.
b. Doanh nghiệp
d. Cơ quan nhà nước
Trong các học thuyết phi Mác-xit về sự ra đời của nhà nước, học thuyết nào được đánh giá là “có tính cách
mạng và giá trị lịch sử to lớn”?
a. Thuyết thần học
c. Thuyết tâm lý
Câu 3.
b. Thuyết gia trưởng
d. Thuyết khế ước xã hội
Học thuyết nào cho rằng nhà nước là kết quả tự nhiên của sự phát triển gia đình?
a. Thuyết thần học
c. Thuyết tâm lý
Câu 4.
b. Thuyết gia trưởng
d. Thuyết khế ước xã hội
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị, phát biểu nào sau đây là sai?
a. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế
thông qua pháp luật
b. Pháp luật là công cụ, phương tiện đưa chính trị
vào cuộc sống.
c. Đường lối chính trị của các đảng chính trị, đảng
cầm quyền được thể hiện trong pháp luật.
d. Trong nhà nước hiện đại khi vai trò của pháp luật
được đề cao thì pháp luật lại được giới hạn trong
khuôn khổ chính trị.
Câu 5.
Tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước (tính cưỡng chế) là thuộc tính của quy phạm xã hội nào?
a. Quy phạm đạo đức
c. Quy phạm pháp luật
Câu 6.
b. Quy phạm tập quán
d. Quy phạm tôn giáo
Sự tồn tại của pháp luật là:
a. Do nhu cầu quản lý xã hội của nhà nước.
b. Một hiện tượng tất yếu, bất biến trong đời sống xã hội của loài người.
c. Do ý chí chủ quan của giai cấp thống trị.
d. Yêu cầu khách quan của một xã hội có giai cấp.
Câu 7.
Pháp luật là phương tiện để:
a. Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân b. Nhà nước sử dụng làm công cụ chủ yếu quản lý
mọi mặt đời sống xã hội
c. Hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo lập mối quan d. Tất cả đều đúng
hệ ngoại giao
Câu 8.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
a. Mọi hành vi trái pháp luật hình sự được coi là tội b. Mọi tội phạm đều đã thực hiện hành vi trái pháp
phạm.
luật hình sự.
c. Hành vi trái pháp luật hình sự có thể bị coi là tội d. Cả B và C đều đúng
phạm, có thể không bị coi là tội phạm.
1
Câu 9.
Quyền tác giả là loại quan hệ pháp luật:
a. Tuyệt đối
c. A và B đều sai
Câu 10.
b. Tương đối
d. A và B đều đúng
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?
a. Nghị định
b. Nghị quyết
c. Quyết định
d. Lệnh
Câu 11.
Hình thức thực hiện pháp luật nào say đây làm phát sinh quan hệ pháp luật?
a. Tuân thủ pháp luật
c. Sử dụng pháp luật
Câu 12.
b. Thi hành pháp luật
d. Tất cả đều đúng
Trong một phiên toà, Hội đồng xét xử kết luận A phạm tội cố ý gây thương tích, hậu quả là A gây thiệt hại
về sức khoẻ cho B. Hỏi A phải chịu hình thức trách nhiệm pháp lý nào?
a. Trách nhiệm hình sự
và trách nhiệm hành
chính
b. Trách nhiệm hành
chính và trách nhiệm
dân sự
c. Trách nhiệm hình sự
và trách nhiệm dân sự
d. Trách nhiệm dân sự
và trách nhiệm kỷ luật
Câu 13.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành văn bản nào sau đây?
a. Quyết định
b. Nghị định
c. Nghị quyết
d. Thông tư
Câu 14.
Sử dụng pháp luật là dạng hành vi:
a. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý
c. A và B đều đúng
Câu 15.
b. Thực hiện quyền
d. A và B đều sai
Tội phạm ít nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt tù:
a. Đến 3 năm
c. Đến 7 năm
b. Đến 5 năm
d. Đến 15 năm
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1
Nhận định đúng/sai và giải thích.
Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành chỉ có giá trị pháp lý tại các thành
phố trực thuộc trung ương.
Câu 2
Nhận định đúng/sai và giải thích.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là thành viên của Chính phủ.
Câu 3
Nhận định đúng/sai và giải thích.
Tuỳ vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất của nhà nước có thể chỉ mang tính giai cấp hoặc tính xã
hội.
Câu 4
A đang trên đường đến cơ quan làm việc bằng xe gắn máy đã có hành vi vượt đèn đỏ (đèn tín hiệu giao thông).
Trong lúc đang vượt đèn đỏ xe của A va vào xe của B (B đi đúng tín hiệu giao thông) gây hỏng hóc xe của B
(B phải sửa chữa xe hết 2 triệu đồng), nhưng không gây thương tích cho B. Sau khi A và B lời qua tiếng lại
thì B đã dùng gậy đánh A gây thương tích 10% cho A.
Hãy xác định A và B đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nào và phải chịu trách nhiệm pháp lý nào (hình
sự, hành chính, dân sự, kỷ luật)? Biết rằng A và B đều từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; A và B cùng công tác tại một cơ quan nhà nước.
----------------------Hết----------------------
Sinh viên được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
2
3
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kết thúc học phần Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
de_thi_ket_thuc_hoc_phan_ly_luan_ve_nha_nuoc_va_phap_luat_tr.pdf