Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Tiểu học và Trung học Cơ sở
CHUYÊN ĐỀ 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC DẠY
HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
Chủ nhiệm đề tài: Bùi Trọng Đắc
Tổ chức chủ trì: Trường CĐSP HÒA BÌNH
- 1-
CHUYÊN ĐỀ 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
a) Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Những năm cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, các khái niệm "vốn con người"
(Human capital), "nguồn lực con người" (Human resources) xuất hiện ở Hoa Kỳ và
do nhà kinh tế học người Mĩ Theodor Schoultz đề xuất. Trên quan điểm ấy, những
năm 70, 80 của thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Mĩ Gary Backer (giải Nobel kinh
tế 1992) lại tiếp tục khẳng định khái niệm về phát triển nguồn lực con người, tức là
phát triển nguồn nhân lực của một ngành, một lĩnh vực.
Từ năm 1980, nhà xã hội học người Mĩ, Leonard Nadle đã đưa ra sơ dồ quản lí
nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lí nguồn
nhân lực. Ông cho rằng, quản lí nguồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính, đó là: Phát
triển nguồn nhân lực (gồm giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, phục vụ); Sử
dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch
hóa sức lao động); Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việc làm,
mở rộng qui mô làm việc và phát triển tổ chức). (Dẫn theo [7])
Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadle đã được nhiều nước trên thế giới sử
dụng. Christian Batal trong bộ sách "Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực nhà
nước" cũng đã khai thác theo hướng này và đưa ra một lí thuyết tổng thể về phát
triển nguồn lực. Trong đó, ông sử dụng kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh môn khoa
khác (giáo dục học, dự báo, dân số học, toán học...) để đưa ra một bức tranh toàn
cảnh về nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâu kiểm kê, đánh giá đến
nâng cao năng lực, hiệu lực của nguồn nhân lực. [5]
b) Các công trình nghiên cứu trong nước
* Những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục đào
tạo về phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục và đào tạo:
- 2-
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
(BCHTW) 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra
nhiệm vụ của các trường sư phạm. [1]
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở
(THCS), việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH và THCS, trong đó nâng
cao năng lực dạy học trở thành một nhu cầu cấp bách trên phạm vi quốc gia. Đặc
trưng của chương trình giáo dục phổ thông mới là thể hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được
sau mỗi cấp học, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với
các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Trong tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI nhiệm ki 2015-2020
đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém về giáo dục và đào tạo trong đó nhấn mạnh "Chât
lượng giáo dục và đào tạo giữa các vùng chưa đồng đều", Chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong một số ngành nghề, địa phương chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển văn hóa- xã hội của tỉnh".
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh
Hòa Bình lần thứ XVI đã chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho ngành giáo dục
là: "... đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện và thực chất các điều kiện đảm bảo chất
lượng đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa...nâng cao dân trí..., tọa nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ năng lực, trình độ và
phẩm chất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; tạo chuyển biến căn bản, rõ nét về
chât lượng, hiệu quả hướng tới mục tiêu xây dựng sự nghiệp giáo dục và đào tọa
phát triển bền vững, đồng bộ trên nền tảng xã hội học tập tiến bộ..." [16.11].
* Những công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao năng
lực dạy học cho đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số:
- 3-
Nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên vùng đặc biệt khó
khăn có công trình "Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục ở vùng đặc
biệt khó khăn khu vực miền núi phía bắc Việt Nam" của các tác giả Nguyễn Văn Lộc,
Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Tính (2013). Nghiên cứu được tiến hành tại các tỉnh
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Cạn để khảo sát, đánh giá, làm rõ thực trạng
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn thuộc khu
vực miền núi phía Bắc; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao phẩm
chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ, góp phần phát triển giáo dục, kinh
tế-xã hội ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.[14]
Nguyễn Xuân Ngạn (2011) trong công trình nghiên cứu "Vấn đề chính sách đối
với giáo viên phổ thông đang công tác ở miền núi" đã đề cập tới chính sách hiện
hành của Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên đang công tác ở miền núi trên các vấn
đề: chính sách tuyển chọn, chính sách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, chính sách sử
dụng giáo viên, chính sách đãi ngộ giáo viên. Tác giả đã tập hợp, phân tích ý nghĩa
thực tiễn của chính sách hiện hành của Nhà nước đối với giáo viên phổ thông khu
vực miền núi, nêu rõ những yếu tố tích cực, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của
các chính sách đó[15].
Bùi Thị Ngọc Diệp (2004), trong bài viết: Vấn đề đào tạo cán bộ người dân tộc
thiểu số phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi mới đất nước, cho
rằng: Lực lượng cán bộ người dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu. Ở các tỉnh miền núi
phía Bắc tình trạng thiếu cán bộ dân tộc thiểu số trầm trọng nhất là hai dân tộc
H'Mông và Dao. tình trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động trong đó
có hoạt động giáo dục. Theo tác giả, chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc
thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đáng chú ý nhất là số cán bộ đã qua đào
tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp chiếm tỉ lệ còn thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cũng
như sự phân bố các vùng và các dân tộc không đồng đều. Từ thực trạng tác giả đã
đưa ra kiến nghị đề nghị Ủy ban Dân tộc hệ thống và rà soát toàn bộ chế độ chính
- 4-