Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam

CHSCHNG CHU  
CA CÁC ĐÔ THỊ  
VIT NAM  
BÁO CÁO CHNG MINH KHÁI NIM  
MICHAEL DIGREGORIO  
NGUYỄN TRÍ THANH  
LÊ QUANG TRUNG  
ii  
Chỉ số chống chịu của các đô thi Việt Nam  
Báo cáo chứng minh khái niệm  
MICHAEL DIGREGORIO  
NGUYỄN TRÍ THANH  
LÊ QUANG TRUNG  
QUỸ CHÂU Á – THE ASIA FOUNDATION  
iii  
iv  
Danh mục các từ viết tắt  
100RC  
100 Thành phố có khả năng chống chịu  
ACCCRN  
Mạng lưới các Thành phố Châu Á có Khả năng Chống  
chịu với Biến đổi Khí hậu  
Bộ XD  
Bộ Xây dựng  
CRF  
Khung chống chịu của thành phố  
Cục Phát triển Đô thị  
Cục PTĐT  
ISET  
Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội  
Chỉ số chống chịu của thành phố  
Quyết định số 2623 của Thủ tướng Chính phủ  
Sở Kế hoạch và Đầu tư  
CRI  
QĐ2623  
Sở KHĐT  
Sở LĐTBXH  
Sở NN&PTNT  
Sở TNMT  
TCTK  
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội  
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  
Sở Tài nguyên và Môi trường  
Tổng cục Thống kê  
UBND Tỉnh  
UBND TP  
TAF  
Ủy ban Nhân dân Tỉnh  
Ủy ban Nhân dân Thành phố  
Quỹ Châu Á  
VNCRI  
Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam  
Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam  
VUPDA  
v
Lời cảm ơn  
bộ chỉ số này. Cục PTĐT được giao nhiệm vụ xây dựng cả chiến lược và các  
quy định pháp lý liên quan đến phát triển đô thị, cân nhắc đến nhu cầu thích  
nghi của thành phố với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra. Các  
số liệu được xây dựng trong dự án đã được lồng ghép vào quá trình đó như  
những công cụ để đánh giá và phân loại các thành phố. Chúng tôi cũng ghi  
nhận sự đóng góp quý báu của hai chuyên gia đô thị được nhiều người biết  
đến, TS. Vũ Thị Vinh và bà Nguyễn Thị Hiền, những người đã rà soát bộ công  
cụ trong giai đoạn thí điểm, đặc biệt là rà soát bản dịch tiếng Việt và các  
phiên bản sửa đổi của dự thảo các kịch bản và các biến định lượng. Cuối  
cùng, tôi không thể kết thúc lời cảm ơn này mà không ghi nhận các đồng  
nghiệp của tôi ở Quỹ Châu Á: Nguyễn Trí Thanh và Lê Quang Trung. Thanh  
và Trung đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, quản lý và triển khai  
dự án này. Họ là đầu mối thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác cần thiết để vận  
hành dự án, phối hợp lập kế hoạch hoạt động dự án, quản lý ngân sách và  
thời gian, tham gia đào tạo trong giai đoạn thí điểm, hướng dẫn các cuộc  
thảo luận nhóm nòng cốt và rà soát số liệu, cũng như hỗ trợ phân tích và  
trình bày kết quả dự án. Họ cũng là các tác giả chính của các bản Tóm tắt  
hiện trạng của thành phố.  
Tôi xin cảm ơn Quỹ Rockefeller, đặc biệt là ngài Ashvin Dayal, Phó Chủ tịch  
kiêm Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á, và bà Anna Brown, cựu Phó Giám  
đốc Cao cấp, những người đã khởi xướng và hỗ trợ thực hiện dự án này. Như  
những dự án trước đây, Quỹ Rockefeller, và đặc biệt là Ashvin và Anna, đã  
tư vấn một cách kịp thời và sâu sắc bằng kinh nghiệm rộng lớn của mình  
trong lĩnh vực đánh giá khả năng chống chịu của các đô thị, đồng thời cho  
phép sự linh hoạt khi phải điều chỉnh một số hoạt động cần thiết trong quá  
trình thực hiện dự án. Tôi cũng xin cảm ơn bà Jo da Silva, người sáng lập và  
lãnh đạo của Ban Phát triển Quốc tế Arup (Arup International Development),  
vì đã hỗ trợ rà soát các báo cáo quan trọng của chúng tôi, khích lệ chúng tôi  
bằng những quan sát và khuyến nghị của mình. Jo hiểu ngay từ đầu rằng việc  
phỏng theo khuôn khổ và chỉ số của Arup cho bối cảnh của một quốc gia sẽ  
đòi hỏi nhiều sự thỏa hiệp. Lời khuyên của bà đã giúp chúng tôi đưa ra những  
lựa chọn trong khuôn khổ rõ ràng và có tính logic. Các đối tác của chúng tôi  
tại Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội, bà Ngô Lệ Mai, TS. Stephen Tyler,  
TS. Trần Văn Giải Phóng, TS. Nguyễn Vinh Quang và PGS., TS. Đỗ Hậu, Tổng  
thư ký Hiệp hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, đã dành công sức  
rất lớn trong việc xây dựng chương trình giảng dạy, kiểm tra số liệu và tổ  
chức đào tạo. Như được ghi nhận trong báo cáo dưới đây, TS. Đỗ Hậu là  
người đem lại những giá trị đặc biệt, vô giá với dự án khi vận dụng mạng lưới  
các cựu sinh viên của mình để thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác của các cơ quan  
thuộc các tỉnh và thành phố. Các đồng nghiệp của chúng tôi tại Cục Phát triển  
Đô thị của Bộ Xây dựng, TS. Trần Thị Lan Anh, các anh chị Nguyễn Dư Minh,  
Nguyễn Thị Kim Cúc, Từ Kim Anh và Nguyễn Ngọc Quang, và tại Trung tâm  
Thông tin, Hợp tác Quốc tế và tư vấn phát triển đô thị trực thuộc Cục, các  
anh chị Trần Anh Tuấn và Lê Lan Dung, bằng cách này hay cách khác, đã vừa  
là đối tác vừa là khách hàng của chúng tôi trong dự án này. Bên cạnh việc  
hợp tác với TAF và ISET trong xây dựng, thử nghiệm và đưa ra bộ Chỉ số  
chống chịu của các đô thị Việt Nam, họ cũng là những người sử dụng chính  
Michael DiGregorio  
Ngày 17 tháng 5 năm 2018  
vi  
Lời tựa  
một nhóm lớn các thành phố trong phạm vi một quốc gia. Nó cung cấp một  
cái nhìn toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu của 12 lĩnh vực cốt lõi và một  
số chỉ tiêu phụ, và có thể được các cơ quan chính phủ, các đối tác phát triển  
quốc tế và những người khác sử dụng để nâng cao nhận thức và hành động  
xây dựng khả năng chống chịu ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tin rằng các bài  
học từ việc xây dựng chỉ số của Việt Nam sẽ có giá trị như một hướng dẫn  
cho các chính phủ khác và các tổ chức có cam kết tăng cường khả năng chống  
chịu của đô thị.  
Trong hơn một thập kỷ, Quỹ Rockefeller đã đi đầu trong các nỗ lực xây dựng  
khả năng phục hồi của các thành phố khi họ tìm cách đối phó với các tác  
động kết hợp của di cư, phát triển và biến đổi khí hậu. Khi Quỹ khởi động  
sáng kiến Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến  
đổi khí hậu (ACCCRN) trong năm 2008, kiến thức trong lĩnh vực này còn bị  
hạn chế, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ và trung bình có nguồn lực khan  
hiếm. Các thành phố có số liệu rất hạn chế về tác động của biến đổi khí hậu,  
có ít công cụ để xác định các giải pháp phù hợp và có nguồn lực hạn chế để  
đầu tư vào các hành động cụ thể. Hơn nữa, tác động của biến đổi khí hậu tới  
con người khó có thể hiểu được ngay, hoặc là dễ hiểu đối với các bên liên  
quan của thành phố, và đã từng có sự e ngại chung, rằng vấn đề biến đổi khí  
hậu là 'sự sang trọng mà họ không có khả năng giải quyết'.  
Deepali Khanna  
Giám đốc điều hành, Khu vực Châu Á  
ACCCRN đã tiên phong phát triển một bộ công cụ độc đáo và năng lực giúp  
minh họa cách mà biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đã làm suy  
yếu các thành quả đạt được trong các lĩnh vực như y tế công cộng, quản lý  
nước, sinh kế và chuẩn bị đối phó với thiên tai. Thông qua một quá trình  
chuyên sâu có nhiều bên tham gia nhằm nghiên cứu, xây dựng chiến lược,  
lập giải pháp ưu tiên và xây dựng năng lực trong vài năm, các thành phố  
ACCCRN (bao gồm ba đô thị tiên phong tại Việt Nam là Đà Nẵng, Cần Thơ và  
Quy Nhơn) đã trưởng thành để nhận biết rằng thực sự đã có 'phần thưởng  
về khả năng chống chịu” cho người dân, cộng đồng và cho cả thành phố, và  
đã thực hiện những hành động đầy ấn tượng. Các bài học từ ACCCRN đã giúp  
hướng dẫn phát triển các công cụ có tính khái quát hơn, ví dụ như Khung và  
Chỉ số Chống chịu của Thành phố, và về việc mở rộng xây dựng khả năng  
chống chịu thông qua Sáng kiến 100 thành phố có khả năng chống chịu, mà  
hiện nay đã trở thành phong trào toàn cầu hoạt động trên 5 châu lục.  
Ashvin Dayal  
Phó Giám đốc, Ban Năng lượng  
(Cựu trưởng nhóm ACCCRN)  
Báo cáo đột phá này của Quỹ Châu Á là nỗ lực đầu tiên trên toàn cầu nhằm  
thực hiện đánh giá so sánh khả năng chống chịu của thành phố xuyên suốt  
vii  
I. LĨNH VỰC SỨC KHỎE VÀ PHÚC LỢI ................................................................... 60  
II. LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ XÃ HỘI .......................................................................... 75  
III. LĨNH VỰC HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG............................................................ 87  
IV. LĨNH VỰC QUẢN TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH........................................................... 100  
Mục lục  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................V  
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................VI  
LỜI TỰA.............................................................................................................VII  
MỤC LỤC..........................................................................................................VIII  
TÓM TẮT .............................................................................................................9  
GIỚI THIỆU ........................................................................................................11  
SỨC KHỎE VÀ SỰ THỊNH VƯỢNG ................................................................................. 12  
LÃNH ĐẠO VÀ CHIẾN LƯỢC......................................................................................... 12  
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ................................................................................................... 12  
CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 12  
PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................................................................................14  
XÂY DỰNG SỐ LIỆU ................................................................................................... 14  
TRIỂN KHAI VÀ XÁC MINH........................................................................................... 15  
ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU ................................................................................................... 17  
CHUẨN HÓA VÀ TỔNG HỢP ........................................................................................ 18  
KẾT QUẢ............................................................................................................18  
NHÌN TỪ CÁC ĐIỂM SỐ TRUNG BÌNH............................................................................. 18  
TIÊU ĐIỂM THÀNH PHỐ ............................................................................................. 19  
XẾP HẠNG .............................................................................................................. 24  
TÓM TẮT HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ .............................................................................. 32  
HƯỚNG DẪN NHÂN RỘNG ......................................................................................... 32  
NHẬN XÉT CUỐI CÙNG ......................................................................................36  
PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ ................................................37  
PHỤ LỤC 2: CÁC BIẾN SỐ ĐỊNH LƯỢNG..............................................................52  
PHỤ LỤC 3: CÁC KỊCH BẢN CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH .................................................59  
viii  
Tóm tắt  
các tiêu chí không gian. Ngoài ra, nhóm cũng áp dụng phương pháp đánh giá  
tính dễ bị tổn thương qua sử dụng bản đồ để đánh giá đánh giá mức độ rủi  
ro dựa trên tần suất và tác động của thiên tai.  
Ban đầu, dự án Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam được coi như một  
hoạt động nhằm kiểm chứng xem liệu Khung chống chịu của thành phố (CRF)  
được xây dựng bởi Ban Phát triển Quốc tế Arup có thể áp dụng được hay  
không nhằm xây dựng một bộ chỉ số so sánh cấp quốc gia về khả năng chống  
chịu của các đô thị. Cuối cùng, thông qua việc kết hợp các phương pháp phân  
tích, VNCRI đã được chứng minh là một công cụ hữu ích để quan trắc khả  
năng chống chịu này, qua đó, với tính chất là một chỉ số so sánh, VNCRI cũng  
tạo động lực cho các đô thị cải thiện tính chống chịu của mình thông qua việc  
thi đua giữa các thành phố nhằm được nâng lên thứ hạng cao hơn.  
Mỗi thành phần của bộ chỉ số được xây dựng, rà soát, tinh chỉnh và thử  
nghiệm trong giai đoạn thí điểm của dự án. Năm đô thị thuộc các vùng khác  
nhau tại Việt Nam đã được lựa chọn đưa vào giai đoạn này. Trong lúc nhóm  
thực hiện dự án đang tiến hành thí điểm, bộ Chỉ số chống chịu của thành phố  
(CRI) của Arup đã được công bố. Mặc dù có mục tiêu và cách tiếp cận khác  
nhau đáng kể, nhưng 156 biến định lượng và 156 biến định tính của CRI đã  
trở thành nguồn tham khảo quan trọng cho việc xây dựng các số liệu của  
VNCRI.  
Dự án được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller, tổ chức có mối quan tâm trong hàng  
thập kỷ về phát triển các phương pháp theo dõi và cải thiện khả năng chống  
chịu của thành phố, và được thực hiện căn cứ trên tinh thần Quyết định 2623  
của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến  
đổi khí hậu. Theo Quyết định 2623, Cục Phát triển Đô thị thuộc Bộ Xây dựng  
được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về thích ứng khí hậu đô thị. Theo  
chức năng của cơ quan thực hiện, cơ sở dữ liệu này sẽ cần tập trung vào các  
vấn đề liên quan đến xây dựng và quy hoạch chung. Vì vậy, dự án không  
những phải thích ứng với CRF để sử dụng như một chỉ số so sánh quốc gia,  
mà nó cũng sẽ phải phù hợp với trọng tâm về nhu cầu thu thập dữ liệu của  
Cục Phát triển Đô thị.  
Sau thí điểm, giai đoạn nhân rộng đã có thêm 28 thành phố và thị xã khác  
được thêm vào VNCRI. Kết quả của quá trình thu thập và phân tích dữ liệu  
từ các đô thị này chính là cơ sở và đối tượng xây dựng báo cáo. Mặc dù có  
tỷ lệ phản hồi khác nhau, số liệu do 20 thành phố và thị xã cung cấp đã đủ  
để thực hiện những phân tích hữu ích. Một trong những đặc điểm của dự án  
là sự khác biệt về điểm số đánh giá dành cho 12 mục tiêu định lượng và định  
tính có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để hiểu về các bối cảnh của  
khả năng chống chịu ở cấp thành phố. Ở bước thứ nhất, chúng tôi kiểm tra  
các chỉ tiêu và các biến tạo nên điểm số cho mỗi mục tiêu. Sự kết hợp các  
yếu tố này đưa ra gợi ý ban đầu nhằm tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của  
mỗi thành phố. Tại bước thứ hai, những bằng chứng về hiện trạng thường  
có thể được tìm thấy từ các nguồn trên mạng internet, mô tả các thảm họa  
thiên nhiên gần đây, đầu tư cơ sở hạ tầng, thay đổi về kinh tế và nhân khẩu,  
và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến điểm số định lượng hoặc định tính  
cho mỗi mục tiêu. Cuối cùng, GOOGLE Earth là một phương tiện để kiểm tra  
những thay đổi về cấu trúc vật lý của thành phố theo thời gian, bao gồm sự  
tăng trưởng về không gian, mật độ xây dựng, việc xây dựng các khu dân cư  
Trong giai đoạn thiết kế ban đầu, nhóm nòng cốt, bao gồm các cán bộ của  
Quỹ Châu Á (TAF), Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) và Cục Phát  
triển Đô thị (Cục PTĐT), đã tập trung vào ba cấp độ đánh giá, áp dụng bốn  
lĩnh vực, 12 mục tiêu và 52 chỉ tiêu theo hướng dẫn của CRF. Các biến định  
lượng được sử dụng để đại diện cho các chỉ tiêu liên quan. Các kịch bản định  
tính sử dụng thang điểm 1-10 để đánh giá mức độ của từng thành phố trong  
việc đáp ứng mục tiêu đối với từng chỉ tiêu, tương ứng với biến định lượng.  
Do nhu cầu cụ thể của Cục PTĐT, một số chỉ tiêu Arup sẽ được đánh giá bằng  
9
biệt lập, các khu nghỉ mát ven biển, đường sá, đập thủy điện gần đó, và nhiều  
công trình khác gây ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của thành phố. Cả  
ba bước này kết hợp lại sẽ bổ sung thêm thông tin giải thích rõ hơn sự khác  
biệt quan sát được giữa điểm số đánh giá cho mục tiêu định tính và định  
lượng, cũng như điểm số tổng hợp trung bình của chúng.  
Sử dụng các phương pháp nói trên, trước hết, báo cáo chứng minh khái niệm  
này cung cấp một đánh giá chung dựa trên điểm số định lượng và định tính  
trung bình cho mỗi một trong số 12 mục tiêu của CRF. Tiếp đó, báo cáo đi  
sâu phân tích hai trường hợp cụ thể, gồm Sơn La, nơi có điểm số tương đối  
thấp, và Thái Bình, nơi có điểm số tương đối cao. Cuối cùng, báo cáo xếp  
hạng mỗi thành phố dựa trên 12 mục tiêu của CRF và kiểm tra cả các thành  
phố có thứ hạng cao lẫn thứ hạng thấp. Phần tóm tắt hiện trạng thành phố  
so sánh điểm số mục tiêu của từng thành phố với mức trung bình, được trình  
bày trong phụ lục. Chúng tôi quyết định không xếp hạng tổng thể các thành  
phố do tôn trọng sự khác biệt lớn về bối cảnh của từng nơi. Những khác biệt  
này có thể mang lại cho một số thành phố lợi thế tự nhiên so với những nơi  
khác về mặt địa lý, khí hậu hoặc cơ hội kinh tế. Như vậy, việc xếp hạng cụ  
thể theo các mục tiêu giúp cho việc so sánh các yếu tố làm cho một số thành  
phố có khả năng chống chịu lớn hơn so với những nơi khác, trong khi các chỉ  
tiêu tạo nên những điểm số này đóng vai trò là các tiêu chí để theo dõi khả  
năng chống chịu của mỗi đô thị.  
10  
Giới thiệu  
việc triển khai QĐ2623, họ có thể xác định một tập hợp các biến có thể phục  
vụ như một công cụ chẩn đoán, một cơ sở dữ liệu theo dõi khả năng chống  
chịu, và các tiêu chí để sử dụng trong quản lý phát triển đô thị.  
Tháng 7/2015, Quỹ Rockefeller đã tài trợ cho Quỹ Châu Á nguồn kinh phí để  
kiểm tra xem Khung chống chịu của thành phố (CRF) được phát triển bởi Ban  
Phát triển Quốc tế Arup có thể áp dụng được hay không nhằm xây dựng một  
bộ chỉ số so sánh cấp quốc gia về khả năng chống chịu của các đô thị. Dự án  
được hình thành như là một bước đột phá từ những đánh giá chuyên sâu về  
mức độ chống chịu, khung quy hoạch và dự án cấp thành phố đã được xây  
dựng trong khuôn khổ Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống  
chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN), cũng do Quỹ Rockefeller tài trợ. Mục tiêu  
của dự án Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam (VNCRI) là xây dựng một  
bộ công cụ dựa trên bằng chứng để đánh giá nhanh và liên tục khả năng  
chống chịu của thành phố ở cấp quốc gia. Ngoài kết quả của dự án 100 thành  
phố có khả năng chống chịu (100RC) đã áp dụng CRF của Arup, việc gia tăng  
thêm số lượng thành phố vào danh sách mạng lưới này, đồng thời thực hiện  
ở quy mô quốc gia với bộ công cụ được sửa đổi được dự báo có thể trở thành  
một bước tiếp theo hợp lý trong việc sử dụng CRF.  
CRF của Arup1 được xây dựng dựa trên bốn lĩnh vực cơ bản của khả năng  
chống chịu đô thị: Sức khỏe và Sự thịnh vượng, Kinh tế và Xã hội, Cơ sở hạ  
tầng và Môi trường, và Lãnh đạo và Chiến lược. Mỗi lĩnh vực chứa ba mục  
tiêu phản ánh những hành động mà các thành phố có thể thực hiện để cải  
thiện khả năng chống chịu của chúng. 12 mục tiêu này là cốt lõi của CRF. Khi  
kết hợp với nhau, chúng thể hiện khả năng chống chịu của thành phố đối với  
một loạt các cú sốc và căng thẳng.  
12 mục tiêu này được kết nối qua 52 chỉ tiêu, từ ba đến năm chỉ tiêu cho mỗi  
mục tiêu. Những chỉ tiêu này được minh họa bằng bảy đặc tính nổi bật, được  
gọi là phẩm chất, chúng nhấn mạnh mối các quan hệ năng động giữa các thể  
chế, thông tin và cơ sở hạ tầng ở các thành phố có khả năng chống chịu. Như  
vậy, một hoặc nhiều trong số bảy phẩm chất này – khả năng phản xạ, sự  
vững mạnh, năng lực dư thừa, tính linh hoạt, sự dồi dào của nguồn lực, sự  
tham gia của các bên, và khả năng hội nhập - có thể quan sát được trong mỗi  
hệ thống của thành phố, từ lưới điện đến quản trị công.  
Cơ hội để kiểm tra khung Arup theo cách này là Quyết định 2623 về Phát  
triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Nguyễn  
Tấn Dũng ban hành năm 2013. Quyết định 2623 (QĐ2623) đề ra một tập hợp  
các nhiệm vụ, bao gồm nghiên cứu và đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ  
thống lập bản đồ cho rủi ro khí hậu đô thị, tích hợp biến đổi khí hậu vào công  
tác quy hoạch đô thị, quy định về quản lý và phát triển đô thị, xây dựng các  
kế hoạch hành động khí hậu thí điểm, các dự án ảnh hưởng đến một loạt các  
bối cảnh thành phố. Các đối tác của dự án tin rằng, bằng cách tập trung vào  
Những mô tả các lĩnh vực chống chịu của thành phố và các mục tiêu theo  
phương pháp của Arup được thể hiện dưới đây, và một danh sách đầy đủ  
các chỉ tiêu được liệt kê trong bảng sau.  
1Ban Phát triển Quốc tế Arup, 2015. Khung chống chịu của thành phố, truy cập  
framework/ .  
11  
Sức khỏe và Phúc lợi  
Kinh tế và Xã hội  
Các hệ thống xã hội và tài chính cho phép dân cư đô thị sống yên bình, và cùng  
hành động tập thể.  
Mọi người sống và làm việc trong thành phố đều được tiếp cận với những gì  
họ cần để tồn tại và phát triển.  
-
Khuyến khích cộng đồng gắn kết và cùng tham gia. Tham gia cộng  
đồng, mạng xã hội và hòa nhập. Điều này củng cố khả năng tập thể cải  
thiện cộng đồng, và đòi hỏi các quá trình khuyến khích sự tham gia của  
người dân trong việc lập kế hoạch và ra quyết định.  
-
Đáp ứng nhu cầu cơ bản. Cung cấp các nguồn lực thiết yếu cần thiết để  
đáp ứng nhu cầu cơ bản của một con người.  
-
Hỗ trợ sinh kế và việc làm. Cung cấp cơ hội và hỗ trợ sinh kế cho phép  
mọi người đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ. Cơ hội có thể bao gồm  
việc làm, đào tạo kỹ năng, hoặc các khoản trợ cấp và khoản vay phù  
hợp.  
-
-
Đảm bảo ổn định xã hội, an ninh và công lý. Thực thi pháp luật, phòng  
ngừa tội phạm, công lý và quản lý tình trạng khẩn cấp.  
Thúc đẩy thịnh vượng kinh tế. Trong khi Mục tiêu 2 là về sinh kế cá  
nhân, Mục tiêu 6 là về nền kinh tế trên quy mô rộng hơn. Các yếu tố  
kinh tế quan trọng bao gồm lập kế hoạch dự phòng, quản lý tốt tài chính  
của thành phố, khả năng thu hút đầu tư kinh doanh, có nhiều ngành  
kinh tế đa dạng và các mối liên kết rộng rãi.  
-
Đảm bảo dịch vụ y tế công cộng. Các cơ sở và dịch vụ y tế đồng bộ và  
các dịch vụ cấp cứu có khả năng đáp ứng, bao gồm sức khỏe thể chất  
và sức khỏe tinh thần, công tác theo dõi sức khỏe và nhận thức về lối  
sống và vệ sinh lành mạnh.  
Lãnh đạo và Chiến lược  
Các quá trình thúc đẩy công tác lãnh đạo hiệu quả, ra quyết định có sự tham  
gia, các bên liên quan được trao quyền, và quy hoạch mang tính lồng ghép.  
Hạ tầng và Môi trường  
Các hệ thống nhân tạo và tự nhiên cung cấp các dịch vụ trọng yếu, bảo vệ và  
kết nối các tài sản đô thị cho phép luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và  
kiến thức.  
-
-
Thúc đẩy vai trò lãnh đạo và quản lý hiệu quả. Liên quan đến chính  
phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự. Điều này có thể nhận ra ở các cá  
nhân đáng tin cậy, tham vấn với nhiều bên liên quan, và việc ra quyết  
định dựa trên bằng chứng.  
Nâng cao vai trò và quyền hạn của các bên liên quan. Phổ cập giáo dục  
toàn dân, tiếp cận với thông tin cập nhật và kiến thức để giúp mọi người  
và các tổ chức có hành động thích hợp. Bên cạnh giáo dục và nhận thức,  
công tác truyền thông là cần thiết để đảm bảo rằng kiến thức được  
chuyển giao giữa các bên liên quan và giữa các thành phố.  
-
Tăng cường và cung cấp các tài sản tự nhiên và nhân tạo có tính chất  
bảo vệ. Quản lý môi trường, có cơ sở hạ tầng phù hợp, quy hoạch sử  
dụng đất hiệu quả và thực thi các quy định. Bảo tồn tài sản môi trường  
là bảo tồn sự bảo vệ của tự nhiên dành cho các thành phố bởi các hệ  
sinh thái.  
-
-
Đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ trọng yếu. Sự đa dạng về cung  
cấp, năng lực dự phòng, quản lý chủ động và duy trì hệ sinh thái và cơ  
sở hạ tầng, và lập kế hoạch dự phòng.  
-
Thúc đẩy quy hoạch dài hạn và có tính lồng ghép. Tầm nhìn toàn diện  
gắn với dữ liệu. Các chiến lược / kế hoạch cần được lồng ghép giữa các  
ngành, các quy hoạch sử dụng đất cần cân nhắc và có sự tham gia của  
các ban ngành, người sử dụng và cách sử dụng khác nhau. Quy chuẩn  
xây dựng cần tạo ra sự an toàn và loại bỏ các tác động tiêu cực.  
Cung cấp thông tin liên lạc và tính cơ động đáng tin cậy. Mạng lưới và  
hệ thống giao thông đa phương thức và đa dạng có giá cả phải chăng,  
lập kế hoạch CNTT và dự phòng. Giao thông vận tải bao gồm cả mạng  
lưới (đường giao thông, đường sắt, biển báo, tín hiệu, v.v…)  
12  
Bảng 1. Lĩnh vực, Mục tiêu và các Chỉ tiêu của CRF  
Sức khỏe và Phúc lợi  
Kinh tế và Xã hội  
Hạ tầng và Môi trường  
Lãnh đạo và Chiến lược  
1. Hạn chế tình trạng dễ bị tổn  
thương của người dân  
1.1 Nhà ở an toàn và giá cả phù hợp  
1.2 Quyền tiếp cận nước sạch an  
toàn cho mọi người  
1.3 Cung cấp đầy đủ năng lượng với  
giá phải chăng  
1.4 Vệ sinh môi trường hiệu quả  
1.5 Cung cấp đủ lương thực, thực  
phẩm với giá phải chăng  
4. Xây dựng bản sắc cộng đồng và  
tương trợ lẫn nhau  
4.1 Cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau  
4.2 Cộng đồng gắn kết, hài hòa  
7. Giảm thiểu sự phơi nhiễm vật lý  
7.1 Lập bản đồ phơi nhiễm và rủi ro  
toàn diện  
7.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp  
và có hiệu lực  
10. Lãnh đạo và quản lý hiệu quả  
10.2 Điều phối hiệu quả với các cơ  
quan của thành phố  
10.3 Hợp tác chủ động, tích cực giữa  
bên liên quan  
4.3 Bản sắc và văn hóa rõ nét của cả  
thành phố  
4.4 Người dân tích cực tham gia  
7.3 Các hệ sinh thái có chức năng bảo 10.4 Giám sát hiểm họa và đánh giá  
vệ được quản lý hiệu quả  
7.4 Cơ sở hạ tầng bảo vệ vững vàng  
cho thành phố  
8. Cung cấp hiệu quả các dịch vụ  
trọng yếu  
8.1 Quản lý hiệu quả các hệ sinh thái 11.1 Phổ cập giáo dục toàn dân  
8.2 Cơ sở hạ tầng linh hoạt  
rủi ro toàn diện  
10.5 Quản lý toàn diện tình trạng  
khẩn cấp  
11. Nâng cao vai trò và quyền hạn  
của các bên liên quan  
5. An ninh và tuân thủ luật pháp  
2. Đa dạng sinh kế và cơ hội việc làm 5.1 Hệ thống phòng ngừa tội phạm  
hiệu quả  
5.2 Chủ động phòng ngừa tham  
nhũng  
2.1 Chính sách lao động cho tất cả  
mọi người  
2.2 Kỹ năng phù hợp và công tác đào 5.3 Lực lượng công an có năng lực  
tạo người lao động  
2.3 Xây dựng doanh nghiệp địa  
phương năng động và sáng tạo  
2.4 Cơ chế hỗ trợ tài chính hiệu quả  
11.2 Nâng cao nhận thức cộng đồng  
về rủi ro thiên tai  
11.3 Cơ chế hiệu quả để cộng đồng  
tham gia với chính quyền đô thị  
8.3 Năng lực dự phòng của hệ thống  
5.4 Hệ thống tư pháp dân sự và hình  
sự dễ tiếp cận  
6. Nền kinh tế bền vững và quản lý  
tài chính  
8.4 Duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng và 12.Quy hoạch phát triển có tính lồng  
tính liên tục của dịch vụ  
8.5 Vận hành liên tục đầy đủ các tài  
sản và dịch vụ trọng yếu  
9. Hệ thống thông tin liên lạc và giao 12.2 Quá trình quy hoạch có sự tham  
thông đáng tin cậy  
9.1 Hệ thống giao thông đa dạng và  
có giá phải chăng  
9.2 Vận hành và bảo trì hiệu quả hệ  
thống giao thông  
9.3 Công nghệ thông tin liên lạc đáng  
ghép  
12.1 Thành phố giám sát tổng hợp và  
quản lý dữ liệu  
2.5 Bảo vệ đa dạng sinh kế sau cú sốc 6.1 Tài chính công được quản lý tốt  
3. Đảm bảo an toàn cuộc sống và sức 6.2 Lập kế hoạch kinh doanh liên tục  
khỏe con người  
3.1 Hệ thống y tế công vững mạnh  
3.2 Tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ y tế  
chất lượng cao  
3.3 Đủ nguồn lực cho dịch vụ y tế  
khẩn cấp  
3.4 Dịch vụ ứng phó hiệu quả với tình  
trạng khẩn cấp  
vấn  
toàn diện  
6.3 Nền kinh tế đa dạng  
6.4 Môi trường kinh doanh hấp dẫn  
12.3 Quy hoạch phân khu và quy  
hoạch sử dụng đất phù hợp  
12.4 Quy trình phê duyệt quy hoạch  
rõ rang  
6.5 Hội nhập tích cực vào kinh tế khu  
vực và toàn cầu  
tin cậy  
9.4 Mạng lưới công nghệ an toàn  
13  
Với sự ra đời của Chỉ số chống chịu của thành phố (CRI) của Arup vào năm  
20152, mỗi chỉ tiêu trong khung được gắn với một tập hợp các biến định  
lượng và các kịch bản định tính tương ứng. Tổng cộng, CRI bao gồm 312 biến,  
trong đó 156 cho đánh giá định lượng và 156 cho đánh giá định tính. Trong  
khi VNCRI và CRI khác nhau về mục đích, chúng chia sẻ một khuôn khổ chung  
cho phép tham khảo các biến của Arup khi xác định các biến thích hợp và dễ  
tiếp cận cho VNCRI.  
hỗ trợ xây dựng nên. Dữ liệu được thu thập cho 49 kịch bản định tính và 47  
biến định lượng. Các câu trả lời hoàn chỉnh được cung cấp cho tất cả 49 kịch  
bản và 44 trong số 47 biến định lượng. Những người tham gia đã sử dụng  
kết quả từ việc thu thập và phân tích số liệu, được thể hiện trong hồ sơ chống  
chịu thành phố, để lên kế hoạch hành động chống chịu trình lên các đồng chí  
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở  
Xây dựng.  
Giai đoạn thí điểm đã đưa ra một bộ đầy đủ các chỉ tiêu định lượng và biến  
số của Arup, rồi rút gọn lại thành một danh sách những gì có khả năng có  
sẵn, và thông qua các cuộc thảo luận với những người tham gia, thực hiện  
các sửa đổi tương ứng. Mặc dù thấy hài lòng với kết quả của giai đoạn thí  
điểm, nhóm nòng cốt lo ngại rằng bộ công cụ chưa sẵn sàng cho giai đoạn  
cuối của dự án, để triển khai tới 28 thành phố trên toàn quốc. TAF đã ký hợp  
đồng với hai nhà đô thị Việt Nam được nhiều người biết đến có kinh nghiệm  
về xây dựng chỉ số để soát xét bộ công cụ được hình thành từ giai đoạn thử  
nghiệm, so sánh nó với biểu mẫu, quy trình và các số liệu của Arup, và đưa  
ra các khuyến nghị cho nhóm nòng cốt. Công việc của họ đã dẫn đến việc sửa  
đổi các kịch bản định tính về trường hợp tốt nhất / trường hợp xấu nhất, và  
tăng số lượng các biến định lượng để bao gồm tất cả 52 chỉ tiêu. Nhóm nòng  
cốt đã xem xét các khuyến nghị của họ, sửa đổi ngôn ngữ của các biến và  
kịch bản theo yêu cầu, và vào đầu năm 2017 đã thiết lập một kịch bản cho  
mỗi chỉ tiêu và 111 biến định lượng trải rộng trên 52 chỉ tiêu.  
Phương pháp luận  
Xây dựng số liệu  
VNCRI sử dụng một tập hợp các biến và kịch bản dựa trên CRF để tạo ra một  
chỉ số so sánh quốc gia về khả năng chống chịu của thành phố. Việc xây dựng  
và thực hiện VNCRI được chia làm ba thành phần chính. Đầu tiên, một nhóm  
nòng cốt gồm hai thành viên từ mỗi tổ chức, bao gồm Quỹ Châu Á (TAF),  
Viện Môi trường và Xã hội (ISET) và Cục Phát triển Đô thị của Bộ Xây dựng  
(Cục PTĐT), đã xây dựng phương pháp luận, thời gian thực hiện và một bộ  
biến ban đầu. Trong giai đoạn hai, là giai đoạn thí điểm, cán bộ của các cơ  
quan thành phố và tỉnh, các phòng ban và văn phòng đã được giới thiệu về  
CRF, thực hiện đánh giá rủi ro có sự tham gia và đánh giá các biến định lượng  
của CRI dựa trên sự phù hợp và khả năng truy cập, sửa đổi và thay thế chúng  
khi cần. Mỗi thành phố trong số đó – bao gồm Lào Cai, thành phố thương  
mại cửa khẩu biên giới Tây Bắc; Cẩm Phả, thành phố khai thác than ở Đông  
Bắc; Hội An, di sản được UNESCO công nhận trên bờ biển Miền Trung Việt  
Nam; Gia Nghĩa, một thị xã trồng cà phê và thương mại ở khu vực Tây  
Nguyên; và Cà Mau, thành phố chế biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng  
sông Cửu Long – đều triển khai bộ công cụ thu thập dữ liệu mà họ đã cùng  
2 Ban Phát triển Quốc tế Arup, 2016. Bên trong của CRI: Hướng dẫn tham khảo,  
tiếp cận ngày 28/2/2018 tại  
the-CRI-Reference-Guide.pdf.  
14  
là thiên vị đối với các khu vực đô thị, nơi phần lớn các doanh nghiệp (thành  
viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) được thăm dò ý kiến sống  
và làm việc. Ngoài ra, 13 biến hoặc đã bị cắt bỏ trong quá trình triển khai,  
hoặc dữ liệu bị coi là đáng ngờ đã được điều chỉnh cho rõ ràng hơn, hoặc dễ  
được lượng hóa hơn. Chúng được ghi trong bản yêu cầu xác minh dữ liệu,  
và cũng được thể hiện trong danh mục yêu cầu thông tin cuối cùng đã được  
sử dụng trong khảo sát.  
Triển khai nhân rộng và kiểm chứng  
Việc triển khai được bắt đầu với một loạt các hội thảo tập huấn cấp vùng tổ  
chức trong một ngày được thực hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Những  
người tham gia bao gồm các cán bộ của Ủy ban Nhân dân Thành phố (UBND  
TP), Sở Xây dựng (Sở XD) và Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu (SCRCC)  
của tỉnh.  
Tài liệu của bộ công cụ đã được gửi đến những thành viên dự kiến nêu trên  
vài tuần trước hội thảo, nhằm mục đích cho phép có đủ thời gian để thu thập  
dữ liệu và chuẩn bị câu hỏi của riêng họ cho các giảng viên khi tham gia hội  
thảo tập huấn. Trong các cuộc hội thảo này, những người tham gia đã ghi  
nhận những biến số định lượng không sẵn có hoặc mang tính nhạy cảm. Đến  
cuối cuộc hội thảo thứ ba, 23 biến đã được cắt bỏ, còn lại 89 biến để thu  
thập dữ liệu. Tất cả 52 kịch bản định tính không thay đổi. Việc thu thập dữ  
liệu được hoàn thành vào tháng 7 năm 2017, với 20 trong số 28 thành phố  
đã cung cấp dữ liệu định lượng có thể dùng được, và 19 thành phố phản hồi  
cho tất cả các kịch bản.  
Việc kiểm chứng số liệu được hoàn thành vào tháng 3 năm 2017. Bảy trong  
số 20 thành phố được đưa vào chỉ số đã gửi về các bảng dữ liệu đã được xác  
minh và cập nhật. Các bảng dữ liệu này, cộng với những dữ liệu mà các thành  
phố khác đã cung cấp trước đó, được sử dụng trong phân tích cuối cùng.  
Dữ liệu được trả về cho nhóm nòng cốt đã được làm sạch, thông qua một  
quá trình rà soát những điểm không thống nhất. Một số trong số chúng có  
thể được giải thích thông qua việc thiếu sử dụng các mẫu số thích hợp. Ví  
dụ, một lỗi phổ biến là sử dụng tổng dân số đô thị thay vì “trên 10.000 dân”  
trong việc tính toán các biến liên quan đến dân số. Trong những trường hợp  
như vậy, các lỗi đã được sửa chữa. Trong các trường hợp khác, dữ liệu được  
cung cấp quá mâu thuẫn, đến mức chúng tôi phải ghi chú “đáng ngờ” cho  
biến. Trong số 89 biến được sử dụng trong quá trình triển khai, 10 biến được  
coi là đáng ngờ.  
Để chuẩn bị cho việc kiểm chứng, các cán bộ của TAF đã tìm kiếm các nguồn  
dữ liệu thay thế cho dữ liệu bị cắt bỏ, bị thiếu, hoặc đáng ngờ. Tổng số có 11  
biến đã được điền, hoặc thay thế bằng cách sử dụng các nguồn dữ liệu khác.  
Nguồn quan trọng nhất, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), được coi  
15  
BẢNG 2. THÀNH PHỐ VÀ THỊ XÃ THAM GIA VNCRI  
NO.  
TỈNH  
THÀNH PHỐ  
HOẶC THỊ XÃ  
1
Điện Biên  
Bắc Kạn  
Mường Lay  
Bắc Kạn  
2
3
Hà Giang  
Sơn La  
Hà Giang  
Sơn La  
4
5
Hòa Bình  
Thái Bình  
Nam Định  
Quảng Ninh  
Thanh Hóa  
Hà Tĩnh  
Hòa Bình  
Thái Bình  
Nam Định  
Uông Bí  
6
7
8
9
Sầm Sơn  
Hà Tĩnh  
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
Thừa Thiên Huế  
Đắk Lắk  
Huế  
Buôn Ma Thuột  
Cần Thơ  
Vũng Tàu  
Vị Thanh  
Sóc Trăng  
Long Xuyên  
Gò Công  
Bạc Liêu  
Rạch Giá  
Cần Thơ  
Bà Rịa Vũng Tàu  
Hậu Giang  
Sóc Trăng  
An Giang  
Tiền Giang  
Bạc Liêu  
Kiên Giang  
HÌNH 1. VỊ TRÍ CỦA CÁC THÀNH PHỐ VÀ THỊ XÃ THAM GIA  
VNCRI  
16  
không tuân theo các hướng dẫn thực hiện. Trong giai đoạn thí điểm, những  
người tham gia đã xác định cẩn thận các nguồn dữ liệu, với giả định rằng,  
nếu các nguồn này có sẵn ở các đô thị thí điểm, chúng cũng sẽ có sẵn ở các  
đô thị khác. Các nguồn này đã được ghi nhận trong các khóa đào tạo triển  
khai. Thật không may, một số người làm đầu mối ở cấp thành phố dường  
như có rất hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu bên ngoài sở ngành của họ,  
hoặc đã không muốn yêu cầu dữ liệu từ bên ngoài. Hơn nữa, trong khi một  
số biến yêu cầu phải tính toán, thì một số người đánh giá lại chỉ gửi dữ liệu  
thô. Có một thành phố gửi về 15 tờ dữ liệu được photocopy khác nhau.  
Đánh giá dữ liệu  
Định tính  
Chín thành phố và thị xã, bằng khoảng một phần ba (32,1%) không giao nộp  
bất kỳ phiếu điều tra định tính nào. Sau những phản hồi tích cực về các kịch  
bản nhận được trong quá trình đào tạo triển khai, điều này thật đáng ngạc  
nhiên. Các tính toán của chúng tôi, dựa trên giai đoạn thử nghiệm của dự án  
này, cho thấy rằng một người có thể xếp hạng tất cả các kịch bản trong 1,5-  
2,0 giờ. Trải qua một tuần, chúng tôi không coi đây là gánh nặng đối với các  
quan chức địa phương. Hơn nữa, hầu hết các tỉnh đã không làm theo hướng  
dẫn về các cơ quan phải chịu trách nhiệm hoàn thành các kịch bản. Cụ thể,  
hầu hết các tỉnh đã không cung cấp ba bộ dữ liệu khảo sát từ Sở XD, UBND  
TP/Thị xã và SCRCC của tỉnh theo hướng dẫn. Các cơ quan được các thành  
phố và tỉnh khảo sát bao gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở  
NN&PTNT), Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT), Sở Kế hoạch và Đầu tư  
(Sở KHĐT), và trong một số trường hợp, các viện nghiên cứu. Ở một số tỉnh,  
một sở đã gửi lại nhiều phiếu khảo sát do trưởng và phó trưởng phòng, hoặc  
do giám đốc và phó giám đốc của sở điền phiếu. Gần một nửa (46,4%) trong  
tổng số 19 thành phố và thị xã nộp phiếu điều tra đã được họ điền thông tin,  
nhưng lại không nộp cả ba phiếu theo yêu cầu. Trong khi đó, ba thành phố  
đã gửi hơn ba phiếu. Một thành phố thậm chí đã gửi tới bảy phiếu.  
Không có thành phố và thị xã nào cung cấp đủ 100% dữ liệu được yêu cầu.  
Sáu trong số họ (21,4% trong số 28 thành phố và thị xã) cung cấp ít hơn 50%  
dữ liệu được yêu cầu; và chỉ có bốn (14,3%) cung cấp hơn 80% dữ liệu được  
yêu cầu. Có những chênh lệch đáng kể về dữ liệu được các thành phố và thị  
xã cung cấp. Trong một số trường hợp, điều này là do lỗi tính toán, hoặc  
thiếu tính, toán dẫn đến các mẫu số khác nhau giữa các đô thị. Đây là trường  
hợp cụ thể cho các biến có mẫu số là trên 10.000 cư dân. Trong các trường  
hợp khác, họ chỉ đơn giản là không cẩn thận. Ví dụ, đối với thu nhập bình  
quân đầu người hàng tháng, một số người cho vào giá trị 12 hoặc 6.6 (giả  
định đơn vị là triệu đồng); đối với các chỉ tiêu yêu cầu câu trả lời là một năm  
cụ thể, thì một số người đưa vào hàng loạt các năm; và đối với một số chỉ  
tiêu yêu cầu tỷ lệ phần trăm, thì một số người ghi là ‘khoảng X%’. Chính vì  
vậy, làm sạch dữ liệu thô trở thành một gánh nặng lớn đối với ISET và TAF,  
và cuối cùng thì dẫn đến việc phải yêu cầu các thành phố xác minh lại dữ liệu  
của họ.  
May mắn thay, là hầu hết các phiếu đã nộp lại đều có tất cả các câu hỏi đã  
được trả lời. Tuy nhiên, ở một vài thành phố và thị xã, các câu trả lời được  
hai bộ phận khác nhau cung cấp lại giống hệt nhau, hoặc các câu trả lời ở  
trong một phiếu lại giống hệt nhau đối với tất cả các câu hỏi, cứ như thể là  
người làm đầu mối tự điền phiếu, chứ không phải là yêu cầu những người  
bên ngoài cơ quan của anh/chị ta trả lời.  
Trong số 32 biến đã bị cắt trong quá trình triển khai hoặc chứa dữ liệu có khả  
năng thay đổi lớn hoặc đáng ngờ, 18 biến được giữ lại trong quá trình xác  
minh. Do đó, tập dữ liệu xác minh bao gồm 97 biến. Khi các tập dữ liệu đã  
được xác minh được nộp lại, 13 biến vẫn bị để trống, hoặc không chứa đủ số  
trường hợp để chúng trở thành hữu ích cho việc phân tích. Trong số 84 biến  
Định lượng  
Sáu (21,4%) trong số 28 thành phố và thị xã không nộp bất kỳ dữ liệu định  
lượng nào. Trong số 22 thành phố đã gửi dữ liệu định lượng, hầu hết đã  
17  
còn lại, tỷ lệ phản hồi trung bình là 69%, với phạm vi thay đổi từ 34% (Nam  
Định) đến 84% (Sơn La). Tất cả 20 đô thị đều cung cấp dữ liệu cho 25 biến  
định lượng (30%); 19 đô thị cung cấp dữ liệu cho 31 biến (37%); 18 đô thị  
cung cấp dữ liệu cho 38 biến (45%) và 17 đô thị cung cấp dữ liệu cho 42 biến  
(50%).  
điểm số cũng được trình bày dựa trên tổng số có thể có. Ví dụ, 5/7 có nghĩa  
là trong số bảy biến có thể có, năm biến được cung cấp dữ liệu.  
Các tập dữ liệu không đầy đủ, các hướng dẫn thực hiện không được tuân thủ  
hoàn toàn, sự thiếu quyền năng của một cơ quan chính phủ trung ương để  
có thể thu thập dữ liệu từ các sở ngành liên quan của tỉnh, và thiếu động lực  
để chính quyền địa phương hoàn tất các biểu mẫu nhập dữ liệu; mỗi một  
trong số các nguyên nhân đó đều đóng góp vào kết quả kém tối ưu trong  
quá trình thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, các kết quả, ngay cả với những hạn  
chế này, cũng cung cấp được thông tin hữu ích về khả năng chống chịu của  
các đô thị Việt Nam, và chứng minh một “bằng chứng về khái niệm” cho việc  
sử dụng chỉ số chống chịu như một công cụ giám sát so sánh cho khả năng  
chống chịu của thành phố.  
Chuẩn hóa và tổng hợp  
Cả dữ liệu định tính và định lượng đều được chuẩn hóa bằng thang điểm 1-  
5. Quy mô là tương đối, không phải là tuyệt đối. Do đó, điểm số cao nghĩa là  
“có khả năng chống chịu nhiều hơn” và điểm số thấp biểu thị “ít khả năng  
chống chịu hơn” trong mẫu những đô thị được khảo sát. Sử dụng thang điểm  
này cho phép loại bỏ dữ liệu còn thiếu và các số không (số 0) trong bộ dữ  
liệu đã được làm sạch và chuẩn hóa. Đối với các dạng dữ liệu đang được thu  
thập, số không có thể không phải là một câu trả lời hợp pháp, mà đúng hơn,  
nó đại diện cho “không có dữ liệu”, “không xác định”, hoặc các ô dữ liệu tự  
động được điền vào trong quá trình chuẩn hóa. Sau đó, điểm số của mỗi đô  
thị được tổng hợp cho từng mục tiêu trong số 12 mục tiêu và bốn lĩnh vực  
của CRF.  
Kết quả  
Nhìn từ các điểm số trung bình  
Điểm số trung bình tổng hợp cho tất cả 20 thành phố tham gia chỉ số được  
nhóm lại bởi 12 mục tiêu của VNCRI nói chung đều nằm trong mức trung  
bình, mặc dù sự khác biệt giữa điểm số định tính và định lượng thay đổi đáng  
kể. Điểm thấp nhất thuộc về bản sắc cộng đồng và tương trợ lẫn nhau (4) và  
khả năng lãnh đạo và chiến lược hiệu quả (10). Những thái cực trong dữ liệu  
định lượng và mối quan hệ của chúng với điểm số định tính tương ứng cho  
thấy cả khả năng lãnh đạo và bản sắc cộng đồng có thể được đánh giá quá  
cao trong điểm số định tính, trong khi nhà ở, cơ sở hạ tầng cơ bản và giảm  
phơi nhiễm với các nguy cơ có thể phản án các thiên vị về thể chế trong dữ  
liệu định lượng.  
Do sự thay đổi về tỷ lệ phản hồi, các điểm số tổng hợp này có thể dựa trên  
các tập dữ liệu không đầy đủ. Vì lý do này, kết quả của dự án này được chia  
thành bốn phần. Trước tiên, chúng tôi cung cấp một tổng quan chung, dựa  
trên điểm số trung bình cho mỗi một trong số 12 mục tiêu định lượng và  
định tính. Thứ hai, các con số trung bình này sau đó được sử dụng như một  
phương tiện đánh giá hiệu suất của hai thành phố, một với điểm số cao, và  
một với điểm số thấp, cả hai đều đã gửi ít nhất 80% dữ liệu định lượng. Thứ  
ba, bảng xếp hạng thành phố liệt kê điểm số cho từng thành phố theo từng  
mục tiêu của 12 mục tiêu của VNCRI. Cuối cùng, bản Tóm tắt hiện trạng thành  
phố so sánh các kết quả của từng thành phố với mức trung bình tổng thể  
theo mỗi mục tiêu. Đối với mỗi mục tiêu, số lượng điểm dữ liệu nằm trong  
18  
BẢNG 3. ĐIỂM SỐ ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG TRUNG BÌNH CHO 20 THÀNH PHỐ  
VÀ THỊ XÃ  
Mục tiêu  
Định lượng  
Định tính  
TRUNG BÌNH  
1
Đô thị có  
dữ liệu  
Tr.  
bình  
Đô thị có  
dữ liệu  
Tr.  
bình  
5
4
3
2
1
12  
2
1. Hạn chế tối thiểu tính dễ bị tổn  
thương của người dân  
20/20  
20/20  
20/20  
18/20  
3.6  
2.6  
3.0  
2.2  
19/20  
19/20  
19/20  
19/20  
3.1  
2.7  
2.8  
3.3  
11  
3
5
2. Đa dạng sinh kế và cơ hội việc  
làm  
3. Bảo vệ hiệu quả sức khỏe và cuộc  
sống con người  
10  
4
4. Xây dựng bản sắc cộng đồng và  
tương trợ lẫn nhau  
9
5. An ninh và tuân thủ luật pháp  
6. Nền kinh tế bền vững  
20/20  
20/20  
20/20  
20/20  
3.2  
2.5  
3.6  
3.1  
19/20  
19/20  
19/20  
19/20  
3.3  
2.9  
3.0  
3.1  
8
6
7
7. Giảm thiểu các rủi ro thiên tai  
Định lượng  
Định tính  
8. Cung cấp hiệu quả các dịch vụ  
trọng yếu  
HÌNH 2. SO SÁNH ĐIỂM SỐ TRUNG BÌNH  
9. Hệ thống thông tin liên lạc và  
giao thông đáng tin cậy  
20/20  
2.7  
19/20  
3.3  
Tiêu điểm thành phố  
10. Lãnh đạo và quản lý hiệu quả  
20/20  
16/20  
1.9  
3.5  
19/20  
19/20  
3.2  
3.1  
Mặc dù mức trung bình có khả năng đại diện cho các vấn đề liên quan đến  
các đô thị của Việt Nam nói chung, công tác nghiên cứu cho thấy khả năng  
chống chịu của mỗi thành phố xuất hiện trong bối cảnh độc đáo của riêng  
nó. Về nguyên tắc, dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này phải chỉ ra  
những thách thức mà mỗi thành phố phải đối mặt. Bốn thành phố Sơn La,  
Thái Bình, Uông Bí và Buôn Ma Thuột đã cung cấp phản hồi cho ít nhất 80%  
các biến định lượng. Trong số bốn thành phố này, chỉ mỗi Uông Bí không  
cung cấp phản hồi cho tất cả các kịch bản định tính. Trong số ba thành phố  
còn lại, hai thành phố có điểm số cao nhất và thấp nhất có thể được sử dụng  
11. Nâng cao vai trò và quyền hạn  
của các bên liên quan  
12. Quy hoạch phát triển có tính  
lồng ghép  
20/20  
3.6  
19/20  
3.5  
19  
BẢNG 4. SO SÁNH CÁC ĐIỂM SỐ ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH, SƠN LA  
để hiểu các ứng phó với những thách thức mà các thành phố phải đối mặt.  
Sơn La, nơi cung cấp dữ liệu cho 84% các biến định lượng, có điểm số định  
lượng và định tính kết hợp lại là 2,3. Thái Bình, nơi cung cấp dữ liệu cho 82%  
các biến định lượng, có số điểm kết hợp là 3,4.  
Định lượng  
Định tính  
Dữ  
liệu  
8/8  
Tr. Điểm  
bình  
Dữ  
Tr. Điểm  
bình  
liệu  
1. Hạn chế tối thiểu tính dễ bị  
tổn thương của người dân  
3.6  
2.6  
3.0  
2.2  
3.2 5/5  
3.1  
2.7  
2.8  
3.3  
2.8  
1.1  
1.6  
1.8  
Sơn La  
Thành phố Sơn La có điểm số tổng thể thấp nhất về khả năng chống chịu  
2. Đa dạng sinh kế và cơ hội việc 10/10  
1.8 6/6  
2.3 4/4  
3.5 4/4  
trong đánh giá định tính, và được gắn với Bạc Liêu với điểm số thấp thứ hai  
trong đánh giá định lượng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều điểm số  
của thành phố rơi xuống dưới mức trung bình. Vì thế, hiểu được cách thức  
chúng khác nhau ở đâu, và khác nhau như thế nào, có thể mang lại một cái  
nhìn sâu sắc về nguyên nhân của khả năng chống chịu tương đối thấp của  
thành phố này.  
làm  
3. Bảo vệ hiệu quả sức khỏe và  
cuộc sống con người  
5/7  
5/5  
4. Xây dựng bản sắc cộng đồng  
và tương trợ lẫn nhau  
5. An ninh và tuân thủ luật pháp  
6. Nền kinh tế bền vững  
8/8  
6/7  
6/6  
8/8  
3.2  
2.5  
3.6  
3.0  
3.3 3/3  
2.3 5/5  
3.6 4/4  
2.4 5/5  
3.3  
2.9  
3.0  
3.1  
2.4  
1.1  
1.6  
1.7  
Điểm số định lượng của Sơn La cho bản sắc cộng đồng (4), Hệ thống thông  
tin liên lạc và giao thông đáng tin cậy (9), và khả năng lãnh đạo và quản lý  
hiệu quả (10) cao hơn mức trung bình của các thành phố khác. Tuy nhiên,  
tất cả các điểm số định tính của nó, và phần lớn các điểm số định lượng còn  
lại của nó, thì lại thấp hơn mức trung bình. Cụ thể hơn, điểm số định tính  
cho sinh kế đa dạng (2) và nền kinh tế bền vững (6) rất thấp so với mức trung  
bình của các thành phố khác, và điểm số định lượng cho sinh kế đa dạng (2)  
thấp hơn hẳn mức trung bình.  
7. Giảm thiểu các rủi ro thiên tai  
8. Cung cấp hiệu quả các dịch vụ  
trọng yếu  
9. Hệ thống thông tin liên lạc và  
giao thông đáng tin cậy  
7/8  
7/7  
4/4  
7/7  
2.7  
1.9  
3.5  
3.6  
2.8 4/4  
3.2 5/5  
2.7 3/3  
2.7 4/4  
3.3  
3.2  
3.1  
3.5  
1.5  
2.1  
2.0  
2.0  
10. Lãnh đạo và quản lý hiệu  
quả  
11. Nâng cao vai trò và quyền  
hạn của các bên liên quan  
12. Quy hoạch phát triển có tính  
lồng ghép  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 113 trang Thùy Anh 18/05/2022 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfchi_so_chong_chiu_cua_cac_do_thi_viet_nam.pdf