Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 7, Phần b: Giới thiệu ngành luật dân sự, luật tố tụng dân sự - Hà Minh Ninh
Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành
Khoa học Tự nhiên
Thạc sĩ: Hà Minh Ninh
Email: minhninh89@gmail.com
Bài 7. Giới thiệu ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân
sự
A.Luật Dân sự
I. Khái quát chung
II. Quyền sở hữu
III. Quyền thừa kế
IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
V. Bồi thường nghĩa vụ ngoài hợp đồng
B.Luật Tố tụng Dân sự
I.Khái quát chung
II. Thủ tục tố tụng dân sự
A.Luật Dân sự
IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
1. Khái quát chung về giao dịch dân sự và nghĩa
vụ dân sự
2. Khái quát chung về hợp đồng dân sự
3. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp
đồng
4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
A.Luật Dân sự
IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
1. Khái quát chung về GDDS, NVDS
Giao dịch dân sự: là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự
.
Có hai loại GDDS là hành vi pháp lý đơn phương
(hậu quả pháp lý chỉ phụ thuộc vào ý chỉ của một bên
chủ thể) và hợp đồng (hậu quả pháp lý phụ thuộc vào
sự thống nhất ý chí của ít nhất là hai bên)
A.Luật Dân sự
IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
1. Khái quát chung về GDDS, NVDS
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định